Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.3 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




Giảng viên hướng dẫn: !!"#$%&'#()
Học viên: *+#$#,
 -*,./
0123456
,7#89:/;-$)(#$<)=#/,>?@+)A









Điểm: Giảng viên (kí tên):
BC0
1. D7#EF#$GHIJ#$&K=#:L/<+M&K:NO#,M&(#PQ:,-KIR)IS/,TIU*
IR)?V)EUK<+,./W#,+:NXY#$#,Z?:,[/,)\#G[:,-KIR)?+
#$,]M&K^:_I`N-/,*$)aEF/b#,+:NXY#$A/,&KS#:cEUK,./
#,J)#,9:d)^#:,e/G-#$EUK,./,XV#$<+*f,a::N)S##g#$P[/!!!
h,-?d,(*iO#,6!5HIJ/F:,S/;-G[:,-KIR):N*#$i
:N-#$5jk
2. ,TN-?l:#l)E&#$:'?IL/#,>:d,)#$,)=#/e&#l)E&#$/,&K=#
I`#+K
C00A
'&5A


Sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 nhất trí thông qua Đề án đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa quyết định, và cũng là
sự kiện trọng đại trong năm 2013 của ngành giáo dục. Trong nghị quyết đó có
nhấn mạnh:
“….Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến
thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học…”
Đây không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng đối với ngành giáo dục mà
còn đặt ra một yêu cầu thay đổi đối với các nhà trường. Để nhìn rõ sự thay đổi
đó có thể mô hình hóa bằng sơ đồ nguyên tắc sau đây:
Sơ đồ 1: Sơ đồ nguyên tắc quản lý sự thay đổi
Đối với mỗi nhà trường, để thực hiện thành công sự thay đổi từ dạy học
nhồi nhét kiến thức sang dạy học hướng tới phát triển năng lực cho người học,
cần thực hiện nhiều hoạt động phức tạp, với các giai đoạn thay đổi cần xác
định lộ trình cần thiết.
Sau đây, với vai trò giả định là hiệu trưởng của một nhà trường, vận
dụng sơ đồ nguyên tắc và quy trình quản lý thay đổi để thực hiện thành công sự
thay đổi trên như sau:
NU#$:,a)?*#$?&m#AUK
,./,XV#$<+*f,a::N)S#
#g#$P[/
NU#$:,a),)\#,+#,AUK,./
#,J)#,9:d)^#:,e/
n,*(#$/a/,
:J#:U)
l:NO#,
o&(#PQG[
/,&KS#IR)p

Sơ đồ 2: Sơ đồ cụ thể của QL sự thay đổi trong GD
N)S#d,-)/a/,*U:Il#$Im)<V)/a/#l)

E&#$o:,-KIR)p:,q*Pl:NO#,
n)S?:N-Ia#,$)aPl:NO#,
,'#:r/,#,&/s&i@m)/(#,
htkIm)<V)$)a*EF/
%a/ I]#, ?F/ Ir/,i ?F/ :)=&
/,*G[:,-KIR)<+?u:(:NU#$
:,a) :XH#$ P-) d,) :,[/ ,)\#
IXv/G[:,-KIR)
[- /,.#i GLf 8^f ?F/ :)=& /,* :c#$
$)-)I*U#:,-KIR)
)\#
,+#,
r/,
I^#
n:R#$d^:
(kết quả so với đích mong đợi)
7f,JGH/,*/a/d^:M&(Iw
IU:IXv/
,a: ,&K d^: M&( IU: IXv/
<+*:,[/:)x#,*U:Il#$
)-)I*U#
/,&y#@]
)-)I*U#
:,[/:,)
d^,*U/,
,-KIR)
)-)I*U#
f,a::N)S#
@`# <z#$
d^: M&(

IU:IXH/
n^
,*U/,
oG[
:,-K
IR)p
n^:M&(?*#$Iv)d,):,[/,)\#IXv/
G[:,-KIR)
5!)-)I*U#/,&y#@]A
Khâu chuẩn bị là hết sức quan trọng đối với mọi sự thay đổi. Người quản
lý cần đánh giá đúng tính phức tạp của sự thay đổi cũng như nhận diện đúng
được nội dung phải thay đổi. Cùng với đó, phải xác định chính xác bối cảnh
hiện tại của nhà trường trước chủ trương thay đổi này.
1.2. Phân tích nhu cầu, bối cảnh (SWOT) đối với giáo dục:
Nhà quản lý cần phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hôi, thách
thức của nhà trường trước chủ trương thay đổi.
- Điểm mạnh:
+ Đội ngũ giáo viên: 100% đạt chuẩn đào tạo; Đủ về số lượng; Trẻ (50%
giảng viên có độ tuổi dưới 35); Năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm, yêu nghề,
gắn bó với nhà trường và có hiểu biết về tin học.
+ Lãnh đạo nhà trường tâm huyết, năng động, có tầm nhìn
+ Khối đoàn kết trong trường vững mạnh, có được sự đồng thuận của tập
thể trong các vấn đề quan trọng.
+ Cơ sở vật chất của trường khang trang, đủ phòng học 1 ca, trang thiết
bị dạy học khá đầy đủ.
- Điểm yếu
+ Đội ngũ giáo viên trẻ của trường chiếm tỷ lệ lớn, vì vậy còn thiếu kinh
nghiệm tay nghề
+ Chất lượng đầu vào của học sinh trong trường không cao so với nhiều
trường trong tỉnh.

- Cơ hội:
Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn của các cấp
quản lý cũng như sự ủng hộ của phụ huynh học sinh.
- Thách thức:
Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng những yêu
cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao
1.2. Xác định mục đích, mục tiêu cho sự thay đổi và mô tả trạng thái
tương lai khi thực hiện được sự thay đổi
- Giáo viên nhận thức được sự cần thiết và vai trò của phương pháp dạy
học hướng vào phát triển năng lực
- Giáo viên thực hiện có hiệu quả các bước của quy trình lên lớp và
thực hiện tốt các yêu cầu của dạy học có hiệu quả, hướng vào phát triển năng
lực cho người học
- Học sinh đổi mới cách học theo hướng tham gia tích cực vào quá trình
dạy học, hình thành được các năng lực và phẩm chất đã được xác định trong
mục tiêu.
- Kiểm tra-đánh giá được mức độ nhận thức và khả năng hình thành
năng lực của người học
2. )-)I*U#:,[/:,)d^ ,*U/,,-KIR)A%'KE[#$n^,*U/,
o&(#PQG[:,-KIR)
2.1. Kết quả mong đợi khi thực hiện được sự thay đổi
Cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh, cách thức kiểm tra đánh
giá trong nhà trường hướng vào phát triển năng lực cho người học
2.2. Lựa chọn, sắp xếp mục tiêu cho từng giai đoạn thay đổi
Để thực hiện được sự thay đổi trên, cần triển khai qua 3 giai đoạn,
tương ứng với các giai đoạn có các mục tiêu:
- Gian đoạn chuẩn bị - gian đoạn rã đông: Làm cho mọi người hiểu
đúng mục đích, nội dung sự thay đổi, tránh nhiễu không cần thiết
Mục tiêu: Giáo viên nhận thức được sự cần thiết và vai trò của phương
pháp dạy học hướng vào phát triển năng lực

- Giai đoạn 2: Tiến hành thay đổi trong cách dạy, cách học, cách kiểm
tra đánh giá
Mục tiêu:
+ Giáo viên thực hiện có hiệu quả các bước của quy trình lên lớp và
thực hiện tốt các yêu cầu của dạy học có hiệu quả, hướng vào phát triển năng
lực cho người học
+ Học sinh đổi mới cách học theo hướng tham gia tích cực vào quá
trình dạy học, hình thành được các năng lực và phẩm chất đã được xác định
trong mục tiêu.
+ Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đảm bảo đánh giá được mức
độ nhận thức và khả năng hình thành năng lực của người học
Giai đoạn 3: Duy trì thành tựu đã đạt được
Mục tiêu: Tiếp tục phát huy những thành tựu đã được về việc dạy học
hướng đến năng lực cho người học.
2.3. Triển khai các hoạt động đối với các nội dung“thay đổi”theo lộ
trình
2.3.1. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ
giáo viên trong trường về việc dạy học hướng vào phát triển năng lực
của người học
Để thực hiện được sự thay đổi này, nhà trường phải làm cho toàn thể
giáo viên trong trường nhận thức được hậu quả của kiểu dạy học nhồi nhét kiến
thức và và vai trò của việc dạy học phát triển năng lực người học. Việc tác
động đến nhận thức của giáo viên là rất quan trọng, bởi chính họ là người trực
tiếp lên lớp, trực tiếp thực hiện công việc giảng dạy và trực tiếp ảnh hưởng đến
việc hình thành năng lực cho người học. Muốn giáo viên nhận thức được điều
đó, nhà trường có thể kết hợp nhiều biện pháp:
- Tổ chức các hội thảo về dạy học hướng tới phát triển năng lực (Có thể
tổ chức theo quy mô cấp trường hoặc theo mô hình tổ bộ môn, liên tổ bộ môn)
- Tổ chức dự giờ thăm lớp của các giáo viên đã làm tốt việc dạy học
hướng tới phát triển năng lực cho người học

- Phổ biến cho giáo viên về chủ trương thay đổi qua các buổi họp giao
ban, hay các buổi sinh hoạt tổ bộ môn
2.3.2. Triển khai thực hiện có hiệu quả các bước của quy trình lên lớp
nhằm phát huy tốt việc dạy học hướng tới phát triển năng lực cho
học sinh.
Giáo viên trong trường đều đã được học về nghiệp vụ sư phạm nhưng
không phải ai cũng thực hiện hiệu quả và vận dụng tốt các bước của quy trình
liên lớp vào trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, nhà trường cần triển khai các
hoạt động để giáo viên trong trường thực hiện có hiệu quả các bước của quá
trình lên lớp: Tổ chức lớp, Kích thích học sinh học tập, Tổ chức cho học sinh
lĩnh hội/nhận thức kiến thức mới, Hình thành kỹ năng kỹ xảo, Củng cố tri thức
hoặc củng cố kỹ năng kỹ xảo, Hệ thống hóa và khái quát hóa, Kiểm tra.
Để thực hiện hiệu quả, giáo viên không chỉ cần thuần thục các bước của
quá trình lên lớp mà còn phải biết khai thác từng bước trong việc hướng tới
phát triển năng lực cho người học.
Các hình thức triển khai:
- Tập huấn nghiệp vụ sư phạm: Tích hợp dạy học hướng tới phát triển
năng lực của người học vào các bước của quá trình dạy học
- Tập huấn chuyên môn: Tích hợp dạy học hướng tới phát triển năng lực
của người học vào quá trình dạy học của một số môn học, bài học cụ thể
- Dự giờ thăm lớp của một số giáo viên đã làm tốt việc dạy học hướng
tới phát triển năng lực của người học để nhân rộng mô hình
2.3.3. Triển khai thực hiện các yêu cầu của dạy học hiệu quả
- Tập huấn cho giáo viên về các yêu cầu của dạy học hiệu quả: Biết nắm
bắt và tác động đến tâm lý người học, Xác định được mục tiêu dạy học đảm
bảo tính SMART, Những lưu ý khi chuyển giao nội dung dạy học, Giao tiếp sư
phạm hiệu quả, Coi trọng hoạt động của học sinh,lưu ý tính vận dụng, lưu ý
tổng kết bài học, hướng dẫn tự học ngoài lớp
- Đánh giá việc thực hiện các yêu cầu của dạy học hiệu quả qua hoạt
động dự giờ thăm lớp và qua kết quả học tập của học sinh.

2.3.4. Triển khai các hoạt động đổi mới kiểm tra-đánh giá kết quả học
tập của người học hướng vào mục tiêu năng lực
Muốn chuyển được sang trạng thái dạy học hướng tới phát triển năng
lực, việc đổi mới kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của người học là hết sức
quan trọng. Không thể có được việc dạy học hướng tới phát triển năng lực nếu
kiểm tra đánh giá vẫn chỉ tập trung vào việc đánh giá mức độ nắm vững kiến
thức. Giáo viên cần phải có kỹ năng, phương pháp kiểm tra đánh giá người học
để thực sự đánh giá được năng lực của người học.
Các hình thức triển khai:
- Tổ chức các buổi tập huấn, hoặc cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn
bên ngoài về kỹ thuật, phương pháp kiểm tra đánh giá việc dạy học hướng vào
phát triển năng lực của người học.
- Lồng ghép nội dung tập huấn về kỹ thuật, phương pháp kiểm tra đánh
giá vào các buổi sinh hoạt tổ bộ môn
- Đánh giá việc đổi mới kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của người học
của giáo viên
2.4. Kiểm tra – đánh giá tổng kết (kết quả so với đích mong
đợi)
- Đánh giá hiệu quả thực hiện các bước của quy trình lên lớp trong của
giáo viên trong việc phát huy tốt việc dạy học hướng tới phát triển năng lực
cho học sinh.
- Đánh giá hiệu quả các yêu cầu của dạy học hiệu quả
- Đánh giá hiệu quả việc đổi mới kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của
người học hướng vào mục tiêu năng lực
6! )-)I*U#f,a::N)S#@`#<z#$d^:M&(IU:IXH/
“Làm cách mạng đã khó; phát huy được thành quả cách mạng còn khó
hơn”, vì vậy, cần duy trì và phát triển những kết quả đã đạt được của sự thay
đổi, đảm bảo sự tiếp tục đổi mới. Cụ thể:
3.1. Lập hồ sơ cho các kết quả đã đạt được
Cần duy trì các hồ sơ liên quan ngay từ khi bắt đầu cho đến khi sự thay

đổi thành công. Các hồ sơ của sự thay đổi này bao gồm:
- Các Kế hoạch, biên bản họp liên quan đến nội dung thay đổi cách dạy
từ nhồi nhét kiến thức sang dạy học hướng đến phát triển năng lực cho người
học.
- Các hồ sơ đánh giá kết quả đạt được của việc thực hiện thay đổi
- Hồ sơ các đợt đánh giá giáo viên trong việc đổi mới phương pháp
giảng dạy…
3.2. Phát huy kết quả đạt được vào thực tiễn hoạt động giáo dục
Để chuyển từ dạy học nhồi nhét kiến thức sang dạy học hướng vào phát
triển năng lực không phải là việc có thể thay đổi một sớm một chiều, cũng
không phải dễ dàng thực hiện trong thực tiễn. Vì vậy nhà trường cần duy trì
những thành quả đã đạt được, triển khai, nhân rộng các đơn vị, tổ bộ môn, giáo
viên điển hình về thay đổi thành công ra toàn trường. Đồng thời phát động
'&3A
Chuyên đề Quản lý sự thay đổi trong giáo dục-quản lý nhà trường trong
bối cảnh thay đổi là một chuyên đề bổ ích đối với những người làm công tác
quản lý giáo dục. Mỗi nội dung của chuyên đề đã cung cấp cho người học
những kiến thức chuyên sâu của quản lý sự thay đổi.
Trong số nội dung của chuyên để, nội dung em tâm đắc nhất là 05 vai trò
của người quản lý sự thay đổi:
- Người cỗ vũ, “xúc tác” kích thích sự thay đổi
- Người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi
- Người xử lí tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thay đổi
- Người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi
- Người duy trì sự ổn định trong sự thay đổi
Quản lý sự thay đổi là một nhiệm vụ vừa không hề dễ dàng, đơn giản
của mỗi nhà quản lý. Bên cạnh những năng lực cần có, nhà quản lý cần phải
đóng những vai trò khác nhau trong quá trình thay đổi để thực hiện sự thay đổi
thành công. Thành công hay thất bại của mỗi sự thay đổi phụ thuộc rất lớn đến
người quản lý sự thay đổi đó. Nội dung chuyên đề này cho thấy, vai trò của

người quản lý sự thay đổi được thể hiện trong suốt quá trình thay đổi, từ lúc
manh nha đến lúc kết thúc và duy trì sự thay đổi. Nếu thực hiện tốt các vai trò
trên, người quản lý sự thay đổi mới có thể đưa tổ chức thực hiện sự thay đổi
thành công mà ít bị xáo trộn nhất.
Với việc nhận thức được vai trò quan trọng đó, đặt ra yêu cầu cho các
nhà quản lý trong việc rèn luyện năng lực cá nhân trong việc quản lý giáo
dục/nhà trường.

×