Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 150 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN HOÀNG ANH





XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP





LUẬN VĂN THẠC SỸ





Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ








Hà Nội, tháng 11 năm 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN HOÀNG ANH





XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
( Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ)





Luận văn Thạc sỹ

Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60.34.72





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Cao Đàm





Hà Nội, tháng 11 năm 2009


1
Phần một
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do nghiên cứu
7
2. Lịch sử nghiên cứu
12
3. Mục tiêu nghiên cứu
14
4. Phạm vi nghiên cứu
14
5. Mẫu khảo sát
15

6. Vấn đề nghiên cứu
16
7. Giả thuyết nghiên cứu
16
8. Phương pháp nghiên cứu
17
9. Kết cấu Luận văn
18
Phần hai
NỘI DUNG LUẬN VĂN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỔI
MỚI CÔNG NGHỆ


1. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

1.1. Công nghệ, năng lực công nghệ, đổi mới công nghệ và các
khái niệm liên quan.
19
1.1.1. Khái niệm năng lực công nghệ
19
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ
21
1.1.1.2. Khái niệm năng lực
22
1.1.1.3. Khái niệm năng lực công nghệ
22
1.1.2. Khái niệm năng lực đổi mới công nghệ
23
1.1.2.1. Khái niệm đổi mới

23
1.1.2.2. Khái niệm đổi mới công nghệ
24
1.1.2.3. Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
25
1.1.3. Đánh giá năng lực đổi mới công nghệ
25
1.1.3.1. Đánh giá


2
1.1.3.2. Đánh giá năng lực
26
1.1.3.3. Đánh giá năng lực đổi mới công nghệ
26
1.1.4. Tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ trong sản xuất
công nghiệp.
27
1.1.4.1. Tiêu chí
27
1.1.4.2. Tiêu chí về năng lực đổi mới công nghệ trong sản xuất công
nghiệp;
27
1.1.4.3. Tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ trong sản xuất
công nghiệp.
28
1.1.4.4. Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp.
28
2. CÁC QUAN HỆ TRONG ĐÁNH GIÁ NLĐMCN CỦA DN


2.1. Quan hệ giữa tiêu chí và đánh giá.
28
2.2. Quan hệ giữa trình độ công nghệ và năng lực công nghệ.
28
2.3. Quan hệ giữa năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ
29
2.4. Quan hệ giữa đánh giá NLĐMCN với hoạt động ĐMCN
29
2.5. Quan hệ giữa công nghệ và sản xuất công nghiệp
30
2.6. Quan hệ giữa công nghệ và sản phẩm của công nghệ.
31
2.7. Quan hệ giữa đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và của sản phẩm.
31
2.8. Tính tất yếu của đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp.
33
Kết luận chương một
34
Chương 2. TÌNH HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CÔNG NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN PHÚ THỌ
35
2.1. Tình hình đổi mới công nghệ giai đoạn 2005 – 2008.
35
2.1.1. Tổng hợp kết quả khảo sát.
35
2.1.2. Nhận xét tình hình đổi mới công nghệ giai đoạn 2005 – 2008
36

2.2. Tình hình đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Phú Thọ.
41
2.2.1. Tổng hợp kết quả khảo sát.
41

3
2.2.2. Nhận xét tình hình đánh giá năng lực công nghệ của doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Phú Thọ.
41
2.3 Bàn luận về tiêu chí đánh giá.
45
2.3.1. Khái quát tình hình về chỉ tiêu, nội dung đánh giá năng lực đổi
mới công nghệ
45
2.3.2 Thực trạng, nguyên nhân và hướng tháo gỡ khó khăn về đánh
giá năng lực đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp:
47
2.3.2.2. Thực trạng, nguyên nhân.
48
2.3.2.3. Hướng tháo gỡ khó khăn trong đánh giá năng lực đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp:
50
2.5. Kết luận chương 2.
51
Chương 3: HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP


3.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
52
3.1.1. Cơ sở và sự cần thiết phải lựa chọn tiêu chí
52
3.2. Lý do lựa chọn các yếu tố để xây dựng tiêu chí ĐGNLĐMCN.
53
3.3. Hệ thống tiêu chí ĐGNLĐMCN.
59
3.3.1. Kết quả khảo sát ý kiến góp ý
59
3.3.2. Cơ cấu, tỷ lệ tiêu chí
61
3.3.3. Hệ thống tiêu chí ( mười hai tiêu chí và tiêu chí thành phần):
61
- Tiêu chí về ý tưởng đổi mới và các tiêu chí thành phần.

- Tiêu chí về năng lực của nhân lực và các tiêu chí thành phần

- Tiêu chí về năng lực vốn cho đổi mới và các tiêu chí thành phần

- Tiêu chí về năng lực nghiên cứu và triển khai và các tiêu chí
thành phần.

- Tiêu chí về năng lực thông tin công nghệ và các tiêu chí thành
phần.

- Tiêu chí về năng lực cải tiến quy trình công nghệ và các tiêu



4
chí thành phần.
- Tiêu chí về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và các tiêu chí
thành phần.

- Tiêu chí năng lực tìm kiếm và lựa chọn công nghệ và các tiêu
chí thành phần.

- Tiêu chí về năng lực đàm phán công nghệ và các tiêu chí thành
phần.

- Tiêu chí về năng lực tiếp nhận và đưa công nghệ mới vào hoạt
động và các tiêu chí thành phần

- Tiêu chí về các thiết chế đổi mới công nghệ và các tiêu chí
thành phần.

3.4. Lượng hoá các tiêu chí
66
3.1 Xác định điểm và các khung điểm ( mức điểm) cho các tiêu chí
(để tính độ đo của năng lực đổi mới công nghệ)
66
3.5. Phương pháp đánh giá
75
3.5.1 Lựa chọn phương pháp đánh giá;
75
3.5. 2. Mức đánh giá.
76
3.6. Tính toán và trình bày kết quả
76

3.6.1. Tổng hợp kết quả và tính toán;
76
3.6.2. Lựa chọn hình thức trình bày kết quả.
77
3.7. Áp dụng thử hệ thống tiêu chí để thực hành đánh giá
77
3.7.1. Khảo sát tại 05 doanh nghiệp
77
3.7.2. Kết quả khảo sát tại 05 doanh nghiệp
77
3.7.3. Trình bày kết quả đánh giá của 05 doanh nghiệp
79
Kết luận chương 3.
86
Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận
87
Khuyến nghị
90

5
PHỤ LỤC VÀ CÁC BẢNG BIỂU

CÁC PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Phiếu điều tra, khảo sát hoạt động đổi mới công nghệ tại
doanh nghiệp;
- Phụ lục 2: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động ĐMCN
tại các DN;
- Phụ lục 3: Phiếu điều tra, khảo sát hoạt động đánh giá năng lực đổi mới

công nghệ tại doanh nghiệp;
- Phụ lục 4: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát hoạt động đáng giá năng lực
ĐMCN của các doanh nghiệp;
- Phụ lục 5: Phiếu trưng cầu ý kiến về hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực
ĐMCN của doanh nghiệp;
- Phụ lục 6: Phiếu điều tra, áp dụng thử hệ thống tiêu chí để đánh giá
NLĐMCN của doanh nghiệp;
- Phụ lục 7: Danh sách các doanh nghiệp đã tiến hành điều tra, khảo sát về
hoạt động ĐMCN;
- Phụ lục 8: Danh sách các doanh nghiệp đã tiến hành điều tra, khảo sát về
hoạt động đánh năng lực ĐMCN;
- Phụ lục 9: Danh sách các doanh nghiệp đã áp dụng thử hệ thống tiêu chí để
đánh giá năng lực đổi mới công nghệ.
CÁC BẢNG, BIỂU
- Bảng 3.1: Hệ thống tiêu chí và các tiêu chí thành phần;
- Bảng 3.2: Bảng thống tiêu chí và các tiêu chí thành phần được
lượng hoá;
- Bảng 3.3: Tổng hợp năng lực đổi mới công nghệ của 05 doanh
nghiệp.


6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CN: Công nghệ
NLCN: Năng lực công nghệ
ĐMCN: Đổi mới công nghệ
NLĐMCN: Năng lực đổi mới công nghệ
ĐG: Đánh giá
ĐGNLĐMCN: Đánh giá năng lực đổi mới công nghệ

KH&CN : Khoa học và công nghệ
KT-XH: Kinh tế - Xã hội
NC&TK: Nghiên cứu và triển khai.
DN: Doanh nghiệp
SXCN: Sản xuất công nghiệp
SHCN : Sở hữu công nghiệp
SX-KD: Sản xuất - Kinh doanh
APCTT: Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á – TháiBình
Dương
UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organisations ( Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá,
của Liên hiệp quốc ).
OECD: Organisations for Economic Co-operation and Development
( Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế)
ESCAP: Uỷ ban KT&XH khu vực châu Á -Thái Bình Dương.






7
Phần một
MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu:
Nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá ngày diễn ra đầy đủ, sâu, rộng, nhất là
sự phát triển vô cùng mạnh mẽ khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều công nghệ mới,
sản phẩm mới, cùng với mạng thông tin toàn cầu, sự hợp tác quốc tế và xu hướng của
nền kinh tế tri thức trở thành tất yếu thì sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp và

các quốc gia ngày một gia tăng, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển. Với sự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học và công nghệ đặt ra nhiều yêu cầu mới cho
công tác quản lý khoa học và công nghệ. Bởi sự phát triển không chỉ đem đến những
những thành tựu lớn lao, mà bên cạnh đó còn có các yếu tố tiêu cực, như tác động xấu
đến môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, cạnh tranh không lành mạnh, phân hoá
giàu nghèo, dịch bệnh và rất nhiều rủi ro khác. Bởi khoa học và công nghệ ngày càng
đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, nguồn lực khoa học và công nghệ là nguồn
lực quan trọng nhất. Để công nghệ phát huy được năng lực tạo ra của cải và hạn chế
các tác động tiêu cực, thì cần phải nhận thấy và thực hiện tốt quản lý công nghệ cả
cấp vĩ mô và vi mô “Năng lực tạo ra của cải của quốc gia, cũng như của công ty
không chỉ phụ thuộc và việc có được công nghệ, mà quan trọng hơn là khả năng quả
lý các nguồn lực và tài sản công nghệ. Chỉ khi nào công nghệ vươn ra được thị
trường, được người dùng chấp nhận thì lúc đó nó mới tạo ra của cải. Đây là vấn đề
cốt lõi của công tác quản lý công nghệ đối với từng quốc gia và doanh nghiệp”
[23]
.
Đứng trước yêu cầu tồn tại và phát triển các doanh nghiệp, các nền kinh tế đều
tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong các phương cách đó việc đổi mới
công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh bằng cách sử dụng công nghệ tiêu hao ít
vật tư, nguyên, nhiên liệu, năng lượng; tạo ra sản phẩm mới có giá thành thấp, có chất
lượng cao…luôn là lựa chọn số một của các doanh nghiệp, các quốc gia. Bởi chỉ có

8
đổi mới công nghệ mới tạo ra khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế,
thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng lực công nghệ không chỉ là yếu tố đảm
bảo thành công việc đổi mới công nghệ mà còn là yếu tố mang tính quyết định việc
tăng trưởng của nền kinh tế,“NLCN là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, các nghiên
cứu cho thấy 9/10 tăng trưởng kinh tế Hoa Kì giai đoạn 1909 - 1949 là do năng lực tiếp thu
công nghệ tiên tiến mang lại. Nếu tính cho nửa cuối thế kỉ 20 thì tỉ lệ tăng trưởng do NLCN

mang lại cho nền kinh tế Hoa Kì là 50%, kinh tế Pháp là 76%, kinh tế Tây Đức là 78% và
kinh tế Nhật Bản là 55%.
Đối với các nước đang phát triển, NLCN là động lực phát triển đất nước. NLCN là
kết quả của quá trình chuyển giao, du nhập công nghệ nước ngoài cộng với nỗ lực tiếp thu
công nghệ của chính nước đang phát triển. Nói chung, công nghệ có hàm lượng trí tuệ cao,
đôi khi kèm theo các bí quyết đặc thù, do đó, nếu không có nỗ lực tiếp thu công nghệ (thông
qua giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ) thì không thể lĩnh
hội, thích nghi, cải tiến và làm chủ công nghệ được.”
[48]

Qua kết quả điều tra, đánh giá công nghệ của một số tỉnh, thành cho thấy trình
độ công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ
và vừa rất thấp. Các giải pháp đưa ra cho vấn đề này đều đề cập và khuyến nghị phải
tập trung vào đầu tư đổi mới công nghệ. Việc đổi mới công nghệ đang trở thành nhu
cầu cấp thiết ở phạm vi, quy mô doanh nghiệp, địa phương, ngành và quốc gia.
Trước yêu cầu cấp thiết đó Bộ chính trị, Chính phủ, Bộ KH&CN, các bộ
ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản, chương trình để chỉ đạo và thực hiện
việc đổi mới công nghệ, như:
- Thông báo Kết luận số 234 – TB/TW ngày 01/4/2009 của Ban Chấp Hành
Trung Ương Về thông báo kết luận của Bộ chính trị về Báo cáo kiểm điểm tình hình
thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 ( khoá VIII) về khoa học và công nghệ và nhiệm
vụ giải pháp phát triển khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020. Phần nhiệm vụ

9
đã xác định “…đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ trong tất cả các
ngành…”
[1]
;
- Nghị quyết số 22/2008/NQ- CP ngày 28/5/2009 của Chính Phủ, Ban hành
Chương trình hành động của thực hiện Nghị quết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành

Trung ương Đảng khoá X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng, đã đề ra nhiều chương
trình, kế hoạch đẩy mạnh đổi mới công nghệ “ khuyến kích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi
mới công nghệ… nâng cao khả năng cnạh tranh của sản phẩm… xây dựng các
Chương trình về đổi mới công nghệ quốc gia”
[6]
;
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư“ Chính phủ khuyến khích việc
chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và công nghệ để tạo
ra sản phẩm mới…; khuyến kích việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực
quản lý và sử dụng công nghệ”
[7]


- Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg, ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với
các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2010. Trong nhiệm vụ về KH&CN đã
xác định tập trung đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong các ngành công nghiệp khai
khoáng, bảo quản, chế biến nông lâm sản …”
[36]

- Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg, ngày 04/12/2008 Thủ tướng Chính phủ Về
việc phê duyệt đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngành công nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản đến năm 2015, tầm nhìn 2025…”
[35]
.
- Trong Quyết định số 1434/QĐ-BKHCN ngày 30/7/2009 của Bộ KH&CN,
Quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 234-TB/KL của
Bộ chính trị và Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ. Bộ KH&CN cũng đã xãc

định đẩy mạnh đổi mới công nghệ, đồng thời Bộ KH&CN đang xây dựng trình Chính
Phủ phê duyệt “Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia”, “Quỹ đổi mới công nghệ

10
quốc gia”, “Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia”
[2]
, nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp và thúc đẩy các hoạt động đổi mới công nghệ.
Tỉnh Uỷ Phú Thọ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 21/10/2001 của
Ban thường vụ tỉnh uỷ về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2006 -2010
[37]

và Nghị quyết số số 19-NQ/TU ngày 31/8/2007 Về “Chương trình nâng cao trình độ
công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2007 -2010, định hướng đến năm 2015”
[38]
đều đặt ra chỉ tiêu đạt tốc độ đổi
mới công nghệ 20%/năm;
Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Phú Thọ ra Nghị quyết số 127/2007 ngày 12/12/2007
Về “Chương trình nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh các sản
phẩm công nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 -2010, định hướng đến năm
2015”, đặt ra mục tiêu “ Đạt tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công
nghiệp đạt 20%/năm ”
[17]

Đổi mới công nghệ đang thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả
doanh nghiệp và các cấp, các ngành. Cần phải nói thêm rằng, với sự phát triển vô
cùng mạnh mẽ của khoa học thì các công nghệ mới ra đời và thay thế nhau diễn ra rất
nhanh chóng. Trong bối cảnh đó việc đổi mới công nghệ bằng cách cải tiến và nâng
cấp công nghệ hiện có sẽ làm tăng hiệu quả và giảm sức ép về nguồn vốn cho đầu tư

đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp của Việt Nam,
bởi:
- Một dây chuyền công nghệ sử dụng nhiều thiết bị công nghệ khác nhau và
một loại thiết bị có thể được sử dụng trong nhiều dây chuyền công nghệ khác nhau;
- Vòng đời công nghệ và vòng đời thiết bị không trùng nhau;
- Với cùng một nguyên lý song nhiều Hãng, doanh nghiệp lại có và sử dụng
công nghệ dựa trên nguyên lý ấy có tính ưu việt hơn hẳn các hãng, doanh nghiệp
khác, sản phẩm của họ có năng lực cạnh tranh cao hơn nhiều đối thủ cùng cạnh tranh;
- Các doanh nghiệp Việt nam, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất hạn chế
về năng lực vốn;

11
Việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp. Năng lực ấy hiện như thế nào? dựa vào đâu để
đánh giá, thì đây là còn là vấn đề cần phải thực hiện các nghiên cứu, vì chưa có
phương pháp luận và hệ thống tiêu chí đánh giá chung, nhất là chuẩn so sánh và định
lượng các yếu tố đánh giá. Và đánh giá năng lực đổi mới công nghệ không chỉ dừng ở
chỗ biết năng lực ấy thế nào, mà quan trọng là để có giải pháp nâng cao năng lực
công nghệ đảm bảo cho đổi mới công nghệ thành công, yếu tố quan trọng thúc đẩy
phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đây là lý do tác giả nghiên cứu đề tài này.
Ý nghĩa của đề tài:
Về lý luận. Góp phần vào việc bổ sung lý luận ( phương pháp và tiêu chí) cho
việc đánh giá năng lực công nghệ;
Về thực tiễn. Đưa ra hệ thống tiêu chí (công cụ) để doanh nghiệp có thể xem
xét, tham khảo vận dụng kết quả của đề tài này vào việc đánh giá năng lực đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp mình, để biết được thực trạng về năng lực đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp mạnh, yếu thế nào? cần phải ưu tiên mặt nào? có đảm bảo cho
việc đổi mới công nghệ hay không? để điều chỉnh, bổ sung hoặc tìm ra giải pháp cho
việc xây dựng kế hoạch và thực hiện việc đổi mới công nghệ đem lại hiệu quả.
Cung cấp một số luận cứ cho việc tham mưu, đề xuất việc ban hành các chính

sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đổi mới và hiện đại hoá công nghệ; nâng cao hiệu
quả hoạt động quản lý công nghệ thông qua một số giải pháp rút ra từ kết quả nghiên
cứu của đề tài. Bản thân tác giải có thêm kiến thức để vận dụng vào công tác quản lý
KH&CN tại địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu
Ngoài nước đã có một số nghiên cứu về năng lực công nghệ, như: Ngân hàng
thế giới, M. Fransman
[39]
, các nghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu năng lực công
nghệ ở tầm vĩ mô (ngành kinh tế, Quốc gia).

12
Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á – Thái Bình Dương ( APCTTT), đề
cập một số yếu tố đánh gía năng lực công nghệ của các ngành công nghệp)
[39],
các
nghiên cứu trên không đi vào nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá.
Trong nước, một số nhà khoa học như: Vũ Cao Đàm, Đặng Mộng Lân, Đặng
Ngọc Dinh, Mai Hà, Trần Ngọc Ca…đã có một số nghiên cứu về công nghệ và năng
lực công nghệ;
Trần Ngọc Ca, đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xậy
dựng một số chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và NC&TK trong các
cơ sở sản xuất ở Việt Nam”(năm 2000)
[8]
, đề tài đi sâu vào nghiên cứu các chính sách
và tác động của chính sách đến hoạt động đổi mới công nghệ, hoạt động nghiên cứu
và triểm khai tại các cơ sở sản xuất, đề tài không đi vào nghiên cứu việc xây dựng hệ
thống tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
Nguyễn Hoài Giang, Trần văn Bình, Phạm Minh Việt (2007): Mô hình dữ liệu
trong quản lý, đánh giá công nghệ cho các doanh nghiệp và các ngành kinh tế quốc

dân
[16]
, các tác giả đi vào nghiên cứu đề xuất, cụ thể hoá phương pháp luận Atlat
công nghệ, không xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ;
Tạ Doãn Trịnh “ Xác định các chỉ tiêu thống kê để đánh giá chỉ số chung về
năng lực công nghệ”
[41]
, trong bài này tác giả Tạ Doãn Trịnh chỉ đi vào giới thiệu và
đề xuất việc lựa chọn các chỉ tiêu thống kê cá biệt về công nghệ, chứ không đi sâu
vào nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ.
Sở khoa học và Công nghệ Phú Thọ, 2008, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài “
Điều tra, đánh giá hiện trạng công nghệ của các ngành công nghiệp và đề xuất các
giải pháp để nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm
công nghiệp của tỉnh Phú Thọ”
[30]
, đề

tài điều tra đánh giá hiện trạng, không nghiên
cứu xây dựng tiêu chí đánh giá;
Sở khoa học và công nghệ tỉnh Hải Dương, 2005, đề tài “Đánh giá trình độ và
năng lực công nghệ của các lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải
Dương”
[31]
, ở đề tài này tác gải đi vào một số nội dung như: hiện trạng công nghệ,

13
hiện trạng năng lực công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghệ và hoạt động đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp tỉnh Hải Dương, không đi sâu vào xây dựng hệ thống tiêu
chí đánh giá mặt khác đề tài này nghiên cứu trường hợp Hải Dương;
Nguyễn Võ Hưng với đề tài “Nghiên cứu cơ chế, chính sách khoa học và công

nghệ khuyến kích đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt
Nam có vốn nhà nước”
[18],

đề tài này cũng đi vào nghiên cứu chính sách khuyến kích
đổi mới công nghệ đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng có sử dụng vốn
của nhà nước, đề tài không đi vào nghiên cứu việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
Nguyễn Thanh Duy với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả
nghiên cứu và triển khai trong hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp ở Bình Định”
[14]
, đề tài này đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt
động nghiên cứu và triển khai với hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu
việc ứng dụng kết qủa hoạt động nghiên cứu và triển khai vào đổi mới công
nghệ, chứ không đi vào xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Một số bài báo khoa học có nói đến vấn đề đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp, như thực trạng, nguyên nhân, chính sách hỗ trợ cho hoạt động đổi mới công
nghệ. Thực tế ở Phú Thọ cũng chưa có nghiên cứu nào về xây dựng hệ thống tiêu chí
đánh giá năng lực đổi mới công nghệ.
Bản thân tác giả đang làm việc tại cơ quan quản lý KH&CN của địa phương.
Từ thực tiễn cho thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu đánh giá
năng lực đổi mới công nghệ.
Vì vậy đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu có hệ thống và toàn diện để có
thể đưa ra được hệ thống tiêu chí đánh gía năng lực đổi mới CN, phục vụ cho hoạt
động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, phục vụ cho việc tham mưu ban hành
chính sách thúc đẩy việc đổi mới và hiện đại hoá công nghệ, nâng cao hiệu lực, hiệu

14

quả quản lý công nghệ của cơ quan quản lý KH&CN, góp phần vào phát triển và tăng
trưởng kinh tế. Tác giả mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào mục tiêu ấy.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp;
Giúp doanh nghiệp sử dụng công cụ này để đánh giá năng lực và thực hiện đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp mình mang lại hiệu quả;
Cung cấp thêm luận cứ trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
năng cao năng lực và phát triển công nghệ, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác quản lý công nghệ.
4. Phạm vi nghiêm cứu
Khách thể nghiên cứu.
Năng lực đổi mới công nghệ và hoạt động đánh giá năng lực đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp;
Vai trò của tiêu chí đối với hoạt động đánh giá năng lực đổi mới công nghệ; vai
trò và sự cần thiết của đánh giá năng lực công nghệ với đổi mới công nghệ.
Phạm vi về nội dung:
Vì lý do thời gian, kiến thức, nguồn tài liệu và vốn ngoại ngữ của tác giả, đề
tài này chỉ nghiên cứu và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cải tiến và đổi
mới công nghệ (gọi chung là tiêu chí đánh giá năng lực đổi mớí công nghệ) của doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp, bao gồm:
Quan điểm về đánh giá công nghệ;
Cơ sở lý luận về đánh giá năng lực đổi mới công nghệ, vai trò của năng lực đổi
mới công nghệ công nghệ với đổi mới công nghệ; công nghệ với doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp; tính tất yếu của đổi mới công nghệ;
Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ và hoạt động đánh giá năng lực đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp sản xuất công nghiêp trên địa bàn Phú Thọ, những

15
khó khăn trong việc đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp sản xuất

công nghiêp trên địa bàn và hướng tháo gỡ khó khăn này;
Cơ sở, quản điểm, lý do đề xuất lựa chọn và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá năng lực công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp;
Phương pháp đánh giá;
Tính toán và trình bày kết quả;
Áp dụng thử hệ thống tiêu chí vào đánh giá năng lực đổi mới công nghệ tại một
số doanh nghiệp;
Đưa ra các khuyến nghị, đề xuất trong việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá. Vai trò của đánh giá năng lực đổi mới công nghệ và vai trò của cơ quan quản lý
đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Phạm vi về không gian.
Một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
Phạm vi về thời gian:
Từ năm 2004 – 2009.
5. Mẫu khảo sát
Tại 12 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thuộc một số ngành công nghiệp;
- Chế biến nông sản, thực phẩm;
- Sản xuất giấy;
- Hoá chất cơ bản, phân bón;
- Dệt, may;
- Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn Phú
Thọ.
6. Vấn đề nghiên cứu
Vì sao hoạt động đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chưa
được thực hiện?
Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới công nghệ trên cơ sở
nào?

16
7. Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động đánh giá năng lực công nghệ trong thời gian vừa qua chưa được
thực hiện vì một số lý do, như: quan điểm đánh giá, chuẩn so sánh chưa thống nhất,
đặc biệt là chưa có phương pháp luận và hệ thống tiêu chí có khả năng đánh giá
chung về năng lực công nghệ và về năng lực đổi mới công nghệ trong hoạt động sản
xuất công nghiệp, đây là lý do và là một trở ngại lớn nhất.
Cơ sở xây dựng là:
- Quan điểm về đánh giá công nghệ (trình độ hay năng lực công nghệ);
- Dựa vào các yếu tố tác động và liên quan mật thiết đến đổi mới công nghệ
trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp;
- Thực tiễn của hoạt động đổi mới và đánh gía năng lực đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp;
- Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới công nghệ với đổi mới công nghệ, mối
quan hệ giữa hoạt động đánh giá NLĐM với hoạt động đổi mới công nghệ;
- Tính khoa học trong hoạt động đổi mới công nghệ;
- Dựa vào cơ sở lý luận về công nghệ, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ,
đổi mới công nghệ, thành phần công nghệ và đánh giá trình độ công nghệ, đánh giá
năng lực công nghệ, trong đó có đánh gía năng lực đổi mới công nghệ;
- Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu về năng lực công nghệ và đổi mới
công nghệ về đánh giá năng lực công nghệ;
8. Phương pháp chứng minh giả thuyết
Cách tiếp cận:
Tiếp cận hệ thống. Xem xét, nghiên cứu các yếu tố, các mặt có liên quan đến
công nghệ, đổi mới công nghệ, đến đánh giá năng lực công nghệ và năng lực đổi mới
công nghệ, đến vai trò của năng lực công nghệ đối với đổi mới công nghệ, đến tính tất
yếu của đổi mới công nghệ.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu cơ sở lý luận từ các lý thuyết có
liên quan, như: phương pháp luận nghiên cứu khoa học…
[11]
, đánh gía nghiên cứu


17
khoa học, lý thuyết hệ thống, quản lý công nghệ, điều tra xã hội học…,
[12]
trên cơ sở
kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, thu thập, tổng hợp và phân tích các thông
tin, số liệu từ các báo cáo điều tra, khảo sát, thống kê KH&CN, các bài báo khoa học,
các kết quả hoạt động KH&CN, các văn bản về chính sách liên quan đến công nghệ
và đổi mới công nghệ, các tài liệu về sản xuất và đổi mới công nghệ trong sản xuất
công nghiệp.
Phương pháp quan sát: quan sát từ thực tiễn hoạt động sản xuất công nghiệp
và hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh

.
Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý về cơ sở
xây dựng hệ thống tiêu chí, về các yếu tố xây dựng tiêu chí, về nội dung bảng hỏi cho
điều tra, phỏng vấn, về phương pháp đánh giá năng lực đổi mới công nghệ, về các
khuyến nghị, đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực và đổi mới
công nghệ.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thiết kế các phiếu điều tra theo hình thức
bảng hỏi để thu thập các thông tin định tính, định lượng phục vụ cho nội dung nghiên
cứu của Luận văn.
Phỏng vấn. Để giúp cho qúa trình nghiên cứu, tác giả thực hiện một số cuộc
phỏng vấn đối với các nhà doanh nghiệp, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý
KH&CN, Công thương, Xây dựng, Kế hoạch và đầu tư, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và cán bộ liên quan đến hoạch định chính sách của địa phương.
Phương pháp định lượng: Để đảm bảo yêu cầu của việc đánh giá, tác giả
lượng hoá các tiêu chí bằng cách đưa ra thang điểm và số điểm cho các tiêu chí và
tiêu chí thành phần, để đưa các yếu tố về một bằng chung và so sánh với mức đưa ra.
Thông tin về các yêu tố hiện tại của đối tượng đánh giá ứng với các điểm số trong
thang điểm cho trước để có được các chỉ số của từng tiêu chí thành phần, chỉ số của

các tiêu chí thành phần tạo nên chỉ số của tiêu chí. Các chỉ số này sẽ nói lên năng lực
về đổi mới công nghệ của từng doanh nghiệp.

18
Phương pháp tổng hợp, phân tích. Trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát ( kết
quả ) sẽ được lượng hoá để tính toán và trình bày kết quả dưới dạng biểu đồ mạng,
biểu đồ cột nhằm phản ánh hiện trạng về các yếu tố của vấn đề, mà ở đây là về năng
lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó để phân tích đánh giá mặt mạnh, yếu
giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung các yếu tố năng lực công nghệ phục vụ
cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày theo các phần sau:
- Phần một. Mở đầu
- Phần hai. Nội dung Luận văn:
+ Chương 1. Cơ sở lý luận về đánh giá năng lực đổi mới công nghệ;
+ Chương 2. Tình hình đánh giá năng lực đổi mới công nghệ trên địa bàn Phú
Thọ;
+ Chương 3. Hệ thống tiêu chí đánh gía năng lực đổi mới công nghệ trong
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
- Phần ba. Kết luận và khuyến nghị.














19
Phần hai
NỘI DUNG LUẬN VĂN

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ.
1. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1. 1. Công nghệ, năng lực công nghệ, đổi mới công nghệ và các khái niệm có liên
quan.
1.1.1 Khái niệm năng lực công nghệ;
a. Công nghệ.
Theo các cách tiếp cận, nhu cầu sử dụng và quan điểm khác nhau nên có rất
nhiều khái niệm về công nghệ.
Nguyên gốc “thuật ngữ công nghệ xuất phát từ hai thuật ngữ Hy Lạp Techne +
Logos, Techne có nghĩa là kỹ năng hoặc cách thức cần thiết để làm một cái gì đó;
Logos có nghĩa là kiến thức về một điều gì đó. Do vậy Technology có nghĩa là kiến
thức về một cái gì đó được làm như thế nào”
[3]
;
+ Theo F.R.Root, “ Công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được vào việc
sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới”
[10,tr.01]
, định nghĩa này
nói lên bản chất của công nghệ là kiến thức, mục tiêu là để áp dụng vào sản xuất tạo
ra các sản phẩm mới;
+ Theo R. Jone ( 1970) “Công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực
được chuyển thành hàng hoá”

[10, tr.01]
, định nghĩa này nói lên bản chất của công nghệ
là kiến thức ( cách thức);
+ Ngân hàng thế giới World Bank (1985) định nghĩa “Công nghệ là phương
pháp chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 03 yếu tố: thông tin về phương
pháp; phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hoá; sự
hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao”
[10, tr. 2]
.

20
+ Theo Sharif (1986), “ Công nghệ bao gồm khả năng sáng tạo, đổi mới và
lựa chọn nhưng kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối ưu vào tập hợp
các yếu tố bao gồm vật chất, xã hội và văn hoá. Công nghệ tập hợp cả phần cứng và
phần mềm, thể hiện ở 04 dạng cơ bản sau:
*Vật thể (vật liệu, công cụ, sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm hoàn
chỉnh);
* Con người ( kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm);
* Dạng ghi chép ( bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu … được mô tả
trong các ấn phẩm, tài liệu…);
* Dạng thiết chế tổ chức ( dịch vụ, truyền bá, cơ cấu quản lý ).
Về bản chất:
Vật thể ( thiết bị máy móc), còn gọi là phần kỹ thuât ( technoware);
Con người ( Humanware);
Ghi chép, thông tin ( Infoware);
Thiết chế,tổ chức (Orgaware)
[10, tr.4];

Theo Luật khoa học và công nghệ năm (2000)
[26]

, thì “Công nghệ là tập hợp
các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
các nguồn lực thành các sản phẩm”;
Luật chuyển giao công nghệ định nghĩa công nghệ là: “giải pháp, quy trình, bí
quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn
lực thành sản phẩm”
[27]
.
+ Theo Vũ Cao Đàm:
 Công nghệ là một trật tự nghiêm ngặt các thao tác của quá trình chế biến vật
chất hoặc thông tin;
 Công nghệ là một phương tiện (device) chế biến vật chất hoặc thông tin, gồm
phần cứng và phần mềm;

21
 Công nghệ là một cơ thể (hệ thống) tri thức về quá trình chế biến vật chất hoặc
thông tin, về phương tiện và phương pháp chế biến vật chất và/ hoặc thông
tin
[14]
.
Có nhiều khái niệm về công nghệ, nhưng có thể thấy khái niệm công nghệ
được định nghĩa theo hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất, công nghệ là kiến thức (phần mền), tức là các quy trình,
giải pháp, bí quyết ( tri thức);
Quan điểm thứ hai, công nghệ bao gồm cả phần cứng và phần mềm, trong đó
các quy trình, giải pháp, bí quyết là phần mềm và thiết bị công nghệ là phần cứng.
Trong các khái niệm này tác giả sử dụng khái niệm theo quan điểm thứ hai
(công nghệ bao gồm cả phần cứng và phầm mềm), khái niệm được ghi trong Luật
khoa học và công nghệ, năm 2000.
Mặc dù định nghĩa theo hai quan điểm khác nhau nhưng có thể thấy có những

điểm chung, như:
+ Là kiến thức, mà kiến thức thì không phải ai cũng tạo ra được và ai cũng có
thể sử dụng nó có hiểu quả như nhau, là kiến thức nên nó có kiến thức về nguyên lý
chung và kiến thức về lĩnh vực cụ thể (vận dụng nguyên lý chung). Trong thực tế
phần nguyên lý chung có nhiều người hiểu, biết, song phần kiến thức của lĩnh vực cụ
thể là các bí quyết công nghệ, là công nghệ của hãng, đơn vị, cá nhân ( tổ chức, cá
nhân) nào đó.
+ Đều dùng để chế biến (biến đổi) nguồn lực thành sản phẩm, có nghĩa là nó
được con người sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, mà đã là sản phẩm thì mục tiêu là
để phục vụ cho nhu cầu của con người, nhu cầu của con người thì luôn thay đổi theo
chiều hướng ngày một cao. Vậy để đáp ứng nhu cầu của con người thì việc đổi mới
công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới luôn được phải quan tâm trong chiến lược phát
triển của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, địa phương, ngành và quốc gia.
b. Năng lực.

22
Khái niệm năng lực được sử dụng trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội,
Từ điển tiếng Việt “ năng lực là sức làm ra, phát ra của con người, con vật, máy
móc, v.v…”
[42]
. Vậy có thể hiểu năng lực là sức, khả năng biết ý tưởng thành hiện
thực trên cơ sở sử dụng các nguồn lực.
Ví dụ: năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, năng lực tổ chức, năng lực sáng
tạo, năng lực đổi mới, năng lực đổi mới công nghệ… Ở đây tác giả sử dụng khái niệm
năng lực đổi mới công nghệ cho việc nghiên cứu đề tài này.
c. Năng lực công nghệ.
Đã có một số nhà khoa học và tổ chức quốc tế, nghiên cứu và đưa ra một số
khái niệm năng lực công nghệ. Dưới đây là một số khái niệm được đề cập trong
Phương pháp lập kế hoạch phát triển năng lực công nghệ, tập 5 “Đánh giá năng lực
công nghệ”, do Trung tâm Chuyển giao công nghệ Chấu Á – Thái Bình Dương (

APCTT) thực hiện khi thực thi dự án Atlat công nghệ do Uỷ ban Kinh tế - Xã hội
Châu Á – Thái Bình Dương giao. Như:
+ Theo R. Dore “ Năng lực công nghệ là sự kết hợp ba loại khả năng độc lập,
đó là: khả năng lĩnh hội công nghệ độc lập, khả năng sáng tạo công nghệ độc lập,
khả năng thăm dò công nghệ của thế giới một cách độc lập”
[39, tr. 17]
;
+ Theo Desai “Năng lực công nghệ là khả năng mua được công nghệ, vận
hành công nghệ, sao chép, phát triển và đổi mới công nghệ”
[ 39, tr.18]
;
+ Theo Ngân hàng thế giới “Năng lực công nghệ là năng lực của ba loại năng
lực: năng lực sản xuất, gồm ( quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất, bảo trì tư liệu sản
xuất và tiếp thị sản phẩm), năng lực đầu tư, gồm ( quản lý dự án, thực hiện dự án,
năng lực mua sắm và đào tạo nhân công), năng lực đổi mới gồm
( sáng tạo và đưa các kỹ thuật mới vào hoạt động kinh tế)”
[39, tr.18]
.
Theo Vũ Cao Đàm “ Năng lực công nghệ là sức tồn tại, phát triển và thể hiện
tác động thực hiện chức năng của công nghệ”
[14]
.
Cũng theo Vũ Cao Đàm:

23
- Có một số loại năng lực công nghệ, như: năng lực vận hành, năng lực làm
chủ, năng lực sao chép, năng lực cải tiến, năng lực đổi mới.
- Các yếu tố cấu thành năng lực công nghệ gồm: Năng lực nghiên cứu và triển
khai (R&D), hạ tầng thông tin, hạ tầng công nghiệp, năng lực dịch vụ kỹ thuật
[14]

;
Trong bài: Khoa học và công nghệ Việt Nam hướng tới Hội nhập, Tiến sỹ Mai
Hà, đã nêu ra định nghĩa: Năng lực công nghệ là thước đo khả năng làm chủ công
nghệ của một công ty, một ngành công nghiệp hay của một nước từ mức đơn giản
nhất là có thể vận hành công nghệ hiện có đến mức cao nhất là có khả năng tạo ra một
công nghệ mới từ R&D và thương mại hoá nó như một sản phẩm hoặc một quá trình
sản xuất mới.
Năng lực công nghệ thường được xem xét ở cấp Quốc gia, ngành (vĩ mô) và
cấp doanh nghiệp (vi mô).
Qua một số định nghĩa trên ta thấy, năng lực công nghệ là một tập hợp các
năng lực và năng lực đổi mới công nghệ là một loại năng lực trong tập hợp đó, hay
nói cách khác là năng lực đổi mới công nghệ là một yếu tố, là một thành phần của
năng lực công nghệ. Nhưng ở đây là loại năng lực phức tạp nhất, có yêu cầu cao nhất,
đòi hỏi phải hội đủ nhiều yếu tố, nhiều điều kiện nhất. Vậy có thể coi năng lực đổi
mới công nghệ là tập hợp bởi nhiều năng lực khác về công nghệ để hợp thành. Mặc
dù phức tạp song cần phải nâng cao năng lực công nghệ bới nó không chỉ phục vụ
cho đổi mới công nghệ mà còn đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Theo tính
toán sự tác động của năng lực công nghệ đến phát triển kinh tế còn cao hơn sự tác
động của chất lượng lao động “ Kết quả trên cho thấy cả 2 nhân tố chất lượng lao
động và năng lực công nghệ đều tác động đáng kể đến phát triển kinh tế, trong đó
năng lực công nghệ tác động mạnh hơn, biểu hiện ở chỗ có hệ số hồi quy (β ) lớn hơn
0,4790 > 0,3807 (47% >38%)”
[21
]
.
1.1. 2 Khái niệm đổi mới công nghệ.
a. Đổi mới.

×