Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance …
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG
VỚI DỊCH VỤ BANCASSURANCE
TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CN
GIA ĐỊNH
• MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.
• GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE.
• KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN.
SVTH: Hoàng Thị Thu Hồng Trang
62
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance …
3.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
3.1.1 Công tác thu thập thông tin.
Hoàn thiện công tác thu thập thông tin để phân tích tín dụng là điều hết sức cần
thiết. Nắm bắt tốt thông tin thì sẽ tạo điều kiện cho CBTD dễ dàng và thuận lợi trong
công tác phân tích tình hình khách hàng. CN Gia Định nên có quy định về thu thập
thông tin trong hoạt động phân tích tín dụng, xem xét để đưa ra quy định về việc lấy
tin, những thông tin nào cần được thu thập và nguồn thu thập từ đâu. Ban hành quy
định mang tính bắt buộc sẽ được tuân thủ nghiêm ngặt hơn thay vì nguồn thông tin để
CBTD tự thu thập như hiện nay. Việc làm này tuy có ràng buộc CBTD trong quá
trình làm việc, nhưng vì lợi ích chung và những rủi ro đáng tiếc. Để làm được điều
này buộc ban lãnh đạo nên nghiên cứu và đề ra một hệ thống thông tin mà CBTD trên
cơ sở ấy mà thực hiện. Thông tin đầy đủ không phải là thông tin nhiều mà là thông
tin cần thiết. Chính vì thế ban lãnh đạo phải cân nhắc trong quá trình đề ra hệ thống
thông tin cần khai thác.
Bên cạnh ban hành quy định về việc lấy thông tin thì ngân hàng cũng cần quán
triệt tư tưởng của CBTD về tầm quan trọng của thông tin, bởi vì khi CBTD ý thức
được tầm quan trọng thì việc thu thập thông tin được quan tâm hơn, nhờ vậy mà chất
lượng thông tin được nâng cao. Trong quá trình làm công việc, tạo sự hợp tác, mối
quan hệ cởi mở với khách hàng để chúng ta có thể lấy thông tin từ phía khách hàng
tốt hơn và có thể tin tưởng hơn vào nguồn thông tin đó.
Thông tin tín dụng đôi khi phải cần lưu trữ cẩn thận, trong quá trình thẩm định
nếu xét thấy khách hàng có khả năng vay lâu dài, hay có vấn đề thì lưu trữ hồ sơ
thông tin là hết sức cần thiết. Khi hồ sơ vay được lưu trữ hợp lý, sắp xếp theo trình tự
khoa học thì chắc chắn việc sử dụng lại những thông tin này sẽ dễ dàng hơn. Bên
cạnh ấy khi sắp xếp bộ hồ sơ hợp lý cũng thể hiện phong cách làm việc logic và khoa
học, tạo cho bộ phận kiểm tra có cái nhìn thật tốt về công tác tín dụng tại CN. Với
những lợi ích thiết thực của thông tin như vậy, nhưng quan trọng hơn hết là CBTD
phải làm sao giúp cho khách hàng thấy được vai trò to lớn của việc cung cấp thông
tin chính xác cho khách hàng.
SVTH: Hoàng Thị Thu Hồng Trang
63
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance …
3.1.2 Nâng cao chất lượng thẩm định.
Thẩm định tín dụng là khâu quan trọng trong quá trình tín dụng, ảnh hưởng đến
việc ra quyết định có chính xác hay không, làm tốt công tác thẩm định sẽ có tác dụng
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Từ việc thẩm
định này, tìm kiếm những tình huống có khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng,
và tìm ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại do những rủi ro đó
gây ra.
Trong công tác thẩm định, có rất nhiều chỉ tiêu để nhận diện được khả năng tài chính
của doanh nghiệp, thế nhưng điều quan trọng là tổng hợp đánh giá chung của CBTD.
Thường thì ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và khả năng
sinh lời của khách hàng, nhưng chỉ dừng lại ở việc phân tích các chỉ tiêu riêng lẻ nên
kết quả nhiều khi không chính xác. CBTD nhận xét phải kết hợp giữa các chỉ tiêu,
xem xét sự tác động giữa các chỉ tiêu với nhau, và tùy thuộc vào các khoản vay ngắn
hạn hay dài hạn. Nếu là khoản vay ngắn hạn thì chỉ tiêu khả năng thanh toán sẽ được
quan tâm nhiều hơn, nếu là khoản vay dài hạn thì dự án hoạt động, khả năng sinh lời,
chỉ tiêu hao mòn tài sản cố định… sẽ được chú ý nhiều hơn.
Thẩm định phi tài chính cũng không kém phần quan trọng trong khâu thẩm định,
phân tích tư cách của khách hàng nếu là doanh nghiệp thì phải xem xét uy tín của
doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp… Đây là một trong những yếu tố quan
trọng nhất quyết định thành công hay không của dự án vay vốn. Do vậy cán bộ tín
dụng phải chú ý đến vấn đề này trong quá trình thẩm định cho vay. Phân tích phi tài
chính mang tính định tính nhiều, nên đòi hỏi CBTD phải có khả năng quan sát và có
đầu óc phân tích tốt, thì sẽ giúp cho ngân hàng thu thập được nhiều thông tin từ
khách hàng của mình cho dù chỉ thông qua những việc quan sát bên ngoài. Chẳng hạn
như cách bố trí văn phòng, cơ cấu tổ chức sản xuất, tổ chức nhà kho, tình hình hoạt
động sản xuất, cũng như việc tìm hiểu cách thức làm việc, kỷ luật với bản thân và ý
thức tuân thủ các quy trình do ban Giám đốc đề ra.
Khi thẩm định thì ngoài việc sử dụng thông tin của CIC, ngân hàng nên tham khảo
thêm xếp loại định mức tín nhiệm doanh nghiệp do tổ chức độc lập có uy tín công bố,
SVTH: Hoàng Thị Thu Hồng Trang
64
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance …
lấy thông tin từ các nguồn khác chứ không nên chỉ dựa vào thông tin của khách hàng
cung cấp. Xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, phương án sản xuất
kinh doanh, tổ chức có đủ tư cách pháp nhân lập dự án đầu tư, đối chiếu các quy định
của nhà nước. Trong thẩm định phải dự kiến được năng lực sản xuất kinh doanh mặt
hàng dịch vụ, giá thành thị trường cung ứng vật tư hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, dự
kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn… Khi nhận các báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp phải xem có xác nhận của công ty kiểm toán nhà nước, các công ty có
niêm yết chứng khoán có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, để từ đó xác nhận
mức độ chính xác của nguồn thông tin này. Hiện nay các báo các tài chính của các
doanh nghiệp thường có tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ Tài
chính, nên khi tính ra các chỉ tiêu thiếu độ tin cậy. Để việc thẩm định tình hình và
năng lực tài chính của các doanh nghiệp một cách chính xác hơn, nên phân loại vốn
vay của dự án mà yêu cầu có xác nhận của tổ chức tín dụng độc lập, trước hết là các
công ty cổ phần. như vậy phần nào tránh được báo cáo tài chính thiếu trung thực.
3.1.3 Thực hiện chặt chẽ quy trình tín dụng.
Xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ, gồm các yêu cầu: tách bạch, phân
công rõ ràng chức năng của các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải
quyết các khoản vay. Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín
dụng như tìm hiểu đánh giá các thông tin về khách hàng, phân tích tình hình tài
chính, sử dụng thông tin hiện có về khách hàng để định lượng rủi ro theo thang điểm.
Đồng thời tuân theo thẩm quyền phán quyết tín dụng của cấp trên, giám sát khoản
vay, tiếp tục thu thập thông tin về tiến trình sử dụng vốn vay của khách hàng, thường
xuyên đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi
ro.
Trước hết là thông tin về khách hàng, thông tin về khách hàng vô cùng quan trọng
trong quyết định cho vay hay không. CBTD phải thu thập thông tin từ các nguồn
khác nhau để kiểm tra thông tin. Ngân hàng nên có những mẫu biểu trong đó chỉ ra
những thông tin ban đầu cần thiết phải có về khách hàng để có cái nhìn chung về
khách hàng sau khi kiểm tra thông tin từ CIC. Với thông tin đơn giản chỉ lấy từ khách
SVTH: Hoàng Thị Thu Hồng Trang
65
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance …
hàng và CIC thì chưa đủ căn cứ để nhận xét thẩm định. Ngoài ra ngân hàng nên thiết
lập bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn nhằm tìm ra định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược khách
hàng và cả chiến lược đầu tư vốn tín dụng trong từng thời kỳ.
Ngân hàng nên quy định khi lấy thông tin thì cán bộ tín dụng cần lấy từ nhiều nguồn
cơ bản như qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thông tin từ CIC, các phòng ban
khác của ngân hàng, hay từ các cơ quan chức năng khác như cơ quan thuế, từ các bạn
bè của khách hàng, cũng có thể từ các ngân hàng khác, nhất là những ngân hàng đang
có mối quan hệ hợp tác. Hiện nay tại CN Gia Định vẫn chưa có hệ thống xếp hạng tín
dụng để có cái nhìn chính xác hơn về khách hàng, khả năng trả nợ.
Tùy theo mức độ tin cậy đối với khách hàng mà áp dụng biện pháp tiền vay thích hợp
như: có tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay
hoặc bằng tín chấp… nhưng việc thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh
doanh vẫn là biện pháp quan trọng nhất để cho vốn vay được sử dụng đúng mục đích,
có hiệu quả và hoàn trả được tiền vay. Nếu cho vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo thì
nhiều khi sẽ mất đi khách hàng tốt. Khi ngân hàng OCB nói chung, CN Gia Định nói
riêng tiếp cận những quy trình giải ngân mang tính chuyên nghiệp thì sẽ mang lại
hiệu quả rõ rệt và giảm thiểu những rủi ro hơn.
3.1.4 Nguồn nhân lực.
Việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ về chuyên môn
nghiệp vụ cũng như đạo đức, phong cách văn hoá của ngân hàng là vô cùng quan
trọng. Trong việc hạn chế rủi ro tín dụng thì trước hết phải hạn chế những rủi ro từ
SVTH: Hoàng Thị Thu Hồng Trang
66
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng với dịch vụ Bancassurance …
CBTD gây ra. Công việc tín dụng mang đặc thù là hàng ngày phải tiếp xúc với rất
nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có rất nhiều khả năng bị cám dỗ.
Vì vậy khi tuyển dụng CBTD đảm bảo vừa phải có chuyên môn, bản lĩnh, và vừa có
trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, học viện để tìm ra các
nguồn nhân lực có chất lượng cao, giỏi chuyên môn, có kiến thức về kinh tế vững
vàng và thành thạo ngoại ngữ. Ngân hàng có thể liên kết với các trường khối ngành
kinh tế tổ chức các cuộc thi. Thông qua các cuộc thi, ngân hàng có thể tìm ra các
nhân viên tương lai của mình có năng lực chuyên môn cao. Việc các ngân hàng tuyển
chọn sinh viên năm cuối từ các trường đại học, học viện thông qua hình thức cấp
bổng cũng là một hình thức phổ biến. Mối quan hệ giữa ngân hàng và các trường đại
học đang ngày khăng khít, nhưng ngân hàng chưa tạo cơ hội quảng bá hình ảnh của
mình thông qua các hình thức tạo một quầy giao dịch ảo, hay một cuộc thi thẩm định
dự án nhanh. Thực tế tại các trường đại học đang rất cần và thiếu những hoạt động và
hình thức tiếp cận thực tế như vậy. Một mặt, có thể giúp ngân hàng tự giới thiệu về
mình một cách đơn giản mà hiệu quả có thể sẽ bất ngờ. Mặc khác, ngân hàng sẽ phát
hiện được những sinh viên ưu tú mà ngân hàng đang cần, để từ đó có những kế hoạch
thu hút nhân tài. Đó sẽ là nguồn lực vô cùng hữu ích. Cách tuyển chọn này ở những
nước phát triển áp dụng rất thành công. Nên ngoài cách lựa chọn nguồn nhân lực hiện
nay, CN Gia Định nên có bước đột phá để đầu tư lâu dài nguồn nhân lực.
Để có thể phát triển mạng lưới CN, các tổ chức các bộ phận, phòng ban rõ ràng, CN
Gia Định cần chú trọng đến nguồn nhân lực, tuyển dụng mới nhân viên trẻ, nhân sự
có kinh nghiệm, có trình độ để bổ sung cho lực lượng cán bộ còn đang thiếu. Bên
cạnh đó CN cần đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân viên, xây dựng kế hoạch
đào tạo nhân viên ngay từ khi mới tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên môn lẫn
tác phong, tư cách đạo dức. Chọn một số cán bộ trẻ được đánh giá là có năng lực và
đạo đức tốt cử đi đào tạo dài hạn và chuyên sâu để có khả năng áp dụng kiến thức và
kinh nghiệm học được. Đồng thời coi trọng việc đào tạo thông qua công việc hàng
ngày bằng cách cán bộ lãnh đạo tạo điều kiện dành thời gian chỉ dẫn và giao việc cụ
SVTH: Hoàng Thị Thu Hồng Trang
67