Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH






ĐỐI CHIẾU NHÓM THÀNH NGỮ CHỈ
TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG
TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
















HÀ NỘI - 2009




MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chỉ
trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng trong tiếng Nga và tiếng Việt 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu 4
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 4
7. Cấu trúc của luận văn 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH
NGỮ CHỈ TÂM LÍ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT 6
1.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt 6
1.1.1 Phân biệt thành ngữ với từ ghép 9
1.1.2 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do 11
1.1.3 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ 12

1.1.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 13
1.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Nga 14
1.2.1 Quan điểm về thành ngữ của Charles Bally 14
1.2.2 Quan điểm về thành ngữ của B.B.Виноградов 15
1.2.3 Quan điểm về thành ngữ của Н. М.Шанский 16
1.2.3.1 Thành ngữ dung hợp (TNDH) hay còn gọi là thành ngữ kết
dính (Фразеологическое сращение) 17
1.2.3.2 Thành ngữ thống nhất (TNTN) hay còn gọi là thành ngữ tổng
hợp (Фразеологическоe единство) 19
1.2.3.3 Thành ngữ kết hợp (TNKH) (Фразеологическоe сочетание) . 20
1.2.3.4 Thành ngữ tổ hợp (TNTH) (Фразеологическоe выражение) 21
1.2.4 Nhận diện và phân biệt thành ngữ với từ và cụm từ trong tiếng Nga . 22
1.3 Các trạng thái tâm lí tình cảm và thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình
cảm 25
1.3.1 Phân biệt các trạng thái tâm lý tình cảm 25
1.3.2 Phân loại thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm 28
1.3.2.1 Nhóm thành ngữ chỉ sự xúc động 28
1.3.2.2 Nhóm thành ngữ chỉ tâm trạng 29
1.3.2.2 Nhóm thành ngữ chỉ tình cảm 30
4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 34
CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC THÀNH NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÝ TÌNH CẢM
TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT 35
2.1 Đặc điểm cấu tạo thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tiếng Nga 35
2.1.1 Đặc điểm về số lƣợng thành tố cấu tạo 35
2.1.2 Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của các thành ngữ biểu thị tâm lí tình
cảm tiếng Nga 39
2.2 Cấu trúc thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Việt 50
2.2.1 Đặc điểm về số lƣợng thành tố cấu tạo 50
2.2.2 Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của các thành ngữ biểu thị tâm lí tình
cảm tiếng Việt 52

2.2.3 Nhận xét chung về cấu trúc thành ngữ tâm lý tình cảm trong tiếng
Việt 61
2.2.4 Đối chiếu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Nga và
tiếng Việt 62
2.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 68
CHƢƠNG 3: NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ BIỂU HIỆN TRẠNG
THÁI TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT 70
3.1.1 Các nguồn và đích quy chiếu trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm
tiếng Việt và tiếng Nga 72
3.1.2 Các nguồn biểu trƣng trong thành ngữ tiếng Nga 90
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thống kê số lƣợng từ trong thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm
trong tiếng Nga (Trang 38)
Bảng 2: Thống kê thành ngữ biểu thị trạng thái tâm lí tình cảm tiếng Nga
theo quan hệ ngữ pháp. (Trang 47)
Bảng 3. Các nguồn biểu trƣng trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng
Việt (Trang 73)
Bảng 4: Bảng thống kê nguồn biểu trƣng trong thành ngữ chỉ tâm lý tình
cảm tiếng Nga (Trang 91 )



















1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống một ngôn ngữ, thành ngữ đồng hành cùng với từ, ngữ
và các đơn vị ngôn ngữ khác tạo thành sự đa dạng cũng nhƣ đặc trƣng
riêng cho ngôn ngữ đó. Có thể nói, thành ngữ là một bộ phận độc đáo của
mỗi ngôn ngữ, bởi nó phản ánh đặc trƣng văn hóa dân tộc của mỗi ngôn
ngữ, trong đó có những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của dân tộc bản
ngữ. Chính vì lý do này mà thành ngữ luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu.
Trong cuộc sống hiện đại, những giá trị này vẫn còn đƣợc lƣu giữ lại
trƣớc nhất và đầy đủ nhất trong ngôn ngữ, trong đó thành ngữ nói chung,
thành ngữ chỉ các trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng là sự phản ánh sâu sắc
và giầu hình ảnh chiều sâu của tƣ duy cũng nhƣ những tƣ tƣởng tôn giáo, lễ
giáo; những quan niệm về văn hóa và phong tục truyền thống; thậm chí là cả
những thói quen thƣờng nhật… của ngƣời bản ngữ.
Việt Nam và Liên bang Nga có mối quan hệ hữu nghị sâu sắc. Liên
bang Nga là nƣớc anh em đã giúp đỡ Việt Nam vƣợt qua rất nhiều khó khăn
trong cả thời chiến tranh chống Mĩ và thời bình xây dựng lại đất nƣớc. Tiếng

Nga cũng đã từng là một ngoại ngữ bắt buộc trong các trƣờng trung học phổ
thông của Việt Nam từ thế kỷ trƣớc và hiện nay vẫn thu hút đƣơc nhiều sự
quan tâm trong các trƣờng chuyên ngữ và đại học chuyên ngữ. Bởi lẽ đó, đối
chiếu thành ngữ chỉ các trạng thái tâm lý tình cảm giữa tiếng Nga và tiếng
Việt sẽ cho ta một cái nhìn toàn vẹn hơn về dân tộc Nga, những quan niệm,
truyền thống, văn hóa, phong tục và quan trọng nhất là đời sống tinh thần, thế
giới nội tâm của dân tộc Nga. Đồng thời qua đó chúng ta cũng lại càng hiểu rõ
hơn dân tộc mình.


2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chỉ
trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng trong tiếng Nga và tiếng Việt
Ở Việt Nam, trong giới Việt ngữ, công trình đầu tiên đề cập đến thành
ngữ tiếng Viêt có lẽ là của V. Barbier, một tác giả ngƣời Pháp với cuốn Les
expressions comparatives de la langue anamite (Thành ngữ so sánh tiếng
Việt-Quy Nhơn, 1925). Mấy năm sau, tác giả Cẩm Giang (1933) có bài viết
Phê bình sách thành ngữ của ông Bửu Cân đăng trên tờ Nam Phong (1933, số
190), đặc biệt Dƣơng Quảng Hàm (1943) còn nêu sự khác biệt giữa tục ngữ
và thành ngữ.
Tuy nhiên phải đến những năm 70 của thế kỷ trƣớc trong giới Việt ngữ
mới có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến địa hạt thành ngữ. Một số công
trình về từ vựng học và thành ngữ, tục ngữ bắt đầu đƣợc công bố. Năm 1978,
cuốn từ điển Thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Lực và Lƣơng Văn Đang sƣu
tầm đƣợc xuất bản đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu
thành ngữ. Khoảng 20 năm trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học đã đi sâu
nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và những đặc trƣng văn hóa - dân tộc
của thành ngữ. Các tác giả có những đóng góp quan trọng là Hoàng Văn Hành
(1980), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Thái Hòa (1982), Phan Xuân Thành
(1980, 1983), Nguyễn Đức Tồn (1988), Nguyễn Văn Khang (1994).

Việc nghiên cứu về tâm lý tình cảm đƣợc thể hiện trong thành ngữ chỉ
mới đƣợc chú ý khoảng mƣơi năm trƣớc đây. Tuy vấn đề này đã đƣợc đề cập
đến ít nhiều trong các tác phẩm của các tác giả trên, hoặc đƣợc trình bày rải
rác ở trong một số các bài báo chuyên đề chứ chƣa có một tác phẩm chuyên
khảo nào dành cho vấn đề này. Đã có một số tác giả tiến hành đối chiếu thành
ngữ tâm lý tình cảm giữa hai thứ tiếng trong luận văn thạc sĩ nhƣ Lâm Thị
Hòa Bình với luận văn Đối chiếu thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý trong tiếng
Anh và tiếng Việt (2000) hay tác giả Vi Trƣờng Phúc với luận văn Đặc điểm
của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán, có đối chiếu với tiếng
Việt (2005) hoặc Nguyễn Văn Trào với bài báo Thành ngữ biểu thị tình cảm

3
trong tiếng Anh , có đối chiếu với tiếng Việt (trên ngữ liệu các thành ngữ có
chứa bộ phận cơ thể ngƣời) (2006).
Tác giả Nguyễn Đức Tồn, trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn Специфика
лексико - семантического поля названий частей человеческого тела
(1988) đã đề cập đến đặc trƣng tƣ duy dân tộc của ngƣời Nga và ngƣời Việt
thông qua các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, nhƣng
không dành cho việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm của
hai dân tộc.
Nguyễn Văn Hòa với luận án Tiến sĩ tiếng Nga Русские фразеологии,
обозначаюшие внутреннее состояние человека, и способы их передачи
во Въетнамском языке (2008) đã nghiên cứu thành ngữ Nga biểu thị trạng
thái nội tâm của con ngƣời chủ yếu thông qua biểu trƣng душa (tâm hồn) và
cердце (trái tim) và những phƣơng thức chuyển dịch những thành ngữ này
sang tiếng Việt. Nhƣ vậy cho đến nay việc đối chiếu thành ngữ Nga - Việt về
mặt cấu trúc và ngữ nghĩa biểu hiện các trạng thái tâm lí tình cảm vẫn đang
còn là một địa hạt bỏ ngỏ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu và phân loại toàn bộ thành ngữ chỉ các

trạng thái tâm lý tình cảm của con ngƣời nhƣ vui, buồn, yêu, giận…trong
tiếng Nga và tiếng Việt, sau đó đối chiếu để tìm những điểm giống và khác
nhau trong cách tƣ duy dân tộc khi giao tiếp bằng thành ngữ chỉ tâm lý tình
cảm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đi sâu tìm hiểu những nét đặc trƣng về cấu
trúc và ngữ nghĩa của các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm trong tiếng
Nga và tiếng Việt, từ đó tìm ra nét tƣơng đồng và sự khác biệt trong sự tri
nhận thế giới, quan điểm, tƣ duy và các đặc trƣng văn hóa của hai dân tộc để
có thể hiểu đúng cũng nhƣ sử dụng chính xác các thành ngữ trong giao tiếp.

4
Để đạt đƣợc mục đích đặt ra, luận văn giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Các quan niệm về thành ngữ của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và Nga;
- Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tƣơng đƣơng;
- Thành ngữ biểu hiện các trạng thái tâm lý tình cảm xét trên phƣơng
diện ngôn ngữ học, tâm lý học và tiêu chí nhận diện thành ngữ chỉ tâm lý tình
cảm.
- Phân loại thành ngữ tâm lý tình cảm theo các phạm trù và sắc thái
tình cảm.
- Tìm hiểu những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ tâm
lý tình cảm.
- So sánh - đối chiếu các nguồn biểu trƣng trạng thái tâm lí tình cảm
trong hai ngôn ngữ để thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa - dân tộc của hai dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp đối chiếu tƣơng
phản và phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp. Phƣơng pháp đối chiếu
tƣơng phản giúp chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong hình thức,
cấu tạo và cách sử dụng thành ngữ của hai ngôn ngữ. Còn phƣơng pháp phân

tích thành tố trực tiếp chỉ rõ cấu tạo bên trong của thành ngữ theo tầng bậc và
khả năng kết hợp của các thành tố trong thành ngữ của cả hai ngôn ngữ.
Luận văn sử dụng các tài liệu chính sau đây:
- Về tiếng Nga: Р. И. Яранцев, Словарь - справочник по Русской
фразеологии для иностранцев và А. И. Молотков (1986)
Фразеологический словаръ Рус. языка
- Về tiếng Việt: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân,
1997), Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực, Lƣơng Văn Đang, 1993),vv
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Thành ngữ biểu thị các trạng thái tâm lý tình cảm là những thành ngữ
diễn tả “sự hoạt động của nội tâm”, việc thể hiện cảm xúc của mình qua thành

5
ngữ là biểu hiện sự tự nhận thức và khả năng liên hội bản thân với giới tự
nhiên. Qua việc đối chiếu thành ngữ tâm lý tình cảm giữa tiếng Nga và tiếng
Việt, luận văn hi vọng sẽ góp phần giúp nhìn nhận đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về
thành ngữ - một đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa và giá trị sử dụng đặc biệt trong
hoạt động giao tiếp. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn mong
muốn góp thêm một phần nhỏ trong việc làm sáng tỏ những đặc trƣng văn
hoá – dân tộc của thành ngữ, cung cấp những thông tin về các yếu tố văn hóa,
dân tộc và tâm lý xã hội của dân tộc Nga trong sự so sánh đối chiếu với dân
tộc Việt. Các kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho việc dạy và học tiếng Nga
nói chung và thành ngữ tiếng Nga nói riêng đạt đƣợc hiệu quả cao hơn, đồng
thời cũng giúp ích cho quá trình biên dịch và phiên dịch thành ngữ từ tiếng
Nga sang tiếng Việt và ngƣợc lại.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Một số cơ sở lý luận về thành ngữ và thành ngữ chỉ
tâm lý tình cảm trong tiếng Nga và tiếng Việt

- Chƣơng 2: Cấu trúc của thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình
cảm tiếng Nga và tiếng Việt
- Chƣơng 3: Ngữ nghĩa của thành ngữ biểu hiện trạng thái tâm lý tình
cảm trong tiếng Nga và tiếng Việt






6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ CHỈ
TÂM LÍ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT
1.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt
Thành ngữ tham gia vào hệ thống ngôn ngữ với tƣ cách là đơn vị từ
vựng đƣợc dùng làm chất liệu để tạo ra câu thực hiện chức năng giao tiếp.
Theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, thành ngữ trong tiếng
Việt là cụm từ cố định (CTCĐ), hay ngữ cố định – đơn vị có sẵn trong ngôn
ngữ, có giá trị tƣơng đƣơng nhƣ từ xét cả về chức năng định danh và chức
năng tham gia tạo câu.
Hai đặc tính cơ bản của CTCĐ là tính cố định về cấu trúc và tính thành
ngữ về nội dung ngữ nghĩa. Tuy vậy, không phải CTCĐ nào mang hai đặc
tính này cũng đƣợc gọi là thành ngữ. Chỉ có loại cụm từ cố định nào hoàn
chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, đồng thời nghĩa của nó phải có tính hình tƣợng
và gợi tả thì mới đƣợc coi là thành ngữ . Hơn nữa, nghĩa của thành ngữ không
phải là tổng số nghĩa của các thành tố cộng lại (17;8).
Nhƣ vậy, khái niệm về mặt biểu hiện nghĩa và mặt kết cấu hình thái
của thành ngữ nhƣ nêu trên lại dễ gây nhầm lẫn với khái niệm đơn vị ngôn
ngữ mang tính thành ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp, một tổ hợp từ đƣợc

coi là mang tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là hoàn toàn mới,
khác với tổng số ý nghĩa của các từ thành phần tạo thành. Tuy nhiên, theo
một số nhà ngôn ngữ học khác thì khái niệm trên chƣa thực sự rõ ràng. Vì
vậy, các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng yếu tố tƣơng đƣơng (giữa hai ngôn
ngữ) để định nghĩa tính thành ngữ. Một tổ hợp đƣợc coi là có tính thành
ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ mà khi dịch toàn bộ tổ hợp thì ngƣời ta
phải dịch từ ấy bằng một yếu tố - yếu tố đó chỉ tƣơng đƣơng với từ ấy chỉ
khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp (trong

7
một trật từ nhất định). Thêm vào đó, từ này có thể đƣợc gặp cả khi không
có các yếu tố còn lại và khi ấy nó đƣợc dịch bằng một yếu tố khác. Hay
thƣờng gặp nhất là cách hiểu nhƣ sau:
Giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a, b, c… hợp thành X =
a+b+c. Nếu ý nghĩa của X không thể giải thích đƣợc bằng ý nghĩa của từng
yếu tố a, b, c thì kết cấu X (hoặc tổ hợp X) có tính thành ngữ (4;154).
Đây là những kết luận đƣợc rút ra trong quá trình nghiên cứu các cụm
từ cố định và từ ghép vì chúng đều có cấu trúc ổn định và chặt chẽ, đều có
tính thành ngữ và đều là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ. Điều này cho
thấy rõ ràng rằng tính thành ngữ có các mức độ cao thấp khác nhau trong các
tổ hợp cấu trúc khác nhau vì cách tổ chức nội dung và hình thức của chúng
theo những con đƣờng và phƣơng cách khác nhau (4;154).
Vì vậy một đơn vị ngôn ngữ - hiện diện với tƣ cách là đơn vị của hệ
thống ngôn ngữ, tồn tại dƣới dạng làm sẵn, đƣợc cấu tạo với số lƣợng thành
tố ổn định, không thay đổi và có ý nghĩa nhƣ một chỉnh thể tƣơng ứng với
một chỉnh thể cấu trúc vật chất của nó – là đơn vị ngôn ngữ mang tính thành
ngữ. Tất cả những đơn vị có đầy đủ những đặc điểm nhƣ trên sẽ mang tính
thành ngữ - một tính chất cú pháp, ngữ nghĩa chung giống nhau cho một loạt
các đơn vị ngôn ngữ.
Còn thành ngữ lại là tên gọi của một tổ hợp từ thuộc đơn vị từ vựng.

Một mặt, các đơn vị này mang tính thành ngữ, mặt khác mang tính cố định, có
những đặc điểm hình thức và nội dung riêng biệt. Để hiểu đƣợc ý nghĩa của
thành ngữ, chúng ta không chỉ dựa vào ý nghĩa của các từ thành phần cấu tạo
thành ngữ và cấu trúc ổn định của thành ngữ mà còn phải dựa vào tình huống
giao tiếp, đối tƣợng sử dụng, những biến đổi về mặt xã hội hay thói quen sử
dụng thành ngữ của địa phƣơng… Thành ngữ là cách nói bóng bẩy, gợi tả có
hình tƣợng về một sự vật, hiện tƣợng khách quan.

8
Thành ngữ là cách diễn đạt ý tƣởng mang tính đặc trƣng của ngôn ngữ.
Về mặt cấu trúc, phần lớn thành ngữ không thành câu với những từ ngữ mặc
dù có thể phân tích nhƣng không thể tách rời. Về mặt ngữ nghĩa, thành ngữ
mang một ý nghĩa không thể thay thế hay sửa đổi bằng cách nói khác để
mang cùng ý nguyên thủy. Thành ngữ có ý nghĩa độc lập với từng nghĩa riêng
lẻ của mỗi từ ngữ trong thành ngữ. Thành ngữ cũng có các hình thức mô tả,
so sánh và ẩn dụ nhƣ phú, tỷ, hứng nhƣ trong ca dao hoặc tục ngữ. Các hình
thức tu từ này không chỉ làm cho thành ngữ mang đậm đặc trƣng hình tƣợng –
một đặc trƣng cơ bản của thành ngữ mà còn hỗ trợ, liên kết với nhau làm cho
ý nghĩa của thành ngữ vừa sâu, vừa rộng, vừa bóng bẩy lại vừa gợi tả. Nó làm
cho những hình ảnh, hiện tƣợng hay những sự vật cụ thể đƣợc mô tả, so sánh
và ẩn dụ một cách bay bổng hơn. Nó giúp cho một ý tƣởng thông thƣờng
đƣợc diễn tả bằng một lối rất riêng, rất hình tƣợng và mang tính văn hóa.
Theo quan niệm của Nguyễn Công Đức (7) thì thành ngữ là “những
cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định
danh – tức là gọi tên sự vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng
bẩy. Ngoài những đặc điểm của một đơn vị ngôn ngữ, thành ngữ còn có
những dấu ấn của một đơn vị văn hóa, có tiềm ẩn, trầm tích những đặc
điểm văn hóa dân tộc”.
Nếu tạm thời chấp nhận khái niệm tính thành ngữ và các đơn vị mang
tính thành ngữ nhƣ đã nêu trên, trong tiếng Việt ngƣời ta phân biệt các loại

ngữ nhƣ thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ, ngữ tự do và từ ghép. Đó là những
đơn vị ngôn ngữ hay những tổ hợp từ đáp ứng đầy đủ ba điều kiện cần và đủ
cho một đơn vị ngôn ngữ mang tính thành ngữ: là một tổ hợp từ, có nghĩa
hình tƣợng, có cấu trúc cố định ở một mức độ nào đó. Vậy làm sao có thể
nhận diện đƣợc những đơn vị ngôn ngữ trên một cách rõ ràng? Những điểm
giống nhau và khác nhau giữa chúng là gì? Đây là câu hỏi đã đƣợc rất nhiều
nhà ngôn ngữ học quan tâm, nghiên cứu và giải đáp.

9
1.1.1 Phân biệt thành ngữ với từ ghép
Nói chung, giới hạn sẽ gặp ở bậc thấp nhất của thành ngữ là từ ghép.
Giới hạn cao nhất của thành ngữ là câu. Thành ngữ tiếng Việt là đơn vị
giáp ranh, nằm giữa hai đơn vị này. Trƣớc đây, trong việc phân biệt giữa từ
ghép và thành ngữ đã tồn tại nhiều quan niệm rất khác nhau. Trƣớc hết,
thành ngữ và từ ghép đều là những đơn vị từ vựng có sẵn và có chức năng
định danh. Hai đơn vị ngôn ngữ này trong tiếng Việt đều thuộc cụm từ cố
định nhƣng chúng vẫn đƣợc phân biệt nhau ở thành tố cấu tạo, ý nghĩa và
cấu trúc (4;154).
Từ ghép đƣợc cấu tạo dựa trên phƣơng thức tổ hợp hoặc ghép các tiếng
lại mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có mối quan hệ về nghĩa với nhau
(4;145). Đây là đơn vị tiếng Việt có ít nhất từ hai thành tố cấu tạo trở lên biểu
hiện khái niệm chung về sự vật, hoạt động, tính chất hoặc trạng thái. Nghĩa
của từ ghép diễn đạt một khái niệm một cách hoàn chỉnh. Trong quá trình
phát triển, do nhu cầu giao tiếp, từ ghép đƣợc sử dụng một cách phổ biến và
thông dụng với một kết cấu vững chắc và ý nghĩa phong phú. Tuy nhiên cũng
có nhiều trƣờng hợp thành tố cấu tạo (hoặc hình vị cấu tạo nên từ ghép) lại là
những yếu tố không có nghĩa hoặc không rõ ràng về nghĩa. Trong trƣờng hợp
các thành tố cấu tạo nên từ ghép có nghĩa thì nghĩa của từ ghép có thể là nghĩa
tổng hợp từ các khái niệm biểu trƣng của các thành tố (nhà cửa, đƣờng sắt, xe
đạp ) còn trong trƣờng hợp một hay đa số các thành tố cấu tạo đều không rõ

nghĩa hay bị mờ nghĩa thì từ ghép sẽ chỉ mang một ý nghĩa biểu niệm hoặc
biểu vật duy nhất (chợ búa, bếp núc, gà qué, cỏ rả…).
Giống nhƣ từ ghép, thành ngữ là cụm từ cố định luôn tồn tại mối quan
hệ phi cú pháp giữa các thành tố. Mặt biểu hiện nghĩa của thành ngữ là một
mặt rất phức tạp. Theo một số nhà nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, một bộ
phận thành ngữ tiếng Việt cũng có tính đa nghĩa nhƣng trong số các nghĩa đó,
nghĩa bóng có tầm quan trọng hơn cả. Nghĩa này có tính khái quát tƣợng

10
trƣng cho toàn bộ tổ hợp, tuy thế nó không phải là tổng hợp nghĩa của các
thành tố cộng lại. Vì vậy, cho dù nghĩa của các thành tố đều rất rõ ràng và dễ
hiểu nhƣng nghĩa của thành ngữ lại hoàn toàn không nằm trong vỏ vật chất
cấu tạo nên thành ngữ. Đó chỉ là nghĩa đen mà thành ngữ nào cũng có. Vậy
nghĩa của thành ngữ đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Nghĩa bóng – nghĩa thực sự của
thành ngữ chỉ đƣợc nắm bắt trên cơ sở khả năng tổng hợp ngôn ngữ, óc suy
diễn lô gíc, kiến thức nền và hiểu biết văn hóa xã hội để giải thích cho các
hình ảnh biểu trƣng . Vì thế, nghĩa thực sự của thành ngữ luôn rộng hơn, sâu
sắc hơn và trừu tƣợng hơn thậm chí trái ngƣợc với nghĩa đen mà chúng thể
hiện. Nghĩa bóng của thành ngữ là nghĩa khái quát, tổng hòa của các mối
quan hệ nội bộ của các thành tố cấu tạo. Khi sử dụng nghĩa bóng thì từng
thành tố làm nên thành ngữ sẽ bị mất đi nghĩa thực (4;24). Một số thành ngữ
có nghĩa biểu hiện ra rõ ràng, số khác lại có nghĩa ẩn tàng kín đáo nên khó có
khả năng xác định đƣợc hết nghĩa của chúng, nhất là khi các thành ngữ đó có
nghĩa phái sinh, nghĩa ẩn dụ, hàm súc.
Nhƣ vậy, nghĩa của từ ghép gần với nghĩa biểu niệm của nó nhƣng
nghĩa của thành ngữ lại khác so với nghĩa biểu niệm của thành ngữ. Thành
ngữ chỉ là vỏ vật chất cấu tạo để thể hiện một ý nghĩa hình tƣợng, gợi cảm và
bóng bảy. Chẳng hạn, ta có từ ghép Hán Việt “thƣ viện” là sự kết hợp giữa
thƣ (sách) và viện (tòa nhà lớn) để chỉ một khái niệm “một nhà hay một nơi
có nhiều sách”. Hay từ ghép thuần Việt “đƣờng sắt” là sự kết hợp giữa đƣờng

(lối đi) và sắt (một chất liệu, một loại kim loại) để chỉ một khái niệm “đƣờng
xe lửa chạy”. Còn thành ngữ “hét ra lửa” không chỉ hành động “hét” cũng
không nói đến “lửa” mà muốn nói đến tình hống hách, cậy quyền, ỷ thế. Hai
yếu tố “hét” và “lửa” kết hợp với nhau tạo thành nghĩa khái quát, nghĩa thực
sự của thành ngữ. Nếu tách rời hay thay thế hai yếu tố này, ý nghĩa của thành
ngữ sẽ bị phá vỡ và biến đổi. Vì vậy, theo Nguyễn Văn Mệnh (1986) có thể
nói “về hình thức, mối quan hệ ngữ pháp trong thành ngữ phức tạp hơn, nhiều
bậc hơn so với mối quan hệ ngữ pháp trong từ ghép”.

11
1.1.2 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Không chỉ đều là cụm từ, đƣợc tạo lập bằng sự tổ hợp của các từ mà
cụm từ tự do và thành ngữ còn giống nhau về hình thức ngữ pháp dẫn đến
quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố cấu tạo cũng giống nhau. Tuy vậy, giữa
cụm từ tự do và thành ngữ còn có nhiều mặt khác biệt rất quan trọng.
Cụm từ tự do (CTTD) đƣợc hình thành lâm thời trong hoàn cảnh giao
tiếp, nhất là trong những hoàn cảnh giao tiếp phục vụ một mục đích biểu đạt
nhất định khi ngƣời nói muốn diễn đạt một ý hơn mức bình thƣờng. Nó có thể
đƣợc hình thành do các từ kết hợp lại rồi có thể tan vỡ vì nó không tồn tại
dƣới dạng một đơn vị làm sẵn. CTTD chỉ là sự lấp đầy từ vào một mô hình
ngữ pháp cho trƣớc mà thôi. Trong khi đó, thành ngữ lại là một đơn vị của hệ
thống ngôn ngữ, ổn định và tồn tại dƣới dạng làm sẵn. Vì vậy nên các thành
tố cấu tạo thành ngữ có số lƣợng ổn định, không thay đổi, còn số lƣợng thành
tố cấu tạo CTTD lại có thể thay đổi tùy ý, tùy thuộc vào mục đích mà ngƣời
nói muốn diễn đạt. Ví dụ thành ngữ: tham nhƣ mõ, ăn tƣơi nuốt sống…. và
CTTD: ăn cơm ăn cháo (từ CTTD này ta có thể thêm vào các thành tố khác để
nhấn mạnh hơn nhƣ: ăn cơm khê ăn cháo nát hoặc ăn cơm thiu ăn cháo vữa,
v.v…tùy vào mục đích diễn đạt).
Về mặt ý nghĩa, CTTD là phép cộng đơn thuần của các nghĩa từ thành
tố nhƣng nó đƣợc hiểu trong một cảnh huống, một phát ngôn nhất định. Còn

nếu đặt trong một bối cảnh khác thì có thể ý nghĩa của cụm từ sẽ không còn
đƣợc giữ nguyên nhƣ thế mà sẽ bị biến đổi hoặc sẽ đƣợc hiểu nhƣ một cụm
từ vựng – ngữ pháp thông thƣờng. Nghĩa của CTTD có thể mang tính biểu
cảm nhƣng tính thành ngữ lại không cao, thậm chí là không có. Còn thành
ngữ lại có ý nghĩa nhƣ một chỉnh thể tƣơng ứng với một chỉnh thể cấu trúc vật
chất của nó (4;155). Ý nghĩa của thành ngữ là cố định trong mọi cảnh huống,
mang tính biểu cảm và hình tƣợng cao. Đỗ Hữu Châu cho rằng “một tổ hợp từ
có tính thành ngữ càng cao thì càng gần với từ mà có tính thành ngữ càng

12
thấp thì càng gần với CTTD”. Xét tất cả những đặc điểm trên, đặc biệt là sự
liên kết lỏng lẻo giữa các thành tố mà từ trƣớc tới nay chúng ta vẫn quan niệm
CTTD thuộc bình diện lời nói chứ không thuộc bình diện ngôn ngữ.
1.1.3 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ
Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, 1999) đã định
nghĩa quán ngữ là: “Tổ hợp từ cố định quen dùng mà nghĩa có thể suy ra từ
nghĩa của những yếu tố cấu thành”. Các nhà ngôn ngữ học cũng đã có rất
nhiều quan điểm khác nhau về quán ngữ. Một số nhà ngôn ngữ học, tiêu biểu
nhƣ Nguyễn Kim Thản cho rằng quán ngữ và thành ngữ là một, chỉ khác
chăng là thành ngữ đƣợc cấu tạo hình tƣợng và cố định hơn. Một số khác lại
cho rằng thành ngữ là một bộ phận của quán ngữ. Quán ngữ là nhóm từ chỉ
một khái niệm phức tạp do nhân dân dùng lâu nên cố định mà thành. Một số
khác cho rằng thành ngữ và quán ngữ đều là những đơn vị đƣợc làm sẵn trong
ngôn ngữ, đều mang tính thành ngữ và mang tính cố định. Tuy nhiên, nếu xét
về mặt nghĩa thì quán ngữ lại gần với CTTD và khác hẳn với thành ngữ.
Nghĩa của quán ngữ có thể đƣợc hiểu từ nghĩa của các yếu tố cấu thành trong
khi đó nghĩa của thành ngữ phải hiểu theo nghĩa hình tƣợng và mang tính ẩn
dụ. Cấu tạo của quán ngữ cũng gần với CTTD hơn thành ngữ. Quán ngữ đƣợc
sử dụng một cách phổ biến trong khẩu ngữ và đóng vai trò là các từ nối hoặc
các từ liên kết mang sắc thái tu từ để gắn kết các nội dung cần diễn đạt. Nội

dung hiển thị của quán ngữ đƣợc ngƣời ta thƣờng xuyên nhắc đến cho nên
hình thức và cấu trúc của chúng cũng tự nhiên ổn định dần lại và rồi ngƣời ta
quen dùng quán ngữ nhƣ một đơn vị có sẵn (4;161).
Ví dụ: lên lớp, lên tiếng, lên mặt….
Quán ngữ là những cụm từ đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại trong các loại
diễn ngôn (discourse) thuộc các phong cách khác nhau. Chức năng của chúng
là để đƣa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết diễn ngôn.

13
1.1.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Có thể nói, việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ đã đƣợc rất nhiều nhà
ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm và đề cập đến từ rất sớm. Ngƣời đầu tiên
đặt vấn đề phân biệt hai đơn vị này là Dƣơng Quảng Hàm (Việt Nam văn học
sử yếu - 1943): “Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc
khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để
ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè”.
Trong cuốn “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” (1956), Vũ Ngọc Phan lại
không tán thành sự phân biệt đó. Theo ông, “định nghĩa nhƣ vậy không đƣợc
rõ, vì nếu thế, tác dụng của thành ngữ cũng không khác gì tác dụng của tục
ngữ. Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một
kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành
ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà ngƣời dùng đã
quen dùng nhƣng tự riêng nó không diễn đạt đƣợc một ý trọn vẹn. Về hình
thức ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chƣa phải là một câu hoàn
chỉnh, còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng đã là một câu hoàn chỉnh”.
Hoàng Văn Hành và một số tác giả ở Viện Ngôn ngữ học đã nhận xét
nhƣ sau: “ Thành ngữ tuy có nhiều nét tƣơng đồng với tục ngữ (nhƣ tính bền
vững về mặt cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa… ) nhƣng lại khác với tục ngữ
về bản chất. Sự khác biệt ấy ở chỗ: Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt,
biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu ngôn

bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật”.
Nhƣ vậy, xét về mặt hình thức cấu tạo thì tục ngữ là một câu hoặc một
phát ngôn hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, và độc lập về nghĩa. Cả hình thức lẫn
nội dung của tục ngữ đều mang tính thành ngữ và tính cố định rất cao. Về nội
dung thì tục ngữ là những câu nói lên một nhận xét về tâm lý, hoặc một lời
phê phán, khen hoặc chê, hoặc một câu khuyên nhủ, hoặc một kinh nghiệm về
nhận thức tự nhiên hoặc xã hội hay “ là những cụm từ diễn đạt rất hoàn hảo
toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội, lịch sử của ngƣời dân lao

14
động ” (8;174). Đây cũng chính là một đặc điểm nổi bật của tục ngữ. Khác
với các đơn vị từ vựng – diễn tả một sự vật, một hình tƣợng hoặc một khái
niệm có một trạng thái tâm lý, tục ngữ giống nhƣ câu.
1. 2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Nga
Có thể nói rằng thành ngữ học tiếng Nga đã xuất hiện rất sớm từ những
năm hai mƣơi của thế kỷ XX nhƣ một phân ngành của Ngôn ngữ học với sự
đóng góp tiên phong vô cùng quan trọng của Charles Bally, nhà Ngôn ngữ
học ngƣời Thụy Sĩ . Những công trình nghiên cứu của Charles Bally có ảnh
hƣởng to lớn đến ngành ngôn ngữ học Xô Viết nói chung và từ vựng học nói
riêng. Quan điểm về thành ngữ của ông đƣợc đề cập đến trong các cuốn sách
nổi tiếng của chính ông: Précis de stylistique (Geneve, 1905) và Traité de
stylistique fransξaise (Heidellberg, 1909). Ông là ngƣời đầu tiên trong lịch sử
ngôn ngữ học đặt vấn đề phải nghiên cứu riêng cụm từ cố định với quan điểm
nhấn mạnh vào những đặc điểm bên ngoài và bên trong của chúng (thành
ngữ). Ông đặc biệt lƣu ý đặc điểm ngữ nghĩa (tức đặc điểm bên trong) là một
đặc điểm cơ bản quan trọng của thành ngữ và là bản chất của thành ngữ. Theo
ông, tiêu chí cần và đủ để xem một cụm từ cố định là một thành ngữ là mặt ý
nghĩa của nó phải ngang bằng với từ. Đó là những tiền đề cho những nghiên
cứu về thành ngữ của hai nhà ngôn ngữ học ngƣời Nga B.B. Buноградов
(1946) và Н.М. Шанский (1972).

1.2.1 Quan điểm về thành ngữ của Charles Bally
Là ngƣời đầu tiên đặt nền móng nghiên cứu về cụm từ cố định ( cụm từ
cố định nói chung và thành ngữ nói riêng), Charles Bally đã phân thành ngữ
tiếng Nga thành ba loại:
 Những nhóm kết hợp thông dụng (les groupements usuels)
 Những nhóm thành ngữ (les série phraséologiques)
 Những thành ngữ tổng hợp (les unité phraséologiques)

15
Cơ sở phân loại theo quan điểm của ông trong cuốn “Précis de
stylistique” là nằm ở tính chất kết hợp giữa các từ cấu tạo cụm từ cố định.
Nếu tổ hợp các từ kết hợp với nhau một cách hạn chế thì thuộc nhóm kết hợp
thông dụng; hai khái niệm hợp nhất thuộc nhóm thành ngữ và nhóm thành
ngữ tổng hợp thì biểu thị một chỉnh thể không thể tách rời.
Đây là ba loại thành ngữ về cơ bản đƣợc Charles Bally phân loại và là
những tiền đề quan trọng cho các nhà ngôn ngữ học khác kế thừa và phát
triển. Một trong những quan điểm khác vô cùng quan trọng của ông khi nói về
đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ là: “Chỉ có những đặc điểm bên trong mới
là những đặc điểm có giá trị thực sự” (34;98).
1.2.2 Quan điểm về thành ngữ của B.B.Виноградов
Là ngƣời kế thừa những thành quả nghiên cứu của C. Bally,
Виноградов đã đóng góp công lao to lớn trong việc phát triển công trình
nghiên cứu về thành ngữ của bậc tiền bối. Ông đặc biệt chú ý đến tính cố
định về mặt từ vựng – ngữ nghĩa của cụm từ, coi đó là bản chất của đơn vị
thành ngữ và trên cơ sở đó để phân loại một cách sáng tạo những đơn vị thành
ngữ không phân chia đƣợc về ngữ nghĩa thành hai nhóm:
 Nhóm thành ngữ dung hợp hay còn gọi là thành ngữ kết dính
(Фразеологическое cращение)
 Nhóm thành ngữ thống nhất (Фразеологическое единство)
Bên cạnh đó, xét thành phần cấu trúc thành ngữ trong tiếng Nga,

Виноградов đã đối lập tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa của thành ngữ thống
nhất và thành ngữ dung hợp với tính phân tích về ngữ nghĩa của thành ngữ kết
hợp (Фразеологическое сочетание). Theo quan điểm của ông, thành ngữ
dung hợp là cụm từ vốn chứa đựng “tính không phân chia đƣợc về ngữ nghĩa,
tính tuyệt đối không thể tách ý nghĩa của chỉnh thể ra từ các thành tố” (27;66)
còn thành ngữ thống nhất “cũng đƣợc coi là các cụm từ không phân chia

16
đƣợc về ngữ nghĩa”, tuy nhiên “nghĩa hoàn chỉnh là nghĩa có lý do khi nó là
sản phẩm xuất hiện do sự hòa kết có ý nghĩa của các thành tố từ vựng”
(27;66).
Trên đây là những quan điểm về thành ngữ tiếng Nga tỏ ra phù hợp với
những đặc điểm của thứ tiếng này – một ngôn ngữ biến hình và tổng hợp tính.
B.B.Виноградов đã nhìn nhận đƣợc điểm phù hợp giữa ngôn ngữ dân tộc nói
chung và thành ngữ tiếng Nga nói riêng từ trong quan điểm của Charles Bally
để phát triển nó, làm rõ hơn nữa những đặc điểm, những hiện tƣợng phân chia
ngữ nghĩa trong thành ngữ kết hợp tiếng Nga. Từ đó, ông phân chia thành ngữ
tiếng Nga thành ba loại:
 Nhóm thành ngữ dung hợp (Фразеологическое сращение)
 Nhóm thành ngữ thống nhất (Фразеологическое единство)
 Nhóm thành ngữ kết hợp (Фразеологическое.сочетание)
Đây là sự phân loại đƣợc rất nhiều nhà ngôn ngữ học Xô Viết thừa nhận và
coi là kim chỉ nam cho nhiều công trình nghiên cứu về thành ngữ tiếng Nga.
Đóng góp của B.B.Виноградов là ở chỗ đã thúc đẩy sự phát triển việc nghiên
cứu nhằm hoàn chỉnh hơn nữa phân ngành thành ngữ học tiếng Nga trong
ngôn ngữ học và đóng vai trò vô cùng to lớn đối với những kết quả nghiên
cứu về thành ngữ của nhà ngôn ngữ học ngƣời Nga Н. М.Шанский.
1.2.3 Quan điểm về thành ngữ của Н. М.Шанский
Trong cuốn Лексикология cовременного руского языка của
H.M.Шанский (1972), tác giả đã phân chia thành ngữ - về cơ bản cũng giống

B.B. Виноградов - thành những loại sau:
 Nhóm thành ngữ dung hợp (kết dính)
 Nhóm thành ngữ thống nhất
 Nhóm thành ngữ kết hợp

17
 Nhóm thành ngữ tổ hợp
Dựa trên bốn nhóm thành ngữ đƣợc phân loại, ta thấy rằng quan điểm
của B.B.B đã đƣợc Шанский phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ba nhóm giống với
sự phân loại của B.B.Виноградов thì đóng góp của H.M.Шанский chính là
bổ sung thêm nhóm thành ngữ tổ hợp (Фр. выражение) trong việc phân loại
thành ngữ.
Theo quan điểm của H.M.Шанский, bốn nhóm thành ngữ trên phải
đƣợc phân loại dựa trên tính hòa kết ngữ nghĩa của thành ngữ; hay hiểu một
cách đơn giản hơn là mối tƣơng quan giữa nghĩa chung của thành ngữ với
nghĩa riêng của từng thành tố cấu tạo nên thành ngữ.
Thành ngữ, theo quan điểm của H.M.Шанский là những đơn vị không
đƣợc tạo ra trong lời nói, mà chúng đƣợc tái hiện nhƣ những đơn vị hoàn
chỉnh có sẵn. Đó là những đơn vị ngôn ngữ đƣợc tái hiện bao gồm hai hoặc
nhiều thành tố có tính vị từ, có trọng âm, hoàn chỉnh về ý nghĩa và cố định về
thành phần và cấu trúc. Có thể nói, khái niệm trên của ông đƣợc coi là khái
niệm đầy đủ và hoàn chỉnh nhất về thành ngữ. Cho đến nay, quan điểm và
cách phân loại thành ngữ tiếng Nga và cách phân loại thành ngữ của
B.B.Bиноградов và sau đó đƣợc H.M.Шанский phát triển có thể đƣợc trình
bày nhƣ sau:
1.2.3.1 Thành ngữ dung hợp (TNDH) hay còn gọi là thành ngữ kết dính
(Фразеологическое сращение)
Thành ngữ dung hợp là kết hợp từ không thể chia cắt đƣợc, không bị
phá vỡ, ý nghĩa chung của nó hoàn toàn không phải đƣợc rút ra từ ý nghĩa
của các cấu tử. Trên quan điểm tiếng Nga hiện đại, ý nghĩa của chúng không

bị quy thuộc bởi cái gì và không có gì làm nguyên cớ.
Theo B.B.Bиноградов thì TNDH là những đơn vị thành ngữ không
phân chia đƣợc về mặt ngữ nghĩa và ý nghĩa của thành ngữ không đƣợc hiểu
bằng cách tổng hòa ý nghĩa của các thành tố cấu tạo. Chính vì thế, có thể coi ý

18
nghĩa của TNDH là ý nghĩa đƣợc tạo nên không có lý do và hoàn toàn theo
quy ƣớc, chẳng hạn nhƣ những TNDH sau đây:
ничтоже сумняшеcя không một chút nghi ngờ
То и дело tốt hơn nhiều
Хоть куда tuyệt vời
Себе на уме láu tôm láu cá
Về ý nghĩa, TNDH tƣơng đƣơng với một từ.
Ví dụ nhƣ: неровен час = вдруг (bỗng nhiên, bất chợt)
Битъ баклуши = безделъничатъ (vô công rồi nghề)
TNDH không phụ thuộc vào cấu trúc ngữ pháp của chúng, có thể tƣơng đƣơng
với các loại từ khác nhau. Ví dụ các thành ngữ sau tƣơng đƣơng với tính từ:
- так себе (tàm tạm): Я купила платье так себе (tôi mua một cái váy
thƣờng thôi).
- Он парень хоть кудa (Anh ấy là chàng trai tuyệt vời).
Còn trong câu Ты сказал это ни к селу ни к городу (cậu nói điều ấy không
đúng chỗ) thành ngữ lại có chức năng của một trạng từ.
Qua những ví dụ trên, ta thấy rõ ý nghĩa của các thành tố tạo nên thành
ngữ không có liên quan gì đến nghĩa của thành ngữ.
TNDH là nhóm thành ngữ mà trong thành phần cấu tạo có những đơn
vị từ vựng hoàn toàn tối nghĩa, hoặc là các từ cổ, không còn bắt gặp ở đâu
nữa. Chẳng hạn nhƣ trong các thành ngữ:
кромешный ад địa ngục trần gian
Пoпастъ в просак khó xử
Во всю ивановскую hết cỡ (gào, hét)

Bên cạnh đặc điểm trên, TNDH gồm có những dạng thức ngữ pháp cổ
không giống nhƣ dạng thức của ngữ pháp tiếng Nga hiện đại. Xét các TNDH:

19
“спустя рукава” “сломя голову”: chúng có dạng thức trạng động từ không
giống nhƣ dạng thức của thành ngữ hiện đại có hậu tố -в và -вший, hoặc
thành ngữ ныне отпущаеши (so sánh với отпускаешъ) hoặc thành ngữ
темна вода во облацeх (không thể hiểu nổi) so sánh với в облаках …vv
Thứ ba là TNDH không có mối quan hệ cú pháp rõ ràng giữa các
thành tố theo đúng quy tắc ngữ pháp của thành ngữ hiện đại. Ví dụ:
Была не была Sống hoặc chết, liều, một liều ba bảy
cũng liều
Чем свет Sáng tờ mờ, tinh mơ mờ đất
Шутка сказатъ Đùa thôi
Так себе Tàm tạm
Вон плохо Tồi tệ hết sức
1.2.3.2 Thành ngữ thống nhất (TNTN) hay còn gọi là thành ngữ tổng hợp
(Фразеологическоe единство)
TNTN là những kết hợp không thể chia cắt đƣợc và không bị phá vỡ về
mặt ý nghĩa. Ý nghĩa chung của chúng là nghĩa bóng, ẩn dụ đối với tổng ý
nghĩa từ vựng của các từ thành tố tạo ra chúng.
Theo B.B.Bиноградов thì tính sản sinh, tính nguyên cớ của ý nghĩa
TNTN gắn liền với nhận thức mối quan hệ ý nghĩa của tổng thể với ý nghĩa
của các yếu tố tạo thành.
Nhƣ vậy, TNTN chỉ khác TNDH ở một điểm, đó là về mặt ý nghĩa thì ý
nghĩa của thành ngữ là ý nghĩa có lý do đƣợc tạo nên bởi các ý nghĩa riêng
biệt của các từ thành phần của thành ngữ. Ý nghĩa của TNTN chính vì thế về
mặt nào đó có thể đƣợc hiểu qua ý nghĩa khái quát của từng từ cấu tạo. Các
từ tham gia vào TNTN đều với nghĩa đen của mình, nhƣng thành ngữ lại
mang hàm ý và thƣờng biểu hiện ý nghĩa bằng hình ảnh, cách nói bóng gió.


20
Khi đó, ý nghĩa đƣợc sản sinh có nguyên do và đƣợc suy ra từ nghĩa của các
thành tố. Tuy vậy, bản chất của việc sản sinh có lý do và sản sinh nghĩa ẩn dụ
của TNTN không phải trực tiếp mà gián tiếp vì rất nhiều thành ngữ là thành
ngữ có hình tƣợng và để hiểu đƣợc chúng cần phải hiểu đƣợc cái cốt lõi có
hình tƣợng ẩn bên trong tạo nên thành ngữ. Đây cũng là đặc điểm rất cơ bản
và thú vị khiến TNTN rất đa dạng và phong phú.
Nếu TNDH tƣơng đƣơng với một từ và đóng chức năng loại từ đó trong
câu thì TNTN lại tƣơng đƣơng không chỉ với một từ mà thể hiện một ý ẩn dụ.
Ý nghĩa của TNTN thƣờng bóng bẩy, biểu cảm. Một số biểu ngữ biểu thị sự
mỉa mai, chơi chữ, ngoa dụ nhƣ:
Помиратъ со смеху Cười đến chết
Терпение лопнуло Không thể chịu được nữa
Оборатъ до нитки Lột sạch, khoắng hết
Một số khác thì “các thành phần tự do gắn kết với nhau cả về phƣơng
diện ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa thành một chỉnh thể có ý nghĩa khái quát trong
ngữ cảnh nhất định” hoặc một số TNTN là kết cấu cú pháp đông cứng cố
định và đƣợc dùng ở một hình thái ngữ pháp nhất định.
Нолъ внимания Không chú ý, vô ý
До того, что Đến nỗi, đến mức…
Несмотря на то, что Mặc dù, dù rằng…
1.2.3.3 Thành ngữ kết hợp (TNKH) (Фразеологическоe сочетание)
Trên thực tế giao tiếp và trao đổi tƣ duy, có những kết hợp từ với từ trở
nên cố định, thậm chí bắt buộc đối với tất cả những ngƣời nói tiếng Nga khi
muốn biểu thị một số ý nhất định. Bất kỳ sự sai lệch hoặc sự vi phạm nào đối với
các kết hợp từ “đã đƣợc điển hình hóa này của ngƣời bản ngữ đều đƣợc coi nhƣ
vi phạm chuẩn mực từ vựng”. Những kết hợp từ nhƣ thế gọi là TNKH.

×