Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án xây dựng các côngtrình trọng điểm tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.72 KB, 58 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nam Định là tỉnh nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều
tiềm năng và lợi thế lớn và đang phấn đấu có nhiều bước đột phá trong phát
triển kinh tế - xã hội.
Năm 2006, tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê
duyệt quy hoạh tổng thể trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội vùng
Nam đồng bằng sông Hồng. Bênh cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVII đã xác định mục tiêu tổng quát và những chỉ tiêu phát triển chủ
yếu của giai đoạn 10 năm (2005 - 2015) trong đó mục tiêu quan trọng hàng
đầu là: "tập trung toàn diện phát triển kinh tế và xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ
tầng tạo sự chuyển biến toàn diện; sớm đưa Nam Định trở thành trung tâm
kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Nam đồng bằng sông Hồng."
Nhằm hiện thực hóa một phần các mục tiêu kinh tế - xã hội, năm 2005,
UBND tỉnh ký quyết định thành lập Ban quản lý dự án xây dựng các công
trình trọng điểm có chức năng làm chủ đầu tư theo quyết định phân công của
Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm của tỉnh
do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư; làm tư vấn quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình phù hợp với năng lực chuyên môn…
Trong những năm qua, Ban quản lý dự án xây dựng các công trình trọng
điểm đã tiến hành nhiều dự án lớn phục vụ đắc lực cho quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh nhà. Tuy nhiên, trong quá trình quản
lý các dự án không phải là không có những hạn chế cần khắc phục. Xuất phát
từ vai trò, ý nghĩa của các dự án này, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án ở
Ban quản lý dự án xây dựng các công trình trọng điểm là một việc làm cần
thiết, quan trọng. Vì vậy, em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án xây dựng các côngtrình
trọng điểm tỉnh Nam Định” để nghiên cứu.
1
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Chương II: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại


BQL dự án xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Nam
Định
Chương III: Một số kiến nghị
Trong quá trình nghiên cứu do những hạn chế về kiến thức cũng như
những hạn chế về mặt tài liệu; do đó, trong phạm vi chuyên đề thực tập này,
em chỉ đề cập trong giới hạn các dự án thu thập được tài liệu nên những đánh
giá có thể chưa được toàn diện và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các giảng viên cũng như của các
bạn sinh viên.
Em xin trân trọng cảm ơn các giảng viên của khoa KHQL, các cán bộ
làm việc tại BQL dự án xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Nam Định đã
tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đặc biệt cảm ơn GS.
TS Lê Thị Anh Vân đã tận tình hướng đẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập
này.
2
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Dự án đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về dự án tùy theo cách tiếp cận dự án
theo các mục tiêu khác nhau. Có thể đề cập một số khái niệm thường được sử
dụng về dự án như sau:
- Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc
một dịch vụ nhất định.
- Dự án là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất
định, trong quá trình thực hiện mục tiêu đó cần có các nguồn lực đầu vào
(inputs) và kết quả thu được là các đầu ra (outputs).
- Là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải

được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo kế hoạch tiến
độ nhằm tạo ra một thực thể mới.
- Đối với các doanh nghiệp, dự án có thể là:
+ Sản xuất sản phẩm mới
+ Mở rộng sản xuất
+ Trang bị lại thiết bị
Thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên.
- Xét về mặt hình thức, dự án là một tập hồ sơ được trình bày theo một
trình tự loogic nhất đinh, được chứng minh một cách đầy đủ, chính xác mọi
hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
- Luật đấu thầu (29.11.2005) “Dự án” là tập hợp các đề xuất để thực
hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được một mục tiêu hoặc yêu
cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
3
Cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc xác định một dự án đầu tư
cũng phải trên một số đặc trưng nhất định đó là:
- Mục tiêu: Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng
- Thời gian: Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn
- Đặc thù: Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo, mới lạ.
- Tác động đến môi trường: Khi dự án ra đời sẽ ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên, kinh tế xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp ở các mức độ
khác nhau. Dự án tác động đến môi trường và môi trường cũng tác động đến
dự án. Dự án ra đời sẽ làm mất đi sự cân bằng cũ và tạo nên một cân bằng mới.
- Tính bất định và độ rủi ro: Các dự án đều ít nhiều có tính bất định và
những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
1.1.1.2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án:
Các hoạt động đầu tư phát triển được thực hiện nhằm tái sản xuất giản
đơn hoặc tái sản xuất mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
Hoạt động đầu tư phát triển thường đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian đầu
tư, phát huy kết quả đầu tư tương đối dài, phạm vi tác động của đầu tư phát

triển cả trực tiếp lẫn gián tiếp tương đối rộng. Vì vậy, trước một hoạt động
đầu tư chúng ta phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ, chính xác nhằm
nâng cao hiệu quả đầu tư. Việc chuẩn bị đó được thể hiện thông qua quá trình
lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ sở vững chắc, tiền đề
cơ bản cho việc thực hiện đầu tư có hiệu quả.
Dự án được xây dựng sẽ là cơ sở cho việc:
- Đối với chủ đầu tư: đưa ra quyết định đầu tư.
- Đối với các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án: Thẩm định, cho phép
hoặc không cho phép dự án hoạt động, cho phép dự án được hưởng những ưu
đãi nếu dự án thuộc vào diện được ưu tiên.
- Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Đưa ra quyết định cho
vay.
- Đối với các nhà tài trợ: Đưa ra quyết định tài trợ cho dự án.
4
- Đối với các đối tác khác (cổ đông, các nhà thầu…): Quyết định có
tham gia dự án hay không, tham gia ở mức độ nào.
Dự án – một phương thức hoạt động có hiệu quả. Bởi dự án là hoạt động
có kế hoạch, được kiểm tra để đảm bảo tiến trình chung với các nguồn lực và
môi trường đã được tính toán trước nhằm thực hiện những mục tiêu nhất
định. Dự án là điều kiện, là tiền đề của sự đổi mới và phát triển. Dự án sinh ra
nhằm giải quyết những vấn đề của tổ chức. Dự án cho phép hướng sự nỗ lực
có thời hạn để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mong muốn. “Nhu cầu muốn trở
thành hiện thực phải thông qua hoạt động của con người, hoạt động khôn
ngoan là hoạt động theo dự án.”
1
1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.2.1. Khái niệm:
Dự án đầu tư xây dựng công trình là dự án bỏ vốn để xây dựng mới, mở
rộng, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn

nhất định.
“Dự án đầu tư xây dựng công trình” còn là thuật ngữ chuyên ngành dùng
để chỉ bản báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựng công
trình. Theo nghĩa này dự án đầu tư xây dựng công trình là tổng thể các đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo những
công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Bao gồm
phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
2
1.1.2.2. Phân loại:
Trên cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí chính là quy mô dự án kết hợp với
việc xem xét đặc điểm riêng của từng ngành và các kết quả của dự án cùng
với tầm quan trọng của chúng, 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009
về sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của nghị định số Nghị định
1
Hiệu quả và quản lý dự án, Khoa khoa học quản lý, tr34
2
Luật xây dựng
5
112/2006/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định cụ
thể phân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem
xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3
nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp

nhiều nguồn vốn.
Bảng 1.1: PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ)
STT
LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TỔNG MỨC
ĐẦU TƯ
I Dự án quan trọng quốc gia
Theo Nghị quyết số
66/2006/QH11 của Quốc
hội
I Nhóm A
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc
lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính
chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã
hội quan trọng.
Không kể mức vốn
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất
chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp
Không kể mức vốn
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân
bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác
chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu,
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường

quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Trên 1.500 tỷ đồng
6
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi,
giao thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước
và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Trên 1.000 tỷ đồng
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông,
lâm, thuỷ sản.
Trên 700 tỷ đồng
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn
hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây
dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở),
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu
khoa học và các dự án khác.
Trên 500 tỷ đồng
II Nhóm B


1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công

nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân
bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác
chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu,
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Từ 75 đến 1.500 tỷ đồng

2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi,
giao thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước
và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng
7
Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành
sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Từ 40 đến 700 tỷ đồng

4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn
hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây
dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở),
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu
khoa học và các dự án khác.

Từ 30 đến 500 tỷ đồng

III Nhóm C


1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân
bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác
chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu,
cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm
trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây dựng
khu nhà ở.
Dưới 75 tỷ đồng

2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi,
giao thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nước
và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá
dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Dưới 50 tỷ đồng

3 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm
Dưới 40 tỷ đồng


8
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông,
lâm, thuỷ sản.

4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn
hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây
dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở),
kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu
khoa học và các dự án khác.
Dưới 30 tỷ đồng

1.1.2.3 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
a) Chu kỳ một dự án đầu tư được thể hiện thông qua ba giai đoạn: giai
đoạn tiền đầu tư (chuẩn bị đầu tư), giai đoạn đầu tư (thực hiện đầu tư) và giai
đoạn vận hành các kết quả đầu tư.
Mỗi giai đoạn được chia làm nhiều bước. Chúng ta có thể sơ đồ hóa
như sau:
9
Bảng 1.2: Các chu kỳ một dự án đầu tư
Tiền đầu tư Đầu tư Vận hành
Nghiên
cứu
phát
triển
các cơ
hội
đầu tư
Nghiên
cứu

tiền
khả thi
lựa
chọn
dự án
Nghiên
cứu khả
thi (lập dự
án –
LCKTKT)
Đánh
giá
quyết
định
(thẩm
định
dự
án)
Đàm
phán


kết
các
hợp
đồn
g
Thiết
kế


lập
dự
toán
thi
công
xây
lắp
Thi
công
xây
lắp
công
trình
Chạy
thử
Sử
dụn
g
chưa
hết
công
suất
Sử
dụn
g
công
suất

mức
cao

nhất
Công
suất
giảm
dần

thanh

b) Chu trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình gồm 4 giai
đoạn: giai đoạn hình thành và phát triển; giai đoạn nghiên cứu thực hiện; giai
đoạn thi công xây dựng; giai đoạn kết thúc.
Như vậy, trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng trong các giai
đoạn trên có các công việc cụ thể như sau:
Bảng 1.3: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 1
3
STT
Giai
đoạn
Công việc cụ thể
1
Chuẩn
bị đầu

(Hình
thành
- Tìm kiếm và xác định cơ hội đầu tư:
+ Xác định hiện trạng pháp lý của khu đất.
+ Đánh giá khả năng đầu tư và hiệu quả kinh tế của khu đất.
+ Làm việc với đơn vị chủ quản để thống nhất chủ trương

hợp tác đầu tư.
- Chuẩn bị các thủ tục pháp lý tham gia đầu tư: Xin giới thiệu
hoặc thỏa thuận địa điểm.
- Xin thỏa thuận với Quận - Huyện, Phường – Xã, cũng như
3
1
: (Nguồn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng - ThS. KTS Ngô Lê Minh)
10
dự án) chủ trương đầu tư của UBND Tỉnh – thành phố (gửi tờ trình
xin lập dự án đầu tư).
- Xin thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất như : tính chất sử
dụng khu đất, mật độ xây dựng, chiều cao trung bình, hệ số
sử dụng đất, khoảng lùi, chỉ giới xây dựng. Đây là những cơ
sở quan trọng để thiết kế công trình.
- Lập bản đồ khảo sát địa hình TL 1/500 và các số liệu kỹ
thuật khu đất;
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
2 Thực
hiện
dự án
Lập Quy hoạch tổng mặt bằng khu đất (với khu đất nhỏ hơn
3,0 ha), hay hồ sơ quy hoạch chi tiết TL 1/500 (với khu đất
lớn hơn 3,0 ha). Có thể triển khai thiết kế phương án kiến
trúc sơ bộ đồng thời với thiết kế tổng mặt bằng để tiện việc
kết nối đồ án.
- Thẩm định phương án tổng mặt bằng khu đất hoặc hồ sơ
quy hoạch chi tiết 1/500. Có thể xin thẩm định đồng thời
phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ với thiết kế tổng mặt
bằng.
- Lựa chọn phương án chọn để làm thiết kế cơ sở.

- Xin công văn thỏa thuận các chuyên ngành: Sở tài nguyên
môi trường (thỏa thuận về môi trường và thoát nước), cấp
điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy.
- Khoan khảo sát địa chất công trình.
- Thẩm định thiết kế cơ sở tại Sở xây dựng
- Lập báo cáo đầu tư (dự án đầu tư) để chủ đầu tư tự phê
duyệt Dự án.
- Xin giao đất hoặc thuê đất.
- Thành lập Ban QLDA hoặc thuê Tư vấn QLDA.
- Thiết kế các bước tiếp theo: thiết kế kỹ thuật & thiết kế bản
vẽ thi công.
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt TKKT & TK BVTC.
- Xin cấp phép xây dựng.
- Lập hồ sơ mời thầu, dự thầu và lựa chọn nhà thầu thi công
xây dựng, cung cấp thiết bị.
3 Thi
công
- Thi công xây dựng;
- Giám sát thi công công trình;
- Nghiệm thu công trình;
11
xây
dựng:
- Nghiệm thu, thanh quyết tóan các hợp đồng tư vấn;
- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
4 Kết
thúc,
bàn
giao.
- Bàn giao công trình;

- Công tác bảo hành công trình;
- Công tác vận hành, quản lý và khai thác công trình.
Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công việc quan trọng nhất là phải lập báo
cáo đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư xây dựng công trình. Trừ một
số trường hợp sau không cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình gồm:
- Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
- Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5
Điều 35 của Luật Xây dựng.
Yêu cầu đối với 2 bản báo cáo này được quy định tại Nghị định
112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định
12/2009/NĐ-CP. Cụ thể:
Nội dung cáo cáo đầu tư xây dựng công trình:
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi
và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục
công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu
sử dụng đất;
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều
kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ
thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của
dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc
phòng;
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện
dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình: Nội dung của của dự án đầu
tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở
12
• Nội dung phần thuyết minh (điều 7)

- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ
sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm;
tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây
dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp
nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công
trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án
hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và
công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và
các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả
năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu
thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội
của dự án.
• Nội dung thiết kế cơ sở (Điều 8):
- Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án
đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo
đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn,
tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
- Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt
bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây
dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết

nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu
vực;
13
+ Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu
cầu công nghệ;
+ Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu
của công trình;
+ Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định
của pháp luật;
+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến
công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
+ Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có
yêu cầu công nghệ;
+ Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật
chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự
án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm
bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.
Quản lý dự án là “ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào
các hoạt động dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án.” 1
Xét theo khía cạnh khác, quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch,
điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm
đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được

duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm,
dịch vụ, bằng các phương pháp và điều kiện
4
tốt nhất cho phép.2
4
1: PMI2, Project Management Body of Knowledge (PMBOK® Guide), 2000, p.6
2: Học viện Bưu chính viễn thông, giáo trình Quản lý dự án, tr5
3: Khoa học quản lý, Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước,tr234-237
14
1.2.2 Các hình thức quản lý dự án3
1.2.2.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
Theo hình thức này, chủ đầu tư trực tiếp đảm nhận các công việc tuyển
chọn, ký hợp đồng với nhà tư vấn, nhà thầu. Công tác giám sát, quản lý quá
trình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng tiến độ do tổ chức tư vấn đã được lựa
chọn đảm nhiệm. Cơ cấu tổ chức quản lý dự án theo hình thức này có dạng:
15
Sơ đồ 1.1: Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
1.2.2.2. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án:
Theo hình thức này chủ đầu tư thành lập một bộ phận thực hiện quản lý
dự án. Cơ quan này là chủ nhiệm điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự
án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về đầu tư xây dựng, được giao
đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả của dự án. Chủ đầu tư
không trực tiếp ký hợp đồng, giám sát các nhà thầu mà các công việc đó được
giao cho chủ nhiệm dự án đảm nhiệm.
Hiện nay, hình thức này được sử dụng rộng rãi và thường được áp dụng
đối với những dự án lớn, quan trọng .
Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng:
16
Chủ đầu tư
Các chủ thầu

Gói thầu 1
Gói thầu 2
Gói thầu 3
Sơ đồ 1.2: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
1.2.2.3. Hình thức chìa khoá trao tay:
Theo hình thức này, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu lựa chọn một tổng thầu
thực hiện toàn bộ các công việc của dự án
Hình thức chìa khóa trao tay chủ yếu áp dụng trong các dự án xây dựng
nhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh ó quy mô nhỏ,
kỹ thuật đơn giản
Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng:
17
Chủ đầu tư
Chủ nhiệm điều
hành dự án
Các chủ thầu
Gói thầu 1 Gói thầu 2
Sơ đồ 1.3: Hình thức chìa khóa trao tay
1.2.2.4 Hình thức tự làm
Đây là hình thức chủ đầu tư sử dụng lực lượng của mình để thực hiện các
công việc của dự án mà không cần đến các nhà thầu. Hình thức này thích hợp
với các dự án nhỏ, có tính chất chuyên ngành sử dụng vốn hợp pháp của chính
chủ sở hữu
Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng:
Sơ đồ 1.4: Hình thức tự làm
18
Chủ đầu tư
Tổng thầu
Thầu phụ
Gói thầu 1

Gói thầu 2
Chủ đầu tư
Các bộ phận
thực hiện dự án
1.2.3. Nội dung quản lý dự án
1.2.3.1. Quản lý vĩ mô
Quản lý vĩ mô còn được gọi là quản lý nhà nước đối với các dự án bao
gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình
thành, thực hiện và kết thúc dự án.
Trong quá trình triển khai dự án, nhà nước luôn theo dõi chặt chẽ, định
hướng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp
tích cực gián tiếp hay trực tiếp vào phát triển kinh tế-xã hội.
Những công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước bao gồm chính sách, kế
haọch, quy hoạch như chính sách về tài chính, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính
sách đầu tư, chính sách thuế,…
1.2.3.1. Quản lý vi mô
Quản lý dự án ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó
bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát, … các
hoạt động của dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt các vấn đề như quản
lý thời gian, chi phí, nguồn nhân lực, chất lượng, rủi ro, quản ly hoạt động
mua bán,… Quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ
chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn vận hành các kết quả của dự án.
Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án bao gồm 9 lĩnh vực chính cần
được xem xét, nghiên cứu được cụ thể trong bảng dưới đây.
Bảng 1.4: Lĩnh vực cơ bản trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
STT Lĩnh vực Công việc cụ thể
1
Lập kế hoạch
tổng thể
- Lập kế hoạch

- Thực hiện kế hoạch
- Quản lý những thay đổi
2
Quản lý phạm vi - Xác định phạm vi dự án
- Lập kế hoạch phạm vi
- Quản lý phạm vi thay đổi
19
3
Quản lý thời gian - Xác định công việc
- Dự tính thời gian
- Quản lý tiến độ
4
Quản lý chi phí - Lập kế hoạch nguồn lực
- Tính toán chi phí, lập dự toán
- Quản lý chi phí
5
Quản lý chất
lượng
- Lập kế hoạch chất lượng
- Đảm bảo chất lượng
- Quản lý chất lượng
6
Quản lý nhân lực - Lập kế hoạch nhân lực, tiền
lương
- Tuyển dụng, đào tạo
- Phát triển nhóm
7
Quản lý thông
tin
- Lập kế hoạch quản lý thông tin

- Xây dựng kênh và quy chế chia
sẻ thông tin
- Báo cáo tiến độ
8
Quản lý hoạt
động cung ứng,
mua bán
- Kế hoạch cung ứng
- Lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức
đầu thầu
- Quản lý hợp đồng, tiến độ cung
ứng
9
Quản lý rủi ro - Xác định rủi ro
- Đánh giá mức độ rủi ro
- Xây dựng kế hoạch quản lý,
phòng ngừa
1.2.4. Các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong QLDA
Phần lớn kiến thức cần thiết để quản lý dự án là kiến thức
riêng của ngành QLDA. Ngoài ra, người quản trị dự án còn
phải có kiến thức và kinh nghiệm trong:
20
- Quản lý tổng quát
- Lãnh vực ứng dụng của dự án
Các kỹ năng cần thiết của nhà quản lý dự án:
- Kỹ năng lãnh đạo: Lãnh đạo là kỹ năng cơ bản để nhà
quản lý dự án chỉ đạo, định hướng, khuyến khích và phối hợp
các thành viên trong nhóm cùng thực hiện dự án. Đây là kỹ
năng quan trọng nhất. Nó đòi hỏi các nhà quản lý dự án có
những phẩm chất cần thiết, có quyền lực nhất định để thực

hiện thành công mục tiêu dự án.
- Kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát dự án: Nhà quản lý
dự án phải là người chịu trách nhiệm về kế hoạch tổng thể
trước nhà tài trợ và khách hàng. Vì vậy, nhà quản lý dự án
phải có kỹ năng lập lịch trình dự án và xác định các tiêu chí
để đánh giá công việc hoàn thành. Đồng thời, nàh quản lý dự
án phải biết thiết lập các quy trình hệ thống để đánh giá và
kiểm soát mức độ thành công của bảng kế hoạch.
- Kỹ năng giao tiếp và thông tin trong quản lý dự án: Nhà
quản lý dự án có trách nhiệm phối hợp, thống nhất các hoạt
động giữa các bộ phận chức năng và những cơ quan liên quan
để thực hiện các công việc của dự án nên bắt buộc phải thành
thạo kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng thương lượng và giải quyết khó khăn vướng
mắc: Nhà quản lý dự án trong quá trình thực hiện trọng trách
của mình có quan hệ với rất nhiều nhóm. Do đó bắt buộc các
nhà quản lý phải có kỹ năng thương lượng giỏi với các nhà
quản lý cấp trên và những người đứng đầu các bộ phận chức
năng chuyên môn nhằm tranh thủ tối đa sự quan tâm, ủng hộ
cho dự án.
- Kỹ năng tiếp thị và quan hệ khách hàng: Một trong
21
những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý dự án là trợ
giúp các đơn vị, doanh nghiệp trong hoạt động Marketing.
Làm tốt công tác tiếp thị sẽ giúp đơn vị giữ được khách hàng
hiện tại, tăng thêm khách hàng tiền năng.
- Kỹ năng ra quyết định: Lựa chọn phương án và cách thức thực hiện các
công việc dự án là những quyết định rất quan trọng, đặc biệt trong những điều
kiện thiếu thông tin và có nhiều thay đổi, biến động.
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BQLDA
CÁC CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM TỈNH NAM ĐỊNH
2.1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình trọng điểm tỉnh Nam Định
2.1.1. Giới thiệu về BQL dự án xây dựng các công trình trọng điểm
tỉnh Nam Định
Tên đơn vị: Ban Quản lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh Nam Định.
Địa chỉ: Km số 105 đường 10 Phường Lộc Vượng - Thành phố Nam Định
Điện thoại: 03503 680 806
- Chức năng:
+ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư kể từ giai đoạn chuẩn
bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào
khai thác sử dụng bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
+ Quản lý dự án, thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản lý thực
hiện dự án theo quy định: Lập, thẩm định thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu;
giám sát thi công xây dựng; kiểm định chất lượng công trình xây dựng khi có
đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án, thanh quyết toán theo quy
định.
+ Làm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do đơn vị, tổ
chức khác làm chủ đầu tư phù hợp với năng lực chuyên môn và theo quy định
tại các văn bản pháp luật về quản lý dự ăn đầu tư xây dựng công trình.
22
- Cơ cấu tổ chức của BQL dự án gồm
+ Lãnh đạo Ban QLDA: Gồm 01 Trưởng ban và 02 Phó ban
+ Các phòng nghiệp vụ: Gồm 04 phòng
Cụ thể như sau:
2.1.1.1, Lãnh đạo Ban QLDA
a) Trưởng ban QLDA
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về các hoạt động của Ban
- Phụ trách chung các hoạt động của Ban QLDA

b) Phó trưởng ban kiêm nhiệm
Giúp trưởng ban chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước
về các lĩnh vực chuyên môn với các dự án đầu tư xây dựng có liên quan.
Cung cấp những thông tin kịp thời và quản lý lĩnh vực chuyên môn trong
nhiệm vụ thiết kế, phục vụ cho việc lập dự án và thiết kế các bước của công
trình. Đề xuất bố trí các phòng, khoa phù hợp với quy mô. Cung cấp các tiêu
chí, thông số cần thiết để lập hồ sơ mời thầu. Tham gia lựa chọn nhà thầu
thiết bị, chỉ tiêu, thông số kỹ thuật và chất lượng trang thiết bị chuyên môn
của ngành. Chủ trì nghiệm thu và bàn giao vận hành thử đối với trang thiết bị
chuyên môn của ngành. Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản theo
chức năng của ngành.
c. Phó trưởng ban chuyên trách
Giải quyết các công việc của ban, thay mặt Trưởng ban tổ chức giao ban
hàng tháng; báo cáo kết quả công việc thường xuyên và phát sinh với Trưởng
ban. Chịu trách nhiệm về công tác báo cáo của Ban. Công tác kế hoạch và tiến
độ; quản lý tổ chức, điều hành nhân lực thực hiện nhiệm vụ của Ban. Chỉ đạo
tổ chức và thực hiện những công việc về lập hồ sơ, nội dung kỹ thuật và tiến
độ thực hiện của dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế các bước; tiến độ
chất lượng công trình xây dựng. Phối hợp với giám đốc Sở xây dựng sơ tuyển
nhà thầu, mời thầu. Chịu trách nhiệm chính về hồ sơ pháp lý công tác quản lý,
tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng khi được chủ đầu tư ủy quyền. Công tác
đối ngoại, quan hệ giao dịch với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan của tỉnh.
23
2.1.1.2. Phòng tài chính, kế toán
- Chức năng: Quản lý về mặt kinh tế, tài chính, hành chính của BQLDA
xây dựng.
- Nhiệm vụ: Báo cáo thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng năm và kế
hoạch vốn đầu tư xây dựng năm sau; kiểm tra khái toán, dự toán và thanh
quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của dự án theo quy định của Nhà
nước.Thực hiện chế độ kế toán chủ đầu tư, kế toán hành chính sự nghiệp theo

quy định hiện hành của Nhà nước. Phối hợp với phòng kỹ thuật công trình chủ
trì dự thảo các hợp đồng kinh tế về tư vấn, xây lắp, thiết bị ; dự thảo các tờ
trình xin phê duyệt khái toán, dự toán, quyết toán công trình. Theo dõi chi phí
bảo trì các công trình nhà ở, thanh toán các chi phí điện nước công cộng của
các khu vực ở (kinh phí được trích lại theo tỷ lệ phần trăm giá bán các dự án).
2.1.1.3, Phòng tổ chức, hành chính
- Chức năng: Quản lý về mặt hành chính của BQLDA
- Nhiệm vụ: Phòng tổ chức, hành chính thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Trưởng ban về công tác tổ chức, cán bộ; theo dõi, đôn đốc các đơn vị
thuộc Ban thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban; tổng hợp tình
hình hoạt động và kết quả công tác của Ban; tổ chức thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lưu trữ và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm phương
tiện, điều kiện làm việc chung của Ban.
2.1.1.4, Phòng Kế hoạch, Kỹ thuật
- Chức năng: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban quản lý
công tác kế hoạch và kỹ thuật.
- Nhiệm vụ: Tham gia đề xuất phương án, giải pháp về thiết kế, kỹ
thuật các dự án của BQL dự án. Kiểm tra khái quát dự toán, quyết toán công
trình về mặt khối lượng. Kiểm tra nội dung về kỹ thuật của báo cáo kinh tế kỹ
thuật dự án đầu tư xây dựng công trình, kiểm tra các hồ sơ thiết kế của dự án (
thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công ). Theo dõi, chỉ đạo các
công việc thi công trên công trường từ khi khởi công đến khi hoàn thành.
24
Chịu trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ công trình. Đôn
đốc, chỉ đạo các đơn vị thi công hoàn thành đầy đủ các thủ tục nghiệm thu
thanh toán khối lượng hoàn thành về mặt kỹ thuật, bản vẽ hoàn công và các
chứng chỉ pháp lý, hoàn thành bàn giao và quyết toán công trình theo đúng
quy định hiện hành của Nhà nước. Tham gia cùng với phòng kế toán – tài
chính – hành chính dự thảo các hợp đòng kinh tế về tư vấn, xây lắp, thiết bị
Chủ trì dự thảo các tờ trình xin phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, dự án đầu tư, báo

cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật công trình, thiết kế thi công
2.1.3. Quy trình thực hiện một dự án đầu tư tại BQLDA xây dựng các
công trình trọng điểm tỉnh Nam Định
BQLDA xây dựng được thành lập và hoạt động theo nghị định
16/2005/NĐ-CP. Nghị định này có một số điểm khác biệt so với nghị định
52/1999/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo điều 4 nghị định 16/2005/NĐ-CP, thay thuật ngữ “báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi” bằng thuật ngữ “báo cáo đầu tư”.
Thứ hai, theo điều 5 của nghị định này, thay thuật ngữ “Báo cáo nghiên
cứu khả thi” bằng “Dự án đầu tư”.
Thứ ba, theo điều 12 của nghị định 16, thay thuật ngữ “báo cáo đầu tư”
bằng thuật ngữ “Báo cáo kinh tế kỹ thuật”.
So với quy định của Nghị định 52/1999/NĐ-CP, việc phân cấp lập dự án
của nghị định 16/2005/NĐ-CP, chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Nghị định 16 đã quy
định chi tiết mức vốn đầu tư nào thì được lập dư án đầu tư, mức nào thì được
lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
BQLDA xây dựng thực hiện dự án theo quy trình được sơ đồ hoá như sau:
25

×