Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN AN TOÀN TUYỆT ĐỐI TRONG MÔN HỌC ĐẨY TẠ ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.58 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Đơn vị: Trường THPT Trần Phú
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
AN TOÀN TUYỆT ĐỐI TRONG MÔN HỌC ĐẨY TẠ ĐỐI
VỚI HỌC SINH LỚP 10
Người thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH SƠN
Lĩnh vực nghiên cứu: Môn Đẩy Tạ

Năm học: 2010 – 2011
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
I. Thông tin chung về cá nhân
1. Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH SƠN
2. Ngày tháng năm sinh: 03/06/1979
3. Nam Nữ: Nam
4. Địa chỉ: Xà Bang ,Châu Đức ,Bà Rịa – Vũng Tàu
5. Chức vụ: Tổ Trưởng chuyên môn, tổ TD-QPAN
6. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú
II. Trình độ đào tạo
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2002
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. Kinh nghiệm khoa học
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Thể Dục – Quốc Phòng - AN
- Số năm có kinh nghiệm: 09 năm
AN TOÀN TUYỆT ĐỐI TRONG MÔN HỌC ĐẨY TẠ ĐỐI VỚI
HỌC SINH LỚP 10
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là
quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó
không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm


được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể
dục. Tự tôi ngày nào cũng tập.
. Giáo dục thể dục thể thao chẳng những giúp cho việc nâng cao sức khỏe mà
còn ảnh hưởng tốt đến các mặt giáo dục khác.
Giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường là quá trình lâu dài, đa
dạng về nội dung và hình thức. Thể dục giúp các em có một sức khoẻ, phát
triển thể chất, tạo hưng phấn cho giờ học trên lớp. Qua đó phát hiện tuyển
chọn và đào tạo thành những vận động viên của trường đi thi đấu . Bên cạnh
những mặt có lợi do đặc thù của môn học thể dục mang lại, thì chúng ta
không nên xem nhẹ yếu tố an toàn trong các môn học trong giờ học thể dục,
tuy mỗi môn có những mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng tôi thấy môn học
đẩy tạ là môn học nguy hiểm nhất có thể gây chấn thương nặng cho người
học một cách rất là thương tâm và có thể dẫn đến chết người. Ở lứa tuổi trung
học phổ thông các em rất hiếu động, đùa giỡn, do đó đối với công tác giảng
dạy đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp an toàn cho người tập
và mọi nguời xung quanh, đồng thời đưa ra những hình thức kỷ luật thích
đáng cho những trường hợp vi phạm. Bởi trong quá trình luuện tập chỉ cần sơ
sẩy một chút là người tập có thể bị tàn phế suốt đời,đặc biệt là học sinh lớp
10, lứa tuổi còn rất bỡ ngỡ với nhà trường phổ thông.Từ những lý do trên tôi
mạnh dạn chọn tên sáng kiến kinh nghiệm là “ An toàn tuyệt đối trong môn
học đẩy tạ đối với học sinh lớp 10”. Với sáng kiến này tôi có nguyện vọng và
hy vọng rằng sẽ đóng góp được những số liệu và thông tin về công tác giảng
dạy môn học đẩy tạ ngày càng được an toàn hơn.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Đối tượng tập luyện cùng một lứa tuổi, cùng trình độ
Học sinh đa số luôn thực hiện đúng những gì giáo viên giao cho
Giáo viên cán bộ công nhân viên trong nhà trường luôn nhiệt tình sẳn sàng
giúp đỡ

Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ

2. Khó khăn

Phần lớn các phụ huynh học sinh và ngay cả một số cán bộ giáo dục đều
không quan tâm đến môn giáo dục thể chất. Họ coi giáo dục thể chất trong
trường học chỉ là môn "phụ" nên các giờ thể dục thường không phát huy hiệu
quả.
Ý thức của học sinh ở lứa tuổi trung học phổ thông thì chưa ý thức tốt
về môn học đẩy tạ, còn rất xem thường, cho đây là môn học không quan
trọng. Trong những giờ học thường biểu hiện sự không tập trung chú ý. Đây
là một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương.
Là học sinh mới vào trường cấp III , nên đẩy tạ là một môn học còn khá
mới mẽ, các em chưa ý thức được sự nguy hiểm của môn học
3. Số liệu thống kê :
Trang thiết bị dụng cụ, sân bãi chưa đúng tiêu chuẩn
Dụng cụ dạy và học còn hạn chế.
Phần lớn ý thức học môn Đẩy tạ của HS còn kém, thường đùa giởn.
Giáo viên chưa tận tụy với nghề nghiệp
Chưa xây dựng động cơ học tập cho HS
Nếu không lầm thì những năm học trước đây ở các trường THPT trong toàn
tỉnh có rất nhiều trường hợp chấn thương do tạ gây ra
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Môn học đẩy tạ được đưa vào giảng dạy ở các trường THPT, mục đích là
giáo dục phát triển tố chất mạnh cho học sinh. Đây là một trong những tố
chất không thể thiếu được và rất cần thiết cho cơ thể. Nếu ở lứa tuổi cấp II
chú trọng phát triển sức nhanh thì ở lứa tuổi cấp III cần chú trọng phát triển
cả sức nhanh lẫn sức mạnh. Mà khi học tập thì lại coi đây là một môn học rất
nguy hiểm nó có thể gây chấn thương bất cứ lúc nào, từ nhẹ đến nặng

Giáo dục thể chất nói chung cũng như giáo dục môn học đẩy tạ nói riêng
cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước là sự nghiệp của toàn thể xã hội,
rất cần sự phối hợp của các Ban, ngành, các cơ quan hữu quan, cùng đưa ra
những giải pháp mang tính “An toàn” Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa
trong sự nghiệp giáo dục cho học sinh của ngành TDTT và ngành Giáo dục
để đưa ra những chiến lược phát triển lâu dài. Những chương trình phối hợp
giữa hai ngành, những chính sách đẩy mạnh phong trào tập luyện môn học
đẩy tạ trong học sinh là điều hết sức cần thiết trong việc giáo dục tố chất vận
động. Nói tóm lại, môn học đẩy tạ trong trường học cần phải đảm bảo tính
“An Toàn Tuyệt Đối” để phát triển tốt sức mạnh cho học sinh.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a. Nội dung :
Lên kế hoạch nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp, hình thức
tổ chức phong phú và đa dạng. Giáo viên phân tích và hệ thống các tài liệu có
liên quan.
Giáo viên không nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc, mà cần có sự sáng tạo từ
khâu chọn lựa nội dung sẽ dạy cho học sinh trong từng chương mục trong đó
có những bài tập của mình soạn, sắp xếp nội dung trong từng bài giảng sao
cho hợp lý, sinh động, đạt được lượng vận động cần thiết. Giáo viên cần chú
ý quan sát khi học sinh thực hiện động tác từ đó tìm ra được những điểm sai
của các em, nguyên nhân và cách sửa cho phù hợp, hiệu quả. Quan trọng nhất
là đảm bảo an toàn tuyệt đối. Cách tổ chức học sinh khi kiểm tra, phương
pháp kiểm tra và cách cho điểm
b. Biện pháp thực hiện:
- Đối với giáo viên trong việc giảng dạy môn đẩy tạ ở cấp THPT nói
riêng và giảng dạy môn thể dục nói chung thì người giáo viên phải tận tụy
với HS, tâm huyết với nghề nghiệp, phải làm sao xây dựng cho HS có động
cơ học tập tốt, đòi hỏi người giáo viên phải làm việc với tinh thần và trách
nhiệm cao. Đồng thời đưa ra nhiều biện pháp an toàn cho người tập và mọi
người xung quanh cũng như có những hình thức kỷ luật thích đáng cho

những trường hợp vi phạm.
Ví dụ : Đồ dùng chủ yếu trong môn đẩy tạ là tạ, tạ là một khối sắt hình
tròn, trọng lượng của tạ từ 3kg - 5kg, với một trọng lượng như vậy kết hợp
với lực tạo đà và lực đẩy mạnh của tòan thân, thì điều gì sẽ xảy ra nếu như
cẩu thả, không tập trung chú ý, không thực hiện đồng loạt, trong trường hợp
này nếu vô ý để tạ rơi trúng vào người thì chấn thương sẽ xảy ra. Như chúng
ta đã biết các chấn thương, nếu như nhẹ thì trầy da chảy máu bình thường,
hơi nặng hơn thì dập cơ, bong gân sai khớp và có thể dẫn đến gãy xương
nguy hiểm nhất là trúng vào đầu gây chấn thương sọ não dẫn đến chết người,
nếu không người cũng mất bình thường. Do đó với mức độ nguy hiểm có liên
quan đến tính mạng và sức khoẻ của người tập và mọi người xung quanh thì
người dạy ngoài yếu tố kỹ thuật ra, còn phải chú ý đến vấn đề bảo đảm an
toàn cho người tập lẫn mọi người xung quanh.
Trong chương trình giảng dạy thể dục, ở các lớp thuộc cấp THPT đều có
học môn đẩy tạ. Do vậy ngay từ khi nhận lớp dạy môn đẩy tạ người giáo viên
cần nêu những tính chất nguy hiểm của môn học cho học sinh nắm và sau đó
qui định như: Qui định khu vực học tập phải biệt lập, tuyệt đối an toàn. Tuỵêt
đối phải tập trung chú ý, không nên đùa giỡn, xô đẩy nhau trong khi học đẩy
tạ, không dùng tay hoặc chân để chặn tạ đang lăng, phải sử dụng đúng trọng
lượng tạ qui định nhằm nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm của các em
trong quá trình tập luyện. Đồng thời có những biện pháp kỷ luật thích đáng
cho những trường hợp vi phạm như: cảnh cáo trước lớp, báo với giáo viên
chủ nhiệm hạ hạnh kiểm, cho điểm thấp ở những lần kiểm tra…
Trong một buổi tập thể dục có rất nhiều lớp học chung . Các em đùa
giỡn, vô ý chạy vào nơi lớp đang học đẩy tạ chẳng may đúng lúc giáo viên
đang hướng dẫn cho học sinh thực hiện động tác ra sức cuối cùng có tạ thì
đây là trường hợp rất nguy hiểm. Do vậy, muốn bảo đảm an toàn cho người
tập và mọi người xung quanh thì người dạy phải thông báo và ngăn khu vực
tập luyện riêng, như: bằng dây nilon, cờ, cây gỗ, vạch vôi.
Khi đại trà chương trình lớp 10 phân ban, theo quyết định của hội đồng

thẩm định quốc gia môn thể dục thì môn đẩy tạ được chuyển từ phần cứng
của chương trình sang phần tự chọn. Đây là một quyết định đúng đắn với
nhiều lý do nhưng không hẳn là vậy bởi vì môn đẩy tạ là một trong những
môn chủ yếu để phát triển về sức mạnh.
Học tập môn đẩy tạ chủ yếu là phát triển sức mạnh của tay và nhất là
sức mạnh tốc độ rất có lợi cho việc học tập bộ môn bóng chuyền. Giáo viên
thể dục có thể dạy hai bộ môn này cùng một lúc nó sẽ hổ trợ lẫn nhau về việc
giáo dục kỷ thuật cũng như thể lực. Đây cũng là một biện pháp tạo sự hứng
thú, đỡ nhàm chán và mệt mõi trong học tập cho học sinh. Giáo viên chia lớp
ra làm hai tổ, một nhóm học đẩy tạ , một nhóm học bóng chuyền, sau đó
hoán đổi nội dung cho nhau. Như vậy thì càng đề cao tính an toàn hơn nữa,
bỡi vì khi tập bóng chuyền thì có những quả bóng sẽ rơi vào khu vực sân bãi
đẩy tạ. Cho nên người giáo viên phải biết cách sắp xếp tổ chức cho học sinh,
răn đe, thường xuyên theo dõi nhắc nhở, để đảm bảo cho việc tổ chức được
nghiêm túc và chặt chẽ thì giáo viên nên chọn cho mình một hoặc hai học
sinh gương mẫu, uy tín, có năng lực làm trợ giúp.
- Đối với học sinh trước hết phải thể hiện thật cao tinh thần tổ chức kỷ
luật. Xác định động cơ học tập, nâng cao ý thức tự giác, đảm bảo tính an toàn
tuyệt đối, chấp hành tuyệt đối yêu cầu của giáo viên đề ra, không đùa giởn xô
đẩy nhau trong lúc tập luyện, tập trung chú ý cao độ, khi thực hiện động tác
đẩy tạ đi phải thực hiện đồng loạt, khi sử dụng tạ phải sử đụng đúng trọng
lượng qui định, chuẩn bị dung cụ sân bãi đúng qui cách.
Ví dụ : Giáo viên tập họp đội hình lớp thành bốn hàng dọc, sau đó cho
điểm số theo từng hàng dọc (nam trước, nữ sau hoặc ngược lại).
IV. KẾT QUẢ
Giáo dục thể chất là một trong bốn tiêu chí giáo dục con người toàn diện
(đức, trí, thể, mỹ) của nền giáo dục nước ta. Giáo dục thể chất tốt, cũng như
giảng dạy môn học đẩy tạ không chỉ giúp học sinh có sức khỏe, sức mạnh,
sức bền, sự dẻo dai đảm bảo tính an toàn tuyệt đối, bảo đảm chất lượng các
tiết học chính khóa, mà còn rèn luyện cho học sinh tinh thần đoàn kết, ý thức

tổ chức kỷ luật nghiêm minh, sự tập trung cao độ, không cẩu thả, quyết đoán,
sống vì tập thể
Năm học 2010-2011, tỷ lệ học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh toàn
khối nói chung bị chấn thương do môn học đẩy tạ hầu như không đáng kể.
Có được kết quả như vậy, bên cạnh việc làm tốt công tác chuyên môn, không
thể phủ nhận sự đóng góp tích cực của công tác giáo dục thể chất vào kết quả
trên. Vì vậy, các tiết học thể dục đều được học sinh tham gia sôi nổi và hào
hứng”. Nói đến giáo dục thể chất, Trường THPT Trần Phú là một trong
những trường có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi ,
khá đầy đủ đáp ứng được số lượng tiết học thể dục của hơn 1.500 học sinh ba
khối. Đội ngũ giáo viên thể dục đạt chuẩn, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình
trong công tác giảng dạy, có điều kiện phát huy hết năng lực của mình, từ đó
giáo viên dễ dàng phát hiện năng khiếu của học sinh.
BGH luôn quan tâm động viên,trao đôi ý kiến xây dưng cho công tác chuyên
môn ngày một tốt hơn
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua những nôị dung, phương pháp, ý kiến trình bày trên, tôi rút ra bài
học kinh nghiệm như sau :
Để đảm bảo cho học sinh học tập môn học đẩy tạ được an toàn tuyệt
đối, hứng thú trong luyện tập, thì không gì hơn là người giáo viên phải thể
hiện tinh thần trách nhiệm cao độ, nhiệt huyết trong nghề nghiệp, luôn luôn
là người thầy gương mẫu cho học sinh noi theo. Thường xuyên trao dồi
chuyên môn nghiệp vụ, phát huy những mặt tốt, đẩy lùi những mặt xấu, tìm
tòi học hỏi những phương pháp hoặc viết ra những sáng kiến kinh nghiệm rất
bổ ích cho ngành giáo dục. Riêng học sinh phải tuân thủ tuyệt đối ý kiến của
giáo viên, nhất nhất phải thực hiện động tác theo lệnh của cán bộ lớp hoặc là
giáo viên đứng lớp, không cẩu thả phải chú ý tập trung cao độ, thực hiện
động tác đồng loạt dứt khoát, không đùa giỡn xô đẩy lẫn nhau, tuyệt đối
nghiêm túc.
VI. KẾT LUẬN

Sáng kiến kinh nghiệm này đã được nhiều giáo viên trong nhà trường áp
dụng và đã đạt được những kết quả khả quan, rất yên tâm khi thực hiện sáng kiến
này. Thời gian tập luyện của học sinh nhiều, mà trong thể thao đối với người tập,
càng tập luyện nhiều thì càng nắm được yếu lĩnh động tác, đi đến việc hình thành
kỷ năng kỷ xảo động tác và sắp tới đây trong chương trình phân ban thì môn đẩy
tạ là một trong những môn học tự chọn.Việc tổ chức giảng dạy tốt môn Đẩy tạ
trong nhà trường phổ thông là trách nhiệm chung của mỗi thầy, cô giáo chẳng
những góp phần vào việc nâng cao sức khỏe cho học sinh mà còn là nền tảng hết
sức vững chắc cho những thành tích học tập và lao động trước mắt cũng như sau
này của học sinh.
Qua đó tôi xin đóng góp một phần nhỏ ý nghĩ của mình để hoàn thành nhiệm
vụ giáo dục, giáo dưỡng về sức khỏe đã được qui định trong kế hoạch chương
trình giảng dạy nhằm thực hiện tốt môn giáo dục thể chất trong nhà trường phổ
thông nói chung và môn học đẩy tạ nói riêng. Do thời gian và kinh nghiệm còn
hạn chế, nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được
sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô. Xin chân thành cảm ơn.
* Đề xuất, kiến nghị :
Qua phân tích kết quả và kết luận nêu trên tôi xin đề xuất như sau :
- Hằng năm nên thực hiện công tác điều tra cơ bản về thể chất học sinh để
nắm được quá trình phát triển của các em. Đó là một trong những dấu hiệu
quan trọng của trạng thái sức khoẻ. Người làm công tác chăm lo sức khoẻ
học sinh cần nắm chắc các qui luật phát triển cơ bản ấy thúc đẩy các qui
luật phát triển tốt, mới mong đạt kết quả tối ưu trong công tác của mình.
- Các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn nữa về sức khoẻ đối với con
em mình.
- Giáo viên bộ môn cần cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp hơn.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ sân bãi phục vụ cho học tập và thi đấu.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bửu, Nguyễn Thế Tuyền lý luận và phương pháp thể thao thẻ.
Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh, 1991.

2. Vũ Cao Đàm, phương pháp luận nghiên cứu khoa học nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1995
3. Sách giáo khoa thể dục 10-11-12, Bộ GD&ĐT
4. PGS.TS. Trịnh Trung Hiếu-Phương pháp giảng dạy TDTT trong
trường THPT, NXB TDTT Hà nội năm 1999

×