Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Khảo sát những từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái trong câu tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ BÌNH



KHẢO SÁT NHỮNG TỪ NGỮ CHÊM XEN
BIỂU THỊ TÌNH THÁI TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC







Hµ néi - 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRẦN THỊ BÌNH



KHẢO SÁT NHỮNG TỪ NGỮ CHÊM XEN
BIỂU THỊ TÌNH THÁI TRONG CÂU TIẾNG VIỆT
(CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp




Hà Nội - 2007
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 0
I. Lý do chọn đề tài. 3
II. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 5
III. Mục tiêu của luận văn 5

IV. Nguồn tƣ liệu. 5
V. Phƣơng pháp nghiên cứu. 6
VI. Ý nghĩa của luận văn 6
VII. Bố cục của luận văn. 7
NỘI DUNG 8
CHƢƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
I. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học 8
1. Khái niệm chung. 8
2. Các kiểu ý nghĩa tình thái. 14
3. Các phương tiện biểu thị tình thái. 16
II. Biểu thức chêm xen tình thái. 20
1. Biểu thức chêm xen tình thái – Tiêu chí nhận diện. 20
2. Một vài điểm lưu ý trong tiêu chí nhận diện biểu thức chêm xen tình
thái đối với tiếng Việt. 23
III. Phân biệt biểu thức chêm xen tình thái và thành phần phụ chú. 26
IV. Khảo sát sơ qua những công trình nghiên cứu về các “biểu thức chêm
xen tình thái” đã đƣợc công bố. 29
V. Tiểu kết chƣơng I. 32
CHƢƠNG II - KHẢO SÁT NHỮNG HIỆN TƢỢNG CHÊM XEN BIỂU
THỊ TÌNH THÁI TRONG TIẾNG ANH. 33
A. Xét về mặt kết học 33
I. Cấu tạo của thành phần chêm xen biểu thị tình thái trong tiếng Anh. 33
1. Phân biệt giữa thán từ tình thái, biểu thức chêm xen tình thái và từ điệp
khúc biểu thị tình thái. 33
2. Cấu tạo của biểu thức chêm xen tình thái. 38
II. Vị trí của biểu thức chêm xen biểu thị tình thái trong câu tiếng Anh. 67
1. Biểu thức chêm xen tình thái có vị trí đầu câu. 67
2. Biểu thức chêm xen tình thái có vị trí giữa câu. 73
3. Biểu thức chêm xen tình thái có vị trí cuối câu. 83
B. Ngữ nghĩa và ngữ dụng của biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng

Anh. 85
I. Ngữ nghĩa của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh. 85


1. Nghĩa miêu tả của một số biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng
Anh. 85
2. Ý nghĩa phi miêu tả của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng
Anh. 88
II. Công dụng của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh. 108
1. Ngữ cảnh sử dụng các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh109
2. Sử dụng biểu thức chêm xen tình thái như một chiến lược giao tiếp. 118
III. Tiểu kết chƣơng II. 124
CHƢƠNG III - BIỂU THỨC CHÊM XEN TÌNH THÁI TRONG TIẾNG
VIỆT. 125
I. Một vài điều lƣu ý về cấu tạo và vị trí của các biểu thức chêm xen tình
thái trong tiếng Việt. 125
1.Về vị trí và cấu tạo của các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng
Việt 125
2. Phân loại các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Việt dựa theo
chức năng ngữ nghĩa – ngữ dụng. 133
II. Tiểu kết chƣơng III. 140
CHƢƠNG IV - ĐỐI CHIẾU BIỂU THỨC CHÊM XEN TÌNH THÁI
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT VÀ MỘT VÀI LƢU Ý VỀ VẤN
ĐỀ DỊCH CÁC BIỂU THỨC CHÊM XEN TÌNH THÁI ANH – VIỆT,
VIỆT – ANH 141
I. Một vài đặc điểm chung nổi bật của các biểu thức chêm xen tình thái
trong tiếng Anh và tiếng Việt. 141
II. Một vài đặc điểm khác nhau nổi bật của các biểu thức chêm xen tình
thái trong tiếng Anh và tiếng Việt. 145
III. Biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt nhìn từ

góc độ văn hóa, tín ngƣỡng, tôn giáo 146
IV. Một vài nhận xét về vấn đề dịch các biểu thức chêm xen tình thái từ
tiếng Anh sang tiếng Việt và ngƣợc lại. 153
1. Một vài nhận xét về vấn đề dịch các biểu thức chêm xen tình thái Anh
– Việt và ý kiến đóng góp. 155
2. Một số nhận xét về các biểu thức chêm xen tình thái được dịch từ tiếng
Việt sang tiếng Anh. 162
V. Tiểu kết chƣơng IV. 167

KẾT LUẬN 168


2
Quy ƣớc viết tắt
1. ĂMDV: Ăn mày dĩ vãng.
2. BLT dịch NTBN: Bùi Liên Thảo dịch Người tù bé nhỏ
3. ĐTH dịch MMĐVC: Đỗ Thu Hà dịch Mật mã Da Vinci
4. LL CLC: Lê Lựu. Chuyện làng cuội
5. LL TTHN: Lê Lựu. Tiểu thuyết hai nhà
6. MVK MLRTV Trg: Ma Văn Kháng. Mảnh đất lắm người nhiều ma
7. NC TPT: Nam Cao tác phẩm tập
8. NCH BĐC: Nguyễn Công Hoan Bước Đường Cùng
9. NCH TNCL: Nguyễn Công Hoan. Truyện ngắn chọn lọc
10. NCH TTT2: Nguyễn Công Hoan. Tuyển tập tập 2
11. NHT NNNG : Nguyễn Huy Thiệp. Như những ngọn gió
12. NHT TPCL : Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm chọn lọc
13. NLFE: Nothing lasts forever.
14. NMC MC Nguyễn Minh Châu. Miền cháy
15. NTT TPT: Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm tập
16. NTTBVT: Nguyễn Tuân Tuỳ bút viết trước

17. NTTTPT: Ngô Tất Tố. Tác phẩm tập
18. PHT dịch KCGMM: Phạm Hương Trà dịch không có gì mãi mãi
19. PQ TTDD : Phùng Quán. Tuổi thơ dữ dội
20. TCDGVN: Truyện cười dân gian Việt Nam
21. TCTTĐV : Trần Chiến. Tiểu thuyết đèn vàng
22. TĐ dịch XLECLCĐ: Tảo Đình dịch Xin lỗi em chỉ là con đĩ
23. THN& ĐTH dịch BG: Trịnh Huy Ninh- Đoàn Tử Huyến dịch Bố Già
24. TNCL: Truyện ngắn chọn lọc
25. TNCL-VTH: Truyện ngắn Chu Lai- Vũ Thị Hồng
26. Tr.: Trang
27. TTĐ- BN TTVNTKĐM: Trung Trung Đỉnh- Bảo Ninh. Tiểu thuyết Việt Nam thời
kỳ đổi mới
28. TTLVN: Truyện tiếu lâm Việt Nam
29. TTLVN: Truyện tiếu lâm việt Nam
30. TTNH: Tuyển tập Nguyên Hồng
31. VTP SĐ Vũ Trọng Phụng. Trúng số độc đắc
32. VTPTT: Vũ Trọng Phụng toàn tập
33. VTTB dịch ĐDL: Văn Thị Thanh Bình dịch Đểm dối lừa.

3
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Nghiên cứu tình thái ngày nay được ngữ dụng học và ngữ pháp chức
năng hiện đại đặc biệt quan tâm. Không còn đóng khung trong những mô hình
ngôn ngữ tĩnh tại và trừu tượng, các nhà nghiên cứu đã chú ý nhiều hơn đến
thực tiễn hành ngôn, quan tâm đến mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp như
là nhân tố tối hậu để lí giải hình thức của công cụ giao tiếp… Trong đó, từ
ngữ chêm xen biểu thị tình thái trong giao tiếp (ví dụ như: cái quái, cái con
khỉ, chết tiệt…) là một hiện tượng đặc biệt thú vị nhưng vẫn chưa được các
nhà nghiên cứu quan tâm nhiều.

Những từ ngữ chêm xen tình thái xuất hiện rất phổ biến trong khẩu ngữ
hàng ngày trong nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Anh và tiếng Việt. Trên
thế giới, đã có một số nhà nghiên cứu về các hiện tượng chêm xen tình thái
này nhưng các nghiên cứu về vấn đề này mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh
đơn lẻ nào đó. Chẳng hạn như C.T. James Huang (Harvard Uninversity, 2006)
và Masao Ochi (Osaka University, 2006) có bài nghiên cứu so sánh “Syntax
of the Hell” (Cú pháp của “the Hell”) trong tiếng Anh, tiếng Nhật nhưng họ
mới chỉ dừng lại ở phần cấu trúc của một số từ ngữ chêm xen tình thái này
trong cấu trúc câu hỏi nghi vấn có chứa đại từ nghi vấn như what (gì), when
(khi nào), why (tại sao)… Thực ra, trong tiếng Nhật cũng xuất hiện một số
nghiên cứu khác về từ ngữ chêm xen tình thái trong cấu trúc câu hỏi như vậy
như Pesetsky (1987), Lasnik và Saito (1992). Trong tiếng Trung Quốc thì có
nghiên cứu của Kuo Chin-man (1996) cũng về mối liên hệ giữa từ ngữ chêm
xen tình thái với câu hỏi có đại từ nghi vấn… Nhưng theo chúng tôi, tất cả
đều được viết theo xu hướng ngữ pháp hình thức, chỉ dừng lại ở mặt kết học
chứ chưa đề cập đến về mặt dụng học và nghĩa học.

4
Còn ở Việt Nam cho đến nay chưa có mấy nghiên cứu về vấn đề này.
Hiện tượng từ ngữ chêm xen tình thái trong khẩu ngữ thường bị bỏ quên trong
các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Việt Nam. Chẳng hạn như
Diệp Quang Ban khi nghiên cứu về các “biệt tố” (hay còn gọi là thành phần
biệt lập) không đề cập đến thành phần chêm xen biểu thị tình thái này.
Nguyễn Tài Cẩn trong nghiên cứu về đoản ngữ trong tiếng Việt cũng bỏ qua
hiện tượng này. Một số công trình nghiên cứu khác như Nguyễn Văn Hiệp và
Nguyễn Minh Thuyết trong chuyên luận “Thành phần câu tiếng Việt” hoặc
trong các nghiên cứu về tác tử tình thái, quan hệ ngữ pháp, phong cách chức
năng, ngôn ngữ học xã hội của một số nhà nghiên cứu khác cũng không nói
đến những hiện tượng chêm xen tình thái thú vị này. Đặc biệt là trong các
sách dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài thì vấn đề này

hoàn toàn không được đề cập đến (theo chúng tôi, một trong những lí do là lối
nói chêm xen tình thái này có vẻ “chợ búa”, “bặm trợn”, không lịch sự) .
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, mãi cho đến gần đây mới chỉ có một công
trình nghiên cứu về từ ngữ chêm xen tình thái tiếng Việt trong khóa luận tốt
nghiệp của chị Phạm Thị Thu Bình năm 2007. Tuy nhiên, do khuôn khổ của
một khóa luận tốt nghiệp, tác giả chỉ mới nêu ra hiện tượng và có được một
vài miêu tả bước đầu về mặt kết học. Chiều sâu lí luận của vấn đề, cũng như
những chiều kích nghĩa học và dụng học hầu như còn bỏ ngỏ, đặc biệt là chưa
thực hiện đối chiếu, so sánh với một ngôn ngữ khác, nhằm thấy được những
nét riêng của người Việt trong lối nói chêm xen tình thái này.
Đó là lí do chúng tôi chọn nghiên cứu về hiện tượng chêm xen tình thái
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Hiện tượng chêm xen tình thái này trong hai
ngôn ngữ đều được chúng tôi quan tâm nghiên cứu ngang nhau, nhưng do đặc
điểm nghề nghiệp của chúng tôi (là giáo viên tiếng Anh), nên cách trình bày
được lựa chọn là các vấn đề được nêu ra để miêu tả, so sánh sẽ được bắt đầu
bằng tiếng Anh.

5
II. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng của luận văn này là các từ ngữ chêm xen tình thái thuộc cấp
độ câu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong cả tiếng Anh và tiếng Việt xuất
hiện những từ ngữ vừa có thể là thán từ, vừa có thể là từ ngữ chêm xen tình
thái. Đặc biệt, các thán từ vừa có thể tồn tại độc lập trong dạng câu đặc biệt,
vừa có thể tồn tại chêm vào một câu khác. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ
giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những từ ngữ chêm xen tình thái, được chêm
vào trong cấu trúc câu khác mà không nghiên cứu về những trường hợp thán
từ tồn tại như một câu độc lập, hoặc một vế câu độc lập.
III. Mục tiêu của luận văn.
Luận văn sẽ tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, vị trí, ngữ nghĩa, công dụng
của các từ ngữ chêm xen tình thái trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt

xét trên khía cạnh văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ. Đặc biệt là chúng tôi sẽ tìm
hiểu các qui tắc theo đó từ ngữ chêm xen tình thái được dịch như thế nào từ
tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
IV. Nguồn tƣ liệu.
Các đơn vị từ ngữ này được thu thập trong giao tiếp hàng ngày trong
những môi trường giao tiếp khác nhau như ở những nơi công cộng như chợ, bến
xe, nhà ga, trường học, cả những nơi công sở, ở gia đình…bao quát nhiều mối
quan hệ khác nhau giữa những người tham gia giao tiếp, những người ở những
trình độ học vấn, vị trí khác nhau trong xã hội. Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập
tư liệu từ những đàm thoại trong các tác phẩm văn học nước ngoài và các tác
phẩm văn học Việt Nam, trong các tác phẩm được dịch từ tiếng Anh sang tiếng
Việt và ngược lại, trong phim truyện, từ các phương tiện thông tin đại chúng,
trên internet, trong một số luận văn và công trình nghiên cứu khác…
Tổng số câu chúng tôi thu thập được từ các nguồn tư liệu là: 1309 câu
tiếng Anh và 1498 câu tiếng Việt.

6
Theo chúng tôi, khối tư liệu rộng lớn như vậy có thể cho thấy được
toàn cảnh hoạt động (cấu trúc, nghĩa và công dụng) của những từ ngữ chêm
xen tình thái.
V. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn này sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Trước hết, luận văn sẽ sử dụng phương pháp thực nghiệm để thu thập
tư liệu từ những nguồn trong thực tế, trong những môi trường, hoàn cảnh giao
tiếp và đối tượng giao tiếp khác nhau. Sau khi có được tư liệu, chúng tôi sẽ sử
dụng thủ pháp nghiên cứu phân tích dựa vào ngữ cảnh, vận dụng các thao tác
ngôn ngữ học nhằm khúc giải, miêu tả…để thấy được sự hoạt động của các từ
ngữ chêm xen tình thái ở cả ba bình diện: kết học – nghĩa học – dụng học.
Đây là phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngữ pháp chức năng hiện đại.
Chúng tôi sẽ sử dụng tổng hợp những phương pháp như thống kê, diễn dịch,

quy nạp, so sánh đối chiếu… nhằm làm rõ bản chất của đối tượng nghiên cứu.
VI. Ý nghĩa của luận văn.
- Giá trị về mặt lý luận: Đóng góp thêm về lí luận tình thái và các
vấn đề tình thái, đặc biệt là thấy sự khác nhau về tình thái giữa ngôn ngữ biến
hình và ngôn ngữ đơn lập. Cụ thể luận văn xem xét về đặc điểm cấu tạo, vị trí,
cách hành chức, ý nghĩa, công dụng của các từ ngữ chêm xen tình thái trong
giao tiếp tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó làm nổi bật những đặc trưng văn hóa,
tâm lý của những người nói hai ngôn ngữ này.
- Giá trị về mặt thực tiễn: Góp phần nâng cao, biên soạn các giáo
trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, các giáo trình dạy và học ngoại
ngữ, đặc biệt là biên soạn từ điển. Những kết quả khảo sát này cũng ứng dụng
trong một số lĩnh vực khác như biên dịch, phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng
Việt và ngược lại. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần vào việc nghiên cứu và

7
sáng tạo nghệ thuật văn chương, sân khấu, phim truyện, kịch… liên quan đến
cách sử dụng câu nói có những từ ngữ chêm xen tình thái.
VII. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm bốn chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày những lý thuyết có
liên quan để làm cơ sở cho các phân tích trong các chương kế tiếp.
Chương II: Thành phần chêm xen tình thái trong tiếng Anh. Chương
này đi sâu vào nghiên cứu, phân tích cả ba bình diện: kết học – nghĩa học –
dụng học của các từ ngữ chêm xen tình thái trong tiếng Anh.
Chương III: Thành phần chêm xen tình thái trong tiếng Việt. Chương
này xem xét vị trí, khả năng kết hợp của các từ ngữ chêm xen tình thái với
một số thành phần khác trong câu và phân loại ngữ cảnh sử dụng chúng.
Chương IV: Đối chiếu biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và
tiếng Việt và lưu ý về vấn đề dịch các từ ngữ chêm xen tình thái Anh – Việt,
Việt-Anh. Chương này đối chiếu một số điểm nổi bật về cách sử dụng các từ

ngữ chêm xen tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt đề làm rõ sự khác nhau
về đặc điểm văn hóa của những dân tộc nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất và
dân tộc Việt Nam. Chương này cũng nêu ra một số nhận xét về việc dịch các
biểu thức chêm xen tình thái từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.

8
NỘI DUNG
CHƢƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học.
1. Khái niệm chung.
Khái niệm tình thái không còn là một khái niệm mới mẻ hay xa lạ của
ngôn ngữ học. Cho đến nay, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về tình thái.
Ở mỗi khuynh hướng, mỗi trường phái ngôn ngữ khác nhau lại có những cách
hiểu khác nhau về tình thái. Và “không có phạm trù nào mà bản chất ngôn
ngữ học và thành phần các ý nghĩa bộ phận lại gây ra nhiều ý kiến khác biệt
và đối lập nhau như phạm trù tình thái.” (V.Z Palfilov, 1997, tr. 37-38). Vì thế
mà ngôn ngữ học vẫn chưa có một hệ thống quan điểm thống nhất về tình
thái. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm ngày càng
sâu sắc hơn đến nhân tố con người, đến quan hệ liên nhân trong hoạt động
ngôn ngữ, vấn đề tình thái của ngôn ngữ tự nhiên được đặc biệt quan tâm
trong ngành ngôn ngữ học. Điều này là một tất yếu, bởi lẽ bất kì một nội dung
nhận thức và giao tiếp hiện thực nào cũng phải gắn liền với những yếu tố như
mục đích, nhu cầu, tình cảm, thái độ đánh giá… của người nói đối với điều
được nói ra xét trong quan hệ với hiện thưc, với đối tượng giao tiếp. Vì thế
mà tình thái vốn được coi là “linh hồn của phát ngôn” (Ch. Bally).
Nhưng câu hỏi thế nào là tình thái nói chung và tình thái trong ngôn ngữ
học nói riêng lại không phải là câu hỏi dễ trả lời. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu
nổi tiếng trên thế giới đề cập đến khái niệm tính tình thái trong ngôn ngữ học.
Trong số các nhà nghiên cứu đó phải kể đến Ch. Bally, người được xem như là
một trong những người đầu tiên có công lớn nhất mở đường cho việc nghiên cứu

về tính tình thái của ngôn ngữ học một cách có hệ thống. Ông cho rằng trong một
câu nói bao giờ cũng hàm chứa hai thành phần chủ chốt:

9
-Nội dung thông tin miêu tả sự tình của thế giới hiện thực.
-Thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá… của người nói đối với nội dung
thông tin sự kiện đó, với hiện thực và đối với người đối thoại.
Thành phần thứ nhất được Ch. Bally gọi là Dictum (nội dung mệnh đề)
và thành phần thứ hai được ông gọi là Modus (tình thái) thể hiện thái độ, đánh
giá… của người nói.
Hai thành phần này luôn gắn kết, không tách rời nhau, bổ sung, hỗ trợ
cho nhau trong các phát ngôn. Tuy hai thành phần nội dung mệnh đề và nội
dung tình thái có đối lập nhau nhưng chúng đối lập trong sự thống nhất biện
chứng để tạo nên một phát ngôn. Thành phần gắn với chức năng thông tin mệnh
đề, chức năng miêu tả của ngôn ngữ được Ch. Bally gọi là Dictum. Còn thành
phần gắn với bình diện tâm lý, thể hiện những nhân tố thuộc phạm vi cảm xúc, ý
chí, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của người nói đối với hiện thực được nói ra, với
người đối thoại và đối với hoàn cảnh giao tiếp thì được ông gọi là Modus. Tình
thái là nhân tố quan trọng để thực tại hóa câu, biến nội dung sự tình còn ở dạng
tiềm năng thành phát ngôn hiện thực. Modus sẽ thể hiện sự tình trong phát ngôn là
khả năng hay hiện thực, khẳng định hay phủ định, thể hiện mức độ cam kết của
người nói đối với độ chân thực của thông tin cùng những đánh giá, tình cảm, ý
chí, mong muốn, mục đích… của người nói.
Trên thực tế, các nhà lô gích học cũng đã đề cập đến vấn đề tình thái và
cốt lõi mệnh đề của câu từ rất lâu. Tuy nhiên, trong lô gích học, vấn đề tính
tình thái chỉ được quan tâm dưới góc độ nó ảnh hưởng như thế nào đến giá trị
chân ngụy của mệnh đề (với các toán tử tình thái tất yếu và khả năng, các
phép toán về mệnh đề sẽ chuyển từ lô gích song trị sang lô gích đa trị). Nhưng
phải đến Ch. Bally thì vấn đề này mới được đặt ra nghiên cứu một cách sâu
sắc và có hệ thống. Ông đã phân biệt chúng một cách rõ ràng và xem xét

chúng như là hai thành phần có vị trí trung tâm của ngôn ngữ học. Nhờ thế,

10
vấn đề tình thái của ngôn ngữ mới được nhìn nhận đúng với vị thế của nó.
Ngoài Ch. Bally, trên thế giới cũng có rất nhiều các nhà nghiên cứu
khác quan tâm đến vấn đề tình thái của ngôn ngữ. Điển hình có thể kể đến Ch.
Fillmore, N. Chomsky, F. P. Palmer, J. Lyons…
Đối với Fillmore, khi nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa của câu theo quan
điểm của ngữ nghĩa học tạo sinh, ông cũng chia nội dung câu thành hai bộ
phận gồm: mệnh đề (P- Proposition) và tình thái (M - Modus). Thành phần
“mệnh đề” được hiểu như là tập hợp những quan hệ có tính phi thời
(tenseless) giữa các động từ và các danh từ, phân biệt với thành phần “tình
thái” – gồm các loại ý nghĩa có liên quan đến toàn bộ câu (the sentence-as-a-
whole) như phủ định, thì, thức và thể. (Fillmore, 1968, tr. 23). Quan niệm của
Fillmore được thể hiện dưới công thức:
S = M + P (trong đó: S – sentence; M – Modus; P – Proposition)
Chomsky, một nhà ngôn ngữ học người Mỹ, cũng rất chú ý đến vấn đề
tình thái trong khuôn khổ của ngôn ngữ học tạo sinh. Theo Chomsky, tất cả
các câu trong ngôn ngữ đều được quy về ba loại: tường thuật, nghi vấn và
mệnh lệnh; và yếu tố làm nên sự khác nhau của ba kiểu câu này chính là tình
thái. Chomsky dùng hai thuật ngữ “Tình thái” và “Hạt nhân” để chỉ tính tình
thái và nội dung mệnh đề, hai yếu tố bắt buộc phải có để tạo câu cơ sở - thuộc
cấu trúc bề sâu. Để có được những phát ngôn cụ thể, cấu trúc bề sâu phải
chuyển thành những cấu trúc bề mặt thông qua những phép cải biến nhất định.
Và Chomsky đã phân biệt hai loại tình thái là: tình thái bắt buộc (tường thuật,
nghi vấn, mệnh lệnh) và tình thái tùy nghi (tình thái xuất hiện trong mỗi cuộc
giao tiếp hiện thực) như sự thừa nhận, phủ nhận, chủ động, bị động, nhấn
mạnh. (Chomsky, 1972).

11

Như vậy, cả Chomsky và Fillmore cũng phân biệt hai thành phần cơ
bản trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu mà Ch. Bally đã nêu ra. Thế nhưng quan
điểm của Chomsky và Fillmore về tình thái có phần hạn hẹp. Các tác giả này
mới chỉ giới hạn tình thái trong phạm vi nghĩa học chứ chưa thực sự đặt nó
trong phạm vi dụng học rộng hơn.
Cho đến những năm gần đây, khi lý thuyết hành vi ngôn ngữ và ngữ
dụng học được đặc biệt quan tâm thì nghiên cứu về tình thái thực sự trở thành
một trong những vấn đề trung tâm của ngôn ngữ học. Về cơ bản thì tư tưởng
của Ch. Bally vẫn được các nhà ngôn ngữ học sau này thừa nhận rộng rãi, tuy
nhiên khái niệm tình thái của ông đã được mở rộng hơn nhiều.
Trên thực tế đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan niệm về tình
thái. Chẳng hạn như F. P. Palmer thì cho rằng: “tình thái là thông tin ngữ
nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý kiến của người nói đối với điều được
nói ra” và ông chủ trương phân biệt những yếu tố biểu thị tình thái với những
yếu tố biểu thị mệnh đề. (dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp,
1998, tr. 216). Còn J. Lyons, một người cũng thừa nhận tình thái là một bộ
phận quan trọng thuộc bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của câu, cho rằng: “Tình
thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà câu biểu thị hay
tình trạng mà mệnh đề đó miêu tả.” (J. Lyons, 1977, tr. 452). Cũng coi tình
thái là một thành phần cơ bản của cấu tạo câu, Bondarko nhận xét: “tình thái
là một phạm trù ngôn ngữ chỉ ra đặc điểm của các mối quan hệ khách quan
được phản ánh trong nội dung của câu và chỉ ra mức độ của tính xác thực về
nội dung chính của câu đó theo quan điểm của chính người nói.” (dẫn theo
Phạm Hùng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1994, tr. 48). Ngoài ra, Liapon
(1990) khi viết về tình thái cũng cho rằng: “tình thái là một phạm trù của chức
năng ngữ nghĩa thể hiện các dạng quan hệ giữa người nói với mối quan hệ

12
khác nhau của phát ngôn đối với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ quan
khác nhau của điều được thông báo.” (dẫn theo Phạm Hùng Việt, 1994)

Còn đối với Culioli thì ông lại gọi hai mặt đối lập của phát ngôn là
“tình thái” và “ngôn liệu”. Ông dùng thuật ngữ “ngôn liệu” (lexis) thay cho
“mệnh đề” (Proposition) vì ông cho rằng thuật ngữ mệnh đề là một thuật ngữ
mơ hồ về nghĩa. Người ta không rõ nó được hiểu theo nghĩa của logic hay
theo nghĩa nào khác (chẳng hạn, khái niệm “mệnh đề” được dùng trong ngôn
ngữ học khác với mệnh đề trong lô gích học.). Thuật ngữ ngôn liệu (lexis) về
thực chất là tương đương với “Dictum” của Ch. Bally nhưng nhấn mạnh tính
chất nguyên liệu, tiềm tàng, phi tình thái, chưa có tư cách là một sự tình với
những mối liên hệ hiện thực nào đó giữa vị từ trung tâm và các tham tố của nó
(dẫn theo Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp 2001).
Đặc biệt với việc đặt tình thái vào khung lí thuyết hành vi ngôn ngữ thì
nghiên cứu tình thái đã có những bước phát triển mới. “Sự phân biệt giữa nội
dung mệnh đề và tính tình thái rất gần gũi với sự phân biệt giữa hành vi tạo
lời và hành vi tại lời theo tinh thần của Austin. Trong hành vi tạo lời, chúng ta
nói về một điều gì đó, còn trong hành vi tại lời chúng ta làm một cái gì đó như
trả lời một câu hỏi, thông báo một phán quyết, khuyến cáo hoặc hứa hẹn”
(Palmer 1986, tr. 14). Hiện nay, phần lớn tác giả cho rằng lý thuyết hành vi
ngôn ngữ là khung lý thuyết thích hợp để nghiên cứu vấn đề tình thái của câu.
Trên đây là một số quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới.
Còn ở Việt Nam thì sao? Ở Việt Nam, vấn đề tính thái trong ngôn ngữ cũng
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hoàng Trọng Phiến (1980) thì cho
rằng: “tình thái là phạm trù ngữ pháp của câu ở dạng tiềm tàng, nó có mặt
trong tất cả các kiểu câu. Điều này thể hiện ở chỗ câu có giá trị thời sự, nó có
tác dụng thông báo một điều mới mẻ…”. Còn Đỗ Hữu Châu nhận xét: “tình
thái sẽ bao gồm toàn bộ những ý nghĩa thuộc phạm vi dụng học và sẽ tập hợp

13
lại thành thông điệp bộc lộ kèm với lõi P của câu” (Tạp chí ngôn ngữ số 3/
1983). Hoàng Tuệ trong bài viết “Về khái niệm tình thái” thì cho rằng: “tình
thái là một khá niệm trong sự phân tích theo cách nhìn tìm đến thái độ của

người nói trong hoạt động phát ngôn, tức cũng là tìm đến tác động ngữ dụng,
tác động mà người nói muốn tạo ra ở người nghe trong thực tiễn hoạt động
ngôn ngữ.” (“Tiếng Việt”, số phụ của Tạp chí ngôn ngữ, 1998, tr. 3). Đối với
Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp (2001), khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học
được hiểu theo nghĩa rất rộng và bao gồm các kiểu ý nghĩa khác nhau như:
- Các ý nghĩa thể hiện mục đích phát ngôn của người nói, hay nói
theo lý thuyết hành vi ngôn ngữ, kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện
(hỏi, ra lệnh, yêu cầu, bác bỏ, khuyên, mời, vv…) gắn trực tiếp với chiều
tương tác liên nhân của giao tiếp, với kiểu tác động của người nói với người
đối thoại.
- Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường hay
cảm xúc của người nói với nội dung thông báo, về mức độ quan trọng, về độ
tin cậy, xem nó là điều tích cực (mong muốn) hay tiêu cực, bất ngờ, ngoài chờ
đợi, về tính khả năng, tính hiện thực, vv…
- Ý nghĩa thuộc đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại
của sự tình.
- Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan
đến khung vị từ và mối quan hệ giữa chủ thể được nói đến trong câu và vị từ
(thời, thể hay các ý nghĩa được thể hiện bằng vị từ tình thái…).
- Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành
động phát ngôn với ngữ cảnh, theo quan điểm, đánh giá của người nói. Ví dụ:
đặc tính siêu ngôn ngữ, hỏi lại, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết
của người nghe, thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe, sự đánh

14
giá của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác…
Những quan niệm về tình thái được trình bày trên đây đã thể hiện sự
phức tạp, đa dạng của khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học. Tuy nhiên, nếu
tạm gác lại những bất đồng, thì phần lớn các tác giả thiên về cách hiểu tình
thái là một phạm trù ngữ nghĩa chức năng đa dạng, phức tạp, phản ánh những

mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với
thực tế, cũng như những quan điểm, thái độ đánh giá và những thông tin định
tính khác nhau của người nói đối với nội dung hiện thực được đề cập trong
câu, với đối tượng giao tiếp và với hoàn cảnh giao tiếp. Do vậy, việc nghiên
cứu tính tình thái của phát ngôn phải tính đến sự tương tác phức tạp, khúc xạ
qua nhiều tầng bậc, trong mối liên hệ của các yếu tố liên quan trong quá trình
giao tiếp. Đây sẽ là quan điểm về tình thái mà chúng tôi chọn làm cơ sở triển
khai những nghiên cứu về các vấn đề của luận văn.
2. Các kiểu ý nghĩa tình thái.
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều kiểu phân loại ý nghĩa tình thái
khác nhau. Chẳng hạn như theo A. V. Bondarko thì chỉ có hai nhóm ý nghĩa
dưới đây mới đúng là các ý nghĩa tình thái:
- Tính khả năng, tính thực tế và tính cần yếu. Nhóm ý nghĩa này là cơ
sở cho tình thái khách quan.
- Sự nghi ngờ, tính không chắc chắn (giả định khả năng) và tính dứt
khoát. Nhóm ý nghĩa này là cơ sở cho tình thái chủ quan.
Trong khi đó E. M. Volf lại cho rằng có nhiều kiểu ý nghĩa tình thái. Sự
đánh giá có thể coi như một trong những kiểu tình thái trùm lên nội dung
được miêu tả của sự kiện biểu thị ngôn ngữ. Ngoài ra còn có các kiểu ý nghĩa
tình thái khác như: tình thái cần yếu, tình thái mong muốn, tình thái yêu cầu,
tình thái khuyên nhủ, tình thái ngăn cấm và cảnh báo trước, tình thái răn đe…

15
J. Liapon (1990), ở một mức độ khái quát hơn, cho rằng “hướng đi
được nhiều người công nhận nhất là phân chia phạm trù tình thái thành phạm
trù tình thái khách quan và tình thái chủ quan”. Ông giải thích: “tình thái
khách quan thể hiện mối quan hệ giữa cái được thông báo với thực tế ở bình
diện hiện thực tính. Tình thái khách quan là dấu hiệu tất yếu của một phát
ngôn bất kỳ (phạm trù thức của động từ là phương tiện chính thể hiện tình thái
ở chức năng này); tình thái chủ quan là quan hệ của người nói với điều được

thông báo, là dấu hiệu không bắt buộc của một phát ngôn. Dung lượng ngữ
nghĩa của tình thái chủ quan rộng hơn dung lượng của tình thái khách quan và
không đồng loại. Khái niệm đánh giá làm nên cơ sở ngữ nghĩa cho tình thái
chủ quan. Khái niệm này không chỉ bao gồm các đánh giá lô gích (lý tính, duy
lý) về điều được thông báo mà còn gồm cả các dạng khác nhau về phản ứng
có tính cảm giác (phi lý tính) (dẫn theo Phạm Hùng Việt, 1996).
Còn trong tiếng Việt thì Cao Xuân Hạo phân biệt hai loại tình thái: tình
thái của hành động phát ngôn (modalité d‟énonciation) và tình thái của lời
phát ngôn (modalité d‟énoncé). Tình thái của hành động phát ngôn thuộc về
lĩnh vực dụng pháp, phân biệt các lời nói về phương diện mục tiêu và tác
dụng trong giao tiếp bao gồm sự phân biệt giữa các loại câu trần thuật, câu
hỏi, câu cầu khiến vốn đã được ngữ pháp hóa cho nên đã được ngữ pháp
truyền thống miêu tả; những câu có giá trị ngôn trung được đánh dấu như: câu
xác nhận, câu phản bác và câu ngôn hành. Tình thái của lời phát ngôn thuộc
nội dung được truyền đạt hay được yêu cầu truyền đạt trong câu trần thuật hay
câu hỏi, nó có liên quan đến thái độ của người nói với điều mình nói ra, hoặc
đến quan hệ giữa sở đề và sở thuyết của mệnh đề. Đó là một phần quan trọng
của bình diện nghĩa học. (Cao Xuân Hạo, 1991).
Gần đây, Nguyễn Văn Hiệp đã có một bài viết tổng kết những đối lập
chủ yếu trong phạm vi tình thái, theo đó bên cạnh những đối lập tình thái như

16
trên đây còn có những đối lập hết sức phức tạp khác như tình thái căn bản/tình
thái nhận thức, tình thái đạo nghĩa/tình thái trạng huống, tình thái khả tất/tình
thái khả suy Do khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi không thể đi sâu
hơn vào những phân biệt này (xin xem Nguyễn Văn Hiệp : “Một số phạm trù
tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 8/ 2007)
3. Các phương tiện biểu thị tình thái.
Các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ tự nhiên cũng rất đa
dạng, có thể chia thành ba nhóm lớn là: các phương tiện ngữ âm, các phương

tiện ngữ pháp và các phương tiện từ vựng.
a. Các phương tiện ngữ âm.
Các phương tiện ngữ âm của tình thái là phương thức dùng ngữ điệu và
trọng âm của từ, câu để thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh giá vào những
thông tin mà người nói cho là cần nhấn mạnh hoặc biểu thị những mục đích
phát ngôn nào đó.
b. Các phương tiện ngữ pháp.
Đối với các ngôn ngữ biến hình thì thức (mood) và thời (tense) của
động từ có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt các ý nghĩa tình thái. Còn
đối với các ngôn ngữ không biến hình, hay ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt
thì các phương tiện ngữ pháp thường gặp là: đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc
của câu để thực hiện mục đích của người nói muốn nhấn mạnh vào điểm nào
trong phát ngôn.
c. Các phương tiện từ vựng.
Việc sử dụng các phương tiện từ vựng để thể hiện tình thái là một trong
những phương thức phổ biến và có vai trò tích cực trong việc biểu đạt các ý
nghĩa tình thái.
Trước hết, và rất quan trọng, là các động từ tình thái (modal verbs)

17
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh, các động từ tính thái như can,
may, must, need, shall, will có thể biểu thị rất nhiều nội dung tình thái khác
nhau. Tình hình cũng tương tự như vậy đối với tiếng Việt (xin tham khảo luận
án tiến sĩ của Bùi Trọng Ngoãn “Động từ tình thái trong tiếng Việt”, 2004).
Thứ đến là các tính từ và trạng từ tình thái. Chẳng hạn như trong tiếng
Anh, có một số nhóm trạng từ và tính từ có chức năng chuyên biểu thị tình
thái, đặc biệt các trạng từ tình thái tiếng Anh có một vị trí khá đặc biệt trong
mô hình câu tổng quát . Những trạng từ tình thái thường gặp là: certainly (tất
nhiên), of course (tất nhiên), necessarily (tất nhiên) maybe (có thể, có lẽ),
possibly (có thể), probably (rất có thể), obviously (rõ ràng, hiển nhiên)

thường đứng ở đầu câu.
Ngoài ra, trong tiếng Anh còn dùng những phương tiện đặc biệt để biểu
thị nội dung nhận thức, đó là các kết cấu như I think, I guess, I believe, I
hope… Các động từ trong kết câu này được gọi là động từ thái độ mệnh đề
(propositional attitude verbs) hoặc động từ trong ngoặc (parenthese verbs), vì
chúng không biểu thị thông tin miêu tả, mà là biểu thị thái độ của người nói
đối với điều được nói ra (được thể hiện trong tiểu cú làm bổ ngữ), tức biểu thị
nội dung tình thái. Ví dụ:
-I think exercise is really beneficial, to anybody.
(Tôi nghĩ bài tập quả thật có ích cho mọi người)
(Dẫn theo Bài giảng chuyên đề về nghĩa và tình thái của Nguyễn Văn
Hiệp, 2006)
Trong tiếng Việt, người ta đặc biệt chú ý đến những đơn vị được gọi là
quán ngữ tình thái như: theo ý tôi, gì thì gì, nghe nói, nghe đâu, thế nào
cũng… Ví dụ:
- Theo ý tôi thì chúng ta nên ở lại.

18
- Nghe đâu hắn mới mua được một cái nhà đẹp lắm.
Ngoài ra, các tiểu từ tình thái hay còn được gọi là các tiểu từ diễn ngôn
(discourse particles) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc biểu thị tình thái.
Chúng xuất hiện ở rất nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau… Vì vậy, có thể
coi chúng là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến. Đây là những yếu tố có
nghĩa, thường rất ngắn, "có thể xuất hiện đâu đó trong phát ngôn, không nhất
thiết là ở cuối, biểu thị những ý nghĩa bổ trợ cho phát ngôn" [Platt J. 1987; tr
392]. Tất nhiên, số lượng và vai trò cụ thể của chúng ở các ngôn ngữ là rất
khác nhau, và ngay trong những biến thể của cùng một ngôn ngữ, cũng có thể
là khác nhau.
Chẳng hạn, phương tiện này không phổ biến trong tiếng Anh British
(British English), nhưng lại khá phổ biến ở tiếng Anh Mĩ (American English),

nơi mà « too » và « so » có thể được dùng như các tiểu từ tình thái để biểu thị
điều mà người nói cho là trái ngược với điều mà người nghe trước đó đã nói,
hoặc đã nghĩ. Ví dụ :
-Affective is too a word !
(Tạm dịch: “Nói mũi lòng mà được à!”)
-There is so a Santa Claus!
(Tạm dịch: “Đến mồng thất mới có ông già Nô- en!”)
(Dẫn theo các bài giảng chuyên đề về nghĩa và tình thái của Nguyễn
Văn Hiệp, 2006)
Trong tiếng Việt, nhóm tiểu từ tình thái ( à, ư, nhỉ, nhé, cơ à, đấy mà,
chăng…) bao giờ cũng xuất hiện ở cuối câu. Ví dụ :
- Thế mà cũng 10 giờ rồi nhỉ?
- Đã 10 giờ rồi cơ à?
- Ít nhất cũng phải 10 giờ rồi chứ?

19
- Nhớ đến trước 10 giờ nhé?
Trong các ngôn ngữ còn có các thán từ giữ chức năng tình thái trong
câu. Ví dụ như trong tiếng Việt thì thường có các thán từ: ôi, chà, chao, chết,
trời ơi, ối trời ơi…
- Chà, con bé nhanh nhẹn thật.
- Ối trời ơi, tôi lạy hồn.
Các thán từ cũng xuất hiện nhiều trong các ngôn ngữ khác như “Gee”,
“Wow”, “oh”…trong tiếng Anh.
- Gee! It‟s clever. (Trời! Nó thật thông minh)
- Wow! It‟s fantastic. (Chà! Nó tuyệt vời thật.)
Đối với các ngôn ngữ biến hình thì các phương tiện ngữ pháp dùng để
biểu thị các ý nghĩa tình thái như thức, thể của động từ… được các nhà nghiên
cứu quan tâm hơn so với các phương tiện từ vựng. Ngược lại, ở các ngôn ngữ
không biến hình như tiếng Việt thì các phương tiện từ vựng được chú trọng

hơn và và có tần suất sử dụng cao, linh hoạt hơn so với các phương tiện ngữ
pháp. Trên đây chỉ là một số minh họa về các phương tiện biểu thị tình thái
trong tiếng Anh và tiếng Việt. Nếu để có một hệ thống, kết luận xác đáng thì
cần phải đi sâu nghiên cứu nhiều hơn. Nhiệm vụ này là quá tầm đối với luận
văn của chúng tôi.
Tuy nhiên, cả hai ngôn ngữ đều dùng các biểu thức chêm xen làm
phương tiện biểu thị tình thái và đây là đối tượng nghiên cứu của luận văn của
chúng tôi. Trong những phần sau, chúng tôi sẽ đi sâu trình bày loại phương
tiện này.

20
II. Biểu thức chêm xen tình thái.
1. Biểu thức chêm xen tình thái – Tiêu chí nhận diện.
Trong tiếng Anh hoặc tiếng Việt, đặc biệt là trong khẩu ngữ tồn tại một
thành phần được chêm xen vào phát ngôn gồm các từ ngữ chêm xen
(interjections) để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ, tình cảm của chủ thể phát
ngôn. Các từ ngữ chêm xen này có cấu trúc khá phức tạp và đa dạng ở cả bậc
từ, bậc ngữ, thậm chí cả ở bậc mệnh đề nên chúng tôi gọi chung chúng là
những biểu thức chêm xen tình thái (modal expletive expressions). Vì nếu
dùng “interjections” thì thuật ngữ này thường được liên tưởng nhiều đến
thành phần chêm xen tồn tại ở bậc từ. Như sẽ thấy, biểu thức chêm xen tình
thái tồn tại rất đa dạng cả về cấu tạo, vị trí, về mặt nghĩa học và dụng học. Vì
vậy trong luận văn này, trước hết, chúng tôi sẽ đưa ra một số tiêu chí nhận
diện cơ bản để làm tiền đề cho việc thu thập, phân tích, đánh giá và nghiên
cứu các biểu thức chêm xen tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo
chúng tôi, biểu thức chêm xen tình thái có những đặc điểm sau:
- Là những biểu thức biểu thị thái độ, tình cảm, ý chí, mục đích, đánh
giá… của chủ thể phát ngôn đối với nội dung của phát ngôn, đối với hiện
thực, đối với các vai tham gia giao tiếp khác và với hoàn cảnh giao tiếp.
- Các biểu thức chêm xen tình thái phải nằm trong các mối quan hệ

liên nhân giữa các vai giao tiếp và quan hệ của người nói đối với thực tại hoặc
đối với đối tượng của lời nói.
- Chúng không thuộc vào thành phần của nhóm thực từ và có thể lược
bỏ một cách dễ dàng mà không làm thay đổi nội dung mệnh đề cơ bản của
câu. Việc lược bỏ các biểu thức chêm xen tình thái trong câu có thể dẫn đến
việc thay đổi ý nghĩa tình thái của câu, có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá (ví
dụ như mức độ quá tốt hoặc quá xấu), hình thức cấu trúc của câu nhưng nội

21
dung mệnh đề cốt lõi của câu hay thành phần ngôn liệu của câu vẫn được giữ
nguyên.
- Không đứng độc lập mà tồn tại theo kiểu “kí sinh” trong cấu trúc
của câu, biểu thị mối quan hệ liên nhân giữa các vai tham gia giao tiếp.
Đối với tiêu chí nhận diện cuối cùng, chúng tôi chỉ giới hạn những biểu
thức chêm xen tình thái nằm ngay trong cấu trúc của câu mà chúng tồn tại, thể
hiện các mối quan hệ liên nhân giữa các vai tham gia giao tiếp. Nói như vậy,
chúng tôi không phải không thừa nhận thực tế là các biểu thức tình thái cũng
có thể tồn tại độc lập dưới dạng một phát ngôn đặc biệt, cụ thể là tồn tại dưới
dạng câu cảm thán không hoàn chỉnh về cấu trúc cú pháp. Tuy nhiên, trong
luận văn này, chúng tôi chỉ quan tâm đến các biểu thức tình thái được “chêm
xen” trong phát ngôn chứ không phải là các biểu thức tồn tại độc lập ngoài
phát ngôn như: “Shit! He’s gone.” (Mẹ kiếp! Hắn đi mất rồi.” Biểu thức
chêm xen tình thái “Shit!” (Mẹ kiếp) ở đây tồn tại dưới dạng lời độc thoại của
chủ thể phát ngôn trước một hiện thực là “He’s gone” (Hắn đã đi rồi).
Hơn nữa, các biểu thức chêm xen tình thái và các biểu thức tình thái tồn
tại dưới dạng câu độc lập đôi khi có chút khác biệt về mặt ngữ nghĩa học và
dụng học. Chẳng hạn như việc sử dụng biểu thức chêm xen tình thái “the
hell” như trong các cấu trúc “What the hell?/ How the hell?/ Where the hell?/
When the hell?…” (Cái quái gì?/ Thế quái nào?Nơi quái nào? Khi quái
nào?…) là hoàn toàn khác với “Hell!” hoặc “Oh, hell!”. Khi “Hell!” hoặc

“Oh, hell!” đứng một mình độc lập thì nó tạo thành một câu có cấu trúc cú
pháp đặc biệt: không chủ ngữ, không vị ngữ hay bổ ngữ …gì cả. Mà nó chỉ là
một câu cảm thán tồn tại dưới dạng phát ngôn đặc biệt mà thôi. “Hell!” hoặc
“Oh, hell!” chỉ là cách nói chêm vào khi người nói làm hỏng việc gì hoặc một
việc gì đó bị làm hỏng ảnh hưởng đến họ hoặc khi họ không hài lòng về một
việc không may mắn nào đó. Nói cách khác là thái độ của chủ thể phát ngôn

22
có thể không hướng tới một đối tượng giao tiếp nào cả, không làm ảnh hưởng
đến một vai tham gia giao tiếp nào khác mà nó chỉ là sự tự bày tỏ thái độ với
chính mình. Ngược lại, “the hell” trong câu hỏi như “What the hell are you
doing?” (Mày đang làm cái quái quỷ gì thế?” mặc dù cũng thể hiện thái độ
không hài lòng của chủ thể phát ngôn nhưng điều quan trọng nhất là đã tác
động trực tiếp đến người đối thoại
Cũng tương tự như vậy, một ví dụ khác trong tiếng Việt như trường
hợp từ “Quái”. Từ này có thể là một thán từ tồn tại độc lập trong một câu đặc
biệt hoặc tồn tại ở đầu câu. Tuy nhiên, chúng cũng xuất hiện ở giữa câu
nhưng với một chức năng ngữ nghĩa, ngữ dụng khác. Khi “Quái” là một thán
từ tồn tại độc lập trong một câu đặc biệt hoặc đứng ở đầu câu trong những
phát ngôn độc thoại thì nó thể hiện sự băn khoăn của người nói về một điều gì
đó người nói cho là kỳ lạ, rất đáng ngạc nhiên và có gì đó khó hiểu. Còn khi
“quái” giữ chức năng là một trợ từ thì nó biểu thị ý nhấn mạnh sắc thái phủ
định hoặc nghi ngờ, ngạc nhiên. So sánh:
(1a) Quái, sao hôm nay tôi thấy lao đao thế này, hay là say sóng rồi đây?
(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Thế là mợ nó đi Tây, tr. 111)
(1b) Quái, không biết mợ nó đi gọi cậu nó hay đi mua quả bóng.
(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, tr. 75)
(1c) Quái! Cái ví của moi đâu mất rồi!
(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Cái ví ấy của ai, tr.207)
(1d) Thế thì việc quái gì phải bày vẽ ra thế này cho thêm tốn!

(Nguyễn Công Hoan, TNCL, Xin chữ cụ nghè, tr.121)
Như vậy, “quái” trong ví dụ (1a), (1b) và (1c) là những thán từ xuất
hiện trong các câu độc thoại thể hiện sự băn khoăn, ngạc nhiên của người nói
trước một điều mà người nói cho là lạ, là khó hiểu. Chỉ có “quái” trong (1d)

×