Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Truyền thông phòng chống HIV AIDS ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

LƢƠNG ANH NGỌC

TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Ở CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
TẠI TỈNH TUYÊN QUANG: MỘT TIẾP CẬN
NHÂN HỌC

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số: 60 31 03 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hƣơng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lƣơng Anh Ngọc, học viên cao học chuyên ngành Dân tộc học khóa
QH-2012, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Tôi cam đoan rằng các kết quả nghiên cứu thực địa trình bày trong luận văn
thạc sĩ này đƣợc tôi thu thập trong quá trình điền dã tại các địa phƣơng. Mọi trích
dẫn và tham khảo từ nguồn tài liệu liên quan đều đƣợc chú thích đầy đủ. Cá nhân tôi
chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung trình bày, cũng nhƣ bất kỳ sai sót nếu có,
trong luận văn.
Hà Nội, tháng 08 năm 2015
Học viên

Lương Anh Ngọc




LỜI TRI ÂN
Trƣớc hết tôi xin đặc biệt bày tỏ lời tri ân sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Thu
Hƣơng, giảng viên Khoa Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Dƣới sự dìu dắt của cô, tôi đã xác định đƣợc rõ hƣớng
khai triển đề tài nghiên cứu cả về mặt nội dung lẫn phƣơng pháp tiến hành, cũng
nhƣ tự tu chỉnh các nếp lỗi của bản thân khi chập chễnh những bƣớc đầu tiên trên
con đƣờng nghiên cứu hàn lâm.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân nhƣ Bà Nguyễn Thu Hoàn –
chuyên viên Phòng Thanh tra Pháp chế (Trƣờng Đại học Tân Trào); Ông Lã Văn
Hào – phụ trách Phòng Lý luận Chính trị (Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy); Ông Hoàng
Đức Hợp – Phó Viện trƣởng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Hàm Yên; Bà Phan
Ngọc Hƣơng – chuyên viên phòng Dân tộc huyện Hàm Yên; Bà Nguyễn Thị Khánh
Ly – giáo viên Trƣờng Trung học Cơ sở Bán trú Hùng Lợi; Ông Hoàng Lƣơng Đức
Hiệp; Ông Lý A Hùng; Ông Đặng Quốc Nghị - giáo viên Trƣờng Trung học Cơ sở
Công Đa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tận tình cộng tác trong quá trình lựa
chọn mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng khó khả thi nếu nhƣ không nhận đƣợc
sự hỗ trợ quý báu từ phía chính quyền địa phƣơng và đặc biệt là bà con ở các điểm
nghiên cứu thuộc huyện Yên Sơn và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ ...........................................................................2
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài ............................................................................1
2. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................3
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................3
2.2. Địa bàn nghiên cứu ........................................................................................4

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................7
2.4. Hạn chế nghiên cứu .....................................................................................10
3. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................10
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..............................................................................11
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................................................................11
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................15
1.2. Các khái niệm công cụ ....................................................................................19
1.2.1. Phân biệt khái niệm HIV và AIDS ...........................................................19
1.2.2. Định nghĩa truyền thông ...........................................................................21
1.2.3. Khái niệm cộng đồng ...............................................................................22
1.2.4. Khái niệm dân tộc thiểu số .......................................................................24
1.3. Các lý thuyết áp dụng .....................................................................................25
1.3.1. Lý thuyết về mô hình truyền thông của Claude Shannon ........................25
1.3.2. Lý thuyết truyền thông điệp cho đối tƣợng ..............................................26
1.4. Sơ lƣợc về tình hình truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Tuyên
Quang .....................................................................................................................28
Chƣơng 2: NHẬN THỨC VỀ TRUYỀN THÔNG PHÕNG CHỐNG HIV/AIDS
TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: GÓC NHÌN NGƢỜI DÂN .........32
2.1. Nhận thức về bản chất HIV/AIDS ..................................................................32
2.2. Nhận thức về con đƣờng lây nhiễm HIV ........................................................34


2.3. Nhận thức về biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV ...................................36
2.4. Nhận thức về HIV/AIDS trong so sánh tộc ngƣời..........................................38
Chƣơng 3: CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TỪ GÓC ĐỘ “NGUỒN” ..................49
3.1. Chủ trƣơng ......................................................................................................49
3.2. Thực tiễn hoạt động truyền thông ...................................................................51
3.2.1. Từ thực hành gán nhãn .............................................................................51
3.2.2. Đến diễn ngôn “tệ nạn xã hội” .................................................................53

3.2.3. Đánh giá hậu truyền thông bị “bỏ ngỏ” ....................................................55
3.2.4. Thiếu vắng phản hồi từ ngƣời dân ...........................................................57
3.2.5. Tình trạng kiêm nhiệm trong phân bổ cán bộ ..........................................59
3.2.6. Ùn đẩy trách nhiệm hay phối hợp liên ngành lỏng lẻo ............................61
Chƣơng 4: RÀO CẢN VÀ THÁCH THỨC – BÀI TOÁN KHÓ CHO ...................66
NGƢỜI DÂN VÀ CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG .....................................................66
4.1. Rào cản của ngƣời dân khi tiếp cận các chƣơng trình truyền thông ..............66
4.1.1. Rào cản ngôn ngữ .....................................................................................66
4.1.2. Đa dạng tên gọi địa phƣơng về HIV/AIDS ..............................................71
4.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém ..............................................................74
4.1.4. Tài liệu truyền thông thiếu nhạy cảm văn hóa .........................................77
4.2. Khó khăn của cán bộ truyền thông .................................................................79
4.2.1. Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn ở cấp cơ sở ...............................79
4.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc nâng cấp ............................................82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................90
PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................................97


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HIV : Human Immunodeficiency Virus (Virus suy giảm miễn dịch ở ngƣời)
AIDS : Acquired Immunodeficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải)
CTMTQG : Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia
VNĐ : Việt Nam đồng
ARV : Antiretroviral therapy (Liệu pháp kháng retro vi rút)
PEPFAR : President’s Emergency Plan For AIDS Relief (Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về
AIDS đƣợc Tổng thống Hoa kỳ George W. Bush khởi xƣớng từ 2003)
UNAIDS : United Nations Programme on HIV/AIDS (Chƣơng trình phối hợp của
Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS)

WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
WB : World Bank (Ngân hàng Thế giới)
UNFPA : United Nations Population Fund (Qũy dân số Liên Hợp Quốc)
VAAC : Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam
GSO : Tổng cục Thống kê Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Bảng 1: Thống kê các thành phần dân tộc tỉnh Tuyên Quang .................................... 4
Bảng 2: Thống kê các thành phần dân tộc huyện Yên Sơn và huyện Lâm Bình ........ 6
Bảng 3: Thiết kế mẫu nghiên cứu của luận văn .......................................................... 9
Bảng 4: Suy nghĩ và hiểu biết về HIV/AIDS của ngƣời dân tộc thiểu số nghiên cứu ... 33
Bảng 5: Suy nghĩ, hiểu biết của ngƣời dân tộc thiểu số nghiên cứu về con đƣờng lây
nhiễm HIV ................................................................................................................. 35
Bảng 6: Một số nhận thức của ngƣời dân tộc thiểu số nghiên cứu về các biện pháp
phòng tránh lây nhiễm HIV....................................................................................... 37
Bảng 7: Nhận thức về bản chất bệnh HIV/AIDS của dân tộc Tày và dân tộc Hmông.. 40
Bảng 8: Nhận thức của ngƣời dân tộc Tày và dân tộc Hmông về các con đƣờng lây
nhiễm HIV ................................................................................................................. 41
Bảng 9: Nhận thức của hai nhóm Tày và Hmông về các biện pháp phòng tránh lây
nhiễm HIV ................................................................................................................. 42
Bảng 10: Nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn và huyện
Lâm Bình về bản chất HIV/AIDS ............................................................................. 44
Bảng 11: Nhận thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Yên Sơn và huyện
Lâm Bình về các con đƣờng lây nhiễm HIV ............................................................ 45
Bảng 12: Nhận thức của ngƣời dân tộc thiểu số về các biện pháp phòng tránh lây
truyền HIV phân theo huyện ..................................................................................... 46
Bảng 13: Thực hành gán nhãn của cán bộ truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại
cộng đồng dân tộc thiểu số ........................................................................................ 52
Bảng 14: Cơ cấu chuyên môn của cán bộ truyền thông nghiên cứu ......................... 81

Biểu đồ 1: Tỷ lệ giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phƣơng và ngôn ngữ phổ thông của
cộng đồng dân tộc thiểu số nghiên cứu ..................................................................... 66
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tƣơng quan về tính cần thiết và sự sẵn sàng tham gia xây dựng tài
liệu truyền thông tiếng địa phƣơng của đối tƣợng nghiên cứu cán bộ truyền thông... 70


Biểu đồ 3: Thái độ của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng đối với nội dung chữ
viết và hình ảnh trong các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS ............... 77
Biểu đồ 4: Sự hứng thú của ngƣời dân tộc thiểu số tại địa phƣơng đối với các hình
ảnh trong các tài liệu truyền thông phòng chống HIV/AIDS ................................... 78
Biểu đồ 5: Số bác sĩ/1 vạn dân ở Việt Nam chia theo từng vùng năm 2012 ............ 80
Sơ đồ 1: Mô hình truyền thông của Claude Shannon ............................................... 26
Sơ đồ 2: Quy trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc
thiểu tố tại tỉnh Tuyên Quang.................................................................................... 58


MỞ ĐẦU
1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
“Nhiều ngƣời dân tộc thiểu số vận chuyển heroin để đƣợc trả công bằng mấy
gói muối; thậm chí muốn ở tù vì có cơm ăn cả ba bữa; khi bị bắt vẫn không hề biết
vận chuyển ma túy là có thể bị tử hình. Sự “hồn nhiên” của đồng bào phải chăng là
do công tác tuyên truyền của chúng ta?”. Đó là những tổng kết đƣợc ông Lê Sơn
Hải - Thứ trƣởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đƣa ra tại Hội thảo Đánh giá kết
quả công tác phòng chống tệ nạn ma túy, HIV/AIDS vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2011 – 2015. Nó gợi mở về một thực trạng cần xem xét của công tác truyền thông
phòng chống HIVAIDS cùng các vấn đề xã hội có liên quan trong cộng đồng dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, đặc biệt là khi tình hình HIV/AIDS đang có những diễn
biến phức tạp.
Tại Việt Nam, trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện vào tháng 12
năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh và đến năm 1993 thì HIV mới bắt đầu bùng

nổ thành dịch bệnh lớn (Phan Thị Thu Hƣơng, 2013). Theo số liệu báo cáo công tác
phòng chống HIV/AIDS của Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế Việt Nam) đƣa
ra, tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2014, Việt Nam đã phát hiện 224.223 trƣờng hợp
ngƣời nhiễm HIV và 69.617 bệnh nhân AIDS hiện còn sống, 70.734 ngƣời tử vong
do AIDS, địa bàn đƣợc phát hiện có HIV lên tới 80,3% xã/phƣờng, gần 98,9%
quận/huyện và 100% tỉnh/thành phố ở Việt Nam (VAAC, 2014). Cũng theo báo cáo
trên, mặc dù tỷ lệ phát hiện trƣờng hợp ngƣời nhiễm HIV mới đã giảm hơn 10% so
với năm 2013, nhƣng số trƣờng hợp ngƣời nhiễm HIV mới vẫn tiếp tục tăng và địa
bàn phát hiện ngƣời có HIV/AIDS đang ngày càng lan rộng nhanh chóng, đặc biệt
là trong các nhóm dân tộc thiểu số (VAAC, 2014). Đầu năm 2013, Bộ Y tế tổng kết
số liệu báo cáo của 49 tỉnh, thành phố có các nhóm dân tộc thiểu số cƣ trú tập trung
nhiều nhất, cho thấy rằng đến thời điểm cuối năm 2013 có khoảng hơn 16.000
ngƣời dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS còn sống (Thanh Mai, 2014). Nhƣ vậy, dù
ngƣời dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 14% tổng dân số cả nƣớc, nhƣng số ngƣời
dân tộc thiểu số có HIV/AIDS chiếm tới gần 10% tổng số ngƣời có HIV/AIDS toàn
1


quốc (Hà An, 2014). Theo báo cáo của Bộ Y tế thì trong số 10 tỉnh của Việt Nam có
tỷ lệ nhiễm HIV/100 nghìn dân cao nhất năm 2012 có đến bảy tỉnh thuộc khu vực
miền núi phía bắc (Thanh Mai, 2014). Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS
trên toàn quốc đến tháng 09/2014, Cục Phòng chống HIV/AIDS đƣa ra số liệu cho
thấy có những xã, thôn bản thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc có tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS cao gấp trên 10 lần so với tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trung bình toàn quốc
(VAAC, 2014). Tỉnh Tuyên Quang cũng là một trong 15 tỉnh trung du miền núi
phía Bắc đƣợc xếp vào nhóm dự báo có nguy cơ tăng nhanh và tăng cao tỷ lệ ngƣời
dân tộc thiểu số nhiễm HIV trong thời gian tới (Bộ Y tế, 2014). Đã có những
chƣơng trình truyền thông đƣợc triển khai trong các nhóm dân tộc thiểu số trên cả
nƣớc nói chung và tại tỉnh Tuyên Quang nói riêng, nhằm phổ biến kiến thức về
HIV/AIDS, giáo dục, thay đổi hành vi có nguy cơ lây nhiễm của ngƣời dân (VAAC,

2014). Tuy nhiên, kể từ năm 2012 đến nay số trƣờng hợp nhiễm HIV phát hiện mới
là ngƣời dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục tăng lên và tập trung nhiều ở các huyện miền
núi phía Bắc và miền trung của Việt Nam (VAAC, 2014). Đặc biệt, theo báo cáo
gần đây nhất của Cục Phòng chống HIV/AIDS thì Tuyên Quang là một trong năm
tỉnh có số ngƣời nhiễm HIV tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2013 với tỷ lệ tăng
lên tới 137% (Bộ Y tế, 2014).
Tỷ lệ gia tăng số ngƣời lây nhiễm này lại diễn ra trong bối cảnh nguồn kinh
phí viện trợ cho hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam hiện
đang dần bị thu hẹp (VAAC, 2014). Thực tế ở Việt Nam, trong những năm qua
khoảng 70% kinh phí cho chƣơng trình phòng, chống HIV/AIDS và 90% kinh phí
mua thuốc kháng virút (ARV) cho ngƣời nhiễm HIV là nhờ vào sự hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế; phần kinh phí còn lại là do trung ƣơng cung cấp (thông qua Chƣơng
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt), ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng có thể huy động đƣợc, bảo hiểm y tế chi
trả, doanh nghiệp tự chi trả và ngƣời dân tự chi trả (VAAC, 2014). Bắt đầu từ năm
2014, phần lớn nguồn viện trợ từ nƣớc ngoài đã chấm dứt hoàn toàn kinh phí đầu tƣ
cho hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (cắt giảm gần

2


nhƣ 100%); đồng thời, nguồn viện trợ chính từ Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia cho
hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam cũng bị cắt giảm
60%, từ 43183 tỷ VNĐ năm 2013 xuống 17369 tỷ VNĐ năm 2014 (VAAC, 2014)1.
Có thể thấy rằng hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
đang đứng trƣớc thách thức mới trong vấn đề huy động nguồn lực tài chính.
Trƣớc bối cảnh chính sách trên, tôi muốn thực hiện nghiên cứu này nhằm đi
sâu phân tích các hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng
dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Tuyên Quang. Tôi tin rằng các phát hiện ban đầu từ
nghiên cứu này có thể góp phần đƣa ra một số khía cạnh thực tiễn phục vụ công tác

hoạch định chính sách, chƣơng trình can thiệp của các ban ngành hữu quan. Nhìn từ
góc độ học thuật, nghiên cứu này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các học giả,
sinh viên chuyên ngành, chuyên gia phát triển cộng đồng và những ngƣời làm công
tác truyền thông can thiệp.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là các hoạt động truyền thông phòng
chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại hai huyện Lâm Bình và Yên
Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang. Cần làm rõ rằng, tôi không xem xét tất cả các hình
thức truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại địa phƣơng. Tôi xem xét khái niệm
“truyền thông” ở đây bao gồm hai hình thức truyền thông là: (1) Truyền thông qua
hội họp thôn/xã và (2) truyền thông qua tài liệu phát tay. Đây là hai kênh truyền
thông phổ biến nhất tại các địa phƣơng trên toàn tỉnh do dễ triển khai và không đòi
hỏi phải đầu tƣ nhiều kinh phí. Hai hình thức truyền thông này đƣợc áp dụng chủ
yếu trong các chƣơng trình truyền thông sức khỏe nói chung và các chƣơng trình
truyền thông phòng chống HIV/AIDS nói riêng tại hai huyện Yên Sơn và Lâm
Bình. Bởi lẽ các hình thức truyền thông khác chƣa phổ biến tại các địa phƣơng. Ví
1

WB (2013): Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia nghèo nên nhận đƣợc nhiều nguồn viện trợ quốc
tế cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, từ năm 2011 Việt Nam đã không còn trong danh
sách các nƣớc nghèo (thu nhập bình quân đầu ngƣời là 1.260 USD, số ngƣời nghèo theo chuẩn Việt Nam vào
khoảng 20%). Trong bối cảnh Việt Nam đã bƣớc vào ngƣỡng của một quốc gia có mức thu nhập trung bình
thấp, các nguồn tài trợ cho Việt Nam sẽ đƣợc cắt, giảm để đầu tƣ cho các nƣớc nghèo hơn.

3


nhƣ kênh truyền thông qua loa phóng thanh thì chƣa đảm bảo số lƣợng loa phóng
thanh tại các thôn xã. Quan sát trên thực địa tôi thấy thƣờng các xã chỉ có một loa

phóng thanh loại lớn ở trụ sở ủy ban xã và các thôn có một loa phóng thanh ở nhà
văn hóa thôn (nhƣng không phải thôn nào cũng có loa phóng thanh). Hoặc nhƣ kênh
truyền thông qua thƣ viện hoặc tủ sách cộng đồng tại các địa phƣơng cũng có những
hạn chế riêng. Một số xã thuộc huyện Yên Sơn và Lâm Bình đã có tủ sách cộng
đồng đặt tại các điểm bƣu điện xã, ngƣời dân có thể đọc sách, báo, truyện… tại đây
miễn phí. Tuy nhiên số lƣợng sách chƣa phong phú, chủ yếu là sách kinh tế nông
nghiệp, các loại báo Nhân dân, Tiền phong, Ngƣời đại biểu nhân dân… Số lƣợng
ngƣời đến đọc sách và mƣợn sách rất ít. Còn nhƣ kênh truyền thông qua tivi thì
không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế để sở hữu một chiếc tivi, đặc
biệt là ở các thôn/xã vùng sâu vùng xa.
2.2. Địa bàn nghiên cứu
Do điều kiện tài chính cũng nhƣ thời gian có hạn, tôi lựa chọn phạm vi nghiên
cứu ở hai huyện Lâm Bình và Yên Sơn (bản đồ địa giới hành chính tỉnh Tuyên
Quang xem ảnh 9 tại phụ lục ảnh. Hai huyện chọn mẫu đƣợc tô màu xanh đậm). Tôi
muốn chọn một huyện ở vị trí xa trung tâm thành phố nhất (Lâm Bình) và một
huyện ở vị trí gần trung tâm thành phố nhất (Yên Sơn) nhằm có những so sánh đối
chiếu, để có thể xem xét các khác biệt trong việc tiếp cận thông tin truyền thông
phòng chống HIV/AIDS của cộng đồng dân tộc thiểu số.
Bảng 1: Thống kê các thành phần dân tộc tỉnh Tuyên Quang2
Tổng số
TT

Thành thị

Nông thôn

Dân tộc
Chung

Nam


Nữ

Chung

Nam

Nữ

Chung

Nam

Nữ

1

Kinh

334993

167093

167900

77684

38501

39183


257309

128592

128717

2

Tày

185464

92885

92579

11681

5494

6187

173783

87391

86392

3


Thái

348

231

117

89

52

37

259

179

80

4

Mƣờng

725

348

377


141

72

69

584

276

308

5

Khmer

34

17

17

5

4

1

29


13

16

2

Số liệu đƣợc lấy từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục Thống kê Việt
Nam.

4


6

Hoa

5982

3179

2803

1075

539

536

4907


2640

2267

7

Nùng

14214

7244

6970

610

318

292

13604

6926

6678

8

Mông


16974

8521

8453

118

65

53

16856

8456

8400

9

Dao

90618

45530

45088

1478


695

783

89140

44835

44305

10

Gia Rai

98

97

1

9

9

0

89

88


1

11

Ê Đê

95

73

22

14

6

8

81

67

14

12

Ba Na

15


14

1

4

4

0

11

10

1

13

Sán Chay

61343

30832

30511

1074

510


564

60269

30322

29974

14

Chăm

4

1

3

0

0

0

4

1

3


15

Cơ Ho

1

1

0

0

0

0

1

1

0

16

Xơ Đăng

7

3


4

2

1

1

5

2

3

17

Sán Dìu

12565

6361

6204

158

88

70


12407

6273

6134

18

Hrê

12

5

7

8

5

3

4

0

4

19


Raglay

4

3

1

0

0

0

4

3

1

20

Mnông

35

17

18


1

1

0

34

16

18

21

Thổ

15

4

11

0

0

0

15


4

11

22

Xtiêng

1

0

1

0

0

0

1

0

1

23

Khơ Mú


5

3

2

0

0

0

5

3

2

24

Cơ Tu

15

9

6

4


2

2

11

7

4

25

Giáy

74

37

37

18

7

11

56

30


26

26

Tà Ôi

4

3

1

0

0

0

4

3

1

27

Xinh Mun

3


3

0

0

0

0

3

3

0

28

Hà Nhì

1

1

0

0

0


0

1

1

0

29

Lào

1

1

0

0

0

0

1

1

0


30

La Chí

100

61

39

11

8

3

89

53

36

31

La Hủ

3

1


2

3

1

2

0

0

0

32

Pà Thẻn

877

444

433

2

2

0


875

442

433

33

Ngái

43

16

27

23

8

15

20

8

12

34


Lô Lô

11

3

8

1

1

0

10

2

8

35

Cơ Lao

69

28

41


2

1

1

67

27

40

36

Bố Y

18

12

6

2

2

0

16


10

6

37

Pu Péo

48

27

21

9

6

3

39

21

18

5



Về mặt địa giới, huyện Lâm Bình phía đông giáp với xã Sinh Long, xã Khâu
Tinh, xã Năng Khả (huyện Na Hang, Tuyên Quang); phía Nam giáp với xã Phúc
Sơn, xã Xuân Quang, xã Trung Hà (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang); phía Bắc
giáp với xã Thƣợng Tân, xã Minh Ngọc, xã Phiên Luông (Bắc Mê, Hà Giang), xã
Linh Hồ (Vị Xuyên, Hà Giang); phía Tây giáp với xã Bạch Ngọc, Ngọc Minh (Vị
Xuyên, Hà Giang), xã Hữu Sản, xã Liên Hiệp (Bắc Quang, Hà Giang). Đây là
huyện cách xa trung tâm thành phố Tuyên Quang nhất (khoảng 100km), và cách
trung tâm thành phố Hà Giang khoảng hơn 100km đƣờng bộ.
Còn huyện Yên Sơn là huyện có vị trí ở gần với thành phố Tuyên Quang. Các
xã của huyện Yên Sơn tiếp giáp với địa giới thành phố: Xã Tân Long, Tân Tiến, Phú
Thịnh, Thái Bình, Tiến Bộ, Thắng Quân, Kim Phú, Hoàng Khai, Nhữ Khê… Tác giả
lựa chọn một huyện ở vị trí xa trung tâm thành phố nhất (Lâm Bình) và một huyện ở
vị trí gần trung tâm thành phố nhất (Yên Sơn) nhằm có những so sánh đối chiếu, để
có thể rút ra các kết luận về sự khác biệt trong tiếp cận thông tin truyền thông phòng
chống HIV/AIDS của cộng đồng dân tộc thiểu số dựa trên địa bàn sinh sống.
Bảng 2: Thống kê các thành phần dân tộc huyện Yên Sơn và
huyện Lâm Bình3
Huyện Yên Sơn
TT

Huyện Lâm Bình

Dân tộc
Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu


1

Kinh

23698

88063

195

844

2

Tày

5649

23244

4468

19333

3

Dao

5419


24109

1838

8645

4

Sán Chay

4539

17917

1

12

5

Nùng

930

4091

7

37


6

Hoa

349

1329

3

15

7

Thái

13

71

1

8

8

Lô Lô

1


12

0

0

3

Số liệu điều tra tính đến tháng 01 năm 2014 do Ủy ban Nhân dân huyện Yên Sơn, Ủy ban Nhân dân huyện
Lâm Bình, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang cung cấp.

6


9

Hmông

1481

7568

390

2063

10

Pu Péo


12

65

0

0

11

Mƣờng

32

203

0

16

12

Thanh Y

3

4

0


0

13

Sán Dìu

5

37

0

0

14

Ê Đê

5

27

0

0

15

Khơ Me


3

10

0

0

16

Giáy

5

14

0

0

17

Pà Thẻn

13

43

80


412

18

La Chí

1

2

0

0

19

Pa Kô

1

4

0

0

20

Cơ Tu


1

4

0

0

21

Bố Y

2

16

0

0

22

Hơ Rê

1

3

0


0

23

Cơ Ho

1

1

0

0

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp tiếp cận định tính và định lƣợng. Cụ thể là dữ liệu
nghiên cứu chủ yếu đƣợc thu thập trong quá trình điền dã Nhân học tại các địa bàn
đƣợc lựa chọn, dựa trên các phƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân, quan sát tham gia
và thảo luận nhóm tập trung. Bên cạnh đó tôi cũng kết hợp sử dụng điều tra bảng
hỏi có cấu trúc về một số nội dung nhƣ kiến thức về HIV/AIDS của ngƣời dân, tỷ lệ
các ngôn ngữ đƣợc sử dụng phổ biến tại địa phƣơng, cơ cấu chuyên môn của cán bộ
truyền thông, thái độ của ngƣời dân đối với nội dung truyền thông bằng hình ảnh…
nhằm đƣa ra các phân tích mang tính định lƣợng. Nội dung trình bày trong luận văn
này là kết quả nghiên cứu rút ra từ 34 cuộc phỏng vấn sâu, chín buổi thảo luận
nhóm tập trung và 106 phiếu trả lời bảng hỏi có cấu trúc (64 phiếu trả lời của ngƣời
dân địa phƣơng, 42 phiếu trả lời của cán bộ truyền thông) với hai nhóm đối tƣợng
ngƣời dân và cán bộ truyền thông các cấp.

7



Về đối tƣợng ngƣời dân
Ở phạm vi nghiên cứu này, tôi nghiên cứu trƣờng hợp hai nhóm tộc ngƣời Tày
và Hmông. Tại Tuyên Quang, ngƣời Tày là nhóm dân tộc thiểu số chiếm ƣu thế hơn
cả về số lƣợng cũng nhƣ trình độ phát triển kinh tế - xã hội (Nguyễn Thu Hƣơng &
Nguyễn Trƣờng Giang, 2012). Trong khi nhóm ngƣời Hmông là nhóm dân tộc ít
ngƣời hơn và kém ƣu thế hơn (Nguyễn Thu Hƣơng & Nguyễn Trƣờng Giang,
2012). Nghiên cứu trƣờng hợp hai nhóm tộc ngƣời có thể làm sáng rõ những khác
biệt trong tiếp cận thông tin truyền thông phòng chống HIV/AIDS.
Do các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS đƣợc triển khai tại
Việt Nam thƣờng hƣớng tới đối tƣợng trong độ tuổi từ 15 - 49 nên luận văn này
cũng giới hạn mẫu nghiên cứu ngƣời dân ở độ tuổi từ 15 - 494.
Tại mỗi huyện, tôi áp dụng phƣơng pháp trái bóng tuyết qua sự giới thiệu của
một số ngƣời quen ở địa phƣơng để tìm kiếm và lựa chọn thông tín viên tại 4 xã
tham gia phỏng vấn sâu cá nhân. Tại mỗi xã tôi thực hiện phỏng vấn sâu với hai
ngƣời dân bao gồm một nam và một nữ. Đồng thời 02 thảo luận nhóm cũng đƣợc
tiến hành ở mỗi huyện. 64 ngƣời dân thuộc 8 xã này cũng tham gia trả lời bảng hỏi
phỏng vấn có cấu trúc.
Về đối tƣợng cán bộ truyền thông
Thực tiễn tại các địa bàn nghiên cứu cho thấy với công tác truyền thông, thì ở
mỗi cấp lại có sự tham gia của đại diện các ban ngành khác nhau: Trung tâm y tế,
trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng dân tộc5. Do đó, để vận dụng linh
hoạt theo từng cấp quản lý, tôi cố gắng tiếp cận những cán bộ truyền thông có thể
thuộc các ban/ngành khác nhau, nhƣng trực tiếp thực thi hoặc có trách nhiệm chỉ
4

Cục Phòng, chống HIV/AIDS (2014): Do số ngƣời nhiễm HIV/AIDS ở độ tuổi từ 15-49 chiếm tỷ lệ cao
nhất trong các nhóm tuổi nên các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS thƣờng hƣớng đến đối
tƣợng thuộc nhóm tuổi này. Trong năm 2013, ba nhóm tuổi có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS cao nhất là: 20-29

(32.9%), 30-39 (45,1%), 40-49 (13,7%).
5
Ở cấp tỉnh đó là cán bộ thuộc các đơn vị cụ thể: Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm
Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội. Ở cấp huyện là
cán bộ thuộc các đơn vị: Trung tâm Y tế huyện, Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Phòng Dân tộc,
Phòng Văn hóa và Thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Huyện đoàn. Ở cấp xã/thôn thì cán bộ truyền thông là
cán bộ y tế xã/thôn, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, không có
cán bộ truyền thông chuyên biệt.

8


đạo tổ chức, thực hiện truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân tộc
thiểu số.
Bảng 3: Thiết kế mẫu nghiên cứu của luận văn
Phƣơng pháp nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu
Cấp huyện

Cấp tỉnh

Tổng
cộng

Yên Sơn

Lâm Bình

15


15

4

34

Người dân (cuộc)

8

8

0

16

Nam (ngƣời)

4

4

0

8

Nữ (ngƣời)

4


4

0

8

7

7

4

18

Nam (ngƣời)

4

4

3

11

Nữ (ngƣời)

3

3


1

7

Thảo luận nhóm tập trung
(buổi)

4

4

1

9

Người dân (buổi)

2

2

0

4

Nam (ngƣời)

4


4

0

8

Nữ (ngƣời)

4

4

0

8

Cán bộ truyền thông (buổi)

2

2

1

5

Nam (ngƣời)

4


4

3

11

Nữ (ngƣời)

3

3

1

7

Bảng hỏi có cấu trúc (phiếu)

49

49

8

106

Người dân (phiếu)

32


32

0

64

Nam (ngƣời)

16

16

0

32

Nữ (ngƣời)

16

16

0

32

Cán bộ truyền thông (phiếu)

17


17

8

42

Nam (ngƣời)

9

9

5

23

Nữ (ngƣời)

8

8

3

19

Phỏng vấn sâu cá nhân (cuộc)

Cán bộ truyền thông (cuộc)


Trong các cuộc phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tập trung, tôi đều
có sử dụng máy ghi âm. Việc sử dụng máy ghi âm này tôi có xin phép và nhận
9


đƣợc sự đồng ý của tất cả thông tín viên với cam kết rằng những chia sẻ của họ chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Vì lý do nhạy cảm, trƣớc khi tiến hành
phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung hay phỏng vấn bảng hỏi, tôi đã cam kết
không công bố những thông tin cá nhân quan trọng (họ tên, số điện thoại, địa chỉ,
ngày sinh) của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn. Nên trong một số trích dẫn dữ
liệu ở luận văn này tôi mã hóa tên của các thông tín viên bằng các chữ cái.
Dữ liệu định tính thu thập từ phỏng vấn sâu cá nhân và thảo luận nhóm tập
trung đƣợc tôi xử lý và lƣu trữ bằng phần mềm NVIVO. Dữ liệu định lƣợng thu
thập từ điều tra bảng hỏi đƣợc tôi xử lý và lƣu trữ bằng phần mềm SPSS.
2.4. Hạn chế nghiên cứu
Nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định về mặt
phƣơng pháp. Trƣớc hết do tôi không thông thạo tiếng Tày và Hmông nên phải cần
đến hai ngƣời địa phƣơng hỗ trợ phiên dịch trong một số cuộc phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm tập trung và điều tra bảng hỏi. Do đó ý nghĩa một số câu trả lời của
ngƣời dân có thể chƣa đƣợc chuyển ngữ chính xác hoàn toàn. Tuy nhiên, chỉ có 3
trƣờng hợp ngƣời Hmông và 1 trƣờng hợp ngƣời Tày gặp khó khăn trong giao tiếp
bằng tiếng Việt và cần phiên dịch. Các thông tín viên khác đều có khả năng giao
tiếp thành thạo bằng tiếng phổ thông.
Tiếp nữa do điều kiện thời gian và tài lực hạn hẹp, việc tiến hành chọn mẫu
nghiên cứu chƣa mang tính ngẫu nhiên. Hạn chế này dẫn đến khả năng là các phát
hiện nghiên cứu chƣa có tính đại diện, khái quát cao.
3. Cấu trúc của luận văn
Bên cạnh phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc tôi bố cục bao gồm
bốn chƣơng nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài

Chƣơng 2: Nhận thức về truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng
đồng dân tộc thiểu số: Góc nhìn ngƣời dân
Chƣơng 3: Công tác truyền thông từ góc độ “nguồn”
Chƣơng 4: Rào cản và thách thức – Bài toán khó cho ngƣời dân và cán bộ
truyền thông
10


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trong số các nghiên cứu về truyền thông phòng chống HIV/AIDS (Grov,
2015; Eggermont, 2014; Kajubi, 2014; Iqbal, 2007; Muturi, 2005; Obregon, 2000),
rất nhiều nghiên cứu mang tính đánh giá về hiệu quả của các chƣơng trình truyền
thông phòng chống HIV/AIDS triển khai ở cấp cơ sở (Okidu, 2013; Peltzer, 2012;
Karlyn, 2001). Những nghiên cứu này thƣờng đánh giá sự thay đổi nhận thức của
ngƣời dân về kiến thức phòng chống HIV/AIDS và sự thay đổi hành vi nguy cơ lây
nhiễm trƣớc và sau khi triển khai các chƣơng trình truyền thông cộng đồng, để từ đó
xác định đƣợc tầm quan trọng của truyền thông trong cuộc chiến phòng chống đại
dịch này. Nhƣ nghiên cứu của Celeste Farr và cộng sự (2005) đi vào tìm hiểu mức
độ hiệu quả của hình thức truyền thông qua đài phát thanh đến việc thay đổi nhận
thức của ngƣời dân Ethiopia về giảm thiểu hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV. Hay
nhƣ nghiên cứu của William Brown (2009) nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của
việc các ngôi sao giải trí nổi tiếng tham gia vào hoạt động truyền thông phòng
chống HIV/AIDS đến sự giảm thiểu thực hiện các hành vi có nguy cơ lây nhiễm của
ngƣời dân tại miền tây của Hoa Kỳ. Hoặc nhƣ nghiên cứu của Julie Duck (1995) đi
vào tìm hiểu sự thay đổi tích cực và tiêu cực trong nhận thức của ngƣời dân Úc sau
khi xem các đoạn phim truyền thông ngắn về AIDS và tình dục an toàn. Có thể kể
đến nghiên cứu của Janaki Vidanapathirana và cộng sự (2005) nhằm tìm hiểu mức
độ tác động của truyền thông đại chúng tới việc khuyến khích ngƣời dân quyết định

xét nghiệm HIV.
Các nghiên cứu dạng này thƣờng tập trung vào việc đánh giá hiệu quả các
chƣơng trình truyền thông, nhƣng có rất ít học giả đi sâu phân tích các bất cập trong
quá trình xây dựng và tổ chức chƣơng trình truyền thông. Đáng chú ý là nghiên cứu
của Jane Bertrand và cộng sự (2006) dựa trên 15 chƣơng trình truyền thông đại
chúng trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2004 tại 10 quốc gia đang phát triển
ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á. Nhóm tác giả cho thấy tại nhiều nơi các chƣơng
11


trình truyền thông đại chúng chỉ thay đổi nhận thức và hành vi có nguy cơ lây
nhiễm HIV của ngƣời dân ở mức rất thấp (1-2% so với trƣớc khi truyền thông).
Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định rằng, truyền thông có vai trò tích cực đối với
việc thay đổi nhận thức và hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV của ngƣời dân, tuy
nhiên cách thực hiện truyền thông nhƣ thế nào mới là yếu tố quyết định. Bertrand và
cộng sự cũng thừa nhận rằng, cần có những đánh giá chi tiết hơn nữa để phân tích
một cách toàn diện về tác động của truyền thông đại chúng về phòng chống
HIV/AIDS trong cộng đồng.
Một hƣớng nghiên cứu thứ hai trên lĩnh vực này là các nhà nghiên cứu (Okidu,
2013; Hasler, 2013) thƣờng đặt ra mục tiêu xây dựng đƣợc một khung chuẩn chung
cho các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Theo đó nhiều nghiên
cứu (Hanan, 2009; Airhihenbuwa, 1999; Arora, 2007) đƣợc tiến hành nhằm phân
tích những ƣu điểm, hạn chế từ các chƣơng trình truyền thông đã triển khai và kinh
nghiệm từ các bên hữu quan. Nhƣ nghiên cứu của Tisha Wheeler (2003) tổng hợp
dữ liệu về các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại Somalia nhằm
đƣa ra một khung lý thuyết chung mà các chƣơng trình truyền thông và vận động
phòng chống HIV/AIDS tại Somalia thƣờng áp dụng. Hay nhƣ nghiên cứu của
Travis Hasler (2013) đi vào tìm hiểu những ý kiến của công nhân ở miền Bắc
Uganda về các chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS mà họ đƣợc tiếp
cận nhằm xây dựng một khung truyền thông chiến lƣợc dành cho đối tƣợng này.

Cũng nhƣ nghiên cứu của Catherine Medina (2011) tìm hiểu những nhu cầu cơ bản
có liên quan đến tình dục của phụ nữ da màu sống tại Mỹ nhằm xây dựng một
khung lý thuyết về truyền thông phòng chống HIV/AIDS phù hợp với họ. Những
nghiên cứu dạng này có tính ứng dụng cao nhƣng hạn chế khi chỉ có thể áp dụng
cho một địa phƣơng hoặc một cộng đồng cụ thể.
Truyền thông có sự tham gia của cộng đồng cũng là một hƣớng nghiên cứu
đƣợc các nhà nghiên cứu (Arora, 2007; Gill, 2005) quan tâm và tìm hiểu, đặc biệt là
với đối tƣợng truyền thông là các nhóm cộng đồng yếu thế và nhạy cảm nhƣ ngƣời
lao động tình dục, nam giới có quan hệ tình dục với nam giới, ngƣời nghiện ma túy,

12


dân tộc thiểu số. Những nghiên cứu dạng này chứng tỏ sự cần thiết của việc khuyến
khích đối tƣợng mục tiêu (ngƣời nhận/thụ hƣởng thông tin truyền thông) tham gia
vào quá trình truyền thông. Chính vì vậy, mô hình truyền thông có sự tham gia
(participatory communication model) đƣợc các tác giả nghiên cứu (Gao, 2007;
Basu, 2009) khuyến nghị nhƣ là một mô mình mẫu mực trong công tác truyền thông
phòng chống HIV/AIDS ở nhóm đối tƣợng yếu thế và nhạy cảm. Nhƣ nghiên cứu
của Ambar Basu (2009) phân tích các câu chuyện đƣợc chia sẻ từ ngƣời lao động
tình dục nữ tại thành phố Kolkata (Tây Bengal, Ấn Độ) khi chính bản thân họ tham
gia vào hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong mạng lƣới ngƣời lao
động tình dục tại đây. Các kết nghiên cứu của Basu cho thấy việc ngƣời lao động
tình dục nữ tham gia vào hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong
mạng lƣới ngƣời lao động tình dục giúp đối tƣợng truyền thông thay đổi hành vi có
nguy cơ lây nhiễm một cách tích cực và bền vững. Hay nhƣ nghiên cứu của Yun
Gao và cộng sự (2007) về mức độ hiệu quả của các chƣơng trình truyền thông
phòng chống HIV/AIDS trong nhóm nam giới có quan hệ tình dục với nam giới
(MSM) tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc). Gao và nhóm cộng sự đã phân tích
và chỉ ra tính kém hiệu quả của các chƣơng trình truyền thông phòng chống

HIV/AIDS theo phƣơng thức truyền thống vì không thể tiếp cận sâu vào cộng đồng
nam giới có quan hệ tình dục với nam giới; đồng thời cho thấy tỷ lệ sử dụng bao cao
su trong cộng đồng này tăng lên đáng kể khi có sự tham gia của chính thành viên
trong cộng đồng vào hoạt động truyền thông.
Một hƣớng nghiên cứu thứ tƣ trên lĩnh vực này là các nhà nghiên cứu (Uwah,
2013; Hayford, 2001; Dutta, 2009; Airhihenbuwa, 2004…) nhấn mạnh yếu tố văn
hóa trong thiết kế chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS. Theo đó
nhiều nghiên cứu (Webster, 2004; Resnicow, 1999; Matthew Kreuter, 2004;
Wilson, 2003…) đƣợc tiến hành nhằm làm rõ sự cần thiết của việc lồng ghép nhiều
yếu tố kết hợp với nhau trong một chƣơng trình truyền thông phòng chống
HIV/AIDS, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố văn hóa. Ví dụ nhƣ nghiên cứu của
Chijioke Uwah (2013) đi vào tìm hiểu các thiết kế chƣơng trình truyền thông phòng

13


chống HIV/AIDS ở KwaZulu Natal – tỉnh có số ngƣời nhiễm HIV/AIDS cao nhất
của Nam Phi. Bằng những phân tích của mình, Uwah đã cho thấy sự lặp lại rập khuôn
trong các bản thiết kế những chƣơng trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại
đây mà không chú ý tới các yếu tố văn hóa ở địa phƣơng, dẫn đến tính kém hiệu quả
các các chƣơng trình truyền thông này. Hay nhƣ nghiên cứu của Collins
Airhihenbuwa (2004) đi vào tìm hiểu vai trò của văn hóa trong truyền thông thay đổi
hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV của ngƣời dân ở châu Phi. Các kết quả nghiên cứu
của Airhihenbuwa cho thấy các chƣơng trình truyền thông tác động đến những giá trị
văn hóa có liên quan đến tình dục làm thay đổi tích cực các hành vi tình dục không an
toàn của ngƣời dân. Từ đó, Airhihenbuwa đƣa ra kết luận về sự cần thiết của việc xây
dựng mô hình truyền thông chú trọng tới yếu tố văn hóa ở mỗi địa phƣơng tại châu
Phi. Hay nhƣ nghiên cứu của Muturi (2005) nhằm tìm hiểu sự ảnh hƣởng của các
niềm tin văn hóa đến quyết định sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ ở vùng
nông thôn của Kenya nhằm xác định các yếu tố văn hóa cần lƣu ý khi tiến hành

truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại đây. Các kết quả nghiên cứu của Muturi
ngoài việc cho thấy mức độ ảnh hƣởng sâu sắc của những niềm tin văn hóa tới việc
quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai còn chứng minh tính thất bại của các
chƣơng trình truyền thông tại Kenya vì không thiết lập đƣợc mối quan hệ với ngƣời
dân do tính không phù hợp với những đặc trƣng văn hóa của họ.
Vấn đề truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân tộc thiểu
số cũng là một hƣớng nghiên cứu thứ năm đƣợc nhiều nhà nghiên cứu (Stevens,
2010; Patton, 2009; Cargill & Stone, 2005…) quan tâm và tìm hiểu. Các nghiên cứu
dạng này chủ yếu chứng minh tính bất bình đẳng khi ngƣời dân tộc thiểu số tiếp cận
với các dịch vụ truyền thông hoặc xác định những rào cản mà họ gặp phải. Ví dụ
nhƣ nghiên cứu của Valerie Stone (2003) đi vào đo lƣờng mức độ hài lòng của cộng
đồng ngƣời di cƣ gốc Phi cùng các cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số khác sinh sống
tại Mỹ khi tiếp cận những dịch vụ chăm sóc sức khỏe có liên quan đến HIV/AIDS
nhằm xác định tính cần thiết của việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động truyền thông
phòng chống HIV/AIDS trong nhóm đối tƣợng này. Bằng những cứ liệu thuyết

14


phục, Stone chứng minh tình trạng kém hài lòng của cộng đồng ngƣời di cƣ gốc Phi
cùng các cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số khác sinh sống tại Mỹ khi tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe có liên quan đến HIV/AIDS. Stone đề xuất một mô hình
truyền thông phòng chống HIV/AIDS đƣợc lồng ghép vào điều trị y tế; trong đó,
tăng cƣờng sự giao tiếp của các bác sĩ với bệnh nhân là ngƣời dân tộc thiểu số, xóa
bỏ sự bất bình đẳng và kỳ thị đối với họ. Hay nhƣ nghiên cứu của Mark Johnson
(1996) về rào cản đối với cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng miền Tây Midlands
của nƣớc Anh khi tiếp cận các thông tin về truyền thông sức khỏe nói chung và
truyền thông phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Các kết quả nghiên cứu của
Johnson cho thấy rào cản tiếp cận với thông tin truyền thông của ngƣời dân tộc
thiểu số đƣợc sinh ra từ sự nghèo đói, vấn đề bất bình đẳng giới và các vấn đề

kinh tế - xã hội khác, đặc biệt là yếu tố văn hóa. Chính vì vậy, việc thực hiện
truyền thông phòng chống HIV/AIDS với đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số cần
đặc biệt xem xét mức độ ảnh hƣởng của các đặc trƣng nhƣ văn hóa, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, trƣờng hợp nhiễm HIV đầu tiên đƣợc phát hiện vào tháng 12
năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, nhƣng đến năm 1993 thì HIV mới bắt đầu
bùng nổ thành dịch bệnh lớn và HIV/AIDS đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều hơn
từ cuối thế kỷ XX. Những nghiên cứu đầu tiên về HIV/AIDS trong nhóm đối
tƣợng ngƣời dân tộc thiểu số là các điều tra về tình hình hiện nhiễm (Bộ Y tế Việt
Nam và WB, 2007; Nguyễn Thanh Long, 2007; Nguyễn Bá Cẩn, 2006; Nguyễn
Anh Tuấn và cộng sự, 2010…). Kể từ đó, vấn đề truyền thông phòng chống
HIV/AIDS trong nhóm đối tƣợng ngƣời dân tộc thiểu số ngày càng đƣợc quan tâm
và tìm hiểu nhiều hơn.
Trong số các nghiên cứu về truyền thông phòng chống HIV/AIDS với cộng
đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Phạm Hùng, 2008; Nguyễn Vũ Thƣợng, 2005;
Chu Quốc Ân, 2010), rất nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả
công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS ở các địa phƣơng khác nhau

15


(Nguyễn Thùy Dƣơng, 2010; Phan Thị Thu Hƣơng, 2012; Hà Minh Nguyệt, 2012).
Ví dụ nhƣ nghiên cứu của Bộ Y tế Việt Nam phối hợp cùng WB (2007, 2012) nhằm
mục đích đánh giá kết quả truyền thông can thiệp về các chỉ số kiến thức, thái độ,
hành vi phòng chống HIV/AIDS, đồng thời xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV trƣớc và
sau can thiệp trên nhóm dân tộc Thái tại huyện Quan Hóa và Lang Chánh, tỉnh
Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về HIV/AIDS của ngƣời dân
tăng lên rõ rệt ở lần điều tra năm 2012 so với lần điều tra năm 2007. Nghiên cứu
cũng bƣớc đầu đánh giá sự phù hợp của các biện pháp truyền thông tại địa bàn bao

gồm cả truyền thông đại chúng và một số mô hình truyền thông trực tiếp, truyền
thông dựa vào cộng đồng. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp truyền
thông trực tiếp, dựa vào cộng đồng khá là phù hợp với đối tƣợng đồng bào dân tộc
thiểu số. Hay nhƣ nghiên cứu của Phan Thị Thu Hƣơng (2013) đi vào đánh giá hiệu
quả mô hình truyền thông can thiệp phòng lây nhiễm HIV với trƣờng hợp ngƣời
Thái trong độ tuổi 15 - 49 tuổi tại 2 huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa. Tác giả đã thực
hiện việc đánh giá thông qua khung chỉ số về nhận thức, thái độ và hành vi của
nhóm đối tƣợng nghiên cứu về phòng chống HIV/AIDS. Những nghiên cứu dạng
này có sự đóng góp lớn đối với việc cung cấp dữ liệu cơ bản và đánh giá khả năng
duy trì hiệu quả, nhân rộng các các chƣơng trình truyền thông phòng chống
HIV/AIDS với đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, các nghiên cứu này
mới dừng lại ở mức độ mô tả cắt ngang, nên chƣa chỉ ra đƣợc các yếu tố cụ thể nào
cần nhấn mạnh khi thực hiện truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng
dân tộc thiểu số.
Một hƣớng nghiên cứu thứ hai trong lĩnh vực này (Bùi Đức Thắng, 2001;
Nguyễn Thanh Long, 2007) là các nhà nghiên cứu đi vào tìm hiểu khả năng tiếp cận
các dịch vụ truyền thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có liên quan đến HIV/AIDS ở
ngƣời dân tộc thiểu số. Nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách (2010) tìm hiểu về sự tiếp
cận thông tin truyền thông phòng chống HIV/AIDS và dịch vụ chăm sóc sức khỏe
có liên quan đến HIV/AIDS của ngƣời dân tộc thiểu số tại năm huyện (Tuần Giáo,
Ngọc Hồi, Tân Châu, Điện Biên Đông, Tịnh Biên) thuộc ba tỉnh Kon Tum, An

16


Giang, Điện Biên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn có của các dịch vụ
truyền thông cũng nhƣ dịch vụ chăm sóc sức khỏe chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực
tế của ngƣời dân; đồng thời, năng lực cung cấp dịch vụ truyền thông cũng nhƣ dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của địa phƣơng còn tƣơng đối hạn chế. Cho nên cộng đồng
dân tộc thiểu số tại đây gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận các thông tin truyền

thông và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tƣơng tự nghiên cứu của Lã Mạnh Cƣờng và
các cộng sự (2007) xem xét thực trạng cung cấp dịch vụ truyền thông và chăm sóc
sức khỏe sinh sản có liên quan đến HIV/AIDS cho ngƣời dân tộc thiểu số thuộc ba
huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh Bình Định là An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân
Canh. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng thiếu thốn và năng lực cung
cấp dịch vụ truyền thông cũng nhƣ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản còn hạn chế.
Ngoài việc thiếu cơ sở vật chất và thiếu cán bộ y tế có trình độ chuyên môn thì các
dịch vụ truyền thông phòng chống HIV/AIDS và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản cũng chƣa đƣợc thiết kế phù hợp với tập tục văn hoá của ngƣời dân địa
phƣơng. Lã Mạnh Cƣờng và các cộng sự còn nhấn mạnh khía cạnh bất cập về thời
điểm tiến hành các hoạt động truyền thông tại cộng đồng chủ yếu vào tối muộn nên
gây ra nhiều khó khăn cho cả cán bộ truyền thông và ngƣời dân. Đáng chú ý là tình
trạng thiếu vắng những hoạt động truyền thông ở nhóm đối tƣợng chức sắc uy tín
trong cộng đồng và nam giới (những ngƣời có vai trò ảnh hƣởng hoặc quyết định
đối với phụ nữ và trẻ em trong cộng đồng của họ).
Xác định các rào cản trong công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS với
cộng đồng dân tộc thiểu số cũng là một hƣớng nghiên cứu thứ ba đƣợc các nhà
nghiên cứu (Nguyễn Đình Tuấn, 2014; Phan Thị Thu Hƣơng, 2012…) quan tâm và
tìm hiểu. Có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dƣơng (2010) đi vào phân
tích tác động của các chƣơng trình truyền thông đại chúng và rào cản ngôn ngữ
trong việc phổ cập kiến thức về HIV/AIDS trong nhóm dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái.
Các kết quả hồi quy logistic nhị phân cho thấy rào cản ngôn ngữ là nhân tố quan
trọng ảnh hƣởng đến nhận thức về HIV/AIDS. Cụ thể, tỷ lệ những ngƣời có khả
năng giao tiếp bằng tiếng Kinh phổ thông (tiếng Việt) nhận thức khá đầy đủ về

17


×