Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

SKKN Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn thcs theo đặc trưng phương thức biểu đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.38 KB, 54 trang )

Tên đề tài:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN KỊCH TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS THEO ĐẶC TRƯNG
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

I- Phần mở đầu
I.1. Lí do chọn đề tài
I.1.1. Cơ sở lí luận
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học , khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
Với mục tiêu giáo dục phổ thơng là "giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và
sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc" . Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp
với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng
cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học
sinh".
Đối với môn Ngữ văn THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học sinh mặt
bằng tri thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp, nâng cao
nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho học sinh cấp học này ; giúp các em "tiếp xúc với

1


những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người


Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học", "có
kĩ năng nghe, đọc một cách thận trọng, bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình
cảm và một số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và kinh
nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được nêu ra trong các văn bản đó".
Tuy nhiên mơn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn THCS đã khơng tự giới hạn ở
mục tiêu đó. Với tư cách là mơn học cơng cụ, mơn Ngữ văn THCS cịn phải hướng tới mục
tiêu hình thành cho học sinh phương pháp đọc - hiểu các kiểu, loại văn bản, nhất là các văn bản
ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả ngoài SGK, nhưng bắt đầu từ SGK Ngữ văn phổ
thông. HS "biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp
đọc và viết các văn bản thơng dụng" ; "Khuyến khích tính tích cực chủ động sáng tạo của HS.
Tiến tới kiểm tra cách đọc, cách học bằng bài tập có nội dung cảm thụ những văn bản ngồi
SGK".
Mặt khác, tính đa dạng về hình thức văn bản trong SGK Ngữ văn THCS địi hỏi cách
đọc chúng khơng chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần đọc chúng theo dấu hiệu
đặc trưng của các phương thức biểu đạt (PTBĐ) hiểu theo nghĩa là cơ sở để tạo lập các kiểu
văn bản. Tư duy phân lập các văn bản Ngữ văn theo kiểu văn bản để từ đó xác lập nguyên tắc
đọc - hiểu theo đặc trưng PTBĐ đã được vận dụng dạy học Ngữ văn trong trường phổ thơng ở
một số nước, trong đó có Việt Nam vào kì đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này và
đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng PTBĐ sẽ là con đường khoa học để chiếm lĩnh các văn bản
Ngữ văn. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) văn bản ngữ văn THCS chính là dạy
học văn bản ngữ văn phù hợp với đặc trưng PTBĐ. Đó chính là lí do mà tơi chọn đề tài này.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn
I.1.2.1. Về phía giáo viên
Cho đến nay, việc dạy học các văn bản kịch trong nhà trường chưa ra khỏi tình trạng võ
đốn, mị mẫm hoặc rập khn cơng thức máy móc. Điều này là do giáo viên:
+ Chưa nghiên cứu kĩ PTBĐ và thể loại văn học của văn bản kịch.
2


+ Còn đồng nhất PTBĐ và thể loại văn học.

+ Chưa nắm rõ đặc trưng của kịch.
+ Chưa phân biệt được: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ,
kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ...) mà trong đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn
từ, sự khác biệt giữa bi kịch với hài kịch cũng như sự khác biệt giữa đọc - hiểu văn bản kịch
bản sân khấu chèo với đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu kịch nói ...
Chính vì vậy mà tiết đọc - hiểu văn bản kịch nhiều giáo viên còn dạy với phương pháp
chung chung giống như phương pháp dạy các văn bản tự sự khác.
I.1.2.2. Về phía học sinh
+ Chưa thực sự yêu thích văn bản kịch.
+ ít hoặc chưa từng được trực tiếp xem biểu diễn kịch trên sân khấu.
+ Chưa có kĩ năng phân tích một văn bản kịch với những đặc trưng riêng về PTBĐ ...
I.2. Mục đích nghiên cứu
Trong việc giảng dạy phân mơn văn hiện nay khơng ít giáo viên loay hoay, lúng túng
trước những tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn (hình như hướng dẫn một đường mà tác
phẩm lại gợi cho giáo viên một ấn tượng khác). Khơng ít những giờ dạy học tác phẩm văn
chương đã diễn ra khá bài bản, giáo viên đã đi hết một quy trình (theo trình tự các đề mục) mà
ta chưa n tâm chút nào, hình như có một cái gì đó sâu thẳm lớn lao ở tác phẩm ... do mở
nhầm cửa người dạy, người học đã chưa đi được đến cái đích cuối cùng.
Nguyên nhân chính là chưa xác định, chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại cũng như
PTBĐ của tác phẩm với tính chất nội dung của nó là khơng "chính danh" và đã khơng "chính
danh" thì việc có phân tích sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đốn. Chính vì vậy mà tơi chọn đề
tài này với mục đích cùng tìm hiểu về đặc trưng cũng như PTBĐ của văn bản kịch để từ đó
định hướng phương pháp giảng dạy văn bản kịch nhằm cá thể hoá việc học, đưa HS trở thành
nhân tố cá nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu những văn bản kịch,
khám phá chân lí và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
3


I.3. Thời gian, địa điểm
I.3.1. Thời gian

Thời gian để thực hiện đề tài này là từ năm học 2003 - 2004 đến năm học 2006 - 2007,
trên cơ sở của từng tiết Văn học đối với những văn bản kịch của các khối lớp 7, 8, 9.
I.3.2.Địa điểm
Thực hiện tại trường Phổ thơng Dân tộc Nội trú hoặc có thể mở rộng ra các tường
THCS khác đối với môn Ngữ văn (phân mơn Văn).
I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
- Về mặt lí luận:
+ Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo định hướng tích cực và tích hợp đã đặt
ra hàng loạt các vấn đề cụ thể địi hỏi chúng ta phải tìm cách giải quyết. Mặt khác về mặt hình
thức các văn bản Ngữ văn THCS rất đa dạng đòi hỏi cách đọc chúng không chỉ theo đặc điểm
thể loại văn học mà cần phải đọc chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt.
Điều này cho thấy đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng phương thức biểu đạt sẽ là con đường
khoa học để chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn.
+ Việc đổi mới phương pháp dạy học văn bản Ngữ văn THCS chính là dạy học văn bản
Ngữ văn phù hợp đặc trưng phương thức biểu đạt. Định hướng này có thể được xem như một
nguyên tắc dạy học đáp ứng việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa cấp học này.
- Về mặt thực tiễn:

4


+ Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa
dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng của các văn bản kịch, với đặc điểm và
trình độ HS, với điều kiệ cụ thể của lớp, của trường và địa phương.
+ Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn
luyện kĩ năng ; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập ; tổ chức có hiệu quả các tiết
Văn học với đặc trưng phương thức biểu đạt ; tạo niềm vui hứng khởi, nhu cầu hành động và
thái độ tự tin trong học tập của HS ; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản
thân ; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn.

+ Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, có hiệu quả,
linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học ; nội dung, tính chất của bài học ; đặc
điểm trình độ HS ; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, của địa
phương.

5


II. phần nội dung
II.1. Chương 1 : tổng quan
Một số lí luận về: "Phương pháp dạy học văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn
THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt".
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Muốn hiểu tác phẩm văn chương ta phải xác định được thể loại và PTBĐ của tác phẩm.
Bởi vì tác phẩm chỉ tồn tại trong thể loại cùng với đặc trưng về PTBĐ của nó. Đây là một trong
những tri thức dạy - học văn học. Tri thức đó biểu hiện ở sự nắm vững các khái niệm chung về
thể loại: tự sự, trữ tình, kịch ... cùng với những PTBĐ cơ bản của tác phẩm. Trước đây để giúp
cho giáo viên có thêm kiến thức về tiềm năng nghề nghiệp cũng như phương pháp dạy học
riêng với từng thể loại văn học đã có cuốn "Dạy học văn bản Ngữ văn trung học cơ sở theo
đặc trưng thể loại". Tuy nhiên về mặt hình thức các văn bản trong SGK Ngữ văn THCS rất đa
dạng đòi hỏi cách đọc - hiểu chúng không chỉ theo đặc điểm thể loại văn học mà có thể và cần
đọc - hiểu chúng theo dấu hiệu đặc trưng của các phương thức biểu đạt.
I.1.2. Cơ sở lí luận
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức
các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
- Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch
lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ:
+ ở cấp độ loại hình: kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự,
trữ tình). Kịch vừa thuộc địa hạt sân khấu lại vừa thuộc địa hạt văn học. Kịch là một loại hình

nghệ thuật tổng hợp (văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ...).
6


nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn sân khấu của các diễn viên bằng hành động,
cử chỉ, điệu bộ, lời nói ...
+ ở cấp độ loại thể: là một khái niệm kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân
khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này kịch cũng được gọi là
chính kịch.
- Văn bản kịch: kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản (bảng phân vai, hướng
dẫn nội dung và cách thức diễn vở kịch hay còn gọi là kịch bản văn học).
- Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những
sự vật khác.
- Phương thức biểu đạt là cách thức như cách kể chuyện, cách biểu cảm, cách thuyết
minh, cách thức làm văn - bản hành chính cơng vụ cho phù hợp với mục đích giao tiếp.
Kết luận chương 1: Phần giới thiệu một số trích đoạn kịch bản văn học tiêu biểu có thể
xem là một trong những nét mới khá nổi bật của chương trình Ngữ văn THCS. Đọc - hiểu loại
văn bản này, trước hết cần dựa trên những căn cứ về đặc trưng của thể loại kịch, phương thức
tự sự của kịch, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính kịch và văn bản văn học.
II.2. chương 2 : nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
*Nhiệm vụ về lí luận:
Để nghiên cứu về đề tài này tơi đã tìm tịi, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa,
sách giáo viên Ngữ văn THCS, nghiên cứu tài liệu, sách báo tham khảo để nâng cao trình độ về
mặt lí luận cho đề tài mà mình nghiên cứu.
*Nhiệm vụ về thực tiễn:
với đề tài này tơi đã tìm hiểu thực tiễn bằng cách khảo sát tình hình thực tế của địa
phương (dân số, đời sống, trình độ dân trí) ; tình hình thực tế của nhà trường (trình độ giảng
7



dạy của giáo viên của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, trình độ nhận thức của học sinh đặc
biệt ở các khối lớp 7, 8, 9) ; thu thập số liệu (hứng thú học tập, kết quả học tập của học sinh
qua các năm học đối với môn Ngữ văn nói chung và phân mơn Văn nói riêng) ; xử lí thơng tin ;
đề xuất vấn đề (với nhà trường, với phòng giáo dục) ; khảo nghiệm vấn đề nghiên cứu ...
II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài
Sau khi nghiên cứu phần lí luận chung và điều tra thực trạng, tôi đã tiến hành nội dung
cụ thể trong đề tài theo các bước sau:
- Nghiên cứu kĩ chương trình, nội dung các văn bản kịch có trong chương trình sách
giáo khoa Ngữ văn THCS ở các lớp 7, 8, 9.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo viên để nắm được mục tiêu của từng bài dạy (kiến thức, kĩ
năng, thái độ).
- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo để đề ra phương pháp cũng như các biện pháp tổ
chức cho học sinh trong các tiết dạy học văn bản kịch theo đặc trương phương thức biểu đạt:
+ Xác định đúng phương thức biểu đạt và thể loại văn học của kịch.
+ Hiểu đúng khái niệm phương thức biểu đạt tự sự và thể loại văn học tự sự.
+ Đưa ra các hình thức, biện pháp, phương pháp tổ chức hoạt động trước tiết học, trong
tiết học và sau tiết học một cách hiệu quả nhất góp phần nâng coa chất lượng giờ học.
Kết luận chương 2:
Nhiệm vụ dạy học của phân môn Văn trong thay sách Ngữ văn là dạy học đọc - hiểu
văn bản. Sự xuất hiện phong phú đa dạng của hệ thống các kiểu loại văn bản trong SGK Ngữ
văn đòi hỏi sự đa dạng, phong phú của các hình thức dạy học. Trong đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn, phân môn Văn chịu sự quy định của nhiều cấp độ phương pháp bao gồm: những
quy định của nhiệm vụ lí luận dạy học hiện đại, nhiệm vụ về thực tiễn, những quy định của
phương pháp dạy học bộ môn, những quy định của phương pháp dạy học phân môn, và cuối
cùng là những yêu cầu về phương pháp dạy học các kiểu bài (trong đó có các kiểu văn bản
tương ứng với phương thức biểu đạt).
8



II.3. chương 3 : phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
(1) - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác phẩm
văn học theo phương thức biểu đạt. Các bài viết có tính chất khoa học và đã thành giáo trình
giảng dạy.
(2) - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn bản kịch
của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp.
(3) - Lấy thực nghiệm việc giảng dạy văn học ở trên lớp những văn bản kịch để đánh
giá kết quả nhận thức của học sinh, từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện học
sinh.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
II.3.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
- Huyện Tiên Yên là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, huyện có 11 xã và một
thị trấn với gần 50% dân số là người dân tộc thiểu số. ở những xã vùng sâu (Hà Lâu, Đại Dực,
Đại Thành) một số thơn, khe, bản cịn chưa có điện, việc đi lại cũng như đời sống sinh hoạt của
đồng bào cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, huyện Tiên Yên huyện giàu truyền thống đấu
tranh cách mạng và năng động trong kinh tế thị trường. Đảng bộ và chính quyền địa phương
ln quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục.
- Hiện nay huyện Tiên Yên có hệ thống Giáo dục quốc dân từ Mầm non, Tiểu học,
THCS, THPT khá hoàn chỉnh: 26 trường từ Mầm non đến THCS, 1 trường PTDTNT, 2 trường
THPT Công lập, 1 trường THPT Dân lập.
- Trường phổ thông Dân tộc Nội trú là tiền thân của trường Thiếu nhi vùng cao Tiên
Yên được thành lập từ năm 1976, trường được sát nhập với trường Thanh niên dân tộc huyện
từ năm 1988. Là trường có bề dày thành tích, nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến,
năm học 2006 - 2007 được nhận bằng khen của sở GD và ĐT tỉnh Quảng Ninh.
9


- Về phía học sinh:
+ Năm học 2007 - 2008 tồn trường có 6 lớp THCS (2 lớp 6, 1 lớp 7, 1 lớp 8 và 2 lớp 9)

với 192 em và 1 lớp 11, 1 lớp 12 với 58 em (ruiêng 2 lớp THPT nhà trường chỉ thực hiện
nhiệm vụ nuôi dưỡng).
+ Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Tiên Yên là một trường chuyên biệt, 100%
HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số . Tất cả các em sinh hoạt và học tập tại trường, nhà
trường quản lí HS 24 giờ/ ngày.
- Về đội ngũ giáo viên: Năm học 2007 - 2008 tổng số cán bộ giáo viên - nhân viên của
trường là 26 người (trong đó có 15 giáo viên đứng lớp, 2 cán bộ quản lí, 9 nhân viên phục vụ).
Nhìn chung tuổi đời, tuổi nghề của giáo viên còn rất trẻ nên có tinh thần sơi nổi, nhiệt tình,
hăng say với cơng việc.
- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị:
+ Về cơ sở vật chất hiện nay còn thiếu thốn. Tồn trường có 08 phịng học, nhà làm việc
của Ban giám hiệu, văn phòng, kho, 01 hội trường nhưng hẹp, kí túc xá chật chội (03 em/ 1
giường), nhà bếp hẹp, chưa có nhà ăn, chưa có phịng y tế cũng như hệ thống nhà chức năng.
+ Đối với trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường đã được Sở GD và ĐT, phòng GD
và ĐT huyện trang bị tương đối đầy đủ nhưng chất lượng chưa thật cao, chưa có phịng học
chức năng, chưa có thư viện.
II.3.2.2. Thực trạng
- Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay do nhiều tác động
khách quan, phương pháp, chất lượng giảng dạy của giáo viên đã có sự phân hố.
- Việc dạy học mơn Ngữ văn, đặc biệt là phương pháp dạy học các văn bản kịch của
phân môn Văn trong nhà trường đối với một số giáo viên còn lúng túng, chưa áp dụng đúng
đặc trưng phương pháp của bộ môn, việc dạy các văn bản kịch còn chung chung giống như các
văn bản tự sự khác.
- Trình độ nhận thức của học sinh đối với mơn Ngữ văn là trung bình và yếu bộ môn.
Đa số các em diễn đạt bằng vốn Tiếng Việt cịn hạn chế, chưa có kĩ năng phân tích một văn
10


bản kịch với những đặc trưng riêng về phương thức biểu đạt. Các em học sinh ít hoặc chưa
từng trực tiếp được xem biểu diễn kịch trên sân khấu.

II.3.2.3. Đánh giá thực trạng
Theo tôi nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- Một số giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình sách giáo khoa,
chưa xác định đúng phương pháp bộ môn (chưa nắm được các đặc trưng cơ bản của kịch cũng
như việc đề ra phương pháp dạy học văn bản kịch cho phù hợp với phương thức biểu đạt).
- Chất lượng tuyến sinh đầu vào cịn thấp (có những HS điểm thi đầu vào cả hai mơn
Văn và Tốn cộng lại chưa được 5 điểm).
- Tất cả các em đều có gia đình ở xa, ăn ở nội trú, một số gia đình nghèo, khó khăn ở
vùng sâu, vùng xa, ít có điều kiện quan tâm tới tình hình học tập của con em mình. Việc trang
bị sách tham khảo, sách nâng cao là khơng có, càng khơng được tích luỹ vốn sống thực tế.
- Vì thuộc huyện miền núi nên các em học sinh (đặc biệt là các em học sinh dân tộc) ít
hoặc khơng có điều kiện được trực tiếp xem một vở kịch hay gặp gỡ, giao lưu với các nghệ sĩ.
Các em chỉ được xem các vở chèo, vở kịch ... trong chương trình sân khấu tối thứ bẩy trên
VTV1 qua ti vi của nhà trường. Chính điều này mà việc tiếp nhận các văn bản kịch của các em
còn bị hạn chế.
- Tuy nhiên các em học tập ở trường Nội trú nên có nhiều thời gian để tự học. Các em
sống tập chung nên có điều kiện trao đổi bài vở, học hỏi kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
II.3.2.4. Đề xuất biện pháp
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế, thực trạng trình độ nhận thức của học
sinh tôi xin đề xuất một số biện pháp chung như sau :
- Cần phát triển tư duy, kĩ năng nghe, nói, đọc viết và cảm thụ văn học qua các hình
thức tổ chức dạy học, các dạng câu hỏi đọc hiểu và cảm thụ căn bản từ dễ đến khó, từ thấp đến
cao, từ tái tạo đến sáng tạo để gây hứng thú, tự tin đối với đối tượng là các em học sinh dân
tộc.
11


- Phối hợp giữa vai trị chủ động, tích cực của học sinh và vai trò hướng dẫn của giáo
viên.
- Cá thể hoá trong học tập, đặc biệt là phát huy những kiến thức, kĩ năng, năng lực của

học sinh đã có, nhu cầu trong cuộc sống của mỗi học sinh để các em đều được phát triển.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức học tập theo kiểu học sinh được trao đổi,
thảo luận, trình bày quan điểm cá nhân và được tôn trọng ý kiến cá nhân.
- Sự u thích mơn học và ý thức bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt qua các hoạt
động giao tiếp.
- Động viên, khuyến khích các em tìm hiểu về kịch qua sách, đài, báo, xem chương
trình sân khấu trên ti vi nhà trường vào mỗi tối thứ bẩy.
Biện pháp cụ thể đối việc dạy học văn bản kịch theo đặc trưng phương thức biểu đạt:
II.3.2.4.1. Những điều giáo viên cần nắm vững khi dạy văn bản kịch:
*) Những văn bản kịch có trong chương trình Ngữ văn THCS
- Lớp 7: Chèo "Quan Âm Thị Kính" (trích đoạn - 2 tiết).
- Lớp 8: Kịch cổ điển Pháp "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" (trích đoạn - 2 tiết).
- Lớp 9: Kịch Việt Nam "Bắc Sơn" và "Tôi và chúng ta" (trích đoạn - 4 tiết).
*) Xác định phương thức biểu đạt và thể loại văn học của văn bản kịch
- Nếu hiểu PTBĐ là cách thức tạo lập và tồn tại của kiểu văn bản thì hoạt động giao tiếp
bằng văn bản (nói hoặc viết) của con người được khái quát trong 6 kiểu văn bản tương ứng với
6 PTBĐ là Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, Miêu tả, Thuyết minh, Điều hành.
- Những văn bản được viết theo phương thức tự sự gồm:
+ Văn bản tự sự dân gian
+ Văn bản tự sự trung đại
+ Văn bản tự sự hiện đại
12


+ Văn bản kịch
- Như chúng ta đã biết thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một
dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống. Phân chia một cách bao qt nhất
ta có ba loại (hay loại hình): Tự sự, trữ tình và kịch.
- Như vậy văn bản kịch thuộc loại hình kịch và phương thức biểu đạt là tự sự.
*) Phương thức biểu đạt tự sự và thể loại văn học tự sự

Phương thức biểu đạt và thể loại văn học là hai khái niệm không đồng nhất. Khái niệm
thể loại văn học xác nhận đặc điểm loại hình nội dung tương ứng với hình thức thể hiện của tác
phẩm văn học, trong khi khái niệm phương thức biểu đạt xác nhận cách thức biểu đạt tương
ứng với mục đích giao tiếp để tạo ra các kiểu văn bản.
Như vậy, ở góc độ thể loại văn học, các văn bản được nhìn nhận như đặc điểm sáng tạo
tác phẩm của nhà văn, còn PTBĐ quan niệm văn bản như phương tiện thực hiện các hoạt động
giao tiếp có mục đích của con người. Hiểu như thế để thấy khái niệm phương thức tự sự rộng
hơn khái niệm thể loại tự sự. Khái niệm văn bản tự sự ở đây "khơng bó hẹp trong khái niệm thể
loại tự sự của văn học, chỉ gồm tác phẩm tự sự nghệ thuật mà cịn bao gồm cả hình thức tự sự
khác như tường trình, kể chuyện lịch sử, tự sự báo chí ...".
Nhưng thể loại tự sự và PTBĐ tự sự không phải là hai vấn đề hồn tồn tách biệt. Loại
hình tự sự tạo ra các văn bản nghệ thuật cũng có thể gọi là các tác phẩm văn học. Cả hai đều
dùng phương thức kể chuyện theo chuỗi sự việc (cũng gọi là cốt truyện) đem đến cho người
đọc những hiểu biết về cuộc sống và số phận con người theo cách nhìn của người kể (tác giả).
Cả hai đều quan tâm đến sự việc, nhân vật, lời kể trong văn bản (tác phẩm) được tạo ra.
Sự giao thoa của loại hình tự sự với phương thức tự sự trong kể chuyện nghệ thuật cho
thấy hướng tiếp cận văn bản Ngữ văn theo PTBĐ về cơ bản chẳng những không mâu thuẫn với
hướng tiếp cận văn học theo loại thể mà còn mở rộng tiếp cận trên các dấu hiệu hình thức cụ
thể, đồng thời đáp ứng ngun tắc tích hợp dạy học văn bản tự sự của phân môn Văn với các
tri thức về văn tự sự của phân mơn Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS.
II.3.2.4.2. Phương pháp dạy học văn bản kịch theo đặc trưng phương thức biểu đạt:
13


tổ chức hoạt động trước tiết học:
Việc dặn dò cuối mỗi tiết học chính là chuẩn bị cho hoạt động của học sinh trước tiết
học sau. Hoạt động trước tiết học chủ yếu diễn ra ở nhà. Thông thường là học sinh soạn bài,
đọc các văn bản, thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên giao. Nếu giáo viên muốn cụ thể hoá
những bài tập và câu hỏi trong sách giáo khoa và giao cho học sinh thì cần chuẩn bị trước. Đối
với các văn bản kịch có trong chương trình Ngữ văn THCS hầu hết là phải đọc phân vai chính

vì vậy mà giáo viên cần phải thơng báo trước để học sinh chuẩn bị và có thể luyện tập.
Việc đi tham quan, đi thực tế, đi xem phim, kịch, những tư liệu, hình ảnh về tác giả, tác
phẩm để phục vụ cho tiết học cũng chính là hoạt động trước tiết học. Giáo viên càng chuẩn bị
kĩ, giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết thì hoạt động trước tiết học của học sinh càng đạt kết quả, việc
chuẩn bị cho tiết học càng chu đáo.
Tổ chức hoạt động trong tiết học
Hoạt động trong tiết học của học sinh bao gồm các hoạt động đọc, phát biểu ý kiến trả
lời câu hỏi của giáo viên hay nhận xét, tranh luận với bạn bè trong lớp ; thực hiện các hoạt
động mà giáo viên yêu cầu ; nghe các ý kiến của thầy và bạn, ghi chép vào vở những thông tin
cần thiết... Hoạt động của học sinh xen kẽ với hoạt động của giáo viên, làm thành nhịp độ cơ
bản của tiết học. Tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp là hoạt động khó và ln ln là một
thách thức đối với bất kì người dạy nào, dù mới ra trường hay đã dạn dày kinh nghiệm.
Đối với tiết Văn, đọc diễn cảm, phân tích cái hay của nội dung và nghệ thuật, chỉe ra giá
trị của tác phẩm thông qua một loạt các hoạt động trả lời, thảo luận, bình giá... là những hoạt
động chính.
Đối với các văn bản kịch khi tổ chức các hoạt động trong tiết học người giáo viên cần
phải đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học văn bản kịch. Các yêu cầu đó là:
a) Phù hợp với đặc trưng của kịch (dựa vào dấu hiệu hình thức của văn bản kịch)
14


Khi xác nhận rằng văn bản kịch (kịch bản văn học) là một dạng tồn tại đặc biệt của
PTBĐ tự sự, thì điều đó có nghĩa văn bản kịch cũng sẽ mang các yếu tố của văn bản tự sự như
cốt truyện, nhân vật, chủ đề, lời văn. Nhưng tính chất của các yếu tố này khơng hồn tồn
giống nhau trong văn bản tự sự và văn bản kịch. Và điều đó sẽ đặt ra những yêu cầu dạy học
một mặt đáp ứng đặc trưng chung của văn bản tự sự, mặt khác cũng thoả mãn những tính chất
riêng của tự sự ở dạng thức văn bản kịch. Vì vậy khi dạy học văn bản kịch các giáo viên cần
chú ý đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặc trưng riêng của kịch.
*) Sự việc trong mỗi lớp kịch
Trong kịch, các sự việc và nhân vật được tổ chức xoay quanh một biến cố bất thường.

Ví dụ: Một người vợ dấu cán bộ cách mạng tại nhà mình trong khi người chồng là tay sai của
giặc, đang lùng bắt những cán bộ này (Bắc Sơn). Kế hoạch tổ chức lại sản xuất của giám đốc
mới làm đảo lộn nền nếp làm ăn cũ tại một xí nghiệp (Tơi và chúng ta). Một kẻ dốt nát định
khốc bộ cánh học địi sang trọng, bị cánh thợ may lừa lấy tiền (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục,
trích Trưởng giả học làm sang). Một người con dâu hiền thục bị mẹ chồng vu là kẻ giết chồng
(Nỗi oan hại chồng - trích chèo Quan Âm Thị Kính). Biến cố ấy chứa đựng mâu thuẫn xã hội,
làm nổi bật tính cách nhân vật.
*) Nhân vật trong biến cố mâu thuẫn
Đọc kịch chủ yếu sẽ là đọc - hiểu nhân vật trong biến cố (bao gồm phát hiện nhân vật,
phân tích, bình luận, đánh giá nhân vật), từ đó nhận ra ý nghĩa xã hội bộc lộ trong biến cố mà
có tình cảm và thái độ tương ứng. Kịch cần khắc hoạ tính cách trong biến cố, nhưng điều được
quan tâm hơn là vấn đề xã hội nào nổi lên sau các biến cố và tính cách ấy. Ví dụ:
- Dạy học văn bản Bắc Sơn để thấy hành động cứu người cách mạng của nhân vật
Thơm trước sự săn lùng của bọn phản cách mạng. Nhưng điều quan trọng hơn là từ đó thấy
được thiện cảm của quần chúngcách mạng : họ sẵn sàng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết.
15


- Dạy học văn bản Tôi và chúng ta để cuối cùng hiểu xung đột của những nhân vật như
Hoàng Việt và Nguyễn Chính phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh
dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ
lạc hậu. Đó là cuộc đấu tranh của cái mới, đối với cái cũ trong sự chuyển mình mạnh mẽ của
xã hội nước ta hiện nay, từ đó có tinh thần ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới thắng lợi.
- Dạy văn bản Nỗi oan hại chồng là thấy oan khổ của Thị Kính trong đoạn Nỗi oan hại
chồng, từ đó hiểu số phận bi thảm, khơng lối thốt của người phị nữ đức hạnh trong gia đình và
xã hội phong kiến.
- Đọc văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục để thấy những biểu hiện lố bịch, đáng cười
của một kẻ học đòi làm sang, từ đó hiểu và đồng tình với thái độ giễu cợt của nhà viết hài kịch
Mơ-li-e dành cho thói học đòi làm sang kệch cỡm của tầng lớp trưởng giả. Đó là mục đích tạo
lập và tiếp nhận văn bản kịch với tư cách là dạng tồn tại đặc biệt của PTBĐ tự sự trong nghệ

thuật.
*) Lời thuyết minh phụ hoạ hành động của nhân vật
Trong văn bản kịch, người kể cho dù khơng hồn tồn giấu mặt, cũng chỉ xuất hiện hãn
hữu ở ngôi thứ ba với những lời thuyết minh ngắn về không gian diễn ra câu chuyện, chẳng
hạn: Một cảnh nhà vào hạng phong lưu của người Tày. Có cửa thơng sang một căn buồng.
Đêm, trong nhà thắp đèn (Bắc Sơn, NV9 - tập 2), hoặc vài lời giới thiệu các nhân vật tham gia
vào sự việc như: Phó may, Thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh, Ông Giuốc-đanh,
Gia nhân (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, NV8- tập 1), thảng hoặc là lời chua cho hành động
của nhân vật, ví dụ như: "Nguyễn Chính (bậm mơi) - Được rồi ... đồng chí quá tự tin đấy !
Được, để rồi xem... (ra nhanh) - (Tôi và chúng ta, NV9 - tập 2), mà không tham gia vào câu
chuyện bằng giọng điệu kể hoặc bằng các lời biểu cảm hay nghị luận trực tiếp như trong văn
bản tự sự.
Lời văn miêu tả vắng bóng trong kịch bản sẽ được bù đắp bằng bài trí sân khấu của vở
diễn khi kịch sống trong đời sống sân khấu của nó.
*) Ngôn ngữ của nhân vật
16


Ngôn ngữ chủ yếu trong kịch là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật, nó tham dự vào biến
cố đồng thời bộc lộ tính cách của nhân vật nên thường thấm đượm màu sắc cảm xúc và tư
tưởng.
Đây là lời nhân vật Sùng bà mắng con dâu là Thị Kính:
Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Này ! Nhà bà đây cao môn lệch tộc
Mày là con nhà cua nhà ốc
Cho nên tam tòng mày ăn ở đơn sai
Chả công đâu bà đánh mắng cho hồi
Gọi Mãng tộc, phó về cho rảnh thơi ơng ạ !
Cịn đây là lời than của nhân vật Thị Kính:

Thương ôi ! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo
Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi.
Nghĩ trách mình phận hẩm dun ơi
Cho nên nỗi thế tình run rủi !
Giáo viên có thể cho học sinh căn cứ vào những lời trên để rút ra nhận xét về tính cách
của mỗi nhân vật. Cụ thể: Sùng bà là bà mẹ chồng ghê gớm, hay nói chữ, vận dụng nhiều thành
ngữ, tục ngữ vào trong lời nói. Thị Kính cam chịu, chỉ biết than trách cho số phận hẩm hưu của
mình.
*) Điểm phân biệt bi kịch, hài kịch và chính kịch -văn bản kịch bản sân khấu chèo
với văn bản kịch bản sân khấu kịch nói
ở phần trên chúng ta cũng đã phân biệt: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (văn
học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa ...); trong đó văn học là loại hình nghệ
thuật ngơn từ. Xem biểu diễn kịch trên sân khấu không giống với việc đọc một bài văn, bài thơ.
Tuy nhiên, kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản (có bảng phân vai, hướng dẫn nội
dung và cách thức diễn vở kịch, hay còn gọi là kịch bản văn học).
17


Kịch bản nói chung được xây dựng là để diễn, do đó ngun tắc cấu tạo hình tượng, loại
hình ngơn ngữ, kết cấu trong vở kịch có phần khác với văn viết để đọc. Đọc - hiểu kịch bản
văn học khơng đơn thuần là phân tích văn học, giảng văn, thưởng thức vẻ đẹp của một lời văn
hoặc biện pháp tu từ; cũng không phải để mo phỏng diễn theo cử chỉ, điệu bộ của nhân vật
kịch. Kịch bản văn học vừa thể hiện đặc trưng của một văn bản văn học, nhưng cũng thể hiện
đặc trưng của thể loại kịch. Sự kết hợp giữa hai phương diện này vừa tạo nên sức hấp dẫn riêng
của một loại văn bản, lại vừa là thử thách không dễ vượt qua cho người tiếp nhận. Chính vì vậy
mà khi dạy các văn bản kịch người giáo viên cần nắm được những dấu hiệu đặc trưng của văn
bản bi kịch, văn bản hài kịch và văn bản chính kịch.
(+) Bi kịch
Văn bản Nỗi oan hại chồng là sự kiện mở đầu cho cả số phận bi kịch mang tên Thị
Kính. Đó là bi kịch số phận con người. Khi dạy văn bản này câu hỏi trong bài học cần tập

trung khám phá nội dung của xung đột Thị Kính. Ví dụ: Tính cách hai nhân vật Sùng bà và Thị
Kính được bộc lộ qua xung đột.
1. Theo em, xung đột kịch trong đoạn này thể hiện cao nhất ở sự việc nào ? Vì sao ?
2. Hãy bày tỏ cảm nhận của em về bản chất của xung đột này qua sự lựa chọn các kết
luận sau:
A- Đó là xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình phong kiến ngày trước.
B- Đó là xung đột giữa quyền lực của kẻ thống trị với địa vị nhỏ mọn của kẻ bị trị trong
gia đình, cũng như trong xã hội phong kiến.
C- Là xung đột giữa kẻ quay quắt, vô lương tâm với người có lương tâm trong sạch
ngay thẳng.
D- Xung đột này tạo thành nỗi đau thê thảm cho kẻ bị trị, cho sự ngay thẳng, trong sạch.
Đó là xung đột bi kịch.
(+) Hài kịch

18


Dấu hiệu thẩm mĩ đặc trưng của hài kịch là tiếng cười do hiện tượng lố bịch gây nên đối
với công chúng độc giả và khán giả. Tiếng cười đối với hài kịch không phải là tiếng cười bản
năng sinh lí. Nó là tiếng cười mang ý nghĩa xã hội, nhẹ thì cười giễu, nặng thì cười nhạo, nhằm
tẩy rửa để hoàn thiện đối tượng. một tiếng cười như thế khi đạt tới tính tập thể sẽ có sức mạnh
cải tạo xã hội và con người. Đọc Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục để hiểu cái kệch cỡm và lố bịch
của một gã trưởng giả khi tập làm sang bằng quần áo lệ bộ và để cười giễu thói hám danh đáng
bị trừng trị của một kẻ ngu ngốc nhưng lắm tiền. ví dụ khi dạy văn bản này giáo viên có thể
hỏi:
Giáo viên hỏi: Trong lớp kịch này, nhân vật Giuốc-đanh đã bộc lộ tính cách của kẻ
trưởng giả học làm sang như thế nào ?
Học sinh trả lời: Lắm tiền, thích sang trọng, háo danh nhưng ngu dốt là đặc điểm tính
cách của nhân vật Giuốc-đanh.
Giáo viên hỏi: Trong nội bộ tính cách này đã chứa đựng sự khập khễnh. Đó là sự khập

khễnh nào ? Hiệu quả của nó ra sao ?
Học sinh trả lời: ý muốn được sang trọng, danh giá mâu thuẫn với sự dốt nát, đó là sự
khập khễnh trong tính cách Giuốc-đanh. Sự khập khễnh này chính là hài kịch, và hiệu quả của
nó là gây tiếng cười chế giễu.
(+) Chính kịch
Hai văn bản Bắc Sơn và Tôi và chúng ta (NV9 - tập 2) là sản phẩm của kịch hiện đại.
Phản ánh hiện thực cách mạng ở hai thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh xây
dựng cuộc sống mới, các vở kịch này thể hiện xung đột gay gắt giữa cái mới và cái cũ - dạng
xung đột phổ biến trong kịch hiện đại. Nó mang lại cho người đọc, người xem những nhận
thức sâu sắc về bản chất cuộc cách mạng của chúng ta với những gian lao và cao đẹp. Nó dựng
lên hình tượng cao q về những con người yêu nước, biết xả thân vì lí tưởng cách mạng. Nó
khơng từ bỏ nhiệm vụ phê phán nhưng cảm hứng chủ đạo luôn là khẳng định và ngợi ca.
Và bằng cách đó, kịch hiện đại đã bồi đắp tình cảm cách mạng cho người đọc, người
xem, đồng thời lưu giữ và tăng cường tính tích cực công dân ở họ. Dạy học văn bản kịch hiện
19


đại, trước hết là phát hiện biến cố của cốt truyện, trong đó hiện lên mâu thuẫn giữa các tính
cách đại diện cho các lực lượng xã hội. Ví dụ:
+ khi dạy văn bản kịch Bắc Sơn giáo viên có thể hỏi:
Giáo viên hỏi: Theo em, các lớp kịch trong văn bản này gần với PTBĐ nào đã học ?
Tại sao ?
Học sinh trả lời: Gần với phương thức tự sự vì câu chuyện kịch được kể bằng một chuỗi
các sự việc.
Giáo viên hỏi: Từ đó, hãy tóm tắt nội dung sự việc trong hồi kịch này.
Học sinh trả lời: Ngọc (chồng Thơm) rời nhà để cùng đám Việt gian lùng bắt hai cán bộ
cách mạng là Thái và Cửu lấy tiền thưởng. Thái - Cửu vơ tình chạy vào nhà Thơm, may được
Thơm giấu chồng, che giấu và chạy thoát.
Giáo viên hỏi:Biến cố làm thành xung đột kịch trong hồi kịch này là gì ?
Học sinh trả lời: Bọn phản động (trong đó có Ngọc) truy bắt cán bộ cách mạng (Thái Cửu). Quần chúng cách mạng (Thơm) giải thoát cho cán bộ cách mạng.

Giáo viên hỏi: ở đây, xung đột kịch diễn ra giữa các lực lượng xã hội nào ?
Học sinh trả lời: Cách mạng> < phản cách mạng
(Thái - Cửu - Thơm)> < (ngọc và đồng bọn)
Giáo viên hỏi: Nhân vật tiêu biểu cho mỗi lực lượng là nhân vật nào ?
Học sinh trả lời: Thơm > < Ngọc
+ Khi dạy văn bản Tôi và chúng ta - cảnh ba:
Giáo viên hỏi: Tóm tắt cố truyện của Cảnh ba vở Tôi và chúng ta.
Học sinh rả lời: Tại một cuộc họp, giám đốc mới của xí nghiệp là Hồng Việt cho cơng
bố kế hoạch sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp. Kế hoạch này lập tức bị một số
người trong đó có Phó giám đốc Nguyễn Chính phản đối; nhưng lại được các công nhân và kĩ
sư ủng hộ.
Giáo viên hỏi: Cốt truyện đó phản ánh xung đột nào trong đời sống hiện thực ?
Học sinh trả lời: những người tiên tiến dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm > < Những
người bảo thủ lạc hậu, sợ thay đổi.
Giáo viên hỏi: Từ đó, phân loại nhân vật theo xung đột và chỉ ra đại diện trong xung
đột này.
20


Học sinh trả lời:
- Những người tiên tiến: Giám đốc Hồng Việt, kĩ sư Lê Sơn, các cơng nhân như Dũng,
ơng Qnh, bà Bộng.
- Những người bảo thủ: Phó giám đốc Nguyễn Chính, Trưởng phịng tài vụ, Quản
đốc Trương.
- Đại diện mỗi bên: Giám đốc Hồng Việt, phó giám đốc Nguyễn Chính.
* Văn bản kịch bản sân khấu chèo và văn bản kịch bản kịch nói
Việc đọc - hiểu văn bản kịch bản sân khấu chèo sẽ có những điểm khác với việc đọc
hiểu văn bản kịch bản sân khấu kịch nói, bởi vì chèo là một hình thức hát kịch dân gian (của
Việt Nam) - một loại kể chuyện bằng sân khấu độc đáo của dân tộc bắt nguồn từ những trò
diễn cổ truyền, thường diễn lại những truyện cổ tích, truyện nơm quen thuộc, có tính trào lộng

đặc sắc.
Chèo sử dụng nhiều chất liệu trong vốn văn nghệ cổ truyền và kết tinh ở một mức nhất
định những đặc sắc của chất liệu ấy và trở thành một trong những thể loại tiêu biểu, độc đáo
của nền văn nghệ dân gian. Tính chất "tứ chiếng" (tập thể và truyền miệng) thể hiện trong quá
trình sáng tác cũng như trong diễn xuất. Trong một số vở chèo, nhiều khi khán giả và nhạc
công cùng tham gia biểu diễn. Tiếng đế là một trong những biểu hiện của quần chúng tham gia
diễn xuất. Lời chèo thường bẻ từ ca dao, tục ngữ. Nhạc chèo là những làn điệu dân ca phổ biến
ở đồng bằng Bắc Bộ như hát cách, hát sắp, sa lệch, làn thảm. hề mồi, hề gậy ...
Múa là những điệu quen thuộc ở nông thôn như múa quạt, múa nón, chèo thuyền, thêu
thùa, dệt cửi. Nhạc khí thường là trống sênh, thanh la, mõ, đàn nguyệt, kèn, nhị. Hiện thực sâu
sắc được phản ánh là mâu thuẫn giữa nơng dân và địa chủ, giữa chính quyền phong kiến và
nhân dân lao động. Vai chính (nhân vật tích cực) thường là những người nghèo khổ ở vào địa
vị bị áp bức, bóc lột, có phẩm chất cao quý như nhân ái, trung thực, dũng cảm đấu tranh, thông
minh, mưu trí, tài hoa, có sức khoẻ.
Chèo chú trọng nhiều tới sự việc, tới tình tiết, khơng nặng về biểu hiện tâm lí nhân vật
như kịch nói. Kịch tính trong chèo chủ yếu là ở những mâu thuẫn nảy sinh từ sự phát triển của
tình tiết, hướng vào những kết cục có mâu thuẫn cao, những cái nút.
21


Ví dụ : nút thứ nhất trong Quan Âm Thị Kính xoay quanh nỗi oan của Thị Kính khi cắt
râu chồng, nút thứ hai xoay quanh nỗi oan có con với Thị Mầu. Mâu thuẫn vừa giải quyết hoặc
chưa kịp giải quyết, mâu thuẫn khác lại tiếp đến, gay gắt hơn khiến cho kịch tính của chèo khá
đậm.
Trong khi chèo có thể cắt ngang từng mảng sự việc để xây dựng cao trào thì kịch nói
có khi cả vở chỉ xây dựng một cao trào. Kịch nói chú trọng tính cách, tình huống và hành động.
Nếu như chèo thiên về thể hiện nội dung tư tưởng (mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi
khổ của người phụ nữ ...), thì hài kịch đặc biệt chú ý khai thác các tình huống có ẩn chứa cái
hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời (so với lí tưởng xã hội hoặc chuẩn
mực đạo đức) để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống.

Đặc điểm nổi bật về nhân vật trong chèo là vấn đề thân phận, đặc điểm nổi bật về nhân
vật trong hài kịch là sự không tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài.
Hài kịch cũng có thể đề cập nỗi đau khổ của con người nhưng ở mức độ không lấn át cái cười,
bởi vậy các tính cách nhân vật hài kịch trong hài kịch thường được đặc tả, tô đậm, đôi khi pha
một chút phóng đại để gây ấn tượng đặc biệt.
Những phân tích ở trên dẫn tới khái quát lí thuyết dạy học văn bản kịch phù hợp với đặc
trưng PTBĐ như sau:
Đọc - hiểu trên các dấu hiệu hình thức của văn bản kịch: sự việc trong mỗi lớp kịch,
nhân vật trong biến cố mâu thuẫn, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật, lời thuyết
minh phụ hoạ hành động của nhân vật, tất cả làm bộc lộ bản chất xung đột và các tính
cách nhân vật.
Dạy học kịch nói chung là bám vào xung đột kịch để thấy tính cách nhân vật, từ đó
hiểu được vấn đề đời sống đặt ra trong văn bản và tác động của văn bản kịch tới đời sống
xã hội và người đọc, người xem; nhưng cịn phải từ tính chất xung đột mà có cách đọc hiểu tương ứng. Đọc - hiểu kịch bi có điểm phân biệt với đọc - hiểu kịch hài.
b) Phải đáp ứng phương pháp dạy học tích hợp (phải gắn với tri thức về văn tự sự)
*) Hệ thống sự việc, nhân vật (được miêu tả qua lời nói, hành động)
22


Những điểm tương đồng về cách thức biểu đạt và mục đích giao tiếp cho phép gắn kết
dạy học văn bản kịch với các tri thức về phương thức tự sự trên các yếu tố sự việc. Vì vậy,
trong quá trình phân tích văn bản kịch giáo viên nên chú ý xây dựng những câu hỏi nhằm vào
sự việc và nhân vật trong văn bản kịch.
Ví dụ 1 (câu hỏi nhằm vào sự việc trong văn bản kịch)
1. Dựa theo tóm tắt nội dung vở kịch "Trưởng giả học làm sang" thì sự việc ơng Giuốcđanh mặc lễ phục nằm ở phần nội dung nào ?
2. Theo dõi lớp kịch này sẽ thấy diễn ra hai cảnh: trước khi ông Giuốc-đanh mặc lễ
phục; sau khi ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Những đoạn đó nằm trong đoạn nào của văn
bản ?
3. Theo dõi đoạn trích "Nỗi oan hại chồng", em hãy cho biết:
a) Vì sao đoạn này có tên "Nỗi oan hại chồng" ?

b) Từ đó xác định các nhân vật chính của đoạn trích này.
4. Nỗi oan hại chồng diễn ra trong ba thời điểm: trước khi bị oan; trong khi bị oan; sau
khi bị oan.
a) Tương ứng với ba thời điểm đó là các đoạn văn nào ?
b) Thời điểm nào là trọng tâm của câu chuyện này ?
Ví dụ 2 (câu hỏi nhằm vào nhân vật)
1. Trong văn bản "Nỗi oan hại chồng" kẻ gieo hoạ cho Thị Kính là Sùng bà, mẹ chồng
của Thị Kính. Các em hãy theo dõi trong đoạn thứ hai của văn bản và cho biết: Sự việc cắt râu
chồng của Thị Kính đã bị Sùng bà khép vào tội nào ? chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
2. Trong bản luận tội Thị Kính, Sùng bà đã căn cứ vào ba điểm chính : Thị Kính là loại
đàn bà hư đốn, tâm địa xấu; Thị Kính là con nhà thấp hèn khơng xứng với nhà mình; Thị Kính
phải bị đuổi đi.
a) Hãy tìm trong văn bản những lời buộc tội cụ thể của Sùng bà.
b) Em có nhận xét gì vềnhững lời buộc tội cụ thể của Sùng bà ?
c) Cùng với lời nói, Sùng bà cịn có những cử chỉ nào đối với Thị Kính ?
d) Tất cả những lời nói và cử chỉ đó làm hiện ngun hình một người mẹ
chồng có tính cách như thế nào ?
23


e) Sùng bà thuộc loại nhân vật nào trong chèo cổ ? Nhân vật này có tác động như thế
nào đến cảm xúc của người xem ?
*) Gắn kết với các tri thức lí luận thể loại văn học kịch
Những điểm dị biệt của lời văn trong kịch cho thấy dạy học kịch cịn gắn kết với các tri
thức lí luận thể loại văn học kịch. Chẳng hạn phát hiện, phân tích và bình luận ngơn ngữ trong
văn bản kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục":
Trong lớp kịch này xuất hiện hai kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật thể
hiện qua đối thoại và độc thoại ; ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
1. theo em, kiểu ngôn ngữ tiếp của nhân vật xuất hiện khi nào ? Tìm một ví dụ.
2. Khi nào tác giả dùng ngơn ngữ trần thuật ? Tìm một ví dụ.

3. Từ đó, hãy nêu vai trị (chính, phụ) của các kiểu ngơn ngữ này trong văn bản kịch.
*) Gắn với bản chất thẩm mĩ của cái bi, cái hài, cái cao cả
Tính chất của xung đột kịch và tác động thẩm mĩ của chúng cho thấy gắn kết dạy học
văn bản kịch với bản chất thẩm mĩ của các thể loại bi kịch, hài kịch hoặc chính kịch cũng là
một hướng dạy học tích hợp.
* Tính cách nhân cật bộc lộ qua xung đột
Ví dụ 1:
a) Trong lớp kịch này, nhân vật Giuốc-đanh đã bộc lộ tính cách của kẻ trưởng giả học
làm sang như thế nào ?
b) Trong nội bộ tính cách này đã chứa đựng sự khập khễnh. Đó là sự khập khễnh nào ?
Giáo viên chốt:
a) Lắm tiền, thích sang trọng, háo danh nhưng ngu dốt là đặc điểm tính cách nhân vật
giuốc-đanh.
24


b) ý muốn được sang trọng, danh giá mâu thuẫn với sự dốt nát, đó là sự khập khễnh
trong tính cách Giuốc-đanh. sự khập khễnh này chính là hài kịch, và hiệu quả của nó là gây ra
tiếng cười chế giễu.
Ví dụ 2:
Tính cách hai nhân vật Sùng bà và Thị Kính được bộc lộ qua xung đột:
a) Theo em, xung đột kịch trong đoạn này thể hiện cao nhất ở sự việc nào ? Vì sao ?
b) Hãy bày tỏ cảm nhận của em về bản chất của xung đột này (lựa chọn từ các kết luận
sau):
A- Đó là xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình phong kiến ngày trước.
B- Đó là xung đột giữa quyền lực của kẻ thống trị với địa vị nhỏ mọn của kẻ bị trị trong
gia đình, cũng như trong xã hội phong kiến.
C- Là xung đột giữ kẻ quay quắt, vơ lương tâm với người có lương tâm trong sạch,
ngay thẳng.
D- Xung đột này tạo thành nỗi đau thê thảm cho kẻ bị trị, cho sự ngay thẳng trong

sạch. Đó là xung đột kịch.
*) Gắn với nghệ thuật biểu diễn sân khấu
Phạm vi tích hợp trong dạy học văn bản kịch còn biểu hiện ở việc gắn kết dạy học kịch
- văn bản với kịch sân khấu qua nhà hát hoặc băng đĩa hình. Kịch khơng chỉ sống trong đời
sống văn học (để đọc) mà còn sống đời sống sân khấu (để diễn). Vậy kết hợp đọc kịch với xem
kịch là cách dạy học kịch tốt nhất.
Ví dụ (trong bài học Nỗi oan hại chồng trích Quan Âm Thị Kính) : Gắn kết đọc- hiểu
văn bản này với các yếu tố đặc trưng của phương thức tự sự dưới dạng bi kịch như: tính xung
đột căng thẳng của sự việc, nhân vật trong bi kịch, lời thoại của nhân vật (gồm đối thoại và
độc thoại) và lời dẫn của người kể, lời văn chèo cách điệu trong hình thức văn vần dân gian ;
với Mĩ học về bản chất của bi kịch và sự tác động của bi kịch ; với nghệ thuật biểu diễn sân
khấu chèo (xem qua băng ghi hình vở chèo "Qua Âm Thị Kính") ; với truyện cổ tích được khai
thác làm tích chèo.
Nhìn lại một cách khái quát, lí thuyết dạy văn bản kịch đáp ứng yêu cầu tích hợp sẽ là :
25


×