Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.12 KB, 5 trang )

Đề tài: ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hà Nội.
I. LỜI DẪN
Trong những năm gần đây Hà Nội đã và đang đô thị hoá, công nghiệp
hoá với tốc độ nhanh, điều đó cũng đồng nghĩa với môi trường Hà Nội bị ô
nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Trong khi đó nguồn lực đầu tư cho bảo vệ
môi trường và trình độ áp dụng khoa học công nghệ cải thiện và phòng ngừa
ô nhiễm môi trường còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý môi trường đô thị và
công nghệ còn bất cập, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp...
đây là vấn đề đặt ra đòi hỏi thành phố Hà Nội cần xác định cho đúng những
thách thức về môi trường hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.
Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, giải pháp phù hợp nhất để khắc phục tình
trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường nước để đảm bảo phát triển bền vững,
thành phố xanh - sạch - đẹp xứng đáng là Thủ đô trung tâm kinh tế - văn hoá
- chính trị - xã hội của cả nước. Với lý do nêu trên chúng tôi đưa ra vấn đề
nghiên cứu "Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở thành phố Hà Nội hiện nay".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân cơ bản và đưa ra một số giải pháp
nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay tại Thành phố Hà
Nội.
III. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI HÀ NỘI
- Theo báo cáo của Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà Nội cho
biết.
+ Theo báo cáo năm 2005 thì mỗi ngày cư dân và các nhà máy công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Hà Nội thải ra 300.000tấn nước thải, mỗi
năm thải ra các sông, hồ khoảng 3.600 tấn hữu cơ, 317 tấn dầu mỡ, hàng
chục tấn kim loại nặng, các chất dung môi và các chất kim loại khác.
+ Dự báo đến năm 2010 tại Hà Nội mỗi ngày cư dân vì thế các nhà
máy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sẽ thải ra môi trường nước khoảng
510.000 m
3
chất thải/ngày.


- Nước thải của Hà Nội chủ yếu được thải vào một số sông - hồ chính
như: Hồ Tây, Hồ Bảy mẫu, Hồ Thủ Lệ, Sông Tô lịch, Sông Kim Ngưu... bốc
mùi hôi thối và rất khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người, đặc biệt
là những cá nhân sống xung quanh hồ và dọc theo các con sông, số còn lại
ngấm xuống các mạch nước ngầm làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
sinh hoạt tại một số nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Một thực tế cho thấy ở các cống rãnh, sông hồ ở Hà Nội là ô nhiễm
trầm trọng, màu nước đen kịt, hôi thối các loại sinh vật như cá, tôm... không
thể nào sống được, bên cạnh đó mùi hôi thối bốc lên theo luồng ghé hay vào
các khu vực cư dân sinh sống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và
sinh hoạt của con người và cảnh quan môi trường đô thị. ở một số khu chợ
lớn và các chợ. Các hoạt động tại một số khu dân sinh sống thì tình trạng
nước thải của các hàng giết mổ, các đồ thực phẩm thải ra một cách bừa bãi
gây ra mùi hôi thối, đây chính là môi trường cho các vi trùng, vi khuẩn, vi
sinh vật phát sinh tạo mầm mống dịch bệnh.
- Một số điểm tập kích rác tại các khu dân cư để lâu ngày mà không
được xư lý hoặc vận chuyển đi nơi khác kịp thời khi mưa rác đùn ra đường
và thoát vào một số cống rãnh làm và tắc, ngập úng nước thải và không thoát
được tạo thành những vũng nước có màu đen gây nên tình trạng nước ngấm
dần xuống mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con
người. Một số nơi nguồn nước bị ô nhiễm không thể sử dụng để nấu ăn, tắm
giặt được và phải đi mua nước ở nơi khác về dùng như khu Trung Hoà -
Nhân Chính, phường Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà Trưng.
Nước thải ô nhiễm làm cho một số điểm trồng rau quả sạch tại ven
Hà Nội không thể nào trồng được hoặc rau quả trồng xuống như không đảm
bảo được chất lượng vì nguồn nước tưới bị nhiễm một số làm ảnh hưởng rất
lớn đến việc cung cấp rau sạch cho Hà Nội mỗi ngày, và cũng ảnh hưởng rất
lớn tới sức khoẻ của con người khi dùng những loại rau quả đó.
IV. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nếu để ô nhiễm nguồn nước tại thành phố Hà Nội ngày càng nghiêm
trọng, do sự tác động của nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
1. Nguyên nhân chủ quan.
- Do dân số ngày càng gia tăng, lượng chất thải nước sinh hoạt ngày
càng lớn.
- Các ngành công nghiệp hoá chất phát triển, phần lớn lượng chất thải
công nghiệp thủ công nghiệp không qua xử lý. Nay một số khu công nghiệp
như Minh Khai, Vĩnh Tuy; Văn Điển - Pháp Vân, Thượng Đình, Cầu Diễn -
Nghĩa đô...
- Hệ thống cấp thoát nước chưa được hoàn chỉnh và xuống cấp
nghiêm trọng không đáp ứng được nhu cầu thoát nước của thành phố Hà
Nội.
2. Nguyên nhân chủ quan.
- ý thức của người dân về bảo vệ môi trường nước còn kém, còn vứt
rác không đúng nơi quy định, sử dụng các chất tẩy rửa chưa khoa học.
- Vấn đề quy hoạch đô thị chưa chú ý tới các vấn đề về nguồn nước và
xem xét xử lý nguồn nước ngay tại chỗ.
- ý thức của các chủ doanh nghiệp sản xuất còn chưa cao, chỉ tính cái
lợi trước mắt mà không nghĩ tới hậu quả sau này (họ biết nhưng vẫn làm như
vậy).
Dù là nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan đều xuất
phát từ ý thức con người trong xã hội đô thị. Con người không kiểm soát
mình, không ý thức được mình sẽ kéo theo một loạt các vấn đề và một trong
những vấn đề đó là nạn ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
V. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC.
1. Đối với nhà nước.
- Cần có những biện pháp kịp thời xử lý chất thải từ các nhà máy, chất
thải sinh hoạt, hỗ trợ và cung cấp đủ nước sạch cho người dân.
- Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ môi trường.

- Tổ chức phong trào tình nguyện như "Vì đường phố xanh - sạch -
đẹp", "Mùa hè xanh", hưởng ứng "chiến dịch làm cho thế giới sạch trơn"
năm 2006 ... kết hợp với việc tuyên truyền, nêu cao vai trò chức năng của
môi trường tự nhiên đối với đời sống con người cho cộng đồng, lôi kéo họ
vào công tác bảo vệ môi trường.
- Tạo dựng mối quan hệ hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan bảo vệ
môi trường - các doanh nghiệp - cộng đồng dân cư và giảm nhẹ gánh nặng
cho các cơ quan quản lý bảo vệ môi trường.
- Đưa nội dung bảo vệ môi trường nhân văn, bảo vẹ nguồn nước vào
hệ thống giáo dục quốc dân, ngoài giờ học chính khoá nên tổ chức cuộc thi
vẽ, thơ, ca dao với nội dung bảo vệ môi trường.
2. Đối với mỗi cá nhân
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường và tự ý thức bảo vệ
môi trường nơi mình đang sống và nơi công cộng.
- Tích cực tham gia các phong trào trồng cây xanh, tuyên truyền động
viên những người xung quanh về ý thức bảo vệ môi trường trong đó có môi
trường nước.
Cá nhân vận động cá nhân tham gia vào cộng đồng để làm tăng sức
mạnh và đảm bảo thu được kết quả tốt hơn nữa trong việc bảo vệ môi
trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng môi trường và phát triển bền vững
2. "Báo cáo nghiên cứu tổng quan" của Bộ Tài nguyên Môi trường,
Cục bảo vệ môi trường về vấn đề "Nâng cao vai trò và sự tham gia
của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công
tác phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng" của Dương Thị
Tỏ và Tô Kim Oanh, Cục Bảo vệ môi trường.
3. Phạm Ngọc Đăng - Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp"
- NXB xây dựng - Hà Nội - 2000
4. Xã hội học Đô thị của Trịnh Duy Luân - NXB Khoa học xã hội.


×