Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH CẢM THỤ VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.38 KB, 7 trang )

PHNG PHP DY HC SINH CM TH VN HC
Phần I: Đặt Vấn Đề
1. Cơ sở lý luận.
Trong đời sống con ngời, văn học từ lâu dã trở thành một nhu cầu
tinh thần không thể thiếu. Nó đã phản ánh đời sống xã hội qua năng
kính chủ quan của nhà văn. Nó ảnh hởng sâu sắc tới đời sống tình
cảm của con ngời, kích thích khả năng t duy và trí tởng tợng phong
phú của mỗi ngời.
-Trong công tác giảng dạy văn học.Ngời thầy phải hớng học sinh đi
vào cảm thụ tác phẩm văn học ,thấy đợc cái hay cái đẹp của văn ch-
ơng .Từ đó mới giúp học sinh làm văn với những thể loại khác
nhau .
-Là một giáo viên văn đã từng giảng dạy môn văn học .Qua quá
trình giảng dạy ,nghiên cứu tài liệu tham khảo nhiều chuyên đề đợc
bàn luận trên sách báo ,tạp chí giáo dục tôi mạn phép đợc đa ra một
số kinh nghiệm nhỏ để trao đổi cùng đồng nghiệp tìm ra hớng giải
quyết công việc khó khăn này.
-Ngoài những nhận thức từ cá nhân ,cũng phải nói rằng hiện nay
chúng ta đang đứng trớc một vấn đề lan giải về giáo dục nói chung
và văn học nói riêng .Ngời thầy thì chạy theo thành tích ,còn trò thì
chạy theo phong trào sao chép văn mẫu từ thầy cô ,từ sách in
mẫu .Do vậy học sinh càng lời suy nghĩ ',kỹ năng cảm thụ văn học
và phơng pháp làm bài văn là rất yếu.Xuất phát từ hiện trạng trên tôi
mạnh dạn đa ra vấn đề này để cùng bàn luận .
Phần II: các biện pháp để giải quyết vấn đề.
-Cảm thụ văn học nói một cách dễ hiểu là sự nhận biết và rung
động trớc cái hay cái đẹp, cái khéo về nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm .Từ đó suy nghĩ liên hệ với cuộc sống để thêm yêu tác
phẩm, thêm cảm phục nhà văn, nhà thơ rồi tự vơn lên đồng cảm học
tập tác giả, bắt chớc làm văn , thơ tốt hơn, cảm thụ tốt hơn.
-Một trong phơng pháp cảm thụ chính là kỹ năng cảm thụ là sự


nhạy bén, chính xác , sâu sắc thành thục trong quá trình tìm hiểu
văn bản.VD: Khi đọc bài ca dao :
"Cày đồng đang buổi ban tra
Mồ hôi thánh thót nh ma ruộng cày
Ai ơi bng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần" .
Đọc bài ca dao chúng ta phải hiểu ngay đây là tiếng nói của
những con ngời lao động đang một nắng hai sơng vất vả lam lũ trên
cánh đồng cháy.Cách nói cách thể hiện của dân gian thật giản dị mà
thấm thía vô cùng.Lời ca dao với từ ngữ gợi tả, hình ảnh chân thực,
biện pháp thể hiện sinh động:So sánh, thậm xng, nghệ thuật tơng
phản đã chứa đựng biết bao tình cảm lời khuyên nhủ chân thành của
dân gian để chúng ta biết quý trọng hạt gạo, bát cơm, biết quý trọng
công sức ngời lao động.Từ đó chúng ta cảm thông và yêu quý ngời
lao động hơn.
Khi hớng học sinh cảm thụ bài ca dao trên , chúng ta phải làm
thế nào để các em cảm đợc cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh
và cách thể hiện.Ví dụ:Trong bài ca dao dân gian đã chọn một cộng
việc giản dị trong bao công việc của nhà nông.Thế nhng "cày đồng"
là công việc nặng nhọc nhất. Đã thế công việc lại diễn ra trong thời
điểm khắc nghiệt
"ban tra".Chọn một công việc điển hình trong một thời điểm điển
hình bài ca dao đã hớng ngời đọc phần nào hiểu đợc nỗi vất vả,
nhọc nhằn của ngời nông dân.Đến câu thứ 2 hình ảnh"mồ hôi" với
nghệ thuật so sánh và thậm xng:"mồ hôi thánh thót nh ma ruộng
cày" thì chúng ta càng hiểu và thấm thía nỗi vất vả nhọc nhằn cũng
đợc tăng lên gấp bội.Có giọt mồ hôi nào lại đợc ví nh ma trên
ruộng.Cách diễn đạt có phần quá lên từ đó dân gian càng nhấn
mạnh nỗi cực nhọc của ngời nông dân để làm ra hạt gạo.Để rồi từ
đó lời nhắn nhủ trở lên tha thiết hơn ."Ai ơi" là một từ phiếm chỉ là

những ai đang ăn hởng thành quả từ công sức của ngời lao động thì
phải thấu hiểu nỗi nhọc nhằn này.Thành quả của ngời lao động cũng
đợc nói rất thi vị.Hình ảnh "bát cơm đầy" đợc đặt trong phép tơng
phản "dẻo thơm một hạt đăng cay muôn phần".Những cặp từ trái
nghĩa "dẻo thơm - đắng cay ; một (hột)-muôn phần" đã tạo lên tính
chất đối lập giữa công sức lao động bỏ ra nhiều mới tạo ra mỗi hạt
gạo, bát cơm. Mỗi thành quả ngời nông dân làm ra, đợc trả bằng
bao nhiêu mồ hôi và sơng máu.Quả thật có cách nói giản dị mà vô
cùng thấm thía .Để cảm nhận giá trị của bài ca dao, ngời học sinh
cần phải tìn hiểu kỹ câu , từ, hình ảnh, cách thể hiện có nh thế ngời
học sinh mới thấy thấm thía hết ý nghĩa cao đẹp của bài ca dao.Để
rồi qua đó giúp học sinh biết yêu quý và chân trọng ngời lao động
và thành quả của họ hơn.
Từ một ví dụ nêu trên tôi muốn đề cập tới một số phơng pháp
cơ bản sau đây để hớng học sinh cảm thụ văn học một cách có kỹ
năng.
1. Muốn cảm thụ văn tốt học sinh phải có vốn ngôn ngữ:Vốn
ngôn ngữ bao gồm sự hiểu biết giá trị của âm, từ ngữ, hình ảnh
,câu , thanh điệu Bởi ngôn ngữ chính là ph ơng tiện, dụng cụ để
hiểu, cảm thụ viết văn. Học sinh càng giàu vốn ngôn ngữ càng có
khả năng cảm thụ sâu sắc hơn vẻ đẹp của câu chữ, càng thấy đợc cái
khéo, cái hay , cái tài của nhà văn.Muốn phong phú vốn từ học sinh
phải biết tích luỹ ngôn ngữ từ việc đọc , nghe , nói và có thói quên
ghi nhớ để bổ sung vốn từ.Khi cần biết sử dụng, lựa chọn để
hiểu,cảm ngôn từ của nhà văn.Ví dụ nh bài thơ : "Đoàn thuyền đánh
cá" của Huy Cận với câu thơ:
"Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe"
Chữ "em" trong câu thơ quả là thần kỳ.ở đây ta có thể hiểu
"em" là từ dùng với phép nhân hoá để chí các loài cá:Nhụ ,
chim,đé.Cách gọi thân thơng đã nâng loài cá lên thành con ngời có

tâm hồn và tình cảm.Phép nhân hoá làm cho câu thơ có hồn và có
sức hấp dẫn kỳ lạ.Giữa con ngời và biển cả trở lên thân thiết và gắn
bó biết bao.Vậy thì nếu không có vốn ngôn ngữ chắc gì chúng ta
thấy đợc các đặc sắc của ngôn từ.
2. Ngoài vốn ngôn ngữ, ngời học sinh phải có vốn văn học.Nói
vốn văn học nó bao hàm nhiều thứ,song tối thiểu ngời dạy phải giúp
các em phân biệt các thể loại xuất xứ tác phẩm .Thơ gồm thơ trữ
tình và tự sự hoặc có truyện nhắn , vừa, tiểu thuyết.Rồi ký có bút ký,
tuý bút, ký sự. Giữa các thể loại ấy lại có sự khác nhau nh thế
nào .Những hiểu biết này sẽ giúp chúng ta dễ dàng cảm thụ đúng
tác phẩm hơn.Ngời thầy phải giúp học sinh đi vào từng thể loại.Ví
dụ nh thơ thì phải nghĩ tới hình ảnh và nhạc điệu.Còn đến với truyện
phải nắm cốt truyện và nhân vật.Với ký thì chú trọng tới sự
việc.Tìm hiểu tác phẩm phải ghi nhớ những vấn đề liên quan tới tác
giả.Xuất xứ của tác phẩm để tránh ngộ nhận, hiểu sai và hiểu nhầm.
Để có đợc vốn văn học , học sinh phải biết cách tích luỹ từ các
giờ học văn mà thầy cô cung cấp .Ngoài ra học sinh phải tích luỹ từ
việc đọc sách vở, các loại thông tin từ nhiều luồng khác nhau.Ngời
thầy giáo phải giúp học sinh nhận thức đợc sách, báo sẽ đem đến
cho các em vốn văn học nhiều thông tin nhất.Từ đó học sinh biết
chắt lọc kiến thức quý, ghi chép làm t liệu và học tập cách dùng từ,
đặt câu của các nhà văn, cách xây dựng tình huống truyện, chọn
cảnh, bố cục triển khai luận điểm nh thế nào .Khi cần thiết bắt ch -
ớc nhà văn để sáng tạo và tăng vốn hiểu biết vốn văn học của mình.
3.Điều cần thiết đối với ngời học sinh là phải có vốn sống. Vốn
sống là sự hiểu biết xã hội về nhiều mặt nh vấn đề hội hoạ, thanh
nhạc, những hiểu biết về cuộc sống.Ví dụ nh cảm thụ bài ca dao cổ
"Cày đồng đang buổi ban tra" nếu là ngời từng sinh ra và sống gắn
bó với nông thôn, với ngời nông dân chắc gì không lạ gì công việc
"cày đồng".Vì lẽ đó, lên ta càng thấm thía và xúc động hơn khi đọc

bài ca dao đó và khi cảm thụ sẽ dễ dàng hơn.Hoặc nếu ta có vốn
hiểu biết về ngời lính nơi chiến trờng thời chiến, chúng ta càng hiểu
và cảm nhận sâu sắc hơn về các anh ở bài thơ:"Những ngôi sao xa
xôi" nét gợi cảm từ dáng vẻ bên ngoài "áo anh rách vai, quần tôi có
vài mảnh vá" vẫn không làm giảm đi sự ngỡng mộ và cảm phục của
ngời viết về tinh thần dũng cảm, sự hồn nhiên , lạc quan của các anh
.Hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của ngời lính cũng là để khẳng định cái tài
thơ, cái hay, cái đặc sắc của nhà văn.
Muốn có vốn sống tự bản thân học sinh phải tích luỹ.Đó là thái
độ cầu thị, ham học hỏi , ham mê đọc sách, có thói quen nghe nhìn
và thu lợm từ nhiều luồng thông tin ;sách báo hoặc truyền thông
.Rồi thu lợm những việc thực, ngời thực từ cuộc sống đời thờng để
rồi tự các em tích luỹ thành vốn sống cho bản thân mình.Có nh vậy
ta mới có kiến thức để nhìn nhận đánh giá cái hay, cái khéo của tác
phẩm mà nhà văn đã đem đến cho ngời đọc những điều thú vị.
4.Ngoài ra để cảm thụ văn tốt ngời thầy giáo phải làm cho học
sinh có hứng thú và niềm say mê học văn. Không yêu thích văn học
thì tâm hồn ngời học sinh không rung động trớc vẻ đẹp của ngôn từ,
vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.Đó là thái độ yêu thích, say sa khi đợc tiếp
cận với văn học.Gặp tác phẩm tự bản thân các em phải trăn trở, suy
t, luôn hớng tâm hồn và tình cảm của mình đến với tác phẩm.
Thế nhng cao hơn tình yêu văn chơng, ngời học sinh phải có
tình yêu cuộc sống, yêu cái đẹp sống chân thành, có tấm lòng nhân
ái, rộng mở bao dung, nhân hậu.Chỉ có nh vậy tâm hồn các em mới
biết rung động trớc vẻ đẹp của thơ văn mới cảm nhận đầy đủ sức
cuốn hút của văn chơng.
Phần III: Kết luận chung
Nói tóm lại , cảm thụ văn học là một mặt của ngời học
sinh.Nhiệm vụ của ngời thầy giúp các em có phơng pháp và kỹ năng
để cảm thụ văn tốt.Học sinh cần có lòng đam mê văn học, có vốn

ngôn ngữ, vốn sống và giàu vốn văn học.Đó là những điều vô cùng
cần thiết để ngời học sinh học văn tốt.
Trên đây là một số ý kiến và kinh nghiệm của bản thân tôi đa ra
để tham luận với đồng nghiệp.Mong muốn rằng phần nào giúp nhau
trao đổi để cùng gánh vác công việc hệ trọng này.

×