Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Ứng dụng các quy định về an toàn vốn trong Hiệp ước vốn Basel tại Ngân hàng Việt nam Thịnh vượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.55 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Khóa luận “Ứng dụng các quy định về an toàn vốn trong Hiệp ước vốn Basel tại
Ngân hàng Việt nam Thịnh vượng” là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, nội dung, kết quả
nghiên cứu nêu trong khóa luận là chính xác, được hình thành và phát triển dựa trên tình hình thực tế
của Ngân hàng Việt nam Thịnh vượng.
Hà nội, ngày 15 tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thanh Tùng
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Thị Kim Hảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban lãnh đạo, các anh chị Ngân hàng Việt nam Thịnh vượng - Chi nhánh
Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị
để em có thể hoàn thiện khóa luận này.
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu, chữ viết tắt Nghĩa
1 DTBB Dự trữ bắt buộc
2 ECB Ngân hàng trung ương châu Âu
3 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
4 NHNN Ngân hàng nhà nước
5 NHTM Ngân hàng thương mại
6 NHTW Ngân hàng Trung ương
7 TCTD Tổ chức tín dụng
8 CAR Tỷ lệ an toàn vốn
9 FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
10 TOWRA Tổng tài sản “Có” rủi ro
11 OCC Cơ quan kiểm soát tiền tệ của Mỹ
12 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
13 IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế


14 PD Xác suất vỡ nợ của khách hàng
15 EAD Dư nợ khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả
được nợ
16 LGD Tỷ trọng tổn thất dự tính
17 CIC Trung tâm thông tin tín dụng
18 OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
19 FDIC Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ
20 VP BANK Ngân hàng Việt nam Thịnh vượng
21 TSN, TSC Tài sản nợ, Tài sản có
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Mục Tên bảng Trang
Bảng
1.1
1.1.2
Mối quan hệ giữa CAR và bộ quy chuẩn của Ủy ban Basel
18
Bảng
1.2
1.2.2
Tỷ lệ rủi ro áp dụng cho tài sản của ngân hàng theo hiệp ước
Basel I.
21
Bảng
1.3
1.2.2
Hệ số rủi ro đối với từng tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng theo
Basel II.
27
Bảng

1.4
1.2.2
Hệ số rủi ro đối với những khoản nợ thuộc doanh nghiệp
28
Bảng
1.5
1.3.2
Thực tiễn áp dụng Basel II tại một số nước châu Á
40
Bảng
2.1
2.1.2
Một số chỉ tiêu của VP BANK giai đoạn 2005-2010
47
Bảng
2.2
2.1.2
Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động VP BANK 2006-2010
51
Bảng
2.3
2.2.3
Trọng số tương ứng với các thang điểm rủi ro ECA
62
Bảng
3.1
3.1.1
Một số chỉ tiêu hoạt động theo kế hoạch của Ngân hàng
76
Bảng

3.2
3.3.1
Lộ trình ứng dụng Basel II tại một số quốc gia Đông Nam Á
84
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
STT Mục Tên biểu Trang
Sơ đồ 1.1 1.1.1
Phân loại rủi ro tín dụng
8
Sơ đồ 1.2 1.1.1
Các nhân tố tác động đến lãi suất
10
Sơ đồ 1.3 1.1.1
Mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro hoạt
động
11
Sơ đồ 1.4 1.2.2
Ba trụ cột trong Basel II
25
Sơ đồ 2.1 2.1.1
Mối liên hệ về cơ cấu quản trị điều hành VP BANK
45
Biểu đồ 2.1 2.1.2
Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản và vốn điều lệ VP
BANK 2005-2010
48
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ 5
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
Chương 1: Tổng quan về an toàn vốn trong hiệp ước quốc tế Basel 4
1.1. Rủi ro trong ngân hàng thương mại và sự cần thiết phải duy trì các quy định về an toàn vốn 4
1.1.1. Rủi ro trong ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Sự cần thiết phải duy trì các quy định về an toàn vốn 14
1.1.3. Hiệu quả của việc thực hiện các quy định về an toàn vốn trong ngân
hàng 17
Tóm tắt chương 1 40
Tóm tắt chương 2 69
Tóm tắt chương 3 87
KẾT LUẬN CHUNG 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 3
Phụ lục 1 3
Phụ lục 2 3
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [1] Học viện Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với 1 nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển như Việt nam
thì sự điều tiết của Chính phủ, cũng như yêu cầu về sự hiệu quả trong hoạt động
của hệ thống Ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi một hệ thống
Ngân hàng hiện đại, hoạt động hiệu quả sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế,
thúc đẩy quá trình phát triển. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại
rất nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nền kinh

tế. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng là yêu cầu
cần phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một
hệ thống ngân hàng lành lạnh, an toàn mà trước hết là đảm bảo sự an toàn về vốn
đồng thời tăng cường công tác quản trị rủi ro của từng ngân hàng.
Và mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã qua với sự sụp đổ của
nhiều ngân hàng trên thế giới nhưng hiện nay, một lượng không nhỏ các ngân hàng
vẫn đang phải vật lộn để đối phó với các rủi ro về vốn. Tại châu Âu, sau 5 tháng kể
từ khi Mỹ công bố kết quả các cuộc kiểm tra “stress test” (Các cuộc kiểm tra nhằm
xác định khả năng trụ vững trước khó khăn của khối Ngân hàng) thì Ủy ban Giám
sát Ngân hàng châu Âu (CEBS) cũng bố kết quả kiểm tra 91 ngân hàng lớn nhất
châu Âu của mình. Theo đó có tới 7 ngân hàng nằm trong diện kiểm tra đã không
đáp ứng được các điều kiện về vốn của đợt thanh tra. Qua đó, có thể thấy tầm quan
trọng của việc duy trì một lượng vốn nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, giúp ngân
hàng phòng tránh các rủi ro. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn cầu, sâu
rộng hóa như hiện nay, ngành ngân hàng Việt nam đứng trước nhiều cơ hội và
thách thức, đòi hỏi các NHTM Việt nam cần phải nâng câo năng lực cạnh tranh của
mình, tiếp thu kinh nghiệm từ các nước mà trước tiên là sự chủ động nhận thức và
tuân thủ theo một số điều ước quốc tế hiện đại về Ngân hàng. Một trong những
điều ước quốc tế được nhiều ngân hàng quan tâm và thực hiện là Hiệp ước quốc tế
về an toàn vốn trong ngân hàng - Hiệp ước vốn Basel do Ủy ban Basel về giám sát
ngân hàng đưa ra. Chính vì vậy việc thực hiện các quy định về an toàn vốn trong
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [2] Học viện Ngân hàng
Hiệp ước Basel là một điều tất yếu đối với các NHTM Việt nam trong quá trình hội
nhập.
Hiện tại đã có một số đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng các quy định trong
hiệp ước vốn Basel tại các NHTM Việt nam. Qua đó tác giả thấy rằng việc áp dụng
các chuẩn mực trong Basel ở Việt nam, đặc biệt là các quy định về an toàn vốn vẫn
còn nhiều vướng mắc khó khăn cần được nghiên cứu hoàn thiện thêm. Xuất phát từ
thực tế đó, cộng với những tồn tại ở trên, thiết nghĩ việc nghiên cứu và hoàn thiện

việc ứng dụng các quy định về an toàn vốn tại các NHTM Việt nam là một vấn đề
hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà qua quá trình học tập, nghiên cứu cũng như thực
tế quá trình thực tập tại Ngân hàng em quyết định lựa chọn đề tài “Ứng dụng các
quy định về an toàn vốn trong Hiệp ước vốn Basel tại Ngân hàng Việt nam
Thịnh vượng” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu các ứng dụng về an toàn vốn trong Hiệp ước vốn Basel tại
Ngân hàng Việt nam đã được nhiều nhà kinh tế, nhiều chuyên gia đề cập tới. Tuy
nhiên, việc gắn nó với một hệ thống ngân hàng thương mại cụ thể là chưa có nhiều.
Chính vì vậy, đề tài “Ứng dụng các quy định về an toàn vốn trong Hiệp ước
vốn Basel tại Ngân hàng Việt nam Thịnh vượng” được lựa chọn nghiên cứu
nhằm
Tổng quan hóa các loại rủi ro và sự cần thiết phải đảm bảo an toàn vốn trong
NHTM, phân tích những quy định về an toàn vốn của Ủy ban Basel. Từ đó đưa ra
vấn đề có tính chiến lược trong việc ứng dụng các văn bản quốc tế tại các NHTM
Việt nam.
Nghiên cứu những tồn tại và hạn chế trong lộ trình ứng dụng của các NHTM
Việt nam, kinh nghiệm các nước.
Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng duy trì tỷ lệ an toàn vốn và công tác ứng
dụng Hiệp ước vốn Basel tại Ngân hàng Việt nam thịnh vượng. Từ đó rút ra những
điểm đã đạt được cũng như những tồn tại. Đồng thời đưa ra những giải pháp,
khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng các quy định về an toàn vốn
trong Hiệp ước vốn Basel tại Ngân hàng Việt nam thịnh vượng VP BANK.
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [3] Học viện Ngân hàng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận cơ bản về an toàn vốn được quy định trong Hiệp ước vốn
Basel về giám sát ngân hàng
- Thực tế ứng dụng các quy định về an toàn vốn và đo lường rủi ro trong ngân

hàng theo Hiệp ước vốn Basel I, Basel II và lộ trình tiếp cận các quy định theo
Basel III của các NHTM Việt nam nói chung và Ngân hàng Việt nam thịnh vượng
VPBANK nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi của đề tài sẽ đề cập tới các vấn đề
sau:
- Vấn đề cơ bản về an toàn vốn tại Ngân hàng thương mại.
- Vấn đề về tính toán và duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR tại Ngân hàng
thương mại Việt nam.
- Việc ứng dụng các quy định về an toàn vốn trong Basel II và lộ trình tiếp cận
Basel III tại Ngân hàng Việt nam thịnh vượng
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu mang tính ứng dụng các quy định của Hiệp ước quốc tế,
vì vậy để có thể đạt được tính thực tiễn cao, đề tài được nghiên cứu dựa trên sự kết
hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, phương pháp chủ
yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương
pháp điều tra, khảo sát phân tích, tổng hợp so sánh nhằm đánh giá thực trạn đảm
bảo an toàn vốn tại Ngân hàng Việt nam thịnh vượng. Đồng thời, đề tài cũng sử
dụng bảng số liệu, các hình vẽ, biểu đồ để minh họa cho kết quả thu thập và nghiên
cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng các quy định về an toàn vốn trong Basel về
Giám sát ngân hàng, đề tài mang tính ý nghĩa cao cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.
Lý thuyết: Tổng quan hóa những vấn đề về an toàn vốn, quy định về an toàn
vốn trong Basel, cơ chế áp dụng và kinh nghiệm các nước
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [4] Học viện Ngân hàng
Thực tiễn: Đề tài nghiên cứu nội dung ứng dụng thực hiện các quy định về an
toàn vốn giai đoạn 2007 - 2010 tại Ngân hàng Việt nam thịnh vượng. Đánh giá mặt
tích cực, mặt hạn chế cùng với nguyên nhân để tư đó làm cơ sở cho việc đề xuất

định hướng và giải pháp ứng dụng triệt để các quy định về an toàn vốn trong Basel
nhằm đảm bảo sự phù hợp với thực tế và định hướng phát triển của Ngân hàng.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng các quy định về an toàn vốn trong Hiệp ước
vốn Basel tại Ngân hàng Việt nam Thịnh vượng” gồm 90 trang, 10 bảng, 05 sơ
đồ, 02 đồ thị và các phép toán, diễn giải được trình bày trong 3 chương. Kèm theo
đó là phần mở mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
bảng, hình vẽ, đồ thị và danh mục các ký hiệu chữ viết tắt.
Nội dung chính của đề tài được trình bày theo 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về an toàn vốn trong hiệp ước quốc tế Basel.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện các quy định về an toàn vốn theo Basel
trong tại Ngân hàng Việt nam thịnh vượng.
Chương 3: Giải pháp ứng dụng các quy định về an toàn vốn trong hiệp ước
Basel tại Ngân hàng Việt nam thịnh vượng.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: Tổng quan về an toàn vốn trong hiệp ước quốc tế Basel
1.1. Rủi ro trong ngân hàng thương mại và sự cần thiết phải duy trì các
quy định về an toàn vốn
1.1.1. Rủi ro trong ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm rủi ro
Với đặc điểm chính là kinh doanh tiền tệ, thực hiện chức năng chuyển hóa tài
sản, huy động và đáp ứng nhu cầu đầu tư của nền kinh tế thì ngân hàng luôn phải
đối mặt với những thiệt hại, kể cả tài chính hoặc phi tài chính. Hay đó chính là rủi
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [5] Học viện Ngân hàng
ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình thực hiện các chức năng trung
gian thanh toán, trung gian tín dụng và tạo tiền của mình. Hơn nữa ngày nay,vai trò
của ngân hàng không chỉ dừng lại ở vai trò cơ bản là làm trung gian tín dụng, trung
gian thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ mà còn là công cụ dẫn truyền hiệu quả tác động
của chính sách tiền tệ tới thị trường. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn cho ngân

hàng cũng như sự ổn định của toàn hệ thống là điều tiên quyết để ngân hàng có thể
tránh khỏi rủi ro.
Theo quan điểm hiện đại, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là
những tổn thất tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng đạt được các mục tiêu của
ngân hàng
Hay rủi ro chính là sự bất trắc có thể ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục
tiêu mà ngân hàng có thể đo lường được hoặc không.
1.1.1.2. Các loại rủi ro chính
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro luôn là yếu tố song hành với các hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hoạt động của ngân hàng luôn
phải đối mặt với rủi ro. Hơn nữa với hoạt động kinh doanh đa dạng các ngân hàng
sẽ không chỉ tổn tại một loại rủi ro. Có thể kể đến một số loại rủi ro đặc thù như
sau:
 Rủi ro tài chính: Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị
trường
 Rủi ro phi tài chính: Rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng hay rủi ro pháp luật.
a. Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản tại Ngân hàng được hiểu là khả năng đáp ứng kịp thời các nghĩa
vụ tài chính khi các nghĩa vụ này đến hạn, kể cả các khoản chi trả đột xuất. Vì vậy
có thể định nghĩa
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn với chi phí hợp
lý tại thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
Do đó, có thể nói rủi ro thanh khoản liên quan đến khả năng chuyển hóa các tài
sản tài chính thành tiền một cách nhanh chóng mà không chịu tổn thất về giả cả của
ngân hàng. Nó có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [6] Học viện Ngân hàng
Thứ nhất, do sự mất cân bằng giữa nguồn vốn và sử dụng vốn hay do sự mất
cân bằng giữa kỳ hạn của TSC và kỳ hạn của TSN o ngân hàng phải huy động một
lượng tiền gửi lớn. Ngân hàng huy động từ dự trữ ngắn hạn của các cá nhân, doanh

nghiệp và các tổ chức cho vay, sau đó chuyển chúng thành các khoản tín dụng dài
hạn cho người đi vay
Thứ hai, trong điều kiện cạnh tranh các ngân hàng luôn phải đáp ứng một cách
hoàn hảo các nhu cầu về thanh khoản của khách hàng. Khách hàng gửi tiền có thể
rút trước hạn. Vì vậy nếu nhu cầu rút tiền tăng cao trong khi các khoản tín dụng
đến hạn của khách hàng không được hoàn trả theo đúng kỳ hạn đã cam kết hoặc
khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đã thỏa thuận thì ngân
hàng sẽ khó có khả năng hoàn trả cho người gửi tiền.
Thứ ba, Ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản từ hoạt động đầu tư. Đó là
những rủi ro liên quan đến khả năng trao đổi hoặc bán lại trên thị trường của chứng
khoán.
Thứ tư, từ sự vận động của yếu tố lãi suất thị trường. Giá trị tài sản mà ngân
hàng dự tính bán nhằm bổ sung thanh khoản có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động
của lãi suất. Từ đó tác động trực tiếp tới chi phí vốn vay trên thị trường tiền tệ
Các ngân hàng cần chú trọng đến rủi ro thanh khoản bởi tác động của loại rủi
ro này thường mang yếu tố bất ngờ với ngân hàng, thậm chí ở một số thời điểm có
thể coi tác động của nó với ngân hàng tương tự như tác động căn bệnh “nhồi máu
cơ tim”. Điển hình về tác động của rủi ro thanh khoản có thể kể đến sự đổ vỡ của
8000 Hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân vào những năm 1989-1990 hay sự kiện
Ngân hàng Á Châu ACB vào năm 2003.
b. Rủi ro tín dụng
Theo báo cáo công bố kết quả lợi nhuận năm 2010 của các Ngân hàng thì lợi
nhuận từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng lợi nhuận của các
Ngân hàng (VCB 40%, VP BANK 35,7% - Theo BCTC năm 2010). Điều đó cho
thấy tín dụng vẫn là nghiệp vụ chủ yếu của các ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, đi
kèm với mức độ đóng góp lợi nhuận như trên chính là mức độ rủi ro của nghiệp vụ
này cũng chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của ngân hàng. Đó là khi ngân
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [7] Học viện Ngân hàng
hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi theo các điều khoản đã thỏa thuận trong

hợp đồng tín dụng. Ở nghĩa rộng hơn, rủi ro tín dụng chính là những khoản lỗ tiềm
tàng hay những mất mát khi ngân hàng cấp các khoản tín dụng mà khách hàng
hoặc người sử dụng vốn không trả đúng hạn hoặc không thực hiện đúng đủ nghĩa
vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2005
về phân loại nợ và trích lập sử dụng dự phòng rủi ro thì “Rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Ngân hàng gặp rủi ro tín
dụng khi xảy ra tình trạng mất vốn hay động vốn với các khoản vay. Cụ thể:
Sơ đồ: 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng không những làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng
mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất vốn cao. Nó xuất phát từ các nguyên nhân chính sau
- Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, khách hàng hoặc cả hai bên.
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [8] Học viện Ngân hàng
Thứ nhất, từ phía khách hàng:
Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
hoặc chủ định không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết với ngân hàng. Điều này có
thể do khách hàng gian lận, không có thiện chí trả nợ, hoặc do sử dụng vốn sai mục
đích, quản trị điều hành kinh doanh kém dẫn đến khó thu hồi vốn vay đã đầu tư.
Thứ hai, từ phía ngân hàng. Có thể do các nguyên nhân sau
+ Thông tin khách hàng chưa đầy đủ và thiếu chính xác.
+ Thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay, quá lạm dụng vào tài sản thế chấp.
+ Năng lực hạn chế của cán bộ tín dụng hay sự lỏng lẻo trong công tác kiểm
soát nội bộ.
+ Do yếu tố cạnh tranh dẫn đến việc chạy theo quy mô, bỏ qua một số tiêu
chuẩn, điều kiện quan trọng của khoản vay.
- Nguyên nhân khách quan, hay chính là nguyên nhân bất khả kháng xuất phát
từ sự bất cân xứng về thông tin hay thông tin không cân xứng. Đó là sự không công

bằng về thông tin mà mỗi bên có được. Khi đó một bên thường không biết tất cả
những gì mà người ta cần biết về bên đó để có được một quyết định đúng đắn.
Ngoài ra nguyên nhân khách quan có thể xuất phát từ yếu tố môi trường kinh tế,
môi trường pháp lý bên cạnh các yếu tố bất khả kháng như bão lụt, thiên tai, dịch
bệnh gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh của khách hàng.
c. Rủi ro lãi suất
Là những tổn thất tiềm tàng mà ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị
trường biến động. Hay đó chính là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của
ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Bao gồm :
Rủi ro về thu nhập: là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi
lãi suất thị trường biến động
Rủi ro giảm giá trị tài sản: là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm
khi lãi suất thị trường biến động
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [9] Học viện Ngân hàng
Có thể đánh giá rủi ro lãi suất thông qua mô hình định giá lại hoặc mô hình
thời lượng
1
Nguyên nhân rủi ro lãi suất
Sự biến động của lãi suất thị trường
Lãi suất là giá của vốn vay. Do đó ngân hàng khó có thể kiểm soát được xu
hướng và mức độ biến động của lãi suất. Bởi lãi suất được hình thành dựa trên mối
quan hệ tương tác của rất nhiều yếu tố tác động đến cung cầu tín dụng (Sơ đồ 1.2)
Ngân hàng cần có kế hoạch hoạt động phù hợp dựa trên mức độ hiện tại và cơ
sở dự báo lãi suất.
d. Rủi ro tỷ giá
Là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ
giá giữa các đồng tiền. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày càng
được mở rộng như hiện nay thì việc quản lý rủi ro tỷ giá càng cần phải được coi
trọng. Theo Peter S.Rose, rủi ro tỷ giá là khả năng thiệt hại, tổn thất mà ngân hàng

1
Mô hình định giá lại: Đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng (Net interest income) của ngân hàng
trước sự thay đổi của lãi suất thị trường. Mô hình thời lượng: Đo lường sự nhạy cảm của giá (giá tri của vốn)
của khoản đầu tư có thu nhập cố định tới sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Sơ đồ: 1.2. Các nhân tố tác động đến lãi suất
Khóa luận tốt nghiệp [10] Học viện Ngân hàng
phải gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới. Do đó nó phát sinh trong quá
trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá biến
động. Tuy nhiên khi có sự chênh lệch về kỳ hạn hay loại tiền tệ của các khoản
ngoại hối nắm giữ trong ngân hàng thì rủi ro tỷ giá cũng có thể phát sinh.
Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá
Do sự biến động của tỷ giá dưới tác động của các biến số kinh tế như lạm phát,
lãi suất…yếu tố chính trị, văn hóa, công nghệ, xã hội, tâm lý
Do sự không cân bằng về trạng thái ngoại hối của NHTM. Cụ thể, đối với các
hoạt động nội bảng, ngoại bảng của ngân hàng
TS ròng bằng ngoại tệ = TSC bằng ngoại tệ - TSN bằng ngoại tệ
+ Nếu TS ròng = 0, ngân hàng không gặp rủi ro khi tỷ giá biến động
+ Nếu TS ròng > 0, ngân hàng có lãi khi tỷ giá tăng và bị lỗ khi tỷ giá giảm
+ Nếu TS ròng < 0, ngân hàng có lãi khi tỷ giá giảm và bị lỗ khi tỷ giá tăng.
e. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động (Operational Risk) hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp là rủi ro
xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng nhưng lại rất khó dự đoán.
Theo Basel II
2
“rủi ro hoạt động được định nghĩa là loại rủi ro gây ra tổn thất
không lường trước được, nó xảy ra do sự thiếu sót hay sự thất bại của các quy
trình nội bộ, hệ thống, do con người hay do các sự kiện khách quan từ bên ngoài.
Và rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và
rủi ro uy tín”. Nghiên cứu một vài năm gần đây cho thấy mức độ rủi ro hoạt động

ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng lên trong tổng số rủi ro hàng năm của
ngâ hàng. Sự phức tạp của việc kiểm soáy rủi ro hoạt động được thể hiện qua sơ đồ
mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro hoạt động như sau:
Sơ đồ 1.3. Mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro hoạt động
2
Page 137 - Paragraph V/A: Definition of operational risk - Basel II (Basel Committee on Banking
Supervision)
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Quy trình, hệ thống
Con người
Sự kiện bên ngoài
Gian lận nội bộ
Thiệt hại về tài sản
Lỗi hệ thống
Tổn thất
Trách nhiệm
Mất mát tài sản
Kế hoạch ngăn ngừa/giảm thiểu rủi ro hoạt
động.
Cơ sở dữ liệu tổn thất
Cơ sở dữ liệu tổn thất
Nguyên
nhân
Dấu
hiệu
Ảnh
hưởng
Khóa luận tốt nghiệp [11] Học viện Ngân hàng
1.1.1.3. Tác động tiêu cực của rủi ro tới hoạt động ngân hàng và nội dung cơ
bản về quản lý rủi ro

Tác động tiêu cực của rủi ro tới hoạt động của ngân hàng.
Rủi ro là yếu tố mà con người khó có thể loại trừ. Do đó mục tiêu hạn chế sự
xuất hiện của chúng cũng như những thiệt hại do chúng gây ra là điều hết sức cần
thiết. Đặc biệt trong hoạt động ngân hàng khi mà hoạt động kinh doanh của ngành
chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Các rủi ro này tuy khác nhau vè nguyên nhân, biểu
hiện nhưng nhìn chung đều gây nên những hậu quả nặng nề cho Ngân hàng
Xét phạm vi ngân hàng, rủi ro gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng, gia tăng
chi phí hoạt động, mất vốn, giảm sút lợi nhuận, thậm chí có thể khiến ngân hàng bị
phá sản do thua lỗ.
Xét phạm vi hệ thống, rủi ro làm giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống
ngân hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và các mục tiêu vĩ mô khác nói
riêng.
Ví dụ như rủi ro tín dụng, khi ngân hàng không thu được lãi đúng hạn sẽ phát
sinh lãi treo, không thu được vốn đúng hạn sẽ phát sinh nợ quá hạn, không thu đủ
lãi cho vay sẽ phát sinh lãi treo đóng băng, không thu đủ vốn vay sẽ phát sinh nợ
khó đòi, dẫn tới ảnh hưởng tới dòng tiền dự tính và kế hoạch sử dụng tiền của ngân
hàng. Từ đó giảm khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và gây thất thoát vốn
của ngân hàng. Ví dụ điển hình gần đây về sức ảnh hưởng của rủi ro tín dụng chính
là cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khi đã có không ít đại gia ngân hàng trên thế
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [12] Học viện Ngân hàng
giới phải điêu đứng, chao đảo thậm chí phá sản vì rủi ro của các khoản tín dụng
trước đó.
Bên cạnh đó, rủi ro hoạt động từ những hiện tượng như sự cố điện, hỏa hoạn,
thiếu người, bố trí nhân sự không phù hợp, nhầm loại tiền giao dịch, sai sót trong
chuyển giao thông tin … tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gây ra thiệt hại
không nhỏ cho ngân hàng. Thực tế, nhiều NHTM Việt Nam và trên thế giới đã phải
gánh chịu những tổn thất không nhỏ từ rủi ro hoạt động, ảnh hưởng lớn đến uy tín
và tài sản của NHTM. Ngân hàng Barings vào giữa thập kỷ 90 chỉ trong 7 ngày đã
mất 1 tỷ USD, tương đương lượng tích lũy trong suốt 250 năm kể từ ngày thành

lập, do những quyết định sai lầm của Nicolas Leeson - người phụ trách chi nhánh
Barings tại Singapore đặt cược quá cao vào chỉ số Nikkei, rủi ro tại Ngân hàng
Societe Generale của Pháp năm 2008 làm thiệt hại 4,9 tỷ EUR, vụ việc nhân viên
điểm giao dịch của một NHTM nhà nước giả mạo chữ ký khách hàng để rút số tiền
lên tới 24 tỷ đồng năm 2007 hay vụ việc nữ nhân viên của kiểm soát “rút ruột” gần
24,5 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội năm 2010…là
một vài ví dụ về tổn thất do rủi ro hoạt động gây nên.
Như vậy, rủi ro khi xảy ra nhẹ thì sẽ ảnh hưởng tới chi phí, thu nhập, dòng tiền
dự tính của ngân hàng, gây nên những tổn thất về lợi nhuận cho ngân hàng, nặng
thì khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thua lỗ, bị đình trệ. Trường hợp
xấu nhất là khiến cho ngân hàng phá sản, và sự đóng cửa của một ngân hàng có thể
gây ảnh hưởng cho cả hệ thống và cho toàn bộ nền kinh tế.
Nội dung cơ bản quản lý rủi ro
Rủi ro luôn tiềm tàng trong hoạt động của Ngân hàng. Do đó đòi hỏi các Ngân
hàng phải quản lý rủi ro hiệu quả mà trước hết là khả năng nhận biết, lượng hóa
hay đo lường và phòng ngừa rủi ro. Cụ thể, các ngân hàng sẽ thiết lập và vận hành
hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với điều kiện riêng biệt và mức độ phức tạp trong
hoạt động. Đồng thời kiểm soát hiệu quả các rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân
hàng một cách độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất trong ngân hàng và
được thể hiện bằng văn bản. Có thể tóm gọn nội dung về quản lý rủi ro trong các
ngân hàng thương mại như sau:
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [13] Học viện Ngân hàng
 Về quy trình quản lý rủi ro:
Bao gồm các tài liệu dưới hình thức văn bản được Hội đồng quản trị, đảm bảo
rằng các cán bộ liên quan thường xuyên được cập nhật tài liệu mới nhất về các
chính sách quản trị, đồng thời quy trình quản lý rủi ro cũng đảm bảo các rủi ro
trọng yếu được sớm nhận dạng, báo cáo đầy đủ và kiểm soát kịp thời.
Quy trình quản lý rủi ro tối thiểu có các nội dung sau: Phân định cơ cấu tổ
chức, trách nhiệm và nhiệm vụ của quản lý rủi ro, nhận dạng và đo lường rủi ro,

xác định các giới hạn rủi ro, xử lý việc vi phạm các giới hạn rủi ro, báo cáo phục
vụ quy trình quản lý rủi ro.
 Về mục tiêu về quản lý rủi ro:
Thiếp lập và vận hành hệ thống quản lý rủi ro phù hợp với điều kiện riêng biệt
và mức độ phức tạp trong hoạt động. Hệ thống có khả năng nhận biết, đo lường,
đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm soát hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn trong mọi hoạt
động. Đồng thời bảo đảm công tác quản lý rủi ro được thực hiện khách quan, trung
thực, thống nhất trong ngân hàng và được thể hiện rõ ràng bằng văn bản
 Về cơ cấu tổ chức và hoạt động:
Đảm bảo các hoạt động không tương thích nhau, các bộ phận thuộc khối Sau
và cán bộ thuộc bộ phận kiểm soát rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với các
bộ phận thuộc khối trước. Việc độc lập và tách biệt này được thực hiện thống nhất
và lên tới cấp ban điều hành của ngân hàng.
 Về các quy định hướng dẫn nội bộ:
Hoạt động của tổ chức tín dụng được tiến hành dựa trên các hướng dẫn bằng
văn bản rõ ràng để tất cả những nhân viên liên quan hiểu được nhiệm vụ và trách
nhiệm của mình. Trong đó hướng dẫn tối thiểu phải có các thông tin về cơ cấu tổ
chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp thẩm quyền quyết định và các nguyên
tắc, chính sách, quy trình để nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo,
trao đổi thông tin về rủi ro.
 Về trách nhiệm của các cơ quan chủ quản
Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với chất lượng
của hoạt động quản lý rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu. Hiểu rõ bản
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [14] Học viện Ngân hàng
chất và mức độ rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải, thực hiện tất cả các hành động cần
thiết để đảm bảo có sự quản lý rủi ro phù hợp trong ngân hàng, phê duyệt rà soát,
chỉnh sửa chiến lược chính sách quản lý rủi ro định kỳ và khi cần thiết.
Ban Giám đốc: Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro trình Hội đồng quản trị xem
xét phêt duyệt đồng thời đảm bảo tất cả các cán bộ của ngân hàng tuân thủ, các

chiến lược, chính sách quy trình của ngan hàng trong các hoạt động hàng ngày.
Xây dựng và triển khai các quy trình và các phương pháp nhận dạng, đo lường,
đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của
ngân hàng.
Ban kiểm soát: Giám sát và đánh giá việc thực hiện các chiến lược, chính sách
quy trình và giới hạn quản lý rủi ro của ngân hàng tuân thủ theo các quy định của
pháp luật, đảm bảo phù hợp với chiến lược kinh doanh.
Ví dụ như trong quản lý rủi ro tín dụng thì nội dung thứ nhất là các ngân hàng
cần đảm bảo nguyên tắc chung trong hoạt động cấp tín dụng và hoạt động kinh
doanh giao dịch là người làm việc ở khối sau và bộ phận kiểm soát rủi ro không
được chủ trì thực hiện các hoạt động kinh doanh thuộc nhiệm vụ của khối trước và
ngược lại. Nội dung thứ hai là các ngân hàng nên có các chính sách nội bộ, các hệ
thống kiểm soát hiệu quả để xác định, đo lường, theo dõi rủi ro tín dụng của Ngân
hàng. Ngân hàng cần phải xem xét một cách rõ ràng mức độ tập trung rủi ro tín
dụng trong việc đánh giá mức độ an toàn vốn. Như vậy, các nội dung cơ bản về
quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường…cần
phải thực hiện theo khuôn khổ quy định của ngân hàng trong một tài liệu rõ ràng và
cần bao gồm các định nghĩa về các mức tập trung rủi ro có liên quan tới ngân hàng,
cách tính mức độ tập trung và các hạn mức tương ứng của chúng. Từ đó trong quá
trình hoạt động, các ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro, cách thức được quản lý và
mức độ ngân hàng xem xét chúng trong việc đánh giá nội bộ về mức độ an toàn
vốn. Những đánh giá đó bao gồm cả việc xem xét kết quả kiểm tra thử nghiệm khả
năng chống lại các tình huống xấu của ngân hàng.
1.1.2. Sự cần thiết phải duy trì các quy định về an toàn vốn
1.1.2.1. Tầm quan trọng của vốn ngân hàng
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [15] Học viện Ngân hàng
Đi kèm với các hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng sẽ sử dụng nhiều
biện pháp để quản trị và đối phó với rủi ro. Trong đó chủ yếu tập trung vào việc
nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, bảo hiểm

tiền gửi DIV, đa dạng hóa các nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, khi tất cả các
biện pháp trên không thể bảo vệ ngân hàng trước rủi ro thì biện pháp sử dụng vốn
của ngân hàng sẽ là biện pháp cuối cùng. Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng buộc phải sử
dụng vốn để bù đắp. Do đó, để chống đỡ với những rủi ro ngày càng đa dạng các
ngân hàng cần phải đảm bảo an toàn vốn của mình. Bởi bên cạnh vai trò là tấm lá
chắn cuối cùng thì việc đả bảo an toàn vốn còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đó là:
Thứ nhất, vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng duy trì hoạt động của mình.
Một ngân hàng luôn cần vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị làm
việc phục vụ cho mục đích kinh doanh. Hơn nữa, ngân hàng có tiềm lực về vốn sẽ
tạo niềm tin cho khách hàng, cổ đông và các đối tác về sức mạnh tài chính của
mình. Đồng thời cũng đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách
hàng trong mọi trường hợp.
Thứ hai, ngân hàng muốn phát triển thì nó cần bổ sung vốn để đầu tư. Không
chỉ đầu tư mở rộng trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch mà ngân hàng còn phải
đầu tư cho các trang thiết bị và sản phẩm dịch vụ mới tối ưu hơn để phục vụ khách
hàng.
Thứ ba, vì vốn giúp bù đắp những thua lỗ về tài chính nên nó đóng vai trò là
“tấm đệm” quan trọng giúp chống lại rủi ro phá sản. Tuy nhiên, Ngân hàng cần
thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro để vừa có thể củng cố “tấm đệm” vốn vừa có
thể đáp ứng yêu cầu về tăng trưởng của Ngân hàng.
Và với các ngân hàng thương mại cổ phần thì vốn bao gồm các thành phần
chính như sau
- Cổ phiếu thường: được đo bằng giá trị của tổng số cổ phiếu thường tính theo
mệnh giá hiện hành. Cổ phiếu thường đem lại cho người sở hữu một khoản thu
nhập thay đổi phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng và quyết định của
Hội đồng quản trị ngân hàng về mức chi trả cổ tức.
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [16] Học viện Ngân hàng
- Cổ phiếu ưu đãi: được đo bằng giá trị của tổng số cổ phiếu ưu đãi tính theo

mệnh giá hiện hành. Cổ phiếu ưu đãi có thể là vĩnh viễn hoặc chỉ tồn tại trong một
thời gian nhất định.
- Thặng dư vốn: thể hiện phần chênh lệch giữa giá trị thị trường mà các cổ
đông trả cho ngân hàng của các cổ phiếu phát hành so với mệnh giá.
- Lợi nhuận để lại: thể hiện phần thu nhập của ngân hàng được giữ lại trong
quá trình kinh doanh thay vì dùng để chi trả cổ tức.
- Các khoản dự trữ vốn thể hiện quỹ vốn tích luỹ theo thời gian để phòng ngừa
những tình huống bất thường có thể xảy ra như những hoạt động kiện tụng gây bất
lợi cho ngân hàng, để lập quỹ thanh toán cổ tức theo kế hoạch và quỹ thanh toán
nợ, cổ phiếu trong tương lai.
- Giấy nợ thứ cấp có khả năng chuyển đổi là khoản nợ vốn dài hạn do nhà đầu
tư bên ngoài đóng góp. Theo luật, những người này có quyền hưởng thu nhập từ
ngân hàng sau những người gửi tiền. Những chứng khoán nợ này có khả năng
chuyển đổi thành cổ phần thường của ngân hàng.
- Thu nhập từ các công ty thành viên và từ các tổ chức mà ngân hàng nắm cổ
phần sở hữu: khoản mục này chiếm một tỷ lệ không lớn trong cấu thành vốn của
ngân hàng nhưng lại là một nguồn tài trợ dài hạn cho ngân hàng.
Như vậy, đảm bảo an toàn vốn trong ngân hàng chính là cơ sở, tiền đề đảm bảo
cho ngân hàng hoạt động hiệu quả.
1.1.2.2. Xác định yêu cầu vốn trong ngân hàng
Công tác quản trị rủi ro luôn đòi hỏi một mức độ chính xác cao, chính vì vậy
mà việc xác định một yêu cầu vốn hợp lý sao cho vừa có thể đảm đảm bảo an toàn
vừa có thể sử dụng hiệu quả trong kinh doanh luôn khiến các nhà quản trị, các nhà
lãnh đạo phải suy nghĩ. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, nhiều tỷ lệ, nhiều
cách xác định đã được đưa ra như tổng số vốn/tổng tài sản, tổng số vốn/tổng tiền
gửi hay tổng số vốn/tổng tài sản “có” rủi ro. Và hiện nay, để đánh giá mức độ đủ
vốn thì các ngân hàng trên thế giới cũng như Việt nam chủ yếu sử dụng tỷ lệ an
toàn vốn CAR (Capital Adequacy Ratio) do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [17] Học viện Ngân hàng

đưa ra. CAR sau khi được tính toán sẽ được so sánh với bộ quy chuẩn của Ủy ban
Basel để đánh giá mức độ hợp lý về vốn của chính ngân hàng đó.
Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa CAR và bộ quy chuẩn của Ủy ban Basel
CAR < 2% 2% ≤ CAR < 6% 6% ≤ CAR < 8% 8% ≤ CAR < 10% CAR > 10%
Thiếu vốn trầm
trọng
Thiếu vốn rõ rệt Thiếu vốn Mức vốn thích
hợp
Mức vốn tốt
nhất
Nguồn: Theo Basel I
Theo Basel II, trụ cột thứ I: Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu 8%
Theo Basel III: Có sự điều chỉnh về các tỷ lệ an toàn. Nâng tỷ lệ vốn chủ sở
hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%. Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ
4% lên 6%. Đồng thời bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng
vốn chủ sở hữu 2,5%. Tuy nhiên Các tiêu chuẩn của Basel 3 không có hiệu lực
ngay lập tức. Chúng bắt
đầu có hiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và
sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019 Các tiêu chuẩn của Basel 3 không có hiệu
lực ngay lập tức. Chúng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một
lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 1/1/2019.
1.1.3. Hiệu quả của việc thực hiện các quy định về an toàn vốn trong ngân
hàng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì quan hệ cung cầu nguồn tài chính
cũng ngày càng gia tăng, các hoạt động về phát hành và mua bán lại các giấy tờ có
giá cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn
tài chính gặp nhau dễ dàng, thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính. Thị trường mà
trong đó, hệ thống ngân hàng chính là chủ thể quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy
hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời là công cụ để thực hiện
các mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Do đó việc đảm bảo an toàn trong hệ

thống ngân hàng luôn là yêu cầu cấp thiết. Nó đảm bảo khả năng thực hiện các
mục tiêu của ngân hàng, đồng thời hạn chế triệt để các rủi ro có thể xảy ra.
Và để đảm bảo an toàn không chỉ trong một ngân hàng mà trong toàn hệ thống
thì một mặt các ngân hàng cần phải hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, một mặt
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [18] Học viện Ngân hàng
cần phải áp dụng triệt để các quy định về an toàn vốn do Ủy ban giám sát ngân
hàng Basel đưa ra.
1.2. Tổng quan về hiệp ước Basel
1.2.1. Ủy ban Basel và các thành viên
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking
Surpervision) là một diễn đàn cho sự hợp tác thường xuyên về các vấn đề liên quan
đến giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1974 bởi Thống đốc
Ngân hàng Trung ương nhóm G10 (10 nước phát triển) tại thạnh phố Basel Thụy
Sĩ. Hiện các thành viên của Ủy ban bao gồm Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan
giám sát ngân hàng của các quốc gia: Đức, Bỉ, Hà Lan, Mỹ, Nhật, Pháp,
Luxembourg, Tây Ban Nha, Canada, Thụy Điển, Italia, Anh và Thụy Sĩ,
Argentina, Úc, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonexia, Hàn
Quốc, Mexico, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ủy ban Basel nhóm họp 4 lần trong một năm. Trong Ủy ban còn có 25 nhóm
kỹ thuật và một số bộ phận khác được nhóm họp thường xuyên để thực hiện các
nội dung công việc của Ủy ban. Mục tiêu của Ủy ban là hiểu rõ hơn về các vấn đề
mấu chốt trong việc giám sát hoạt động ngân hàng và nâng cao chất lượng giám sát
hoạt động ngân hàng trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ủy ban trao đổi các
thông tin về các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng của các quốc gia, các
phương pháp và kỹ thuật với phương châm là để có một sự hiểu biết đồng nhất về
các vấn đề đó. Trên cơ sở đó, Ủy ban dùng sự hiểu biết đồng nhất để xây dựng,
công bố các văn bản về tiêu chuẩn, đồng thời hướng dẫn giám sát rộng rãi. Từ đó,
Ủy ban Basel được biết đến trên khắp thế giới về các thông lệ quốc tế mà họ đưa ra
về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu

quả và Thỏa ước về giám sát hoạt động ngân hàng xuyên biên giới. Ủy ban khuyến
khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can
thiệp vào kỹ thuật giám sát của các quốc gia.
1.2.2. Quá trình ra đời và sửa đổi của hiệp ước Basel
1.2.2.1. Hiệp ước vốn Basel I
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10
Khóa luận tốt nghiệp [19] Học viện Ngân hàng
Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn
mà nó được đề cập là Hiệp ước vốn Basel (The Basel Capital Accord) hay Basel I.
Từ đó, Basel I không chỉ phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn ở nhiều
quốc gia trên thế giới.
 Các tỷ lệ, tiêu chuẩn được áp dụng trong Basel I
i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - CAR (Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro)
Là tỷ lệ giữa vốn tự có (Vốn chủ sở hữu được điều chỉnh) so với tổng tài sản có
rủi ro nội và ngoại bảng được điều chỉnh theo các mức độ rủi ro khác nhau.
CAR = ≥ 8%. Trong đó: CAR (Capital Adequacy Ratio): Tỷ lệ an toàn
vốn, ACB (Adjusted Capital Base): Vốn tự có và TOWRA (The Total of Weight
Risk Assets): Tổng tài sản có rủi ro.
Quy định về vốn tự có
- Vốn cấp 1 (Tier 1/Vốn cơ sở): gồm có phần vốn do cổ đông đóng góp, dự trữ
được công bố (được tạo ra và tăng cường chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại). Ủy ban chỉ
ra rằng đây là những nhân tố then chốt, phổ biến trong hệ thống ngân hàng của mọi
quốc gia. Vốn cơ sở được xem là sức mạnh thực sự của ngân hàng, giúp tăng
trưởng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự ổn định cho mỗi ngân
hàng.
- Vốn cấp 2 (Tier 2/Vốn bổ sung): gồm phần dự trữ không được công bố, dự
trữ tài sản đánh giá lại (được chiết khấu 55%), dự phòng chung/dự phòng tổn thất
cho vay chung (giới hạn ở mức 1,25% tổng tài sản có rủi ro), công cụ vốn lai
(nợ/vốn chủ sở hữu), công cụ nợ thứ cấp (tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1). Và
vốn cấp 2 không vượt quá 100% vốn cấp 1.

- Phần khấu trừ khỏi vốn tự có (Vốn vô hình/Goodwill): giá trị tài chính mang
lại do thương hiệu và danh tiếng của ngân hàng cần được khấu trừ khỏi vốn cấp 1;
phần đầu tư của ngân hàng vào các chi nhánh, công ty con hạch toán độc lập của
mình, phần đóng góp vào các ngân hàng và tổ chức tài chính khác cần phải khấu
trừ khỏi tổng vốn tự có.
Quy định về tài sản có rủi ro
Nguyễn Thanh Tùng NHC-K10

×