Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hoá (xét về khía cạnh từ vựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.7 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ XẢO BÌNH

LỖI CỦA NGƢỜI TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ XUYÊN VĂN HOÁ
( XÉT VỀ KHÍA CẠNH TỪ VỰNG)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số: 50408


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học
PGS-TS TRẦN TRÍ DÕI



HÀ NỘI NĂM 2004


Mục lục
Trang
Mở đầu 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục đích nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
3. Ý nghĩa của đề tài 7


4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Bố cục của luận văn 8
Chƣơng I Một số nhận thức chung về ngôn ngữ và văn hoá trong việc dạy và
học tiếng nƣớc ngoài. 9
1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 9
1.1. Những nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ 9
1.2. Khái niệm văn hoá 10
1.3. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 11
2.Đôi nét về lịch sử tiếp xúc giữa tiếng Hán và tiếng Việt 14
2.1. Sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán 14
2.2. Mặt thuận lợi và mặt tiêu cực của lớp từ Hán Việt đối với việc dạy và học
tiếng Việt của người Trung Quốc 16
3.Văn hoá với dạy và học ngoại ngữ 17
3.1. Tính quan trọng của văn hoá trong dạy và học ngoại ngữ 17
3.2. Xuyên văn hoá với dạy và học ngoại ngữ 19

Chƣơng II Những kiểu lỗi thƣờng gặp của sinh viên Trung Quốc khi học
tiếng Việt. 24
1. Xuyên văn hoá xuyên suốt mọi giai đoạn trong quá trình học
ngoại ngữ 24
2. 2. Lỗi văn hoá trong giao tiếp 27
3. Các kiểu lỗi thường gặp khi sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt ( xét về khía
cạnh từ vựng) 30
Vấn đề tƣ liệu 30
Phân loại các kiểu lỗi theo từ loại 31
Từ xưng hô 31
Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất 31
Đại từ xưng hô ngôi thứ hai 33
Đại từ xưng hô ngôi thứ ba 34
3.2.2. Đại từ chỉ định 35

3.2.3. Một số động từ 36
3.2.3.1. Động từ chuyển động 36
3.2.3.2. Những động từ khác 37
3.2.4. Một số danh từ 39
3.2.5. Một số phó từ 40
3.2.6.Số từ 42
3.2.7.Giới từ 43
3.2.8.Cảm từ 45
3.2.9.Về ―sự‖ và ―việc‖ 45
3.2.10.Tính từ 46
3.2.11.Về thành ngữ, tục ngữ 47
3.3. Phân loại các kiểu lỗi theo từng năm học 48
Chƣơng III Những phân tích và nhận xét dữ liệu từ góc độ
giao văn hoá. 50
1. Nguyên nhân gây lỗi 50
2. Thử đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về xuyên văn hoá
cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt 54
Song song với việc dạy ngôn ngữ, phải dạy văn hoá của ngôn
ngữ đích 54
Một vài nhận xét và đề nghị việc dạy ngôn ngữ và văn hoá 56
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 60













Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài.
Mấy năm gần đây, số người Trung Quốc học tiếng Việt ngày càng đông. Với
tư cách là một trong những trung tâm đào tạo ngôn ngữ phi thông dụng (trong đó
có tiếng Việt) cấp nhà nước, hàng năm Học viện Dân tộc Quảng Tây Trung Quốc
đảm nhiệm nhiệm vụ đào tạo hàng trăm sinh viên chuyên ngành tiếng Việt để phục
vụ các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục v.v. Sinh viên học ở trường này được
đánh giá cao về trình độ tiếng Việt, nhất là khẩu ngữ . Tuy nhiên, đối với sinh viên,
dù sao tiếng Việt cũng là ngôn ngữ thứ hai của họ, nên trong quá trình học tập,
thường mắc lỗi về ngữ âm, từ vựng, cấu trúc, ngữ pháp v.v. Một trong số nguyên
nhân dẫn đến những lỗi này một là sự can thiệp của tiếng mẹ đẻ, điển hình là đối
với những sinh viên mới học tiếng Việt. Đối với số sinh viên này khi gặp phải
những từ mà họ chưa học, phản xạ đầu tiên của họ là phiên từ đó từ tiếng mẹ đẻ ra
tiếng Việt. Ví dụ từ ―nước‖ (quốc gia), khi học sinh chưa học từ ―nước‖, thì họ
dùng từ ―quốc‖, chẳng hạn như: ―Trung Quốc là một quốc lớn ‖. Thứ hai là chịu
sự ảnh hưởng của giao thoa văn hoá. Văn hoá Trung Quốc và văn hoá Việt Nam
đều thuộc về nền văn hoá phương Đông, hai nền văn hoá có nhiều điểm tương
đồng, nhất là về ngôn ngữ. Lớp từ Hán Việt trong tiếng Việt là minh chứng cho
điều này. Nhưng dân tộc Trung Hoa và dân tộc Việt Nam vẫn là hai dân tộc khác
nhau, cho nên tập quán, tư duy, cách sống giữa hai dân tộc cũng khác nhau. Ngôn
ngữ là sự chuyển tải của văn hoá, những sự khác biệt đó đã được phản ánh trong
ngôn ngữ. Không nắm được những khác biệt về văn hoá, sẽ mắc lỗi xuyên văn hoá,
có nghĩa là câu nói không sai về từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp, nhưng người bản
ngữ nói ngôn ngữ đó lại không nói như vậy. Hậu quả hoặc là người nghe chẳng
hiểu gì cả, hoặc là gây ra chuyện không vui, may là người nghe biết người nói là

người nước ngoài, nên bỏ qua sự ―thiếu văn hoá‖ của người nói, nếu không sẽ có
hậu quả nghiêm trọng. Đây là điều khó nhất đối với việc dạy và học ngoại ngữ. Hai
vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc quan tâm rất nhiều khi tiếng
Hán được coi là ngoại ngữ đối với người nước ngoài, hay là tiếng Anh được coi là
ngoại ngữ đối với người Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với tiếng Việt, một thứ ngoại
ngữ đang được nhiều người học ở Trung Quốc, những lỗi về văn hoá mà người học
đang vấp phải hầu như chưa có một công trình nào quan tâm đến. Thực ra, đây là
khâu rất quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt, do đó nó chính là lý do quan
trọng nhất để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Mục đích của luận văn này là chỉ ra những lỗi dùng từ của sinh viên
Trung Quốc khi học tiếng Việt, sau đó phân tích nguyên nhân nào đã gây những lỗi
đó, rồi tìm ra cách để chữa. Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ phải thu thập
những lỗi về từ vựng mà sinh viên Trung Quốc thường hay mắc, rồi phân tích từng
loại lỗi từ góc độ xuyên văn hoá.
2.2. Đối tượng nghiên cứu ở đây là đại từ nhân xưng (gồm đại từ nhân xưng
ngôi thứ 1, đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 và đại từ nhân xưng ngôi thứ 3); đại từ chỉ
định; động từ: động từ chuyển động và một vài động từ khác; danh từ; tính từ; số
từ; giới từ ; cảm từ; một số thành ngữ tục ngữ, khi phân tích những trường hợp này
đều có sự so sánh đối chiếu với những từ ngữ tiếng Hán tương đương.
Lỗi mà sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt gây ra có phạm vị rất rộng, hầu
như mỗi một loại từ đều thấy có. Vì thế nếu chúng tôi phân tích mọi trường hợp và
từ nhiều góc độ, thì phải mất nhiều công sức. Trong khi đó nhiệm vụ của chúng tôi
chỉ là phạm vi của một luận văn thạc sĩ nên khả năng của chúng tôi là rất hạn chế.
Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi chỉ xem xét những lỗi dùng từ có tần suất cao,
rồi phân tích những những lỗi đó từ góc độ xuyên văn hoá để thực hiện mục đích
của luận văn như đã nêu ở trên.
3. Ý nghĩa của luận văn.
Thực hiện các mục đích và nhiệm vụ nêu trên, luận văn này hy vọng được góp
một phần cho việc giảng dạy tiếng Việt cũng như nghiên cứu về Việt ngữ học của

giáo viên Trung Quốc, giúp đỡ sinh viên tránh được những lỗi ở mức tối thiểu khi
học tiếng Việt, làm cho sinh viên dùng từ chính xác hơn, từ đó nâng cao trình độ
tiếng Việt một cách nhanh chóng hơn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn này chúng tôi dùng phương pháp hay cụ thể hơn là thao tác so sánh
đối chiếu hai lớp từ tiếng Hán và tiếng Việt để nghiên cứu ngôn ngữ ở khía cạnh
xuyên văn hoá. Đồng thời, trong luận văn chúng tôi cũng dùng cách thống kê, miêu
tả, rồi sau đó phân tích tổng hợp để đi đến nhận xét và kết luận cụ thể.
5. Bố cục của luận văn.
Luận văn gồm các phần và các chương chính như sau:
Mở đầu
Chương I:
Một số nhận thức chung về ngôn ngữ và văn hoá trong việc dạy và học tiếng nước
ngoài
Chương II:
Những kiểu lỗi thường gặp của sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt
Chương III:
Những phân tích và nhận xét dữ liệu từ góc độ xuyên văn hoá

Kết luận
Tài liệu tham khảo


Chƣơng I
MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ TRONG
VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG NƢỚC NGOÀI

1. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá.
1.1.Những nét đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ.
1.1.1. Ngôn ngữ là hiện tƣợng xã hội.

Ngôn ngữ là sản phẩm của xã hội nhân loại. Ngôn ngữ chỉ tồn tại trong xã hội
nhân loại.
Ngôn ngữ và xã hội cùng tồn tại bên nhau. Một mặt, ngôn ngữ tựa vào xã hội.
Chỉ có xã hội nhân loại mới có ngôn ngữ, thế giới tự nhiên không tồn tại ngôn ngữ.
Động vật bày tỏ tình cảm và nguyện vọng bằng một số tiếng gọi đơn giản, nhưng
chúng không có ngôn ngữ thật sự với cơ sở là từ vựng cơ bản và cấu trúc ngữ
pháp. Ngôn ngữ còn phát triển theo sự phát triển của xã hội, sự phát triển của ngôn
ngữ thích ứng với sự phát triển của xã hội, và mất đi theo sự mất đi của xã hội. Nếu
xã hội không tồn tại nữa thì ngôn ngữ cũng mất đi. Mặt khác, sự tồn tại và phát
triển của xã hội cũng chịu sự hạn chế của ngôn ngữ. Xã hội không thể không có
ngôn ngữ, ngôn ngữ là tiêu chí quan trong để phân biệt nhân loại và thế giới động
vật. Lịch sử phát triển của xã hội nhân loại đã chứng minh rằng: trong mọi giai
đoạn phát triển của xã hội đều có ngôn ngữ, xã hội mà không có ngôn ngữ sẽ
không tồn tại.
Ngôn ngữ là một trong những động lực chính để tổ chức thúc đẩy đời sống xã
hội. Vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và trao đổi tư tưởng tình cảm, điều phối hoạt
động chung của con người. Nếu không có ngôn ngữ thì xã hội sẽ tan rã. Đồng thời
ngôn ngữ còn là công cụ tư duy trừu tượng của con người: Ngôn ngữ củng cố lại
những kết quả tư duy và thành quả hoạt động nhận thức của con người bằng từ
hoặc câu, truyền lại kinh nghiệm cho đời sau, là một phương tiện quan trọng để
cho văn hoá được truyền bá. Người sau có thể làm việc, nhận biết văn hoá từ cơ sở
của người trước. Cho nên, ngôn ngữ cũng là công cụ thúc đẩy mạnh mẽ đối với sản
xuất xã hội và sự phát triển của xã hội.
1.1.2. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của nhân loại.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp đặc biệt của nhân loại, mà là công cụ giao tiếp
quan trọng nhất của nhân loại. Ngoài ngôn ngữ ra, người ta còn sử dụng công cụ
giao tiếp khác, chẳng hạn như ký hiệu toán học, công thức hoá học, đèn xanh đèn
đỏ, các động tác bằng cơ thể con người v.v. Nhưng tác dụng giao tiếp của những
phương tiện đó không thể sánh được với ngôn ngữ. Trước hết, tất cả những cái đó
đều xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ làm cơ sở, thì chúng

không thể phát huy tác dụng, không thể dùng để giao tiếp. Mặt khác, phạm vị sử
dụng của chúng cũng có hạn. Vì vậy, trong xã hội, chỉ có ngôn ngữ có thể làm công
cụ tốt nhất để giao tiếp và trao đổi tình cảm. Nó có thể diễn đạt tư tưởng phức tạp,
tiện cho sử dụng, và có quan hệ mật thiết với hành vi sản xuất của con người, nó có
quan hệ với hầu như mọi hoạt động của con người. Những công cụ giao tiếp cận
ngôn không thể sánh được với ngôn ngữ, cho nên, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
quan trọng nhất của nhân loại. Nhờ vai trò là công cụ giao tiếp quan trọng này,
ngôn ngữ có sự liên quan chặt chẽ với giao lưu và tiếp xúc văn hoá. Trong xã hội
nói chung và trong xã hội hiện nay, giao lưu và tiếp xúc văn hoá giữa các dân tộc
khác nhau là điều tất yếu. Chính vì vậy, học tập ngôn ngữ ở góc độ giao văn hoá là
thật sự cần thiết ở sinh viên học tiếng nước ngoài.
1.2. Khái niệm văn hoá
Từ khi có từ ― văn hoá‖, biết bao nhiêu nhà khoa học, dân tộc học đã đưa ra
vô số định nghĩa, mà cho đến nay cũng chưa thể nào thống nhất được. Theo từ điển
tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, Hà Nội,2000) thì từ văn hoá có 5 nghĩa:
+ Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra trong quá trình lịch sử.
+ Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh
thần— nói một cách tổng quát.
+ Tri thức kiến thức khoa học.
+ Trình độ cao trong sinh hoạt văn hoá xã hội, biểu hiện của văn minh.
+ Nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở một
tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.
Năm 1871, EB.Tylor, nhà nhân học nổi tiếng người Anh định nghĩa văn hoá
như thế này: ― Văn hoá hay văn minh hiểu theo ý nghĩa dân tộc bao quát của nó, là
một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, phong tục và bất cứ năng lực và tập quán nào được lĩnh hội bởi con người
với tư cách thành viên của xã hội‖[dẫn theo Phạm Đức Dương—Từ văn hoá đến
văn hoá học.năm 2001.tr49]. Định nghĩa này có phạm vi rất rộng, nói một cách
đơn giản hơn là: văn hoá tức là mọi lĩnh vực tinh thần. Định nghĩa có phạm vi rộng

thế này, khi áp dụng khái niệm văn hoá để miêu tả, phân tích, giải thích một số vấn
đề sẽ mất đi tác dụng của nó. Từ đó cho thấy, định nghĩa này vẫn không chính xác
lắm khi giúp cho chúng ta làm việc.
Sau Tylor, văn hoá lại được định nghĩa nhiều lần nữa. Cho đến năm 1952,
đã có hơn 160 định nghĩa khác nhau. Phát triển đến ngày nay, văn hoá vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên có một điều có thể khẳng định rằng, định
nghĩa của văn hoá ngày càng rõ ràng, cụ thể và các phân tích cũng càng tỉ mỉ hơn.
Dựa trên những khái niệm trên, chúng tôi xin xác định ra khái niệm ―giao
văn hoá‖ hay gọi là ―xuyên văn hoá‖ để giải thích những hiện tượng dạy và học
ngoại ngữ nói chung và người Trung Quốc dạy và học tiếng Việt nói riêng theo
cách hiểu của mình. Phần này sẽ được trình bày ở Chương II và Chương III của
luận văn này.
1.3.Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
Vấn đề giữa ngôn ngữ và văn hoá đã được các nhà khoa học bàn đến từ lâu và
bàn rất nhiều, bàn rất sâu sắc. Quan hệ đó, theo chúng tôi, đó là quan hệ như cá với
nước và có thể nói có nhiều ý kiến rất thống nhất.
1.3.1.Ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá
Trước hết, ngôn ngữ dân tộc bao giờ cũng là một bộ phận hợp thành của nền
văn hoá dân tộc đó. Nó là phương tiện để phản ánh nền văn hoá dân tộc nên được
phát triển không ngừng. Một nền văn hoá phát triển sẽ chứa đựng một ngôn ngữ
phong phú. Tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Việt những thế kỷ trước có rất nhiều cái
khác so với tiếng Hán, tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại, bởi một xã hội văn minh,
có một nền văn hoá cao đòi hỏi trong ngôn ngữ phải có những tín hiệu mới, quy tắc
mới đẻ phản ánh được tất cả những giá trị văn hoá tinh thần và vật chất của dân tộc
nói thứ tiếng đó.
1.3.2.Ngôn ngữ là cái hàm chữa văn hoá
Tuy ngôn ngữ nằm trong nền văn hoá dân tộc, nhưng bản thân ngôn ngữ lại là
tiền đề của một hiện tượng văn hoá. Theo Ănghen, ―đồng thời với lao động là ngôn
ngữ‖, vì vậy ngôn ngữ là cái sớm nhất, cùng với lao động, ngôn ngữ dần dần làm
cho con người văn minh hơn. Từ những từ đơn giản nhất phát ra trong lao động sẽ

phát triển thành những câu hò, điệu hát và thơ ca sau này. Từ đây, chúng ta cũng
thấy được ngôn ngữ luôn là bước khởi đầu của văn hoá, là dạng thức hàm chứa
một nội dung văn hoá nào đó. Do vậy mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá
không giống như quan hệ giữa ngôn ngữ và các ngành khoa học khác. Quan hệ này
như một cái gì đó tuần hoàn, cái này là khởi điểm của cái kia và có vòng ngược lại.
1.3.3. Sự ảnh hƣởng của văn hoá đối với ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là sản phẩm tín hiệu phản ánh hoạt động của con người, vì thế hoạt
động của con người ảnh hưởng đến mọi mặt của ngôn ngữ, kể cả cách quan niệm,
tư duy và diễn đạt ngôn ngữ. Đồng thời hoạt động của con người cũng có ảnh
hưởng tới thụ đắc ngôn ngữ.
Sự ảnh hưởng của văn hoá đối với hệ thống ngôn ngữ trước hết thể hiện ở tác

×