Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
“ĐỊA LÍ ĐÔ THỊ”
THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA
TỈNH BÌNH THUẬN
GIAI ĐOẠN 1999 - 2013
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
“ĐỊA LÍ ĐÔ THỊ”
THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA
TỈNH BÌNH THUẬN
GIAI ĐOẠN 1999 - 2013
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014.
MỤC LỤC

Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế - xã hội, là quá trình chuyển hóa và vận động
phức tạp mang tính quy luật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn cầu, mang tính
chất đặc trưng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời hiện đại. Quá trình này bao
gồm sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, phân bố lực lượng
sản xuất, phân bố dân cư, dân số, kết cấu nghề nghiệp, lối sống văn hóa, v.v…Đô thị hóa
chính là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị, phát triển quy mô, số lượng đô thị, phổ
biến lối sống thành thị và không ngừng hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật đô thị.
Đó chính là một quá trình biến đổi, phân bố lại lực lượng sản xuất và các hình thức tổ chức
kinh tế - xã hội, cùng sự mở rộng không gian đô thị.
Bình Thuận là tỉnh cực Nam Trung Bộ, được tái lập từ năm 1992. Trong thời gian


qua, Bình Thuận đã vượt khó, vươn lên và từng bước rút ngắn chênh lệch về trình độ phát
triển với các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung và miền Đông Nam bộ. Song song với quá
trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tron tỉnh, quá
trình đô thị hóa tại Bình Thuận trong thời gian qua đã phát triển khá mạnh mẽ, khoảng cách
giữa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng được thu hẹp. Dù vậy, quá trình đô
thị hóa ở Bình Thuận trong những năm qua vẫn còn khá nhiều bất cập và hạn chế cần khắc
phục.
Trước yêu cầu của thực tiễn phải đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Thuận
nhằm đem lại thế và lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian sắp tới, dựa trên
cơ sở lí luận về đô thị hóa, tác giả xin chọn đề tài “Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận
giai đoạn 1999 - 2013” làm tiểu luận môn “Địa lí Đô thị” của mình với mong muốn đóng
góp chút gì đó cho sự nghiệp phát triển đô thị của quê hương.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
 Nghiên cứu thực trạng và quá trình đô thị hóa của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 –
2013.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
 Định hướng quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Thuận đến 2020 dựa trên những cơ sở
khoa học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Làm rõ khái niệm “đô thị hóa” cũng những biểu hiện của nó, lựa chọn hệ thống các
chỉ tiêu định lượngquá trình đô thị hóa.
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Thuận.
 Nghiên cứu quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013.
 Kiến nghị một số giải pháp để quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận diễn ra một cách
hợp lí, đúng hướng và bền vững
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực, song do nhiều yếu tố khách quan (thiếu nguồn số liệu, tài
liệu, thời gian nghiên cứu), và chủ quan (năng lực nhận thức vấn đề của bản thân) nên tiểu
luận chỉ giới hạn ở một số vấn đề sau:

Về nội dung nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu chủ yếu quá trình đô thị
hóa của Bình Thuận.
Về không gian lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình đô thị
hóa trên toàn địa bàn tỉnh Bình Thuận, bao gồm cả đảo Phú Quý với tổng diện tích 781.292
ha, dân số 1,18 triệu người (năm 2011).
Về thời gian nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu sự quá trình đô thị hóa
tỉnh Bình Thuận qua 15 năm của giai đoạn 1999 – 2013.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề đô thị hóa từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà Địa lý trên
thế giới, nhưng ở Việt Nam quá trình nghiên cứu vấn đề này gần đây mới được chú ý đến.
Theo GS. Đàm Trung Phường cho rằng: “cho đến giữa thập niên 90 vẫn chưa có ai viết sách
và tiếp cận có hệ thống”. Năm 1995 cuốn "Đô thị Việt Nam” tập I, tập II của GS. Đàm
Trung Phường ra đời và đã được tái bản lần thứ nhất vào năm 2005, tác giả tập trung giải
quyết 2 vấn đề cơ bản là:
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
+ Đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu những định hướng
phát triển trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
thời kỳ đổi mới nước ta.
+ Mở rộng những khái niệm về đô thị học có quan hệ với những tiến bộ của thế giới,
cập nhật những thông tin liên quan đến đô thị trong nước để tham khảo cho giáo trình giảng
dạy sinh viên đại học và chủ yếu là sau đại học.
Chính vì vậy, có thể xem cuốn sách “Đô thị Việt Nam tập I, tập II ” của GS. Đàm
Trung Phường là một trong những công trình quan trọng để tiếp cận các vấn đề lý luận về
đô thị nói chung cũng như đại cương về đô thị hóa ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, như
chính tác giả của công trình thừa nhận “quyển đô thị Việt Nam chưa có điều kiện đi sâu vào
từng đô thị mà chỉ mới dừng lại ở cấp vĩ mô (macro) và trung mô (mezo)”.
Bên cạnh đó còn hàng loạt công trình đề cập đến đô thị hóa và những vấn đề liên
quan đến nó như: “Dự án quy hoạch tồng thể vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam”
của Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam (1996); “Đô thị hóa và chỉnh sách phát triển
đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Trần Văn Chữ, Trần Ngọc Hiên

(Đồng chủ biên) (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1998); “Định hướng quy hoạch tổng thể
phát triển đô thị Việt Nam đển năm 2020” của Bộ Xây dựng (1999); “Dân sổ học đô thị”
của Trần Hùng (NXB Xây dựng - Hà Nội, 2001); “Những con đường về thành phố - Di dân
đến Thành phố Hồ Chí Minh từ một vùng Đằng bằng sông Cửu Long” của Vũ Thị Hồng,
Patrick Gubry, Lê Văn Thành (NXB TP.HCM 2003); “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi”
của TS. Võ Kim Cương (NXB Xây dựng - Hà Nội, 2004); “Địa lý đô thị”của Phạm Thị
Xuân Thọ (NXB Giáo dục 2008), v.v… Ngoài các công trình kể trên còn có bài viết của một
số tác giả được đăng trên các tạp chí hoặc báo cáo tại các hội thảo khoa học.
Đối với địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bình Thuận, hiện chưa có bất kì công trình nghiên
cứu chuyên sâu nào về quá trình đô thị hóa tại đây, có chăng cũng chỉ đề cập một cách phổ
quát nhất như “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến 2030” của Sở Xây dựng
Bình Thuận (2010). Đây vẫn còn là một “vùng đất mới” của kiến thức. Do vậy, tác giả rất
mong muốn tìm hiểu một cách chi tiết vấn đề này.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế xã hội, là quá trình chuyển hóa và vận động phức
tạp mang tính qui luật. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của
cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và phân
bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính lứa tuổi của dân
cư và môi trường sống. Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội
cần được xem xét trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn
vận động và phát triển không ngừng.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống của Địa lý học. Trong thực tế các sự vật hiện
tượng địa lý luôn có sự phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này
với nơi khác. Do đó, khi nghiên cứu quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Thuận, phải tìm hiểu mối
quan hệ bên trong lãnh thổ và mối quan hệ giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thổ lân
cận. , đó chính là mối quan hệ không gian tương tác của đối tượng nghiên cứu

4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quá trình phát triển của đô thị trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh
tế - xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, cần phải nghiên cứu quá trình đô thị hóa của Bình
Thuận trong mối liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó thấy rõ bản chất của vấn
đề đô thị hóa theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên
cứu.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Quá trình phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có những tác động tích cực và tiêu
cực đến môi trường tự nhiên. Để phát triển đô thị, kinh tế - xã hội bền vững phải chú ý sử
dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chống ô nhiễm môi
trường, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất cần thiết. Do vậy,
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển
bền vững.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê
Trong luận văn đã sử dụng và phân tích cơ sở số liệu thống kê của Tổng cục thống
kê, Cục thống kê Bình Thuận. Nhờ đó, chúng tôi đã có cơ sở để đánh giá một cách định
lượng quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Thuận
4.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các tài liệu thu thập được, chúng tôi sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin,
so sánh, đối chiếu nhằm định lượng một cách tương đối chính xác mức độ và tốc độ đô thị
hóa tại Bình Thuận.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp cần thiết đối với nghiên cứu để có thể xác định mức độ tin cậy của các
tài liệu, số liệu đã thu thập được. Tác giả đã điều tra thực tế một số nơi trên địa bàn, trực
tiếp quan sát những thay đổi về kinh tế - xã hội, môi trường dưới sự tác động của quá trình
đô thị hóa. Qua các thông tin và tìm hiểu thực địa, tác giả khẳng định lại mức độ tin cậy của
số liệu và những nhận định đã có.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1. Khái niệm về đô thị hóa
Đô thị hóa là một khái niệm đa chiều, đa diện về kinh tế - xã hội và môi trường, với
những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất và đời sống, liên quan đến sự chuyển dịch kinh tế,
văn hóa, xã hội sâu sắc. Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế - xã hội, là quá trình chuyển hóa
và vận động phức tạp mang tính quy luật, là quá trình phổ biến diễn ra trên quy mô toàn
cầu, mang tính chất đặc trưng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời hiện đại. Quá
trình này bao gồm sự thay đổi trong nhiều lĩnh vực như cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, phân
bố lực lượng sản xuất, phân bố dân cư, dân số, kết cấu nghề nghiệp, lối sống văn hóa,v.v
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Từ điển Tiếng Việt cho rằng “Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư ngày càng
đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội”.
Dù không đi sâu vào bản chất và hiện tượng của chuyển động đô thị hóa, nhưng khái niệm
trên đã nói lên hai tính chất chung của ĐTH là sự tập trung dân số và vai trò phát triển của
thành phố.
Nhà đô thị học Đàm Trung Phường cho rằng: “Đô thị hóa là một quá trình diễn thế về
kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời
sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng phát triển không gian thành hệ thống
đô thị, song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự”. Theo khái niệm này, đô thị hóa
là quá trình chuyển đổi trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội, văn hóa đến khoa học kỹ
thuật và cả không gian cư trú của con người.
Một khái niệm khác của GS.TS. Nguyễn Thế Bá cho rằng: “Đô thị hóa là quá trình
tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ
sở phát triển sản xuất và đời sống .Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc
về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức
không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang thành thị”.
Dưới góc độ địa lý, đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, mật độ dân cư,
thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp trong một khu

vực theo thời gian.
Mặc dù còn nhiều cách nhìn khác nhau về đô thị hóa nhưng nhìn chung, cần nhận
định rằng đô thị hóa là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan và có tính phổ quát. Đó là
sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến
văn hóa, v.v là sự chuyển đổi từ nông thôn sang thành thị, từ nền sản xuất nông nghiệp
sang sản xuất phi nông nghiệp với sự tập trung cao độ về sản xuất và dân cư. Như vậy, tựu
chung lại, có thể hiểu đô thị hóa theo 2 phạm vi sau:
Theo nghĩa hẹp, đô thị hóa là quá trình biến các điểm quần cư nông thôn thành quần
cư đô thị, sự phát triển thành phố và việc nâng cao vai trò của nó trong đời sống kinh tế - xã
hội.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Theo nghĩa rộng, đô thị hóa được hiểu là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị,
phát triển quy mô và số lượng đô thị, phổ biến lối sống thành thị và không ngừng hiện đại
hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật đô thị. Đó chính là một quá trình biến đổi và phân bố lại
lực lượng sản xuất và các hình thức tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v… và sự mở rộng
không gian đô thị.
1.2. Những biểu hiện cơ bản của Đô thị hóa
Ngày nay, khi tốc độ đô thị hóa ngày càng được nâng cao thì sự biểu hiện của nó
ngày càng rõ rệt. Có thể điểm qua những biểu hiện sau đây của đô thị hóa:
Dân số đô thị ngày càng tập trung đông vào các đô thị: Dân cư thế giới ngày càng
tập trung đông đúc vào các đô thị, làm cho số lượng đô thị trên thế giới ngày càng tăng lên
nhanh chóng cả về số lượng thị dân lẫn quy mô dân số đô thị. Những nước có tỉ lệ dân số đô
thị cao thì mức độ đô thị hóa cao và ngược lại, các nước đang phát triển thường có tỉ lệ dân
số đô thị thấp.
Quá trình tập trung dân sổ ngày càng đông vào các đô thị lớn và cực lớn: Sự gia
tăng các đô thị lớn và cực lớn là đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hóa ngày nay. Dân số
đô thị ngày càng tăng lên trên phạm vi toàn cầu cả về số lượng tuyệt đối và tương đối làm
cho tỉ lệ dân số đô thị ngày càng tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với số người sống trong các
thành phố lớn tăng lên nhanh chóng.
Lãnh thổ đô thị không ngừng mở rộng: Đô thị hóa càng cao, càng phát triển thì

diện tích đô thị càng được mở rộng, bởi nhu cầu về diện tích nhà ở, cây xanh, công viên,
trường học, bệnh viện, ngày càng nhiều. Quá trình mở rộng lãnh thổ đô thị cũng đồng
nghĩa với việc chuyển một phần đất nông nghiệp thành đất đô thị, làm giảm diện tích gieo
trồng và làm suy thoái môi trường. Sự gia tăng diện tích đất đô thị cũng là một trong những
nét đặc trưng của quá trình Đô thị hóa.
Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị vào nông thôn: Quá trình phổ biến lối sống đô thị
làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn, làm cho các
hoạt động của nông thôn xích lại gần với đô thị. Quá trình Đô thị hóa đã ảnh hưởng đến
nông thôn nhiều mặt, làm cho các vùng nông thôn có sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động
sản xuất, lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống, lao động trong ngành phi nông
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
nghiệp tăng lên nhanh chóng, khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong sản xuất, đời sống
sinh hoạt của vùng nông thôn được nâng cao rõ rệt và có những biểu hiện của lối sống đô
thị.
1.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ Đô thị hóa
Mức độ đô thị hoá là mức độ đạt được về kinh tế - xã hội của đô thị tại một thời điểm
hoặc trong một thời kỳ nhất định. Đánh giá mức độ đô thị hoá là việc phân tích, so sánh đối
chiếu nhằm biểu thị mức độ đạt được về kinh tế - xã hội của một đô thị tại một thời điểm
hoặc trong một thời kỳ nhất định. Việc phân tích, so sánh có thể thực hiện với các tiêu chuẩn
nhất định hoặc với những mức độ đã đạt được trong quá khứ. Việc so sánh với những tiêu
chuẩn nhất định cho ta nhận thức về trình độ và chất lượng đô thị hoá, những vấn đề bất hợp
lý trong quá trình đô thị hoá. Việc so sánh với mức độ đã đạt được trong quá khứ cho ta
nhận thức về tốc độ đô thị hoá.
Tác giả Trần Thị Bích Huyền trong luận văn thạc sĩ của mình đã chọn các tiêu chí
sau để đánh giá mức độ đô thị hóa: tỉ lệ dân thành thị, mức tăng tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp, mật độ dân số đô thị và nhịp độ đô thị.
Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Nguyễn Hữu Đoàn đã sử dụng phương pháp
đánh giá đa tiêu chí để đánh giá mức độ đô thị hóa của một vùng lãnh thổ, với 16 tiêu chí
được chia thành 4 nhóm. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí được đề xuất bởi tác giả Nguyễn
Hữu Đoàn tuy đánh giá được toàn diện và chi tiết quá trình đô thị hóa của một vùng lãnh

thổ, nhưng lại phải cần một lượng lớn và chi tiết của các số liệu đầu vào để xử lý, cùng với
đó là công việc xử lý một lượng thông tin quá lớn, đôi khi cần thiết phải thu thập các thông
tin bằng các cuộc điều tra xã hội học với chi phí cao.
Hai tác giả Phạm Đỗ Văn Trung và Huỳnh Phẩm Dũng Phát trong một bài báo
khoa học cũng đã đề xuất xây dựng hệ thống tiêu chí theo thang bậc để xác định và đánh giá
quá trình đô thị hóa ở Việt Nam với 26 tiêu chí, được tựu chung lại trong 3 lĩnh vực: kinh tế
- xã hội, cơ sở hạ tầng và dân số đô thị. Hệ thống tiêu chí này được xác định thông qua
phương pháp chấm điểm theo trọng số với đầy đủ các nội dung tiêu chí phản ánh tính chi
tiết, chuyên sâu khi đánh giá mức độ đô thị hóa của một địa phương.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Căn cứ vào những đặc điểm riêng biệt trong quá trình đô thị hóa của địa phương
cũng như mức độ kiến thức, tính chất và dung lượng của tiểu luận, qua tham khảo các hệ
tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa được đề xuất bởi các tác giả khác, tác giả tiểu luận xin
được sử dụng một phần phương pháp đánh giá đa tiêu chí của tác giả Nguyễn Hữu Đoàn,
kết hợp với một số tiêu chí trong tổng số 26 tiêu chí đánh giá của 2 tác giả Phạm Đỗ Văn
Trung và Huỳnh Phẩm Dũng Phát. Các tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa được phân làm 3
nhóm, bao gồm:
Nhóm 1: Tiêu chí về dân số đô thị. Nhóm tiêu chí này bao gồm các chỉ tiêu sau:
quy mô dân số đô thị, tỉ lệ dân số đô thị, mật độ dân số đô thị, tốc độ đô thị hóa, nhịp độ đô
thị hóa.
Quy mô dân số đô thị bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi khu
vực nội thị và khu vực ngoại thị, được tính theo công thức sau:
N = N
1
+ N
2

Trong đó: N: Dân số toàn đô thị (người).
N
1

: Dân số của khu vực nội thị (người);
N
2
: Dân số của khu vực ngoại thị (người).
Tỉ lệ dân số đô thị là chỉ tiêu cơ bản xác định mức độ đô thị hóa. Tỉ lệ dân số đô thị
cao và tăng nhanh, quá trình đô thị hóa càng hiệu quả. Đô thị hóa tạo ra lực hút đối với dân
cư từ nơi khác và tạo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tỉ lệ dân số đô thị được tính bằng công thức:

Trong đó: U : tỉ lệ dân số đô thị (%)
P
u
: dân số đô thị (người)
P
t
: tổng dân số (người).
Mật độ dân số đô thị phản ánh tốc độ phát triển của đô thị. Các đô thị có mật độ dân
số đô thị cao chứng tỏ quá trình đô thị hóa ở khu vực đó diễn ra mạnh mẽ. Mật độ dân số đô
thị được tính bằng công thức:
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013

Trong đó: M: Mật độ dân số đô thị (người/km
2
)
P
u
: Dân số đô thị (người)
S : Diện tích đô thị (km
2
)

Tốc độ đô thị hóa là chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của đô thị thông qua các chỉ
tiêu về dân số đô thị hoặc đất đai đô thị theo thời gian (1 năm hoặc một khoảng thời gian
nhất định). Theo quy định tại Thông tư số 34/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng, tỉ lệ đô thị
hóa được xác định thông qua chỉ tiêu về dân số đô thị, do vậy tốc độ đô thị hóa theo chỉ tiêu
dân số đô thị được tính bằng công thức:

1
1
i
i
i
u u
TD
P
Pu
P



=
Trong đó:
TD
: Tốc độ đô thị hóa (%)

i
u
P
: Dân số đô thị năm cần tính toán

1i

u
P

: Dân số đô thị ở năm liền kề trước với năm cần tính toán.
Nhịp độ đô thị hóa được tính bằng công thức:

Trong đó: T : nhịp độ đô thị hóa (%/năm)
U
2
: tỉ lệ dân đô thị năm sau (%)
U
1
: tỉ lệ dân đô thị năm trước (%)

t

: khoảng cách giữa năm sau và năm trước.
Nhóm 2: Tiêu chí về lao động đô thị. Nhóm tiêu chí này bao gồm: tỉ lệ lao động phi
nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Gia tăng tỉ lệ lao động phi nông nghiệp là chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ đô thị
hóa. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp được tính bằng công thức:

N A
N A
L
L
L
R



=


* 100%
Trong đó:
N A
L
R

là tỉ trọng lao động hoạt động trong khu vực phi nông nghiệp.

N A
L


là tổng số lao động hoạt động khu vực phi nông nghiệp.

L

là tổng số lao động của toàn bộ nền kinh tế trong tỉnh.
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng do sản xuất công nghiệp - dịch vụ phát triển
mạnh, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỉ trọng
ngành công nghiệp - dịch vụ. Như vậy, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng thể
hiện quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng
lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ và được tính như sau:

un emp
un emp

LF
P
R
P


=
* 100%
Trong đó:
un emp
R

: Tỉ lệ thất nghiệp

un emp
P

: Số lượng người đang thất nghiệp

LF
P
: Tổng lực lượng lao động.
Nhóm 3: Tiêu chí về kinh tế đô thị. Nhóm tiêu chí này bao gồm: tốc độ tăng trưởng
GDP, tỉ trọng phi nông nghiệp trong GDP, tổng thu ngân sách trên địa bàn, tỉ lệ hộ nghèo.
Tốc độ tăng trưởng GDP cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá kinh tế đô thị. Đây
là tiêu chí tương đối phản ánh nhịp điệu tăng, giảm của kinh tế qua thời gian và biểu hiện
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
bằng số lần hoặc số phần trăm. Trong tiểu luận này, cần lưu ý rằng, tốc độ tăng trưởng kinh
tế là tốc độ tăng trưởng liên hoàn và được tính theo công thức:
* 100%

Trong đó: i
i
là tốc độ tăng GDP liên hoàn.
δ
i
là lượng tăng GDP tuyệt đối liên hoàn.
y
i
là mức độ chỉ tiêu GDP của kỳ nghiên cứu.
y
i-1
là mức độ chỉ tiêu GDP của kỳ trước kỳ nghiên cứu.
Tỉ trọng GDP phi nông nghiệp cũng được xem là một trong những tiêu chí quan
trọng để xác định mức độ đô thị hóa. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:

N A
N A
R


=


GDP
GDP
GDP
* 100%
Trong đó:
N A
R


GDP
: Tỉ trọng GDP phi nông nghiệp

N A


GDP
: Tổng GDP phi nông nghiệp


GDP
: Tổng GDP của địa phương
Tỉ lệ hộ nghèo số phần trăm về số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu
người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu, được tính
bằng công thức:

p
p
F
R
P
=
* 100%
Trong đó:
p
R
: Tỉ lệ hộ nghèo (%)
11
1

−−

=

=
i
i
i
ii
i
yy
yy
i
δ
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013

p
F
: Số hộ nghèo trong địa phương cần tính toán

P
: Tổng dân số trong địa phương cần tính toán.
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN
1999 – 2013
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng cực Nam Trung bộ, bao gồm 8 huyện, 1 thị xã và 1
thành phố. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bình Thuận là 781.282 ha. Dân số của tỉnh
Bình Thuận hiện có khoảng 1,2 triệu người (năm 2013), mật độ dân số toàn tỉnh là 154
người/km
2

với 31 dân tộc anh em.
Trước thập niên 90 của thế kỷ XX, Bình Thuận là một trong những tỉnh còn nhiều
khó khăn, nền kinh tế tăng trưởng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, tỉ lệ
thị dân còn thấp, mật độ đô thị thưa thớt, mang nặng chức năng hành chính, trình độ đô thị
hóa còn rất thấp, thu nhập và đời sống nhân dân, đặc biệt là thị dân còn thấp. Kể từ sau khi
tái lập tỉnh đến nay (ngày 01/04/1992), Bình Thuận đã vượt khó, vươn lên, nền kinh tế tăng
trưởng khá, đặc biệt là kinh tế đô thị, quy mô và tỉ lệ thị dân đã tăng khá, trình độ đô thị hóa
đang trên đà tăng, thu nhập và đời sống nhân dân, đặc biệt là thị dân đã được cải thiện.
Những bước phát triển gần đây với các nhân tố mới đã và đang từng bước đưa Bình Thuận
trở thành một cực phát triển mới của Nam Trung Bộ.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999
– 2013
2.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Bình Thuận là tỉnh cực Nam của Duyên hải miền Trung, có vị trí cầu nối với vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, có độ địa lý từ 10
0
33’42’’đến 11
0
33’18’’vĩ độ Bắc và từ
107
0
23’41’’ đến 108
0
52’42’’kinh độ Đông.
Tính đến 2013, Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố cấp II
(T.P Phan Thiết), 1 thị xã (Thị xã La Gi) và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận
Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và huyện đảo Phú Quý).
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 7.830 km

2
. Phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh giáp
Ninh Thuận, phía Bắc và Tây Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây giáp Đồng Nai, phía Tây Nam
giáp Bà Rịa - Vũng Tàu và phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với 192 km đường bờ
biển. Bình Thuận nằm cách TP Hồ Chí Minh 200 km, cách TP Nha Trang khoảng 250 km
và TP. Buôn Ma Thuột khoảng 270km [4, 20].
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Hình 2.2. Sơ đồ thể hiện vị trí địa lí Bình Thuận trong mối quan hệ vùng.
Với vị trí địa lí như vậy, Bình Thuận chính là nơi tụ hội của các luồng di dân từ Đồng
bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ về phương Nam lập nghiệp và
luồng di dân từ Tây Nguyên xuống đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Chính điều đó đã góp phần
tạo nên quá trình đô thị hóa trong tỉnh Bình Thuận. Không phải ngẫu nhiên mà vùng đất
Phan Thiết - tỉnh lỵ của Bình Thuận - trong lịch sử đã từng là nơi dừng chân tụ hội của các
chí sĩ, nhà Nho yêu nước (Nguyễn Thông, Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học tại Dục
Thanh, Nguyễn Trọng Lội, Phan Châu Trinh). Yếu tố vị trí địa lí chính là tiền đề, tạo nền
cho quá trình đô thị hóa diễn ra tại Bình Thuận. Tuy nhiên, do khoảng cách địa lí không xa
TP. Hồ Chí Minh – đô thị mang tầm vóc quốc gia – đã làm giảm bớt sức hút về kinh tế, dân
cư của Bình Thuận.
Về địa hình, tỉnh Bình Thuận trải dài dọc biển Đông theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
khoảng 160km, chiều rộng 95km, nơi hẹp nhất 32km. Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp,
đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang. Phía Bắc giáp sườn núi cuối cùng của dãy
Trường Sơn, phía Nam có dải đồi cát (động cát) chạy dài.
Hình 2.3. Sơ đồ thể hiện địa hình Bình Thuận.
Toàn tỉnh chia ra làm 4 dạng địa hình với những giá trị kinh tế và những khó khăn
riêng biệt trong quá trình phát triển kinh tế:
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
- Dạng địa hình đầu tiên là địa hình đồi cát và cồn cát ven biển (cao trình từ 50 m đến
dưới 200m) chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, có dạng gò đồi lượn sóng, độ dốc chủ yếu
dưới 3
0

phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân.
- Dạng địa hình thứ 2 là đồng bằng phù sa (cao khoảng 5 – 10m) chiếm 9,43% diện
tích tự nhiên, nhỏ hẹp, trong đó có 3 vùng lớn: Vùng Phan Rí – Phan Thiết (khoảng 24.000
ha), vùng Hàm Thuận Bắc (khoảng 26.000 ha) và vùng thung lũng sông La Ngà (khoảng
25.000 ha). Với đặc điểm bằng phẳng, đất đai màu mỡ nên rất thuận lợi đối với phát triển
sản xuất nông nghiệp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Dạng địa hình thứ 3 là vùng đồi gò và núi thấp (cao độ từ 60 – 500m) chiếm 40,7%
diện tích, kéo dài theo hướng Đông Bắc Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh. Trừ một số
vùng núi thấp có độ dốc trên 15
0
ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp, diện tích còn lại là
vùng đồi gò tương đối thuận lợi cho sản xuất phát triển nông – lâm nghiệp, xây dựng hạ
tầng cơ sở, khu công nghiệp.
- Dạng địa hình cuối cùng là vùng núi trung bình (trên 500m) chiếm 31,65% diện tích,
độ dốc lớn (chủ yếu trên 20
0
), chia cắt mạnh, cấu trúc địa hình phức tạp, chủ yếu tập trung ở
phía Bắc và Tây Bắc. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh. Dạng địa hình
này không thuận lợi với sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng.
Với sự phân hóa địa hình như vậy, dân cư tập trung chủ yếu ở dải địa hình đồng bằng
phù sa ven biển, đặc biệt là khu vực TP. Phan Thiết, khu vực phía nam huyện Hàm Thuận
Bắc và phía đông nam huyện Hàm Thuận Nam. Những khu vực khác, đặc biệt là dạng địa
hình gò đồi, núi thấp và núi trung bình, dân cư tập trung thưa thớt. Như vậy, chính sự phân
hóa địa hình đã góp phần quy định tính định hướng của các luồng di dân trong tỉnh Bình
Thuận, góp phần tạo động lực cho quá trình đô thị hóa diễn ra trong tỉnh Bình Thuận.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Hình 2.4. Sơ đồ mật độ dân số tỉnh Bình Thuận năm 2009.
Về khí hậu, Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nhiều
nắng, nhiều gió, không có mùa đông lạnh. Do ảnh hưởng của dãy Kon Tum và hướng địa

hình song song với hướng gió nên khí hậu của tỉnh Bình Thuận trở nên khô nóng nhất nhì cả
nước. Nhiệt độ trung bình năm cao, từ 26
0
- 27
0
C. Tổng nhiệt trung bình năm lớn (trên
9000
0
C/năm). Tổng lượng bức xạ đạt 140 – 150 Kcal/cm
2
. Khí hậu Bình Thuận có 2 mùa rõ
rệt: Gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 - tháng 4) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 - tháng 10).
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500mm. Mùa mưa tập trung vào thời gian gió mùa
Tây Nam với lượng mưa trung bình từ 800 - 1.600 mm/năm. Mùa mưa từ 3 - 6 tháng, chiếm
90% tổng lượng mưa năm. Mùa khô từ 6 - 9 tháng, lượng mưa bằng 10% tổng lượng mưa
năm.
Như vậy, qua đặc điểm chung về khí hậu của tỉnh Bình Thuận, có thể thấy khí hậu
trong tỉnh không được thuận lợi để dân cư sinh sống so với các tỉnh, thành phố phía Nam.
Chính yếu tố này cũng làm hạn chế sự tập trung dân cư trong tỉnh, dẫn đến sự chênh lệch
về trình độ và mức độ đô thị hóa của Bình Thuận so với các tỉnh, thành phố phía Nam – nơi
có điều kiện khí hậu tạo thuận lợi cho sự sinh sống của cư dân.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định đến diễn biến, mức độ và
trình độ đô thị hóa tại Bình Thuận.
Bảng 2 Tốc độ tăng GDP của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2011.
Năm
Tốc độ tăng
GDP của nền
kinh tế (%).

Tốc độ tăng trưởng GDP của từng khu vực.
Nông - Lâm -
Thủy sản (%).
Công nghiệp -
Xây dựng (%).
Dịch vụ (%).
2000 10,7 8,9 15,9 8,5
2003 12,2 8,4 14,7 15,9
2005 13,4 7,5 17,1 16,2
2009 10,1 5,4 11,3 12,7
2011 9,7 6,1 9,6 12,4
2013 8,6 5,0 6,7 11,6
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lí số liệu)
Nền kinh tế tỉnh Bình Thuận có dấu hiệu khởi sắc kể từ năm 2000 đến nay và liên tục
giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai đoạn 2000 – 2011, tổng sản phẩm trên địa
bàn tỉnh theo giá so sánh năm 1994 tăng từ 2.171,3 tỉ đồng (năm 2000) lên đến 4.234,9 tỉ
đồng (năm 2005) và đạt 8.447,3 tỉ đồng vào năm 2011 (cả nước đạt 584073 tỉ đồng, chiếm
1,4%), tốc độ tăng trưởng bình quân toàn giai đoạn đạt 13,1%, cao hơn 1,84 lần so với cả
nước (đạt 7,1%).
Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh tính theo giá thực tế, tăng từ 3.101,3 tỉ đồng
(năm 2000) lên đến 8106,7 (năm 2005) và đạt 31.426,4 tỉ đồng vào năm 2011. GDP bình
quân đầu người (giá thực tế) tăng từ 2,9 triệu đồng/người (năm 2000) lên 26,6 triệu
đồng/người (năm 2011). Nền kinh tế của tỉnh đã có những bước phát triển mới góp phần
nâng cao mức sống của người dân và tác động mạnh vào quá trình đô thị hóa tại đây. Chính
yếu tố kinh tế đã tạo nên những luồng di dân từ những nơi khác có nền kinh tế kém phát
triển hơn đổ về Bình Thuận, đạc biệt là khu vực đô thị, góp phần tạo nên quá trình đô thị
hóa trong tỉnh.
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Quá trình Công nghiệp hóa cũng là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa
diễn ra trong tỉnh Bình Thuân giai đoạn 1999 – 2013. Năm 2010, có 6.870 số cơ sở sản xuất

công nghiệp, trên địa bàn tỉnh tăng 40,8%gấp 1,4 lần so với năm 2000, tốc độ tăng b0
(4.877 cơ sở). Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 số cơ sở bình quân đạt 1,73
%/năm. Nhóm ngành chế biến chiếm số lượng cao nhất với 6.575 cơ sở (gần 95,7% tổng
số), những năm gần đây tăng mạnh (bình quân 10 %/năm) nhưng tốc độ tăng trưởng bình
quân về giá trị sản xuất giai đoạn 2001-2010 cũng của nhóm ngành này chỉ là gần 1 %/năm.
Chính quá trình công nghiệp hóa ở Bình Thuận đã diễn ra khá mạnh mẽ nên dòng
người di dân nông thôn – thành thị để tìm kiếm việc làm tại các đô thị trong tỉnh, đặc biệt là
TP. Phan Thiết đã gia tăng, góp phần đẩy mạnh quá trình đô thị hóa trong tỉnh. Nếu chỉ tính
riêng trong các cơ sở công nghiệp, giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng số lượng lao động
ngành công nghiệp bình quân 2,96%/năm, chủ yếu là do tăng số cơ sở sản xuất. Mỗi năm
ngành công nghiệp tạo việc làm mới ổn định cho 1.325 người.
2.3. Thực trạng đô thị hóa ở Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013
2.3.1. Khái lược lịch sử đô thị hóa ở Bình Thuận
Đô thị hóa là một quá trình lâu dài, chuyển biến dần dần, từ thấp đến cao, từ chiều
rộng sang chiều sâu, trong đó tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, diễn biến quanh co. Đối với
tỉnh Bình Thuận, quá trình đô thị hóa ở đây đã diễn ra từ lâu đời, từ năm 1898 và trong giai
đoạn đầu mang nặng tính hành chính.
Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã Phan Thiết, tỉnh lỵ của
Bình Thuận, nhưng chưa xác định rõ ranh giới. Đến ngày 4 tháng 11 năm 1910, toàn quyền
Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết, chính thức chia Phan Thiết thành
16 làng xã. Sau 1975, thị xã Phan Thiết được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải, gồm 9
phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hưng Long, Lạc Long, Phú Thủy,
Phú Trinh, Thanh Hải.
Sau khi chia tách tỉnh Thuận Hải vào ngày 01/04/1992, thị xã Phan Thiết là tỉnh lỵ
tỉnh Bình Thuận, đánh dấu một bước phát triển mới của quá trình đô thị hóa tỉnh Bình
Thuận. Quá trình đô thị hóa của của Bình Thuận có những chuyển biến mạnh mẽ trong
những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Thủ tướng Phan
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
Văn Khải – người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã kí nghị định số 81/1999/NĐ-CP về việc
nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận.

Bảng 2.2. Hiện trạng hệ thống đô thị của tỉnh Bình Thuận năm 2009
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
TT Tên đô thị Diện
tích (km2)
Dân số
(người)
Tỷ lệ đô thị
hóa (%)
Phân loại
đô thị
1 TP. Phan Thiết 206 188.225 88,7 II
2 Thị xã La Gi 183 68.188 65,62 IV
3 Thị trấn Liên Hương 10,12 28.911 47,06 V
4 Thị trấn Phan Rí Cửa 2,745 36.900 V
5 Thị trấn Chợ Lầu 32,55 12.328 21,93 V
6 Thị trấn Lương Sơn 29,92 13.037 V
7 Thị trấn Ma Lâm 16,97 14.529 17,76 V
8 Thị trấn Phú Long 22,51 14.983 V
9 Thị trấn Thuận Nam 28,70 12.188 12,49 V
10 Thị trấn Lạc Tánh 38,16 15.698 15,55 V
11 Thị trấn Võ Xu 27,65 16.005 27,40 V
12 Thị trấn Đức Tài 31,66 18.000 V
13 Thị trấn Tân Minh 8,64 5.195 24,18 V
14 Thị trấn Tân Nghĩa 55,20 11.453 V
Tổng cộng 693,825 455.640 39,37
(Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lí số liệu)
Trong những năm sau đó, quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận diễn ra với tốc độ khá
nhanh. Năm 2005, Thủ tướng ra nghị định số 114/2005/NĐ-CP, thành lập thị xã La Gi, tỉnh
Bình Thuận, với vai trò là cực tăng trưởng phía Nam, là đô thị vệ tinh về phía nam của đô
thị hạt nhân trung tâm Phan Thiết. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số

890/QĐ-TTg vào ngày 24/06/2009, công nhận thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là đô
thị loại II, tạo bước đà quan trọng trong quá trình đô thị hóa của tỉnh.
Bên cạnh phát triển đô thị hạt nhân trung tâm của tỉnh, quá trình đô thị hóa ở Bình
Thuận còn diễn ra ở các huyện, với việc thành lập và phát triển các thị trấn làm trung tâm
huyện lỵ của từng huyện, đó là các thị trấn Thuận Nam của Hàm Thuận Bắc, thị trấn Ma
Lâm của Hàm Thuận Bắc, thị trấn Tân Minh của Hàm Tân, thị trấn Chợ Lầu của Bắc Bình,
v.v…Hiện nay, toàn tỉnh có 14 đô thị bao gồm 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại IV, 12 đô thị loại
Thực trạng đô thị hóa tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1999 - 2013
V. Các đô thị phân bố không đồng đều giữa các huyện. Mật độ phân bố đô thị toàn tỉnh là
1,8 đô thị/1000km
2
.
Như vậy, qua lịch sử phát triển đô thị ở Bình Thuận, có thể thấy quá trình đô thị hóa
ở đây đã diễn ra từ khá sớm, nhưng từ khi hình thành đến cuối thế kỉ XX vẫn mang nặng
tính hành chính. Quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận thật sự diễn ra theo đúng nghĩa của nó
và phát triển nhanh chóng hơn cả chính là từ năm 1999 – năm Phan Thiết được nâng từ thị
xã lên thành phố (đô thị loại III) cho đến nay.
2.3.2. Quá trình đô thị hóa ở Bình Thuận giai đoạn 1999 – 2013 được biểu hiện qua các tiêu chí về
dân số đô thị
Như đã đề cập, quá trình đô thị hóa ở đây đã diễn ra từ khá sớm, nhưng từ khi hình
thành đến cuối thế kỉ XX vẫn mang nặng tính hành chính. Quá trình đô thị hóa ở Bình
Thuận thật sự diễn ra theo đúng nghĩa của nó và phát triển nhanh chóng hơn cả chính là từ
năm 1999 – năm Phan Thiết được nâng từ thị xã lên thành phố (đô thị loại III) cho đến nay.
Điều đó sẽ được chứng minh qua những số liệu về sự phát triển của quy mô dân số đô thị, tỉ
lệ thị dân, tốc độ đô thị hóa và nhịp độ đô thị hóa của Bình Thuận trong giai đoạn 1999 –
2013.

×