Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc học tiếng Việt và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 115 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC





ĐÀO THỊ THANH HUYỀN




KHẢO SÁT LỖI NGỮ ÂM
CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
HỌC TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ HỌC






HÀ NỘI, 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA NGÔN NGỮ HỌC



ĐÀO THỊ THANH HUYỀN



KHẢO SÁT LỖI NGỮ ÂM
CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
HỌC TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐÌNH TƯ





HÀ NỘI, 2008


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
4. Bố cục luận văn 5
CHƢƠNG I
MỘT VÀI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Quan điểm phân tích lỗi hiện đại 6
1.1.1. Lỗi là gì? (Theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học ứng dụng) 6
1.1.2. Quan điểm mới về lỗi 6
1.1.3. Thế nào là phân tích lỗi? 7
1.1.4. Khái niệm ngôn ngữ trung gian (Interlanguage) 9
1.2. Về lỗi ngữ âm của ngƣời học ngoại ngữ 10
1.2.1. Sơ lược về khái niệm ngữ âm 10
1.2.2. Thế nào là lỗi ngữ âm? 12
1.2.3. Phân biệt lỗi ngữ âm với lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và lỗi xuyên văn
hóa 13
1.3. Vị trí của ngữ âm trong việc dạy và học ngoại ngữ 16
1.3.1. Tầm quan trọng của ngữ âm trong việc dạy và học ngoại ngữ 16
1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của người Trung Quốc khi học ngữ
âm tiếng Việt 17
1.3.3. Ý nghĩa khoa học cuả việc nghiên cứu và sửa lỗi ngữ âm cho người
nước ngoài 20
Tiểu kết 21
CHƢƠNG II
KHẢO SÁT LỖI NGỮ ÂM CỦA NGƢỜI TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT 23
2.1. Một số đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt và tiếng Hán 23
2.1.1. Những điểm tương đồng 23
2.1.1.1. Thành phần cấu trúc âm tiết 23
2.1.1.2. Đa số âm tiết và hình vị trùng nhau 24

2.1.1.3. Có nhạc tính đa dạng 25


2.1.1.4. Âm tiết tính thể hiện rõ ràng 25
2.1.2. Những điểm khác biệt 26
2.1.2.1. Số lượng của các thành phần cấu tạo âm tiết 26
2.1.2.2. Chất lượng của các thành phần âm tiết 27
2.2. Khảo sát lỗi ngữ âm của ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt 30
2.2.1. Lỗi nguyên âm 31
2.2.1.1. Vần /

iết là "ươu" 31
2.2.1.2. Vần /

iết là "ưu" 32
2.2.1.3. Cặp nguyên âm / / và / / (trường hợp"ươ" và" uô") 33
2.2.1.4. Cặp nguyên âm /ă/ ngắn và /a/: ("ă" và "a") 33
2.2.1.5. Cặp nguyên âm /

/ và /u/ "(ư" và" u") 34
2.2.1.6. Cặp nguyên âm /

/ ngắn và /ă/ ngắn ("â" và" ă") 35
2.2.1.7. Cặp nguyên âm /

/ và /

/ ("ơ" và" â") 35
2.2.1.8. Cặp nguyên âm /


/ và /o/ ("o" và" ô") 36
2.2.1.9. Cặp nguyên âm / / và / / (trường hợp" ưa" và" ua") 36
2.2.1.10. Cặp nguyên âm /

/ và /e/ ("e" và" ê") 37
2.2.1.11. Nhận xét 37
2.2.2. Lỗi phụ âm đầu 38
2.2.2.1. Cặp phụ âm /d/ và /t/ hoặc /l/ 38
2.2.2.2. Phụ âm /

/ 39
2.2.2.3. Phụ âm /

/ (viết là "ng" và" ngh") 40
2.2.2.4. Phụ âm /

/ (viết là "g" và" gh") 41
2.2.2.5. Phụ âm /z/ (viết là "d" và" gi") 41
2.2.2.6. Phụ âm /t/ và /t'/ ("t" và" th") 42
2.2.2.7. Phụ âm /n/ và /l/ ("n" và" l") 43
2.2.2.8. Phụ âm /b/("b") 43
2.2.2.9. Cặp phụ âm /v/ và /f/ ("v" và" ph") 44
2.2.2.10. Nhận xét 44
2.2.3. Lỗi âm cuối 46
2.2.3.1. Âm cuối /p /("p") 46
2.2.3.2. Bán âm cuối /j / (viết là "y" và" i") 46


uo



uo


2.2.3.3. Âm cuối /m / ("m") 47
2.2.3.4. Âm cuối /t / ("t") 47
2.2.3.5. Âm cuối /k / (viết là "c" hoặc "ch") 48
2.2.3.6. Âm cuối /

/ (viết là "nh" hoặc" ng") 49
2.2.3.7. Nhận xét 49
2.2.4. Lỗi thanh điệu 50
2.2.4.1. Thanh nặng 51
2.2.4.2. Thanh ngã 52
2.2.4.3. Thanh huyền 53
2.2.4.4. Thanh hỏi 54
2.2.4.5. Thanh ngang 55
2.2.4.6. Nhận xét 55
2.3. Đánh giá chung 56
2.3.1. Nhận xét 56
2.3.2. Các nguyên nhân gây ra lỗi 59
2.3.3. Tiểu kết 61
CHƢƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 63
3.1. Phân chia hợp lí các giai đoạn học ngữ âm tiếng Việt 64
3.1.1. Giai đoạn ngữ âm cơ sở 66
3.1.1.1.Mục đích - yêu cầu 66
3.1.1.2.Thời gian dạy và học 66
3.1.1.3.Cách thức tiến hành 66
3.1.2. Giai đoạn ngữ âm hoàn thiện 68

3.1.2.1.Mục đích - yêu cầu 68
3.1.2.2.Thời gian dạy và học 68
3.1.2.3.Cách thức tiến hành 69
3.1.3. Giai đoạn ngữ âm nâng cao 70
3.1.3.1.Mục đích - yêu cầu 70
3.1.3.2.Thời gian dạy và học 70
3.1.3.3.Cách thức tiến hành 71


3.2. Quy trình chữa lỗi ngữ âm 71
3.2.1. Quy trình chữa lỗi 71
3.2.2. Kĩ thuật chữa lỗi 72
3.3. Những chú ý khi dạy ngữ âm tiếng Việt cho ngƣời Trung Quốc 74
3.3.1. Về thanh điệu 74
3.3.2. Về nguyên âm 75
3.3.3. Về phụ âm đầu 76
3.3.4. Về phụ âm cuối 77
3.3.5. Về chữ viết 78
3.3.5.1.Những chú ý khi giảng dạy ngữ âm và chữ viết 78
3.3.5.2.Các quy tắc về chữ viết tiếng Việt 79
3.3.6. Về các cặp âm đặc biệt 81
3.3.6.1.Cặp nguyên âm /ă/ và /a/ 82
3.3.6.2.Cặp nguyên âm /u/ (u) và âm đệm /w/ (u) với nguyên âm "y" . 84
3.3.6.3.Cặp nguyên âm đôi / / (viết là "ua") và âm đệm /

/ với
nguyên âm "a" (viết là "ua"; "oa") 84
3.3.6.4.Cặp nguyên âm /

/ (viết là "e") và /


/ (viết là "a") 85
3.3.6.5.Cặp phụ âm /

/ (viết là "g") và /

/ (viết là" ng") 85
3.3.6.6.Cặp phụ âm /

/ (viết là "gh") và /

/ (viết là" ngh") 85
Tiểu kết 86
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: CÁC LOẠI BÀI TẬP NGỮ ÂM
uo

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc "núi liền núi, sông liền sông" lại có nhiều nét
tƣơng đồng về lịch sử, văn hóa cũng nhƣ các điều kiện tự nhiên, chính vì vậy hai
nƣớc từ lâu đã có quan hệ láng giềng hữu nghị thân thiết. Đặc biệt là sau khi
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1950, mối quan hệ bang giao giữa
Việt Nam và Trung Quốc càng đƣợc củng cố mạnh mẽ. Gần đây, việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO lại càng tăng thêm cơ hội hợp tác và
phát triển lâu dài giữa hai nƣớc láng giềng anh em theo phƣơng châm 16 chữ
vàng "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương

lai".
Có thể nói, chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa giao lƣu và hợp tác giữa
Việt Nam - Trung Quốc chính là ngôn ngữ. Chính vì thế, số lƣợng ngƣời Trung
Quốc học tiếng Việt ngày càng đông đảo. Tại Trung Quốc, ngay từ năm 1949,
trƣờng Đại học Bắc Kinh đã thành lập chuyên ngành tiếng Việt. Cho đến nay,
Trung Quốc đã có 8 trƣờng đại học và cao đẳng có chuyên ngành tiếng Việt,
trong đó có 3 trƣờng đƣợc công nhận có tƣ cách đào tạo thạc sỹ chuyên ngành
tiếng Việt với số lƣợng sinh viên không ngừng đƣợc tăng lên hàng năm. Tại
khoa Đông Phƣơng học của Đại học Bắc Kinh, những năm gần đây, số lƣợng
sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Việt đứng thứ 4 trong tổng
số 14 ngoại ngữ đƣợc đào tạo. Tƣơng tự nhƣ vậy, hiện nay, tiếng Trung Quốc
cũng trở thành một trong bốn ngoại ngữ đƣợc ngƣời Việt Nam theo học nhiều
nhất là "Anh, Trung, Nhật, Hàn".
Tại Việt Nam, các cơ sở lớn đào tạo tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ:
Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sƣ phạm Ngoại ngữ Hà Nội,
Đại học Hải Phòng, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh số ngƣời Trung Quốc theo học tiếng Việt cũng không ngừng đƣợc tăng
lên. Các hình thức đào tạo tiếng Việt cho ngƣời Trung Quốc cũng hết sức phong

2

phú nhƣ: chƣơng trình đào tạo thạc sỹ tiếng Việt, cử nhân tiếng Việt, chƣơng
trình liên kết - hợp tác giữa các trƣờng Đại học, Cao đẳng của hai nƣớc theo
hình thức 2+2, 1+3, 3+1 Do đó, vấn đề đẩy mạnh và phát triển việc nghiên
cứu các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại
ngữ cho ngƣời nƣớc ngoài nói chung, cho ngƣời Trung Quốc nói riêng đã và
đang đƣợc các trƣờng Đại học của Việt Nam rất quan tâm.
Có thể nói, việc nghiên cứu dạy và học ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ) bắt
đầu từ cuối thế kỉ XIX. Nhƣng mãi đến năm 1948, khi cuốn "Các ngôn ngữ hiện
đại" của E. Durkhein ra đời thì trào lƣu trên mới thực sự phát triển. Đến những

năm 60 của thế kỉ XX, phạm vi nghiên cứu dạy và học ngôn ngữ đƣợc mở rộng,
nhiều tên tuổi lớn đã xuất hiện, đồng thời, nhiều trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ
học ứng dụng đƣợc thành lập ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhiều Hội thảo quốc tế
đƣợc tổ chức. Tiêu biểu là Trung tâm ngôn ngữ học ứng dụng (đƣợc thành lập
năm 1959 tại Oasinhtơn), Trung tâm nghiên cứu song ngữ quốc tế (đƣợc thành
lập năm 1967 tại Quebec), Hội thảo quốc tế về dạy và học ngôn ngữ đƣợc tổ
chức tại Berlin năm 1964 v.v Đến nay, ngành nghiên cứu này vẫn tiếp tục phát
triển mạnh với rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Ở Việt Nam, việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ phát triển khá mạnh,
đặc biệt là trong ba mƣơi năm trở lại đây. Điều đó đồng nghĩa với sự xuất hiện
của các bài viết, bài nghiên cứu, các luận văn, luận án về việc dạy tiếng Việt
nhƣ một ngoại ngữ của các tác giả Việt Nam và các tác giả nƣớc ngoài nhƣ:
Hoàng Trọng Phiến, Đoàn Thiện Thuật, Vũ Văn Thi, Lê Đình Tƣ, Nguyễn
Thiện Nam, Đinh Lƣ Giang, Nguyễn Văn Huệ, Chúc Ngƣỡng Tu, Lê Xảo Bình,
Hwang Gwi Yeon Trong đó, có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến
lỗi không thể không kể đến nhƣ: Luận án thạc sĩ khoa học Ngữ văn năm 1997
của Đỗ Thị Thu "Xem xét cách diễn đạt câu tiếng Việt của người nước ngoài
học tiếng Việt"; Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn năm 1999 của Nguyễn Văn
Phúc "Nghiên cứu các dạng lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên nói tiếng Anh";
Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn năm 2001 của Nguyễn Thiện Nam "Khảo sát

3

lỗi ngữ pháp của người nước ngoài và những vấn đề liên quan"; Luận án thạc sĩ
khoa học Ngữ văn năm 2004 của Lê Xảo Bình "Lỗi của người Trung Quốc học
tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hóa (Xét về khía cạnh từ vựng)"; Luận án
thạc sĩ khoa học Ngữ văn năm 2008 của Trần Thị Thanh "Khảo sát lỗi phát âm
tiếng Đức của sinh viên học chuyên ngành tiếng Đức và các biện pháp khắc
phục"
Trƣớc thực tế nghiên cứu về lỗi ở Việt Nam nói chung, trƣớc nhu cầu học

tiếng Việt của ngƣời Trung Quốc ngày càng tăng nhƣ hiện nay nói riêng, chúng
tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài "Khảo sát lỗi ngữ âm của ngƣời Trung
Quốc học tiếng Việt và cách khắc phục" nhằm mục đích nâng cao hơn nữa
chất lƣợng dạy và học hai ngôn ngữ Việt - Hán
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn đồng thời cũng là tên gọi của nó. Đó là
" Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc học tiếng Việt và cách khắc phục".
Trƣớc hết, luận văn muốn tìm hiểu, nghiên cứu lỗi sai ngữ âm của ngƣời
Trung Quốc học tiếng Việt dƣới ánh sáng của quan điểm phân tích lỗi hiện đại.
Đồng thời, luận văn muốn khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích lỗi và
đƣa ra các biện pháp khắc phục lỗi ngữ âm.
Thứ hai, thông qua việc khảo sát, chúng tôi muốn tìm hiểu tình trạng mắc
lỗi ngữ âm của ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt thực hành, tỉ lệ mắc các loại lỗi
ngữ âm, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các lỗi ngữ âm đó.
Thứ ba, từ tình trạng mắc lỗi ngữ âm nhƣ đã khảo sát, chúng tôi đƣa ra các
giải pháp để khắc phục lỗi và các loại hình bài tập để rèn luyện ngữ âm tiếng
Việt một cách có hiệu quả.
Đối tƣợng của luận văn là khảo sát lỗi ngữ âm của ngƣời Trung Quốc học
tiếng Việt nhƣng trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi mới khảo sát
các lỗi ngữ âm trong khung âm tiết của ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt thực
hành gồm: lỗi nguyên âm, lỗi phụ âm đầu, lỗi âm cuối và lỗi thanh điệu. Chúng
tôi không tiến hành khảo sát lỗi âm đệm vì cả tiếng Việt và tiếng Hán đều có âm

4

đệm kèm theo yếu tố tròn môi khi phát âm, hơn nữa số lƣợng âm đệm của tiếng
Hán còn nhiều hơn tiếng Việt nên ngƣời Trung Quốc sẽ không gặp nhiều khó
khăn với thành tố âm vị này nếu không muốn nói là họ có thể làm quen ngay với
âm đệm // của tiếng Việt. Các lỗi khác có liên quan đến ngữ âm nhƣ lỗi ngữ
điệu, lỗi trọng âm, lỗi văn tự chƣa đƣợc khảo sát trong công trình này.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn của chúng tôi lựa chọn lí thuyết ngữ âm và lí thuyết phân tích lỗi
(Error Analysis) của Pit Corder làm cơ sở lí luận.
- Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lỗi ngữ âm của ngƣời
Trung Quốc (chủ yếu là những ngƣời thuộc các tỉnh miền Nam Trung Quốc)
học tiếng Việt thông qua những nguồn tƣ liệu sau:
 Tài liệu điều tra trắc nghiệm: Phát ra 720 phiếu điều tra, thu về 712
phiếu điều tra.
 1000 bài kiểm tra, bài viết của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt
giai đoạn tiếng Việt thực hành có chứa lỗi ngữ âm. Các sinh viên này
đã và đang học tiếng Việt tại khoa Việt Nam học, Trung tâm tiếng
Việt và Trung tâm ESP, Đại học Hà Nội trong các năm học 2005-
2006; 2006-2007; 2007-2008.
 Băng ghi âm dài 25 giờ 24 phút ghi lại những giờ học ngữ âm trên lớp,
những hội thoại giữa sinh viên với giáo viên, sinh viên với sinh viên,
sinh viên với ngƣời Việt Nam và những cuộc thi nói tiếng Việt của
sinh viên Trung Quốc. Để đảm bảo tính khách quan, các đoạn băng
ghi âm đều đƣợc thực hiện một cách kín đáo mà ngƣời học không hề
biết. Căn cứ vào những tƣ liệu trên, chúng tôi sử dụng các phƣơng
pháp nhƣ thống kê, tổng hợp, so sánh để tiến hành phân tích và phân
loại các lỗi ngữ âm đó. Những lỗi ngữ âm xuất hiện ngẫu nhiên có tỉ
lệ mắc lỗi thấp chúng tôi không đƣa vào diện khảo sát.

5

- Dựa vào kết quả phân tích lỗi, chúng tôi tiến hành đánh giá tình trạng mắc
lỗi, chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn đến lỗi và đƣa ra kết luận.
- Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và giảm
thiểu các lỗi ngữ âm của ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt.
4. Bố cục luận văn

Luận văn gồm các phần và các chƣơng chính nhƣ sau:
Mở đầu
Chương I: Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Chương II: Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc học tiếng Việt
Chương III: Những giải pháp khắc phục
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6

CHƢƠNG I
MỘT VÀI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Quan điểm phân tích lỗi hiện đại
1.1.1. Lỗi là gì? (Theo cách tiếp cận của ngôn ngữ học ứng dụng)
Theo “Từ điển tiếng Việt” của nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2003 thì “lỗi” là
“Chỗ sai sót do không thực hiện đúng quy tắc; Là điều sai sót không nên, không
phải trong cƣ xử, trong hành động. Hoặc “lỗi” là điều sai phạm, khuyết điểm
tƣơng đối lớn". (67, tr.581)
Tuy nhiên, “lỗi” dƣới cái nhìn của ngôn ngữ học ứng dụng lại hoàn toàn
khác. Theo “Từ điển ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng” thì “lỗi của người
học (trong khi nói hoặc viết một ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ, là hiện tượng
sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn một từ, một đơn vị ngữ pháp, một hoạt
động nói năng…) bằng cách mà người bản ngữ hoặc người giỏi thứ tiếng đó cho
là sai hoặc cho là chưa đủ”. (40, tr.7)
Lỗi (error) có đặc điểm là lặp lại nhiều lần và có tính hệ thống. Nhà ngôn
ngữ học W.T. Little Wood cũng có ý kiến đồng nhất với quan điểm này. Ông
cho rằng “Tiêu chí đáng tin cậy nhất là tính xuất hiện thƣờng xuyên - chứng cứ
tốt nhất mà một lỗi phản ánh hệ thống chiều sâu của ngƣời học là khi nó xuất
hiện đều đặn trong lời nói của ngƣời học”. (40, tr.8).

1.1.2. Quan điểm mới về lỗi
Trƣớc thập kỉ 60 của thế kỉ XX, khi lí thuyết về việc thụ đắc ngoại ngữ của
nhà nghiên cứu N. Chomsky chƣa ra đời thì lỗi chƣa đƣợc giới ngôn ngữ học
quan tâm và đánh giá đúng mức. Có ý kiến cho rằng, lỗi trong quá trình nói hoặc
viết một ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ là biểu hiện sự thất bại của ngƣời học.
Lỗi là bằng chứng của sự thiếu chú ý, sự thiếu tích cực hay chứng tỏ năng lực
ngoại ngữ không tốt của ngƣời học. Ở đây, lỗi đƣợc coi là chƣớng ngại vật to
lớn cản trở quá trình thụ đắc ngoại ngữ, gây ra sự chán nản, làm giảm đáng kể
tinh thần và thái độ học ngoại ngữ của ngƣời học. Vì vậy, lỗi là điều đáng lo

7

ngại đối với ngƣời học ngoại ngữ. Nếu lỗi xuất hiện với tần số cao thì nó sẽ tỷ lệ
thuận với dấu hiệu thất bại trong quá trình thụ đắc ngoại ngữ của họ.
Nhƣng những quan điểm sai lầm về lỗi trên đây đã đƣợc thay đổi hoàn toàn
khi nhà ngôn ngữ học Pit Corder đƣa ra những quan điểm hết sức mới mẻ và
toàn diện về hiện tƣợng lỗi.
Có thể nói, Pit Corder (1918 - 1990) là ngƣời đặt những viên gạch đầu tiên
cho cuộc cách mạng về lỗi trong ngôn ngữ học. Pit Corder làm việc tại khoa
ngôn ngữ học ứng dụng, đại học Edinburgh. Trong hơn hai mƣơi năm đi theo
con đƣờng nghiên cứu và phát triển ngành ngôn ngữ học ứng dụng, ông đã có
nhiều cống hiến vô cùng to lớn giúp cho ngành ngôn ngữ học này trở nên phổ
biến và có ảnh hƣởng mạnh mẽ không chỉ ở Anh mà còn trên phạm vi toàn thế
giới.
Theo ông, trong quá trình học ngoại ngữ, lỗi là hiện tƣợng đƣơng nhiên và
tất yếu sẽ xảy ra, nó là một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình thụ đắc một
ngoại ngữ mới. Đây là điều kiện cần và đủ đối với ngƣời học trong quá trình này.
Quan điểm phân tích lỗi hiện đại cho rằng, lỗi là kết quả tất yếu của việc ngƣời
học khám phá ngoại ngữ đang học một cách tích cực, là sự thể hiện những chiến
lƣợc, phƣơng pháp mà ngƣời học áp dụng khi học ngoại ngữ. Nhƣ vậy, lỗi chính

là thƣớc đo chính xác nhất trình độ ngoại ngữ của ngƣời học tại một thời điểm
nhất định trong quá trình học. Cả ngƣời dạy và ngƣời học có thể căn cứ vào lỗi
để điều chỉnh và đƣa ra phƣơng pháp học hợp lí và hiệu quả nhất. Chúng ta tuyệt
đối không nên coi lỗi là dấu hiệu của sự thất bại khi học ngoại ngữ mà nên coi
lỗi là cơ hội, là điều kiện để ngƣời học không mắc lỗi ở những lần sau và đặc
biệt cần tránh việc mắc lỗi làm ảnh hƣởng đến tâm lí của ngƣời dạy và ngƣời
học theo chiều hƣớng tiêu cực. Nếu ý thức đƣợc điều này thì việc học ngoại ngữ
sẽ dẫn đến thành công.
1.1.3. Thế nào là phân tích lỗi?
Liên quan đến lỗi, các nhà ngôn ngữ học đã đi theo hai khuynh hƣớng
nghiên cứu chính: khuynh hướng phân tích đối chiếu (Contrastive analysis) và

8

khuynh hướng phân tích lỗi (Error analysis). Về hai khuynh hƣớng này, các nhà
ngôn ngữ học cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Các ý kiến này đƣợc trình bày
khá rõ ràng trong cuốn "Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ" của tác giả Lê
Quang Thiêm. (56, tr.68)
Ý kiến thứ nhất do nhà ngôn ngữ học Corder khởi xƣớng. Ông cho rằng
"nghiên cứu đối chiếu không thể cho phép tiên đoán và giải thích tất cả mọi kiểu
loại ngôn ngữ của ngƣời học và dùng ngoại ngữ mắc phải". Có nghĩa là ông cho
rằng nghiên cứu đối chiếu có vai trò phụ, thứ yếu, còn việc phân tích lỗi trong
việc học, dùng ngoại ngữ mới là chính.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng việc nghiên cứu đối chiếu và phân tích lỗi là
hai bƣớc khác nhau. Nghiên cứu đối chiếu chỉ tiến hành việc phân tích sơ bộ,
còn phân tích lỗi làm việc với các trƣờng hợp cụ thể.
Loại ý kiến thứ ba cho rằng nghiên cứu đối chiếu và phân tích lỗi hoàn
toàn không có quan hệ bổ sung cho nhau. Đó là hai loại phân tích hoàn toàn
khác nhau.
Các loại ý kiến trên đều nghiêng về hƣớng phê phán khuynh hƣớng phân

tích đối chiếu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận những ảnh hƣởng to
lớn của khuynh hƣớng này đến việc dạy và học ngoại ngữ.
Chúng tôi đã lựa chọn khuynh hƣớng phân tích lỗi do tác giả Pit Corder
khởi xƣớng để làm cơ sở lí luận cho luận văn. Bởi khuynh hƣớng nghiên cứu
này đặc biệt chú ý đến quá trình thụ đắc ngôn ngữ và năng lực giao tiếp của
ngƣời học.
Pit Corrder cho rằng, phân tích lỗi là nghiên cứu và phân tích các lỗi do
ngƣời học ngôn ngữ gây ra. Phân tích lỗi một cách khoa học bao gồm các bƣớc
nhƣ sau:
- Thu thập và nhận diện lỗi.
- Miêu tả lỗi.
- Phân loại, đánh giá lỗi.
- Giải thích lỗi.

9

Theo chúng tôi, các bƣớc tiến hành phân tích lỗi tác giả đƣa ra rất đầy đủ
và đúng trình tự. Trong luận văn này, chúng tôi cũng áp dụng các bƣớc phân tích
lỗi nhƣ trên. Dựa vào kết quả phân tích lỗi đã có, chúng tôi đề xuất một số biện
pháp khắc phục lỗi.
1.1.4. Khái niệm ngôn ngữ trung gian (Interlanguage)
Trƣớc khi nói đến khái niệm ngôn ngữ trung gian, chúng ta hãy nói đến
khái niệm ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích.
Ngôn ngữ gốc (Native language) là tiếng mẹ đẻ hoặc là ngôn ngữ đƣợc sử dụng
thành thạo nhất của ngƣời học.
Ngôn ngữ đích (Target language) là ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ mà ngƣời
học đang muốn tiếp thu.
Khái niệm ngôn ngữ trung gian xuất hiện năm 1972 do nhà ngôn ngữ học
Larry Selinker đƣa ra. Hiện nay, ông đang giảng dạy tại Đại học Brikbeck thuộc
Đại học London. Ông đã có nhiều cuốn sách nói về ngôn ngữ học ứng dụng, đặc

biệt là những mảng lí luận về sự chuyển di ngôn ngữ và các phát hiện mới về
ngôn ngữ trung gian. Công trình gần đây nhất của ông có liên quan đến mảng đề
tài này là cuốn "Second language Research" (Nghiên cứu về ngôn ngữ thứ hai)
xuất bản năm 2001, đồng tác giả với nhà nghiên cứu Usha Lakshmanan của Đại
học Carbondale.
Ông cho rằng ngƣời học ngoại ngữ luôn luôn tạo ra một ngôn ngữ của riêng
mình. Thứ ngôn ngữ này khác với ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích nhƣng lại bao
gồm những đặc điểm chung của cả hai ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ đích. Thứ
ngôn ngữ đƣợc ngƣời học tạo ra này chính là ngôn ngữ trung gian
(Interlanguage). Nếu gọi ngôn ngữ gốc là A, ngôn ngữ đích là B thì chúng ta sẽ
có:
A + B = AB
(AB ở đây là ngôn ngữ trung gian mà ngƣời học tạo ra. AB mang đặc điểm
chung của cả A và B.)

10

Theo tác giả, ngôn ngữ trung gian sẽ dần dần "tiệm cận" tới gần ngôn ngữ
đích nhƣng không bao giờ hoàn toàn là ngôn ngữ đích.
Thực chất thì ngôn ngữ trung gian chính là lỗi của ngƣời học. Ngôn ngữ
trung gian càng tiến gần tới ngôn ngữ đích thì có nghĩa là lỗi càng đƣợc giảm đi
khi ngƣời dạy và ngƣời học nhận thức đƣợc lỗi và có biện pháp khắc phục lỗi.
Ngôn ngữ trung gian không bao giờ hoàn toàn là ngôn ngữ đích cắt nghĩa cho
việc ngƣời học mặc dù rất giỏi một ngoại ngữ nhƣng không tránh khỏi có một số
từ nói "lơ lớ" chứ không đƣợc chuẩn xác 100% nhƣ ngƣời bản ngữ. Lỗi ngữ âm
của ngƣời học ngoại ngữ nói chung, lỗi ngữ âm của ngƣời Trung Quốc nói tiếng
Việt mà chúng tôi tiến hành khảo sát trong luận văn này nói riêng ít nhiều có
liên quan chặt chẽ với những điều đã nói ở trên.
1.2. Về lỗi ngữ âm của ngƣời học ngoại ngữ
1.2.1. Sơ lược về khái niệm ngữ âm

Sự xuất hiện của loài ngƣời song song với sự xuất hiện của ngôn ngữ. Ngay
từ khi ra đời, ngôn ngữ đã đóng vai trò là công cụ của tƣ duy và trở thành
phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Chúng ta có thể nhận diện
đƣợc sự tồn tại của ngôn ngữ thông qua hình thức vỏ âm thanh của nó. Con
ngƣời dùng hình thức vỏ âm thanh này để giao tiếp với nhau hàng ngày. Âm
thanh lời nói của con ngƣời tuân theo những quy luật, những cách thức thể hiện
nhất định, để biểu đạt những thông tin cần thiết đến các cá nhân khác trong cộng
đồng. Vì vậy, những âm thanh đƣợc con ngƣời phát âm ra một cách vô thức ,
không có tổ chức nhƣ tiếng ho, tiếng nấc hoàn toàn không có chức năng giao
tiếp.
Vậy, các nhà ngôn ngữ học gọi hình thức âm thanh của ngôn ngữ là ngữ
âm. Ngữ âm, vì vậy, là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của
ngôn ngữ. (15, tr.68)
Vì thế, khi nói đến ngữ âm tiếng Việt là nói đến cái vỏ vật chất, nói đến
hình thức tồn tại của tiếng Việt. Ngữ âm tiếng Việt cũng chính là hệ thống âm
thanh mà ngƣời Việt Nam sử dụng để giao tiếp với nhau hàng ngày. Muốn hiểu

11

tiếng Việt thì phải hiểu âm thanh của tiếng Việt. Tƣơng tự nhƣ vậy, muốn hiểu
đƣợc, nói đƣợc ngôn ngữ của một dân tộc nào đó trên thế giới thì chúng ta phải
học và sử dụng đƣợc âm thanh của ngôn ngữ đó. Đối với việc dạy và học tiếng
Việt thì ngữ âm tiếng Việt là điều cần quan tâm hàng đầu.
Liên quan đến ngữ âm còn có khái niệm ngữ âm học. Bộ môn nghiên cứu
quá trình tạo sản ra âm thanh đƣợc gọi là ngữ âm học (phonetics) hay nói khác
đi, ngữ âm học là một ngành khoa học nghiên cứu mặt âm thanh tiếng nói con
ngƣời. Do đó, đây là một ngành khoa học mang tính tự nhiên, không phân biệt
đặc thù ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Đây cũng chính là lí
do có hội ngữ âm học quốc tế (IPA: International Phonetic Association). Ngữ
âm học nghiên cứu cả mặt tự nhiên lẫn mặt xã hội của ngữ âm.

Các đơn vị cơ bản của ngữ âm gồm có:
Âm tố: Trong hệ thống ngữ âm, âm tố đƣợc coi là đơn vị nhỏ nhất, không
có khả năng tiếp tục phân chia nhỏ hơn nữa. Các âm tố chỉ đƣợc thực hiện bằng
một động tác phát âm và nó đƣợc ngƣời nghe cảm thụ qua cơ quan thính giác.
Âm vị: Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ.
Chúng là tổng thể của những nét khu biệt đƣợc thể hiện đồng thời của cùng một
loại âm tố và có chức năng cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có
nghĩa của ngôn ngữ ấy.
Âm tiết: Âm tố và âm vị là những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của âm thanh
ngôn ngữ. Còn âm tiết là một đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất. Chúng ta phát
âm một âm tiết chứ không thể phát âm một âm tố. Thực chất chuỗi lời nói của
con ngƣời bao gồm nhiều âm tiết. Câu "Anh có khỏe không?" có bốn âm tiết.
Đứng về phƣơng diện phát âm, âm tiết là đơn vị nhỏ nhất nên nó đƣợc bảo
toàn, không bị phân chia vì âm tiết đƣợc phát âm bằng một lần căng cơ thịt của
bộ máy phát âm. Mỗi lần, cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống
đều cho ta một âm tiết.
Đặc điểm nổi bật của âm tiết tiếng Việt là có một cấu trúc chặt chẽ, có cấu
trúc hai bậc độc đáo và có tính độc lập cao.

12

Một âm tiết tiếng Việt tối đa có 5 thành phần, tối thiểu có hai thành phần là
thanh điệu và âm chính. (Xem thêm bảng 2.1của chƣơng II về mô hình cấu trúc
âm tiết tiếng Việt). Cấu trúc chặt chẽ của âm tiết tiếng Việt đƣợc thể hiện thông
qua cấu trúc hai bậc rất độc đáo của nó.
Ta có thể lấy nhiều ví dụ để chứng tỏ rằng thanh điệu và âm đầu kết hợp
với phần vần của âm tiết một cách lỏng lẻo. Chúng dễ dàng bị tách ra hay đảo vị
trí cho nhau. Đây chính là cơ sở của cách nói lái của ngƣời Việt.
Ví dụ: Si đèn đèn (Đen sì sì)
Âm đầu, vần và thanh điệu đƣợc coi là cấu trúc bậc một của âm tiết.

Ngƣợc lại, các yếu tố làm nên phần vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối
của một âm tiết lại kết hợp với nhau khá chặt chẽ và khăng khít. Ta rất khó tìm
ra những minh chứng để minh họa cho sự phân ly giữa các yếu tố ở phần vần
bởi tính độc lập của chúng rất thấp. Âm đệm, âm chính, âm cuối đƣợc coi là cấu
trúc bậc hai của âm tiết. Đây là một đặc điểm quan trọng của âm tiết tiếng Việt
mà âm tiết của các ngôn ngữ châu Âu không có.
Sơ đồ sau đây đƣợc dùng để mô tả cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt.
VÇn
¢m chÝnh
Thanh ®iÖu
¢m cuèi¢m ®Öm
¢m ®Çu
BËc 2
BËc 1

Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt (15, tr.84)
Tính độc lập cao của âm tiết tiếng Việt thể hiện ở chỗ các âm tiết tiếng Việt
không bị nhƣợc hóa (reduction), không bị mất đi trong chuỗi lời nói. Tiếng Việt
cũng không có hiện tƣợng nối âm (liaision) nhƣ các ngôn ngữ châu Âu. Vì vậy,
âm tiết tiếng Việt không hề bị biến dạng trong ngữ lƣu.
1.2.2. Thế nào là lỗi ngữ âm?
Trong quá trình học ngoại ngữ, lỗi là điều không thể tránh khỏi. Ngƣời học
có thể sẽ mắc nhiều lỗi nhƣ lỗi ngữ pháp, lỗi từ vựng, lỗi xuyên văn hóa và đặc

13

biệt là lỗi ngữ âm. Đây là loại lỗi đầu tiên ngƣời học sẽ gặp phải trong quá trình
học ngoại ngữ. Ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ.
Căn cứ vào định nghĩa lỗi của ngƣời học trong cuốn "Từ điển ngôn ngữ học
ứng dụng và dạy tiếng" , chúng ta có thể định nghĩa lỗi ngữ âm là hiện tượng

người học phát âm hoặc nói sai hay chưa chính xác so với người bản ngữ một
đơn vị ngôn ngữ như từ, ngữ, câu hay chuỗi câu. Nói khái quát hơn thì lỗi ngữ
âm là hiện tượng người học sử dụng chưa chính xác hay sai lệch "hệ thống âm
thanh" của một ngôn ngữ nào đó dẫn đến việc thông tin không được truyền đạt
trọn vẹn.
Lỗi ngữ âm rất phức tạp và bao gồm nhiều cấp độ. Ở cấp độ âm tiết, ngƣời
học có thể mắc lỗi về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu Ở cấp độ từ và câu,
ngƣời học có thể mắc lỗi về trọng âm, ngữ điệu, cách cắt âm tiết v.v
Ví dụ:
- Ở Việt Nan (Nam), em có rất nhiều bàn. (bạn)
- Cái áo này tôi mua năm mƣơi nghìn tồng (đồng).
- Giới thiệu với cô đây là pố (bố) em.
- Em lã (đã) ăn cơm rồi.
- Tôi đã sống ở Việc (Việt) Nam 2 tháng rồi.
- Em tôi thích ăn hế (khế)
- Hôm nay nhìn cô rất tặc piệt (đặc biệt)
1.2.3. Phân biệt lỗi ngữ âm với lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và lỗi xuyên
văn hóa
Bên cạnh lỗi ngữ âm, ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt cũng thƣờng gặp
lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và lỗi xuyên văn hóa.
Để xem xét các lỗi từ vựng, trƣớc hết, chúng ta tìm hiểu thế nào là từ vựng
tiếng Việt.
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh,
có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo
câu. (15, tr. 142).

14

Theo nguyên tắc, các từ đƣợc cấu tạo bởi các hình vị nhƣng hình vị trong
các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Đơn vị cơ sở để cấu tạo

nên các từ tiếng Việt là các tiếng hay còn gọi là các âm tiết. Tiếng của tiếng Việt
có giá trị tƣơng đƣơng nhƣ hình vị trong các ngôn ngữ khác nên chúng đƣợc gọi
là các hình tiết. Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên đƣợc gọi là
âm tiết. Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung đƣợc thể hiện. (15, tr.
142).
Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp thu một lƣợng không nhỏ các
từ ngữ của các ngôn ngữ khác, nhất là của tiếng Hán. Hiện nay, tiếng Việt có
hơn 60% từ Hán-Việt. Vì vậy, đây là lí do ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt
nhanh chóng có một lƣợng từ vựng phong phú nhƣng đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến lỗi sử dụng từ trong quá trình học. Vậy lỗi từ vựng là hiện tƣợng
ngƣời học sử dụng sai hoặc chƣa chính xác ý nghĩa của từ hoặc lựa chọn không
phù hợp những đơn vị từ trong những ngữ cảnh cụ thể, tạo ra sự sai lệch thông
tin cần truyền đạt.
Ví dụ: Hiện nay, anh ấy gặp rất nhiều khốn nạn. ( Câu sai)
( Hiện nay, anh ấy gặp rất nhiều khó khăn.) ( Câu đúng)
Trong ví dụ trên, ngƣời học đã sử dụng sai từ "khốn nạn" (kun nan). "Kun
nan" chỉ có vỏ ngữ âm Hán Việt là "khốn nạn" còn trên thực tế, do hệ quả của
quá trình Việt hóa, ý nghĩa của từ này đã hoàn toàn thay đổi. Trong tiếng Việt,
"kun nan" có nghĩa là "khó khăn" nhƣng phần lớn ngƣời Trung Quốc khi học
tiếng Việt đều tự phiên âm theo cách đọc Hán Việt mà không biết mình đã mắc
lỗi khi sử dụng từ này.
Ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt cũng thƣờng mắc các lỗi về ngữ pháp.
Ngữ pháp là một bộ phận của cấu trúc ngôn ngữ, những cách thức và quy tắc mà
theo đó, các từ ngữ kết hợp đƣợc với nhau để tạo nên câu khiến ngƣời ta có thể
giao tiếp đƣợc với nhau. (40, tr.24)

15

Nhƣ vậy, lỗi ngữ pháp là hiện tƣợng ngƣời học sử dụng sai hoặc chƣa
chính xác các cấu trúc ngữ pháp, các quy tắc ngữ pháp hay các phƣơng thức

biểu thị ý nghĩa ngữ pháp tiếng Việt dẫn đến sự sai phạm hay lộn xộn trong tổ
chức câu.
Ví dụ: Hôm qua, tôi nhìn thấy một xinh đẹp cô gái. ( Câu sai)
(Hôm qua, tôi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp.) ( Câu đúng)
Cụm từ "xinh đẹp cô gái" trong tiếng Việt là sai ngữ pháp, cụ thể là sai về
phƣơng thức trật tự từ. Trong tiếng Việt, thành phần định ngữ đứng sau danh từ
làm nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ nhƣng phƣơng thức trật tự từ này lại
hoàn toàn ngƣợc lại trong tiếng Hán. Đây là lí do dẫn đến lỗi ngữ pháp của
ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt nếu họ không chú ý.
Đối với ngƣời nƣớc ngoài cũng nhƣ ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt thì
lỗi xuyên văn hóa vẫn rất phổ biến mặc dù trình độ ngoại ngữ của họ đã ở mức
tƣơng đối.
Xuyên văn hóa là thuật ngữ do nhà nghiên cứu Motesquieu đề xuất. Lỗi
xuyên văn hóa nếu xét từ góc độ học hay sử dụng ngoại ngữ là sự mâu thuẫn,
xung đột giữa hai hệ thống tri thức văn hóa của người học ngoại ngữ: hệ thống
tri thức văn hóa bản địa đã được định hình và hệ thống tri thức văn hóa đích
đang được định hình trong quá trình học (35, tr.50). Văn hóa Việt Nam và
Trung Quốc có nhiều nét tƣơng đồng, song cũng có nhiều nét dị biệt làm nên
bản sắc văn hóa của mỗi nƣớc. Những nét khác nhau tinh tế giữa văn hóa hai
nƣớc đôi khi cũng dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc trong giao tiếp.
Ví dụ: Trong bữa cơm, nếu ngƣời Trung Quốc đã no không muốn ăn nữa
thì họ sẽ nói với ngƣời Việt Nam nhƣ sau:
Mời anh ( chị) ăn chậm ạ!(
请你慢


)
Câu này trong tiếng Việt phải nói là: Mời anh (chị) cứ ăn tự nhiên ạ!
Nhƣng do chƣa hiểu hết về văn hóa bản địa nên ngƣời học chỉ đơn thuần dịch
từng câu, từng chữ của câu "

请你慢


" (qing ni man chi) sang tiếng Việt mà

16

không hề để ý đến khía cạnh văn hóa. Điều này rất dễ gây phản cảm cho ngƣời
nghe.
Nhƣ vậy, lỗi ngữ âm, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và lỗi xuyên văn hóa là bốn
loại lỗi phổ biến mà ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt thƣờng mắc phải. Trong
bốn loại lỗi này, chúng ta cần chú trọng đến lỗi ngữ âm bởi đây là yếu tố đầu
tiên góp phần quyết định sự thành bại của việc học ngoại ngữ cũng nhƣ việc hạn
chế các lỗi mà giai đoạn sau thƣờng mắc phải nhƣ lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp và
lỗi xuyên văn hóa.
1.3. Vị trí của ngữ âm trong việc dạy và học ngoại ngữ
1.3.1. Tầm quan trọng của ngữ âm trong việc dạy và học ngoại ngữ
Nếu việc học ngoại ngữ là cả một tòa nhà cao tầng thì ngữ âm đóng vai trò
là cái móng nâng đỡ cho tòa nhà ấy. Vậy nên, dạy và học tốt ngữ âm là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu và gây không ít khó khăn cho ngƣời dạy cũng nhƣ
ngƣời học ngoại ngữ.
Đối với mọi ngôn ngữ, ngữ pháp là yếu tố quan trọng nhất nhƣng chúng ta
không thể phủ nhận đƣợc tầm quan trọng và sự ảnh hƣởng của yếu tố tiên quyết
khi học ngoại ngữ là ngữ âm. Sở dĩ có thể nói nhƣ vậy là vì việc học ngoại ngữ
luôn trải qua bốn bƣớc cơ bản lần lƣợt nhƣ sau: học phát âm và các kí tự, học từ
vựng, học ngữ pháp và cuối cùng là học những vấn đề cụ thể hơn về cách sử
dụng của ngôn ngữ đích. Trong đó, việc học phát âm phải tiến hành một cách
hết sức cẩn thận vì đây là những bƣớc đi đầu tiên quyết định những bƣớc chạy
sau này của ngƣời học ngoại ngữ.
Rõ ràng, khi học và sử dụng một ngoại ngữ thì việc nói hay phát âm không

đúng sẽ ảnh hƣởng tới chức năng truyền đạt thông tin vốn đòi hỏi cao sự chính
xác của ngôn ngữ. Đó là chƣa kể đến nói hay phát âm sai sẽ gây ra những hiểu
lầm đáng tiếc và sẽ là hệ lụy cho rất nhiều cƣ xử mà ngƣời nói không hề mong
muốn. Bà Rhona Vikoce, giám đốc đào tạo của Apollo tại Việt Nam hiện nay
cũng đồng tình với ý kiến này khi bà cho rằng "Việc nhầm lẫn trong cách phát

17

âm nhiều khi mang lại những khó khăn và những hậu quả nhất định trong giao
tiếp và công việc". (69)
Kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cho thấy, ngữ âm tiếng
Việt là vấn đề khó nhất đối với ngƣời học tiếng Việt. Riêng đối với ngƣời Trung
Quốc học tiếng Việt thì họ không gặp phải những "cú sốc" khi học ngữ âm nhƣ
ngƣời châu Âu, vì tiếng Việt và tiếng Hán là hai ngôn ngữ cùng loại hình, đa
thanh điệu, nhƣng chính sự khác nhau về số lƣợng và chất lƣợng các thành phần
âm tiết đã gây ra những trở ngại nhất định đối với họ.
Học và hoàn thiện ngữ âm tiếng Việt là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự
cố gắng và nỗ lực của cả ngƣời dạy và ngƣời học. Ngữ âm tiếng Việt ngay từ lúc
đầu đƣợc dạy tốt bao nhiêu thì việc học tiếng Việt của ngƣời học giai đoạn sau
càng thuận lợi bấy nhiêu.
1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của người Trung Quốc khi học ngữ âm
tiếng Việt
a. Thuận lợi
Nhiều ý kiến cho rằng, ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt nhanh hơn những
ngƣời nƣớc ngoài khác, nhất là phần ngữ âm. Đây là điều không thể phủ nhận vì
ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt có một số thuận lợi nhƣ:
- Tiếng Việt và tiếng Hán có quá trình tiếp xúc rất lâu dài, ngay từ thế kỷ thứ
VI. Đến thời kì cuối Đƣờng, Ngũ Đại khi cách đọc Hán Việt ra đời thì mối
liên hệ giữa tiếng Việt và tiếng Hán càng thêm sâu sắc và gắn bó. (36, tr. 102)
- Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm này khiến ngƣời

Trung Quốc học tiếng Việt không quá bỡ ngỡ khi tiếp nhận các khái niệm thể
hiện đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt nhƣ: thanh điệu, âm tiết tính, trật tự từ,
hƣ từ, loại từ, từ láy Cụ thể nhƣ sau:
 Tiếng Việt và tiếng Hán có nhiều nét tƣơng đồng về phát âm, nhất là với
những từ Hán-Việt. Đây là một lợi thế đối với ngƣời Trung Quốc học
tiếng Việt vì cách đọc Hán Việt trong nhiều trƣờng hợp "nghe rất gần" với
cách phát âm phổ thông của tiếng Hán, nhiều khi có những từ tiếng Việt

18

phát âm giống hoàn toàn so với tiếng Hán (trƣờng hợp "cao" - "gao"高).
Bên cạch đó, nhiều yếu tố Hán Việt vẫn giữ nguyên nghĩa nhƣ trong tiếng
Hán. Đây là lí do ngƣời học có thể tăng nhanh vốn từ vựng tiếng Việt của
mình.
 Trong tiếng Việt và tiếng Hán, âm tiết và hình vị thƣờng trùng nhau, các
thành phần cấu trúc âm tiết giống nhau. Trong nhiều trƣờng hợp, việc
chuyển nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối của hai ngôn ngữ theo quy
tắc chuyển âm Hán-Việt sang tiếng Hán và ngƣợc lại cũng có nhiều điểm
tƣơng đồng. Ví dụ: Phụ âm đầu của tiếng Việt "đ" thƣờng dƣợc chuyển
thành "d" của tiếng Hán nhƣ "đả" thành "d" (打), "đáp" thành "dá"
(答); Nguyên âm "ô" của tiếng Việt thƣờng đƣợc chuyển thành "u" của
tiếng Hán nhƣ "đô" thành "d" (都), "cổ" thành "g" (古). Bởi vậy,
trong nhiều trƣờng hợp, nếu ngƣời học có sự nhạy cảm nhất định và khả
năng nghe tốt thì có thể tự phán đoán đƣợc nghĩa của những từ tiếng Việt
chƣa đƣợc học. (Xem thêm phần 2.1.1, chƣơng II).
 Tiếng Việt và tiếng Hán đều có thanh điệu nên khi học tiếng Việt, ngƣời
học có thể làm quen với những cung bậc trầm bổng của chuỗi lời nói. Khi
chuyển âm Hán Việt sang âm Hán và ngƣợc lại thì thanh điệu của hai
ngôn ngữ cũng có một quy tắc nhất định. Thƣờng thì thanh không dấu của
tiếng Việt sẽ đƣợc chuyển thành thanh 1 của tiếng Hán nhƣ "an" thành

"n" (安) , thanh huyền của tiếng Việt đƣợc chuyển thành thanh 2 của
tiếng Hán nhƣ "hòa" thành "hé" (和), thanh hỏi và thanh ngã của tiếng
Việt đƣợc chuyển thành thanh 3 của tiếng Hán nhƣ "mãi" thành "mi"
(买), thanh sắc và thanh nặng của tiếng Việt đƣợc chuyển thành thanh 4
của tiếng Hán nhƣ "cộng" thành "gòng" (共). Do sự biến đổi trong quá
trình sử dụng, quy tắc chuyển thanh điệu này không thể áp dụng cho tất cả
các trƣờng hợp nhƣng nó cũng giúp cho ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt
nhanh hơn.

19

Tóm lại, một bộ phận ngƣời Trung Quốc học tiếng Việt có thể cảm thấy
"dễ" hơn các ngoại ngữ khác bởi có các điều kiện thuận lợi nhƣ trên kết hợp với
hàng loạt các nhân tố tích cực khác ảnh hƣởng đến sự tiếp thu và sử dụng tiếng
Việt nhƣ: văn hóa, lịch sử, xã hội, vị trí địa lý
b. Khó khăn
- Bên cạnh thuận lợi thì ngƣời Trung Quốc vẫn gặp một số khó khăn khi học
ngữ âm tiếng Việt. Đó là sự khác nhau về số lƣợng và chất lƣợng các thành
phần cấu tạo âm tiết (xem thêm phần 2.1.2.1, chƣơng II). Trong tiếng Việt có
những nguyên âm, phụ âm, thanh điệu không có trong tiếng Hán nên ngƣời
học không phát âm đƣợc hoặc rất khó phát âm các âm vị mới này.
- Hệ thống văn tự của tiếng Việt và tiếng Hán hoàn toàn khác nhau, trong tiếng
Việt lại có trƣờng hợp giữa âm và chữ không đồng nhất với nhau nên đã gây
ra những nhầm lẫn cho ngƣời học cả khi nói và khi viết.
- Cách đọc Hán Việt nhiều khi cũng là "con dao hai lƣỡi" đối với ngƣời Trung
Quốc học tiếng Việt. Nhiều từ đa tiết tiếng Việt chỉ có vỏ ngữ âm Hán Việt
nhƣng ý nghĩa của nó đã đƣợc thay đổi khi đƣợc đƣa vào tiếng Việt nhƣng
ngƣời học luôn "lợi dụng" cách đọc Hán Việt để tạo ra những từ không có
trong tiếng Việt khiến ngƣời nghe không hiểu. Ví dụ: "thừa ứng" (承应)
tiếng Việt phải nói là "nhận lời", "ủy viên hội" (委员会) tiếng Việt phải nói

là "ủy ban", "cảnh phiến" (景片) tiếng Việt phải nói là "phông sân khấu"
- Một số đặc điểm giống nhau của ngữ âm tiếng Việt và tiếng Hán nhiều khi
cũng có mặt trái của nó làm cho ngƣời học dễ mắc lỗi giao thoa khi học tiếng
Việt. Do chịu ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ nên ngƣời Trung Quốc đã "đồng
nhất" các vần của tiếng Việt nhƣ "eo, en, oan" thành "iao, ian, uan" của tiếng
Hán, các phụ âm của tiếng Việt nhƣ /thành /k'/, /t/, của tiếng
Hán v.v Thực ra, các thành phần âm tiết trên khi phát âm chỉ "na ná" giống
nhau chứ không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, chỉ có thể coi đây là một điều
kiện thuận lợi giúp cho việc dễ ghi nhớ chứ không thể đồng nhất chúng đƣợc.

×