Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên hiện nay (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC




NGUYỄN THỊ THANH LOAN




NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN
ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC
HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN)


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. MAI THỊ KIM THANH






Hà Nội, 2009

1

 1
 16
 16
 16
1.1.1. Khái niệm “sinh viên” 16
1.1.2. Khái niệm “Nhận thức” 16
1.1.3. Khái niệm “ Thái độ” 17
1.1.4. Khái niệm “Hành vi” 18
1.1.5. Khái niệm “Tình dục” 19
1.1.6. Khái niệm “quan hệ tình dục trước hôn nhân” 20
1.1.7. Trinh tiết ở nữ giới và vấn đề chưa quan hệ tình dục ở nam giới 20
1.2. CÁC  20
1.2.1. Lý thuyết giới 20
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội 21
1.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 23
1.2.4. Lý thuyết trao đổi 25
 28
1.3.1. Tổng quan nhận thức về tình dục trong lịch sử 28
1.3.2. Quan điểm tình dục tại Việt Nam 30


 35
   
 35
2.1.1. Nhận thức và thái độ của sinh viên về vấn đề tình dục trước hôn
nhân 35
2.1.2. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong sinh viên 54
2.1.3. Hành vi của sinh viên đối với vấn đề QHTDTHN trong sinh
viên 64


2

            
NHÂN TRONG SINH VIÊN 72
2.2.1. Ảnh hưởng của phong tục tập quán 72
2.2.2. Các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 74
2.2.3. Nhóm bạn 75
2.2.4. Gia đình 78
2.2.5. Nhà trường 79
2.2.6. Các hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng 81
 83
Kết luận 83
Khuyến nghị 84




























3



QHTD
Quan hệ tình dục
QHTDTHN
Quan hệ tìnhdục trước hôn nhân
SV

Sinh viên
BPTT
Biện pháp tránh thai
TDAT
Tình dục an toàn



4



Bảng 2.1: Tiêu chí lựa chọn bạn đời 44
Bảng 2.2. Thái độ của sinh viên về vấn đề QHTDTHN 45
Bảng 2.3. Thái độ của nam và nữ sinh viên trong vấn đề QHTDTHN với
người yêu 46
Bảng 2.4. Lý do QHTD lần đầu tiên với người yêu 57
Bảng 2.5 :Cảm giác sau lần QHTD đầu tiên với người yêu 60


























5

1. 
Niên giám thống kê của Bộ Y tế năm 2004 cho thấy: hàng năm hệ thống y
tế cả nước tiếp nhận từ 1,3 đến 1,5 triệu ca nạo phá thai. Tuy nhiên, nếu thống kê
được đầy đủ số liệu từ các cơ sở y tế tư nhân thì con số nạo phá thai ở nước ta
không dừng lại ở con số 1,5 triệu ca/năm. Nhưng cũng không cần đến con số đầy
đủ như vậy, Việt Nam cũng "đủ tiêu chuẩn" xếp thứ 3 về tỉ lệ nạo phá thai và
đứng đầu thế giới về tỉ lệ nạo phá thai vị thành niên.
Trong tài liệu "Triển khai thực hiện "chỉ thị 54-CT/TW của ban bí thư
Trung ương Đảng khoá IX về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống
HIV/AIDS trong tình hình mới" của Ban khoa giáo Trung ương tháng 2 năm
2006", tình dục được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
HIV/AIDS. Và thanh niên là lực lượng có nguy cơ mắc HIV/AIDS cao. Tỉ lệ
nhiễm HIV ở độ tuổi 20 - 29 tăng từ 15% năm 1993 đến 6% năm 2002. Bác
sỹ Nguyễn Huy Nga, giám đốc Uỷ ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS
trong cuộc nói chuyện tại thủ đô Wasington về tình hình HIV/AIDS và bệnh

cúm gia cầm tại Việt Nam ngày 19/7/2006 đã cho biết, tính đến năm 2006 con
số nhiễm HIV tại Việt Nam đã lên tới 280.000 người với chừng 60.000 người
đã phát triển thành AIDS và 54.000 người đã tử vong
Những hậu quả này đã khiến cho thực trạng QHTDHN trở thành một
vấn nạn trong xã hội nước ta hiện nay. Để cổ xuý đúng đắn những hành vi
hợp lý và loại bỏ những hành vi bất hợp lý, hơn bao giờ hết thực tiễn cuộc
sống đặt ra yêu cầu phải có những tìm hiểu thấu đáo về quan hệ tình dục trước
hôn nhân của lớp thanh niên, từ quan điểm, nhận thức tới thái độ, hành vi.
Sinh viên là một bộ phận có hàm lượng tri thức cao, song sự tiếp nhận thông
tin và quan điểm cũng như hành vi của họ có thực sự “tiến bộ” hơn trong lớp
thanh niên nói chung?. Mỗi ngày vẫn có hàng loạt các ca nạo phá thai ngoài ý
muốn trong sinh viên? Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới những tình trạng này?.

6
Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên với các vấn đề xung quanh việc
QHTDTHN như thế nào?
Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra từ thực tiễn cuộc sống yêu thôi thúc
tác giả muốn có một cái nhìn đầy đủ từ nhận thức tới thái độ, hành vi của sinh
viên về vấn đề QHTDTHN trong sinh viên - Một vấn đề mà trong lịch sử nó
đã từng là một giá trị không được phép bước qua.

Kể từ sau Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Cairo tháng 9
năm 1994, ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tình dục và các vấn
đề liên quan. Có thể chia các nghiên cứu khoa học về tình dục và các vấn đề
liên quan ở Việt Nam thành 3 khuynh hướng chính:
Khuynh hướng thứ nhất nghiên cứu tình dục như một bộ phận của
sức khoẻ sinh sản (SKSS). Khuynh hướng nghiên cứu này bao gồm nhóm
các nghiên cứu về tình dục và sức khoẻ sinh sản của học sinh, sinh viên. Đặc
điểm của nhóm đề tài này là nghiên cứu tình dục như là một bộ phận của
SKSS. Do đó, thành công của các nghiên cứu này không thể chỉ ra được mối

quan hệ giữa SKSS, SKTD với sức khoẻ nói chung của con người. Đây là
thiếu sót cần khắc phục trong kỷ nguyên HIV/AIDS" hiện nay (chữ dùng của
Anna Runeborg trong "Tình dục - sức mạnh siêu phàm") [01 ; 30]
Năm 1999 "Điều tra Vị thành niên và biến đổi xã hội ở Việt Nam" do
viện xã hội học tiến hành tại 6 tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
thu được kết quả 10% nam vị thành niên và 5% nữ trong độ tuổi 15 - 22 đã có
QHTD trước hôn nhân.
Trong năm 2003, Bộ y tế cùng với tổ chức phi chính phủ, trong đó có
Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ bảo trợ trẻ em (UNICEF) đã tiến hành
cuộc điều tra quốc gia về SKSS thanh thiếu niên. Đây là cuộc điều tra có quy
mô lớn và kết quả thu được có đóng góp rất lớn đối với công tác nghiên cứu
về SKSS VTN. Điều tra VTN tại 6 tỉnh trong cuộc điều tra này cho thấy ở các

7
tỉnh, thành, tỷ lệ nam thanh niên QHTD trước hôn nhân là từ 0% đến 19%, nữ
thanh niên QHTD trước hôn nhân là từ 2% đến 9%.
Khuynh hướng thứ hai nghiên cứu tình dục với tư cách là một vấn
nạn xã hội, là nguyên nhân mang lại những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Khuynh hướng này bao gồm 2 nhóm nghiên cứu chính:
- Nhóm 1: Nhóm các đề tài nghiên cứu về HIV/AIDS và các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục.
Năm 1999, nghiên cứu "Nhận thức và thái độ của sinh viên các trường
Đại học về tình dục và ma tuý liên quan đến HIV/AIDS" do PTS. Phạm Đình
Huỳnh -Học viện Chính trị Quốc gia HCM chủ nhiệm là điển hình cho nhóm
đề tài này. Tuy nhiên đề tài này mới chỉ dừng lại ở phân tích các yếu tố tác
động đến nhận thức và thái độ của sinh viên về HIV/AIDS, chứ chưa chỉ ra
các hành vi tình dục có nguy cơ cao để phòng tránh. Mặt khác, đề tài chưa
đưa ra một khẳng định cần thiết; tình dục là nguyên nhân chính dẫn đến
HIV/AIDS.
- Nhóm 2: Nhóm các đề tài nghiên cứu về tình dục và nạo phá thai

Nhóm đề tài này đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng các biện
pháp tình dục an toàn. TDAT không chỉ để ngăn chặn STDs/AIDS khi có
quan hệ với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao, mà còn để kiểm soát sự
mang thai và tránh có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Nhóm đề tài
này cũng không nhắc đến TDAT như là một giải pháp cơ bản, mà trái lại,
thuật ngữ này cũng ít được các đề tài này nhắc đến.
Năm 1996, phòng XHH về môi trường và sức khoẻ cộng đồng, Viện xã
hội học đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Tình dục và nạo phá thai trước hôn
nhân của nữ thanh niên tại Hà Nội". Trong đề tài này, các nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân của nữ
thanh niên ở Hà Nội. Kết quả phỏng vấn sâu của đề tài này cho thấy nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến nạo phá thai trước hôn nhân ở nữ thanh niên ở Hà Nội
chủ yếu là do các bạn nữ có quan niệm là đằng nào cũng lấy nhau nên không

8
cần phải giữ gìn. Mặt khác, khi thực hiện hành vi QHTD, các bạn nữ không
chú ý và sử dụng các biện pháp phòng tránh thai. Điều này cũng được nhóm
nghiên cứu lý giải từ nguyên nhân về kênh thông tin. Vào những năm đầu
thập kỷ trước, tình dục hiếm khi được bàn luận một cách công khai. Điều đó
dẫn đến khó khăn trong việc tuyên truyền và TDAT và SKSS để giúp thanh
niên tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao.
Các đề tài về vấn đề tình dục ở nước ta nhìn chung đều tập trung trả
lời câu hỏi: Tình dục mang lại hậu quả gì? Bởi vậy vấn đề mà các đề tài này
cố gắng giải quyết là khắc phục nhanh hậu quả xã hội tiêu cực do tình dục
mang lại.
Khuynh hướng nghiên cứu thứ ba dựa trên quan điểm coi tình dục là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống, bản thân hành vi tình dục
không phải là tác nhân dẫn đến tiêu cực xã hội, mà cái cách người ta nhìn
nhận về tình dục mới dẫn đến những việc tiêu cực đó. Khuynh hướng này
thực sự là sự bổ sung cho những hạn chế tồn tại trong công tác nghiên cứu

tình dục ở Việt Nam.
Năm 1999, khi tìm hiểu về vấn đề tình dục trong đô thị tại xã hội Việt
Nam đương đại, tác giả T.Gammeltoft đã rút ra một kết luận khá thú vị, đó là
việc thanh niên đô thị QHTDTHN không phải là "một phút yếu lòng", một sự
sa ngã hay sự quy thuận để đánh đổi lấy một cái gì đó. Ngược lại, đó là sự lựa
chọn hợp lý trong logic hành động của họ, là quyết định chủ quan của bản
thân họ chứ không phải vì bất cứ một nguyên nhân khách quan nào xô đẩy.
“Quyết định QHTDTHN ở thanh niên không chỉ nhằm mục đích thoả mãn
tình cảm nhục dục, mà còn có thể hướng tới một nền tảng vững chắc cho cuộc
hôn nhân tương lai”.
Tác giả Khuất Thu Hồng khi đánh giá về tổng quan nghiên cứu tình dục
tại Việt Nam thì cho rằng: "Các nghiên cứu gần đây đã tăng sự chú ý đến tình
dục của thanh niên, tập trung vào sự thay đổi trong kiến thức, thái độ và thực
hành tình dục của họ. Những nghiên cứu này được định hướng bởi sự gia tăng

9
nhanh chóng việc mang thai trước hôn nhân và phá thai trong thanh niên,
cũng như sự gia tăng số lượng thanh niên bị nhiễm HIV/AIDS". [11 ;35] Theo
tác giả, để giải thích về nguyên nhân, người ta kết nối sự phát triển kinh tế, sự
thay đổi về nhân khẩu và sự thay đổi về xã hội nhanh chóng với việc tăng tuổi
kết hôn của thanh niên, sự kiểm soát lỏng lẻo của gia đình ảnh hưởng tới họ
trong khi các thể chế xã hội như nhà nước và các tổ chức đoàn thể khác tỏ ra
kém hoà nhập với xã hội.
Đề tài nghiên cứu này của tác giả cũng nằm trong khuynh hướng thứ
ba, xuất phát điểm coi tình dục là một phần tất yếu của cuộc sống, nghiên cứu
sẽ là sự bổ sung cần thiết không chỉ ở khía cạnh đối tượng tìm hiểu là sinh
viên, nhóm đối tượng nòng cốt đại diện cho thế hệ trẻ, mà còn thể hiện ở các
kết quả nghiên cứu và khía cạnh tiếp cận. Đề tài muốn tìm hiểu từ nhận thức,
thái độ tới hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn
nhân trong chính sinh viên, xem xét giữa nhận thức, thái độ tới hành vi có

khác nhau nhiều không và điều gì làm nên sự khác nhau đó. Sinh viên khác
với thanh niên khác trong xã hội là đã được học về chương trình chăm sóc sức
khỏe, tình dục an toàn điều đó cũng có nghĩa họ đã biết được những tác hại và
hệ quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân, cũng như các cách phòng tránh
hay kiềm chế bản thân. Tuy nhiên đây cũng là nhóm đối tượng được tiếp cận
nhiều nguồn thông tin khác nhau và nhiều quan điểm khác nhau từ các
phương tiện truyền thông đại chúng. Vậy thì quan điểm, thái độ và trong hành
vi của họ có điều khác với những nhóm đối tượng khác? Những câu hỏi này
đã thôi thúc tác giả tìm lời giải trong đề tài này. Vì thế, đề tài không chỉ là sự
đóng góp vào thực tế với những đề xuất về mặt giải pháp mà còn là sự bổ
sung cần thiết cho việc nhận thức.


3.1. Ý nghĩa khoa học

10
Hành vi tình dục và tình dục an toàn từ lâu đã được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu như triết học, tâm lý học, y học, văn học…. Bên cạnh
những ngành khoa học nghiên cứu đó thì xã hội học cũng đang khẳng định vị
trí, vai trò của mình với tư cách là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống
khoa học xã hội. Theo cách tiếp cận xã hội học, đề tài nghiên cứu, xem xét,
đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách khoa học để có thể lý giải và chứng
minh một số quan điểm và khía cạnh dưới góc độ xã hội học, từ đó có thể
phân biệt với cách nhìn của một số ngành khoa học xã hội khác.
Bằng phương pháp nghiên cứu xã hội học, đề tài góp phần làm phong
phú thêm kho tàng nhận thức lý luận xã hội học, nâng cao nhận thức về lý
thuyết xã hội cho chính bản thân và những người quan tâm. Đồng thời đề tài
còn vận dụng một số lý thuyết phạm trù cơ bản của xã hội học vào nghiên cứu
nhằm làm rõ hành vi quan hệ tình dục cũng như đo lường quan điểm, thái độ
và hành vi của sinh viên nói riêng và của giới trẻ nói chung về vấn đề này. Cụ

thể là việc vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết xã hội học thực nghiệm (lý
thuyết giới, thuyết hành động xã hội, lý thuyết trao đổi…) nhằm đánh giá một
cách rõ ràng các yếu tố tác động, các tác nhân khách quan và chủ quan tác
động tới hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình dục trong sinh viên
hiện nay.
Việc vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu cũng góp phần
giúp tác giả cũng như những người quan tâm hiểu biết một cách khoa học và
có quan niệm đúng đắn hơn về vấn đề QHTDTHN trong sinh viên. Từ đó có
thể hiểu rõ hành vi cũng như những yếu tố tác động, chi phối hành vi của SV -
bộ phận nòng cốt trong giới trẻ hiện nay. Qua đó sẽ đưa ra được những giải
pháp, những kiến nghị phù hợp góp phần phục vụ công tác xây dựng chính
sách xã hội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

11
Trong xã hội ngày nay với sự phát triển của toàn xã hội trên mọi lĩnh
vực, thì việc nghiên cứu về hành vi QHTDTHN trong sinh viên và những khía
cạnh liên quan có một ý nghĩa xã hội rất lớn. Đây là thế hệ sẽ gánh trọng trách
xã hội, tương lại của đất nước, quan điểm thái độ và hành vi của họ sẽ là điển
hình, là phần đại diện quan trọng, là phần định hướng cho quan điểm, thái độ
và hành vi của giới trẻ nói chung về vấn đề QHTDTHN. Vì thế, việc nghiên
cứu này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những chương
trình phù hợp cho một vấn đề nhạy cảm, tế nhị nhưng quan trọng trong sinh
viên, trong giới trẻ hiện nay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp nhà
trường, gia đình sinh viên và chính bản thân sinh viên có “cái nhìn toàn cảnh”
vào bản chất vấn đề từ đó có những quyết định đúng đắn và phù hợp cho việc
xây dựng những chương trình quản lý đối với sinh viên.
4. 
4.1. Đối tượng
Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tình

dục trước hôn nhân của sinh viên
4.2. Khách thể
Sinh viên trường ĐH KHXH&NV
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2008 đến tháng 8/2009
- Địa bàn nghiên cứu: Trường ĐH KHXH&NV
5
5.1. Mục đích
- Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi về vấn đề quan hệ tình dục trước
hôn nhân của sinh viên đại học. Từ đó đề xuất các kiến nghị mang tính khả thi.
5.2. Nhiệm vụ

12
- Khảo sát quan điểm, thái độ của sinh viên trường ĐH KHXH&NV về
vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân
- Tìm hiểu các yếu tố là nguyên nhân hình thành nên quan điểm thái độ đó
- Tìm hiểu sự lựa chọn hành vi tình dục trong sinh viên
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố dẫn tới sự lựa chọn hành vi tình
dục trong sinh viên
- Tìm hiểu hành vi của sinh viên đối với việc QHTDTHN trong sinh viên.

6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận xã hội học Mác Xít.
Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây sẽ là kim chỉ nam xuyên suốt cho quá trình
nghiên cứu.
- : Nghiên cứu nhận thức, thái độ, hành vi
của sinh viên về vấn đề QHTDTHN như nó vốn có, như chúng tồn tại trong
thực tế, cố gắng ghi nhận chi tiết những biểu hiện của chúng, tránh phán đoán
một cách chủ quan, thiếu căn cứ khoa học và manh định kiến của người nghiên

cứu. Cố gắng để kết quả nghiên cứu phản ánh đúng nhất thực tế vốn có.
- chúng,
đó là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Với đề tài này, cố gắng tìm ra
các mối liên hệ và tác động của nhận thức, thái độ, hành vi với các yếu tố
khác có liên quan để tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng.
-      : Mỗi sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát
triển. Khi tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên về vấn đề
QHTDTHN tác giả cố gắng tìm hiểu quá trình của hiện tượng này và xu
hướng phát triển của nó.

13
- : nhận thức,
thái độ, hành vi của sinh viên về vấn đề QHTDTHN là một hiện tượng xã hội
bao gồm và chịu tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan người
thực hiện hành vi. Do vậy theo nguyên tắc này tác giả cố gắng đặt nó trong
chỉnh thể bản thân hiện tượng và tìm hiểu các yếu tố tác động đó.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Đây là đề tài khá tế nhị. Và vì vậy tác giả phải sử dụng song hành cả
hai phương pháp: Khảo sát định lượng và phương pháp định tính nhằm thu
được thông tin sát thực tế nhất. Trong đó, phỏng vấn anket và phỏng vấn sâu
được sử dụng như phương pháp chủ yếu thu thập thông tin. Ngoài ra các
phương pháp bổ trợ khác cũng được áp dụng trong đề tài: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu: Khảo sát qua các báo Dân trí, VNexpress, Tuổi trẻ, các tài
liệu tiếng Việt và ấn phẩm tiếng Anh
- Mô tả mẫu chọn
- Phỏng vấn bảng hỏi: 360 phiếu
Khoa báo, khoa ngữ văn, khoa xã hội học là 3 khoa được tác giả trong
đề tài này lựa chọn để khảo sát nghiên cứu. Với lý do, sinh viên khoa Báo sau
khi ra trường sẽ làm những người có vai trò quan trọng trong việc định hướng

thái độ của cộng đồng. Khoa xã hội học lại có đặc thù riêng, sau này ra trường
sẽ trở thành những cán bộ nghiên cứu các vấn đề xã hội. Họ sẽ là những
người phải có tư tưởng tiên tiến đồng thời phải luôn giữ mình khách quan
nhất có thể. Họ đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và định hướng nhận
thức cộng đồng. Sinh viên khoa ngữ văn được tiếp cận với những giá trị nhân
văn từ các ấn phẩm, họ có thể sẽ có những đặc điểm khác với hai khoa trên.
Do đó, người nghiên cứu đã chọn các khoa đó để thu thập thông tin cho đề tài.
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn sâu với 25
sinh viên 10 sinh viên có bạn bè hoặc bản thân đã từng có QHTDTHN. Vì
đây là đề tài khá tế nhị như đã khẳng định, nên phương pháp phỏng vấn sâu
được tác giả thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau: hỏi chuyện tâm tình,

14
chát qua yahoo, qua mail, điện thoại. Đồng thời tác giả cũng tiến hành 3 thảo
luận nhóm, mỗi nhóm 5 người.
7
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Vấn đề trinh tiết hiện nay không còn là yếu tố chính gắn với sự ràng
buộc về hôn nhân.
- Đại đa số sinh viên dù có quan điểm đồng tình nhưng bản thân vẫn
chưa sẵn sàng với hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Sinh viên lúng
túng trong việc xác định được một giá trị đích thực cho bản thân về vấn đề
này.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng là tác nhân quan trọng ảnh
hưởng tới nhận thức, thái độ và làm biến đổi hành vi trong sinh viên về vấn đề
QHTDTHN trong sinh viên
- Vai trò, sự kiểm soát của gia đình ít có ảnh hưởng tới hành vi quan hệ
tình dục trước hôn nhân trong sinh viên.











15
7.2. Khung lý thuyết

 (VHGĐ, cấu trúc GĐ,
quy mô GĐ, kinh tế GĐ)
 (đồng hương, đồng sở
thích, bạn chơi trong diễn đàn )
 (chương trình giáo
dục giới tính, Đoàn TN, Hội SV )

thông (báo giấy, báo mạng, các
website, diễn đàn, )

Yếu tố
kinh tế -
văn hóa -
xã hội -
chính trị
của Hà
Nội trong
thời kỳ
hội nhập







hôn nhân 
SV (về tình
yêu, tình dục,
hôn nhân,
trinh tiết,
QHTD trước
hôn nhân)


Hành
vi



tình dù quan



16

1

1.1. 
1.

Theo từ điển Tiếng Việt thì "sinh viên (sinh viên Việt Nam ) là công
dân Việt Nam đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng". [35 ; 109]
Họ là một nhóm dân số xã hội lớn, với các đặc điểm được xác định rõ bởi vai
trò, vị trí của hệ thống tái sản xuất và phát triển xã hội.
Cuốn “Tâm lý học sư phạm Đại học” của Phạm Minh Hạc đã chỉ rõ,
"thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh “students” có nghĩa là
người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu, khai thác tri thức. Sinh viên là đại
biểu của một nhóm xã hội đặc thù, đại đa số là thanh niên đang chuẩn bị những
tri thức, phương pháp và kinh nghiệm cần thiết để có thể tham gia vào quá trình
sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội sau khi tốt nghiệp". [8 ; 179]
1.
Các nhà tâm lý cho rằng: "Hoạt động nhận thức chủ yếu của con người
là phản ánh thực tế khách quan, để thích nghi với nó hoặc để cải tạo nó. Quá
trình hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết; Từ các thuộc tính bên
ngoài (cảm tính, trực quan, riêng rẽ) đến sự trọn vẹn (ổn định, có ý nghĩa
trong các quan hệ của nó); Sau đó đến các thuộc tính bên trong - đi sâu vào
bản chất của sự vật (hiện tượng) được nghiên cứu; Cuối cùng từ đó trở về
thực tiễn. Hoạt động nhận thức của con người diễn ra qua hai hình thức cơ
bản là: hành động nhận thức hay quá trình nhận thức". [33 ; 75]
Hành động nhận thức - Là hành động nhận ra, biết được (hiểu được) về một
vấn đề cụ thể trong đời sống vật chất hoặc tinh thần của con người. Quá trình nhận
thức - Là kết quả hiểu biết của con người về một vấn đề cụ thể của thế giới khách
quan. Kết quả này được tìm thấy trong một khoảng thời gian nhất định.

17
Còn theo từ điển Tiếng Việt: “Nhận thức là quá trình hay kết quả phản
ánh và tái hiện hiện thực vào tư duy, quá trình con người nhận biết thế giới
khách quan trên kết quả nghiên cứu đó. Tức là nhận thức là nhận ra, biết được
và hiểu được”. [35 ; 72]
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: “Nhận thức là sự

phản ánh biện chứng thế giới khách quan vào bộ óc con người. Nhận thức là
quá trình xâm nhập của ý thức con người vào hiện thực làm cho con người
chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình này cũng chính là quá trình con
người làm phong phú thêm tri thức của mình bằng những tri thức mới. Đây
chính là sự tương tác giữa chủ thể nhận thức với khách thể nhận thức trong
quá trình phản ánh hiện thực khách quan”.
Trong đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm nhận thức theo từ điển
tiếng việt. Theo đó, “nhận thức là điều hiểu biết về sự vật do quan sát, xem
xét mà có, là hiểu biết về sự kiện (do xem xét, suy nghĩ)" [35 ; 72]
1.
Theo Từ điển Tiếng việt, thái độ được định nghĩa theo 2 cách:
“Thứ nhất, thái độ là tổng thể nói chung của những biểu hiện ra bên
ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai
hoặc đối với sự việc nào đó. Thứ hai, thái độ là cách nhìn, cách nghĩ và cách
hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”.[35 ; 115]
“Trong mọi quan hệ xã hội, con người bao giờ cũng biểu hiện thái độ
của mình, hiển thức hay vô thức, ngấm ngầm hay công khai. Là nền tảng ứng
xử cá nhân của các cá nhân, một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý
giải và biển đổi khuôn mẫu xã hội qua kinh nghiệm cá nhân”. [35; 116]
Còn theo Từ điển XHH của tác giả Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng:
"Trong mọi quan hệ xã hội, con người bao giờ cũng biểu hiện thái độ của
mình, hữu thức hoặc vô thức. Thái độ là nền tảng ứng xử xã hội của cá nhân,

18
là một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biến đổi các khuôn
mẫu xã hội qua kinh nghiệm của cá nhân".[34; 79] Có các yếu tố hợp thành
xã hội:
- Một biến số nằm ở chiều sâu, không thể quan sát được
- Một sự chuẩn bị hành vi, bền vững hơn và có tính chất chung
- Một sự lưỡng phân về cảm xúc

Có thể khái quát khái niệm thái độ ở những nội dung sau:
- Thái độ được hình thành trong các mối quan hệ xã hội, có thái độ của
cá nhân và có thái độ của nhóm.
- Thái độ là một hoạt động tâm lý cá nhân, là ý nghĩa tình cảm của cá
nhân trước một con người hay công việc được biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ và
lời nói, hành động của cá nhân đó.
Trong nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu cách nghĩ, cách nhìn,
cách hành động của sinh viên đối với vấn đề QHTDTHN trong sinh viên.
1.
Theo từ điển tiếng Việt, "hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng,
cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể nhất
định". [35 ; 32]
Theo quan điểm của các nhà xã hội học, hành vi của các cá nhân tuyệt
nhiên không phải là một sản phẩm của sự “tuỳ tiện” hay một sự tự do tuyệt
đối. Nó bao giờ cũng phát triển trong một hệ thống cưỡng chế. Nó không phải
hoàn toàn do các cơ cấu xã hội khách quan quy định. Nó là hành vi cá nhân
diễn ra trong quá trình xã hội hoá nhưng không phải là hệ quả máy móc của
quá trình xã hội hoá. Nó còn dựa vào những ý định và động cơ của chủ thể
hành vi, cũng như vào phương tiện hành vi của chủ thể. Hay nói cách khác,
hành vi vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Muốn tìm hiểu
hành vi cần đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân và xã hội.

19
Đặc biệt, chúng ta cần phải thấy được mối quan hệ giữa nhận thức, thái
độ và hành vi. Hành vi là sự chuyển tải nhận thức, thái độ thành làm việc cụ
thể. Chính vì vậy, nhận thức và thái độ là sự chuẩn bị cho hành vi. Thái độ là
nền tảng ứng xử của cá nhân, nó định hướng hành động của con người theo
một xu hướng nào đó trước một tình hình. Thái độ là một ý nghĩ, một tình
cảm bên trong của con người nhưng lại được thể hiện ở hành vi, hành động
của con người. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng thái độ là sự phản ánh

nhận thức. Nhận thức của cá nhân được kiểm nghiệm thông qua thái độ của
một cá nhân về một vấn đề nhất định cũng như cố gắng thể hiện ra hành vi
tương xứng. Do đó, muốn có hành vi đúng thì phải có thái độ đúng. Muốn có
thái độ đúng thì nhận thức phải đúng. Mối quan hệ nhận thức, thái độ và hành
vi là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ nhận thức – thái độ, nhận
thức là nguyên nhân, thái độ là kết quả. Trong mối quan hệ thái độ – hành vi,
nguyên nhân là thái độ và kết quả là hành vi. Nói khác đi hành vi là kết quả,
là hình thức biểu hiện của nhận thức và thái độ.
1.1.5. 
Theo cuốn “Một số vấn đề lý luận về tình dục” của tác giả Khuất Thu
Hồng, Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội thì: Tình dục (sex) là sự thể hiện
(cụ thể hóa) tính dục của con người gồm:
- Tưởng tượng, mơ ước về quan hệ tình dục với đối tượng.
- Nói chuyện về vấn đề tình dục
- Tự kích thích, thủ dâm
- Quan hệ tình dục (âu yếm, giao hợp) với đối tượng
"Nói tóm lại, tình dục là những hoạt động, những suy nghĩ đem lại cảm
xúc tình dục cho con người. Tình dục không chỉ bao hàm hoạt động và hành
vi tình dục mà cả suy nghĩ, thái độ và cảm xúc. Như vậy hành vi tình dục là
các hành động (vuốt ve, ôm hôn, kích thích, giao hợp) thể hiện tính dục của

20
một người. Hoạt động tình dục hay hành vi tình dục là những gì mà con người
thể hiện với nhau hoặc với bản thân". [12 ; 54]
Nhưng trong vốn từ vựng của người Việt Nam hiện nay, theo cách hiểu
thông thường của đại đa số, “quan hệ tình dục” được dùng để chỉ sự giao hợp
mà con người thực hiện với nhau. Đề tài này cũng sử dụng cách hiểu này.
1.
Xuất phát từ khái niệm “tình dục” vừa được định nghĩa và khu trú định
nghĩa như trên, khái niệm “quan hệ tình dục trước hôn nhân” được hiểu là

“quan hệ giao hợp mà con người thực hiện với nhau” diễn ra trước khi kết
hôn, trước sự thừa nhận hôn nhân về mặt pháp lý hay về khía cạnh xã hội
1.  
Đây là thuật ngữ rất gây tranh cãi song trong đề tài này, thuật ngữ trinh
tiết được hiểu là sự nguyên vẹn đối với hành vi QHTD, nói khác đi là việc
chưa từng QHTD trước hôn nhân ở cả hai giới nam và nữ.
1.
1.2.1. Lý th
Lý thuyết giới phân biệt rõ hai thuật ngữ: giới và giới tính. Giới tính
(sex) là sự phân biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, hay nói khác đi là sự
khác nhau giữa giống đực và giống cái. Giới (gender) dùng để ám chỉ những
khác biệt xã hội về nam tính và nữ tính trong xã hội. Hầu hết các nhà nghiên
cứu đều thừa nhận rằng dù có sự khác biệt về sinh học, nhưng những đặc
điểm sinh học của nam và nữ giống nhau nhiều hơn là khác nhau. Sự khác
nhau cơ bản là ở số cặp nhiễm sắc thể, hormon…., nhưng những điểm khác
biệt này bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Song có một
điều chắc chắn là sự khác biệt liên quan đến giới tính ít hơn nhiều so với sự
khác biệt trong sự kì vọng mà các chuẩn mực văn hóa – xã hội gán cho hai
giới – nam và nữ.

21
Trong cách nghĩ của mỗi cá nhân hay trong quan niệm xã hội đều có
cách nhìn phân chia thành hai cực: một cực dành cho nam giới, và cực kia
dành cho nữ giới. Điều này được nhắc đến bằng thuật ngữ “sự phân biệt giới
tính”, hay nói khác đi là sự bất bình đẳng dựa trên cơ sở giới. Sự bất bình
đẳng giới bắt nguồn từ hệ tư tưởng coi trọng giới này hơn giới kia. Bất bình
đẳng giới khuyến khích những định kiến và phân biệt đối xử được thể chế
hóa. Định kiến ở đây là những đánh giá, phán xét của cộng đồng về các cá
nhân dựa trên những khuôn mẫu không có cơ sở nào khác ngoài cơ sở giới,
còn sự phân biệt đối xử là những hành vi dẫn đến sự thiệt thòi xã hội của cá

nhân chỉ bởi vì họ là thành viên của một nhóm (một giới) nào đó trong xã hội.
Sự bất bình đẳng giới cũng như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ủng hộ sự phân
biệt đối xử và bất bình đẳng dựa trên những đặc điểm có sẵn (vị thế gán) – là
giới tính và màu da.
Chủ nghĩa phân biệt giới tính không hẳn chỉ là những định kiến và phân
biệt đối xử chống lại nữ giới. Trong nhiều trường hợp nam giới cũng là nạn nhân
của chủ nghĩa phân biệt, ví dụ như nghề nghiệp họ chọn bị hạn chế bởi quan
điểm, chuẩn mực, giá trị, luật lệ dựa trên những kỳ vọng giới truyền thống.
Ở Việt Nam, những định kiến về giới đã tồn tại từ rất lâu đời và ảnh
hưởng mạnh mẽ đến hành vi cá nhân. Có thể nói, những chuẩn mực về giới là
công cụ kiểm soát hành vi rất mạnh mẽ trong xã hội Việt Nam. Vận dụng lý
thuyết giới, tác giả muốn khắc họa lại sự khác biệt trong thái độ và hành vi
tình dục của sinh viên nam, sinh viên nữ. Chuẩn mực của xã hội cũ có còn là
công cụ kiểm soát đắc lực đối với hành vi QHTDTHN của sinh viên hay
không cũng là câu hỏi tác giả quan tâm trong đề tài này.
1.2.2. 
Nhà XHH Weber chỉ rõ đối tượng nghiên cứu của xã hội học lý giải là
hành động xã hội. Ông chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội khác và những

22
hành vi và hành động khác của con người. Nói tới hành động là nói tới việc chủ
thể gắn cho hành vi của mình một ý nghĩa chủ quan nào đó. Hành động kể cả
hành động thụ động và không hành động đều được coi là hành động xã hội khi ý
nghĩa chủ quan của nó có tính đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện
tại hay trong tương lai; ý nghĩa chủ quan đó định hướng hành động.
Max Weber cho rằng “Xã hội học phải là một định lý giải thích các lý
do của hành động xã hội, quá trình và tác động của chúng. “Hành động” có
nghĩa là một thái độ của con người (tự có, hành động bên ngoài hoặc bên
trong, không được phéo hoặc được phép), khi và chỉ khi chủ thể gắn liền thái
độ của mình với một ý nghĩa chủ quan. “Hành động xã hội” thì lại là hành vi

có định hướng ý nghĩa theo thái độ của những người khác”.
Không phải hành động nào cũng có tính xã hội hay đều là hành động xã
hội. Ví dụ, hành động chỉ nhằm tới các sự vật mà không tính đến hành vi của
người khác thì không được coi là hành động xã hội. Không phải tương tác nào
của con người cũng là hành động xã hội. Ví dụ, việc hai người đi xe đạp vô
tình va quệt vào nhau trên đường phố không phải là hành động xã hội.
Hành động giống nhau của các cá nhân trong một đám đông cũng
không được coi là hành động xã hội. Ví dụ khi mọi người đều bật ô che nắng
lúc trời nắng thì đó không phải là hành động xã hội. Thậm chí hành động
thuần tuý bắt chước hay làm theo người khác cũng không phải là hành động
xã hội. Hành động đó có thể coi là hành động có nguyên nhân từ phía người
khác, nhưng không có ý nghĩa hướng tới người đó, do vậy không được coi là
hành động xã hội. Tuy nhiên, cũng là hành động bắt chước người khác, nhưng
nếu việc bắt chước đó là do một và mẫu mực, nếu không bắt chước theo sẽ bị
người khác chê cười thì hành động đó là hành động xã hội.
Để hiểu rõ hơn về hành động xã hội, ông phân thành 4 loại hành động
xã hội như sau:

23
- Hành động duy lý – công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân
nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả
cao nhất.
- Hành đông duy lý giá trị: Là hành động được thực hiện vì bản thân
hành động (mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào
những mục tiêu phi lý nhưng lại đựoc thực hiện bằng những công cụ, phương
tiện duy lý.
- Hành động cảm tính (xúc cảm): Là hành độg do các trạng thái cảm
xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân
tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động.
- Hành động theo truyền thống: Là loại hành động tuân thủ những thói

quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.
Đối với đề tài nghiên cứu này, lý thuyết động xã hội của Max weber
không chỉ giúp ích cho tác giả về mặt lý luận khi áp dụng phân biệt các dạng
thức hành động xã hội trong nghiên cứu này, mà còn giúp tác giả đánh giá được
mức độ của các hành động, đi tìm hiểu lý do của các hành động xã hội, của hành
vi quan hệ tình dục, những lý do của sự từ chối hay chấp nhận… Ngược lại, kết
quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần làm sáng tỏ thêm những tri thức mà Max
Weber đã chỉ ra.
1.2.3
Lý thuyết này được biết đến với tên tuổi của Coleyman - chủ tịch hiệp hội
XHH Mỹ năm 1992. Trong ý tưởng cơ bản của mình, ông cho rằng “hành động
có mục đích của các cá nhân hướng tới một mục tiêu; mục tiêu đó và do đó cả
hành động nữa định hình bởi các giá trị hay sở thích”. Tức là ông cũng thừa nhận
cả hai yếu tố khách quan và chủ quan trong hành động có tính mục đích của cá
nhân. Không những thế ông còn cụ thể các yếu tố ấy là giá trị và yếu tố sở thích.
Như vậy sự lựa chọn hợp lý là sự cân nhắc của các giá trị, các sở thích.

24
Mối quan tâm của các cá nhân không hoàn toàn quyết định quá trình
các sự kiện của cả một tập thể mà cá nhân là thành viên nhưng sẽ quyết định
tới hành vi lựa chọn bởi mối quan tâm chính là biểu hiện rõ nhất của những gì
liên quan đến lợi ích, quyền lợi … Tức là có liên quan đến cá nhân đó, hoặc
đến tập thể mà cá nhân đó thuộc về nếu lợi ích trùng nhau.
Trong các điểm căn bản, học thuyết Sự lựa chọn hợp lý cho rằng hành
vi của một người được xác định bởi thái độ (chuẩn mực cá nhân) của họ đối
với kết quả của hành động và phản ứng của môi trường xã hội xung quanh họ.
 được tạo nên bởi những niềm tin mà một
người tích lũy suốt cuộc đời. Vài đức tin được hình thành từ những kinh
nghiệm trực tiếp, một vài cái khác từ người khác, hoặc được truyền từ đời này
sang đời khác. Tuy nhiên, chỉ có một số ít những đức tin này thực sự tạo nên

thái độ của cá nhân. Chúng được gọi là những đức tin nổi bật, quan trọng nhất
và được gọi là “những yếu tố quyết định tức thời cho thái độ của mỗi người”.
Chuẩn mực, khi đó là niềm tin nổi bật nhất để xem biểu hiện hành động của
một người là tích cực hay tiêu cực. Nếu người đó có niềm tin chủ đạo mang
tính tích cực về biểu hiện hành động của mình, thì sẽ có thái độ tích cực với
hành vi của mình. Và ngược lại, nếu người đó có niềm tin chủ đạo mang tính
tiêu cực về biểu hiện hành động của mình, thì sẽ có thái độ tiêu cực với hành
vi. Đó gọi là sức mạnh của niềm tin. Sức mạnh niềm tin và sự định giá được
nhân lên để làm thành chuẩn mực cá nhân.
là những niềm tin về việc những người khác nghĩ gì
về hành vi của mình. Chúng là những khái niệm về gia đình và bạn bè sẽ nhận
thức thế nào về biểu hiện hành vi (niềm tin chuẩn mực) và mức độ ảnh hưởng
đến việc hành vi có được thực hiện hay không (động lực tuân theo). Hai nhân
tố này được nhân lên để tạo thành ràng buộc xã hội. Cần phải chú ý rằng
những ràng buộc xã hội được tạo thành chỉ trong các mối tương quan giữa các
ý kiến được coi là quan trọng hoặc có ý nghĩa của nhiều người.

×