Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

Khảo sát loại từ Tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng INĐÔNÊXIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 268 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM THỊ THUÝ HỒNG





KHẢO SÁT LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH
SANG TIẾNG INĐÔNÊXIA


Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số : 62 22 01 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1- PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn
2- GS. TS. Lê Quang Thiêm



Hà Nội - 2012


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ THUÝ HỒNG





KHẢO SÁT LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH
SANG TIẾNG INĐÔNÊXIA








LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC







Hà Nội - 2012


3
MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ

MỞ ĐẦU 1
0.1. Lý do lựa chọn đề tài 10
0.2. Đối tƣợng và mục đích của luận án 11
0.3. Tính cấp thiết của đề tài 3
0.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 5
0.5. Ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu 14
0.6. Những đóng góp của luận án 4
0.7. Bố cục của luận án 16
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ LOẠI TỪ 17
1.1. Loại từ và các đặc điểm chung của loại từ 17
1.1.1. Khái niệm loại từ 17

1.1.1.1. Quan điểm của Allan 18
1.1.1.2. Quan điểm của Aikhenvald 19
1.1.1.3. Quan điểm của Karen L.Adam 20
1.1.1.4. Quan
điểm của
Greenberg
20
1.1.2. Các đặc điểm chung của loại từ 21
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc có chứa loại từ 21
1.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ 22
1.1.2.3. Sự phân biệt giữa loại từ và từ chỉ đơn vị đo lường 26
1.1.2.4. Chức năng của loại từ 29
1.1.2.5. Đặc điểm tri nhận của người bản ngữ phản chiếu qua loại từ 32
1.1.2.6. Về nguồn gốc của loại từ 33

4
1.2. Loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới 34
1.2.1. Sự phân bố loại từ số trong các ngôn ngữ trên thế giới 34
1.2.2. Loại từ trong các ngôn ngữ Châu Âu 35
1.2.3. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Phi, châu Mĩ 37
1.2.4. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Á và Đông Nam Á 39
1.2.4.1. Sự tồn tại loại từ trong hầu hết các ngôn ngữ Châu Á 39
1.2.4.2. Đặc điểm hình thái của loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á 40
1.2.4.3. Cấu trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á 41
1.3. Khái quát về loại từ tiếng Việt 45
1.3.1. Các quan niệm về loại từ trong tiếng Việt 45
1.3.1.1. Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ
như một từ loại riêng. 48
1.3.1.2. Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm trù từ loại danh từ 51
1.3.2. Quan niệm của luận án về loại từ trong tiếng Việt 52

Tiểu kết 44

Chƣơng II: KHẢO SÁT LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT 54
2.1. Nhận diện loại từ tiếng Việt 54
2.1.1. Tiêu chí nhận diện loại từ 54
2.1.2 Danh sách loại từ tiếng Việt 58
2.2. Đặc điểm của loại từ tiếng Việt 66
2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp 66
2.2.1.1. Đặc điểm về vị trí 66
2.2.1.2. Đặc điểm về khả năng kết hợp 68
2.2.1.3. Đặc điểm về chức vụ cú pháp 69
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa 70
2.2.3. Đặc điểm chức năng 72
2.3. Các kiểu loại từ trong tiếng Việt 74
2.3.1. Loại từ chỉ người 76
2.3.2. Loại từ chỉ động vật 84
2.3.3. Loại từ chỉ thực vật 86
2.3.4. Loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiên 89
Tiểu kết 92

5
Chƣơng III: CÁC ĐƠN VỊ TƢƠNG ỨNG VỚI LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT TRONG
TIẾNG INĐÔNÊXIA 103
3.1. Khái quát về loại từ trong tiếng Inđônêxia 103
3.1.1. Khái niệm loại từ trong tiếng Inđônêxia 103
3.1.1.1. Các quan niệm về loại từ tiếng Inđônêxia 108
3.1.1.2. Quan điểm của tác giả luận án 109
3.1.2. Nhận diện loại từ tiếng Inđônêxia 111
3.1.2.1. Tiêu chí nhận diện loại từ 111
3.1.2.2. Các kiểu loại từ trong tiếng Inđônêxia 112

3.1.3. Phân biệt loại từ với các từ loại khác 119
3.1.3.1. Về loại từ với từ chỉ đơn vị đo lường 119
3.1.3.2. Loại từ với danh từ 121
3.1.3.3. Loại từ với đại từ nhân xưng 124
3.2. Đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Inđônêxia 124
3.2.1. Đặc điểm hình thái 124
3.2.1.1. Về mặt hình thái 124
3.2.1.2 . Về phương diện ngữ âm, các hình vị tiếng Inđônêxia có thể là 115
3.2.1.3. Về mặt chữ viết. 125
3.2.2. Khả năng kết hợp 125
3.2.3. Chức vụ cú pháp trong câu 127
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ tiếng Inđônêxia 132
Tiểu kết 138
Chƣơng IV: ĐỐI DỊCH LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG INĐÔNÊXIA 140
4.1. Dẫn nhập về dịch thuật 140
4.1.1. Khái niệm dịch, đối dịch, mối quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ đối
chiếu 140
4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc dịch 142
4.1.3. Các bình diện tương đương trong dịch thuật. 144
4.1.4. Các phương thức dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia 146
4.2. Những tƣơng đồng và khác biệt giữa loại từ tiếng Việt với tiếng
Inđônêxia có liên quan đến việc chuyển dịch 147

6
4.2.1. Những điểm tương đồng 148
4.2.1.1. Tương đồng về khả năng kết hợp 149
4.2.1.2. Tương đồng về chức vụ cú pháp trong câu 149
4.2.1.3. Tương đồng về ngữ nghĩa 150
4.2.2. Khác biệt giữa loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia liên quan đến việc
chuyển dịch 154

4.2.2.1. Khác biệt về mặt hình thái 154
4.2.2.2. Khác biệt về khả năng kết hợp 154
4.2.2.3. Khác biệt về chức vụ cú pháp trong câu 155
4.2.2.4. Khác biệt về ngữ nghĩa 157
4.3. Đối chiếu chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia 158
4.3.1. Dịch tương đương hoàn toàn (A=B) 158
4.3.2. Dịch tương đương bộ phận (A<B, A>B) 161
4.3.3. Dịch không tương đương 178
4.4. Vấn đề tri nhận, văn hóa dân tộc có liên quan đến việc chuyển dịch loại
từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia 171
Tiểu kết 179
KẾT LUẬN 181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO 185
PHỤ LỤC 204
PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ ĐỐI DỊCH LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG
INĐÔNÊXIA VÀ TIẾNG INĐÔNÊXIA SANG TIẾNG VIỆT
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH VÀ NGHĨA CỦA LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH, NGHĨA CỦA LOẠI TỪ TIẾNG INĐÔNÊXIA
VÀ CÁC ĐƠN VỊ TƢƠNG ỨNG TRONG TIẾNG VIỆT
PHỤ LỤC 4: ĐỐI DỊCH LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG INĐÔNÊXIA


7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BN : Bổ ngữ
CN : Chủ ngữ
DN : Danh ngữ

DT : Danh từ
DtĐv : Danh từ đơn vị
DT CTR : Danh từ chỉ tên riêng
Đ : Định ngữ
ĐaT : Đại từ
ĐN : Động ngữ
ĐT : Động từ
GT : Giới từ
LT : Loại từ
LuT : Lượng từ
ST : Số từ
TT : Tính từ:
TrT : Trạng từ
VN : Vị ngữ











8
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các loại từ khác nhau được sử dụng với cùng một danh từ trong tiếng
Miến Điện 22

Bảng 2.1. Danh sách loại từ tiếngViệt .50
Bảng 2.2. Bảng loại từ chỉ người và các tham tố ngữ nghĩa 73
Bảng 2.3. Bảng loại từ chỉ thực vật và các tham tố ngữ nghĩa .79
Bảng 2.4. Bảng loại từ có nghĩa mô tả hình dáng của vật thể có dạng khối tạo
không gian ba chiều và các tham tố ngữ nghĩa khác 84
Bảng 2.5. Bảng loại từ có nghĩa mô tả hình dáng của vật thể có dạng khối tạo
không gian hai chiều và các tham tố ngữ nghĩa khác 85
Bảng 2.6. Bảng loại từ có nghĩa mô tả hình dáng của vật thể có dạng khối tạo
không gian một chiều và các tham tố ngữ nghĩa khá 86
Bảng 3.1. Đại từ chỉ người trong tiếng Inđônêxia 115
Bảng 4.1. Loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng trong tiếng Việt và các khả năng chuyển
dịch sang tiếng Inđônêxia 163











9
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Các tham tố nghĩa của loại từ 17
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân chia loại từ tiếng Việt 66
Sơ đồ 2.2. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ chỉ người 68
Sơ đồ 2.3. Các thế đối lập nghĩa của loại từ chỉ người 68

Sơ đồ 2.4. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ chỉ động vật 77
Sơ đồ 2.5. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ chỉ thực vật 78
Sơ đồ 3.1. Các tham số ngữ nghĩa của loại từ tiếng Inđônêxia 124
Sơ đồ 3.2. Sự tương quan của các phạm vi ngữ nghĩa của loại từ trong
tiếng Inđônêxia 128
Sơ đồ 4.1. Loại từ dùng cho vật vô sinh trong tiếng Inđônêxia 144
Sơ đồ 4.2.a Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt 152
Sơ đồ 4.2b. Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt 154
Sơ đồ 4.2c. Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt .154
Sơ đồ 4.3. Đối dịch loại từ chỉ người tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia 153
Sơ đồ 4.4. Đối dịch loại từ con tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia .157
Sơ đồ 4.5. So sánh khái niệm buah trong tiếng Inđônêxia và cái trong tiếng Việt .159
Sơ đồ 4.6a. Đối dịch loại từ chỉ thực vật tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia .159
Sơ đồ 4.6b. Đối dịch loại từ chỉ thực vật tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia 161
Sơ đồ 4.6c. Đối dịch loại từ chỉ thực vật tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia 161
Sơ đồ 4.7a. Đối dịch loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng
Inđônêxia. 163
Sơ đồ 4.7b. Đối dịch loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng
Inđônêxia. 166
Sơ đồ 4.7c. Đối dịch loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tiếng Việt sang tiếng
Inđônêxia 168
Sơ đồ 4.8. Nghĩa của một số loại từ trong tiếng Inđônêxia 171
Sơ đồ 4.9. Đối dịch loại từ batang tiếng Inđônêxia sang tiếng Việt 174
Sơ đồ 4.10. Ngữ nghĩa của một số loại từ tiếng Inđônêxia theo hướng tri nhận .177

10
MỞ ĐẦU

0.1. Lý do lựa chọn đề tài
Với sự phát triển của lý luận ngôn ngữ học những năm gần đây, với việc phát

hiện những tư liệu mới của các ngôn ngữ còn ít được biết đến ở châu Á, châu Phi,
châu Mĩ vấn đề "loại từ" càng ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu,
trước hết và chủ yếu là các nhà ngôn ngữ học, và cả các nhà tâm lý học, triết học.
Bởi vì trong ngữ nghĩa của loại từ, ở bề sâu của nó, ẩn chứa một cách nhìn, cách
nghĩ về sự vật, hiện tượng về thế giới khách quan của cộng đồng bản ngữ, của dân
tộc nói thứ tiếng đó.
Nhưng không chỉ ở bình diện ngữ nghĩa mà ở những bình diện khác như ngữ
pháp, ngữ dụng, loại từ cũng là một mảnh đất chưa được nghiên cứu đủ sâu, đủ kĩ,
và do đó còn rất nhiều công việc cho các nhà ngôn ngữ học tiếp tục nghiên cứu. Bởi
lẽ loại từ là một địa hạt rất tinh tế, độc đáo, khó nắm bắt của một ngôn ngữ, cho nên,
cần có sự khảo sát toàn diện về tất cả các mặt thì mới có được cái nhìn hợp lý về nó.
Trong tiếng Việt, cùng một sự vật, hiện tượng như "nhà", "thư", "thuyền"
nhưng có rất nhiều cách gọi khác nhau. Với đối tượng "nhà" có thể nói "cái nhà",
"ngôi nhà", "toà nhà" với đối tượng "thư" có thể nói "bức thư", "lá thư', "tờ
thư" Sự khác nhau giữa các cách gọi cái, con, chiếc, cuộc, sự, mối, không chỉ
thuần tuý là sự khác nhau về mặt ngữ pháp mà còn là sự khác nhau về mặt ngữ
nghĩa, thậm chí cả ý nghĩa tình thái - biểu cảm [91]. Điều đó cho thấy trong tiếng
Việt có một lớp từ mà sự xuất hiện của nó đã tạo nên một phạm trù, trong đó các
yếu tố không chỉ thuần tuý diễn đạt mặt hình thức ngữ pháp mà còn là một tham tố
tạo nghĩa của cấu trúc mở rộng danh từ. Lớp từ này được hầu hết các nhà Việt ngữ
học gọi là loại từ (classifiers).
Loại từ là một hiện tượng ngôn ngữ, một vấn đề rất thú vị nhưng cũng hết sức
phức tạp, nơi tập trung ý kiến khác nhau của nhiều nhà Việt ngữ học, chẳng hạn như:
- Loại từ là một từ loại riêng hay thực chất đó chỉ là một loại danh từ?
11
- Nếu loại từ là một từ loại riêng thì những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của
nó là gì?
- Có bao nhiêu loại từ trong tiếng Việt?
Trả lời tất cả những câu hỏi trên đây không phải là việc đơn giản. Chúng tôi tán
thành ý kiến của Lý Toàn Thắng [120] là để giải quyết vấn đề này còn phải làm rất

nhiều việc, nhưng trước hết có thể tập trung vào mấy vấn đề:
a. Xác lập tiêu chí và đưa ra một danh sách tương đối đầy đủ về loại từ
(không thể chỉ đưa ra một vài ví dụ đã quá quen thuộc và bằng lòng với sự lập luận
trên cơ sở mấy ví dụ đó).
b.Tham khảo thêm những nghiên cứu về loại từ (và những vấn đề khác có
liên quan đến loại từ) trên thế giới những năm gần đây (mà rõ ràng là có nhiều thay
đổi so với những quan niệm của ngữ pháp miêu tả luận và phân bố luận trong thời
kì hoàng kim những năm 60-70).
c.Nhìn rộng ra ngoài tiếng Việt, tới những ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước
ta và các ngôn ngữ khác trong khu vực (ở đây có những cứ liệu rất đáng lưu ý về
nguồn gốc và sự tiến hoá của hệ thống loại từ trong tiếng Việt cổ trước đây).
d. Ngoài ra, cần phải có cái nhìn ra bên ngoài, tới các ngôn ngữ trên thế giới
để có cái nhìn toàn cục về các ngôn ngữ có loại từ trên thế giới, có cái nhìn so sánh
với các ngôn ngữ khác loại hình.
e. Tiến tới xem xét loại từ như một cơ sở để phân chia loại hình ngôn ngữ trên
thế giới.
0.2. Đối tƣợng và mục đích của luận án
Luận án chọn đối tượng khảo sát là loại từ (classifiers), tiến tới xem xét một
cái nhìn ổn định về loại từ trong tiếng Việt, khảo sát các đơn vị tương ứng trong
tiếng Inđônêxia, đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia, góp phần vào việc
biên soạn từ điển Việt – Inđônêxia. Giải quyết các vấn đề ngữ nghĩa, ngữ pháp và
ngữ dụng của loại từ cũng chính là để soi sáng những vấn đề về tư duy văn hoá của
người Việt cũng như người Inđônêxia. Đây là vấn đề có giá trị không nhỏ đối với
việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá.
12
Cho đến nay, số lượng loại từ có mặt trong hệ thống chưa được các nhà Việt
ngữ thống nhất, nhưng dựa trên các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của loại từ nói
riêng và của danh ngữ nói chung, luận án sẽ sơ bộ nhận diện bằng các tiêu chí hình
thức và nội dung, sau đó, tiến hành phân loại hệ thống loại từ tiếng Việt.
Việc mô tả, phân tích đặc điểm của loại từ tiếng Việt và các biểu hiện từ

vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng Inđônêxia được thực hiện trên ngữ liệu là
các tác phẩm văn học, giáo trình thực hành tiếng Việt và tiếng Inđônêxia, từ điển
Inđônêxia – Việt, Inđônêxia – Anh và Anh – Inđônêxia.
Với đề tài "Khảo sát loại từ tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang
tiếng Inđônêxia” luận án đặt ra những mục đích sau:
- Tìm hiểu đặc trưng ngữ pháp của loại từ
- Phân tích ngữ nghĩa của loại từ
- So sánh, đối chiếu loại từ tiếng Việt với đơn vị tương đương trong tiếng
Inđônêxia.
- Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia.
Luận án coi đối chiếu tương đồng và khác biệt là cơ sở để tiến hành đối dịch
loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Bởi lẽ, đối tượng của luận án là một kiểu từ
loại nên phương pháp làm việc của chúng tôi ở đây là đối dịch, tức là đối chiếu và
dịch, dịch trên cơ sở đối chiếu nghiêm ngặt và sử dụng một cách triệt để kết quả đối
chiếu để dịch.
Phạm vi của phương pháp đối dịch ở đây có thể hiểu theo một cách khác nữa,
đó là có thể coi đối dịch là một dạng, một kiểu của dịch và kết quả của nó là ứng
dụng cho việc biên soạn từ điển, mà cụ thể là biên soạn từ điển Việt – Inđônêxia,
Inđônêxia – Việt, biên soạn sách học tiếng Inđônêxia cũng như tiếng Việt.
0.3. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, một số nhà Việt ngữ học cho rằng loại từ là một tiểu loại
của danh từ, hoặc có tác giả thì cho nó là hư từ, không có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý
nghĩa ngữ pháp hay còn gọi là rỗng nghĩa. Nói cách khác là hầu hết các tác giả xuất
phát từ cái nhìn cấu trúc luận, xếp loại từ vào những khuôn cấu trúc khác nhau,
13
trong cái khuôn đó, loại từ được xem là một đơn vị rỗng nghĩa, là từ chứng cho
danh từ. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, bất cứ một sự phân loại nào nếu không chú
ý đến nghĩa thì đều là một sự phân loại thiếu toàn diện, đặc biệt là đối với loại từ,
một đơn vị mà ranh giới về ngữ nghĩa của nó còn rất nhập nhằng. Do vậy, đề tài của
chúng tôi chú trọng đến cả hai hướng: bên cạnh việc đưa ra các tiêu chí hình thức để

phân loại loại từ thì chúng tôi còn chú trọng đến ngữ nghĩa của lớp từ này. Ngữ
nghĩa ở đây không chỉ đơn thuần là ngữ nghĩa ngữ pháp mà còn là ngữ nghĩa của
một lớp từ vựng và ngữ nghĩa ngữ dụng. Đây là hướng mà ngôn ngữ học hiện đại
thường hướng tới, bởi lẽ ngôn ngữ phản ánh tư duy, là những đơn vị mang nghĩa,
không thể là những khuôn cấu trúc đơn thuần, khô cứng được. Từ hướng nghiên
cứu cả cấu trúc lẫn ngữ nghĩa như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có thể xác định được
một tiểu loại từ loại trong tiếng Việt, đó là loại từ, cái đơn vị mà lâu nay chưa có sự
thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học.
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang tranh luận:
- Loại từ là một từ loại riêng của các ngôn ngữ có loại từ hay chỉ là một tiểu
loại danh từ?
- Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của loại từ tiếng Việt và những tương
đồng, khác biệt của nó với loại từ tiếng Inđônêxia.
- Khả năng chuyển dịch loại từ tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập – sang
tiếng Inđônêxia – một ngôn ngữ chắp dính.
Ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, việc nghiên cứu tổ hợp có chứa loại từ và các
phương thức dịch sang tiếng Inđônêxia còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đối với
người Việt, tiếng Việt là bản ngữ, do đó ít ai dùng sai tổ hợp loại từ + danh từ, về
mặt cấu trúc và nghĩa. Nhưng hiểu cho thấu đáo và dùng cho hay loại từ trong tổ
hợp với danh từ thì không phải là chuyện đơn giản. Đối với việc giảng dạy tiếng
Việt cho người nước ngoài thì ý nghĩa thực tiễn của nó càng lớn lao.
Thứ nhất, cùng với công trình của các tác giả đi trước, một phần trong luận
án (chương II), sẽ giúp cho người nước ngoài học tiếng Việt, những người mà bản
ngữ của họ không có loại từ như người Nga, người Anh, người Pháp … học tiếng
14
Việt tốt hơn. Đối với người nước ngoài thì cái khó không chỉ ở chỗ biết trường hợp
nào dùng được hay không dùng được loại từ mà khó hơn nữa là dùng đúng loại từ,
loại từ nào được dùng với danh từ nào cần phải có sự hiểu biết về nghĩa của loại từ
mới có thể dùng được.
Thứ hai, đối với việc giảng dạy cho người nước ngoài hoặc người thuộc dân

tộc thiểu số ở Việt Nam mà bản ngữ của họ có loại từ thì đề tài của luận án cũng có
những ý nghĩa thiết thực. Bởi loại từ tiếng Việt có những đặc điểm riêng cần phải
nắm vững thì mới sử dụng chính xác được.
Thứ ba, đối với người Inđônêxia học tiếng Việt cũng như người Việt học tiếng
Inđônêxia thì luận án có ý nghĩa quan trọng. Đó là sự tương ứng hay không tương ứng
giữa loại từ của hai ngôn ngữ, và cách chuyển dịch chúng như thế nào. Bởi đây là hai
ngôn ngữ khác loại hình. Phần chương IV sẽ như là một tài liệu có tính chất công cụ hữu
ích cho người học.
0.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Việc tranh luận có hay không có loại từ đã được nhiều công trình trong nước
cũng như trên thế giới nói đến và lý giải. Cho nên, trong luận án này, chúng tôi
không đi vào tranh luận mà chỉ thừa nhận có một đơn vị hiển nhiên trong tiếng Việt
luôn đứng trước danh từ và đứng sau số từ trong danh ngữ, chúng tôi tạm gọi nó là
loại từ (classifiers). Với lý do như vậy, luận án chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề sau:
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới và loại từ tiếng Việt.
(2) Xác lập bộ tiêu chí để nhận diện loại từ tiếng Việt.
(3) Mô tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt và các đơn vị
tương đương trong tiếng Inđônêxia.
(4) Khảo sát các phương thức chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng
Inđônêxia.
0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi nghiên cứu đối tượng theo hướng
nội dung và hình thức kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Từ định hướng có tính chất
15
phương pháp luận đó người viết chủ yếu sử dụng một số phương pháp ngôn ngữ
học trong quá trình viết luận án, đó là:
Phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả. Thống kê số lượng loại từ
tiếng Việt và tiếng Inđônêxia, số lượng loại từ trong mỗi nhóm và miêu tả các nét
nghĩa của chúng. Một số thủ pháp được chúng tôi sử dụng trong luận án là: thủ pháp
phân tích phân bố và thủ pháp phân tích nghĩa tố. Chúng tôi xem đây là các thủ

pháp đắc lực cho việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng và các ngôn ngữ có cùng loại
hình như tiếng Việt nói chung, những ngôn ngữ không có đặc trưng hình thái học
thực sự.
Phương pháp so sánh đối chiếu loại từ tiếng Việt với loại từ tiếng Inđônêxia
được luận án sử dụng triệt để nhằm tìm hiểu sự giống và khác nhau của cùng một
đơn vị từ loại trong hai ngôn ngữ khác loại hình như thế nào, từ đó làm cơ sở cho
việc đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia.
Một cơ sở lý thuyết nữa mà luận án sử dụng cho việc xác định nghĩa cũng
như cấu trúc của loại từ, đó là lý thuyết điển mẫu (người khởi xướng là Eleanor
Rosch).
0.6. Những đóng góp của luận án
Xuất phát từ mục đích, tính cấp thiết của đề tài và nội dung phạm vi nghiên
cứu, chúng tôi dự kiến luận án sẽ có những đóng góp như sau:
a) Hệ thống hóa tình hình nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ trên thế
giới, từ đó rút ra được những đặc điểm chung về cấu trúc, ngữ nghĩa của loại từ
trong các ngôn ngữ trên thế giới và rút ra được các đặc điểm phổ quát của loại từ
trong các ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu này phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ
trên bình diện đa ngữ luận, cung cấp tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu loại từ các
ngôn ngữ trên thế giới dựa trên nghiên cứu cấu trúc có chứa loại từ.
b) Cung cấp một bộ tiêu chí để xác định loại từ, lập danh sách tương đối đầy
đủ loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia.
c) Cung cấp một cái nhìn toàn diện về nghĩa của loại từ trong cả hai ngôn ngữ.
16
d) Phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau của loại từ trong hai ngôn
ngữ Việt – Inđônêxia. Dịch loại từ tiếng Việt ra loại từ hoặc các biểu thức tương
đương trong tiếng Inđônêxia phục vụ cho công tác biên soạn từ điển loại từ + danh
từ Việt – Inđônêxia trong tương lai.
0.7. Bố cục của luận án
Ngoài mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 phần chính: mở
đầu, nội dung, kết luận.

Trong đó, phần Nội dung gồm có 4 chương:
Chương I. Cơ sở lý thuyết về loại từ
Trình bày tổng quan về tình nghiên hình nghiên cứu loại từ trên thế giới cũng
như trong nước và quan niệm về loại từ của luận án.
Chương II. Khảo sát loại từ tiếng Việt.
Khảo sát cấu trúc có chứa loại từ tiếng Việt, các cấu trúc điển hình và các
biến thể. Phân loại loại từ tiếng Việt. Nghĩa của loại từ.
Chương III. Các đơn vị tương ứng với loại từ tiếng Việt trong tiếng Inđônêxia
Khảo sát loại từ tiếng Inđônêxia, phân loại và tìm hiểu nghĩa của loại từ
tiếng Inđônêxia.
Chương IV. Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia
- Điểm qua các vấn đề liên quan đến dịch thuật, các phương thức dịch, dịch
tương đương.
- So sánh, đối chiếu loại từ tiếng Việt với loại từ tiếng Inđônêxia. Tìm những
điểm tương đồng và khác biệt giữa loại từ của hai ngôn ngữ trên phương diện: hình
thái, cấu trúc, ngữ nghĩa, số lượng, phương thức hoạt động.
- Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia.

17
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ LOẠI TỪ

1.1. Loại từ và các đặc điểm chung của loại từ
1.1.1. Khái niệm loại từ
Việc nghiên cứu loại từ trên thế giới bắt đầu muộn hơn so với các từ loại
khác trong ngôn ngữ. Thuật ngữ classifiers được người ta nhắc đến khi nghiên cứu
các ngôn ngữ khu vực Châu Á như tiếng Thái, Miến Điện, tiếng Hán, tiếng Việt. Và
đã có thời người ta gọi các ngôn ngữ này là nhóm các ngôn ngữ loại từ. Sau đó
người ta đã phát hiện ra thực ra hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có hiện
tượng này. Cho đến hiện nay loại từ (classifiers) đã được nghiên cứu khá cẩn thận,

chi tiết. Thực ra, đối với người Việt, với tiếng Việt, hiện nay còn tranh cãi nhiều về
vấn đề là liệu có loại từ hay không, nhưng đối với các học giả Châu Âu thì
classifiers là một khái niệm rõ ràng, một đơn vị ngôn ngữ đích thực, đây là đơn vị
có cả nội dung và hình thức hay nói cách khác là có cả hình thức và nghĩa.
Samuel Johnson [229] định nghĩa: Loại từ - là một từ hoặc hình vị được dùng
trong một số ngôn ngữ trong những ngữ cảnh xác định (như tính đếm) để chỉ ra lớp
ngữ nghĩa đang được nói đến.
“Loại từ số là kiểu loại từ phổ biến nhất. Chúng được gọi là "số" bởi chúng
luôn xuất hiện trong ngữ cảnh chỉ lượng, luôn là đơn vị ràng buộc đứng liền với một
số từ hoặc từ định lượng. Trường hợp thứ hai là chúng xuất hiện trong ngữ cảnh có
đại từ chỉ định và đôi khi xuất hiện với tính từ” [201].
Dường như chưa có ai nghi ngờ về tính chân thực của loại từ, có chăng,
người ta nghi ngờ về khái niệm “classifier languages” và “non-classifier
languages”. Nhưng theo Keith Allan trong công trình “classifiers” [147] thì ông cho
rằng “Có lẽ tất cả các ngôn ngữ đều có loại từ; … nhưng có một số ngôn ngữ thích
hợp với tên gọi là ngôn ngữ loại từ (classifier languages) hơn một số ngôn ngữ
khác, chẳng hạn như danh từ sở hữu tiếng Anh tương ứng một cách chính xác với
các đơn vị từ trong tiếng Thái mà tất cả mọi người đều công nhận đó là loại từ”.
18
Việc nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới đã được nhiều
nhà nghiên cứu chú ý đến nhằm làm rõ hơn nữa bức tranh chung về loại từ. Có thể
kể đến các quan điểm tiêu biểu sau:
1.1.1.1. Quan điểm của Allan
Allan cho rằng loại từ (classifiers) là đơn vị có nguyên tắc kết hợp phổ biến
trong tất cả các ngôn ngữ: loại từ (classifers) kết hợp với từ định lượng, từ chỉ định
và kết hợp với danh từ [147].
Allan đã đưa ra 7 phạm trù được phân loại và tương ứng với nó là 7 kiểu loại
từ trong các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ có một hay một vài
kiểu loại từ nhất định chứ không phải là tất cả. Nhưng mỗi loại từ lại không phải chỉ
thuộc vào một phạm trù, mà có thể thuộc vào một vài trong số 7 phạm trù này. Ông

cho rằng loại từ biểu thị một số đặc điểm của nhận thức, tri nhận nhờ vào phân loại.
Như chúng ta thấy, lí do mà các ngôn ngữ khác nhau về họ hàng, loại hình hay là xa
nhau về địa lý vẫn có thể có các lớp danh từ tương tự nhau là bởi các cộng đồng có
những cách phân loại, tri nhận hiện thực khách quan theo những cách tương tự
nhau. Loại từ (classifiers) được Allan nhìn nhận dưới 2 tiêu chuẩn:
a) Chúng xuất hiện như các hình vị trên cấu trúc bề mặt trong các điều kiện rõ
ràng (có thể nhìn thấy được).
b) Chúng có nghĩa, loại từ chỉ ra một số đặc điểm nhận thức nổi trội hoặc là các
đặc điểm được gán cho các thực thể danh từ liên quan được chỉ ra (hoặc có
thể chỉ ra).
Theo Allan, tất cả các ngôn ngữ đều có loại từ, chứ không phải giống như quan
niệm trước đây cho rằng có một số ngôn ngữ có loại từ, mà thuật ngữ tiếng Anh là
“classifier languages”, nhưng một số ngôn ngữ sự thể hiện của loại từ điển hình
hơn, do vậy, ông nhấn mạnh …có một số ngôn ngữ thích hợp hơn với việc gọi
―ngôn ngữ có loại từ‖ [147, tr. 285].
Do vậy, về phương diện loại từ mà xét thì các ngôn ngữ chỉ khác nhau ở chỗ
ngôn ngữ này có nhiều hay hay ít loại từ hơn ngôn ngữ kia. Tuy nhiên những ngôn
ngữ có loại từ không điển hình như tiếng Anh cũng có thể gọi là không có loại từ.
19
Và thuật ngữ “ngôn ngữ không có loại từ” được hiểu với nội hàm như vậy. Theo
ông, các ngôn ngữ có loại từ được phân biệt với các ngôn ngữ không có loại từ
bằng 2 tiêu chí sau đây:
a) Có ít nhất là một vài loại từ được giới hạn trong cấu trúc có chứa loại từ.
b) Loại từ trong ngôn ngữ đó thuộc vào một/ một vài kiểu trong 4 kiểu sau: loại
từ số, loại từ tương hợp, loại từ vị ngữ và loại từ nội vị (intra-locative).
Từ quan niệm như vậy, Allan đã chia các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 loại
dựa vào sự xuất hiện của các kiểu loại từ.
1- Các ngôn ngữ có loại từ số (numeral classifier languages): Kiểu loại từ số
là loại từ bắt buộc phải xuất hiện trong hầu hết cấu trúc danh ngữ có số từ. Kiểu này
được thể hiện điển hình trong tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Miến Điện…

2- Các ngôn ngữ có loại từ tương hợp (concordial classifier languages): tức
là kiểu phụ tố gắn vào danh từ để thể hiện ý nghĩa phân loại của loại từ, phụ tố ở
đây thường là tiền tố. Thuộc kiểu này là một số ngôn ngữ Châu Phi (tiếng Bantu và
Semi-Bantu) và các ngôn ngữ Australia.
3- Các ngôn ngữ có loại từ vị ngữ (predicate classifier languages): tức là loại
từ kết hợp với động từ chỉ sự vận động, vị trí ở trong câu. Thuộc kiểu này có các
ngôn ngữ Navajo (của các thổ dân Bắc Mỹ) và các ngôn ngữ Athapaskan.
4- Các ngôn ngữ có loại từ nội vị (intra-locative classifier languages): đây là
kiểu loại từ (bắt buộc) kết hợp với danh từ trong các cấu trúc diễn đạt vị trí. Kiểu
loại từ này có mặt chỉ trong 3 ngôn ngữ: tiếng Toba, tiếng Nam Mỹ và Eskimo.
1.1.1.2. Quan điểm của Aikhenvald
Theo Aikhenvald [146], hầu hết các ngôn ngữ đều có một số các phương tiện
ngữ pháp để phân loại danh từ. Thuật ngữ “loại từ” (classifiers) được bà dùng trong
công trình của mình như một cái ô dán nhãn cho phạm vi mở rộng của các phương
pháp phân loại danh từ. Các kiểu loại từ khác nhau có thể được phân biệt bởi các
trạng thái ngữ pháp, mức độ của sự ngữ pháp hoá, điều kiện sử dụng, ngữ nghĩa, các
kiểu nguồn gốc, phương thức đạt được, và các xu hướng mất đi của loại từ.
Bà phân chia loại từ thành các kiểu:
20
1. Loại từ danh từ: đây là những loại từ chỉ có thể được dùng để phân lớp danh từ.
2. Loại từ số: là các hình vị đặc biệt chỉ xuất hiện bên cạnh số từ, danh từ, từ
định lượng nhằm phân loại danh từ dựa vào hình dáng, kích cỡ và các đặc điểm
vốn có khác.
3. Loại từ động từ: xuất hiện với động từ, nhưng chúng phân lớp danh từ, rất điển
hình trong chức năng S (chủ ngữ nội động) hoặc O (bổ ngữ trực tiếp), bởi các đặc
điểm về hình dáng, độ chắc, và tính động vật (animacy).
4. Loại từ định vị: xuất hiện ở vị trí định vị.
5. Loại từ chỉ định: kết hợp với từ chỉ định và mạo từ.
1.1.1.3. Quan điểm của Karen L.Adam
Theo Karen L.Adam [143, 144] loại từ được tìm thấy trong 3 nhánh của họ

ngôn ngữ Nam Á: Môn-Khmer, Nicobarese, và Aslian. Các nhánh này có những
đơn vị được coi là loại từ (classifiers). Loại từ có thể là hình vị độc lập, tiền tố,
trung tố hay hậu tố, có chức năng phân loại danh từ. Mỗi lớp danh từ được xuất
hiện với một vài loại từ nhất định, do vậy việc loại từ kết hợp với danh từ nào là do
nội dung ngữ nghĩa của loại từ quy định.
Ông đã đưa ra các phương diện ngữ nghĩa mà loại từ trong các ngôn ngữ
Nam Á ngầm chỉ: chỉ sinh vật, vô sinh vật (hình tròn, dài và rắn, dài và mỏng hoặc
mềm, phẳng và các phạm vi mở rộng khác như là hoa quả, rau, hạt…)
1.1.1.4. Quan
điểm của
Greenberg

Greenberg [194] là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về loại từ.
Mặc dầu trong bài viết của mình ông không nói một cách công khai bất cứ phương
pháp phân loại danh từ nào, nhưng hiện tượng phân loại thay đổi được đề cập bên
cạnh loại từ, ông cũng gợi ý về mối tương quan giữa sự tồn tại của loại từ trong một
ngôn ngữ và các phạm trù ngữ pháp khác như sự thể hiện bắt buộc của số từ.
Greenberg trong bài viết của mình đã khẳng định sự khác nhau chủ yếu
giữa loại từ và lượng từ (đơn vị đo lường ước lượng) là cùng xuất hiện trong một
21
vị trí cú pháp nhưng loại từ không cho biết thêm bất cứ thông tin nào hoặc không
có nghĩa nào khác ngoài nghĩa “đơn vị” trong khi đó đơn vị đo lường ước lượng
lại cung cấp cho chúng ta những nhận thức nhất định về số lượng danh từ đi sau
nó. Vì vậy ông khẳng định rằng loại từ là những đơn vị thừa ra khi dịch sang các
ngôn ngữ không có loại từ như tiếng Anh.
1.1.2. Các đặc điểm chung của loại từ
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc có chứa loại từ
Về mặt hình thái học, loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới có một số đặc
điểm sau:
1. Loại từ có thể là các đơn vị từ vựng độc lập. Chúng thường có cấu trúc là St +

Lt + Dt hoặc Dt + St + Lt. Đây là đặc điểm điển hình trong các ngôn ngữ đơn lập.
Hầu hết các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ trên
thế giới đều thống nhất: danh ngữ có chứa loại từ thường có 4 kiểu cấu trúc thường
gặp như sau:
a) St + Lt + Dt: thuộc kiểu này thường có các ngôn ngữ thổ dân da đỏ ở Châu
Mỹ, ngôn ngữ Bangladesh, tiếng Hán, các ngôn ngữ Malayu, các ngôn ngữ Xê mít
và tiếng Việt.
b) Dt + St + Lt: thuộc kiểu này thường có các ngôn ngữ Miến Điện, Nhật,
Thái….
c) Lt + St + Dt: tiếng Kiriwina (ngôn ngữ đại dương)
d) Dt + Lt+ St: các ngôn ngữ ở quần đảo thuộc bang Louisiade (ngôn ngữ đại
dương)
Không bao giờ có trường hợp danh từ nằm xen giữa loại từ và số từ.
2. Loại từ có thể là phụ tố, hoặc là các yếu tố gắn với số từ (clitic), hoặc hoà tan
với số từ.
Các ngôn ngữ hoà kết thường có loại từ hoà tan với số từ mà điển hình là tiếng
Telugu [210].
Trong tiếng Nhật có hàng trăm loại từ gắn kết với số từ, tuy nhiên, trong ngôn
ngữ hàng ngày người Nhật thường dùng khoảng 38 loại từ [181, tr. 317] & [185].
22
Theo các nhà nghiên cứu thì loại từ phụ tố và loại từ độc lập có những điểm
khác nhau cơ bản:
+ Thứ nhất: Khả năng sáng tạo loại từ độc lập là khác nhau ở người nói (từ
người này sang người khác), trong khi đó, khả năng tái tạo loại từ phụ tố luôn luôn
cố định, không thay đổi đối với người sử dụng.
+ Thứ hai: Loại từ độc lập chỉ hình dáng, kích thước…. của vật thể, loại từ
phụ tố chỉ ra sự tương ứng của danh từ với loại từ trong sự đối lập động vật >< bất
động vật.
+ Thứ ba: Sự lựa chọn loại từ độc lập cũng tự do hơn. Một danh từ có thể kết
hợp với hơn một loại từ độc lập, tuỳ thuộc vào các đặc tính riêng biệt, hoặc tuỳ

thuộc vào các đặc điểm tương ứng có nằm trong mục đích miêu tả hay không. Điều
này cho đến nay không có ở loại từ phụ tố.
1.1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ
Phổ quát về đặc điểm chung của loại từ
1- Loại từ có thể là một lớp từ loại mở trong các ngôn ngữ.
2- Trong một số ngôn ngữ có loại từ thì không phải tất cả các loại danh từ
đều có thể kết hợp với loại từ. Một số danh từ không thể đi kèm với một loại từ nào,
điều này tuỳ thuộc vào đặc điểm của danh từ là gì.
3- Phạm vi đối lập về ngữ nghĩa của loại từ thường liên quan đến động vật/
bất động vật, liên quan đến giới tính, tuổi tác, hình dáng, kích cỡ và cấu trúc của
danh từ mà nó kết hợp.
4- Loại từ thường là các đơn vị từ vựng độc lập, nhưng trong một số ngôn
ngữ loại từ cũng có thể là các phụ tố cho số từ hoặc đại từ chỉ định.
Các phạm trù ngữ nghĩa của loại từ
Hầu hết các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về loại từ đều khẳng định:
phần lớn loại từ có nghĩa.
Có một số quan điểm cho rằng loại từ không có nghĩa, thì Allan [147] khẳng
định: “nếu loại từ không có nghĩa thì việc sử dụng các loại từ khác nhau với cùng
23
một danh từ sẽ không có ảnh hưởng gì về ngữ nghĩa cả, nhưng thực tế là có, trong
văn cảnh thông thường cũng như trong các cách sử dụng ngôn ngữ thì các loại từ
khác nhau được dùng với cùng một danh từ đều nhằm tập trung vào những đặc điểm
khác nhau của đối tượng sở chỉ”.
Sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu về loại từ trong các ngôn ngữ
chúng tôi có thể rút ra nhận xét: số lượng loại từ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mỗi
ngôn ngữ, nhưng chung quy lại có các nhóm ngữ nghĩa mà loại từ phân loại là (tuy
nhiên không phải loại từ trong ngôn ngữ nào cũng có đầy đủ các nghĩa này): 1. Chất
liệu; 2. Hình dáng; 3. Tính bền vững (consistency); 4. Kích cỡ; 5. Vị trí; 6. Cá thể
>< tập hợp ; 7. Động vật >< bất động vật ; 8. Động vật >< người (loại từ còn có sự
phân loại về con người tỉ mỉ hơn, liên quan đến giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội ).

Nhóm ngữ nghĩa 1→5 chỉ xuất hiện trong các ngôn ngữ loại từ, ba nhóm sau
xuất hiện cả trong các ngôn ngữ như tiếng Anh (được coi là ngôn ngữ không có loại
từ). Các phạm trù đan xen vào nhau, nhiều loại từ có sự kết hợp của hơn hai phạm
trù, vì vậy đây là chủ đề cho sự phân tích nghĩa tố.
Nhiều ngôn ngữ chỉ có một loại từ chỉ người, ví dụ như tiếng Achagua (ngôn
ngữ thuộc ngữ hệ Arawak) và tiếng Nhật [209, tr. 20]. Tiếng Nhật chỉ có một loại từ
chỉ người nhưng có rất nhiều loại từ cho danh từ không phải con người. Sau khi
phân chia danh từ thành lớp chỉ người và không chỉ người, loại từ trong tiếng Nhật
lại tiếp tục chia nhỏ lớp không phải là con người thành các lớp với các loại từ tương
ứng. Ví dụ hiki “động vật, côn trùng, cá”, too “động vật lớn (ngựa, bò)”, wa “chim”,
bi “cá” và hai “mực ống”…
Theo các nhà ngôn ngữ học thì nếu trong một ngôn ngữ có hơn một loại từ
dành cho con người, thì sẽ có sự phân loại xa hơn về con người theo chức năng và
địa vị xã hội của họ.
Trong các ngôn ngữ Đông Nam Á, một số ngôn ngữ Tây Tạng – Miến Điện
[146], tiếng Hàn Quốc, tiếng Việt, tiếng Hán… con người được phân loại bởi vị trí
xã hội hoặc theo mối quan hệ họ hàng. Việc lựa chọn loại từ nào cho người trong
từng ngữ cảnh mang tính văn hóa, tình cảm và thái độ của người nói.
24
a. Các đặc điểm vật lý của thực thể:
Loại từ còn có chức năng phân loại danh từ theo các đặc điểm vật lý hữu cố
của danh từ, nghĩa này được dùng với các danh từ không phải là con người
(inanimate), nói cách khác, đó là các danh từ chỉ đồ vật. Vì vậy, có thể nói, loại chỉ
đồ đạc thường bao gồm các nghĩa sau:
- Hình dáng và chiều: đây là phạm trù nghĩa thường được sử dụng rộng rãi
trong các hệ thống loại từ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ khác nhau có những cách nhìn
nhận về chiều và hình dáng của vật khác nhau. Người sử dụng ngôn ngữ dựa vào
đặc điểm nổi trội của vật mà họ tri nhận được để sử dụng loại từ có nghĩa nào kết
hợp với danh từ. Theo Frawley [192, tr. 123] các ngôn ngữ có xu hướng mã hoá
một hoặc hai chiều hơn là 3 chiều. Tuy nhiên trong tiếng Thái thì các vật có hình

dáng phẳng cũng được tri nhận một cách rõ ràng giống như vật có chiều dài và có 3
chiều [202, tr. 206]. Trong tiếng Nhật [184, 192] loại từ có nghĩa chỉ các vật theo
không gian 3 chiều ko “vật tròn hơi nhỏ” thường ít được dùng hơn loại từ cho vật có
mặt phẳng (hai chiều) và cho các vật thể dài (một chiều).
- Các tham tố nghĩa khác như sự mở rộng về không gian, thời gian, những
tính chất bên trong của vật thể (nội vật- interioricity) và những giới hạn về phạm vi,
đường biên bao quanh của vật thường chồng chéo trong hệ thống nghĩa của loại từ.
- Chiều hướng (directionality) hoặc phương hướng (orientation) đi cùng với
chiều kích (dimensionality) và hình dáng của vật thể trong nội hàm nghĩa của loại
từ. Các vật phẳng thường được trải ra theo chiều ngang và vật dài có xu hướng theo
chiều thẳng đứng (ví dụ batang “vật dài thẳng đứng” Inđônêxia – xem sơ đồ ở
chương III).
- Phạm trù kích cỡ hiếm khi được dùng như một tham số nghĩa độc lập, nó
thường được dùng với phạm trù chiều và hình dáng, như trong tiếng Inđônêxia helai
“phẳng, dễ uốn, giống như tấm ga trải giường”, bidang “bề mặt mở rộng, ví dụ như
cánh đồng, đồng – đây là những loại từ chỉ vật có bề mặt phẳng, rộng được người
bản ngữ tri nhận trong không gian là hai chiều nhưng lại không đề cập đến các vật
kết hợp với helai, bidang có kích thước như thế nào.
- Tính vững chắc (consistancy) được tri nhận bằng hai tham tố nghĩa: mềm/
dẻo >< cứng/ rắn.
25
- Thể chất (constitution) (lỏng>< rắn) cũng được tri nhận và sử dụng trong
loại từ.
b. Loại từ phân loại thực thể dựa vào đặc điểm chức năng:
Các đặc điểm chức năng cũng thường được phân loại trong hệ thống loại từ
giống như hình dáng và chiều. Các ví dụ thường được trích dẫn về loại từ dựa trên
cơ sở chức năng thường được lấy từ tiếng Thái, tiếng Hmông, tiếng Miến Điện.
Trong tiếng Thái [179] khan được dùng để chỉ các vật với độ dài có thể cầm, tuy
nhiên hiện nay loại từ khan còn có thể dùng cả cho ô tô, xe đạp, xe máy, xe buýt và
các loại xe cộ khác. Trong tiếng Hmông [155] loại từ rab được dùng cho các công

cụ, đồ dùng có thể cầm nắm.
Loại từ dựa vào chức năng thường có tính đặc trưng văn hoá cao. Bởi lẽ các
danh từ mà chúng kết hợp được dùng để làm gì tùy theo văn hóa, quan niệm của
từng nước, từng cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Việc lựa chọn loại từ nào với
những chức năng, ngữ nghĩa nào kết hợp với danh từ cho thấy cách tri nhận của
người sử dụng ngôn ngữ đó, tri nhận về thế giới thực tại, thế giới khách quan như
thế nào, điểm nổi trội nào được người sử dụng tri nhận. Câu hỏi đặt ra là trong các
phạm trù ngữ nghĩa của loại từ phạm trù nào có tính chất quyết định để người sử
dụng lấy làm căn cứ? Liệu hình dáng, chiều, chất liệu hay là chức năng là căn bản
trong việc quyết định chọn loại từ. Theo Bisang [155], Downing [184], trong hệ
thống loại từ chức năng có thể được coi là đặc trưng ngữ nghĩa thứ hai (không bắt
buộc có mặt) còn các đặc điểm vật lý là các đặc điểm về hình dáng, kích thước được
coi là đặc trưng ngữ nghĩa thứ nhất (bắt buộc khi quyết định sử dụng một loại từ
nào, mặc dầu chức năng có thể là tham số căn bản đối với một số loại từ trong một
số ngôn ngữ, ví dụ như rab “công cụ hoặc phương tiện” trong tiếng Hmông).
c. Tính cá thể hóa và tính định lượng:
Theo những nghiên cứu mà chúng tôi có được thì loại từ trong tất cả các
ngôn ngữ đều hướng tới việc xác định tính cá thể (đơn nhất) hay tập hợp cho thực
thể mà nó kết hợp. Các từ có nghĩa tập hợp là các đơn vị định lượng (từ chỉ đơn vị
đo lường ước lượng) để xác định danh từ đó có số lượng là bao nhiêu. Nghĩa của
các đơn vị đo lường ước lượng thường liên quan đến đặc trưng văn hóa của mỗi
nước, do vậy người nghiên cứu khó có thể tiên đoán được.

×