Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.84 KB, 10 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục
đích của giáo dục mầm non nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng là sự phát
triển toàn diện cho trẻ, hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu nhân cách con người mới
XHCN Việt Nam. Trong đó việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học chiếm
một vị trí quan trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Thông qua việc thực hiện việc đọc ca dao, đồng dao, đọc thơ, kể chuyện cho trẻ
nghe, dạy trẻ kể lại truyện, dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, dạy trẻ đóng kịch, dạy trẻ kể
chuyện sáng tạo, tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ ở lớp một sau này.
Mặc dù chuyên đề nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học đã được
triển khai từ nhiều năm, nhà trường đã tạo điều kiện cho các nhóm lớp thực hiện chuyên
đề nhưng chất lượng chuyên đề của trường chưa cao. Đứng trước tình hình đó tôi luôn
suy nghĩ phải làm gì để việc thực hiện chuyên đề hoạt động làm quen văn học đạt kết
quả cao nhất. Đó là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài này.
2. Cơ sở lý luận
Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động học của trẻ rất phong phú, đa
dạng với nhiều hoạt động học khác nhau và được tổ chức với nhiều hình thức một cách
linh hoạt để giúp trẻ lĩnh hội tri thức, phát triển kỹ năng của hoạt động học theo nội dung
của chủ đề. Trong đó hoạt động làm quen văn học chiếm một vị trí quan trọng trong
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Làm quen văn học nhằm tạo tiền đề cho việc phát
triển ngôn ngữ, phát triển trí tưởng tượng, phát triển nhân cách, phát triển tình cảm và kỹ
năng xã hội, phát triển thẩm mỹ cho trẻ; chuẩn bị cho trẻ vào học ở lớp một. Trẻ được
tiếp xúc với tác phẩm văn học từ rất sớm: Từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã được nghe những
câu ru thấm đợm tình người. Lớn hơn một chút trẻ được sống trong thế giới kỳ diệu của
những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích , những ước mơ của trẻ cứ thế chắp
cánh bay xa Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen văn học, giúp trẻ có được
vốn hiểu biết, vốn từ nhất định và tạo cho trẻ tâm thế vững vàng khi bước vào lớp một.
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 1
Mặt khác, để phù hợp với nhu cầu ngày càng đi lên của xã hội, hòa nhập với xu thế


phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng với chương trình tiểu học thì
giáo dục mầm non càng cần phải nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục theo hướng giáo
dục mầm non, xóa bỏ phương thức dạy học cũ rập khuôn, thụ động, chú trọng phát huy
tính tích cực của trẻ, giúp trẻ có cơ hội được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm trên khả
năng và vốn hiểu biết của trẻ. Trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo dục mầm
non đã có chủ trương thực hiện chương giáo dục mầm non, đặc biệt là chỉ đạo thực hiện
chuyên đề nâng cao chất lượng làm quen văn học ở trường mầm non.
3. Cơ sở thực tiễn
a. Khảo sát thực tế
Qua khảo sát thự tế kết quả học tập của trẻ không cao, trẻ thường tham gia vào
hoạt động làm quen văn học một cách thụ động chưa phát huy hết khả năng, sự sáng tạo
và không tham gia tích cực hoạt động.
Cụ thể:
* Về chất lượng trẻ
Qua khảo sát đầu năm, chất lượng làm quen văn học của trẻ đạt:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
31/184 16,8 42/184 22,8 51/184 27,7 60/184 32,6

* Về chất lượng đội ngũ
Giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động nói chung và
tổ chức hoạt động làm văn học nói riêng. Chưa biết khai thác vốn hiểu biết của trẻ, chưa
biết tận dụng sự phối kết hợp của phụ hunynh, chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc tổ chức các hoạt động.
* Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề hoạt động làm quen văn
học còn thiếu và chưa được chú trọng đúng mức

Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 2

b. Nguyên nhân
- Giáo viên tổ chức các hoạt động chưa có sự lồng ghép, tích hợp các nội dung
hỗ trợ cho nhau.
- Việc cung cấp kiến thức còn mang tính đồng loạt, chưa chú trọng đến cá thể
hóa và hoạt động nhóm.
- Trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm, chưa cho trẻ khám phá và chưa phát huy tính
tích cực.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho chuyên đề làm quen văn học chưa đầy đủ.
- Việc phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ chưa được nhịp nhàng, sâu sát
nên hiệu quả giáo dục của chuyên đề chưa cao.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, là một phó hiệu trưởng, bản thân tôi đã
cùng hiệu trưởng trăn trở, tìm tòi các giải pháp khả thi để chỉ đạo việc thực hiện chuyên
đề làm quen văn học một cách hiệu quả. Qua một năm thực hiện, bản thân tôi đã đúc kết
được một số giải pháp như sau:
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CHUYÊN ĐỀ LÀM QUEN
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 3
VĂN HỌC
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề
- Triển khai lý thuyết và thực hành đến toàn bộ giáo viên
- Chọn lớp điểm và giáo viên mũi nhọn cho chuyên đề.
- Trang bị cơ sở vật chất, tổ chức sắp xếp các góc hoạt dộng và xây dựng môi
trường học tập.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động, khai thác tối đa
chương trình Kidsmatrt.
- Tổ chức thao giảng, hội thảo chuyên đề, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề.
- Tổ chức phối kết hợp với phụ huynh trong việc thực hiện chuyên đề.
- Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả để thực hiện chuyên đề.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và viết sáng kiến kinh nghiệm chuyên đề làm quen văn
học.

2. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
Toàn bộ giáo viên đều được trang bị kỹ về lý thuyết và tham dự các tiết thực hành
góp ý rút kinh nghiệm.
3. Chọn giáo viên đứng lớp điểm
Muốn triển khai chuyên đề có hiệu quả, việc chỉ đạo điểm là một việc làm mang
tính chiến lược. Chính mũi nhọn này sẽ là hạt giống tốt mang lại hiệu quả sau rộng. Vì lẽ
đó, nhà trường đã lựa chọn hai giáo viên có năng khiếu tổ chức hoạt động làm quen văn
học để chỉ đạo điểm cho toàn trường, đó là cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung ở tổ mẫu giáo
và cô Đoàn Thị Lý ở tổ nhà trẻ. Hai giáo viên này có trách nhiệm cùng với Ban giám
hiệu tìm tòi, thử nghiệm những hình thức tổ chức mới, linh hoạt, sáng tạo để từ đó
triển khai cho toàn trường.
4. Mua sắm, trang cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề
Đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ là điều kiện quan trọng để quyết định chất lượng của
chuyên đề, đặc biệt là trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Vì vậy, bản
thân tôi tham mưu và cùng với hiệu trưởng vận động phụ huynh, các ban ngành hỗ trợ
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 4
kinh phí, cơ sở vật chất cho việc thực hiện chuyên đề. Ngoài đóng góp hỗ trợ kinh phí
còn vận động phụ huynh đóng góp sách, tranh ảnh kể chuyện theo từng chủ đề để xây
dựng, tủ sách của bé
Mua sắm giá kệ, mua truyện tranh, thơ dành cho lứa tuổi mầm non.
Xây dựng vườn cổ tích, làm đồ dùng đồ chơi để tổ chức hoạt động làm quen văn
học cho trẻ một cách hiệu quả.
5. Chỉ đạo tuyên truyền nội dung chuyên đề làm quen văn học cho phụ huynh và
cộng đồng
Để hoạt động làm quen văn học tổ chức có hiệu quả thì việc tuyên truyền để phụ
huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này đối với trẻ là rất cần thiết. Nếu thực
hiện tốt công tác này sẽ có sự phối kết hợp đồng nhất giữa các bậc phụ huynh và nhà
trường trong việc sưu tầm thơ truyện, tranh ảnh, làm đồ dùng đồ chơi, tìm kiếm nguyên
vật liệu thiên nhiên và đặc biệt là cùng đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe.

Cụ thể: Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm nhà trường thông báo cho phụ huynh
nắm rõ trong năm học có những hoạt động nào, những chuyên đề nào được triển khai và
quy trình thực hiện như thế nào, cần phụ huynh phối hợp những gì
Trường tổ chức phát thanh, tuyên truyền vào giờ đón trả trẻ về các nội dung thơ,
truyện ở lứa tuổi mầm non để phụ huynh biết và vận dụng cùng dạy trẻ đọc thơ, kể
chuyện.
Một việc làm cần thiết nữa là chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền các bậc phụ
huynh theo chủ đề. Ngoài ra nhà trường còn vận động phụ huynh sáng tác, sưu tầm thơ
ca, hò vè, đồng dao dân gian; tham gia các hội thi đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe.
Qua đó chất lượng của chuyên đề trong nhà trường được nâng cao lên rõ rệt.
6. Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề
Đối với trẻ mầm non hoạt động học rất phong phú, đa dạng. Trẻ " Học mà chơi,
chơi mà học ". Thông qua đồ dùng đồ chơi để trẻ được quan sát, tìm tòi, khám phá, trải
nghiệm, dựa vào kinh nghiệm của trẻ để trẻ rút ra kết luận, trẻ lĩnh hội kiến thức và hình
thành một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của trẻ sau này Vì thế việc làm đồ dùng
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 5
đồ chơi cho trẻ phải được chú trọng và là việc làm thường xuyên.
Đồ dùng đồ chơi được làm theo từng chủ đề, phục vụ thiết thực cho việc tổ chức
các hoạt động của chuyên đề. Không chỉ giáo viên làm đồ dùng đồ chơi mà còn vận
động phụ huynh và trẻ cùng tìm kiếm nguyên vật liệu, tham gia làm đồ dùng đồ chơi với
cô giáo chủ nhiệm. Để tạo nên sự hấp dẫn, lý thú cho trẻ trong hoạt động cảm thụ tác
phẩm văn học. Tôi luôn động viên giáo viên tìm tòi sáng tạo để làm ra các loại đồ dùng
đồ chơi mang lại hiệu quả lớn nhất cho trẻ trong hoạt động tiếp nhận và cảm thụ tác
phẩm như: Vẽ tranh, làm con rối Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường giáo viên tham
gia đầy đủ và có chất lượng cao
7. Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập
Để trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với các hình tượng văn học và ghi nhớ những kiến
thức mà trẻ vừa được làm quen một cách đa dạng, phong phú. Chính vì thế tôi đã chỉ
đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập theo chủ đề, tận dụng các loại nguyên vật

liệu của địa phương, thiên nhiên như lá cây, rơm rạ, vỏ quả dừa, xơ dừa, vỏ ốc, hộp
nhựa Từng chủ đề đều có các bài thơ, câu chuyện phù hợp cho trẻ được hoạt động,
được trải nghiệm. Thông qua hoạt động này trẻ được làm quen với môi trường văn học
hấp dẫn và hiệu quả.
8. Tổ chức các hội thi, thao giảng, hội thảo chuyên đề
Để nâng cao chất lượng tay nghề của giáo viên trong việc thực hiện chuyên đề,
trường thường tổ chức thao giảng, hội thi, hội thảo sáng kiến kinh nghiệm và tất cả giáo
viên đều tham gia. Việc tham gia đầy đủ các hoạt động dự giờ, đánh giá, góp ý, rút kinh
nghiệm cụ thể cho từng giáo viên làm giáo viên vững vàng, tự tin, linh hoạt, sáng tạo
hơn khi tố chức mọi hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. Từ đó nhà trường có thể
đánh giá việc thực hiện chuyên đề một cách cụ thể, khách quan. Có nhận xét, động viên
kịp thời các giáo viên đạt thành tích cao trong các tiết dự giờ, thao giảng.
9. Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động cho trẻ
Ngoài việc tổ chức các hoạt động ở giờ hoạt động học, hoạt động góc, góc sách,
hoạt động ở vườn cổ tích, nhà trường còn coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 6
vào tổ chức hoạt động của cô và trẻ và hoạt động nhóm của trẻ
Trường đã xây dựng giáo án, thực hiện các giờ hoạt động làm quen văn học bằng
những hình ảnh, âm thanh ứng dụng chương trình Kidmart, HappyKid và một số ứng
dụng công nghệ thông tin khác. Vì thế luôn kích thích được sự hứng thú khám phá, hấp
dẫn trẻ Tạo điều kiện cho các ý tưởng của cô và trẻ sáng tạo hơn. Kết quả hoạt động
nhờ thế cũng đạt hiệu quả tốt hơn.
10. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chuyên đề
Để nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện
chuyên đề và kịp thời chỉnh sửa những tồn tại nhà trường thường xuyên kiểm tra bằng
nhiều hình thức: Kiểm tra có báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ kiểm tra
giáo viên, kiểm tra trên trẻ Qua kiểm tra tôi có thể đánh giá thực chất chất lượng của
chuyên đề. Đồng thời cũng rút được kinh nghiệm cho bản thân để điều chỉnh trong quá
trình chỉ đạo thực hiện chuyên đề.

11. Tổ chức sơ kết, tổng kết, viết sáng kiến kinh nghiệm cho chuyên đề
Nhà trường tổ chức sơ kết chuyên đề, tổng kết chuyên đề để đánh giá quá trình
thực hiện và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc. Đồng thời xây dựng phương hướng
hoạt động cụ thể sau chuyên đề. Để chất lượng chuyên đề được nhân lên, nhà trường tổ
chức cho cán bộ giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyên
đề. Những sáng kiến có chất lượng được tổ chức phổ biến rộng rãi và khuyến khích
giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo để mang lại hiệu quả cao hơn. Nhờ thế kết quả
thực hiện chuyên đề của nhà trường được nâng cao.
III. KẾT LUẬN:
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 7
1. Kết quả thực hiện
Sau thời gian triển khai thực hiện chuyên đề, chất lượng hoạt động làm quen văn
học trong nhà trường đã chuyển biến mạnh mẽ và có hiệu quả rõ rệt.
Cụ thể:
* Về chất lượng giáo viên:
Đa số giáo viên đã nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động và tổ chức một
cách linh hoạt, sáng tạo, tích hợp các nội dung hợp lý, mềm dẻo, đã chú trọng đến hoạt
động nhóm và cá thể hóa đối tượng nên giờ hoạt động hấp dẫn, trẻ hứng thú mang lại
hiệu quả cao
Chất lượng thực hiện chuyên đề được đánh giá:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
15/18 83,3 03/18 16,7 0 0 0 0
Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp tăng lên rõ rệt ( Giáo viên dạy giỏi cấp
trường 14/16, số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện là 06, đạt giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh 02; giải A cấp huyện 02, giải xuất sắc cấp tỉnh 01 )
* Về chất lượng trẻ:
Khả năng cảm thụ văn học của trẻ được nâng cao. Vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt,
trẻ tự tin trong giao tiếp, trẻ mạnh dạn hơn. Trẻ thích xem sách và khám phá thế giới

xung quanh thông qua sách và các câu chuyện mà trẻ được nghe, được làm quen. Thông
qua hoạt động làm quen văn học trẻ linh hoạt, nhanh nhẹn và tiếp thu các kiến thức ở
các hoạt động học khác một cách dễ dàng hơn. Chất lượng hoạt động làm quen văn học
qua khảo sát cuối năm như sau:
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
101/184 54,9 77/184 41,8 6/184 3,3 0 0
2. Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian chỉ đạo thực hiện chuyên đề hoạt động làm quen văn học, bản thân
tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 8
- Tổ chức khảo sát thực trạng cụ thể, tìm hiểu nguyên nhân tồn tại chính xác.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề cụ thể, hợp lý và khoa học.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thực hiện chuyên đề
thông qua tập huấn lý thuyết và xây dựng các tiết dạy thực hành.
- Chú trọng công tác đầu tư và chỉ đạo điểm để triển khai ra đại trà.
- Tích cực tuyên truyền vận động phụ huynh và cộng đồng cùng phối hợp trong
quá trình thực hiện chuyên đề.
- Trang bị cơ sở vật chất, phát động làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm, sáng tác thơ,
truyện trong giáo viên, phụ huynh, cộng đồng và trẻ để tổ chức hoạt động và xây dựng
môi trường học tập có chất lượng.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên đề của giáo viên để kịp thời bổ
sung, điều chỉnh.
- Tích cực tổ chức thao giảng, hội thi, hội thảo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm có
chất lượng và vận động nhiều thành phần tham gia, có khen thưởng kịp thời, đúng mức.
- Khai thác tốt chương trình Kidsmart và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tố
chức các hoạt động của chuyên đề.
- Sau mỗi giao đoạn đều tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm nghiêm
túc và xây dựng phương hướng hoạt động hợp lý hơn cho thời gian tới.

3. Kết luận:
Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm khó, giáo dục trẻ có chất lượng
lại càng khó hơn. Là một phó hiệu trưởng, tôi hết sức tâm huyết với công việc của mình
và cố gắng tìm tòi những giải pháp hữu hiệu để cùng với hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên
thực hiện tốt chuyên đề. Có thể những giải pháp trên chưa phải là giải pháp có hiệu quả
tuyệt đối nhưng đối với bản thân tôi nó đã mang lại kết quả tương đối tốt, nó làm thay
đổi chất lượng hoạt động làm quen văn học trong nhà trường. Chất lượng đội ngũ được
nâng cao, phụ huynh quan tâm tới việc hết hợp giáo dục con trẻ. Trẻ hứng thú, hoạt bát,
nhanh nhẹn, giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng vốn từ có biểu cảm, tinh tế hơn
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân tôi đã cùng với hiệu trưởng áp dụng
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 9
trong nhà trường và thu được một số thành công nhất định trong quá trình thực hiện
chuyên đề. Có thể trong quá trình thực hiện còn thiếu sót kính mong quý cấp bổ sung,
góp ý để việc thực hiện chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn
4. Một số kiến nghị đề xuất:
Để thực hiện chuyên đề có hiệu quả, có chất lượng bản thân tôi mạnh dạn đề xuất
với ngành học tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt đi tham quan học hỏi
những mô hình điển hình trong và ngoài tỉnh. Từ đó học tập những giải pháp hay, có tính
khả thi cao để áp dụng chọn lọc, sáng tạo trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn!
Ái Tử, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Người viết
Đặng Thị Cẩm Nhung
Đặng Thị Cẩm Nhung- Phó hiệu trường MN Trung tâm huyện Triệu Phong - Quảng Trị
Trang 10

×