Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Chiến tranh du kích chống thực dân pháp ở tỉnh bắc ninh (1946 1954) luận văn ths lịch sử 60 22 56 PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 166 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chương 1

ĐẢNG BỘ BẮC NINH LÃNH ĐẠO CHIẾN
TRANH DU KÍCH TỪ THÁNG 12 NĂM 1946
ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1949.

1.1

Lãnh đạo xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, 7
chuẩn bị kháng chiến (8.1945 – 12.1946)

1.1.1

Địa lý tự nhiên, xã hội và truyền thống lịch sử - văn 7
hóa

1.1.2

Lãnh đạo xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, 18
chuẩn bị kháng chiến (8.1945 – 12.1946)

1.2

Lãnh đạo nhân dân xây dựng lực lượng, chống địch 23
càn quét, lấn chiếm (12.1946 – 7.1949)



1.2.1

Lãnh đạo xây dựng lực lượng

1.2.2

Lãnh đạo chống địch càn quét, lấn chiếm, phát 30

23

động phong trào phá tề.
Chương 2

ĐẢNG BỘ BẮC NINH LÃNH ĐẠO CHIẾN 38
TRANH DU KÍCH TỪ THÁNG 7 NĂM 1949 ĐẾN
THÁNG 7 NĂM 1954

2.1

Lãnh đạo tiếp tục xây dựng lực lượng, tích cực 38
chống địch càn quét, bảo vệ khu du kích và căn cứ
du kích (7.1949 –11.1951)

2.1.1

Xây dựng, củng cố lực lượng.

38



2.1.2

Lãnh đạo nhân dân chống địch càn quét, bảo vệ 55
khu du kích và căn cứ du kích.

2.2

Lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích, chủ động 66
tiến công địch trên chiến trường (11.1951 – 7.1954)

2.2.1

Xây dựng, củng cố lực lượng, phát triển khu du 66
kích và căn cứ du kích.

2.2.2

Lãnh đạo lực lượng phối hợp tác chiến, chủ động 78
tiến công địch góp phần giải phóng quê hương.

Chương 3

NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

99

3.1

Nhận xét


99

3.2

Một số bài học kinh nghiệm

105

KẾT LUẬN

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

121

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh du kích là “Chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh
du kích với lực lượng nhỏ, lẻ và nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm
chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự. Thường được sử dụng
ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược khi so sánh lực lượng ở những nước đó
chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy. Chiến tranh du kích rất phong
phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phối hợp với chiến tranh chính
quy. Ở Việt Nam, chiến tranh du kích trở thành một trong những phương thức
tiến hành chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp” [89, tr.224]. Chiến tranh

du kích được sử dụng từ rất sớm và tồn tại cùng lịch sử đấu tranh chống ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thế kỷ thứ III trước công nguyên trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Tần, dân tộc ta đã biết sử dụng cách đánh du
kích. Ban ngày thì ẩn nấp trong rừng, ban đêm thì chia thành từng tốp nhỏ kéo ra
đánh phá. Đến cuộc kháng chiến chống nhà Lương xâm lược, Triệu Quang Phục
cho xây dựng căn cứ ở đầm Dạ Trạch, đến đêm tiến ra đánh địch và cướp quân
lương. Nhà Trần chống quân Nguyên Mông và sau này trong cuộc kháng chiến
chống quân Minh xâm lược, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng dùng cách đánh du
kích “lấy ít địch nhiều”, “lấy yếu chống mạnh” . . . Cách đánh này tỏ ra có hiệu
quả cao trong địa hình rừng núi, nhiều sông ngòi như nước ta, và khi phải đối
đầu với một kẻ địch mạnh, tạo ra những chuyển biến dần dần có lợi cho ta.
Kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử quân sự dân tộc, tiếp thu lý luận
của chủ nghĩa Mác Lê nin, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Đảng ta đã lãnh
đạo quân và dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) thắng lợi.
Thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954),
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, quan trọng là sự lãnh đạo của Đảng và sức


mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả nước, trong đó có sự đóng góp của quân
và dân tỉnh Bắc Ninh.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, trung thành và vận dụng sáng tạo
đường lối lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích,
chiến tranh nhân dân, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Băc Ninh đã
anh dũng, kiên cường đứng lên, vượt qua mọi hy sinh, thử thách khắc nghiệt của
chiến trường vùng trung du đồng bằng, bị địch chiếm đóng, lập nên nhiều chiến
công vang dội, góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại các âm mưu, thủ đoạn
của kẻ thù, giành thắng lợi từng bước, từng phần, tiến lên giành thắng lợi quyết
định trong Đông Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ
“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chiến tranh du kích ở Bắc Ninh trong kháng chiến chống Pháp đã để lại
những bài học kinh nghiệm quý giá và đã được một số công trình lịch sử tỉnh
Bắc Ninh đề cập đến. Tuy nhiên bài học kinh nghiệm của chiến tranh du kích,
chiến tranh nhân dân, nổi lên là về sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng,
chính quyền, về quá trình triển khai thực hiện của quân và dân các địa phuơng
trong tỉnh, về chống địch càn quét, bình định và hành quân lấm chiếm; biến hậu
phương địch thành tiền phương ta; xây dựng và chiến đấu của các làng, xã chiến
đấu, khu du kích, căn cứ du kích, tạo nên thế trận “cài răng lược”, “thiên la địa
võng”, chia cắt địch, tiến công địch bằng nhiều hình thức, mọi lúc mọi nơi, v.v,
cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu một cách đầu đủ, toàn diện và sâu sắc hơn.
Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu chiến tranh du kích ở Bắc Ninh
trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đã được đề cập từng phần, theo từng
góc độ khác nhau, hoặc là trên địa bàn toàn tỉnh, hoặc là ở một huyện cụ thể,
song cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào đề cập một cách
đầy đủ, toàn diện và hệ thống.


Từ những lý do trên, chúng tôi chọn “Chiến tranh du kích chống thực
dân Pháp ở tỉnh Bắc Ninh (1946 – 1954)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử,
chuyên nghành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến cuộc chiến
tranh du kích ở tỉnh Bắc Ninh. Có thể chia thành hai nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Những công trình nghiên cứu trực tiếp về chiến tranh du
kích ở Bắc Ninh như: Dự thảo hồ sơ Tổng kết du kích chiến tranh tỉnh Bắc Ninh
từ 1945 – 1954 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh (1960). Tổng kết chiến
tranh du kích, chiến tranh nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 – 1954) và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ (1965 –
1972) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, do Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, xuất bản 2004; Lịch sử quân sự Hà Bắc (1945 – 1954), tập 1 do bộ chỉ huy

quân sự tỉnh Hà Bắc xuất bản năm 1990, và Bắc Ninh – Lịch sử kháng chiến
chống Pháp, Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2000, v.v.
Trong các công trình này đã trình bày một số chủ trương của Đảng về
chiến tranh du kích, khái quát quá trình phát triển, mô tả diễn biến của cuộc
chiến tranh du kích, đồng thời đưa ra một số kết luận, nhận xét về chiến tranh du
kích trên địa bàn tỉnh. Song chưa tập trung nghiên cứu có tính chất toàn diện, có
hệ thống những chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chiến tranh du kích, và cũng chỉ
mới chỉ ra một số kinh nghiệm khi tiến hành chiến tranh du kích nói chung mà
chưa rút ra những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ,
chính quyền các cấp, đối với chiến tranh du kích ở Bắc Ninh.
Nhóm thứ hai: Những cuốn lịch sử đảng bộ địa phương như Lịch sử Đảng
bộ Đảng cộng Sản Việt Nam tỉnh Hà Bắc, Tập 1 (Sơ thảo) do Ban nghiên cứu
lịch Sử Đảng Hà Bắc xuất bản năm 1987, Lịch sử đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Nxb
Thế giới, tập 1, xuất bản năm 1998. Các công trình này đã đề cập đến sự lãnh
đạo của Đảng bộ địa phương đối với cuộc kháng chiến toàn diện, trong đó có sự


lãnh đạo chiến tranh du kích nhưng chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính sách lớn
của Đảng đối với chiến tranh du kích, chưa có điều kiện đi sâu một cách có hệ
thống vào sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích.
Ngoài ra còn có các cuốn lịch sử đảng bộ các huyện trong tỉnh như lịch sử
đảng bộ huyện Gia Bình, Lương tài, Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ,
Yên Phong, v.v, và lịch sử đảng bộ các xã trong tỉnh cũng phần nào đề cập đến
cuộc chiến tranh du kích ở các địa phương. Các công trình nghiên cứu trên có vai
trò định hướng và cung cấp nguồn tư liệu tham khảo có giá trị.
Cùng với hai nhóm trên, còn có một số công trình, đề tài khác đề cập đến
chiến tranh du kích ở Bắc Ninh, tiêu biểu là Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du
kích ở đồng bằng bắc bộ (1946 – 1954) của PGS – TS Vũ Quang Hiển (Nxb
Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2001. Công trình này nghiên cứu quá trình hình
thành và phát triển của một số căn cứ du kích ở đồng bằng bắc bộ trong đó có

căn cứ du kích Gia – Thuận và căn cứ du kích Tiên – Quế - Võ ở Bắc Ninh.
Nhìn chung lại, chúng tôi thấy, cho tới nay chưa có một công trình nào
tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, chi tiết về quá trình vận dụng và
thực hiện chủ trương của Đảng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính
quyền tỉnh Bắc Ninh, quá trình triển khai thực hiện chiến tranh du kích của quân
và dân tỉnh Bắc Ninh trong kháng chiến chống Pháp.
Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu của các công trình kể trên rất bổ ích, đó
vừa là nguồn tư liệu quý báu, vừa gợi mở cho chúng tôi trong quá trình thực hiện
luận văn này
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1946 đến năm 1954.
- Đối tượng nghiên cứu: Những chủ trương, chính sách, biện pháp của
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với cuộc chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh.


Đề tài không đi sâu nghiên cứu diễn biến cuộc chiến tranh du kích ở Bắc
Ninh nói chung mà tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
đối với cuộc chiến tranh du kích trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1946 – 1954).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề “Chiến tranh du kích chống thực dân Pháp ở tỉnh
Bắc Ninh (1946 – 1954)” nhằm làm sáng tỏ quá trình thực hiện và sự vận dụng
sáng tạo chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích ở Bắc Ninh trong kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Trình bày có hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng tỉnh
Bắc Ninh về chiến tranh du kích chống thực dân Pháp (1946-1954);
- Phục dựng hoạt động chiến tranh du kích của nhân dân và các lực lượng
vũ trang Bắc Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp;
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du

kích của Đảng bộ địa phương.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu,cơ sở lý luận
Nguồn tư liệu:
- Những tác phẩn nghiên cứu của C.Mác, F.Ăngghen, V.I.Lênin về chiến
tranh du kích.
- Các chủ trương của Đảng về chiến tranh du kích trong Văn kiện Đảng
toàn tập (Tập 8 đến tập 15), Nxb Chính trị Quốc Gia.
- Các báo cáo, nghị quyết trong thời kỳ 1946 - 1954 lưu trữ tại Ban Tuyên
giáo tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang….
- Các tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích
liên quan đến chiến tranh du kích ở địa phương.


- Lịch sử đảng bộ Tỉnh, các huyện – thị xã, xã – phường của tỉnh Bắc Ninh
.
- Nguồn tư liệu như nhân chứng, hồi ký của những nhà cách mạng bấy
giờ.
Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lôgíc, đồng thời sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng
hợp, so sánh, thống kê.
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, quan điểm, tư tưởng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh về
chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, quốc phòng toàn dân.
6. Đóng góp của luận văn
- Thông qua việc trình bày có hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ
Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Ninh về chiến tranh du kích, làm sáng tỏ, đầy đủ
hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Đảng bộ địa phương Tỉnh trong lãnh
đạo chỉ đạo nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương tiến hành chiến tranh du
kích chống thực dân Pháp xâm lược.

- Phục dựng hoạt động chiến tranh du kích của nhân dân và các lực lượng
vũ trang Bắc Ninh trong kháng chiến chống Pháp, góp phần làm sáng tỏ, đầy đủ,
cụ thể hơn về kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh Băc Ninh.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh du
kích của Đảng bộ địa phương, bài học về quá trình triển khai thực hiện chiến
tranh du kích của nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương, góp phần tổng kết,
rút kinh nghiệm, gợi mở vận dụng trong công tác Quốc phòng - an ninh hiện nay
7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu,kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn
có 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo chiến tranh du kích từ tháng 12
năm 1946 đến tháng 7 năm 1949
Chương 2: Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo chiến tranh du kích từ tháng 7
năm 1949 đến tháng 10 năm 1954
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm.


Chương 1

ĐẢNG BỘ BẮC NINH LÃNH ĐẠO CHIẾN TRANH DU KÍCH
TỪ THÁNG 12 NĂM 1946 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1949.
1.1

Lãnh đạo xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, chuẩn

bị kháng chiến (8.1945 – 12.1946).
1.1.1 Địa lý tự nhiên, xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ. Diện tích 796,25

Km

2

với số dân số 925.997 người. Mật độ trung bình 1.163 người/1 Km2 (đứng

thứ 6 trong cả nước) [17, tr.9 - 10]. Phía đông nam và phía nam Bắc Ninh giáp
tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, phía tây và tây nam giáp Hà Nội, phía bắc và
đông bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Đây là cửa ngõ quan trọng bảo vệ thủ đô Hà Nội
từ phía đông - đông Bắc, là đầu mối quan trọng nối liền Hà Nội với các tỉnh phía
Bắc như Bắc Giang - Lạng Sơn, và Hà Nội với các tỉnh Hải Dương – Hưng Yên
– Hải Phòng. Bắc Ninh cũng là vị trí chiến lược quan trọng bảo vệ căn cứ địa
Việt Bắc từ phía nam. Chính vì vậy mà Bắc Ninh trong những năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, diễn ra sự tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch.
Địa danh tỉnh Bắc Ninh có nhiều biến thiên theo lịch sử. Thời Hùng
Vương, Bắc Ninh là một vùng đất thuộc bộ Vũ Ninh. Đến thời Lý, nơi đây có tên
gọi là lộ Bắc Giang, rồi Thiên Đức Giang. Thời Trần đổi tên thành lộ Kinh Bắc.
Thời Lê mang tên là Thừa Tuyên Bắc Giang, rồi Trấn Kinh Bắc. Đến thời
Nguyễn, Trấn Kinh Bắc được đổi thành Trấn Bắc Ninh vào năm 1822. Năm
1831 đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Tháng 10 năm 1895, Thực dân Pháp chia tỉnh
Bắc Ninh thành hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang.


Sau cách mạng Tháng Tám, tỉnh Bắc Ninh bao gồm một thị xã, hai phủ
(phủ Từ Sơn và phủ Thuận Thành) và 8 huyện (huyện Tiên Du, huyện Gia Bình,
huyện Lang tài, huyện Quế Dương, huyện Võ Giàng, huyện Yên Phong, huyện
Văn Giang, huyện Gia Lâm). Tháng 2 năm 1947, huyện Văn Giang sáp nhập vào
tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên nhập về tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 2 năm 1949, huyện Gia Lâm cắt về tỉnh Hưng Yên. Tháng 11 năm 1949
lại sáp nhập trở lại Bắc Ninh. Đến tháng 8 năm 1950, hai huyện Gia Bình và

Lang Tài hợp nhất thành huyện Gia Lương. Tháng 4 năm 1961, huyện Gia Lâm
cùng một số xã của các huyện Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn tách ra khỏi Bắc
Ninh nhập vào Hà Nội. Năm 1962 hợp nhất hai huyện Quế Dương và Võ Giàng
thành huyện Quế Võ, huyện Tiên Du và phủ Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên
Sơn (một số xã của huyện Từ Sơn cắt sang Gia Lâm và Đông Anh). Đến năm
1962, tỉnh Bắc Ninh cùng tỉnh Bắc Giang sáp nhập lại thành tỉnh Hà Bắc với 14
huyện và 2 thị xã. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10
thông qua quyết định tách Hà Bắc thành hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang [17,
tr.9]. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị
hành chính mới với diện tích 797,9 Km2 với 1 thị xã và 7 huyện là Gia Bình,
Lương Tài, Thuận Thành, Quế Võ, Từ Sơn, Tiên Du, Yên phong. Tổng số 123
xã, phường, thị trấn, dân số 922.210 người.
Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, xen kẽ giữa các làng mạc là các
cánh đồng nhỏ hẹp. Rải rác ở các huyện có các dãy núi thấp, có thể phân ra các
khu như sau: Khu Đáp Cầu, Thị Cầu ( núi Pháo Đài, đồi Búp Lê). Khu Tiên Du
(núi chè, núi Vân chinh, núi Long Khám, núi Lim…). Khu Quế Võ (núi Hữu
Bằng, núi Đạm, núi Sơn Đông…). Khu Gia Bình (Núi Thiên Thai). Ngoài ra ở


hầu như huyện nào cũng có những gò đồi cao như Yên Phụ (Yên Phong), Tam
Sơn (Từ Sơn), Đông Du (Quế Võ)…
Bắc Ninh được bao bọc bởi các con sông lớn hình thành nên mạng lưới
sông ngòi dày đặc. Sông Đuống chia đôi tỉnh thành nam phần và bắc phần (nam
phần gồm Gia Lâm - Thuận Thành - Gia Bình - Lang Tài, bắc phần gồm Từ
Sơn, Tiên Du, Quế Dương, Võ Giàng, Yên Phong). Sông Hồng bao bọc ở phía
tây – tây nam, sông Cầu bao bọc phía bắc và đông bắc, sông Thái Bình bao bọc
phía đông tỉnh. Trên các con đê nam phần, địch lợi dụng thiết lập các lô cốt bảo
an nhằm chống lại sự tấn công của ta từ phía bắc phần. Ngoài ra còn có hệ thống
sông ngòi, ao đầm nhỏ khác. Những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến các
hoạt động quân sự đặc biệt là chiến tranh du kích của ta.

Tỉnh Bắc Ninh có hệ thống giao thông phát triển từ sớm. Sân bay Gia Lâm
là căn cứ quân sự quan trọng. Đường số 1 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng
Sơn có ý nghĩa chiến lược. Hai tuyến đường này chia các huyện bắc phần làm
hai bộ phận: Phía đông – đông nam gồm huyện Quế Dương, Võ Giàng và một
phần của huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du. Phía tây – tây bắc là huyện Yên Phong,
và phần còn lại của huyện Từ Sơn, Tiên Du. Đường 5 và tuyến đường sắt Hà Nội
– Hải Phòng (trong kháng chiến chống Pháp thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh) là
huyết mạch tiếp tế của Pháp cho các cơ quan đầu nãò của chúng ở trung ương.
Ngoài ra, Bắc Ninh còn có các tuyến đường quan trọng như đường 16, 18, 20,
38, 182, 284…[26, tr.14]. Những tuyến đường này có ý vị trí quan trọng trong
chiến lược nên cả ta và địch đề tìm cách kiểm soát.
Bắc Ninh vốn là tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh từ khá sớm. Điều kiện
tự nhiên của Bắc Ninh thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Thổ nhưỡng chủ
yếu là đất phù sa cổ. Khí hậu nhiết đới ẩm, phân hóa theo mùa phù hợp với sự


sinh trưởng của lúa, hoa mầu, rau quả, tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm nông
nghiệp, năng suất cây trồng cao.
Các ngành nghề thủ công truyền thống đa dạng. Nghề đúc đồng: Đại Bái
(Gia Bình), Quảng Bố (Lương Tài), Trang Liệt (Từ Sơn)… Nghề làm sắt: Đa
Hội, Đông Xuất (Yên Phong), Thị Cầu (Bắc Ninh)…, Nghề dệt: Nội Duệ, Tiêu,
Hồi Quan, Tam Sơn, Yên Phụ, Tuyên Bá, Lĩnh Mai, Ngọc trì….Nghề sản xuất
vật liệu xây dựng: Xuân Ổ, Vĩnh Kiều … Nghề làm gốm (Bát Tràng, Phù Lãng).
Nghề chạm khắc gỗ: Phù Khê, Hương Mạc, Đồng kỵ, .. . Ngoài ra còn có nhiều
nghề thủ công khác như làm cày bừa (Đông Xuất), làm giấy dó (Phong khê,
Xuân Ổ), làm tranh (Đông hồ), thợ nề (Vĩnh Kiều, Nội Duệ, Tiêu Sơn) …[17,
tr.13] . Thương mại ở Bắc Ninh cũng phát triển khá mạnh. Hệ thống chợ quê
xuất hiện sớm không chỉ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng mà còn là nơi
giao lưu buôn bán của thị dân với các vùng khác trong cả nước. Chợ Bát Tràng
(Gia Lâm), chợ Giầu (Từ Sơn), chợ Lim (Tiên Du), … là những chợ nổi tiếng

được nhiều người biết đến.
Hoạt động sôi nổi ấy tạo nên các làng buôn như Phù Lưu, Đình Bảng (Từ
Sơn), Xuân Cầu, Đa Ngưu (Văn Giang) với khoảng 70% đến 80% số hộ trong
làng làm nghề buôn [17, tr.13].
Bắc Ninh là nơi tôn giáo xuất hiện sớm và phát triển mạnh. Phật giáo
được truyền vào nước ta từ đầu Công Nguyên. Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục,
“Xứ Giao – Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật Giáo vào Trung Quốc
chưa phổ cập đến miền Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở Luy Lâu (Thuận Thành, Hà Bắc) hơn 20 ngọn bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15
bộ kinh rồi” [101, tr107]. Từ thế kỷ thứ X trở đi, Phật giáo nơi đây phát triển rất
mạnh. Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo như đình, chùa, đền tháp, tượng Phật


được xây dựng. Các công trình tiêu biểu như đình làng Đình Bảng, tượng Phật
chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp…. Đạo Thiên Chúa du nhập vào Bắc
Ninh từ thế kỷ XVIII, xuất hiện sớm ở một số nơi như thôn Tử Nê (Lương Tài),
Phượng Mao, Phong Cốc (Quế Dương), Cẩm Giang (Từ Sơn).
Nho học cũng được du nhập vào nước ta từ đầu Công Nguyên gắn liền với
gót chân xâm lược của phong kiến Trung Hoa. Người được coi là có công đầu
truyền bá Nho học ỏ nước ta là Sĩ Nhiếp, nay còn đền thờ và lăng tại Luy Lâu
(Thuận Thành). Các nhà khoa bảng nổi tiếng như Lê Văn Thịnh (quê Đông Cứu,
Gia Bình) làm quan tới chức Thái sư, lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Đăng
Đạo (Tiên Du), trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh (Hương Mạc – Từ Sơn) … đã
làm rạng danh quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Bắc Ninh còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cổ truyền. Nơi đây là cái nôi
của dân ca Quan Họ, các lễ hội truyền thống, các tín ngưỡng phồn thực và nhiều
phong tục tập quán khác. Hội làng được tổ chức hàng năm, thường vào mùa
xuân. các ngày hội được nhiều người biết tới như Hội Lim (13/1), hội Đồng Kỵ
(4/1), hội làng Me (12/1), Mấc (13/1), hội Đền Gióng, hội chùa Dâu … Những lễ
hội này góp phần làm nên sự độc đáo của văn hóa Bắc Ninh.
Theo truyền thuyết, vào thời vua Hùng Vương thứ 6, chàng trai làng Phù

Đổng đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Đến thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa,
chế tạo nỏ thần bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc có công rất lớn của tướng
quân Cao Lỗ (người thôn Tiểu Than – Gia Bình).
Năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà xâm lược và đặt ách thống trị trên
đất nước ta. Không cam chịu thân phận nô lệ, Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân
nổi dậy khởi nghĩa ở Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhân


dân các vùng xung quanh. Trong các biến chuyển của lịch sử như cuộc khởi
nghĩa Lý Bí, công cuộc chống Tống của Lê Hoàn (năm 980), Lý Thường Kiệt
(1076) đều có sự đóng góp của nhân dân Bắc Ninh. Đặc biệt, tuyến sông Như
Nguyệt từng chứng kiến chiến công hiển hách của nhà Lý trước giặc Tống xâm
lược. Công cuộc chống giặc Nguyên – Mông, giặc Minh của nhà Trần, nhà Lê
sau này cũng có sự góp sức của nhân dân Bắc Ninh.
Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Bắc Ninh nổi dậy chống Pháp
tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Cao với
phong trào Tam tỉnh nghĩa đoàn. Đầu thế kỷ XX, nhân dân tỉnh Bắc Ninh tham
gia tích cực phong trào nông dân Yên Thế, hình thành nên phong trào Trung
châu ứng nghĩa đạo ở các huyện Từ Sơn, Văn Lâm, Thuận Thành. Với gần 300
cây súng sẵn sàng cùng nghĩa quân Yên Thế đánh Pháp.
Năm 1925, tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời tại Quảng
Châu. Ngoài việc xuất bản báo chí tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê Nin, những
thanh niên Việt Nam yêu nước được gửi sang Quảng Châu dự các lớp huấn
luyện ngắn ngày. Cuối năm 1926, lớp thanh niên đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh là
Nguyễn Tuân (quê ở Thị Cầu), Nguyễn Sơn (Gia Lâm), Trần tư Chính (Từ Sơn),
Nguyễn hữu Căn (Văn Giang) đã đến Quảng Châu học tập và trở thành hạt nhân
lãnh đạo đầu tiên của phong trào [17, tr.37]. Ngô Gia Tự cũng được đào tạo
trong khóa huấn luyện tại Bản Đáy (Quảng Tây) sau đó.
Những cán bộ cách mạng của Bắc Ninh sau khi được học tập đã trở về địa
phương truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin. Quá trình truyền bá đem lại kết quả to

lớn, đông đảo các tầng lớp nhân dân mà nòng cốt là công nhân và nông dân đã đi
theo cách mạng.


Giữa năm 1927, ở Bắc Ninh ra đời bốn chi hội của Việt Nam cách mạng
thanh niên. Chi hội xuất hiện sớm nhất là chi hội Tam Sơn (Từ Sơn) do Ngô Gia
Tự tổ chức. Ban đầu chi hội này mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp những thanh
niên có học thức hoặc có chút vai vế trong bộ máy chính quyền, sau đó Ngô Gia
Tự mở rộng dần phạm vi hoạt động ra thị xã Bắc Ninh.
Ở vùng Đáp Cầu – Thị, Nguyễn Tuân chọn nơi này làm địa bàn phát triển
cơ sở cách mạng. Nhưng quá trình xây dựng chậm nên kỳ bộ Việt Nam Cách
mạng Thanh niên phải cử Nguyễn Hữu Căn, Nguyễn Trọng Ngọc đến hỗ trợ.
Tháng 7 năm 1927, chi hội Thị Cầu – Đáp Cầu ra đời với thành phần chủ yếu là
học sinh và một số thành phần khác như tiểu thương, thợ thủ công, công nhân.
Tháng 7 năm 1927, Ngô Gia Tự tiếp tục thành lập chi hội thị xã Bắc Ninh
(còn gọi là chi hội Tiền An – Vệ An – Niềm xá). Hội viên của hội chủ yếu là thợ
thủ công như Phạm Văn Chất, Hồ Ngọc Lân, Trần Văn Quảng… và một số ít
học sinh như Trương Văn Nhã, Thái Bá San.
Cũng trong tháng 7, Nguyễn Tuân lập ra chi hội Vạn – Yên – Hà (Vạn
Phúc – Yên Ninh – Thổ Hà). Đây là các làng nằm trong vành đai phía bắc tỉnh
Bắc Ninh. Thời điểm này cũng là lúc ra đời tỉnh hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên ở Bắc Ninh do Nguyễn Tuân làm bí thư. Tỉnh hội có nhiệm vụ xây dựng
phong trào cách mạng ở cả Bắc Ninh và Bắc Giang.
Trong vòng 6 tháng cuối năm 1927, Bắc Ninh có 6 chi hội của Việt Nam
Cách mạng Thanh niên với khoảng 40 hội viên ở các huyện Tiên Du, Võ Giàng,
phủ Từ Sơn và Thị xã Bắc Ninh [17, tr.41].
Sự ra đời rầm rộ các chi hội của Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc
Ninh trong một thời gian ngắn chứng tỏ những hoạt động hiệu quả của các nhà



cách mạng ở Bắc Ninh lúc bấy giờ. Đồng thời điều này cũng khẳng định tinh
thần yêu nước, khát vọng độc lập, tự do của các tầng lớp nhân dân tỉnh Bắc
Ninh.
Sau khi xây dựng được cơ sở Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở phủ
Lạng Thương, kỳ bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên quyết định thành lập
Tỉnh hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Bắc Ninh – Bắc Giang do Nguyễn
Tuân làm bí thư (1928). Đến năm 1928, Tỉnh hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên Bắc Ninh – Bắc Giang có trên 100 hội viên sinh hoạt trong 14 chi bộ [17,
tr.41 - 44]. Thời gian này, đồng chí Ngô Gia Tự đã mở các lớp huấn luyện ngắn
ngày cho các thanh niên yêu nước trong tỉnh. Nội dung huấn luyện theo cuốn
Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1928, hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện phong trào Vô
sản hóa. Các hội viên của hội được đưa vào làm việc trong các nhà máy, hầm
mỏ, xí nghiệp để tập hợp quần chúng, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào
trong phong trào công nhân, đồng thời giúp những người cách mạng đứng trên
lập trường của giai cấp công nhân mà đấu tranh cho giai cấp công nhân. Nguyễn
Văn Mẫn thâm nhập vào mỏ than Mạo Khê, sau đó chuyển sang kéo xe tay ở Hà
Nội, Trịnh Thị Nhu và Trịnh Thị Uyển về nhà máy dệt Nam Định, Nguyễn thị
Hồng lao động trong mỏ than Kế Bào .v.v.
Tháng 3 năm 1929, Ngô Gia Tự, Nguyễn Tuân, Trần Tư Chính thành lập
Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở nước ta [17, tr.46]. Đây là mốc đánh dấu bước
trưởng thành vượt bậc trong phong trào cách mạng Việt Nam. Điều này cũng thể
hiện nhãn quan chính trị sắc bén của các nhà lãnh đạo bấy giờ.


Trong Đại hội của tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5/1929),
đoàn đại biểu Bắc Kỳ do Ngô Gia Tự dẫn đầu đưa ra đề nghị phải thành lập ngay
một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng. Đề nghị không được
chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về.
Tháng 6 năm 1929, những người cộng sản Bắc Kỳ lập Đông Dương Cộng

sản Đảng. Ngày 4 tháng 8 năm 1929 tại núi Lim (Tiên Du), hơn 20 hội viên của
Việt Nam Cách mạng Thanh niên hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được triệu tập
lập ra Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Ninh - Bắc Giang. Sự kiện này
đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phong trào cách mạng hai tỉnh Bắc
Ninh - Bắc Giang. Sau hội nghị thành lập Đảng (2/1930), tổ chức này được đổi
tên thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Bắc Ninh - Bắc Giang.
Cuối năm 1929 trở đi, thực dân Pháp thực hiện chính sách đàn áp phong
trào. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1929 đến ngày 27 tháng 1 năm 1930 phần lớn các
cơ sở cách mạng ở thị xã Bắc Ninh đã bị phá vỡ, trên 40 người bị bắt mà hầu hết
là ban Tỉnh ủy và đảng viên của đảng bộ [17, tr.56]. Trong những năm 1930 –
1931, nhiều cán bộ chủ chốt của tỉnh bị bắt như Hoàng Quốc Việt (15/5/1930),
Nguyễn Ngọc Vũ (6/12/1930), Nguyễn Thị Lưu (25/8/1930), Nguyễn Văn Cừ
(tháng 2/1930) . Vì vậy phong trào cách mạng ở Bắc Ninh lắng xuống trong
khoảng thời gian từ 1931 đến 1935.
Trong thời gian từ những năm 1936 đến 1939, phong trào cách mạng dần
dần phát triển trở lại. Các đồng chí lãnh đạo bị bắt trước đây được trả tự do như
Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Trần Xuân Doanh, Vương Văn Trà, Dương
Quang Chiểu, Trương Văn Nhã, Nguyễn Thị Lưu … đã trở về địa phương hoạt
động [17, tr.74]. Đồng chí Hoàng Quốc Việt từ nhà tù Côn Đảo trở về được điều
về tiếp tục gây dựng phong trào cách mạng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.


Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh, nhân dân Bắc Ninh đã có
những hoạt động sôi nổi góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên phong trào
đấu tranh dân chủ công khai rộng lớn.
Trong hoạt động đón rước phái đoàn của Chính phủ Mặt trận nhân dân
Pháp do Gôđa đứng đầu sang điều tra tình hình ở Đông Dương diễn ra ở Hà Nội
(1937), có sự tham gia của 20 đại biểu là công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm và
nông dân làng Liễu Ngạn (Thuận Thành) [17, tr.77].
Phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra sôi nổi. Ngày 7 tháng 6 năm

1937, nhân vệc Chatel - thống sứ Bắc Kỳ đi kinh lý qua Thuận Thành, Lương
Tài, nhân dân hai huyện biểu tình đưa yêu sách đòi giảm thuế, hoãn thuế vụ
chiêm, cấm sách nhiễu. Công nhân nhà máy giấy Cổ Mễ đấu tranh đòi tăng
lương, giảm giờ làm, chống đánh đập, cúp phạt.
Ngoài ra, ở các huyện nam phần, Phong trào xây dựng lối sống mới, giúp
nhau sản xuất phát triển mạnh mẽ. Nhiều hình thức tổ chức như hội hiếu, hội hỉ,
hội tương tế, hội hát trống quân, hội thợ cấy, hội thợ cày, hội đọc sách báo …
được thành lập.
Những hoạt động trên góp phần cùng nhân dân cả nước đấu tranh tạo nên
một phong trào rộng lớn trong cả nước. Qua phong trào, những chủ trương,
chính sách của Đảng được truyền bá sâu rộng trong nhân dân, rèn luyện lực
lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII đã họp ở nhà cụ
Đám Thi (Đình Bảng) từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 11 năm 1940. Tham dự Hội
nghị có các đồng chí: Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Hoàng
Quốc Việt, Trần Đăng Ninh… Hội nghị khẳng định chủ trương chuyển hướng


chiến lược của hội nghị Trung ương VI (11/1039) là đúng đắn, đồng thời nêu rõ
kẻ thù của cách mạng là phát xít Pháp – Nhật, quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ, duy trì đội du kích Bắc Sơn. Từ năm 1941 đến năm 1945, phong trào
đấu tranh sôi nổi ở Bắc Ninh. Năm 1941, tại nhà cụ Hương Canh (Đình Bảng),
Hoàng Quốc Việt đã thành lập tổ Nhi đồng cứu vong gồm 5 học sinh trường tiểu
học Đình Bảng, Sau đó Lê Quang Đạo phát triển thành đội Nhi đồng du kích cứu
quốc.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính hất cẳng Pháp, Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn) từ ngày 9 đến 12
tháng 3 năm 1945 đã đề ra quyết định lịch sử quan trọng “Nhật – Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta”. Một cao trào chống Nhật sôi nổi diễn ra trên cả
nước. Cuối tháng 4 năm 1945, Xứ uỷ mở Hội nghị toàn xứ tại nhà đồng chí

Nguyễn Hữu Căn (thôn Dọc, xã Liên Bão, Tiên Du) để tổ chức thực hiện chỉ thị
“Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Cao trào kháng Nhật diễn
ra mạnh mẽ ở Bắc Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ tháng 3 đến tháng
8 năm 1945.
Ban cán sự Đảng tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo nhân dân khắp các vùng trong
tỉnh đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau như huy động hàng trăm quần
chúng thuộc hai huyện Từ Sơn và Tiên Du gồm các vùng: Trung Mầu, Sộp, Vân
Trinh, Long Khám, Bựu, Chè, Dọc, Ve, Húc, Phù Chẩn tuần hành tiến về đình
làng Dương Húc biểu tình thị uy với các khẩu hiệu đòi tự do dân chủ (11/3).
Phong trào phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói diễn ra ở Liễu Khê, Dâu
(Thuận Thành), Từ Sơn, Gia Lâm. Các đội tuyên truyền hoạt động liên tục trên
địa bàn tỉnh vì vậy phong trào phát triển rộng khắp. Các hoạt động vũ trang đánh
địch ở các địa phương trong toàn tỉnh.


Tiêu biểu nhất là ở Trung Màu (Tiên Du). Chi bộ địa phương tổ chức họp,
trên cơ sở nắm chắc chủ trương của Đảng về khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng
khởi nghĩa, chi bộ quyết định gọi lý trưởng ra hàng (10/3/1945). Trước đông đảo
quần chúng nhân dân, lý trưởng nộp triện tuyên bố thủ tiêu chính quyền tay sai.
Uỷ ban giải phóng dân tộc được thành lập điều hành mọi công việc của địa
phương. Vài ngày sau, Xứ uỷ nhận thấy Trung Màu ở đồng bằng cần sử dụng
hình thức hai chính quyền song song tồn tại là chính quyền địch (vẫn tồn tại về
hình thức, vẫn quan hệ với chính quyền tay sai cấp trên) và chính quyền cách
mạng (nắm thực quyền giải quyết công việc). Như vậy về thực chất, Trung Màu
đã được giải phóng trở thành nơi giành chính quyền đầu tiên trên cả nước.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện quân
Đồng Minh, bọn tay sai của chúng hoang mang, nhân cơ hội đó mặt trận Việt
Minh lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Lệnh khởi
nghĩa giành chính quyền Tỉnh được ban hành vào ngày 18 tháng 8 [17, tr.124].
Do nhân dân Bắc Ninh nắm chắc tinh thần chỉ đạo của bản chỉ thị “Nhật – Pháp

bắn nhau và hành động của chúng ta” với tinh thần chủ động sáng tạo, nhiều nơi
trong tỉnh đã chủ động nổi dậy khi chưa có chủ trương của Trung ương Đảng.
Ngày 17 tháng 8 nhân dân Tiên Du kéo về trụ sở huyện. Bộ máy chính quyền từ
tri huyện đến lính tráng đều ra hàng. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Ít lâu sau, Ủy
ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập đóng tại huyện lỵ Tiên Du.
Tại các huyện khác, nhân dân cũng nổi dây giành chính quyền trong thời
gian này như phủ Từ Sơn (18/8), Lương Tài, Yên Phong (19/8), huyện Gia Bình,
Thuận Thành (20/8), Văn Giang (21/8), Quế Dương (22/8).


Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, tất cả các địa phương trong
tỉnh đã nổi dậy giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh chóng và ít đổ máu.
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn. Từ đây nhân
dân trong tỉnh cùng nhân dân cả nước phá tan ách thống trị của Pháp – Nhật và
tay sai phong kiến, đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ. Mở ra thời
kỳ mới – Thời kỳ độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
1.1.2 Lãnh đạo xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, chuẩn bị
kháng chiến (8.1945 – 12.1946)
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Lúc này cách mạng Việt Nam phải
đối phó với những khó khăn thử thách nghiêm trọng đòi hỏi Đảng ta phải đề ra
những quyết sách đúng đắn.
Về kinh tế, Bắc Ninh cũng như cả nước phải đối mặt với nạn đói khủng
khiếp. Đây là hậu quả của chính sách cai trị mà Pháp - Nhật để lại. Thêm vào đó,
ngày 18 tháng 8 năm 1945 - khi vừa giành chính quyền ở Thành Bắc Ninh cũng
là ngày vỡ đê sông Cà Lồ. Hai huyện là Từ Sơn, Yên Phong bị lụt, sau đó nước
tràn sang Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương. Năm huyện bắc phần Bắc Ninh bị lụt.
Về chính trị - quân sự, 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc với danh nghĩa
quân Đồng Minh tràn vào nước ta. Chúng phá phách chính quyền cách mạng, ra

sức tuyên truyền phản cách mạng, nói xấu các đại biểu Việt Minh. Trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang có khoảng 4000 tên, kéo theo là bọn Việt Quốc, Việt
Cách ra sức chống phá cách mạng [19, tr.124]. Chúng đóng ở các vị trí như Trại
Cao, Đáp Cầu, chùa Hàm Long, thị xã Bắc Ninh, Từ Sơn, Gia Lương … . Ngày


1 tháng 8 năm 1946, Pháp kéo quân từ Hà Nội lên Bắc Ninh khiêu khích, đồng
thời tuyên truyền phản cách mạng, lôi kéo các tầng lớp nhân dân theo chúng.
Trong khi đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo thiếu trầm trọng, chưa có kinh nghiệm
quản lý đất nước.
Trước tình hình trên, Đảng đề ra chủ trương xây dựng và bảo vệ chính
quyền cách mạng. Sau cách mạng Tháng Tám, những đồn điền, ấp trại của bọn
Việt gian cũng như ruộng vắng chủ được chia cho nhân dân. Điều này đã cải
thiện đời sống cho nhân dân lao động, thúc đẩy tinh thần yêu nước bảo vệ chính
quyền cách mạng non trẻ. Tháng 10 năm 1945, tỉnh phát động phong trào “Tuần
lễ vàng”, “ tuần lễ căm thù giặc, ủng hộ Nam bộ kháng chiến”. Mở đầu phong
trào bằng cuộc mít tinh tại sân vận động Đáp Cầu. Trên 1 vạn người tham gia
gồm các cán bộ, các đoàn thể cứu quốc, và một số tự vệ các xã trong tỉnh. Nhân
dân trong tỉnh hăng hái tham gia phong trào, tiêu biểu nhất là huyện Từ Sơn
(trong Tuần lễ vàng quyên góp được 70 lạng vàng), riêng nhân dân xã Đình
Bảng ủng hộ được 35 lạng vàng [23, tr.1 - 2]. Đảng bộ địa phương đã huy động
nhân dân đắp đê chống lụt, xây dựng kinh tế. Nhờ đó, tổng sản lượng lương thực
năm 1946 của Bắc Ninh tăng 13.500 tấn so với năm 1945. Cũng trong năm này,
tỉnh thu được 65.000 tấn rau xanh
Tháng 11 năm 1945, Hội nghị Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh họp tại đình Đạo Tú
(Tú Hồ - Thuận Thành). Hội nghị đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ xây dựng
và củng cố chính quyền cách mạng, tăng cường lực lượng vũ trang, phát triển
mạnh các tổ chức quần chúng, đẩy mạng sản xuất, ổn định đời sống nhân dân
[17, tr.141 - 142]. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, trong cuộc bầu cử Quốc Hội đầu
tiên, hơn 90 % cử tri tham gia bầu cử không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân



tộc, đẳng cấp. Sau đó, các cấp địa phương cũng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân
dân các cấp và thu được thắng lợi.
Ngày 18 tháng 8 năm 1945, Tiểu đoàn cảnh vệ được thành lập. Tiểu đoàn
làm nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng lâm thời, ổn định tình hình, giữ gìn
trật tự an ninh trong các địa phương, đồng thời phối hợp với vệ quốc đoàn khi có
chiến sự xảy ra. Thành phần của tiểu đoàn cảnh vệ đa số là thanh niên xung
phong các địa phương trong tỉnh, ngoài ra còn có 40 lính khố xanh và một số anh
chị em bị Pháp bắt trong nhà lao Bắc Ninh. Khi mới thành lập có 2 đại đội, tiểu
đoàn trưởng là Đội Quế, chính trị viên là một người của Việt Minh.
Việc thành lập tiểu đoàn cảnh vệ đã đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chính
quyền cách mạng non trẻ. Nhưng do việc tổ chức cũng như lựa chọn cán bộ phụ
trách trung đội khẩn cấp, chưa chú ý tới việc giáo dục, giác ngộ chính trị còn quá
ít nên đơn vị cảnh vệ không được nhân dân tín nhiệm và giúp đỡ như vệ quốc
đoàn.
Về mặt huấn luyện, để đáp ứng nhu cầu về cán bộ chỉ huy lực lượng dân
quân tự vệ, mùa thu năm 1946 tỉnh mở lớp huấn luyện 3 tháng, mỗi xã cử 1 đến
2 người đến học, số cán bộ này học xong trở lại xã mình hoạt động. Nội dung
huấn luyện là những kỹ năng cơ bản trong cách sử dụng vũ khí thông thường
như súng trường, mìn, lựu đạn, kỹ thuật tháo nắp súng … . Chủ trương này đẩy
mạnh phong trào dân quân tự vệ phát triển, thể hiện sự quan tâm của Đảng tới
lực lượng này, cung cấp cán bộ chỉ huy cấp xã trước khi kháng chiến bùng nổ.
Tháng 4 năm 1946, tỉnh Bắc Ninh quyết định thành lập Ban chỉ huy tự vệ các
huyện, xã. Tháng 8 năm 1946, lực lượng vệ quốc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang sáp nhập lại thành trung đoàn Bắc - Bắc.


Thi hành chủ trương của xứ uỷ Bắc kỳ, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tổ chức đội
Quyết tử quân gồm 200 người chia làm 5 trung đội do đồng chí Hoàng Minh

Chính làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lê Minh Nghĩa – Bí thư Thị uỷ Ngọc Thuỵ
làm chỉ huy phó. Thành phần tham gia đa số là công nhân nhà máy Gia Lâm, tự
vệ các làng thuộc khu Ngọc Thuỵ, ngoài ra còn công nhân nhà máy a xít Hà Nội.
Tháng 11 năm 1946, Quyết tử quân được xây dựng xong. Khi tiếng súng toàn
quốc kháng chiến nổ ra, Quyết tử quân được tăng cường sẵn sàng chiến đấu.
Cũng trong tháng 8 năm 1946, Uỷ ban bảo vệ từ xã trở lên được thành lập.
Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ trực tiếp chỉ huy tự vệ chiến đấu. Uỷ ban bảo vệ được
lựa chọn từ các đội tự vệ của những làng đưa lên. Việc thành lập các đội tự vệ
làm ra tăng sức mạnh chiến đấu nhưng đồng thời sự tập trung cũng gây khó khăn
cho nuôi dưỡng lực lượng, ảnh hưởng tới sản xuất.
Cũng trong năm 1946, Đảng chủ trương xây dựng làng chiến đấu ở các địa
phương. Phong trào dân quân tự vệ khắp nơi trong tỉnh phát triển mạnh. Các làng
mạc thôn xóm đều được rào kín, ngày đêm có người canh gác kiểm soát người lạ
vào làng. Những làng trọng yếu được xây dựng kiên cố, có công sự tác chiến, có
ụ chiến đấu và cạm bẫy trong làng. Lực lượng tham gia xây dựng làng chiến đấu
không chỉ có dân quân tự vệ trong làng, trong xã đó tham gia mà còn huy động
tự vệ các xã khác, phối hợp với cả lực lượng vệ quốc đoàn. Những làng chiến
đấu xuất hiện đầu tiên là Đình Bảng (Từ Sơn), xã Lại Cốc, Tú He (Thuận
Thành), làng Giàng (Gia Lâm). Tuy nhiên các làng hình thành có tính chất trận
tuyến cố thủ một cách đơn độc nên khi bị địch tấn công, làng chiến đấu chỉ giữ
được 1 – 2 ngày rồi bị tiêu diệt (riêng làng Đình Bảng còn giữ được đến năm
1949). Khi các làng chiến đấu bị Pháp phá tan, tinh thần kháng chiến của nhân
dân cũng bị dao động, cho rằng quân du kích không đủ sức chiến đấu giữ làng


×