Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp cho xã quảng sơn, huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.09 KB, 43 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng đã và đang giữ vai trò to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ
môi trường sinh thái của nước ta.Trong những năm qua, mặc dầu điều kiện còn
nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ,
nhưng lâm nghiệp nước ta vẫn đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Diện tích
rừng tăng nhanh qua các năm, lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định, giá trị sản
xuất và xuất khẩu tăng nhanh. Công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được xã
hội hóa, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
tăng trưởng kinh tế.
Tuy vậy công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn bộc lộ nhiều vấn đề
hạn chế; rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp, chất lượng
rừng tự nhiên ngày càng suy giảm; công tác giao, khoán rừng, đất rừng còn nhiều
bất cập; hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
của nước ta; việc sắp xếp tổ chức sản xuất và quản lý bảo vệ rừng còn chưa hợp

Với tình hình thực trạng hiện nay, đòi hỏi sự chuyển biến mới cho hoạt động
lâm nghiệp của nước ta tại các vùng miền có tiềm năng lâm nghiệp song chưa có
điều kiện phát triển nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế, xã hội và
phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Quảng Sơn là một trong những xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển lâm nghiệp và kinh tế vườn. Với địa hình
được chia thành 3 phần rõ rệt: Vùng núi, bán sơn địa và vùng đồng bằng. Phần lớn
diện tích là lâm nghiệp và một phần nhỏ là đồng bằng nằm ven sông Gianh.
Tuy có địa hình và giao thông thuận lợi cả về đường sông, đường sắt và
đường bộ song Quảng Sơn lại có quá trình đổi mới công nghệ trong lâm nghiệp
diễn ra rất chậm, lao động chân tay và dựa vào sức kéo vẫn còn phổ biến. Kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều vào đất đai, thời tiết, khí
hậu. Do vậy dù có nhiều mặt thuận lợi nhưng Quảng Sơn vẫn là một trong những
xã nghèo của huyện Quảng Trạch.
Vậy vấn đề đặt ra là cần khắc phục những khó khăn đó, để phát huy lợi thế


nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của vùng phát triển một cách bền vững và góp phần
bảo vệ môi trường sinh thái. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến
nghiên cứu đề tài: “Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
nhằm thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp cho xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2020”
Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Lịch sử phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh
tế Tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư nên
việc khai thác và vận chuyển gỗ trở nên dễ dàng hơn, đòi hỏi nhu cầu về thị
trường cũng được tăng cao. Ngành sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa
phương của phong kiến và bước vào thời đại hàng hóa Tư bản chủ nghĩa. Thực
tế sản xuất đã không còn bó hẹp trong sản xuất gỗ đơn thuần mà cần có ngay lý
luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi dụng tài nguyên rừng một cách
bền vững đem lại lợ nhuận cao và lâu dài. Chính vì vậy mà hệ thống hoàn
chỉnh về mặt lí luận quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã được hình
thành.
Quy hoạch lâm nghiệp được xác định như một chuyên ngành bắt đầu bằng
việc quy hoạch vùng từ thế kỷ XVII theo Orschowy vào thời gian này quy
hoạch quản lý rừng và lâm sinh ở Châu Âu phát triển ở mức cao trên cơ sở quy
hoạch sử dụng.
Đầu thế kỷ XVIII, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ dừng lại ở giải
quyết việc “ khoanh khu chặt luân chuyển” có nghĩa là đem trữ lượng hoặc
diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kì khai thác và tiến
hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc theo diện tích. Phương
thức này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kì khai thác
ngắn.
Vào thế kỷ XIX, sau cuộc cách mạng công nghiệp phương thức kinh doanh
rừng chồi được thay bằng kinh doanh rừng hạt với chu kì khai thác dài. Và

phương thức kinh doanh “khoanh khu chặt luân chuyển” nhường chỗ cho
phương thức “chia đều” và trên cơ sở đó khống chế lượng chặt hàng năm. Đến
năm 1816 xuất hiện phương pháp “phân kỳ lợi dụng” của H.cotta chia chu kỳ
khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy nó lượng chặt hàng năm.
Phương pháp “bình quân thu hoạch” và sau đây là phương pháp “cấp tuổi”
chịu ảnh hưởng của “lí luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là yêu cầu rừng phải có
kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng, vị trí và đưa các
cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay biện pháp kinh doanh rừng này
được dùng phổ biến ở các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương
pháp “lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “lâm phần” không căn cứ
vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân
tích xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng.
cũng từ phương pháp này còn phát triển thành “phương pháp kinh doanh lô” và
“phương pháp kiểm tra”.
Quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng hình thành môn học đầu tiên ở nước
Đức, Áo và mãi đến thế kỷ XVIII mới trở thành môn học hoàn chỉnh và độc
lập.Thời kỳ đầu môn học quy hoạch lâm nghiệp lấy việc xác định sản lượng
rừng làm nhiệm vụ duy nhất nên gọi là môn học “ Tính thu hoạch rừng”. Sau
nội dung quy hoạch lâm nghiệp chuyển sang bàn về việc lợi dụng bền vững nên
môn học được đổi thành môn “Quy ước thu hoạch rừng”. Sau này nội dung
môn học chuyển sang nghiên cứu về điều kiện sản xuất và tổ chức kinh doanh
rừng, tổ chức rừng và chi phối về giá cả, lợi nhuận và môn học có tên là “Quy
ước kinh doanh rừng”.
Hiện nay tùy theo mục đích, nhiệm vụ của quy hoạch lâm nghiệp phải đảm
nhiệm trong từng nước, từng địa phương và trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ
thể mà môn học có tên gọi và nội dung khác nhau. Ở các nước thuộ Liên Xô cũ
có tên là “Quy hoạch rừng”. Các nước có trình độ kinh doanh cao hơn và công
tác quy hoạch yêu cầu tỉ mỉ hơn ( Đức, Áo, Thụy Điển,…) môn học có tên là
“Thiết kế rừng”. Các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Canada,… gọi tên môn
học là “Quản lý rừng”.

1.2. Trong nước
Quy hoạch lâm nghiệp đã được áp dụng ở nước ta thời kí Pháp thuộc. Như
việc xây dựng phương án sản xuất rừng chồi, sản xuất củi. Năm 1955 – 1957,
tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên rừng. Năm 1958 – 1959, tiến
hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc và những năm 1960 – 1964, công tác
quy hoạch lâm nghiệp mới được áp dụng ở miền Bắc.
Từ năm 1965 đến nay lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng
cường và mở rộng. Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực
lượng điều tra quy hoạch của Sở lâm nghiệp không ngừng cải tiến phương pháp
điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của các nước cho phù hợp với điều kiện và tài
nguyên rừng nước ta. Tuy nhiên so với lịch sử phát triển các nước thì quy
hoạch lâm nghiệp nước ta hình thành và phát triển muộn hơn nhiều. Vì vậy,
những nghiên cứu cơ bản về cơ sở kinh tế, xã hội, kỹ thuật và tài nguyên rừng
làm cơ sở cho công tác quy hoạch lâm nghiệp chưa được giải quyết nên công
tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng.
Song song với việc tiến hành và áp dụng công tác quy hoạch lâm nghiệp
trong thực tiễn sản xuất, môn học quy hoạch lâm nghiệp cũng được đưa vào
giảng dạy ở một số trường đại học. Trước năm 1975 bài giảng của môn học này
ở miền Bắc chủ yếu dựa vào giáo trình quy hoạch rừng còn ở miền Năm dựa
vào giáo trình Điều chế rừng của nước ngoài. Nội dung của giáo trình này chủ
yếu là phục vụ cho việc tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng đồng tuổi, ít loài
cây chưa phù hợp với điều kiện tài nguyên rừng nước ta, có một bộ phận rất
lớn rừng tự nhiên khác tuổi, nhiều loài cây. Đồng thời mới chỉ dừng lại ở tổ
chức kinh doanh rừng mà chưa giải quyết sâu sắc về tổ chức rừng. Để đáp ứng
yêu cầu đổi mới trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp, môn học quy hoạch lâm
nghiệp cũng cần được thay đổi một các phù hợp hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng những thành tựu đã đạt được trên thế giới
vào thực tiễn của nước ta, trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đã có nhiều chương trình, chiến lược,
chính sách của nhà nước, các công trình, dự án của các tổ chức cá nhân, được

tiến hành ở nhiều vùng miền, địa phương trên cả nước….
Năm 1993, nghiên cứu và thí điểm đầu tiên về quy hoạch sử dụng đất lâm
nghiệp cấp xã do Dự án đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp thực hiện tại
các xã Pà Cò, Hang Kìa, Tử Nê thuộc tỉnh Hòa Bình. Một trong những bài học
kinh nghiệm rút ra được qua việc thực thi dự án là quy hoạch sử dụng đất phải
được coi là một nội dung chính và cần được thực hiện trước khi giao đất trên
cơ sở tôn trọng tập quán nương rẫy cố định, lấy cấp xã làm đơn vị để lập kế
hoạch và giao đất, có sự tham gia tích cực của người dân, già làng, trưởng bản
và chính quyền xã.
Từ năm 1996 – 2001, chương trình hợp tác phát triển nông thôn miền núi
Việt nam – Thụy Điển trên phạm vi 5 tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hà Giang, Phú
Thọ và Tuyên Quang đã tiến hành thử nghiệm công tác quy hoạch phát triển
nông thôn lâm nghiệp cấp xã trên cơ sở kế hoạch phát triển lâm nghiệp cấp
thôn bản và hộ gia đình.
1.3. Đặc thù của công tác quy hoạch lâm nghiệp
Lâm nghiệp là 1 ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Đối tượng sản
xuất, kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng và đất rừng.
tác dụng của lâm nghiệp đối với nền kinh tế có nhiều mặt, không chỉ cung cấp
lâm, đặc sản rừng mà còn có tác dụng giữ đất, giữ nước và phòng hộ. Rừng
nước ta phân bố không đều, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội rất khác nhau và
nhu cầu của các địa phương và các ngành kinh tế khác đối với lâm nghiệp cũng
không giống nhau. Vì vậy cần phải tiến hành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố
cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên rừng và bố trí cân đối các hạng mục
sản xuất kinh doanh theo các cấp quản lý lãnh thổ và quản lý sản xuất khác
nhau, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định hướng cho sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, cho kinh tế địa
phương, cho xuất khẩu và cho đời sống nhân dân, đồng thời phát huy những tác
dụng có lợi khác của rừng.
- Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng
ven biển trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình cao,

dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh
tế hoạt động.
- Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp,
kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp
nhiều khó khăn. Đối tượng của công tác quy hoạch lâm nghiệp là rừng và
đất lâm nghiệp, từ bao đời nay là “của chung” của đồng bào dân tộc,
nhưng thực chất là vô chủ.
- Cây lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8 – 10 năm, dài 40 – 100
năm). Người dân chỉ tự giác bỏ vốn tham gia trồng rừng nếu biết chắc
chắn sẽ có lợi.
- Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng : Quy hoạch rừng
phòng hộ ( phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi
trường); Quy hoạch rừng đặc dụng (các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên, các khu di tích văn hóa – lịch sử - danh thắng) và quy hoạch
phát triển các loại rừng sản xuất.
- Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi
mô: Quy hoạch toàn quốc, từng vùng lãnh thổ, từng tỉnh, huyện, xí
nghiệp, lâm trường, quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm
nghiệp.
- Lực lượng tham gia làm công tác quy hoạch lâm nghiệp thường luôn phải
lưu động, điều kiện sinh hoạt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn về mọi
mặt Đội ngũ cán bộ xây dựng phương án quy hoạch cũng rất đa dạng,
bao gồm cả lực lượng của Trung ương và địa phương, thậm chí các ngành
khác cũng tham gia làm quy hoạch lâm nghiệp (nông nghiệp, công an,
quân đội,….); Trong đó, có một bộ phận được đào tạo bài bản qua các
trường lớp, song phần lớn chỉ dụa vào kinh nghiệm hoạt động lâu năm
trong ngành lâm nghiệp.
** Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển
đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ

trương, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và
chính quyền các cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch
lâm nghiệp phải đạt được:
- Hoạch định rõ ranh giới đất nông – đất lâm nghiệp và đất do các ngành khác
sử dụng; Trong đó, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được quan tâm hàng đầu
vì là hai ngành chính sử dụng đất đai.
- Trên phần đất lâm nghiệp đã đươc xác định, tiến hành hoạch định 3 loại rừng
(phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh
thích hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh
nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp….
khai thác lợi dụng rừng).
- Tính toán nhu cầu đầu tư (chủ yếu nhu cầu lao động, vật tư thiết bị và nhu
cầu vốn). Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán nhu cầu đầu tư chỉ
mang tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bước
tiếp theo.
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch
(giải pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về
vốn, lao động,…)
- Đổi mới một số phương án quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc, vùng,
tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp
theo là lập Dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi.
1.4. Các văn bản chính sách Nhà nước liên quan đến quy hoạch lâm
nghiệp.
- Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm
bảo sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”.
- Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ 3 loại đất (đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp, đất chưa sử dụng) và 6 quyền sử dụng (được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng

các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp, được
Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp,
được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử
dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất
đai).
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 có phân định rõ 3 loại rừng (rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp.
- Quy chế quản lý rừng năm 2006 quy định về việc tổ chức quản lý, bảo vệ,
phát triển và sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, bao gồm
diện tích có rừng và diện tích không có rừng đã được Nhà nước giao, cho thêu
hoặc quy hoạch cho lâm nghiệp.
- Năm 2005, Quyết định 61 về quy định tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và
Quyết định số 62 quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng.
Từ trước đến nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên
toàn quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển
ngành. Song căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời
điểm, căn cứ vào nguồn vốn được cấp và yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau
mà nội dung các phương án quy hoạch, dự án đầu tư cũng được điều chỉnh cho
phù hợp.
 Từ kết quả nghiên cứu sự hình thành và phát triển quy hoạch lâm nghiệp qua
các thời kì có thể rút ra đươc một số kết luận sau đây:
- Các phương án quy hoạch còn có nhiều điểm chưa được thông suốt và được
vận dụng rất khác nhau ở từng chương trình, dự án.
- Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của người dân phần nào cho thấy
được sự thành công, cần được áp dụng rộng rãi đặc biệt là nông thôn.
- Tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều dự án được thực hiện quy
hoạch sử dụng đất nhưng những thử nghiệm này chưa được tổng kết, đánh
giá, phát triển thành phương pháp luận.
- Việc quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch lâm nghiệp chưa được tách biệt rõ

ràng do vậy hay dễ nhầm lẫn từ người dân.
Từ những bàn luận ở trên cho thấy vấn đề quy hoạch sử dụng đất ở nước ta
cần nghiên cứu sâu hơn và phát triển thành lý luận để được áp dụng một
cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp nhằm thúc đẩy sự
phát triển lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung cho xã Quảng
Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2022.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá hiện trạng, phân tích điều kiện cơ bản của xã Quảng Sơn
làm cơ sở đề xuất phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Đề xuất ra phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Quảng
Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhằm thúc đẩy sự phát triển lâm
nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra phân tích điều kiện cơ bản của xã Quảng Sơn
2.2.1.1. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp
a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
b. Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của xã từ trước đến
hiện nay.
2.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng.
2.2.1.3. Đánh giá, phân tích thuận lợi, khó khăn của điều kiện cơ bản đến phát
triển sản xuất lâm nghiệp.
2.2.2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
2.2.2.1. Những căn cứ lập phương án quy hoạch.
2.2.2.2. Xác định phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2.2.2.3. Quy hoạch sử dụng đất.

2.2.2.4. Quy hoạch các biện pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp.
- Quy hoạch biện pháp trồng rừng
- Quy hoạch biện pháp chăm sóc rừng
- Quy hoạch biện pháp bảo vệ rừng.
- Quy hoạch các biện pháp khai thác lâm sản.
2.2.2.5. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư.
- Ước tính vốn đầu tư
- Hiệu quả vốn đầu tư
2.2.2.6. Đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ các văn bản, dự án, báo cáo tổng kết hàng năm của xã,
các phương án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thu thập bản đồ số, bản đồ
giấy của địa phương làm cơ sở quy hoạch đất đai. Tìm hiểu thêm một số chuyên đề
có liên quan và phỏng vấn thêm người dân xung quanh các vấn đề có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
2.3.1.1. Phương pháp kế thừa.
Phương pháp này dùng để thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu sẵn có
trên địa bàn nghiên cứu hoặc những tài liệu có liên quan tới các vấn đề về phát
triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu từ trước tới nay còn mang tính
thời sự.
- Điều kiện cơ bản:
+ Tài liệu về điều kiện tự nhiên.
+ Tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Tài liệu về phát triển sản xuất của xã.
+ Tài liệu về hiện trạng rừng.
- Thu thập hệ thống bản đồ số và bản đồ giấy.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các cán bộ và người dân xung quanh khu cực nghiên cứu bằng
phương pháp PRA.

- Phương pháp điều tra chuyên đề.
Tiến hành điều tra chuyên đề nhằm bổ sung các thông tin cần thiết như đất
và lập địa, tái sinh rừng, sâu bệnh hại, đặc sản và lâm sản phụ, khảo sát đường vận
chuyển.
2.3.1.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa.
Phương pháp này dùng để kiểm tra tính kế thừa có chọn lọc các số liệu có
sẵn đồng thời bổ sung các tính chất thúc đẩy, đầy đủ hoặc các tính chất chưa được
cập nhật.
+ Điều tra thực địa về các loại hình rừng, đất rừng.
+ Điều tra thực địa về diện tích và trữ lượng các loại rừng trên địa bàn xã với
phương pháp lập OTC điển hình.
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu.
Tổng hợp, phân tích số liệu từ đó làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai, tài
nguyên rừng và nhu cầu sản xuất lâm nghiệp để xây dựng phương án quy hoạch
sản xuất lâm nghiệp cho xã. Xử lý bằng 2 phương pháp sau:
2.3.2.1. Phương pháp tĩnh.
Coi các yếu tố chi phí và các kết quả độc lập tương đối, không chịu tác động
của các nhân tố thời gian.
Tổng lợi nhuận: P = TN – CP
Tỷ xuất lợi nhuận: PCP = P/CP
Trong đó: - P là tổng lợi nhuận.
- TN là tổng thu nhập.
- CP là tổng chi phí sản xuất kinh doanh.
2.3.2.2. Phương pháp động.
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit
Analyis) để phân tích hiểu quả kinh tế các mô hình sản xuất. Các số liệu được tổng
hợp và phân tích bằng các hàm kinh tế trong chương trình Excel trên máy tính. Các
chỉ tiêu kinh tế để đánh giá gồm: Lãi ròng (NPV), Tỷ xuất thu hồi nội bộ (IRR), tỷ
số giữa giá trị hiện tại chưa thu nhập và chi phí (BCR).
*** Tính giá trị hiện tại của thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản

xuất sau khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
Công thức: NPV=

=
+

n
t
t
tt
r
CB
1
)1(
Trong đó:
- NPV là giá trị hiện tại của thu nhập ròng (đồng)
- Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
- Ct là giá trị chi phí ở năm thứ t (đồng)
- t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
*** Tính tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
BCR là hệ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức
thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
***Công thức: BCR=


=
=
+
+
=

n
t
t
t
n
t
t
t
r
C
r
B
CPV
BPV
1
1
)1(
)1(
Trong đó:
- BCR là tỷ xuất giữa thu nhập và chi phí.
- BPV là giá trị hiện tại của thu nhập.
- CPV là giá trị hiện tái của chi phí.
Nếu hoạt động sản xuất nào có BCR càng lớn thì hiểu quả kinh tế càng cao,
cụ thể BCR >1 thì sản xuất có lãi, BCR = 1 thì hoà vốn, BCR <1 thì sản xuất lỗ.
*** Tỷ xuất hồi nội bộ:
IRR là chỉ tiêu thể hiện xuất lợi nhuận thực tế của một chương trình đầu tư,
tức là nếu vay vốn với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương trình đầu tư hoà vốn.
IRR thể hiện lãi suất thực hiện của một chương trình đầu tư, lãi suất này gồm 2 bộ
phận: Trang trải lãi ngân hàng, phần lãi của nhà đầu tư.
Công thức: NPV=


=
+

n
t
T
tt
IRR
CB
1
)1(
Trong đó:
- NPV là giá trị hiện tại thuần của thu nhập ròng (đồng)
- Bt là giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)
- Ct là giá trị chi phí năm thứ t (đồng)
- T là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất.
IRR thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chương trình đầu tư có thể
chấp nhận được mà không bị lỗ vốn. IRR được tinh theo tỷ lệ %, đây là chỉ tiêu
đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính
chiết khấu. IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng nhanh.
Nếu IRR > r là có lãi, IRR < r là lỗ, IRR = r là hoà vốn.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện cơ bản của xã Quảng Sơn
3.1.1 Điều kiện sản xuất lâm nghiệp
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quảng Sơn
a. Vị trí địa lý
Xã Quảng Sơn thuộc huyện Quảng Trạch, cách trung tâm huyện 15 km về
phía Tây Nam có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 17

o
38’ đến 17
o
45’ vĩ Bắc, 106
o
15’
đến 106
o
23’ kinh Đông.
- Phía Đông giáp xã Quảng Hòa, Quảng Minh.
- Phía Tây giáp xã Cao Quảng, xã Văn hóa huyện Tuyên Hóa.
- Phía Nam giáp xã Lâm Trạch, xã Xuân Trạch huyện Bố Trạch.
- Phía Bắc giáp xã Quảng Thủy.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình đất đai của Quảng Sơn chiếm 90,13% là đất nông nghiệp, đất phi
nông nghiệp chiếm 4,57% và đất bằng chưa sử dụng 5,3%. Phần lớn diện tích là
lâm nghiệp và một phần nhỏ là đồng bằng nằm ven sông Gianh.
c. Đất đai, thổ nhưỡng
Tổng diện tích đất tự nhiên 5417,67 ha gồm các thành phần đất:
- Nhóm đất cát: C (Arenosols)
- Nhóm đất mặn: M (Fluvisols)
- Nhóm đất phù sa: P (Fuvisols)
- Nhóm đất xám : X (Acrisols)
- Nhóm đất mỏng: E (Leptosols)
d. Khí hậu, thủy văn
i. Khí hậu
Xã Quảng sơn nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc
trưng của khí hậu miền bắc và miền trung: mùa Thu Đông mưa nhiều, lạnh do ảnh
hưởng của áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc; mùa hè nóng, gió hoạt động vào
tháng 4 -9, mạnh nhất là vào tháng 6 đến tháng 7 với tốc độ trung bình 20m/s làm

cho nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp trong những tháng có gió mùa phía
Tây Nam (gió Lào)
- Nhiệt độ: Tổng tích nhiệt năm là 9130
0
. Tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt
độ trung bình cao nhất trong mùa nóng là 35
0
C, những tháng có gió Lào nhiệt độ
có khi tăng lên 40
0
C. Mùa đông tháng lạnh nhất là tháng 2, nhiệt độ trung bình
trong mùa lạnh là 15,3
0
C.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa 2178 mm/năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8
đến tháng 12. Ngày mưa lớn nhất là 763,5 mm. Mưa cực đại vào tháng 9, 10.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 77%, độ ẩm tương đối nhỏ nhất 72%, độ ẩm
tương đối lớn nhất 81%.
- Thời kì ẩm: Kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau trùng với mùa mưa và
hoạt động của không khí lạnh cực đới biến tính. Trong thời gian này, độ ẩm không
khí tương đối trung bình đạt 83-88%.
- Thời kì khô: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. Những tháng giữa mùa hạ độ
ẩm không khí tương đối trung bình từ 68-72%.
- Chế độ gió: Gió Đông Bắc hoạt động vào mùa Đông: Thời gian hoạt động
từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Đây là loại gió khô lạnh. Mỗi đợt gió mùa về làm
cho nhiệt độ giảm thấp gây nên giá lạnh có hại cho sinh trưởng và phát triển của
thực vật gây nên sương muối làm chết nhiều loại cây trồng hoặc làm giảm năng
suất của cây. Gió Lào hoạt động vào mùa Hè: Thời gian hoạt động vào tháng 4 đến
tháng 9 mạnh nhất vào tháng 6, 7. Đây là loại gió khô nóng làm nhiệt độ không khí
lên rất cao và độ ẩm không khí giảm xuống thấp, nước bốc hơi mạnh dễ gây ra hạn

hán vụ hè thu. Tốc độ gió 20-22m/s.
ii. Chế độ thủy văn
Xã Quảng Sơn có sông Gianh chạy dài trong địa bàn xã. Xã có nguồn nước
ngầm phong phú.
- Nguồn nước mặt: Tuy lượng nước sông Gianh khá lớn nhưng việc sử dụng
phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô hạn và nhiễm mặn
ở hạ lưu vào mùa khô và bị ngập lụt vào mùa mưa,
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của Quảng Sơn khá phong phú tuy
phân bố không đều và mức độ nông hay sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và
lượng mưa trong mùa. Về chất lượng nước ở Quảng Sơn nhìn chung khá tốt, rất
thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt. Riêng đối
với khu vực sông Gianh thường bị nhiễm mặn do thủy triều lên gây khó khăn cho
sản xuất và đời sống nhân dân.
3.1.1.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
a. Lao động, việc làm
Năm 2010 toàn xã có 1615 hộ 7620 khẩu. Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền xã công tác kế hoạch hóa gia đình được quan tâm và có hiệu quả. Tỷ
lệ phát triển dân số tự nhiên là 7%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 25,5% .
Theo thống kê, tính đến năm 2010 toàn xã có 3557 lao động. Nền kinh tế
Quảng Sơn chủ yếu dựa vào nông nghiệp bên cạnh đó ngành nghề dịch vụ và tiểu thủ
công nghiệp cũng được chú trọng. Xã đã từng bước khôi phục nghề truyền thống nên
về cơ bản đã giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động của xã.
- Mức sống và thu nhập:Kinh tế của xã có những bước phát triền khá. Nông
nghiệp đã từng bước phát triển trên lĩnh vực nông, lâm, chăn nuôi, lập vườn trang
trại, ngành nghề đã thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân được cải thiện. Năng suất lúa từ 43 đến 46 tạ/ha. Thu nhập bình
quân đầu người là 491000
đ
/người/tháng.
b. Thực trạng phát triển kinh tế

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng thu nhập toàn xã là
41.969.000.000 đạt 102% kế hoạch.
Trong đó: - Thu nhập nông nghiệp: 9.078.000.000
đ
- Thu nhập khác: 4.500.000.000
đ
- TMDV, tiểu thủ công nghiệp: 6.731.000.000
đ

- Chăn nuôi: 6.660.000.000
đ
- Lâm nghiệp: 15.000.000.000
đ
- Thu nhập bình quân đầu người: 491.000
đ
/ người / tháng.
-Tổng lương thực 2.327,85 tấn đạt 90,1% kế hoạch, bình quân
327kg/người/năm.
- Về thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách: 4.136.545.808đ năm. Tổng
chi ngân sách: 2.734.721.289 đ năm.
- Tổng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là 1.684.729.000 đồng.
- Bốn trường giữ vừng đơn vị văn hóa cấp huyện, trường tiểu học số 1 và số
2 giữ vững trường chuẩn Quốc gia.
- Hộ nghèo toàn xã tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2009
- Gia đình văn hóa có 828 hộ chiếm tỷ lệ 52% đạt 74% kế hoạch năm tăng
21 hộ so với năm 2009.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 7% giảm 2% so với cùng kỳ năm 2009.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 25,5% số cháu sinh ra giảm 2,5% so với cùng kỳ
năm 2009.
- Về quốc phòng: Công tác huấn luyện quân sự đạt 100% yêu cầu, trong đó

có 75% khá giỏi. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự đạt 113%, thanh niên lên đường
nhập ngũ đạt 100% kế hoạch huyện giao.
- Về ANTT- ATXH trên địa bàn xảy ra 22 vụ vi phạm pháp luật, giảm 6 vụ
so với năm 2009. Ban công an đã xử lý 15 vụ, chuyển huyện 6 vụ còn 1 vụ đang
tiến hành giải quyết
c. Y tế, Giáo dục - đào tạo, văn hóa thông tin
* Về Y tế
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia về: Phòng chống các bệnh
xã hội, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, chương trình tiêm chủng mở rộng,
công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Năm 2010 trạm đã khám chữa bệnh cho
4452 lượt người, cấp phát thuốc và khám chữa bệnh miễn phí cho 1040 người
nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.
Về công tác trẻ em cũng được quan tâm đúng mức, đã tổ chức cấp mới 111
thẻ BHYT cho các cháu dưới 6 tuổi. Tổ chức thăm tặng quà cho 10 cháu có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp tết nguyên đán và thăm hỏi động viên 32 cháu bị
tàn tật nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, với tổng trị giá 820000 đồng. Tổ chức vui tết
trung thu cho 2403 cháu.
* Về Giáo dục
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu các trường đã chủ động xây dựng kế
hoạch sát đúng với thực tế của mỗi trường, tích cực bằng nhiều biện pháp nâng cao
dạy và học nên trong năm học 2009-2010 có 13 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp
huyện, 6 em đoạt giải cấp tỉnh, 20 em đạt giải cấp huyện. Các trường chú trọng
nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn.
Kết quả cụ thể của các trường như sau:
Trường THCS tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99.3%. tỷ lệ lên lớp đạt 93,1%.
Học sinh giỏi đạt 6,6%, khá 28,5 %, trung bình 58%, yếu 6,9%.
Trường tiểu học số 1 tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 94,3%, học sinh giỏi đạt
24,1%, khá 44,8%, trung bình 25,4%.
Trường tiểu học số 2 tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99,1%, học sinh giỏi
đạt19,1%, khá 35,7%, trung bình 44,4%, yếu 0,75%.

Trường mầm non có tổng số học sinh 304 cháu, trong đó có 265 cháu bán
trú, các cháu được chăm sóc chu đáo, chất lượng dạy và học ngày một tốt hơn.
* Về văn hóa-thông tin-TDTT:
Các hoạt động VHTT đã tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng,
pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội, phong trào toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Đã giao chỉ tiêu cho 8 thôn thực hiện kế hoạch về xây dựng đơn vị văn hóa,
làng văn hóa, gia đình văn hóa, cụm dân cư tiên tiến. Năm 2010 có 828 hộ gia đình
văn hóa, chiếm tỷ lệ 52%, có 4 cụm dân cư tiên tiến.
d. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Về giao thông thủy lợi: Làm tốt công tác tuyên truyền nên nhìn chung đã
hạn chế và làm giảm đáng kể việc lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông.
Giao thông nội đồng và hệ thống kênh mương được cải tạo và nâng cấp đáp ứng
được tưới tiêu phục vụ sản xuất.
- Hệ thống các công trình giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ cho sản xuất
nông lâm nghiệp được cải tạo và nâng cấp do đó đáp ứng được tưới tiêu phục vụ
sản xuất.
e. Tình hình sản xuất lâm, nông nghiệp và các nghành kinh tế khác
* Tình hình sản xuất nông nghiệp
i. Về trồng trọt
Ngay từ đầu vụ UBND xã đã chủ động tổ chức hội nghị cốt cán chỉ đạo
xuống giống đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống phù hợp, công tác chỉ đạo dự tính dự
báo và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tưới tiêu hợp lý.
- Vụ Đông Xuân: gieo trồng được 238,7 ha đạt 99,8% diện tích. Trong đó lúa
gieo cấy 206 ha năng suất 43 tạ/ha; Ngô 15 ha năng suất 61 tạ/ha; Khoai lang 4 ha
năng suất 90 tạ/ha; Lạc 9 ha, năng suất 18 tạ/ha; Hoa màu các loại 4,7 ha.
- Sản xuất vụ Hè thu: thực hiện gieo cấy được 206 ha, năng suất bình quân
46 tạ/ha.
ii. Về chăn nuôi
Tổng đàn trâu bò có 1486 con đạt 94,6 % kế hoạch; Đàn lợn có 3000 con

53% kế hoạch giảm 2350 con so với năm 2009; Đàn gia cầm có 4500 con đạt 43%
kế hoạch giảm 5250 con so với năm 2009; Đàn dê có 300 con đạt 94% kế hoạch
tăng 27con so với năm 2009.
- Về nuôi trồng thủy sản: UBND xã xây dựng kế hoạch giao cho Hội nông
dân hướng dẫn kỷ thuật cho các hộ nuôi trồng vệ sinh, xử lý ao hồ, tư vấn giống cá
đảm bảo chất lượng, nuôi thả cá giống đúng lịch thời vụ với 51000 con cá giống
trên diện tích 5,8 ha phát triển tốt.
Công tác chỉ đạo vệ sinh môi trường, tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh
cho đàn gia súc gia cầm đảm bảo nên trong năm không xảy ra dịch bệnh lớn lây lan
trên diện rộng.
* Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Công tác tuyên truyền bảo vệ phòng chống cháy rừng luôn được quan tâm
đúng mức, chủ động phối kết hợp chặt chẽ với 2 trạm kiểm lâm, lâm trường trong
công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng, phát hiện và xử lý nghiêm các trường
hợp tự ý phát đốt rừng. Trong năm đã xảy ra 7 vụ cháy rừng nhưng đã kịp thời dập
tắt không gây thiệt hại lớn về kinh tế.
* Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Đảng ủy và nhân dân trong xã thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng
Nhà nước về phát triển các ngành nghề truyền thống, dịch vụ buôn bán kinh doanh
được nhân rộng và phát triển, nghề đan tre truyền thống ở thôn Diên Trường được
giữ vững do đó đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động với mức thu
nhập bình quân từ 900.000 đồng đến 1500000 đồng/người/tháng.
3.1.2 Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng xã Quảng Sơn
3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Qua số liệu báo cáo của xã, chúng tôi đã tổng hợp được hiện trạng sử dụng đất theo
bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Sơn
TT Mục đích sử dụng đất Mã
Diện
tích (ha)

Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 5417,67 100
1 Đất nông nghiệp NNP 4951,28 91,39
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 248,78 4,59
1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 242,18 4,47
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 195,04 3,60
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC
1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 47,14 0,87
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6,6 0,12
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4698,12 86,72
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2988,76 55,17
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1709,36 31,55
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 3,77 0,07
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0,61 0,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 260,22 4,80
2.1 Đất ở OTC 40,27 0,74
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 40,27 0,74
2.2 Đất chuyên dùng CDG 75,32 1,39
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp
CTS 0,5 0,01
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQP
2.2.3 Đất SXKD phi nông nghiệp CSK
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 74,82 1,38
2.2.4.1 Đất giao thông DGT 42,12 0,78
2.2.4.2 Đất thủy lợi DTL 27,13 0,50
2.2.4.3 Đất công trình năng lượng DNL 0,03 0,00
2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,32 0,01

2.2.4.5 Đất cơ sở y tế DYT 0,11 0,00
2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 4,25 0,08
2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 0,54 0,01
2.2.4.8 Đất chợ DCH 0,31 0,01
2.2.4.9 Đất có di tích danh thắng DDT 0,01 0,00
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,17 0,02
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,48 0,12
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
SMN 136,98 2,53
3 Đất chưa sử dụng CSD 206,17 3,81
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 64,96 1,20
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 141,21 2,61
Qua bảng số liệu ta thấy hiện trạng sử dụng đất của xã tương đối phù hợp, có sự
phân nhóm sử dụng đất:
- Đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chiếm phần lớn diện tích so với 2
nhóm đất còn lại.
+ Đất sản xuất nông nghiệp 4951,28ha chiếm 91,39% diện tích, trong đó đất
sản xuất phát triển lâm nghiệp là 4698,12ha chiếm 86,72% diện tích.
+ Đất phi nông nghiệp 260,22ha chiếm 4,8% diện tích
+ Đất chưa sử dụng còn ít với 206,17ha chiếm 3,81%
- Là một xã có diện tích đất nông nghiệp còn lớn nên tạo điều kiện để phát
triển kinh tế đồng thời phát triển các loại hình sản xuất lâm nghiệp đa dạng.
Tuy nhiên hệ thống phân bố sử dụng chưa được hợp lý, cần tăng diện tích
trồng các loại cây lâu năm, mở rộng quy mô sản xuất cây nông nghiệp (lúa
nước ).Đồng thời tăng cường trồng thêm diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất
và phát triển nguồn thức ăn cho gia súc.
3.1.2.2. Thống kê diện tích và trữ lượng các loại rừng
Bảng 3.2: Diện tích, trữ lượng rừng phân theo 3 loại rừng

Đơn vị tính: S: ha; M: m
3
TT Loại rừng Tổng cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Tổng cộng
S 4.724 0 1.566 3.158
M 157.940 0 87.340 70.600
1 Rừng tự nhiên
S 2.026 0 1.314 712
M 122.940 0 87.340 35.600
2 Rừng trồng
S 1.304 0 41 1.263
M 35.000 0 0 35.000
3.1.2.3 Phân tích thị trường nông lâm sản trên địa bàn xã
a, Thị trường nông sản
Trên địa bàn xã các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, lạc …và các sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu mang tính tự cung tự cấp cho gia đình một phần sản phẩm
được đưa tới chợ trung tâm xã để bán và cho những người thu mua ở địa phương
tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống.Ở địa phương chưa có lò mổ trâu, bò, lợn
tập trung mà hầu hết là những thợ thu mua lẻ tại nhà điều kiện vệ sinh không đảm
bảo.
b, Thị trường lâm sản
Lâm sản chủ yếu của địa phương là gỗ keo các loại và bạch đàn một số ít là
nhựa thông, sản phẩm khai thác được chủ yếu dùng để bán cho công ty cổ phần
giấy Quảng Bình làm nguyên liệu giấy, làm đồ mộc dân dụng, các mặt hàng trang
trí nội thất và gỗ xẽ xây dựng cơ bản. Các sản phẩm ngoài gỗ người dân chủ yếu
dùng trong gia đình không xuất hiện trên thị trường.
3.1.3 Đánh giá chung
Qua quá trình nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất
kinh doanh và hiện trạng tài nguyên rừng của xã có thể đưa ra một số đánh giá về
những điều kiện thuận lợi và khó khăn của việc phát triển sản xuất lâm nghiệp của

xã như sau:
3.1.3.1 Thuận lợi
a. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý của xã giáp ranh với nhiều xã trong huyện thuận lợi cho giao lưu
văn hóa, kinh tế - xã hội và lưu thông hàng hóa.
- Địa hình của xã trải dài theo theo dãy núi phía tây và nằm ở phía tả ngạn song
Gianh nên điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt
là phát triển lâm nghiệp và kinh tế vườn.
- Tổng diện tích đất tự nhiên khá lớn, trong đó đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu.
Với sự đa dạng về thành phần đất đai nên có thể áp dụng nhiều loại cây trồng
khác nhau, tạo nên đa dạng về phương thức sản xuất và cũng như sự phóng
phú về sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp với tính chất đặc trưng gió mùa
ẩm, và lượng nhiệt độ phân bố hằng năm tương đối đồng đều. Lượng mưa
phân bố cao với 2178 mm/năm.độ ẩm tương đối lớn chiếm 81%. Có hệ thống
thủy văn dồi dào gồm có nguồn nước ngầm và hệ thống sông Gianh
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Là một xã có nguồn lao động dồi dào cùng với diện tích đất lâm nghiệp khá
lớn đã thu hút nhiều nhà đầu tư, nguồn vốn phát triển kinh tế rừng.
3.1.3.2 Khó khăn
Ngoài những thuận lợi trên thì xã gặp không ít những khó khăn:
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình bị chia cắt mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế
cũng như trong sản xuất lâm nghiệp
- Là xã bị gánh chịu những hậu quả thiên tai: như lũ lụt vào mùa mưa và hạn
hán vào mùa khô vì nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc
trưng của khí hậu miền bắc và miền trung. Mùa đông rất lạnh ảnh hưởng bởi
gió mùa Đông Bắc, mùa hè rất nóng ảnh hưởng bởi gió Lào nên khí hậu
tương đối khắc nghiệp đối với sản xuất nông – lâm nghiệp, gây hại cho sự
sinh trưởng phát triển của cây trồng, làm giảm năng suất thậm chí cây bị chết.

- Nguồn nước tuy phong phú, dồi dào nhưng lại bị nhiễm mặn, còn thiếu
nguồn nước ngọt, sinh hoạt và hệ thống nước tưới tiêu vào mùa khô và bị
nhiễm mặn.
- Nghề rừng chưa được phát triển phổ biến, người dân chưa được tiếp thu kỹ
thuật trồng rừng nên cần phải phổ biến
- Chưa có đầu ra cho sản phẩm về gỗ, trên địa bàn chưa có các khu chế xuất,
chế biến gỗ nên sẽ mất nhiều chi phí cho vận chuyển
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Thiếu nguồn công việc cho người lao động, trình độ người lao động chưa cao,
không thích ứng với trang thiết bị hiện đại.
- Hệ thống giao thông, thủy lợi nông thôn xuống cấp trầm trọng ảnh hưởng tới
khâu vận chuyển nhiều mặt hàng.
3.2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Quảng Sơn.
3.2.1. Những căn cứ lập phương án quy hoạch
- Căn cứ pháp lý liên quan đến quy hoạch sử dụng rừng và đất rừng.
- Luật đất đai năm 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2004
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Căn xứ ND 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc ban hành giao đất
Lâm Nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
- Căn cứ vào QĐ số 202/TTg vào ngày 02/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ
về quy định khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng.
- Căn cứ Nghij định 200/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ về sắp
xếp, đổi mới và phái triển Lâm trường quốc doanh.
- Quyết định số 400/QĐ-LD ngày 26/04/1992 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tạm thời định mức
lao động khai thác lâm sản)
- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ Nông Nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Công văn số 1697/LN-LS ngày 19/12/2005 của cục Lâm nghiệp về việc

hướng dẫn chặt nuôi dưỡng và khai thác tỉa thưa cây phụ trợ đối với rừng
trồng phòng hộ dự án 327,661
- Căn cứ vào Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/07/2005 về việc
hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, đôi khi sắp xếp đổi mới
và phát triển Lâm trường quốc doanh.
- Công văn số 1053/Ln-SDR ngày 23/08/2006 của cục Lâm nghiệp về việc
khai thác rừng trồng phòng hộ thuộc Chương trình 327 và dự án 661.
Vậy căn cứ vào thực trạng tài nguyên rừng, thị trường tiêu thụ sản phẩm và
thực trạng phát triển sản xuất lâm nghiệp của xã Quảng Sơn chúng tôi xin đề xuất
phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho xã Quảng Sơn, huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2020 như sau:
3.2.2. Đề xuất phương hướng, mục tiêu phát triển lâm nghiệp cho xã
Quảng Sơn.
3.2.2.1. Phương hướng
Tiếp tục nuôi dưỡng bảo vệ tất cả diện tích rừng phòng hộ nhằm nâng cao
nhiệm vụ phòng hộ và cải thiện môi trường, chống xói mòn, sạt lở, rửa trôi.Tiến
hành khai thác diện tích rừng gỗ đạt trữ lượng (ở rừng sản xuất) sau đó tiến hành
trồng mới toàn bộ diện tích vừa khai thác cùng với diện tích đất không có rừng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung trên diện tích rừng phục hồi và
rừng trung bình. Với diện tích rừng gỗ đạt trữ lượng của rừng đặc dụng thì không
tiến hành khai thác lợi dụng.
Đưa toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng vào trồng rừng sản xuất gỗ nguyên
liệu. Sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm và nâng cao thụ
nhập cho người dân trong xã, xóa đói giảm nghèo, tạo cảnh quan môi trường sinh
thái.
3.2.2.2. Mục tiêu
- Mục tiêu kinh tế:
+ Giải quyết việc làm tăng mức sống và thu nhập cho người dân.
+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo cho toàn xã.
+ Cần tận dụng triệt để quỹ đất hiện đang có rừng, đưa 141,21 ha đất đồi núi

chưa sử dụng vào trồng rừng. Cần khai thác diện tích rừng đã đến tuổi khai thác
và một số vùng có trữ lượng thấp để đưa loại cây thích hợp, có thế mạnh vào
gây trồng.
+ Sau khi khai thác cần tiến hành trồng rừng ngay để tận dụng nguồn dinh
dưỡng sẵn có và ngăn chặn xói mòn, rửa trôi đất,…
+ Tìm đầu ra nhằm tiêu thụ sản phẩm lâm sản sau khi khai thác như các
xưởng chế biến gỗ, các cơ sở chế biến,
- Mục tiêu văn hóa – xã hội:
+ Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ
chính trị, kinh tế xã hội, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư. Tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ và phát triển
rừng, giảng dạy cho người dân về kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng.
+ Thường xuyên cử cán bộ chuyên trách quản lý đi tập huấn nhằm bồi
dưỡng kiến thức trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cho phù hợp với yêu cầu
của quá trình đổi mới,.
+ Tạo điều kiện công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân đồng thời
giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc giao khoán rừng cho người dân để mỗi
mảnh rừng đều có chủ, thuê nhân công trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng.
- Mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc để góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, cải
tạo môi trường, cân bằng hệ sinh thái.
+ Đây là mục tiêu quan trọng của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí
hậu hiện nay.
3.2.2.3. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ trước mắt: Khai thác diện tích rừng gỗ đã có trữ lượng đên tuổi
khai thác
- Trồng mới diện tích rừng khai thác và diện tích rừng mới quy hoạch
- Nuôi dưỡng rừng trồng: 1.304ha.
- Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên: 2.026 ha.
3.2.3. Quy hoạch sử dụng đất, phân kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh đã được xác
định, căn cứ vào tiềm năng đất đai, hiện trạng tài nguyên rừng, chúng tôi
đưa ra phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn năm 2013 -2020 cho
xã Quảng Sơn như sau:
Bảng 3.2: Quy hoạch sử dụng đất xã Quảng Sơn giai đoạn
2013 – 2020

TT Mục đích sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Quy
hoạch

cấu
Biến
động
Tổng diện tích tự nhiên 5417,67 100 5417,67 100
1 Đất nông nghiệp 4951,28 91,39 4951,28 91,39
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 248,78 4,59 248,78 4,59
1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 242,18 4,47 242,18 4,47
1.1.1.
1
Đất trồng lúa 195,04 3,60 195,04 3,60
1.1.1.
2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.
3

Đất trồng cây hằng năm khác 47,14 0,87 47,14 0,87
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 6,6 0,12 6,6 0,12
1.2 Đất lâm nghiệp 4698,12 86,72 4839,33 89,32 (+)141,21
1.2.1 Đất rừng sản xuất 2988,76 55,17 3192,97 57,77 (+)141,21
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1709,36 31,55 1709,36 31,55
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 3,77 0,07 3,77 0,07
1.4 Đất nông nghiệp khác 0,61 0,01 0,61 0,01
2 Đất phi nông nghiệp 260,22 4,80 324,91 5,60 (+) 64,69
2.1 Đất ở 40,27 0,74 43,09 0,80 (+) 2,82
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 40,27 0,74 40,27 0,74
2.2 Đất chuyên dùng 75,32 1,39 75,32 1,39
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp
0,5 0,01 0,5 0,01
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh
2.2.3 Đất SXKD phi nông nghiệp
2.2.4 Đất có mục đích công cộng 74,82 1,38 74,82 1,38
2.2.4.
1
Đất giao thông 42,12 0,78 103,99 1,92 (+)61.87
2.2.4.
2
Đất thủy lợi 27,13 0,50 27,13 0,50
2.2.4.
3
Đất công trình năng lượng 0,03 0,00 0,03 0,00
2.2.4.
4
Đất cơ sở văn hóa 0,32 0,01 0,32 0,01

2.2.4.
5
Đất cơ sở y tế 0,11 0,00 0,11 0,00
2.2.4.
6
Đất cơ sở giáo dục đào tạo 4,25 0,08 4,25 0,08
2.2.4. Đất cơ sở thể dục - thể thao 0,54 0,01 0,54 0,01

×