Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Khảo sát loại từ tiếng việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng inđônêxia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.33 KB, 34 trang )

Khảo sát loại từ tiếng Việt và các phương thức
chuyển dịch sang tiếng Inđônêxia

Phạm Thị Thúy Hồng

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ; Mã số: 62 22 01 01
Tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn
2. PG.TS Lê Quang Thiêm
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới và loại từ tiếng Việt.
Xác lập bộ tiêu chí để nhận diện loại từ tiếng Việt. Mô tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa
của loại từ tiếng Việt và các đơn vị tương đương trong tiếng Inđônêxia. Khảo sát các
phương thức chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia.

Keywords. Lý luận ngôn ngữ; Tiếng Việt; Tiếng Inđônêxia; Từ tiếng Việt

Content.
MỞ ĐẦU

0.1. Lý do lựa chọn đề tài
Với sự phát triển của lý luận ngôn ngữ học những năm gần đây, với việc phát
hiện những tư liệu mới của các ngôn ngữ còn ít được biết đến ở châu Á, châu Phi, châu
Mĩ vấn đề "loại từ" càng ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, trước hết và
chủ yếu là các nhà ngôn ngữ học, và cả các nhà tâm lý học, triết học. Bởi vì trong ngữ
nghĩa của loại từ, ở bề sâu của nó, ẩn chứa một cách nhìn, cách nghĩ về sự vật, hiện
tượng về thế giới khách quan của cộng đồng bản ngữ, của dân tộc nói thứ tiếng đó.
Nhưng không chỉ ở bình diện ngữ nghĩa mà ở những bình diện khác như ngữ
pháp, ngữ dụng, loại từ cũng là một mảnh đất chưa được nghiên cứu đủ sâu, đủ kĩ, và do
đó còn rất nhiều công việc cho các nhà ngôn ngữ học tiếp tục nghiên cứu. Bởi lẽ loại từ


là một địa hạt rất tinh tế, độc đáo, khó nắm bắt của một ngôn ngữ, cho nên, cần có sự
khảo sát toàn diện về tất cả các mặt thì mới có được cái nhìn hợp lý về nó.
Trong tiếng Việt, cùng một sự vật, hiện tượng như "nhà", "thư", "thuyền"
nhưng có rất nhiều cách gọi khác nhau. Với đối tượng "nhà" có thể nói "cái nhà", "ngôi
nhà", "toà nhà" với đối tượng "thư" có thể nói "bức thư", "lá thư', "tờ thư" Sự khác
nhau giữa các cách gọi cái, con, chiếc, cuộc, sự, mối, không chỉ thuần tuý là sự khác
nhau về mặt ngữ pháp mà còn là sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa, thậm chí cả ý nghĩa
tình thái - biểu cảm (theo Phan Ngọc). Điều đó cho thấy trong tiếng Việt có một lớp từ
mà sự xuất hiện của nó đã tạo nên một phạm trù, trong đó các yếu tố không chỉ thuần
tuý diễn đạt mặt hình thức ngữ pháp mà còn là một tham tố tạo nghĩa của cấu trúc mở
rộng danh từ. Lớp từ này được hầu hết các nhà Việt ngữ học gọi là loại từ (classifiers).
Loại từ là một hiện tượng ngôn ngữ, một vấn đề rất thú vị nhưng cũng hết sức
phức tạp, nơi tập trung ý kiến khác nhau của nhiều nhà Việt ngữ học, chẳng hạn như:
- Loại từ là một từ loại riêng hay thực chất đó chỉ là một loại danh từ?
- Nếu loại từ là một từ loại riêng thì những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của nó
là gì?
- Có bao nhiêu loại từ trong tiếng Việt?
Trả lời tất cả những câu hỏi trên đây không phải là việc đơn giản. Chúng tôi tán
thành ý kiến của Lý Toàn Thắng là để giải quyết vấn đề này còn phải làm rất nhiều việc,
nhưng trước hết có thể tập trung vào mấy vấn đề:
a. Xác lập tiêu chí và đưa ra một danh sách tương đối đầy đủ về loại từ (không
thể chỉ đưa ra một vài ví dụ đã quá quen thuộc và bằng lòng với sự lập luận trên cơ sở
mấy ví dụ đó).
b.Tham khảo thêm những nghiên cứu về loại từ (và những vấn đề khác có liên
quan đến loại từ) trên thế giới những năm gần đây (mà rõ ràng là có nhiều thay đổi so
với những quan niệm của ngữ pháp miêu tả luận và phân bố luận trong thời kì hoàng
kim những năm 60-70).
c.Nhìn rộng ra ngoài tiếng Việt, tới những ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta
và các ngôn ngữ khác trong khu vực (ở đây có những cứ liệu rất đáng lưu ý về nguồn
gốc và sự tiến hoá của hệ thống loại từ trong tiếng Việt cổ trước đây).

d. Ngoài ra, cần phải có cái nhìn ra bên ngoài, tới các ngôn ngữ trên thế giới để
có cái nhìn toàn cục về các ngôn ngữ có loại từ trên thế giới, có cái nhìn so sánh với các
ngôn ngữ khác loại hình.
e. Tiến tới xem xét loại từ như một cơ sở để phân chia loại hình ngôn ngữ trên thế
giới.
0.2. Đối tƣợng và mục đích của luận án
Luận án chọn đối tượng khảo sát là loại từ (classifiers), tiến tới xem xét một cái
nhìn ổn định về loại từ trong tiếng Việt, khảo sát các đơn vị tương ứng trong tiếng
Inđônêxia, đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia, góp phần vào việc biên soạn
từ điển Việt – Inđônêxia. Giải quyết các vấn đề ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng của
loại từ cũng chính là để soi sáng những vấn đề về tư duy văn hoá của người Việt cũng
như người Inđônêxia. Đây là vấn đề có giá trị không nhỏ đối với việc nghiên cứu lý luận
cũng như thực tiễn nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá.
Cho đến nay, số lượng loại từ có mặt trong hệ thống chưa được các nhà Việt ngữ
thống nhất, nhưng dựa trên các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của loại từ nói riêng và
của danh ngữ nói chung, luận án sẽ sơ bộ nhận diện bằng các tiêu chí hình thức và nội
dung, sau đó, tiến hành phân loại hệ thống loại từ tiếng Việt.
Việc mô tả, phân tích đặc điểm của loại từ tiếng Việt và các biểu hiện từ vựng,
ngữ pháp tương đương trong tiếng Inđônêxia được thực hiện trên ngữ liệu là các tác
phẩm văn học, giáo trình thực hành tiếng Việt và tiếng Inđônêxia, từ điển Inđônêxia –
Việt, Inđônêxia – Anh và Anh – Inđônêxia.
Với đề tài "Khảo sát loại từ tiếng Việt và các phương thức chuyển dịch sang
tiếng Inđônêxia” luận án đặt ra những mục đích sau:
- Tìm hiểu đặc trưng ngữ pháp của loại từ
- Phân tích ngữ nghĩa của loại từ
- So sánh, đối chiếu loại từ tiếng Việt với đơn vị tương đương trong tiếng
Inđônêxia.
- Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia.
Luận án coi đối chiếu tương đồng và khác biệt là cơ sở để tiến hành đối dịch loại
từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Bởi lẽ, đối tượng của luận án là một kiểu từ loại nên

phương pháp làm việc của chúng tôi ở đây là đối dịch, tức là đối chiếu và dịch, dịch trên
cơ sở đối chiếu nghiêm ngặt và sử dụng một cách triệt để kết quả đối chiếu để dịch.
Phạm vi của phương pháp đối dịch ở đây có thể hiểu theo một cách khác nữa, đó là
có thể coi đối dịch là một dạng, một kiểu của dịch và kết quả của nó là ứng dụng cho việc
biên soạn từ điển, mà cụ thể là biên soạn từ điển Việt – Inđônêxia, Inđônêxia – Việt, biên
soạn sách học tiếng Inđônêxia cũng như tiếng Việt.
0.3. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay, một số nhà Việt ngữ học cho rằng loại từ là một tiểu loại của
danh từ, hoặc có tác giả thì cho nó là hư từ, không có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa
ngữ pháp hay còn gọi là rỗng nghĩa. Nói cách khác là hầu hết các tác giả xuất phát từ cái
nhìn cấu trúc luận, xếp loại từ vào những khuôn cấu trúc khác nhau, trong cái khuôn đó,
loại từ được xem là một đơn vị rỗng nghĩa, là từ chứng cho danh từ. Tuy nhiên, chúng ta
thấy rằng, bất cứ một sự phân loại nào nếu không chú ý đến nghĩa thì đều là một sự
phân loại thiếu toàn diện, đặc biệt là đối với loại từ, một đơn vị mà ranh giới về ngữ
nghĩa của nó còn rất nhập nhằng. Do vậy, đề tài của chúng tôi chú trọng đến cả hai
hướng: bên cạnh việc đưa ra các tiêu chí hình thức để phân loại loại từ thì chúng tôi còn
chú trọng đến ngữ nghĩa của lớp từ này. Ngữ nghĩa ở đây không chỉ đơn thuần là ngữ
nghĩa ngữ pháp mà còn là ngữ nghĩa của một lớp từ vựng và ngữ nghĩa ngữ dụng. Đây
là hướng mà ngôn ngữ học hiện đại thường hướng tới, bởi lẽ ngôn ngữ phản ánh tư duy,
là những đơn vị mang nghĩa, không thể là những khuôn cấu trúc đơn thuần, khô cứng
được. Từ hướng nghiên cứu cả cấu trúc lẫn ngữ nghĩa như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có
thể xác định được một tiểu loại từ loại trong tiếng Việt, đó là loại từ, cái đơn vị mà lâu
nay chưa có sự thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học.
Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang tranh luận:
- Loại từ là một từ loại riêng của các ngôn ngữ có loại từ hay chỉ là một tiểu loại
danh từ?
- Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của loại từ tiếng Việt và những tương đồng,
khác biệt của nó với loại từ tiếng Inđônêxia.
- Khả năng chuyển dịch loại từ tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập – sang tiếng
Inđônêxia – một ngôn ngữ chắp dính.

Ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, việc nghiên cứu tổ hợp có chứa loại từ và các
phương thức dịch sang tiếng Inđônêxia còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đối với người
Việt, tiếng Việt là bản ngữ, do đó ít ai dùng sai tổ hợp loại từ + danh từ, về mặt cấu trúc
và nghĩa. Nhưng hiểu cho thấu đáo và dùng cho hay loại từ trong tổ hợp với danh từ thì
không phải là chuyện đơn giản. Đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
thì ý nghĩa thực tiễn của nó càng lớn lao.
Thứ nhất, cùng với công trình của các tác giả đi trước, một phần trong luận án
(chương II), sẽ giúp cho người nước ngoài học tiếng Việt, những người mà bản ngữ của
họ không có loại từ như người Nga, người Anh, người Pháp … học tiếng Việt tốt hơn.
Đối với người nước ngoài thì cái khó không chỉ ở chỗ biết trường hợp nào dùng được
hay không dùng được loại từ mà khó hơn nữa là dùng đúng loại từ, loại từ nào được
dùng với danh từ nào cần phải có sự hiểu biết về nghĩa của loại từ mới có thể dùng
được.
Thứ hai, đối với việc giảng dạy cho người nước ngoài hoặc người thuộc dân tộc
thiểu số ở Việt Nam mà bản ngữ của họ có loại từ thì đề tài của luận án cũng có những ý
nghĩa thiết thực. Bởi loại từ tiếng Việt có những đặc điểm riêng cần phải nắm vững thì
mới sử dụng chính xác được.
Thứ ba, đối với người Inđônêxia học tiếng Việt cũng như người Việt học tiếng
Inđônêxia thì luận án có ý nghĩa quan trọng. Đó là sự tương ứng hay không tương ứng giữa
loại từ của hai ngôn ngữ, và cách chuyển dịch chúng như thế nào. Bởi đây là hai ngôn ngữ
khác loại hình. Phần chương IV sẽ như là một tài liệu có tính chất công cụ hữu ích cho người
học.
0.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Việc tranh luận có hay không có loại từ đã được nhiều công trình trong nước cũng
như trên thế giới nói đến và lý giải. Cho nên, trong luận án này, chúng tôi không đi vào
tranh luận mà chỉ thừa nhận có một đơn vị hiển nhiên trong tiếng Việt luôn đứng trước
danh từ và đứng sau số từ trong danh ngữ, chúng tôi tạm gọi nó là loại từ (classifiers).
Với lý do như vậy, luận án chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề sau:
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới và loại từ tiếng Việt.
(2) Xác lập bộ tiêu chí để nhận diện loại từ tiếng Việt.

(3) Mô tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt và các đơn vị
tương đương trong tiếng Inđônêxia.
(4) Khảo sát các phương thức chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng
Inđônêxia.
0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi nghiên cứu đối tượng theo hướng nội
dung và hình thức kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Từ định hướng có tính chất phương
pháp luận đó người viết chủ yếu sử dụng một số phương pháp ngôn ngữ học trong quá
trình viết luận án, đó là:
Phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả. Thống kê số lượng loại từ tiếng
Việt và tiếng Inđônêxia, số lượng loại từ trong mỗi nhóm và miêu tả các nét nghĩa của
chúng. Một số thủ pháp được chúng tôi sử dụng trong luận án là: thủ pháp phân tích
phân bố và thủ pháp phân tích nghĩa tố. Chúng tôi xem đây là các thủ pháp đắc lực cho
việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng và các ngôn ngữ có cùng loại hình như tiếng Việt
nói chung, những ngôn ngữ không có đặc trưng hình thái học thực sự.
Phương pháp so sánh đối chiếu loại từ tiếng Việt với loại từ tiếng Inđônêxia
được luận án sử dụng triệt để nhằm tìm hiểu sự giống và khác nhau của cùng một đơn vị
từ loại trong hai ngôn ngữ khác loại hình như thế nào, từ đó làm cơ sở cho việc đối dịch
loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia.
Một cơ sở lý thuyết nữa mà luận án sử dụng cho việc xác định nghĩa cũng như
cấu trúc của loại từ, đó là lý thuyết điển mẫu (người khởi xướng là Eleanor Rosch).
0.6. Những đóng góp của luận án
Xuất phát từ mục đích, tính cấp thiết của đề tài và nội dung phạm vi nghiên cứu,
chúng tôi dự kiến luận án sẽ có những đóng góp như sau:
a) Hệ thống hóa tình hình nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới, từ
đó rút ra được những đặc điểm chung về cấu trúc, ngữ nghĩa của loại từ trong các ngôn
ngữ trên thế giới và rút ra được các đặc điểm phổ quát của loại từ trong các ngôn ngữ.
Kết quả nghiên cứu này phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện đa ngữ
luận, cung cấp tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu loại từ các ngôn ngữ trên thế giới
dựa trên nghiên cứu cấu trúc có chứa loại từ.

b) Cung cấp một bộ tiêu chí để xác định loại từ, lập danh sách tương đối đầy đủ
loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia.
c) Cung cấp một cái nhìn toàn diện về nghĩa của loại từ trong cả hai ngôn
ngữ.
d) Phát hiện những đặc điểm giống và khác nhau của loại từ trong hai ngôn ngữ
Việt – Inđônêxia. Dịch loại từ tiếng Việt ra loại từ hoặc các biểu thức tương đương
trong tiếng Inđônêxia phục vụ cho công tác biên soạn từ điển loại từ + danh từ Việt –
Inđônêxia trong tương lai.
0.7. Bố cục của luận án
Ngoài mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 phần chính: mở
đầu, nội dung, kết luận.
Trong đó, phần Nội dung gồm có 4 chương:
Chương I. Cơ sở lý thuyết về loại từ
Chương II. Khảo sát loại từ tiếng Việt.
Chương III. Các đơn vị tương ứng với loại từ tiếng Việt trong tiếng Inđônêxia
Chương IV. Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LOẠI TỪ

1.1. Loại từ và các phổ quát về loại từ
1.1.1. Khái niệm về loại từ
Có nhiều quan điểm khác nhau về loại từ:
Theo “Từ điển các vấn đề ngôn ngữ học trên thế giới”: “Loại từ số là kiểu loại từ
phổ biến nhất. Chúng được gọi là "số" bởi chúng luôn xuất hiện trong ngữ cảnh chỉ
lượng, luôn là đơn vị kế tiếp ràng buộc với một số từ hoặc từ định lượng. Trường hợp
thứ hai là chúng xuất trong ngữ cảnh có đại từ chỉ định và đôi khi xuất hiện với tính
từ”.
1.1.1.1.Quan điểm của Allan

Theo ông, các ngôn ngữ có loại từ được phân biệt với các ngôn ngữ không có loại
từ bằng 2 tiêu chí sau đây: a) Chúng có loại từ, ít nhất là một vài loại từ được giới hạn
trong cấu trúc loại từ, mặc dầu loại từ tồn tại các chức năng trong các môi trường khác
giống như danh từ. b) Chúng thuộc vào một trong 4 kiểu: loại từ số, loại từ tương hợp,
loại từ vị ngữ và loại từ nội vị (intra-locative).
Allan đã chia các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 loại dựa vào sự xuất hiện của các
kiểu loại từ.
1- Các ngôn ngữ có loại từ số (numeral classifier languages).
2- Các ngôn ngữ có loại từ tương hợp (concordial classifier languages).
3- Các ngôn ngữ có loại từ vị ngữ (predicate classifier languages).
4- Các ngôn ngữ có loại từ nội vị (intra-locative classifier languages).
1.1.1.2. Quan điểm của Aikhenvald
Aikhenvald phân chia loại từ thành các kiểu: 1. Loại từ danh từ; 2. Loại từ số; 3.
Loại từ động từ xuất hiện với động từ, nhưng chúng phân lớp danh từ, rất điển hình
trong chức năng S (chủ ngữ nội động) hoặc O (bổ ngữ trực tiếp), qua thuật ngữ hình
dáng, độ chắc, và tính động vật (animacy); 4. Loại từ định vị; 5. Loại từ chỉ định.
1.1.1.3. Quan điểm của Karen L.Adam
Ông đã đưa ra các phương diện ngữ nghĩa mà loại từ trong các ngôn ngữ Nam Á
ngầm chỉ: chỉ sinh vật, vô sinh vật (hình tròn, dài và rắn, dài và mỏng hoặc mềm, phẳng
và các phạm vi mở rộng khác như là hoa quả, rau, hạt…)
1.1.1.4. Quan điểm của Greenberg
Trong bài viết của mình, Greenberg không gợi ý một cách công khai bất cứ
phương pháp phân loại danh từ nào, nhưng hiện tượng phân loại thay đổi được đề cập
bên cạnh loại từ số (ví dụ loại từ quan hệ trong các ngôn ngữ Đại Dương và loại từ động
từ); ông cũng gợi ý về mối tương quan giữa sự tồn tại của loại từ số trong một ngôn ngữ
và các phạm trù ngữ pháp khác như sự thể hiện bắt buộc của số từ. Ông khẳng định rằng
loại từ số là những đơn vị thừa ra khi dịch sang các ngôn ngữ không có loại từ như tiếng
Anh.
1.1.2. Các phổ quát về loại từ
1.1.2.1. Phổ quát về đặc điểm hình thái và cấu trúc có chứa loại từ

Về mặt hình thái học, loại từ thuộc vào một trong 3 dạng sau:
1. Loại từ có thể là các đơn vị từ vựng độc lập. Đây là đặc điểm điển hình trong
các ngôn ngữ đơn lập. Chúng thường có cấu trúc là số từ + loại từ + danh từ hoặc danh
từ + số từ + loại từ.
Danh từ có chứa loại từ thường có 4 kiểu cấu trúc thường gặp như sau:
a) ST + LT + DT: thuộc kiểu này thường có các ngôn ngữ Amerindian, Bengali,
Trung quốc, các ngôn ngữ Malayu, các ngôn ngữ Semitic, tiếng Việt.
b) DT + ST + LT: : thuộc kiểu này thường có các ngôn ngữ Miến điện, Nhật, Thái
c) LT + ST + DT: tiếng Kiriwina (ngôn ngữ đại dương)
d) DT + LT + ST: tiếng Louisiade Archipelago (ngôn ngữ đại dương)
Không bao giờ có trường hợp danh từ nằm xen giữa loại từ và từ số từ.
2. Loại từ có thể là phụ tố, hoặc là các yếu tố gắn với số từ (clitic), hoặc hoà tan
với số từ.
3. Chúng có thể được gắn với, hoặc hoà tan với danh từ chính. Trường hợp này rất
hiếm, xin xem thêm ở Cross River, Benue- Congo, Ikoro 1994.
1.1.2.2. Phổ quát về đặc điểm và ngữ nghĩa của loại từ
Phổ quát về đặc điểm của loại từ
1- Loại từ có thể là một lớp từ loại mở trong các ngôn ngữ.
2- Trong một số ngôn ngữ có loại từ thì không phải mỗi danh từ đều có thể kết hợp
với loại từ. Một số danh từ không thể đi kèm với một loại từ nào, điều này tuỳ thuộc vào
đặc điểm của danh từ là gì.
3- Phạm vi đối lập về ngữ nghĩa được sử dụng trong các biến thể của loại từ, hầu hết
chúng thường liên quan đến động vật hay bất động vật, liên quan đến giới tính, tuổi tác,
hình dáng, kích cỡ và cấu trúc của danh từ mà nó kết hợp.
4- Loại từ thường là các đơn vị từ vựng độc lập, nhưng trong một số ngôn ngữ loại
từ cũng có thể là các phụ tố cho số từ hoặc đại từ chỉ định.
Phổ quát về nghĩa và các phạm trù ngữ nghĩa:
Hầu hết các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về loại từ đều khẳng định: phần lớn
loại từ đều có nghĩa.
Sau khi tham khảo các tài liệu nói về loại từ trong các ngôn ngữ chúng tôi có thể

rút ra nhận xét: số lượng loại từ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mỗi ngôn ngữ, nhưng chung
quy lại có các phạm trù mà loại từ phân loại là (tuy nhiên không phải loại từ trong ngôn
ngữ nào cũng có đầy đủ các nghĩa này):
1. Chất liệu
5. Vị trí
2. Hình dáng
6. Cá thể >< tập hợp
3. Tính bền vững (consistency)
7. Động vật >< bất động vật
4. Kích cỡ
8. Động vật >< người
1.1.2.3. Phổ quát về sự phân biệt giữa loại từ và từ chỉ đơn vị đo lường
Sự lựa chọn từ chỉ đơn vị đo lường được quyết định bởi 2 yếu tố:
+ Số lượng hay đơn vị đo lường của thực thể
+ Đặc điểm vật lý của thực thể (như là tính lâu dài, hay thường xuyên hay là chỉ
trong một giai đoạn tạm thời).
1.1.2.4. Phổ quát về chức năng của loại từ
- Chức năng định lượng và chức năng cá thể hoá.
- Chức năng phân loại và chức năng phân lớp của loại từ.
1.1.2.5. Tính phổ quát về góc độ tri nhận của con người phản chiếu qua loại từ
Các tham số ngữ nghĩa của loại từ phản ánh cách tri nhận thế giới của các cộng
đồng người trên thế giới.
1.1.2.6. Phổ quát về nguồn gốc của loại từ
a. Loại từ có nguồn gốc từ danh từ.
b. Loại từ có nguồn gốc từ động từ.
c. Sự thay đổi nghĩa khi danh từ, động từ chuyển thành loại từ.
1.4. Sự phân bố loại từ số trong các ngôn ngữ trên thế giới.
1.2. Loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới
1.2.1. Loại từ trong các ngôn ngữ Châu Âu
1.2.2. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Phi, châu Mĩ

1.2.3. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Á và Đông Nam Á
1.2.3.1. Sự tồn tại loại từ trong hầu hết các ngôn ngữ Châu Á
1.2.3.2. Đặc điểm hình thái của loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á
1.2.3.3. Cấu trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á
1.2.3.4. Số lượng và nguồn gốc loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á
1.3. Khái quát về loại từ tiếng Việt
1.3.1. Các quan niệm về loại từ trong tiếng Việt
Từ những sự phức tạp trên về khái niệm, về ý nghĩa cũng như là chức năng, đồng
thời cũng có những ảnh hưởng nhất định từ phía Hán học, trên đại thể có thể nhận thấy
hai khuynh hướng nghiên cứu loại từ tiếng Việt như sau:
1.3.1.1. Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ như một
từ loại riêng.
1.3.1.2. Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm trù từ loại danh từ, coi chúng là
một nhóm từ khá đặc biệt trong từ loại danh từ.
1.3.2. Quan niệm của luận án về loại từ trong tiếng Việt
Từ những nghiên cứu về loại từ trên thế giới, những phổ quát về đặc điểm của loại
từ, chiếu theo các đặc điểm trong tiếng Việt, chúng tôi khẳng định trong tiếng Việt có
loại từ.
Loại từ trong tiếng Việt là các hình vị độc lập, có vị trí cố định trong danh ngữ, có
nội dung nghĩa phong phú.
Tiểu kết:
- Từ ý kiến của các nhà ngôn ngữ học đi trước và những ngữ liệu mà luận án thu
thập được, có thể kết luận rằng hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có loại từ nhưng
trong một số ngôn ngữ sự thể hiện của loại từ điển hình hơn một số ngôn ngữ khác. Do
vậy, các ngôn ngữ có loại từ điển hình hơn, phong phú hơn có thể gọi là các ngôn ngữ
có loại từ (classifier languages) đối lập với các ngôn ngữ không có loại từ (non-
classifier languages).
- Loại từ trong các ngôn ngữ từ Châu Á đến Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ đều đã
được phát hiện và nghiên cứu tương đối đầy đủ từ chức năng của loại từ cho đến các
tham tố nghĩa. Các nhà ngôn ngữ không chỉ nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ riêng

lẻ mà các công trình nghiên cứu đối chiếu loại từ trong các ngôn ngữ xa lạ cũng đã được
tiến hành trên một diện rộng. Từ đó các phổ quát của loại từ trên thế giới cũng đã được
phát hiện. Thậm chí, các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành phân loại các ngôn ngữ trên thế
giới ra thành các loại hình ngôn ngữ dựa trên cơ sở loại từ.
- Trong tiếng Việt loại từ cũng đã được nghiên cứu khá kỹ. Các nhà nghiên cứu
Việt ngữ thường đặt ra hai vấn đề liên quan đến loại từ: thứ nhất là bản chất và đặc
trưng của chúng; thứ hai là vai trò và công dụng của chúng. Có hai khuynh hướng
nghiên cứu loại từ trong tiếng Việt: 1-Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh
từ, xem loại từ như một từ loại riêng; 2- Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm trù từ
loại danh từ.
Chƣơng II
KHẢO SÁT LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT

2.1. Nhận diện loại từ tiếng Việt
2.1.1. Tiêu chí nhận diện loại từ
1) Loại từ là các từ chỉ đơn vị tự nhiên (từng sự vật được tri nhận một cách tự
nhiên do nhu cầu muốn đánh dấu sự vật mà không cần đo lường hay tính toán), có khả
năng phân lập sự vật thành những đơn thể (đơn vị) có thể đếm được, không kết hợp
được với “một loại”, “một hạng”.
2) Là các đơn vị có khả năng đo lường sự vật một cách ước lượng, chỉ ra hình thức
chia cắt sự vật theo quan điểm, cách hình dung của người bản ngữ.
3) Trong danh ngữ loại từ luôn trực tiếp đứng sau số từ và đứng trước danh từ chỉ
người, chỉ động thực vật, đồ đạc, hiện tượng tự nhiên và có thể đứng trước danh từ trừu
tượng hoặc đứng trước động từ hành động, tính từ chỉ tính chất, trạng thái, cảm xúc,
giữa chúng không thể chêm xen vào bất cứ từ nào, nếu giữa chúng có thể xen, chêm
một từ chỉ loại hoặc một từ nào khác (trừ yếu tố cái chỉ xuất, nhấn mạnh) thì đó không
phải là loại từ.
4) Loại từ là các đơn vị có nghĩa hoặc có khả năng danh hóa vị từ mà nó kết hợp.
- Trường hợp có nghĩa được chia ra làm 2 loại: a) Loại từ đã bị hư hóa về nghĩa,
hoặc có nghĩa độc lập không liên quan đến danh từ gốc; b) Loại từ vẫn còn giữ lại một

số nghĩa của danh từ.
5) Có khả năng đứng làm thành phần của mệnh đề, của câu nếu được chuẩn bị
trước ngữ cảnh.
2.1.2 Danh sách loại từ tiếng Việt
Danh sách loại từ mà chúng tôi đưa ra ở đây là danh sách mở, chúng chưa phải là
toàn bộ loại từ tiếng Việt, bởi lẽ trong quá trình khảo sát chúng tôi có thể bỏ sót một số
đơn vị. Danh sách này được lập trên cơ sở 5 tiêu chí mà chúng tôi đưa ra ở trên và được
xét trên tinh thần lý thuyết điển mẫu. Thực tế, để có được danh sách này chúng tôi đã
tiến hành theo 2 bước:
Bước 1- Đưa tất cả các từ, hình vị thu thập được trong quá trình làm tư liệu có vị
trí đứng trước danh từ và đứng sau số từ mà chúng tôi nghi ngờ đó là loại từ hoặc gần
giống loại từ vào danh sách và lần lượt xét theo 5 tiêu chí.
Bước 2: Các từ/ hình vị đáp ứng được từ 3 tiêu chí trở lên được chúng tôi giữ lại
và gọi chúng là loại từ, còn những đơn vị đáp ứng được 1, 2 tiêu chí chúng tôi đưa ra
khỏi danh sách và không gọi chúng là loại từ.
Qua các bước làm việc như vậy chúng tôi đã thu thập được một danh sách loại từ
với 219 đơn vị.
2.2. Đặc điểm loại từ tiếng Việt
2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp
1. Loại từ không nhận được chức vụ thành phần câu một cách độc lập.
2. Loại từ một mình không làm được thành phần câu. Song, nếu được ngữ cảnh chuẩn
bị nó có thể thực hiện được cả 4 chức năng chính của danh từ.
Về chức vụ cú pháp, chúng cũng có đầy đủ khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,
trạng ngữ …
Theo các nhà Việt ngữ học thì loại từ trong tiếng Việt được biểu hiện bằng các
hình thức ngữ pháp sau:
1. Thường không độc lập làm danh ngữ
2. Có khả năng kết hợp với số từ
3. Có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất
4. Có khả năng mang mọi loại định ngữ

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
1. Động vật/ bất động vật
7. Công dụng
2. Chỉ người, giới tính, tuổi tác, địa
vị, cấp bậc xã hội
8. Cá thể
3. Chất liệu
9. Số lượng
4. Hình dáng
10. Đo lường ước lượng
5. Độ đặc loãng, thể chất
11. Biểu thị sắc thái tình cảm của người nói
6. Kích cỡ
12. Chỉ đồ chứa đựng
2.2.3. Chức năng của loại từ
- Thay thế
- Chỉ trỏ
- Cấu tạo những từ cú pháp
- Chức năng biểu cảm
2.3. Các kiểu loại từ trong tiếng Việt
Luận án chia loại từ tiếng Việt thành 4 kiểu (việc phân chia các kiểu loại từ ở đây
chỉ có tính chất tương đối, đôi khi một loại từ có thể nằm trong hai ba nhóm).
2.3.1. Loại từ chỉ người
Đối với nhóm loại từ chỉ người có thể có nhiều cách phân loại dựa vào đặc điểm
ngữ nghĩa, chức năng của loại từ. Dựa vào chức năng, có thể chia loại từ thành loại từ
chuyên dụng và loại từ lâm thời. Loại từ chỉ người chuyên dụng có thể kể đến các đơn vị
như: thằng, đứa, con, tên, kẻ, vị, đấng…, loại từ lâm thời chỉ người là các đơn vị có nguồn
gốc từ danh từ chỉ quan hệ họ hàng.
Từ việc phân tích cặn kẽ nghĩa của từng loại từ chúng tôi nhận thấy mỗi loại từ chỉ
người thường mang trong mình một hoặc một vài các tham tố ngữ nghĩa sau đây: cá thể/

tập hợp, tôn trọng/ coi thường, quan hệ than/ sơ, già/ trẻ, nam/ nữ, lịch sự/ không lịch sự.
2.3.2. Loại từ chỉ động vật
Không tính đến loại từ chỉ người trong các câu chuyện cổ tích, dân gian được
nhân cách hóa để chỉ các loài động vật như bác gấu, chị ong thì loại từ chỉ động vật
trong tiếng Việt bao gồm các từ như : con, bầy, đàn…và có các tham tố ngữ nghĩa sau:
cá thể/ tập hợp, khái quát/ cụ thể, động/ tĩnh.
2.3.3. Loại từ chỉ thực vật
Nhóm loại từ này cho chúng ta một ý niệm về cây cối, thực vật. Nói đến bông là
chúng ta nghĩ ngay đến hoa; nói tới bụi là chúng ta nghĩ ngay tới những cây nhỏ
mọc gần nhau; hay nói tới khóm, lượm là chúng ta lại nghĩ tới hoa, lúa…v.v. Có thể
nói rằng nhóm loại từ chỉ thực vật thường có các tham tố nghĩa sau: cá thể/ tập hợp,
hình dáng, đơn vị đo lường ước lượng.
2.3.4. Loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiên
Nhóm loại từ này rất phong phú, đa dạng về nghĩa biểu hiện. Cách sử dụng loại từ
ở đây chủ yếu dựa vào các cơ sở phân chia ngữ nghĩa của loại từ. Các tham tố nghĩa
thường thấy trong nhóm loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiên đó là hình dáng, kích
thước, số lượng, chiều hay một vài đặc điểm nào đó của sự vật mà giác quan có thể thu
nhận được.
Từ việc quan niệm loại từ có nghĩa và loại từ quy định việc lựa chọn danh từ
đứng sau nó, chúng tôi đã dựa vào các tham tố nghĩa của loại từ để chia loại từ chỉ
đồ vật, hiện tượng tự nhiên ra thành 18 nhóm nhỏ như: nhóm loại từ chỉ các hiện
tượng của thiên nhiên như: cơn, trận, luồng…, nhóm loại từ có nghĩa, cứng, rắn, khó
vỡ như: viên, cục, hòn, tảng…, nhóm loại từ biểu thị hình thức tồn tại của các thực thể
rắn có hình dáng tròn hoặc lép với độ dài nhất định: thanh, thỏi, nén, súc…
Tiểu kết:
Loại từ tiếng Việt có đặc điểm rất điển hình, đó là sự xuất hiện đồng thời của nó
với danh từ trong bất cứ một danh ngữ điển hình nào.
Loại từ tiếng Việt là các đơn vị được biểu đạt bằng hình thức độc lập, tức là các
đơn vị từ vựng/ các từ, là đơn vị độc lập với các thành tố khác trong danh ngữ, ví dụ
như số từ, định ngữ danh từ, đại từ chỉ định và cũng độc lập với các thành tố khác bên

ngoài danh ngữ.
- Một danh từ có thể có nhiều loại từ kết hợp được với nó, chẳng hạn như danh từ
nhà thì có thể kết hợp với ngôi, căn, cái, tòa thành ngôi nhà, căn nhà, cái nhà, tòa
nhà Và việc lựa chọn loại từ nào là dựa vào nghĩa, hay nói cách khác là dựa vào đặc
tính nổi trội của vật thể (danh từ) đang được nói đến. Do vậy, có thể nói mét danh tõ cã
thÓ ®-îc sö dông víi c¸c lo¹i tõ kh¸c nhau nh-ng cã sù thay ®æi nghÜa.
- Việc một danh từ có thể được sử dụng với một số loại từ khác nhau không chỉ
phụ thuộc vào nghĩa mà đôi khi còn liên quan đến phong cách văn bản, mục đích của
người viết.
- Về mặt cấu trúc trong một danh ngữ chỉ có thể có một loại từ xuất hiện.
- Danh sách loại từ ở đây cũng là một danh sách mở, bất cứ đơn vị nào đáp ứng
được các tiêu chí của luận án đều được coi là loại từ.
- Loại từ tiếng Việt luôn luôn có sự liên hệ với các đặc điểm hữu cố của danh từ
như chỉ động vật, thực vật, con người Loại từ tập trung vào các khía cạnh ngữ nghĩa
như hình thể, kích thước, cấu tạo, sắc thái tình cảm của danh từ. Ngoài ra, loại từ
tiếng Việt biểu thị sự phân biệt về giới.
- Có 4 kiểu loại từ chính trong tiếng Việt: loại từ chỉ người, chỉ động vật, thực vật,
và loại từ chỉ đồ vật hiện tượng tự nhiên. Mỗi kiểu loại từ lại được phân loại chi tiết
hơn.

Chƣơng III
CÁC ĐƠN VỊ TƢƠNG ỨNG VỚI
LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT TRONG TIẾNG INĐÔNÊXIA

3.1. Khái quát về loại từ trong tiếng Inđônêxia
3.1.1. Khái niệm loại từ trong tiếng Inđônêxia
3.1.1.1. Các quan niệm về loại từ tiếng Inđônêxia
Có nhiều quan niệm khác nhau về loại từ tiếng Inđônêxia nhưng tựu chung lại, loại
từ là các từ dùng để phân loại các thực thể trong thế giới hiện thực khách quan theo các
đặc điểm về chức năng, các đặc điểm vật lý nổi trội hoặc theo các quan hệ xã hội. Một

trong những đặc điểm chính của loại từ là luôn luôn xuất hiện bên cạnh số từ (hoặc
lượng từ) (Goddard, 2005).
3.1.1.2. Quan điểm của tác giả luận án
Loại từ tiếng Inđônêxia là một đơn vị từ độc lập.
3.1.2. Nhận diện loại từ tiếng Inđônêxia
3.1.2.1. Tiêu chí nhận diện loại từ
Xác định đặc điểm từ loại tiếng Inđônêxia, chúng tôi cũng dựa vào những phương
diện: ý nghĩa khái quát của từ, khả năng tổ hợp của từ, khả năng tham gia cấu tạo ngữ,
khả năng của từ trong việc đứng làm thành phần của mệnh đề, của câu.
Về mặt ý nghĩa, loại từ là tất cả những từ khi kết kết hợp với danh từ sau nó thì bổ
sung ý nghĩa cho danh từ, đó là một trong các nghĩa sau: động vật/ bất động vật, chỉ
người, giới tính, tuổi tác, địa vị, cấp bậc xã hội, chất liệu, hình dáng, độ đặc loãng, thể
chất, kích cỡ, công dụng, cá thể, số lượng, ước lượng, biểu thị sắc thái tình cảm của
người nói.
Về mặt kết hợp (khả năng tổ hợp từ, khả năng tham gia cấu tạo ngữ), loại từ là tất
cả các đơn vị, các từ đứng ở vị trí trước danh từ trung tâm và sau số từ (hoặc lượng từ)
trong cấu trúc danh ngữ điển hình ST + LT + DT hoặc đứng sau danh từ trung tâm và
trước số từ trong cấu trúc DT + ST + LT. Nó có thể có các biến thể sau:
1- Vị trí 3 + loại từ: Semua ekor
2- Vị trí 2 + loại từ: dua ekor (hai con)
3- Vị trí 2 + Loại từ + trung tâm: dua ekor kudi (hai con ngựa)
4- Loại từ + vị trí 1’: ekor hitam (con đen)
5- Loại từ + vị trí 2’: ekor itu (con ấy)
6- Vị trí 3+ 2+ loại từ + trung tâm + 1’ + 2’: semua ekor kudi (yang)hitam itu (Tất
cả những con ngựa màu đen ấy.).
Về khả năng của từ trong việc đứng làm thành phần câu, mệnh đề, loại từ là những
đơn vị khi đã được chuẩn bị về ngữ cảnh thì đều có đủ các chức năng như một danh từ:
làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…
3.1.2.2. Các kiểu loại từ trong tiếng Inđônêxia
Theo những thống kê và phân loại tư liệu mà chúng tôi có được, chúng tôi chia

loại từ tiếng Inđônêxia thành 4 kiểu như sau:
1. Loại từ chung: orang (chỉ người), ekor (chỉ động vật), buah (sử dụng với các sự
vật hiện tượng không phải là người cũng không phải động vật).
2. Loại từ chỉ hình dáng: lembar, butir, batang, helai, utas….
2. Loại từ chỉ đồ chứa đựng: gelas, karung, botol, kaleng…
3. Loại từ ước lượng (ước lượng tập thể, ước lượng bộ phận): timbun: gugus,
gumpal…
3.1.3. Phân biệt loại từ với các từ loại khác
3.1.3.1. Loại từ với từ chỉ đơn vị đo lường
3.1.3.2. Loại từ với danh từ
3.1.3.3. Loại từ với đại từ nhân xưng
3.2. Đặc điểm ngữ pháp của loại từ tiếng Inđônêxia
3.2.1. Đặc điểm hình thái
3.2.1.1. Về mặt hình thái
Loại từ trong tiếng Inđônêxia là các hình vị độc lập, không có kiểu loại từ phụ tố
và cũng không kết hợp với bất cứ phụ tố nào, ngoại trừ trường hợp kết hợp với se-
(satu) (một). Trong trường hợp này loại từ giống như một hậu tố gắn kết với số từ
“một”.
3.2.1.2. Về phương diện ngữ âm, có các trường hợp sau:
a) Loại từ một âm tiết, như pak (gói, bao), box (hộp, hòm)…
b) Loại từ hai âm tiết, đây là trường hợp chiếm đa số trong hệ thống loại từ tiếng
Inđônêxia, ví dụ như: bakul (rổ, thúng), botol (chai), genggam (nắm), piring (đĩa),
sendok (thìa), truk (toa), bulir (bông, đoá)…
c) Loại từ ba âm tiết, trường hợp này không có nhiều trong tiếng Inđônêxia, keranjang
(thúng) ….
3.2.1.3. Về mặt chữ viết: Loại từ tiếng Inđônêxia luôn được thể hiện dưới dạng
các từ độc lập, không có loại từ là phụ tố.
3.2.2. Khả năng kết hợp
Loại từ trong tiếng Inđônêxia luôn đứng trước danh từ và sau số từ, nói cách khác,
khi xét loại từ tiếng Inđônêxia cũng cần đặt nó trong danh ngữ. Danh ngữ tiếng Inđônêxia

tương đối giống với danh ngữ trong tiếng Việt, cũng bao gồm 3 thành phần: thành tố phụ
trước, trung tâm, và thành tố phụ sau. Loại từ tiếng Inđônêxia là các đơn vị có vị trí xác
định trong danh ngữ, nó có thể là đơn vị bắt buộc hay không bắt buộc trong khi nói,
nhưng rõ ràng, nếu muốn sử dụng chúng, thì loại từ tiếng Inđônêxia luôn có vị trí đứng
sau số từ và đứng trước danh từ (ST + LT + DT), hoặc vị trí sau danh từ và sau số từ
(DT + ST + LT).
3.2.3. Chức vụ cú pháp trong câu
Về mặt chức năng, loại từ tiếng Inđônêxia có thể có nhiều chức năng cú pháp
trong câu. Khi kết hợp với danh từ, loại từ cùng với danh từ có thể có chức năng quan
trọng nhất của danh từ là làm chủ ngữ, bổ ngữ và làm vị ngữ.
3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ tiếng Inđônêxia:
Loại từ trong tiếng Inđônêxia là các đơn vị có nghĩa. Phạm vi ngữ nghĩa của loại từ
thường biểu thị ý nghĩa về động vật/ bất động vật, về hình dáng, kích thước, số lượng, đo
lường, tính toán danh từ đi sau nó hoặc có sự phân biệt về giống, sự phân chia địa vị xã
hội đối với người đang được nói đến.
Các tham số ngữ nghĩa trong tiếng Inđônêxia: Giới tính, hình dáng, chiều và phương
hướng, tính nội vật, kích cỡ, độ bền vững, thể chất hoặc trạng thái, chất liệu, định
lượng.
3.4. Tiểu kết:
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi khẳng định: tiếng Inđônêxia có tồn tại loại từ,
chúng được gọi là Klasifikator hoặc penolong bilanga.
- Loại từ chỉ đơn vị đo lường khác với loại từ chỉ đơn vị tự nhiên về nghĩa. Bởi lẽ
việc lựa chọn loại từ đo lường là thường được xác định bởi trạng thái tạm thời của vật
thể (số lượng hoặc sự sắp xếp), còn loại từ chỉ đơn vị tự nhiên thì dựa vào các đặc điểm
hữu cố của bản thân sự vật. Chúng tôi coi các từ chỉ đơn vị đo lường quy ước không
thuộc vào nhóm loại từ, bởi lẽ về mặt nghĩa, chúng chỉ thuần túy là các đơn vị tính đếm
của sự vật, trong khi đó chúng tôi lại xếp các đơn vị đo lường ước lượng như bakul: rổ,
thúng; botol: chai; genggam: nắm; timbun: chồng, đống…. vào một tiểu loại nhỏ của
loại từ. Sở dĩ mà chúng tôi có quan điểm như vậy vì hai lý do: 1- Về đặc điểm kết hợp
và chức vụ cú pháp loại từ và từ chỉ đơn vị này giống như nhau. 2- Các đơn vị này là

những đơn vị có nghĩa, và thậm chí chúng còn đầy nghĩa hơn những loại từ chân thực
(kiểu như: ekor, buah…). Những đơn vị này có hai kiểu nghĩa: a- Chỉ sự vật xuất hiện
theo số lượng nhiều (ví dụ: dua keranjang kentang - hai rổ khoai, kawanan ternak - một
bầy gia súc); b- Bao hàm một trong các nghĩa mà loại từ thường có: hình dáng, kích cỡ,
… (ví dụ: khi nói sepiringan biskuit - một đĩa bánh – người nói và người nghe ngoài
việc hình dung ra danh từ đi sau tồn tại theo dạng số nhiều, còn biết được nghĩa phân
biệt nó với những sự vật không phải là chất lỏng (phân biệt với tetes: giọt), không phải
là những vật động, có thể di chuyển được (phân biệt với jenis: bầy, đàn)…. Việc một
nhóm từ trong đơn vị từ loại nào đó khác nghĩa với các nhóm khác là điều đương nhiên.
Khi chúng ta có thể chấp nhận danh từ được chia ra làm nhiều loại: danh từ khối và
danh từ đơn vị thì không có lý do gì mà không chấp nhận loại từ được chia ra thành 2
loại: loại từ chỉ cá thể (chỉ đơn vị tự nhiên) và loại từ chỉ đơn vị ước lượng.
- Việc lựa chọn loại từ nào là tùy thuộc chủ yếu vào nghĩa của loại từ, vào vị trí xã
hội và khả năng của người sử dụng.
- Danh sách loại từ tiếng Inđônêxia ở đây của chúng tôi là một danh sách mở.
Chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà nghiên cứu cũng như người sử dụng.
- Không phải mỗi danh từ có một loại từ giành riêng cho nó, mà có thể một danh
từ được dùng với nhiều loại từ hoặc ngược lại. Và cũng có một số danh từ không thể kết
hợp được với loại từ.
- Chức năng của loại từ rất đa dạng, đôi khi loại từ được sử dụng với chức năng
ngữ dụng, mang những hàm ý của người nói.
- Số từ hoặc lượng từ là đơn vị bắt buộc phải có mặt nếu có loại từ xuất hiện.
- Loại từ cũng có thể không bắt buộc (có thể bị lược bỏ) trong một số trường hợp,
nhưng sẽ không thể lược bỏ nếu số từ đi trước nó là một (se- hoặc satu). Tuy nhiên, sự
vắng mặt của biểu thức định lượng sẽ ảnh hưởng đến nghĩa.
- Loại từ trong tiếng Inđônêxia là các hình vị độc lập, không có kiểu loại từ phụ tố
và cũng không kết hợp với bất cứ phụ tố nào, ngoại trừ trường hợp kết hợp với se-
(satu) (một). Trong trường hợp này loại từ giống như một hậu tố gắn kết với số từ
“một”.



Chƣơng IV
ĐỐI DỊCH LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT
SANG TIẾNG INĐÔNÊXIA

4.1. Tổng quan về dịch thuật
4.1.1. Khái niệm dịch, đối dịch, mối quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ đối
chiếu
Khái niệm đối dịch được hiểu là đối chiếu và dịch thuật.
Đối chiếu để tìm ra các nét tương đồng, khác biệt, trên cơ sở đó tiến hành dịch
thuật. Dịch trong luận án là dịch trên cơ sở đối chiếu nghiêm ngặt, sử dụng một cách
triệt để kết quả nghiên cứu đối chiếu vào dịch loại từ trong hai ngôn ngữ.
4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc dịch
- Nhân tố từ vựng
- Nhân tố ngữ pháp
4.1.3. Các bình diện tương đương trong dịch thuật
Tương đương dịch thuật thường căn cứ trên bốn bình diện:
- Tương đương ngữ âm - Tương đương ngữ nghĩa
- Tương đương ngữ pháp - Tương đương ngữ dụng
4.1.4. Các phương thức dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia
Theo lý thuyết dịch thì việc dịch từ ngữ nguồn sang ngữ đích ở góc độ từ thường
xảy ra ba khả năng:
a) Tương đương hoàn toàn: A = B
b) Tương đương bộ phận: A x B, A < B, A > B
c) Không tương đương: A ≠ B
Với việc xác định đối tượng dịch của chúng tôi trong luận án là các đơn vị từ của
một loại từ loại, chúng tôi sử dụng các thủ pháp: trực dịch, phân tích nghĩa tố, dùng từ
đồng nghĩa, mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa của từ, hay thế tương đương văn hóa.
Việc xác định đơn vị tương đương giữa loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia được
tiến hành theo hai bước: 1- Phân tích nghĩa của loại từ trong hai ngôn ngữ, tìm thấy

những điểm tương đồng và khác biệt trong mỗi loại từ của cả hai ngôn ngữ. 2- Tìm đơn
vị tương đương hoặc không tương đương.
4.2. Những tƣơng đồng và khác biệt giữa loại từ tiếng Việt và loại từ tiếng
Inđônêxia
4.2.1. Đối chiếu loại từ tiếng Việt với tiếng Inđônêxia theo định hướng dịch
thuật
Có thể nói, loại từ của tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có những điểm khác nhau cơ
bản, bởi lẽ, chúng thuộc về hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình, về đặc điểm ngôn ngữ,
nhưng, trên phương diện nhận thức về bản chất thế nào gọi là loại từ, chúng tôi thống
nhất, loại từ là những đơn vị như sau (áp dụng cho cả hai ngôn ngữ):
- Loại từ là các đơn vị có nghĩa.
- Loại từ trong tiếng Việt và tiếng Inđônêxia đều có cấu trúc điển hình là nằm
trong danh ngữ, luôn có vị trí đứng sau số từ và đứng trước danh từ (ST + LT + DT),
hoặc vị trí sau danh từ và sau số từ (DT + ST + LT).
- Về chức năng cú pháp trong câu, loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có thể
đứng làm chủ ngữ, bổ ngữ… trong các ngữ cảnh đã được chuẩn bị.
- Loại từ là một hình vị độc lập.
4.2.1.1. Tương đồng về khả năng kết hợp
Về khả năng kết hợp, cả loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia đều có đặc
điểm:
- Thường không độc lập làm danh ngữ
- Có khả năng kết hợp với số từ
- Có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất
- Có khả năng mang mọi loại định ngữ
4.2.1.2. Tương đồng về chức năng cú pháp trong câu
Loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia đều không nhận được chức vụ thành phần
câu một cách độc lập. Nó chỉ có thể đảm nhiệm các chức năng giống như danh từ khi
được chuẩn bị trước bởi ngữ cảnh. Trong trường hợp này, loại từ sẽ làm được cả 4 chức
năng chính của danh từ.
Như vậy, có thể thấy một nguyên tắc tuyệt đối của loại từ với danh từ tiếng Việt và

tiếng Inđônêxia, đó là giữa loại từ và danh từ không thể xen bất cứ một từ nào khác.
4.2.1.3. Tương đồng về ngữ nghĩa
Một số nghĩa trong cả hai ngôn ngữ, đó là:
- Ý nghĩa chỉ loại của sự vật: phân loại sự vật hiện tượng theo tham tố nghĩa nào:
phương hướng, kích cỡ hay hình dáng…
- Ý nghĩa chỉ đơn vị tự nhiên: đơn vị ở đây là có tính chất ước lượng.
- Ý nghĩa chỉ sự đánh giá của người nói: liên quan đến phong cách và dụng ý của
người nói; thể hiện thái độ (tôn trọng, coi thường, quý mến…).
4.2.2. Những khác biệt giữa loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia
4.2.2.1. Khác biệt về mặt hình thái
- Loại từ trong tiếng Việt không có kiểu loại từ có hơn 1 âm tiết
- Tiếng Inđônêxia, một ngôn ngữ đa tiết chắp dính, có số lượng loại từ có hơn 1
âm tiết rất nhiều, nhiều nhất là kiểu loại từ có hai âm tiết, thậm chí còn có loại từ có 3
âm tiết.
4.2.2.2. Khác biệt về khả năng kết hợp
- Danh từ có thể đứng trước đại từ chỉ định ini (này), itu (kia, ấy, đó), trong khi đó,
danh từ trong tiếng Việt không thể kết hợp với đại từ chỉ định mà không có sự xuất hiện
của loại từ. Hoặc nếu có kết hợp danh từ + đại từ chỉ định như dao này rất sắc thì lúc đó
ý của người nói không phải là chỉ một con dao cụ thể mà đang nói đến chủng loại dao.
- Danh từ có thể trực tiếp đi sau số từ như satu (một), dua (hai), tiga (ba)… hoặc là
một lượng từ semua (tất cả), banyak (nhiều). Điều này không có trong tiếng Việt.
- Có thể có đại từ quan hệ yang đứng sau cụm số từ + loại từ (có thể coi như cái
với chức năng nhấn mạnh trong tiếng Việt), tuy nhiên vị trí của yang đứng sau loại từ và
trước danh từ chính, còn vị trí của cái trong tiếng Việt lại đứng trước loại từ.
4.1.2.3. Khác biệt về chức vụ cú pháp trong câu
Loại từ tiếng Inđônêxia có thể bị lược bỏ trong câu nói mà không ảnh hưởng đến
cú pháp của câu, còn nghĩa của cả danh ngữ, nếu không có loại từ đi kèm các nghĩa nổi
trội của danh từ sẽ mất đi, hay nói cách khác là nét nghĩa về hình dáng, kích thước…
không còn tồn tại bổ sung cho danh từ mà người nói tri nhận thực thể khách quan với
toàn bộ nghĩa mà danh từ biểu thị, không có nghĩa nào nổi trội hơn nghĩa nào.

4.1.2.4. Khác biệt về ngữ nghĩa
- Loại từ chỉ người trong tiếng Inđônêxia ít hơn so với tiếng Việt.
- Không hề có sự giống nhau 100% giữa các loại từ của hai ngôn ngữ với nhau.
Các tham tố nghĩa của loại từ trong hai ngôn ngữ là giống nhau, nhưng nội hàm nghĩa
của mỗi loại từ lại khác nhau.
4.3. Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia
4.3.1. Dịch tương đương hoàn toàn (A=B)
Trường hợp loại từ tiếng Việt tương đương hoàn toàn với loại từ tiếng Inđônêxia
nhiều nhất là nằm ở nhóm loại từ chung trong tiếng Việt và tiếng Inđônêxia.
4.3.2. Dịch tương đương bộ phận (A<B, A>B)
a) Nhóm loại từ chỉ đồ vật
b)Nhóm loại từ chỉ động thực vật
c) Nhóm loại từ chỉ hiện tượng tự nhiên
d) Nhóm loại từ chỉ người.
e) Nhóm loại từ chỉ đơn vị đo lường ước lượng
g) Nhóm loại từ chỉ đồ chứa đựng
4.3.3. Dịch không tương đương
Đây là trường hợp một loại từ tiếng Việt không tìm thấy đơn vị tương đương trong
tiếng Inđônêxia về mặt từ vựng. có 4 trường hợp sau:
1. Trong tiếng Việt là loại từ nhưng khi dịch sang tiếng Việt là một danh từ.
2. Tiếng Việt có sử dụng loại từ nhưng tiếng Inđônêxia không có loại từ tương
ứng, do vậy loại từ không được dịch.
3. Một loại từ trong tiếng Việt nhưng được dịch nhiều danh từ hoặc ngữ danh từ
trong tiếng Inđônêxia.
4.Không có loại từ tương đương nên tiếng Inđônêxia sử dụng phương pháp giải
thích nghĩa.
4.4.Vấn đề tri nhận, văn hóa dân tộc đƣợc thể hiện qua loại từ tiếng Việt và tiếng
Inđônêxia
Loại từ phân biệt/ phân loại danh từ theo tiêu chí là danh từ có sự sống (bernyawa)
hay là danh từ không có sự sống (tak bernyawa). Loại từ chỉ sự sống lại tiếp tục được

chia ra thành hai loại: loại từ chỉ người (manusia – human) và loại từ chỉ động vật
(binatang).
Loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có sự đối lập về nghĩa với các yếu tố ngữ
nghĩa động vật, con người (phạm trù hữu sinh), mô hình và hình dáng của danh từ
(phạm trù vô sinh).
Số lượng loại từ trong tiếng Việt nhiều hơn so với loại từ trong tiếng Inđônêxia.
Về mặt nguồn gốc, loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia thường có nguồn gốc từ
danh từ.
Trong khi người Việt chia loại từ ra thành loại từ chuyên dụng và loại từ lâm thời thì
tiếng Inđônêxia chia ra làm hai kiểu loại từ: loại từ chung (orang – người, ekor - động vật,
buah - vật), và loại từ riêng biệt cho mỗi lớp danh từ.
Việc nhìn nhận đặc điểm nổi trội nào của sự vật hiện tượng là khác nhau trong mỗi
ngôn ngữ cũng như trong mỗi nền văn hóa. Điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn, sử
dụng với nghĩa như thế nào đối với cùng một danh từ. Nói cách khác, điều này do ngữ
nghĩa chi phối.
Những đặc điểm ngữ nghĩa thường liên quan đến tri nhận của con người, đó là
chiều hướng, hình dáng, độ bền vững, đặc loãng của danh từ mà loại từ có thể kết hợp.
Tiếng Inđônêxia cũng giống như tiếng Việt, cần có một đơn vị nào đó đứng giữa số từ
và danh từ, hoặc đứng trước danh từ để cá thể hoá danh từ đó.
Tiếng Việt cũng như tiếng Inđônêxia có hệ thống loại từ tương đối lớn dùng
để phân biệt đối tượng (danh từ) đi sau nó theo các đặc điểm về hình dáng, kích
thước, hay phạm trù vô sinh, hữu sinh, hay một số đặc điểm khác.
Loại từ nào được dùng để tính, đếm (tức là đứng trước danh từ nào) là tuỳ thuộc
vào hình dáng, kích cỡ, tính chất… của danh từ đi sau nó.
Tiểu kết:
- Khái niệm đối dịch được hiểu là đối chiếu và dịch thuật. Ở đây có thể hiểu đối
chiếu là một phần của dịch thuật. Đối chiếu để tìm ra các nét tương đồng, khác biệt, trên
cơ sở đó tiến hành dịch thuật. Dịch trong luận án là dịch trên cơ sở đối chiếu nghiêm
ngặt, sử dụng một cách triệt để kết quả nghiên cứu đối chiếu vào dịch loại từ trong hai
ngôn ngữ. Kết quả của công tác đối dịch của chúng tôi nhằm phục vụ cho công tác biên

soạn từ điển.
- Loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có những điểm giống nhau cơ bản:
+ Thứ nhất: Loại từ trong hai ngôn ngữ là các hình vị độc lập.
+ Thứ hai: Loại từ là các đơn vị có nghĩa.
+ Thứ ba: Loại từ trong tiếng Việt và tiếng Inđônêxia đều có cấu trúc điển hình là
nằm trong danh ngữ, luôn có vị trí đứng sau số từ và đứng trước danh từ (ST + LT +
DT), hoặc vị trí sau danh từ và sau số từ (DT + ST + LT).
+ Thứ tư: Về chức năng cú pháp trong câu, loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có
thể đứng làm chủ ngữ, bổ ngữ….trong các ngữ cảnh đã được chuẩn bị.
- Những điểm khác nhau của loại từ tiếng Việt và Inđônêxia:
+ Trong tiếng Inđônêxia danh từ có thể đứng trước đại từ chỉ định ini (này), itu
(kia, ấy, đó), trong khi đó, danh từ trong tiếng Việt không thể kết hợp với đại từ chỉ định
mà không có sự xuất hiện của loại từ.
+ Danh từ có thể trực tiếp đi sau số từ, loại từ tiếng Inđônêxia có thể bị lược bỏ
trong câu nói mà không ảnh hưởng đến cú pháp của câu, còn trong tiếng Việt, việc
không sử dụng loại từ sẽ dẫn đến câu nói sai ngữ pháp.
+ Có thể có đại từ quan hệ yang đứng sau cụm số từ + loại từ với ý nghĩa nhấn
mạnh. Trong tiếng Việt thì vị trí giữa số từ + loại từ + danh từ là vị trí không thể chêm
xen bất cứ yếu tố nào.
+ Số lượng loại từ trong tiếng Inđônêxia ít hơn loại từ tiếng Việt. Do vậy, mỗi loại
từ tiếng Inđônêxia có nội hàm đa dạng hơn, đầy hơn loại từ tiếng Việt.
- Khi chuyển dịch chúng tôi nhận thấy một thực tế các đơn vị tương đương hoàn
toàn trong tiếng Việt và tiếng Inđônêxia không có nhiều mà chủ yếu là các đơn vị tương
đương bộ phận. Trường hợp một loại từ tiếng Inđônêxia có thể dịch ra thành nhiều loại
từ tiếng Việt là hiện tượng phổ biến.

KẾT LUẬN

- Loại từ là một vấn đề phức tạp và là vấn đề có nhiều tranh cãi giữa các nhà
nghiên cứu. Bất cứ chuyên luận nào nghiên cứu về từ loại cũng đều có những lý giải

về chúng. Hiện nay, các nhà ngôn ngữ học không chỉ dừng lại ở việc xem xét, luận
giải mà còn đúc kết thành những vấn đề có tính chất phổ quát trong các ngôn ngữ
trên toàn thế giới và tiến tới phân loại loại hình ngôn ngữ dựa vào cấu trúc có chứa
loại từ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu, chuyển dịch loại từ tiếng Việt với
một ngôn ngữ khác là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn. Công trình của chúng tôi được coi là công trình đầu tiên nghiên cứu
chuyển dịch loại từ giữa hai ngôn ngữ Việt, Inđônêxia. Qua nghiên cứu miêu tả, đối
chiếu, chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia chúng tôi rút ra những kết
luận sau:
1. Loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia là yếu tố được sử dụng bắt buộc trong
danh ngữ.
2. Loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia đều là các hình vị độc lập, không có
trường hợp là phụ tố như các ngôn ngữ khác trên thế giới.
3. Trong tiếng Việt, mỗi loại từ chỉ kết hợp được với một hoặc một vài lớp danh
từ, trong khi đó, trong tiếng Inđônêxia có 3 loại từ chung là những loại có thể kết hợp
với 3 lớp lớn của danh từ: orang kết hợp với danh từ chỉ người, ekor kết hợp danh từ chỉ
động vật, buah kết hợp với toàn bộ danh từ còn lại. Tuy nhiên số lượng loại từ với các
nghĩa cụ thể hơn trong tiếng Inđônêxia cũng tương đối nhiều (con số lên tới vài chục),
và khi cần nhấn mạnh vào đặc điểm cụ thể nào của danh từ người Inđônêxia sẽ sử dụng
các loại từ cụ thể.
4. Loại từ tiếng Inđônêxia có một trường hợp không có trong tiếng Việt, đó là sự
bắt buộc phải có loại từ khi có số từ là một (satu), trong trường hợp này satu có thể giữ
nguyên hình thức, cũng có thể chuyển thành một phụ tố (se-) kết hợp với loại từ.
5. Vị trí của loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia trong danh ngữ là vị trí cố định,
chúng chỉ xuất hiện trong 2 cấu trúc: số từ + loại từ + danh từ hoặc danh từ + số từ +
loại từ. Mỗi loại từ chỉ xuất hiện một lần trong danh ngữ, không có sự lặp lại loại từ như
một số ngôn ngữ khác trên thế giới (như tiếng Lào, tiếng Thái).
6. Loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có chức năng xác định hóa về nhiều
phương diện khác nhau cho sự vật được danh từ trung tâm biểu thị. Đó là chức năng cá
thể hóa sự vật, phân loại danh từ, chỉ đặc trưng của sự vật….

7. Loại từ trong hai ngôn ngữ đều có nghĩa. Loại từ chỉ người có nghĩa phân biệt
về giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và chúng có tính lịch sự. Loại từ chỉ động vật có
nghĩa chỉ đơn thể hay là chỉ tập hợp đối tượng theo ước lượng của con người như đàn,
bầy. Loại từ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiên có nội hàm nghĩa phong phú nhất, các nghĩa
như chiều hướng, kích thước, hình dáng… được tìm thấy trong cả hai ngôn ngữ.
- Trên phương diện nhìn nhận các đặc điểm ngữ pháp, chức năng, ngữ nghĩa của
loại từ như vậy, chúng tôi đã đưa ra bộ tiêu chí nhận diện loại từ. Từ đó chúng tôi cũng
loại ra khỏi danh sách những đơn vị gần giống loại từ mà một số nhà nghiên cứu vẫn
xếp vào danh sách. Danh sách loại từ mà chúng tôi đưa ra trong cả hai ngôn ngữ là một
danh sách mở, chúng tôi cố gắng đưa ra được càng nhiều đơn vị càng tốt nhằm phục vụ
cho mục đích đối dịch của luận án.
- Với mục tiêu đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia luận án đã có
được những kết quả cụ thể, đó là đặc điểm loại từ của mỗi ngôn ngữ, danh sách loại
từ tiếng Việt có chuyển dịch sang tiếng Inđônêxia và ngược lại. Khi một loại từ tiếng
Việt được dịch sang tiếng Inđônêxia có thể có đơn vị tương đương hoàn toàn, có thể
có đơn vị không tương đương, nhưng trường hợp tương đương bộ phận là chiếm đa
số. Sở dĩ như vậy vì số lượng loại từ trong tiếng Việt nhiều hơn loại từ trong tiếng
Inđônêxia nhiều lần, nên một điều tất yếu xảy ra đó là nội hàm ngữ nghĩa của loại từ
tiếng Việt sẽ nhiều hơn tiếng Inđônêxia, do vậy, có trường hợp nhiều loại từ tiếng
Việt chỉ được dịch ra một loại từ tiếng Inđônêxia. Tuy nhiên, không phải không có
trường hợp ngược lại, một loại từ tiếng Inđônêxia được dịch ra thành nhiều loại từ
tiếng Việt, nhưng trường hợp này ít hơn. Trường hợp không có tương đương giữa
loại từ tiếng Inđônêxia và tiếng Việt là rất ít, trong trường hợp đó chúng tôi dùng
phương pháp giải thích. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng người Inđônêxia có thể bỏ
qua, không dịch ra một đơn vị tương đương nào trong tiếng Inđônêxia, mà cũng
không giải thích nghĩa. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc tiếng Inđônêxia cho phép sự vắng
mặt của loại từ mà không sai ngữ pháp, tuy nhiên về mặt nghĩa thì vẫn không đầy đủ
với ý nghĩa mà tiếng Việt chuyển tải.
- Với những kết quả đó, luận án đã có những đóng góp nhất định về lý luận cũng
như thực tiễn. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định loại từ là một đơn vị có thực trong tiếng

Việt cũng như tiếng Inđônêxia. Qua việc miêu tả, đối chiếu, đối dịch loại từ trong hai
ngôn ngữ, loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia nổi lên những đặc thù riêng của một loại
hình ngôn ngữ, đó là nhóm ngôn ngữ có cấu trúc loại từ số từ + loại từ + danh từ. Trên
phương diện này thì tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có thể xếp chung cùng một loại hình
ngôn ngữ.
- Kết quả nghiên cứu đối dịch loại từ tiếng Việt và tiếng Inđônêxia có thể hướng
đến việc ứng dụng thực tiễn, đó là đóng góp cho công tác làm từ điển Việt – Inđônêxia
mà hiện nay ở Việt Nam chưa có. Và đồng thời cũng có thể kiểm tra lại một lần nữa sự
xác tín của từ điển Inđônêxia – Việt đã xuất bản trước đây về việc dịch loại từ Inđônêxia
sang tiếng Việt.
- Trên cơ sở những kết quả thu được cũng như những vấn đề còn tồn đọng, chúng
tôi thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu miêu tả, đối chiếu, đối dịch loại từ tiếng Việt và
tiếng Inđônêxia sâu rộng hơn nữa với các hướng nghiên cứu sau đây:
+ Đặt loại từ trong quan hệ lịch đại và đồng đại để xem xét sự hình thành và phát
triển. Đặc biệt, cần phải chú ý lần tìm mối quan hệ giữa loại từ và danh từ gốc nhằm
làm sáng tỏ mối quan hệ nghĩa của chúng.
+ Vận dụng kết quả nghiên cứu loại từ để nghiên cứu danh từ, phân loại danh từ,
và tiến tới một công trình nghiên cứu lớn hơn, đó là từ điển loại từ kết hợp với danh từ
trong tiếng Việt và tiếng Inđônêxia.

References.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.Tiếng Việt
1. Nguyễn Hoàng Anh (2000), “Vài nét về cơ sở tri nhận và cơ sở ngữ nghĩa của trật tự
từ trong danh ngữ tiếng Hán”, Tạp chí Ngôn Ngữ (5).
2. Nguyễn Hoàng Anh (2001), “So sánh từ chỉ số nhiều trong tiếng Việt và tiếng Hán”,
Tạp chí Ngôn Ngữ (13).
3. Nguyễn Hoàng Anh (2002), “Một số vấn đề về loại từ tiếng Hán”, Kỷ yếu Hội nghị

Khoa học Viện Ngôn Ngữ học.
4. Nguyễn Hoàng Anh (2004), Đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa của danh ngữ tiếng
Hán hiện đại (trong sự đối chiếu với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội.
5. Diệp Quang Ban (1985), “Thử bàn về một cơ chế chuyển di từ loại trong tiếng Việt”,
Tạp chí Ngôn Ngữ ( 4), tr. 6-7.
6. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Tập I, Đại học và THCN,
Hà Nội.
7. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Văn Thung (1992), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập I,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung (1993), Thực hành ngữ pháp tiếng Việt, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
9. Benedict Paul K (1966), “Thái – Kadai- Indonesia, một cách phân loại mới ở
Đông Nam Á”, Những vấn đề về các ngôn ngữ Đông Nam Á (Viện ngôn ngữ
dịch).
10. Benedict Paul K (1998), “Dòng xuyên ngữ hệ ở Đông Nam Á”, Tạp chí Ngôn
Ngữ (3).
11. Lê Biên (1991), Từ loại tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội.
12. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học và
Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng, từ ghép, đoản ngữ), Nxb Đại
học Quốc Gia Hà Nội (tái bản lần thứ 7).
14. Đỗ Hữu Châu (1982 & 1983), “Ngữ nghĩa học hướng hệ thống và ngữ nghĩa học
hướng hoạt động”, Tạp chí Ngôn Ngữ (3) và (2).
15. Đinh Kiều Châu (1996), “Bước đầu xác định một từ điển ngữ pháp xuôi và ngược
cho việc dùng kết hợp loại từ – danh từ tiếng Việt”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ ‟96, diễn
đàn học tập và nghiên cứu, Hội ngôn ngữ học, Hà Nội.
16. Đinh Kiều Châu (1997), “Loại từ, một hình thức ngữ pháp trước danh từ tiếng
Việt”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ ‟97, diễn đàn học tập và nghiên cứu, Hội ngôn ngữ học,
Hà Nội.
17. Chăn Phômmavông (1996), “Danh từ chỉ người và các kiểu cấu tạo từ chỉ người

tiếng lào xét về thành tố cấu tạo”, Kỷ yếu Ngữ học trẻ ‟96, diễn đàn học tập và
nghiên cứu, Hội Ngôn Ngữ học, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ
Đông Nam Á, Nxb Đại học sư phạm ngoại ngữ, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Chiến, Phạm Thành (1998), “Ngôn ngữ học đối chiếu và vấn đề dạy
tiếng việt cho người nước ngoài”, Tạp chí khoa học (3), Trường Đại học Tổng hợp,
Hà Nội.
20. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam,
Viện đại học Huế.
21. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
22. Mai Ngọc Chừ (2000), Tiếng Malayu – Bahasa Melayu, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
23. Mai Ngọc Chừ (2009), Văn hóa và ngôn ngữ phương Đông, Nxb Phương Đông, Hà
Nội.
24. Nguyễn Hồng Cổn (2001), “Vấn đề tương đương trong dịch thuật”, Tạp chí Ngôn
Ngữ (11).
25. Nguyễn Hồng Cổn (2006), “Lược sử nghiên cứu dịch thuật”, Tạp chí Ngôn Ngữ (8).
26. Nguyễn Hồng Cổn (2006), “Lược sử nghiên cứu dịch thuật”, Tạp chí Ngôn Ngữ
(11).
27. Dương Quốc Cường (1999), “Đối chiếu cấu trúc cụm danh từ tiếng Nga và tiếng
Việt”, Ngoại ngữ (4) (Nội san ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN), Hà Nội.
28. Nguyễn Đức Dân (1984), “Ngữ nghĩa các hư từ: định hướng nghĩa của từ”, Tạp chí
Ngôn Ngữ (2), tr.21-30.
29. Nguyễn Đức Dân (1992), “Về một kiểu chuyển hóa từ loại”, Tiếng Việt và các ngôn
ngữ dân tộc phía nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.119-128.
30. Hồng Dân (1971), “Vấn đề miêu tả từ hư trong việc biên soạn từ điển giải thích”,
Tạp chí Ngôn Ngữ (1), tr.55-63.
31. Ngô Văn Doanh, Nguyễn Duy Hồng, Nguyễn Đức Ninh, Phạm Thị Vinh (1987),
Tìm hiểu văn hóa Inđônêxia, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

32. Vũ Văn Đại (1997), “Cấu trúc danh ngữ tiếng Pháp và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn
Ngữ (3).
33. Vũ Văn Đại (2002), “Phân tích cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong diễn ngôn”, Tạp
chí Ngôn Ngữ (13).
34. Lê Đông (1992), “Ngữ nghĩa, ngữ dụng của hư từ tiếng việt: siêu ngôn ngữ và hư từ
tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn Ngữ (2), tr.45-51.
35. Đinh Văn Đức (1985), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
36. Đinh Văn Đức (1978), “Về một cách hiểu ý nghĩa từ loại trong tiếng Việt”, Tạp chí
Ngôn Ngữ (2), tr.31-39.
37. Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Ấp (1991), “Một vài nhận xét về các đặc điểm ngữ
pháp của loại từ tiếng việt thế kỷ XVII”, Tạp chí Ngôn Ngữ (3), tr.45-50.
38. Đinh Văn Đức, Kiều Châu (1998), “Góp thêm đôi điều vào việc nghiên cứu danh
ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn Ngữ (1).
39. Đinh Văn Đức (2001), “Tìm hiểu ngữ trị của các từ loại thực từ tiếng Việt”, Tạp chí
Ngôn Ngữ (5).
40. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
41. Đinh Văn Đức (2008), Nghiên cứu các từ loại tiếng Việt từ bình diện chức năng, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, Mã số: QX 07-05.
42. Phạm Tất Đắc (1951), Phân tích từ loại và phân tích mệnh đề, Nxb “ABC”, Hà Nội.
43. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1996.
44. Cao Xuân Hạo (1994), Về cấu trúc danh ngữ trong tiếng Việt: Những vấn đề ngữ
pháp tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Cao Xuân Hạo (2001), “Nghĩa của loại từ”, Tạp chí Ngôn Ngữ (2), tr.1-16 và Tạp
chí Ngôn Ngữ (3), tr. 9-23.
46. Cao Xuân Hạo (2006), “Suy nghĩ về dịch thuật”, (trên Vietbao.vn 18/01/2006).
47. Nguyễn Xuân Hòa (1992), “Đối chiếu ngôn ngữ trong cái nhìn của dụng học tương
phản”, Ngôn Ngữ (2).
48. Trần Hoán (1988), “Quan hệ đồng nhất trong cụm danh từ tiếng Việt”, Ngôn ngữ

(2), tr.40-44.
49. Nguyễn Hữu Hoành (1997), “Xung Quanh vấn đề loại từ tiếng Katu”, Tạp chí Ngôn
ngữ (2).
50. Trịnh Đức Hiển (1988), “Một số đặc điểm của danh từ tổng hợp trong tiếng Việt và
tiếng Lào”, Tạp chí Khoa học (3), Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
51. Trịnh Đức Hiển (1991), “Hiện tượng danh hóa động từ và tính từ trong tiếng Việt và
tiếng Lào”, Tạp chí Khoa học (2), Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, tr.61-65.
52. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
53. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
54. Nguyễn Thượng Hùng (2005), Dịch thuật: Từ lý thuyết đến thực hành, Nxb Văn hóa
Sài Gòn.
55. Jeremy Munday (Trịnh Lữ dịch) (2009), Nhập môn nghiên cứu dịch thuật: Lý thuyết
và ứng dụng, Nxb Tri Thức.
56. Johnes R.B (1970), “Các cấu trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Đông Nam Á”,
Tạp chí Phương Đông, tập 90 (bản dịch tiếng Việt).
57. Nguyễn Thị Ly Kha (2001), Danh từ khối trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Hán),
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn.
58. Nguyễn Thị Ly Kha (2001), “Tính đếm được của nhóm danh từ Hán Việt chỉ động
vật”, Tạp chí Ngôn Ngữ (13).
59. Nguyễn Trọng Khánh (1999), Đối chiếu cấu trúc danh ngữ tiếng Lào với tiếng Việt,
Báo cáo khoa học tại Hội nghị Quốc tế Nga – Việt về ngôn ngữ học khu vực và
tiếng Việt, Kỷ yếu hội nghị, Hà Nội.
60. Nguyễn Trọng Khánh (2000), “Đối chiếu danh ngữ tiếng Lào với tiếng Việt và một
số ngôn ngữ khu vực khác”, Tạp chí Ngôn Ngữ (3).
61. Nguyễn Trọng Khánh (2000), Danh ngữ tiếng Lào, Luận án Tiến sĩ.
62. Phan Khôi (1955), Việt ngữ nghiên cứu, Nxb Văn Nghệ, Hà Nội.
63. Phan Khôi (1958), “Tiền danh từ và mạo từ”, Việt ngữ nghiên cứu, Hà Nội.
64. Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1950), Việt Nam văn phạm, in lần thứ
6, Sài Gòn, Tân Việt.

65. Hồ Xuân Kiểu (1986), “Một vài đặc điểm về loại từ tiếng Vân Kiều”, Tạp chí Ngôn
Ngữ (1), tr.2-4.
66. Bùi Kỷ (1950), Quốc văn cụ thể, Nxb Tân việt.
67. Nguyễn Lai (1981), Thử tìm hiểu sự chuyển hóa nghĩa từ vựng theo hướng “hư
hóa”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Tập 2, Nxb KHXH, Hà
Nội, tr.159-166.
68. Lưu Vân Lăng (1980), Một số ý kiến bàn về từ chỉ loại trong tiếng Việt, Báo cáo
khoa học tại Hội nghị ngôn ngữ học do trường Đại học Tổng hợp tổ chức.
69. Lưu Văn Lăng (1988), Về nguyên tắc phân định từ loại tiếng việt. Tiếng Việt và các
ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb KHXH, Hà Nội.
70. Lưu Vân Lăng (1997), “Một số vấn đề về loại từ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn Ngữ (2).
71. Nguyễn Lân (1950), Ngữ pháp Việt Nam, lớp 7, Bộ giáo dục, H.
72. Hồ Lê (1971), “Tác dụng của phương thức vị trí phạm vi cụm danh từ”, Tạp chí
Ngôn Ngữ (3), tr.1-12.
73. Hồ Lê (1972), “Về vấn đề chuẩn mực ngôn ngữ (liên hệ chủ yếu đến chuẩn mực đối
với cụm danh từ tiếng Việt)”, Tạp chí Ngôn Ngữ (1).
74. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H.
75. Hồ Lê (1983), “Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc và vị trí tùy ý trong danh
ngữ tiếng Việt hiện đại”, Tạp chí Ngôn Ngữ (1).
76. Hồ Lê (1997), “Cần tháo gỡ những rắc rối về loại từ”, Tạp chí Ngôn Ngữ (2).
77. Lê Văn Lý (1968), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu, Sài gòn.
78. Hoàng Văn Ma (1977), “Loại từ tiếng Tày- Nùng”, Tạp chí Ngôn Ngữ (2).
79. Marie Claude Paris (1997), Chức năng và sự hành chức của các loại từ tiếng Hán.
Loại từ tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập, Viện ngôn ngữ học.
80. Trần Thị Mỹ (1986), Bước đầu tìm hiểu danh ngữ trong tiếng Mnông Preb. Những
vấn đề ngôn ngữ học các ngôn ngữ phương Đông, Hà Nội.
81. Trần Thị Mỹ (1992), Danh từ trong hoạt động của danh ngữ, Luận án PTS.
82. Hà Quang Năng, Phạm Ngọc Tĩnh (1976), “Vài nhận xét về sự phân bố từ loại trong
ngôn ngữ báo chí – chính luận”, Tạp chí Ngôn Ngữ (4), tr.16-19.
83. Trần Đại Nghĩa (1985), Góp phần tìm hiểu nghĩa chung của nhóm loại từ “con”,

“cái”. Những vấn đề ngôn ngữ học các ngôn ngữ phương Đông, Hà Nội, tr.331-
339.
84. Trần Đại Nghĩa (1996), “Vì sao gọi là con xe máy?”, Ngôn ngữ và đời sống (5), tr.9.
85. Trần Đại Nghĩa (1996), Sự tổ hợp loại từ + danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Luận
án PTS.
86. Trần Đại Nghĩa, Những trường hợp không dùng loại từ trước danh từ biệt loại. Loại
từ tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập, Viện ngôn ngữ học.
87. Trần Đại Nghĩa (2002), “Kiến giải về các tổ hợp kiểu con lươn, con dơi”, Tạp chí
Ngôn Ngữ (15).

×