Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN dạy cụm văn bản tự sự dân gian theo đặc trưng phương thức biểu đạt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.58 KB, 32 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Quan điểm tích hợp của chương trình Ngữ văn THCS : lấy phân môn
Tập làm văn làm trục tích hợp. Điều này cho thấy mục tiêu hình thành tri
thức, kĩ năng nhận biết và tạo lập các kiểu văn bản sẽ có vai trò chi phối môn
học này mà trước hết là chi phối cách đọc- hiểu văn bản.Trong môn học Ngữ
văn tích hợp, hệ thống văn bản sẽ không còn là đối tượng dạy học chỉ của
phân môn văn. Chúng vừa là đối tượng chiếm lĩnh của hoạt động đọc văn
( đọc – hiểu), đồng thời là hình mẫu văn bản để hình thành tri thức, kĩ năng
nhận biết và tạo lập các kiểu văn bản theo các phương thức biểu đạt vốn là
đối tượng dạy học của phân môn tập làm văn. Từ đây sẽ thấy, dạy học các
văn bản Ngữ văn với tư cách môn học tích hợp mang mục đích kép : vừa
thoả mãn nhu cầu khám phá và hưởng thụ thẩm mĩ văn chương, lại vừa đáp
ứng yêu cầu nhận biết và kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản theo các phương
thức biểu đạt.Vì thế không thể tách bạch hoạt động đọc văn bản với các
phương thức biểu đạt của chúng.
2. Cấu tạo của chương trình Ngữ văn lớp 6 : Bắt đầu làm quen với
phương pháp học tập bộ môn , học sinh đã tiếp xúc và rèn kĩ năng tạo lập
văn bản tự sự. Vì vậy phần văn bản chủ yếu tập trung vào các văn bản tự sự
dân gian với các thể loại : truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
Cụ thể: a. Truyền thuyết : 4 văn bản
b. Cổ tích : 5 văn bản
c. Ngụ ngôn : 4 văn bản
d. Truyện cười : 2 văn bản.
Vậy làm thế nào để đáp ứng được mục tiêu của môn học khi giảng dạy một
văn bản? Đây là vấn đề mà bất cứ người giáo viên Ngữ văn nào khi thiết kế
bài học cũng phải đặt vấn đề lên hàng đầu.
Qua một số năm được phân công dạy môn Ngữ văn 6 và năm học vừa qua
tôi trực tiếp giảng dạy 3 lớp trong khối 6, tôi đã tự rút ra cho mình một vài
kinh nghiệm khi dạy cụm văn bản tự sự dân gian theo đặc trưng phương thức
biểu đạt.


II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
1.Thế nào là dạy học văn bản Ngữ văn theo đặc trưng phương thức biểu
đạt?
Phương thức biểu đạt là cách thức tạo lập và tồn tại của văn bản làm thành
các đặc trưng hình thức của các kiểu văn bản phù hợp với mục đích giao
tiếp, phương thức biểu đạt ở đây hiểu là cách thức, như cách kể chuyện, cách
biểu cảm, cách thuyết minh, cách thức làm văn bản hành chính- công vụ cho
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
phù hợp với mục đích giao tiếp.Cách thức tạo lập và tồn tại của văn bản là
PTBĐ văn bản đó sẽ tạo thành các kiểu văn bản có đặc trưng mục đích riêng
của nó.
Dạy học theo đặc trưng phương thức biểu biểu đạt tạo lập nên văn bản đó.
2. Nhận diện văn bản tự sự và phương hướng dạy học văn bản tự sự dân
gian.
2.1. PTBĐ tự sự là cách kể chuyện ứng với mục đích giao tiếp tự sự, “tự
sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn tới sự đạt là dạy các
văn bản xuất phát từ dấu hiệu của các phương thức việc kia và đẫn đến một
kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm
hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê” ( SGK Ngữ văn 6-
tập I).Đặc trưng nổi bật của PTBĐ tự sự là cách thức tự sự “trình bày chuỗi
sự việc” và mục đích tự sự giúp người kể giải thích,tìm hiểu, nêu vấn đề và
bày tỏ thái dộ”. Ngoài sự việc, các yếu tố làm thành cách thức tự sự còn là :
nhân vật, chủ đề, bố cục, ngôi kể, lời văn tự sự; và hoạt động giao tiếp bằng
phương thức tự sự còn làm người nghe hình dung được sự việc, hiểu ý nghĩa
sự việc theo cách nhìn và thái độ của người kể.
2.2. Hoạt động giao tiếp lâu đời nhất của con người nhằm truyền lại kinh
nghiệm sống theo cách cảm nghĩ của người xưa được thể hiện chủ yếu qua
phương thức tự sự dân gian. Phương thức tự sự dân gian được thực hiện qua
nghệ thuật kể chuyện truyền khẩu, nên ở dạng gốc, chúng vẫn là những văn

bản nói, phi vật thể và có dị bản.
Văn bản tự sự dân gian xuất hiện trong SGK Ngữ văn chỉ là số ít tiêu biểu
cho các thể tài. Đó là văn bản truyền thuyết ( Con Rồng cháu tiên; Bánh
chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm),
cổ tích ( Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão
đánh cá và con cá vàng), truyện ngụ ngôn (Thầy bói xem voi; đeo nhạc cho
mèo; ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) và truyện cười( Treo
biển; Lợn cưới áo mới). Do yêu cầu tích hợp với các tri thức tập làm văn tự
sự nên các văn bản tự sự dân gian trên được dạy học tập trung ở chương
trình Ngữ văn lớp 6.
Về cách thức biểu đạt, đặc tính chung của các văn bản tự sự dân gian là sự
quan tâm đến tích truyện. Câu chuyện được kể là các sự việc tiếp diễn tự
nhiên có đầu cuối, phát triển theo quan hệ nhân quả. Nhân vật có thể là
thần(Thánh Gióng), bán thần ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), nửa người nửa vật
( Sọ Dừa), hoặc vật ( Đeo nhạc cho mèo). Đó là các nhân vật chức năng hoặc
ẩn dụ tượng trưng mà chưa phải là các tính cách xã hội. Các hành động của
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
nhân vật làm thành nội dung của các sự việc diễn ra trong thời gian và không
gian phiếm chỉ ( Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ); lời văn thiên về kể
việc, kể người, thuyết minh hành động hơn là dựng người dựng cảnh theo lối
miêu tả; cách kể “như người ta kể” theo ngôi thứ ba, khách quan không pha
tạp biểu cảm và nghị luận; các chi tiết đơn sơ nhưng lộng lẫy do kết hợp thật
(hiện thực) với ảo( kì lạ, phi thường). Và điều đó khiến các câu chuyện được
kể mang nặng ý nghĩa tượng trưng, khái quát.
Mục đích giao tiếp của phương thức tự sự dân gian không thuần nhất mà
phụ thuộc vào chức năng của mỗi thể tài tự sự. Có nghĩa là mục đích kể và
nghe của truyền thuyết khác cổ tích, truyện ngụ ngôn khác truyện cười.
3. Dạy học truyện truyền thuyết :
3.1. Yêu cầu của phương pháp dạy học truyền thuyết :

Là sản phẩm của phương thức tự sự dân gian, hoạt động dạy học văn bản
truyền thuyết một mặt tuân theo các yêu cầu chung của PPDH Đọc- hiểu văn
bản, mặt khác còn phải phù hợp với đặc trưng của phương thức tự sự dân
gian biểu hiện ở văn bản truyền thuyết. Vậy, dạy học văn bản truyền thuyết
cần thoả mãn các yêu cầu nào của PPDH?
1.1.1. Phù hợp với đặc trưng của truyền thuyết.
Truyền thuyết là hình thức kể truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện
liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân
dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Vậy dân gian kể truyền
thuyết với 2 mục đích: một mặt là giải thích các sự kiện và nhân vật lịch sử
theo quan niệm của người xưa, mặt khác là tinh thần suy tôn nguồn gốc
giống nòi và ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc của người Việt ( Con
Rồng cháu Tiên), là quan niệm và ước mơ của nhân dân ta buổi đầu về người
anh hùng cứu nước chống ngoại xâm (Thánh Gióng), là ước mơ về sức mạnh
chế ngự thiên tai( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), là ca ngợi tinh thần chính nghĩa của
cuộc kháng chiến chống quân Minh( Sự tích hồ gươm)…
Mỗi truyền thuyết thường mang trong nó một cốt lõi lịch sử, nhưng
truyền thuyết không phải là hình thức kể lịch sử mà là lịch sử được hình
tượng hoá theo trí tưởng tượng của người sáng tạo. ở đây cả người kể và
người nghe đều tin câu chuyện như là có thật, cho dù trong các văn bản
truyền thuyết đầy rẫy những chi tiết kì ảo, siêu thực.
Sự việc trong văn bản truyền thuyết là chuỗi các sự việc được tổ chức
như một câu chuyện có đầu có cuối, gọi là cốt truyện. Tuy nhiên cốt truyện
truyền thuyết còn đơn giản và còn măng tính tuyến tính.
VD: Cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm chuỗi 6 sự việc :
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Vua Hùng kén rể
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể

+ Sơn Tinh đến trước, lấy được vợ
+ Thuỷ Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng không
thắng nổi
+ Hằng năm, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn tinh nhưng đều thua.
Học truyện dân gian trước hết là để nhớ và kể lại câu chuyện khi cần
trong hoạt động giao tiếp. Vì vậy biện pháp học tương ứng sẽ là tóm tắt
truyện. Việc chia nhỏ các văn bản theo từng đoạn tương ứng với mỗi sự việc
để HS kể và nêu sự việc chính từ đó làm xuất hiện cốt truyện sẽ là cách tổ
chức dạy học cốt truyện văn bản truyền thuyết.
Trong văn bản truyền thuyết, sự việc gắn với nhân vật. Nhân vật bằng
hành động sẽ tạo ra sự việc, sự việc phản ánh hành động của nhân vật. Vì
vậy tập trung cho lời kể hành động là đặc điểm của cách xây dựng nhân vật
trong truyền thuyết. Nhưng các hành động của nhân vật trong truyền thuyết
không bình thường mà phần nhiều là phi thường, do chúng xuất hiện chủ yếu
ở các nhân vật siêu đẳng là thần thánh, do trí tưởng tượng, niềm ngưỡng
vọng tôn vinh của người kể. Vì vậy các chi tiết kể về hành động nhân vật
trong truyền thuyết hết sức khác thường.
Tư duy tự sự dân gian trong truyền thuyết không nhằm tạo ra nhân vật
như là các tính cách xã hội phản ánh đặc điểm của loại người này hay loại
người khác trong hiện thực đời sống, mà tạo ra câu chuyện của các nhân vật
nhằm giải thích hiện tượng, từ đó nói lên ước mơ của nhân dân. Do đó, các
nhân vật truyền thuyết là các biểu tượng nghệ thuật. Thánh Gióng là biểu
tượng cao cả của người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm, là biểu tượng
rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Sơn Tinh là
biểu tượng của sức mạnh và ước mong chiến thắng thiên tai của người Việt
cổ
Từ đó, mục đích đọc truyền thuyết không dừng lại ở việc nhận ra ý nghĩa
giải thích hiện tượng, mà còn là và chủ yếu là hiểu các ý nghĩa biểu tượng
của nhân vật từ các sự việc và các hành động phi thường của họ nổi bật trong
văn bản.

Vậy, yêu cầu dạy học văn bản truyền thuyết phù hợp với đặc trưng PTBĐ
là : Đọc- hiểu trên các dấu hiệu đặc trưng của cách thức biểu đạt tự sự dân
gian biểu hiện ở văn bản truyền thuyết như : hệ thống sự việc được tổ chức
thành cốt truyện đơn giản, nhân vật được kể qua hành động phi thường và
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
xuất hiện như các biểu tượng nghệ thuật. Từ đó hiểu mục đích biểu đạt của
truyền thuyết là giải thích các sự kiện và nhân vật theo quan niệm của người
xưa, đồng thời nói lên khát vọng và ước mơ chân chính của nhân dân trong
hoạt động thực tiễn của họ.
1.1.2. Đáp ứng dạy học tích cực.
Các hoạt động dạy học đáp ứng dạy học tích cực đối với truyền thuyết là :
+ Kể chuyện diễn cảm :đây là một đặc thù trong dạy học văn bản tự sự
dân gian. Các truyền thuyết là truyện kể về chiến tích dựng nước, bảo vệ đất
nước của các bậc tài danh trong lịch sử được thần thoại hoá, do đó định
hướng kể chuyện diễn cảm tương ứng với truyền thuyết sẽ là : giọng điệu kể
hùng tráng, biểu hiện khí phách của người anh hùng và thái độ tôn vinh của
người kể dành cho nhân vật. Hoạt động này cần được duy trì trong suốt giờ
học và kết thúc mỗi bài học truyền thuyết (hoặc cả phần học văn bản truyền
thuyết), có thể tổ chức thi kể diễn cảm các truyện cho đại diện các nhóm học
tập, xem đó như là một trò chơi thẩm mĩ tạo không khí sinh hoạt văn hoá dân
gian và hứng thú học truyền thuyết cho học sinh.
+ Trong dạy học truyền thuyết, câu hỏi là chìa khoá giáo viên trao cho học
sinh để các em tự “mở của văn bản” từ những đặc sắc của yếu tố tự sự, như
cốt truyện đến hiểu (nhận biết, cắt nghĩa)nhân vật và lời văn đặc sắc trong
văn bản
+ Cách tổ chức cho học sinh học theo nhóm được khởi xướng từ những
câu hỏi nêu vấn đề ccần được vận dụng trong dạy văn bản truyền thuyết,
thậm chí với số lượng lớn hơn vì tính cộng đồng của sự tiếp nhận văn hoá
dân gian.

+ Tranh minh hoạ văn bản trong SGK là cơ sở cho hình thức dạy học liên
môn với Mĩ thuật có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn cần được vận
dụng trong đọc- hiểu văn học dân gian.
1.2. Vận dụng dạy học một văn bản cụ thể.
Văn bản : SƠN TINH, THUỶ TINH
A. Mục tiêu bài học.
1. Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số yếu tố nghệ thuật tiêu
biểu của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
2.Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích và cảm nhận truyện dân gian.
3.Khơi nguồn ở HS ước mơ, khát vọng chinh phục và làm chủ thiên nhiên
vì cuộc sống con người.
B.Chuẩn bị :
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
GV - SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh , ảnh ;bảng phụ.
HS : + Kể thuộc văn bản
+ Tìm ý trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK
+ Tìm hiểu về một số công trình thuỷ điện lớn của đất nước.
C.Phương pháp :
- Trao đổi, thảo luận, giảng bình. Thâm nhập hình tượng nhân vật và
phân tích hình tượng bằng những câu hỏi gợi dẫn của thầy.
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
D.Hoạt động dạy học
Giới thiệu bài : Từ thời các vua Hùng, nhân dân ta đã lấy nghề trồng lúa
nước làm nghề nghiệp chính để sinh sống. NHưng với điều kiện khí hậu,
thời tiết ở nước ta, làm ruộng gặp rất nhiều những khó khăn. Con người vừa
phải tìm cách thích nghi, vừa phải tìm cách khắc phục tính chất phức tạp của
tự nhiên. Dựa vào thục tế đấu tranh không mệt mỏi với những khắc nghiệt
của tự nhiên, người xưa đã sáng tạo ra câu chuyện kì thú ST-TT.


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG
CHÍNH
GV đọc diễn cảm để gây ấn
tượng ban đầu ở học sinh.
? Kể lại truyện bằng lời kể của
mình.
Y/C: Giọng kể chậm, vang,
hùng tráng; nhấn vào các từ
gợi tả hành động nhân vật, các
chi tiết phi thường.
? Chú thích 1 trong SGK cho
em hiểu gì về truyền thuyết
ST,TT
GV nói thêm: Truyện này còn
có những tên gọi khác như: Sự
tích Thánh Tản, Tản Viên Sơn
thần
? Giải thích thêm một số từ
khó.
? Tóm tắt hệ thống sự việc
HS nghe
1 HS kể
HS dựa vào chú thích
SGK trả lời
HS thảo luận trong bàn,
nêu ý kiến:
- Sự việc :

+ Vua Hùng kén rể
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
cùng đến cầu hôn
I. Đọc, hiểu chú
thích
1. Đọc, kể
2. Chú Thích.
II. Tìm hiểu
văn bản.
1.Cấu trúc văn
bản
1.
( 3p
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG
CHÍNH
được kể trong văn bản
? Nhân vật chính của truyện là
ai? vì sao em xác định như thế
? Từ các yếu tố nhân vật và sự
việc vừa nêu, hãy xác định
phương thức biểu đạt của văn
bản
? Nếu chia các sự việc của
truyện thành 2 phần nội dung:
Vua hùng kén rể và cuộc giao
tranh ST,TT, thì em sẽ phân

chia văn bản như thế nào?
? Cho biết phần nào là nội
dung chính của truyện
? Quan sát bức tranh trong
SGK và cho biết, bức tranh
minh hoạ cho nội dung nào
của văn bản
? Hs đọc lại đoạn truyện
? Vì sao vua Hùng băn khoăn
khi kén rể
+ Vua Hùng thách cưới
+ Sơn Tinh đến trước lấy
được vợ
+ Thuỷ Tinh đến sau, tức
giận dâng nước đánh Sơn
tinh
+ Thuỷ Tinh thua, nhưng
năm nào cúng dâng nước
đánh Sơn Tinh
- Nhân vật chính: ST,TT
> PTBĐ: Tự sự.
HS chỉ ra giới hạn các
phần
1. Từ đầu> “ mỗi thứ
một đôi”
2. Còn lại.
- Nội dung chính kể về
cuộc giao tranh ST với
TT
- Tranh minh hoạ nội

dung chính của truyện
Vua Hùng băn khoăn:
+ Muốn chọn cho con
người chồng xứng đáng
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
cùng đến cầu hôn, ngang
sức ngang tài
* TT
- Người vùng biển
- gọi gió > gió đến; hô
2 phần
2. Phân tích
a. Vua Hùng
kén rể
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG
CHÍNH
? ST, TT được giới thiệu như
thế nào?
*ST
- Người vùng núi Tản
Viên
- Tài năng: Vẫy tay phía
Đông> nổi công bãi; Vẫy tay
phía Tây> mọc lên núi đồi
> chúa non cao
? Em có nhận xét gì về các

nhân vật này
? Trước tình huống này, Vua
Hùng đã đưa ra giải pháp kén
rể như thế nào?
? Nhận xét về các lễ vật thách
cưới và thời hạn giao lễ vật
của vua
? Theo em, lễ vật này có lợi
cho ST hay TT? Vì sao
? Có ý kiến cho rằng, sính lễ
của vua hùng thiên vị cho ST.
ý kiến của em?
GV: Rõ ràng là vua Hùng đã
có sự thiên vị trong thách
cưới, bởi vì tất cả những thứ
ấy đều là những sản vật của
núi rừng, quê hương của ST.
Dường như vua Hùng đã có dự
kiến và chuẩn bị trước về việc
mưa> mưa về
> chúa vùng nước thẳm
> Là những vị thần, có
tài năng kì lạ
> đều xứng đáng làm rể
vua.
Giải pháp: Thách cưới
bằng lễ vật
-Sính lễ gồm: 100ván
cơm nếp, 100 nệp bánh
chưng, voi chín ngà, gà

chín cựa, ngựa chín hồng
mao…mỗi thứ một đôi >
Kì lạ, khó kiếm
- Thời hạn : Sáng mai ai
đem đến sớm > gấp
HS nêu ý kiến theo ý
hiểu
Vua Hùng đưa
ra giải pháp kén
rể thông minh,
thể hiện thái độ
của nhân dân
với các hiện
tượng thiên
nhiên.
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG
CHÍNH
chọn rể. Nhân dân ta bày tỏ
lòng thiện cảm với St. Điều đó
dễ hiểu vì: Đối với người Việt
cổ sống chủ yếu là dựa vào
thiên nhiên thì núi rừng là nơi
nuôi sống họ, mặt khác, núi
rừng còn che chở họ những
khi dông tố, lũ lụt. Chi tiết này
cho ta biết thái độ của người

việt cổ với các hiện tượng
thiên nhiên.
? Em có nhận xét gì về việc
vua Hùng kén rể
GV chốt, ghi bảng
GV:Ngoài ra chi tiết thách
cưới của vua Hùng còn cho ta
biết, vào thời Hùng Vương thứ
mười Tám có nghĩa là giai
đoạn cuối cùng của nước Văn
Lang, ở xã hội của người Việt
cổ, việc hôn nhân, việc cưới
hỏi đã có quy củ, nề nếp, luật
lễ hẳn hoi. Đây chính là cái cốt
lõi lịch sử của truyền thuyết
này.
GV: Sự kiện vua Hùng kén rể
và ST, TT đến cầu hôn là
nguyên cớ dẫn đến cuộc giao
tranh giữa 2 vị thần
? Nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến cuộc giao tranh
? Có thể nói, mặc dù là thần
nhưng TT vẵn mang trong
mình đặc điểm, tính cách của
HS nêu nhận xét
- Nguyên nhân: ST mang
lễ vật đến trước, rước
MN về núi
TT đến sau, không lấy

được vợ, nổi giận đánh
ST
( Tính ghen)
1HS thuật, GV ghi nhanh
lên bảng
* ST
- Bốc từng quả đồi, dời
từng dãy núi, chặn dòng
nước
- nước dâng lên bao
nhiêu, đồi núi dâng cao
bấy nhiêu
> Cuộc giao tranh quyết
liệt, giằng co
b. Cuộc giao
tranh ST-TT
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG
CHÍNH
con người. Đó là gì?
? Hãy thuật lại diễn biến cuộc
giao tranh
*TT
- Hô mưa, gọi gió làm dông
bão
- Nước nập nhà cửa, ruộng
đồng, đồi núi… rung chuyển

đất trời
? Nhận xét về cuộc giao tranh
này
? Trong cuộc giao tranh này,
em thấy chi tiết nào nổi bật
nhất? Vì sao
? Kết quả cuộc giao tranh
? Em hình dung cuộc sống sẽ
như thế nào nếu TT thắng ST
? Nhưng thực tế là TT đã thua.
Thuỷ Tinh thua ST mấy lần
? Mặc dù thua nhưng năm nào
TT cũng dâng nước đánh ST.
Theo em, TT tượng trưng cho
sức mạnh nào của thiên nhiên
GV: “ Thuỷ, hoả, đạo, tặc” ( lũ
HS bộc lộ, có thể là
+ nước ngập ruộng đồng
nhà cửa> p/a sức mạnh
tàn phá của thiên nhiên
+ nước dâng cao bao
nhiêu, đồi núi dâng cao
bấy nhiêu> cho thấy tính
chất ác liệt của cuộc giao
tranh, thể hiện cuộc đấu
tranh chống thiên tai gay
go, ác liệt, không mệt
mỏi của nhân dân
KQ: Thuỷ Tinh thua
ST vẫn vững vàng

HS bộc lộ
HS tìm
> Thuỷ Tinh là hình
tượng hoá cho sức mạnh
tàn phá của thiên tai
> ST là biểu tượng của
sức mạnh chế ngự thiên
tai, bão lũ của nhân dân
ta.
HS nêu ý hiểu
Cuộc giao tranh
phản ánh cuộc
đấu tranh không
mệt mỏi của
nhân dân ta
nhằm chế ngự
những hiện
tượng khắc
nghiệt của tự
nhiên và thể
hiện ước mơ chế
ngự thiên nhiên
của người Việt
cổ.
II. Tổng kết
1. ý nghĩa:
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ

NỘI DUNG
CHÍNH
lụt, hoả hoạn, trộm cắp, giặc
giã) , nhân dân ta coi lũ lụt
đứng hàng đầu thiên tai địch
hoạ. Mặc dù thua nhưng cơn
ghen của TT không bao giờ
nguôi. “ năm năm báo oán, đời
đời đánh ghen” là sự lí giải vô
cùng độc đáo, tài tình về hiện
tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở
nước ta, nhất là vào tháng 7, 8.
? ST đã thắng và luôn luôn
thắng TT. Theo em, ST tượng
trưng cho sức mạnh nào
? kết quả của cuộc giao tranh
có ý nghĩa gì?
GV chốt, ghi bảng
? Truyện ST, TT được xây
dựng có ý nghĩa gì?
GV liên hệ thực tại : Chúng ta
trân trọng ước mơ của người
xưa và ngày nay chúng ta đang
biến ước mơ đó thành hiện
thực.
VD: Các công trình thuỷ điện
đang mọc lên rất nhiều như
Thuỷ điện Sông đà… Hàng
vạn những công nhân, kĩ sư
của các nhà máy chính là

những ST thời hiện đại…
? Truyện thành công nhờ yếu
tố nghệ thuật nào?
HS nêu ý nghĩa ( SGK)
ST-TT là những nhân vật
hình tượng hoá
2HS đọc
TL: + hạn chế thiên tai,
khắc phục thiên nhiên.
+ Thích nghi với tính
chất phức tạp của thiên
nhiên
HS kể: TĐ Sơn La, Thuỷ
điện YALi…
HS nêu ý kiến: tuyên
truyền cho mọi người về
tác hại của việc chặt phá
rừng, khai thác rừng bừa
bãi; kêu gọi mọi người
2.Nghệ thuật:
Xây dựng hình
tượng nghệ thuật
kì ảo mang tính
tượng trưng,
khái quát cao
3.Ghi nhớ
( SGK)
IV.Luyện tập
Bài tập 1(SGK)
Bài tập 2 (SGK)

Bài tập 3(SGK)
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA
TRÒ
NỘI DUNG
CHÍNH
(? Hình ảnh ST-TT có phải là
những hình ảnh có thật
không?)
? Đọc ghi nhớ
Y/C: làm tại lớp bài tập 2,3
Về nhà: bài tập 1
? Đọc yêu cầu bài tập 2
Thảo luận trả lời câu hỏi
? Kể tên những công trình
thuỷ điện lớn của đất nước ta
giai đoạn hiện nay
? Để hạn chế những hiện
tượng thiên nhiên, em sẽ làm
gì?
? Kể tên những truyền thuyết
đã học về thời Hùng Vương
Ngoài những truyền thuyết
này, em biết thêm được những
truyền thuyết nào?
cùng trồng cây gây rừng;
học tập tốt để có kiến
thức xây dựng đất
nước…

HS kể tên được 4 truyền
thuyết đã học, kể thêm
một vài truyền thuyết
khác …
* Củng cố
? Tại sao truyện lấy tên là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
GV tích hợp với phần TLV: Gọi tên truyện theo nhân vật chính. Đây là một trong đặc
điểm truyện dân gian, thường lấy tên nhân vật chính đặt tên cho truyện VD: Tấm Cám,
Thánh Gióng, Thạch Sanh…)
GV dùng bảng phụ cho bài tập trắc nghiệm, HS dưới lớp làm ra giấy, 1HS lên bảng làm.
Y/C nối cột (1) với ô chữ đúng trong các ô cột (2),(3),(4),(5):
(1) Sơn Tinh là người anh hùng (2) Mở nước, khai sáng
(3) Chống ngoại xâm
(4) Văn hoá
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
*(5) Lao động, phòng chống và chế ngự thiên nhiên
? Các ô còn lại ứng với những nhân vật truyền thuyết nào?
2. Lạc Long Quân,3.Thánh Gióng,4. Lang Liêu


4.Dạy học truyện cổ tích.
4.1.Yêu cầu của phương pháp dạy học truyện cổ tích.
4.1.1.Phù hợp với đặc trưng của cổ tích.
Các văn bản cổ tích được dạy trong chương trình Ngữ vănTHCS là : Sọ
Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Cây
bút thần. Do yêu cầu dạy học tích hợp với tri thức tập làm văn tự sự nên các
văn bản cổ tích cũng được học tập trung trong chương trình Ngữ văn 6.
Về PTBĐ, các truyện trên đều mang những dấu hiệu đặc trưng của
phương thức tự sự dân gian biểu hiện ở văn bản cổ tích. Đối tượng kể cổ tích

là chuyện đời về số phận của những con người bình thường trong xã hội; thể
hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của lẽ phải, của cái thiện
và tài trí của con người bình thường. Bằng phương thức kể cổ tích, nhân loại
có một phương tiện độc đáo trong việc truyền giữ kinh nghiệm sống và lòng
tin vào những điều tốt đẹp ở đời.
Các mục đích giao tiếp đó được thực hiện trong hình thức của văn bản cổ
tích với các yếu tố biểu đạt đặc thù sau:
+ Hệ thống sự việc của cổ tích phong phú và phức tạp hơn truyền thuyết và
cốt truyện cổ tích gần gũi với mọi lứa tuổi và có sức hấp dẫn hơn so với các
hình thức tự sự khác.Cốt truyện cổ tích có kết cấu : thắt nút- phát triển- đỉnh
điểm- mở nút. Đọc – hiểu cổ tích tương ứng với PTBĐ vì thế trước hết là
đọc- hiểu trên dấu hiệu cốt truyện đặc trưng này.
+ Nhân vật trung tâm của cổ tích phần nhiều là người tốt. Đó là người mồ
côi, người mang lốt vật, người dũng sĩ, nghị lực và tài trí. Nhưng cũng có khi
là kẻ xấu như mụ vợ trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Quy trình phân tích, cảm thụ nhân vật cổ tích với năm bước sau: phát hiện
nhân vật – tái hiện nhân vật- phân tích nhân vật- đánh giá ý nghĩa xã hội của
nhân vật- tỏ thái độ đối với nhân vật.
+ Phần đặc sắc của lời kể cổ tích là sự hoà trộn các chi tiết hiện thực với
các yếu tố tưởng tượng , sử dụng ngôi kể thứ ba nhưng gầm chứa thái độ yêu
ghét phân minh.
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Đọc- hiểu cổ tích là dựa trên các dấu hiệu trên từ đó rút ra ý nghĩa biểu
đạt của văn bản cổ tích : cho thấy hiện thực gì, số phận nào trong xã hội, thể
hiện ước mơ nào của nhân dân.
4.1.2. Đáp ứng dạy học tích hợp.
Gắn kết hoạt động dạy học văn bản cổ tích với các tri thức tập làm văn tự
sự đã và đang học ở các bài( bài 1 đến bài 9); đồng thời gắn kết đọc- hiểu
văn bản cổ tích với các tri thức lí luận văn học và văn học sử về loại hình

văn học dân gian, sân khấu dân gian.
4.1.3.Đáp ứng dạy học tích cực.
Tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hoá các hình thức đọc-hiểu tương
hợp với văn bản cổ tích : Chuyển hoá biện pháp đọc diễn cảm thành kể
chuyện diễn cảm; kết hợp đàm thoại bằng HTCH cảm thụ, phân tích tác
phẩm văn học với các lời giảng bình có trọng điểm; kết hợp học cá nhân với
học theo nhóm tại lớp; liên môn với Mĩ thuật…; tổ chức trò chơi thi kể diễn
cảm cổ tích sau giờ học hoặc thi giải thích tranh minh hoạ, vẽ tranh cổ tích
trong giờ ngoại khoá.
4.2.Vận dụng dạy một văn bản cụ thể.
Văn bản : EM BÉ THÔNG MINH
( truyện cổ tích)
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Học sinh : Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện và một số điểm tiêu biểu của kiểu
nhân vật thông minh.
2. HS kể lại được truyện, biết tìm những chi tiết tạo ra ý nghĩa truyện.
3. Giáo dục HS ý thức đề cao, trân trọng sự thông minh của con người.
B. Chuẩn bị :
GV: G/a, SGK, SGV, Tranh ảnh.
HS : Soạn bài; tìm thêm một số truyện về nhân vật thông minh.
C.Phương pháp:
Giảng- bình- vấn đáp.
D. Hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài : Kho tàng truyện cổ tích nhiều nước ( trong đó có Việt Nam) có một
thể truyện rất lí thú : Truyện về các NV tài giỏi thông minh. Trí tuệ dân gian sắc sảo và
vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải
nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong nhiều tình huống phức tạp. từ đó tạo nên tiếng
cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe. “ Em bé thông minh” là một trong những
truyện như thế.
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
GV hướng dẫn đọc : Giọng vui,
hóm hỉnh. Chú ý những câu đối
thoại, những câu hỏi và trả lời của
em bé.
GV: đọc từ đầu….về tâu vua.
? HS đọc
? GT 1 số từ sau : oái oăm, lỗi lạc,
nhà thông thái…
? Chỉ ra cách giải nghĩa của các từ
này.
GV : EBTM là truyện cổ tích sinh
hoạt. Truyện gần như không có
yếu tố thần kì, được cấu tạo theo
lối sâu chuỗi gồm nhiều mẩu
chuyện. Nhân vật trải qua một
chuỗi các thử thách từ đó bộc lộ trí
thông minh, tài trí hơn người…
? Theo dõi VB, hãy chỉ ra chuỗi
các sự việc của truyện
? Trong những lần giải đó trên, em
thích nhất là lần giải đố nào?
? Xác điịnh phương thức biểu đạt
chính của VB?
? XĐ bố cục ba phần của VB
? Nhân vật chính trong văn bản?
? Nhân vật em bé thuộc kiểu nhân
vật nào?
? Để thử tài nhân vật, tác giả dân

gian đã dùng hình thức nào? Tác
dụng của hình thức này.
HS nghe
3 HS đọc 3 đoạn còn lại.
HS dựa vào chú thích trả lời.
- oái oăm : đưa ra từ trái nghĩa.
-lỗi lạc : đưa ra từ đông nghĩa
- nhà thông thái : nêu khái
niệm mà từ biểu thị.
HS liệt kê:
1. Em bé giải câu đố của viên
quan.
2. Em bé giải câu đố lần 1 của
vua.
3. ……………………
2………
4. ……………… của sứ giả
nước ngoài.
HS tự bộc lộ
- PTBĐ : tự sự
HS xác định.
Em bé Thuộc kiểu nhân vật
thông minh, tài giỏi.
- Hình thức : câu đố và giải đố,
đây là hình thức phổ biến trong
TCT dân gian.
Tác dụng : + Tạo ra thử thách
để nhân vật bộc lộ tài năng.
+ Tạo tình huống cho cốt
I. Đọc hiểu chú

thích.
1. Đọc.

2. Chú thích

II. Tìm hiểu văn
bản.

1. Bố cục
MB : Vua sai quan
đi tìm người tài giỏi.
( từ đầu …thật lỗi
lạc)
TB : Những lần giải
đố của em bé
(tiếp… láng giềng)
KB : em bé thành
trạng nguyên. ( Còn
lại)
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
GV : Sự thông minh tài trí của em
bé được thể hiện qua các lần thử
thách và giải đố.
? Em bé đã trải qua mấy lần thử
thách và đó là những lần nào?
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
nội dung sau: - Nội dung của mỗi
lần thử thách

- cách giải đố của em bé
- Kết quả của những lần giải
đố.
HS liệt kê và kẻ bảng điền.
GV nhận xét, bổ sung.
GV treo bảng phụ :
truyện phát triển.
+ Gây hứng thú cho người
đọc, người nghe.
4 Lần : Giải câu đố của quan, 2
lần giải câu đố của nhà vua, 1
lần giải câu đố của sứ thần.
HS hoạt động nhóm trong
bàn, viết ra giấy, nêu ý kiến.
TG: 3phút.
Đại diện một số nhóm trình
bày kết quả.
2. Phân tích.

* Sự thông minh,
mưu trí của em bé
qua những lần thử
thách.
Bảng phụ :
Người ra
câu đố
Nội dung câu đố Cách giải đố Kết quả
1.Viên
quan
Hỏi : Trâu cày một

ngày được mấy
đường
Đố lại : Ngựa của ông đi
một ngày được mấy bước
- Cứu được cha
-Khiến quan phải há hốc
mồm, sửng sốt không biết
trả lời sao. Phải công
nhận cậu là người thông
minh.
2. Vua - Yêu cầu dân
làng : Nuôi 3 con
trâu đực , 1 năm đẻ
thành 9 con.
Lật lại vấn đề : Đòi nhà
vua bảo bố sinh em bé.
> Nhà vua tự nói ra điều
phi lí đó.
- giải thoát cho cả dân
làng
- Vua phải công nhận sự
tài giỏi cảu em
3. Vua -YC : từ 1 con
chim sẻ làm thành
- Đố lại vua: Rèn một con
dao từ một cây kim.
- Vua phục tài em bé và
ban thưởng.
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

3 mâm cỗ.
4. Sứ thần Đố : Xâu 1 sợi chỉ
mảnh qua ruột con
ốc vặn dài.
-Hát 1 bài đồng dao để trả
lời.
- Sứ thần và mọi người
thán phục.
- Giữ vững nền hoà bình
cho đất nước.
- Làm trạng nguyên
Tiết 2 :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
GV: Dùng bảng phụ khái
quát nhưng nội dung tiết
trước.
? HS đọc lại một lần
? Nhận xét về mức độ của
cá câu đố
? Vì sao nói mức độ câu đố
sau khó hơn câu trước
? Để làm nổi bật sự oái oăm
của câu đố và tài trí của cậu
bé, truyện đã so sánh cậu
với những ai qua mỗi lần
giải đố
GV : trong mỗi lần thử
thách em bé đã dùng sự
thông minh, lí thú của mình

để giải đố
? Cách giải đố thông minh
và lí thú ở chỗ nào?
?Phản ứng của em bé khi
HS đọc
* câu đố : Lần sau khó hơn lần
trước
Vì : + xét về người ra câu đố : mỗi
lúc một quan trọng : viên quan >
vua >sứ thần
+ Nội dung câu đố : mỗi lúc một
tăng thêm > sự thông minh tài trí
của em bé ngày càng rõ
+ Đối tượng, thành phần giải câu
đố : 2 cha con > dân làng > cả triều
đình và dân tộc
- Lần 1 : với người cha
- Lần 2: với toàn thể dân làng
- lần 3 : với vua
- Lần 4 : với cả vua, quan, đại thần,
các ông trạng và các nhà thông thái
* Sự thông minh lí thú thể hiện ở
cách giải đố :
L1: Đẩy thế bí về phía người ra câu
đố “ gậy ông đập lưng ông “
L2+3 : Làm cho người ra câu đố tự
nhận cái vô lí, phi lí của điều mà
họ nói > đưa vua vào bẫy để vua tự
giải thích câu đố của mình.
L4 : Những lời giải đố đều không

Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
nghe những câu đố
? Sự hồn nhiên của em bé
được thể hiện ở chi tiết nào?
? Nhận xét về kết quả của
mỗi lần giải đố
? Cảm nhận của em về em
bé trong truyện
? Truyện em bé thông minh
hấp dẫn em bởi nững lí do
gì?
? Nêu ý nghĩa của truyện
GV : cuộc đấu trí của em bé
xoay quanh truyện đường
cày, bước chân ngựa, con
trâu, con chim sẻ, con ốc,
con kiến càng…Trí khôn và
sự thông minh của em bé
được đúc kết từ đời sống,
luôn được vận dụng trong
thực tế.
? Đặc điểm truyện cổ tích
trong văn bản
GV : Đây là loại truyện phổ
biến trong truyện cổ tích
VN
? Đọc ghi nhớ SGK
? Kể lại diễn cảm truyện

(A3)
? Kể lại truyện bằng lời của
viên quan hoặc lời của
người cha em bé ( A1)
? Đọc truyện Lương Thế
Vinh ? Truyện đề cao điều
dựa vào kiến thức sách vở mà dựa
vào kinh nghiệm đời sống dân
gian.
- Phản ứng : nhanh
- Tính hồn nhiên, vô tư : vừa trả lời
câu đố vừa đùa nghịch, hát, nhảy
* Kết quả : Là sự khẳng định tuyệt
đối về tài trí của em, là phần thưởng
xứng đáng
HS nêu cảm nhận
- Cách giải đố tự nhiên, hóm hỉnh
HS khái quát
- Truyện kể về kiểu nhân vật thông
minh
- Câu đố và giải đố
2 HS đọc
HS kể
( Trí thông minh bắt nguồn từ kinh
nghiệm đời sống )
> Em bé có trí thông
minh hơn người, lòng
can đảm và sự vô tư,
hồn nhiên của em
nhỏ.

III. Tổng kết

1. ý nghĩa :
- Đề cao tài trí của 1
em bé
- Đề cao kinh nghiệm
đời sống
- Mang ý nghĩa mua
vui, giải trí
2. nghệ thuật
3. Ghi nhớ ( SGK)

IV . Luyện tập
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
gì?
*. Củng cố :

GV phát phiếu bài tập trắc nghiệm :
1. Khi kể về tài năng của em bé, tác giả nhằm ca ngợi trí tuệ của ai là chính?
A. Trẻ em B. Nhân vật em bé C. Dân tộc
D. Nhân dân lao động *
2. Cái hay của truyện được tạo bởi yếu tố nghệ thuật nào là chính :
A. Xây dựng nhân vật B. Phóng đại
C. Tạo tình huống bất ngờ và sâu chuỗi sự kiện D. Đối lập
3. Chiến thắng của em bé có được sự giúp đỡ của thần linh không ?
A. Không B. Thần linh giúp đỡ bằng cách mách bảo hoàn toàn
C. Thần linh giúp đỡ một phần D. Thần linh giúp đỡ nhưng người
nghe không nhận thấy


5.Dạy học truyện ngụ ngôn
5.1.Yêu cầu của phương pháp dạy học truyện ngụ ngôn.
5.1.1.Phù hợp với đặc trưng của ngụ ngôn.
Trước hết, ngụ ngôn là hình thức kể chuyện tưởng tượng. Tưởng tượng
trong ngụ ngôn là mượn cái phi lí để nói (truyền dạy) cái có lí.
VD: văn bản “Thầy bói xem voi”, sự thật không có truyện cùng một lúc
năm ông thầy bói sờ vào con voi để đoán già đoán non, sinh ra cãi vã ẩu đả,
nhưng cái lí thật được đem ra truyền dạy từ truyện bịa ấy là : Chân lí không
thể đoán mò, muốn hiểu đúng sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách
toàn diện.
Yếu tố sự việc trong ngụ ngôn, đặc tính chung là tiết chế trong cốt truyện
đơn giản (truyện “thầy bói xem voi” có 3 sự việc được kể : các thầy bói xem
voi/ các thầy bói phán về voi/ hậu quả của việc xem và phán về voi). Trong
trường hợp này, có thể căn cứ từ diễn tiến của 2 hay ba sự việc mà nhận ra
bố cục của văn bản ngụ ngôn.
Tính truyền giáo- một yêu cầu căn bản của truyện ngụ ngôn- có thể làm
khô cứng câu chuyện được kể, nhưng khi kể ngụ ngôn, người ta đã mềm hoá
câu chuyện bằng cách tạo ra cốt truyện về những hiện tượng bất bình thường
để gây cười.
Mượn chuyện người hay vật để truyền dạy kinh nghiệm sống, nên nhân
vật trong văn bản ngụ ngôn có thể là người, như thày bói (thầy bói xem voi),
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
có thể là vật ( chuột, ếch…)được kể qua lời nói và hành động, được nhân
hoá và mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng hơn là tính cách.
Lời văn ngắn gọn, chủ yếu kể việc, kể người theo lối lược thuật và đậm
tính khẩu ngữ…
Đọc- hiểu văn bản cổ tích là đọc- hiểu dựa trên các dấu hiệu hình thức
biểu đạt trên, từ đó suy ra các ngụ ý của câu chuyện.

5.1.2.Đáp ứng dạy học tích hợp.
Gắn kết đọc- hiểu văn bản ngụ ngôn với các tri thức về văn tự sự (bố cục,
sự việc, nhân vật, đoạn văn, chủ đề, kể chuyện tưởng tượng trong văn tự sự)
và văn nghị luận; với các tri thức về thể loại ngụ ngôn trong văn học, với
thành ngữ, tục ngữ. Gắn kết đọc- hiểu ngụ ngôn với hoạt động thực tiễn của
con người để hiểu sức sống của ngụ ngôn.
5.1.3.Đáp ứng dạy học tích cực
Tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hoá các hình thức đọc-hiểu tương
hợp với văn bản ngụ ngôn như : tăng cường đàm thoại bằng HTCH, thảo
luận nhóm, kể chuyện diễn cảm trong khi giảm thiểu lời giảng bình của GV;
trò chơi diễn xuất văn bản; sưu tầm mở rộng vốn văn bản…
5.2.Vận dụng dạy học một văn bản cụ thể:

Văn bản : ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
( truyện ngụ ngôn)
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Học sinh : Hiểu được sơ lược khái niệm truyện ngụ ngôn.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa, bài học truyện ếch ngồi đáy giếng.
2. HS kể lại được truyện, biết tìm những chi tiết tạo ra ý nghĩa truyện.
3. Giáo dục ý thức, phương pháp không ngừng học tập nâng cao hiểu biết và không
nên chủ quan, kiêu ngạo.
B. Chuẩn bị :
GV: G/a, SGK, SGV, Tranh ảnh.
HS : Soạn bài; tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn, ôn lại đặc điểm ttruyền thuyết,
truyện cổ tích.
C.Phương pháp:
Giảng- bình- vấn đáp.
D. Hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài : Bên cạnh các loại truyện dân gian đã học, trong kho tàng truyện dân
gian còn có các thể loại truyện khác như Truyện ngụ ngôn, tryện cười. Hôm nay chúng ta

tiếp tục tìm hiểu một thể loại nữa, đó là truyện Ngụ ngôn
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
? Đọc chú thích dấu *
GV : giải thích : ngụ : hàm chứa ý
kín đáo
Ngôn : lời nói
> ngụ ngôn : là lời nói có ngụ ý kín
đáo để người nghe, người đọc tự
suy ra mà hiểu.
? Vậy theo em, truyện ngụ ngôn là
gì kể tên 1 vài truyện ngụ ngôn mà
em biết.
GV giảng về khái niệm truyện ngụ
ngôn > yêu cầu HS về học SGK
Chú ý : Truyện ngụ ngôn bao giờ
cũng được hiểu theo 2 nghĩa :
nghĩa đen : là nghĩa cụ thể của
truyện. Nghĩa bóng : là nghĩa
được suy ra từ ý nghĩa của truyện.
GV chuyển ý : để hiểu hơn về khái
niệm truyện ngụ ngôn, tìm hiểu
văn bản….
GV hướng dẫn đọc : chậm, bình
tĩnh, xen chút hài hước kín đáo.
GV đọc 1 lần
? HS đọc
? Kể lại câu chuyện bằng lời kể
của em?

? Em hiểu như thế nào là “ vị chúa
tể”, “ nhâng nháo”
? Tìm những từ trái nghĩa với từ
“nhâng nháo”
? Truyện được kể theo ngôi kể nào
?trình tự kể
? Nhân vật chính của truyện
? Truyện kể về những giai đoạn
nào trong cuộc đời của ếch ? ứng
HS đọc
HS trả lời theo ý hiểu của
mình
1 HS đọc
1HS kể
- chú thích ( SGK)
- trái nghĩa với nhâng nháo :
nhũn nhặn, khép nép…
- Ngôi kể : thứ 3
- Thứ tự kể : trước sau
- Nhân vật : con ếch
-2 Giai đoạn : Khi ở trong
giếng và khi ra khỏi giếng.
- Ếch cho rằng : + bầu trời
chỉ bằng cái vung
+ mình thì oai như vị chúa
tể
- Nguyên nhân : + sống lâu
I. Truyện ngụ ngôn

( SGK)

II. Đọc hiểu chú
thích :

1. Đọc

2. Chú thích: SGK
II. Tìm hiểu văn bản

1. Bố cục :
2 phần : + từ đầu…vị
chúa tể
+ còn lại.
2. phân tích

a. Ếch khi ở trong
giếng.

Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
với những giai đoạn đó là phần văn
bản nào?
? Khi ở trong giếng, ếch nhìn nhận
và đánh giá về thế giới xung quanh
và bản thân mình như thế nào?
? Nguyên nhân gì khiến ếch có sự
nhìn nhận và đánh giá như vậy?
? Nhận xét về môi trường và thế
giới sống của ếch
GV : ếch chưa bao giờ sống thêm

ở môi trường khác, thế giới khác,
chỉ suốt ngày quanh quẩn trong
lòng một cái giếng nhỏ, nên tầm
nhìn và sự hiểu biết về thế giới xq
hạn hẹp, nhỏ bé
? Nhận xét về ếch ở giai đoạn này
GV chuyển ý : sự chủ quan kiêu
ngạo của ếch dẫn đến hậu quả
gì…
? Ếch ra khỏi giếng trong điều kiện
nào?
? Cách ếch ra khỏi giếng là ý
muốn chủ quan hay khách quan
? Có gì thay đổi trong hoàn cảnh
sống của ếch
? ếch có nhận ra sự thay đổi đó
không? cử chỉ nào của ếch chứng
tỏ điều đó
ngày trong giếng
+ xung quanh chỉ có vài
con vật bé nhỏ
+ tiếng kêu của nó khiến
các con vật khác hoảng sợ
> Môi trường và thế giới
sống trật hẹp, bé nhỏ, tù
túng, không thay đổi.
HS nêu nhận xét
HS chú ý phần 2
- Hoàn cảnh: mưa to, nước
trong giếng dềnh lên, đưa

ếch ra ngoài
> khách quan. ( bản thân
ếch không có ý muốn
khám phá thế giới bên
ngoài)
- thế gới xung quanh : mở
rộng, tụ do
> ếch không nhận ra
> thái độ : nhâng nháo nhìn,
không để ý xung quanh
( nghêng ngang, hợm
hĩnh…)
- Kết quả : bị trâu giẫm bẹp
> Tất yếu ( vì nếu không
phải là trâu thì cũng sẽ là
con vật khác )
Hiểu biết hạn hẹp,
nhưng chủ quan, kiêu
ngạo, huyênh hoang.
b. Ếch khi ra khỏi
giếng.

Nghênh ngang, nhâng
nháo, không thay đổi
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
? Em hiểu như thế nào là nhâng
nháo nhìn
? Kết cục truyện gì đã xảy ra với

ếch
? em có nhận xét gì về kết cục
này ? vì sao?
GV : rời khỏi môi trường sống
quen thuộc nhưng ếch vẫ mang
trong mình cách nhìn nhận và
đánh giá về thế giới xung quanh và
bản thân mình một cách chủ
quan dẫn đến hậu quả tất yếu
? vậy ếch chết là do những nguyên
nhân nào?
? Theo em, ếch đáng giận hay
đáng thương , vì sao?
? Từ câu chuyện về con ếch cho
chúng ta bài học gì?
? Lấy một vài trường hợp trong
thực tế về bài học này?
? Truyện ngụ ngôn bằng cách nào?
(hình thức ngụ ngôn)
? Biện pháp nghệ thuật của văn
2 nguyên nhân :
+ Do điều kiện, hoàn cảnh,
môi trường sống ( sống lâu
ngày trong giếng, thiếu kiến
thứcề thế giới xq )
+ Do lối sống kiêu căng,
hợm hĩnh, thiếu hiểu biết.
> vừa đáng giận vừa đáng
thương
HS nêu lí do

HS thảo luận, nêu ý kiến
- khuyên con người ta phải
luôn mở rộng tầm hiểu biết
của mình bằng mọi cách
-Sống ở đời phải biết mình
biết ta, không chủ quan,
kiêu ngạo…
( Những kẻ chủ quan kiêu
ngạo, kém hiểu biết dễ bị
trả giá đắt, thậm chí bằng cả
tính mạng của mình )
( Không biết luật giao
thông, đi lại nghênh
ngang…> tai nạn)
- Mượn chuyện con vật để
nói chuyện con người
+ cái giếng : môi trường
sống trật hẹp, tù túng
+ bầu trời : thế giới tri thức,
sự hiểu biết rộng lớn
+ con ếch : cách nhìn nhận
của con người.
cách nhìn về thế giới
xq
>bị chết.
3. Tổng kết
a. Bài học.

- khuyên con người ta
phải luôn mở rộng

tầm hiểu biết của mình
bằng mọi cách
-Sống ở đời phải biết
mình biết ta, không
chủ quan, kiêu
ngạo…
b. Nghệ thuật

- Nhân hoá
- Dùng nhiều hình ảnh
ẩn dụ có ý nghĩa
* Ghi nhớ (SGK)

IV. Luyện tập
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính
bản?
? Hình ảnh “ cái giếng”, “ bầu
trời”, “con ếch” là hình ảnh ẩn dụ.
chỉ ra ý nghĩa ẩn dụ trong những
hình ảnh đó
GV : “Tri thức của nhân loại là đại
sa mạc rộng lớn và là đại dương
bao la, sự hiểu biết của con người
chỉ như hạt cát trong sa mặc và
như giọt nước giữa đại dương bao
la đó…”
? Từ câu chuyện này, nhân dân ta
thường nhắc nhở nhau bằng những

câu thành ngữ nào?
? Đọc ghi nhớ
? Tìm trong mỗi phần của văn bản
một câu văn trần thuật nòng cốt thể
hiện nội dung ý nghĩa của truyện.
HS thảo luận làm bài tập 2.
- Ếch ngồi đáy giếng
- Coi trời bằng vung
-Trơ như mắt ếch
-Thùng kêu to là thùng
rỗng…
- Phần 1: câu cuối
- Phần 2: câu cuối
*. Củng cố
? Nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn
? Chỉ ra đặc điểm truyện ngụ ngôn trong văn bản : ếch ngồi đáy giếng.

6. Dạy học truyện cười
6.1.Yêu cầu của phương pháp dạy học truyện cười.
6.1.1.Phù hợp với đặc trương của truyện cười.
Đọc- hiểu trên các dấu hiệu cách thức biểu đạt của truyện cười như cốt
truyện chứa đựng sự việc không bình thường, nhân vật trong sự việc đó hành
động và nói năng ngược đời hoặc lố bịch; lời văn tập trung kể việc và nhân
vật làm việc đó, giọng kể theo ngôi thứ ba, nhanh, khách quan…tất cả đều
gây cười. Từ đó hiểu ý nghĩa của truyện cười : tạo ra tiếng cười vui vẻ để
giải trí và chế giễu những thói hư tật xấu của người đời, hướng người đọc,
người nghe tới điều tốt đẹp.
6.1.2.Đáp ứng dạy học tích hợp.
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

Gắn kết dạy học văn bản truyện cười của phân môn văn với các tri thức về
văn bản tự sự của phân môn tập làm văn được dạy như : sự việc và nhân vật,
chủ đề của văn bản, lời kể và ngôi kể, kể chuyện đời thường; đồng thời gắn
kết đọc- hiểu văn bản với các tri thức mĩ học về cái hài, thể loại truyện cười
trong văn học dân gian.
6.1.3.Đáp ứng dạy học tích cực.
Tổ chức dạy học theo hướng đa dạng hoá các hình thức đọc- hiểu phù hợp
với văn bản truyện cười : kể chuyện phân vai; kết hợp đàm thoại bằng
HTCH phân tích văn bản với lời giảng tóm tắt và hạn chế lời bình của giáo
viên; kết hợp học cá nhân với thảo luận theo nhóm; trò chơi diễn xuất văn
bản…
6.2.Vận dụng dạy một văn bản cụ thể.
TREO BIỂN
A - Mục tiêu cần đạt
1/ Giúp học sinh hiểu thế nào là truyện cười
Hiểu được nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong truyện "Treo
biển".
2/ Rốn kỹ năng kể và cảm thụ, phân tích truyện cười
3/ Giáo dục học sinh ý thức tự đấu tranh với thói xấu của chính mỡnh
B- Phương tiện:
- Giáo viên : Giáo án, bảng phụ và phiếu học tập.
- Học sinh : đọc, tóm tắt nội dung văn bản; chuẩn bị tiểu phẩm ngắn.
C. Phương pháp :
- kể chuyện, đàm thoại bằng HTCH, Thảo luận, trò chơi diễn xuất.
C- Hoạt động dạy học :
I. Giới thiệu bài : Người VN chúng ta rất biết cười dù ở bất kỳ hoàn cảnh, tỡnh huống
nào. Vỡ vậy rừng cười dân gian rất phong phú. Rừng cười ấy có đủ các cung bậc khác nhau:
có tiếng cười mua vui hóm hỉnh nhưng không kém phần sâu sắc; có tiếng cười sâu cay, châm
biếm để phê phán thói hư tật xấu và để đả kích kẻ thù  chúng ta sẽ phần nào thấy được từng
cung bậc ấy qua việc tỡm hiểu 2 truyện cười: "Treo biển" và "Lợn cưới áo mới"

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
NỘI DUNG
CHÍNH
? Em hiểu truyện cười là truyện kể 1HS A/ Truyện cười
Gi¸o viªn : Mai ThiÖn ViÖt 1

×