Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Khảo sát thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh (Có so sánh với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 152 trang )


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VŨ NGỌC HẠNH





KHẢO SÁT THUẬT NGỮ MỸ THUẬT
TRONG TIẾNG ANH
(có so sánh với tiếng Việt)





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 602201





Người hướng dẫn khoa học: PGS- TS Hoàng Anh Thi



Hà Nội - 2010





iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………
Lời cam đoan ……………………………………………………………………
Bảng ký hiệu các chưc cái viết tắt ………………………………………………
Mục lục ………………………………………………………………………….

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ………………………….…………
4. Bố cục của luận văn …………………………………………….………….

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm thuật ngữ ……………………………………………………

1.2. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp ………………………………………
1.3. Đặc điểm, tính chất của thuật ngữ ………………………………………
1.3.1. Tính xác định về nghĩa ………………………………………………
1.3.2. Tính hệ thống ………………………………………………………
1.3.3. Tính một nghĩa ………………………………………………………
1.3.4. Tính quốc tế …………………………………………………………
1.3.5. Tính không biểu cảm ………………………………………………
1.4. Thuật ngữ gốc Ấn Âu và thuật ngữ tiếng Việt ……………………………
1.4.1. Đặc điểm của thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu ………………………….
1.4.2. Đặc điểm của thuật ngữ tiếngViệt ……………………………………
1.4.3. Yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam ………………………
1.4.4. Nguyên tắc vay mượn …………………………………………………
1.5. Thuật ngữ mỹ thuật ………………………………………………………
1.5.1. Bằng tiếng Anh ……………………………………………………….
1.5.2. Bằng tiếng Việt ……………………………………………………….
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬT NGỮ MỸ THUẬT TIẾNG ANH
2.1. Đặc trưng cấu tạo của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh …………….……
2.1.1 Mô hình cấu trúc của thuật ngữ đơn (single terms) …………………
2.1.1.1. Thuật ngữ gốc từ …………………………………………………
2.1.1.2.Thuật ngữ là từ phái sinh ………………………………………….






1
2
3

4




5
8
10
10
11
12
12
13
14
14
15
16
17
18
18
21





25
28
28
31


v
2.2. Thuật ngữ phức ……… ……………………………………
2.2.1 Thuật ngữ gồm hai từ …………………………………………………
2.2.2 Thuật ngữ gồm 3 từ …………………………………………………
2.2.3. Cách viết thuật ngữ …………………………………………………
2.3. Các phụ tố trong tiếng Anh ……………………………………………….
2.4. Các phụ tố trong hệ thuật ngữ mỹ thuật …………………………………
2.5. Khảo sát nguồn gốc của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh …………………
2 .5.1. thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc bản địa ……………………………
2 .5.2. thuật ngữ mỹ thuật có nguồn gốc ngoại lai …………………………
2.6. Nguồn gốc của phụ tố cấu tạo thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh …………
2.6.1. Phụ tố gốc Anh ………………………………………………………
2.6.2. Phụ tố ngoại lai ……………………………………………………
2.6.3. Các phụ tố chưa rõ nguồn gốc ……………………………………….
CHƯƠNG 3
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT THUẬT NGỮ MỸ THUẬT TIẾNG VIỆT VÀ
SO SÁNH VỚI THUẬT NGỮ MỸ THUẬT TIẾNG ANH
3.1. Về cấu trúc …………………………………………………………………
3.1.1. Thuật ngữ đơn ………………………………………………………
3.1.2. Thuật ngữ phức ………………………………………………………
3.1.2.1. Thuật ngữ phức theo phương thức ghép ……………………
3.1.2.2. Thuật ngữ phức là cụm từ (ngữ) ………………………………….
3.2. Về nguồn gốc ……………………………………………………………
3.2.1. Thuật ngữ thuần Việt ………………………………………………
3.2.2. Thuật ngữ là từ Hán – Việt ………………………………………….
3.2.2.1. Hán Việt …………………………………………………………
3.2.2.2.Việt- Hán ……………………………………………………………
3.2.3. Thuật ngữ dùng nguyên tiếng Anh ………… ………………….…
3.2.3.1. Không phiên âm (mượn nguyên dạng âm và chữ viết) …… …….

3.2.3.2. Phiên âm …………………………………………………………
3.3. Vài nhận xét về chuyển dịch thuật ngữ mỹ thuật Anh Việt ……………
3.3.1. Dịch thuật tương đương (equivalence) …………………….………
3.3.1.1.Các thuật ngữ có tương đương 1: 1 …………………….…………
3.3.1.2. Dịch các thuật ngữ có tương đương 1:>1 …………….……………
3.3.1.3. Tương đương > 1 …………………………………….……………
3.3.2. Dịch không có tương đương (non- equivalence) ……………………
3.4. So sánh thuật ngữ mỹ thuật Anh –Việt …………………….……………
3.4.1. về cấu tạo thuật ngữ …………………………………………………
3.4.2. Những tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh và
tiếng Việt ……………………………………………………………………
40
41
51
54
55
56
57
65
65
66
67
68
70





74

74
75
75
76
78
78
79
79
80
80
80
81
82
82
84
85
86
87
92
92
93


vi
3.4.2.1. Tương đồng ……………………………………………………….
3.4.2.2. Sự khác biệt ………………………………………………………
3.5. Một số đề xuất soạn bài luyện tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuật ……
3.5.1. Yêu cầu chất lượng ……………………………………………………
3.5.2. Thực trạng dạy học tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuậtcông nghiệp ….
3.5.3. Những khó khăn ………………………………………………………

3.5.4. Phương pháp luyện tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuật cho sinh viên
3.5.4.1. Giải pháp ……………………………………………………………
3.5.4.2. Thiết kế chương trình ………………………………………………
3.6. Ví dụ bài luyện thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh chuyên ngành …………
Tiểu kết ………………………………………………………………………….
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………….
93
94
97
97
99
100
101
101
101
103
109
110
113
115







iii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

I. Các chữ viết tắt

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
Dt
V
Ttp
Tttt
MTCN
TACN
KR
N
V
ADV
ADJ

danh từ
động từ

thành tố phụ
thành tố trung tâm
mỹ thuật công nghiệp
Tiếng Anh chuyên ngành
Không rõ nguồn gốc
Danh từ
Động từ
Trạng từ
Tính từ





























1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong thời đại mà nền công nghiệp hiện đại đã thay
thế sức lao động của con người trong hầu hết mọi ngành nghề, cũng như các
quan hệ giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Nhờ chính
sách đổi mới của đảng và nhà nước mà kinh tế, văn hoá, khoa học nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn. Trong sự phát triển đó, hợp tác giao lưu và học tập
văn hoá, khoa học kỹ thuật nước ngoài đóng góp một phần đáng kể. Những yêu
cầu này chính là động lực thúc đẩy các cơ quan, viện trường và nhóm hoặc các
cá nhân biên soạn thuật ngữ phục vụ cho các chuyên ngành khác nhau, đặc biệt
là thuật ngữ trong tiếng Anh, ngôn ngữ đã trở nên phổ biến hàng đầu trên thế
giới. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, thuật ngữ là bộ
phận phát triển mạnh nhất so với các bộ phận khác trong từ vựng. Thuật ngữ
phát triển theo sự phát triển của khoa học thuật ngữ trong các ngôn ngữ cũng ra
đời rất nhanh để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Vì thế cần thiết phải có ngày càng nhiều các đề tài nghiên cứu về thuật ngữ. Ở
Việt Nam cũng đã có những luận án, luận văn và những nghiên cứu về thuật ngữ
thương mại, thuật ngữ công nghệ thông tin
Tuy nhiên, có một mảng thuật ngữ còn chưa được quan tâm nghiên cứu
nhiều ở Việt Nam là thuật ngữ mỹ thuật. Thuật ngữ mỹ thuật tuy không phải là
mảng thuật ngữ ngữ phát triển nhanh nhất, nhưng cũng không nằm ngoài sự phát

triển chung của thuật ngữ: tăng đều theo thời gian. Thêm vào đó, sinh viên và
những người làm về mỹ thuật ở Việt Nam nói chung lại không thể không đụng
chạm tới các thuật ngữ này. Bản thân những người làm công tác giảng dạy như
chúng tôi cũng thấy khó khăn khi mà sự nghiên cứu thuật ngữ mỹ thuật ở Việt
Nam chưa đáp ứng được nhu cầu học tập nghiên cứu: chưa có cuốn từ điển hay

2
một công trình nghiên cứu thuật ngữ mỹ thuật công nghiệp nào. Thậm chí, một
tài liệu tiếng Anh chuyên ngành làm cơ sở cho việc giảng dạy và học tập một
cách chính thống cũng chưa có. Trong khi đó, mỹ thuật đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống tinh thần, mỹ thuật cũng như các ngành khác yêu cầu ngày một
cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là lý do các họa sĩ phải có ý thức tự vươn lên, có
kiến thức chuyên môn sâu, biết kết hợp các yếu tố trong và ngoài nước. Để tạo
điều kiện cho các nhà chuyên môn học hỏi, luận văn của chúng tôi lấy thuật ngữ
mỹ thuật làm đối tượng khảo sát, mong muốn được đặt nền móng đầu tiên cho
mảng thuật ngữ mỹ thuật, giúp thêm tư liệu cho việc giảng dạy tiếng Anh ở lĩnh
vực mỹ thuật đang còn rất hiếm hoi tài liệu.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a/ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh
và tiếng Việt. Đó là những thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong
lĩnh vực mỹ thuật.
b/ Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là bước đầu khảo sát thuật ngữ mỹ
thuật trong tiếng Anh và tiếng Việt để làm sáng tỏ những đặc trưng của hệ thuật
ngữ trong mỗi ngôn ngữ. Từ đó đề xuất ý kiến góp phần biên soạn giáo trình
chuyên ngành cho sinh viên mỹ thuật.
c/ Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá những quan điểm lý luận trong việc nghiên cứu thuật ngữ
và thuật ngữ mỹ thuật của các nhà nghiên cứu thế giới và các nhà nghiên cứu

Việt Nam. Từ đó xác định cơ sở lý luận cho luận văn.
Phân biệt thuật ngữ và danh pháp, thuật ngữ mỹ thuật trong tiếng Anh
theo các con đường hình thành, kiểu ngữ nghĩa và đặc điểm cách thức biểu thị
của thuật ngữ mỹ thuật.

3
Khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh về mặt cấu
tạo. Xác định các loại mô hình kết hợp giữa các thành tố để tạo thành thuật ngữ
mỹ thuật ở tiếng Anh và tiếng Việt. Trên cơ sở đó tìm ra sự khác biệt và tương
đồng giữa các thành tố cấu tạo nên hệ thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ.
Khảo sát các kiểu dịch tương đương và một số thủ pháp được sử dụng
trong chuyển dịch tương đương và không tương đương thuật ngữ mỹ thuật Anh -
Việt.
3. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a/ Tư liệu nghiên cứu : Tư liệu nghiên cứu của luận văn gồm 843 thuật
ngữ mỹ thuật tiếng Anh được lựa chọn từ những tài liệu sau:
1. Buckett (2000), câu chuyện nghệ thuật, Nxb tổng hợp HCM
2. Design in Finland (1989) ,The Finnish Foreign Trade Association, Finland
3. Encyc of mosaic(Từ điển bách khoa vẽ trang trí)
4. Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb thành phồ HCM.
5. Đặng Thị Bích Ngân (2002) , Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, Nxb
Giáo dục.
6. Nguyễn Long Tuyền (2001), Vật liệu, công nghệ và kỹ thuật của nghệ thuật
ứng dụng và nghệ thuật tạo hình - NCKH cấp bộ
7. Oxford advanced learner’s dictionary Oxford university press 1995
8. Rethinking Design (1992), Mohawk Paper Mills, Inc
9. Từ điển Anh -Việt (English-Vietnamese Dictionary unabridged), Nxb Giáo
dục 1995.
10.Từ điển Anh -Việt (English-Vietnamese Dictionary unabridged), Nxb
Khoa học Xã hội 1993.

11.Từ điển Anh-Việt & Việt-Anh thường dùng (English–Vietnamese and
Vietnamese - English Dictionary), Nxb Khoa học Xã hội- Hà Nội.
12. Từ điển Việt –Anh, Nxb Thế giới 1995.

4
13. Thuật ngữ Mỹ thuật Pháp-Việt & Việt- Pháp,UBKHXHVN-Viện Ngôn ngữ
học 1970
b/ Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các thủ pháp phân tích ngôn ngữ học
thống kê, phân tích cấu trúc và phân tích ngữ nghĩa các thuật ngữ khảo sát. Từ
đó xác định các đặc điểm của thuật ngữ mỹ thuật Anh-Việt. Chúng tôi cũng sử
dụng thủ pháp so sánh đối chiếu các thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh với thuật ngữ
mỹ thuật tiếng Việt để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ mỹ
thuật tiếng Anh và tiếng Việt.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được
trình bày ở 3 chương sau:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận.
Chương 2: Đặc điểm của thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh.
Chương 3: Bước đầu khảo sát thuật ngữ mỹ thuật tiếng Việt và so sánh với
hệ thuật ngữ mỹ thuật tiếng Anh.


5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm thuật ngữ
Hiện có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau của các tác giả trong
nước cũng như ngoài nước về thuật ngữ. Trong luận văn này chúng tôi chỉ đưa ra
một số định nghĩa tiêu biểu.
Trong tiếng Nga, thuật ngữ được định nghĩa như sau.

- Có những định nghĩa chỉ ra sự phân định giữa một bên là thuật ngữ, còn bên
kia là từ thông thường. Chẳng hạn, H .Π.Kyзьин chỉ ra rằng: “Cả về hình thức
lẫn nội dung không thể tìm thấy ranh giới thực nào giữa từ thông thường, từ phi
chuyên môn với từ của vốn thuật ngữ. Đường ranh giới hiện thực, khách quan
giữa hai loại từ này về thực chất là một đường ranh giới ngoài ngôn ngữ. Nếu
như từ thông thường, từ phi chuyên môn tương ứng với đối tượng thông dụng,
thì từ của vốn thuật ngữ lại tương ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một
số lượng hạn hẹp các chuyên gia biết đến” [40tr.145] Г.О.Винokyp lại cho rằng:
“Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà chỉ là từ có chức năng đặc biệt
[…] đó là chức năng gọi tên ” [41tr.5-6]. Nhiều tác giả đã đồng tình với quan
điểm trên, trong đó có A. И. Moиceeв khi viết: “Chính biên giới giữa thuật ngữ
và phi thuật ngữ không nằm giữa các loại từ và cụm từ khác nhau mà nằm trong
nội bộ mỗi từ và cụm từ định danh” [42 tr.31]. B.B Bиногpaдов đã nêu rõ hơn:
“Trước hết, từ thực hiện chức năng định danh, nghĩa là hoặc nó là phương tiện
biểu thị, lúc đó nó chỉ là một ký hiệu giản đơn, hoặc nó là phương tiện của định
nghĩa logic, lúc đó nó là thuật ngữ khoa học” [43tr.12] .Một số nhà ngôn ngữ học
khác lại xác định thuật ngữ trong mối quan hệ giữa nó với khái niệm. Chẳng hạn,
các soạn giả của “Đại Bách khoa toàn thư Xô - viết” đã định nghĩa: “Thuật ngữ
là một từ hoặc một cụm từ chỉ ra một cách chính xác khái niệm và quan hệ của
nó với những khái niệm khác trong giới hạn của phạm vi chuyên ngành. Thuật
ngữ là cái biểu thị vốn đã chuyên biệt hoá, hạn định hoá về sự vật, hiện tượng,

6
thuộc tính và quan hệ của chúng đặc trưng cho phạm vi chuyên môn đó” [44 tr.
473- 474]. Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” O.C. Axмaнoвa giải
thích: “Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ của ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa
học, ngôn ngữ kỹ thuật v.v) được sáng tạo ra (được tiếp nhận, được vay mượn
v.v.) để biểu thị chính xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng
chuyên môn”. [45tr.474].
Thuật ngữ được định nghĩa như sau trong tiếng Anh

Term: a word or expression used in relation to a particular subject, often to
describe something official or technical. [47] (Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm
từ dùng để diễn tả một vật cụ thể, thường được dùng để mô tả chuyên môn hoặc
trong kỹ thuật)
Term: To give something a name or to describe it with a particular expression.
[47] (Thuật ngữ là tên gọi cho một sự vật gì đó hoặc mô tả nó với một cụm từ
đặc biệt)
Term: to say what the meaning of something,especially a word, is: in this
dictionary ‘reality’ is defined as ‘the state of things as they are, rather than as
they are imagined to be’.[47] (Thuật ngữ là một từ đặc biệt dùng để diễn tả nghĩa
của một sự vật gì đó: Theo như từ điển thì thuật ngữ được định nghĩa như là
‘trạng thái của sự vật như là nó có, hơn là người ta đặt tên cho nó.)
Term: a word or phrase used as the name of something, especially one connected
with a particular subject or used in a particular type of language. [10] (thuật ngữ
là một từ hoặc một cụm từ là tên gọi cho một sự vật gì đó, đặc biệt có quan hệ
với ngành chuyên môn hoặc được sử dụng trong tiếng lóng)
Term: a word or compound word used in a specific context [49] (Thuật ngữ là
một từ hoặc từ ghép được sử dụng trong một ngữ cảnh đặc biệt).
Ở Việt nam, các nhà ngôn ngữ học cũng hết sức quan tâm đến lĩnh vực
thuật ngữ và những định nghĩa về thuật ngữ ngày một đầy đủ, chính xác. Hoàng

7
Xuân Hãn, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Vũ Quang Hào,
Nguyễn Thiện Giáp và một số nhà nghiên cứu khác cũng đã đưa ra những định
nghĩa về thuật ngữ. Theo Hoàng Xuân Hãn, “Thuật ngữ hay danh từ khoa học là
những từ ngữ biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm của một
ngành khoa học nhất định” [13]. Theo Nguyễn Văn Tu trong cuốn “Khái luận
ngôn ngữ học” [22,tr. 176]: “Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành
khoa học, kỹ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật v.v. và có một ý nghĩa đặc
biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên”

Đến năm 1968 ông đưa ra định nghĩa chỉ nhấn mạnh khái niệm mà các thuật ngữ
biểu thị: “Thuật ngữ là những từ và những từ tố cố định để chỉ những khái niệm
của một ngành khoa học nào đó, ngành sản xuất hay ngành văn hoá nào đó v.v. ”
[23, tr.114].
Trong “Giáo trình Việt ngữ, tập 2”, Đỗ Hữu Châu viết “Thuật ngữ là những từ
chuyên môn được sử dụng trong phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp
hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hoá học,
toán học, thương mại, ngoại giao v.v Đặc tính của những từ này là phải cố
gắng chỉ có một nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện
tượng khoa học, kỹ thuật nhất định”. [2, tr.167].
Trong giáo trình từ vựng học tiếng Việt – tái bản năm 1998 của Nguyễn Thiện
Giáp đã đưa ra quan điểm rõ ràng, súc tích về những đặc trưng của thuật ngữ,
ông viết: “Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm
những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của các loại khái niệm và các
đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người” [7, tr.270] .
Trong hàng loạt những quan điểm của các học giả trong và ngoài nước về
định nghĩa thế nào là thuật ngữ, chúng tôi nhận thấy một chút khác nhau giữa các
học giả Châu Âu và các học giả trong nước ở chỗ có những định nghĩa chỉ ra sự
phân định giữa một bên là thuật ngữ, còn bên kia là từ thông thường - Chẳng

8
hạn, H .Π.Kyзнин, hoặc Г.О.Винokyp, và Online Etymology Dictionary – word
origins - word lại cho rằng: Thuật ngữ - đó không phải là một từ đặc biệt mà
chỉ là từ có chức năng đặc biệt - đó là chức năng gọi tên. Một số nhà ngôn ngữ
học khác lại xác định thuật ngữ trong mối quan hệ giữa nó với khái niệm. Còn
các học giả trong nước cho rằng thuật ngữ hay danh từ khoa học là những từ ngữ
biểu thị một khái niệm xác định thuộc những khái niệm của một ngành khoa học
nhất định - theo Hoàng Xuân Hãn. Nhiều tác giả còn đề nghị thêm rằng thuật
ngữ cần phải có tính ngắn ngọn (chẳng hạn như [13,tr. 131], [36, tr.59]). Tuy có
những ý kiến khác nhau, nhưng các nhà khoa học ở trong nước cũng như nước

ngoài đều nhất trí và nhất mạnh hai điểm cơ bản sau:
Một là, thuật ngữ phải chính xác.
Hai là, thuật ngữ phải có tính hệ thống.
Chúng tôi thấy rằng ngoài hai điểm quan trọng nêu trên, còn phải thấy một số
yêu cầu khác nữa quan trọng đối với thuật ngữ.
Sau đây chúng tôi đi vào cụ thể hơn nội dung yêu cầu đối với thuật ngữ. Đây
chính là cơ sở để chúng ta xem xét, đánh giá việc xây dựng các thuật ngữ mỹ
thuật.
1.2. Phân biệt thuật ngữ và danh pháp
Buнoкyp đã định nghĩa danh pháp như sau: “Danh pháp thì khác hệ thuật ngữ,
nó chỉ là một hệ thống các phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, mà mục đích
duy nhất là ở chỗ cấp cho ta cái phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để
gọi tên các đồ vật, các đối tượng không quan hệ trực tiếp với những đòi hỏi của
tư duy lý luận hoạt động với những sự vật này”.
Hệ thuật ngữ trước hết gắn liền với hệ thống các khái niệm của một khoa học
nhất định. Còn danh pháp là toàn bộ những tên gọi được dùng trong một ngành
chuyên môn nào đó, nó không gắn trực tiếp với các khái niệm của khoa học này
mà chỉ gọi tên các sự vật trong khoa học đó mà thôi. Như là, trong kỹ thuật, một

9
cái máy có hàng nghìn chi tiết đều có tên gọi của nó thì đó thuộc về danh pháp
chứ không phải thuật ngữ. Trong địa lý học các từ như: biển, sông, núi , sa mạc
v.v… là các thuật ngữ, còn các tên biển, tên sông, tên hồ v.v. cụ thể như sông
Hồng, sông Đà, núi Trường Sơn, vịnh Cam Ranh, hồ Núi Cốc v.v. là danh pháp.
Trong thực vật học, các từ cây, lá, cành v.v. là thuật ngữ, còn tên các cây, các
loại hoa, loại quả cụ thể là danh pháp. Như vậy, về mặt chức năng, danh pháp
giống với các tên riêng. Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối tượng.
Thuật ngữ có thể được cấu tạo trên cơ sở các từ hoặc các hình vị có ý nghĩa sự
vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng với ý nghĩa của các từ tạo
nên chúng, còn danh pháp có thể được quan niệm là một chuỗi kế tiếp nhau của

các chữ cái (vitamin A, vitamin B v.v…) là một chuỗi các con số (NU 76, TU
108 , XH 76) hay bất kỳ cách gọi tên võ đoán nào.
Qua tìm hiểu những định nghĩa trên ta thấy thuật ngữ khoa học là bộ phận
từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên
gọi chính xác của những khái niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực
chuyên môn của con người, thuật ngữ khoa học là lớp từ vựng được sử dụng hạn
chế về mặt xã hội, chúng không giống với các cụm từ thông thường. Nghĩa các
từ ngữ thông thường có thể biểu thị sắc thái tình cảm, thái độ đánh giá của con
người, có thể mang tính đa nghĩa, có thể đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, trong
khi thuật ngữ chỉ mô tả một khái niệm, mang một nghĩa, chúng biểu thị khái
niệm xác định trong ngành khoa học, kỹ thuật nên chúng tuân thủ tính chặt chẽ
của nó.
Từ những định nghĩa trên chúng ta rút ra những đặc điểm của thuật ngữ như sau:
 Về cấu trúc: thuật ngữ là một từ, một cụm từ.
 Về nội dung: thuật ngữ biểu hiện duy nhất một nghĩa, một khái niệm.
 Về sử dụng: thuật ngữ được sử dụng trong một ngành nhất định, một lĩnh vực
khoa học nhất định.

10
Tóm lại: Thuật ngữ là một từ hoặc một cụm từ biểu thị chính xác khái niệm,
đối tượng được sử dụng trong một ngành khoa học cụ thể.
Chúng tôi chọn định nghĩa này để làm việc khi khảo sát hệ thuật ngữ mỹ thuật
tiếng Anh.
1.3. Đặc điểm, tính chất của thuật ngữ
Như phần trên đã đưa ra những định nghĩa về thuật ngữ và chúng ta cũng
thống nhất rằng: Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn
ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố định, là tên gọi chính xác những khái
niệm và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người. Cũng
như từ nghề nghiệp, thuật ngữ khoa học là lớp từ vựng được sử dụng hạn chế bởi
những người cùng ngành chuyên môn nhất định. Thuật ngữ cũng tham gia vào từ

vựng của ngôn ngữ văn học như từ nghề nghiệp. Tuy nhiên, thuật ngữ khoa học
có những đặc điểm riêng khác với từ nghề nghiệp và các lớp từ vựng khác. Mặc
dù có những quan điểm khác nhau về thuật ngữ nhưng năm đặc tính cơ bản của
thuật ngữ là:
1. Tính xác định về nghĩa
2. Tính hệ thống
3. Tính một nghĩa
4. Tính quốc tế
5. Tính không biểu thị sắc thái tình cảm
1.3.1. Tính xác định về nghĩa
Thuật ngữ là bộ phận từ vựng đặc biệt dùng trong một ngành khoa học cụ
thể nào đó. Mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm nhưng ý nghĩa từ
vựng của các từ thông thường không đồng nhất với khái niệm mà chúng gọi tên,
trong khi đó thuật ngữ phụ thuộc chặt chẽ vào khái niệm của một ngành khoa
học nào đó. Nói đến thuật ngữ là nói đến tính xác định của nghĩa hoặc khái niệm
mà nó biểu hiện mà không gây nhầm lẫn. Đối với từ ngữ thông thường ý nghĩa

11
từ vựng có thể thay đổi trong mỗi một văn cảnh khác nhau, còn đối với thuật ngữ
thì không thế. Trong mọi văn cảnh khác nhau, cũng như khi đứng một mình,
thuật ngữ không thay đổi về nội dung.
Ví dụ: biscuit - Trong thuật ngữ mỹ thuật chỉ có nghĩa - mầu nâu nhạt
Đối với ngôn ngữ thông thường thì tuỳ từng ngữ cảnh mà nó mang nghĩa là:
bánh bích qui hoặc đồ sứ mới nung lần đầu trước khi tráng men.
1.3.2. Tính hệ thống
Thuật ngữ là một bộ phận của ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ của bất kỳ một
quốc gia nào cũng mang tính hệ thống. Bởi vì thuật ngữ là từ, cụm từ biểu đạt
chính xác một khái niệm của một chuyên ngành nào đó. Thuật ngữ phải nằm
trong hệ thống từ vựng chung của một ngôn ngữ, mỗi lĩnh vực khoa học đều có
một khái niệm chặt chẽ được thể hiện ra bằng hệ thống các thuật ngữ của mình.

Giá trị của mỗi thuật ngữ đều được xác định bởi mối quan hệ của nó với những
khác trong hệ thống ấy. Nếu tách một thuật ngữ ra khỏi hệ thống của nó thì nội
dung thuật ngữ của nó không còn nữa. Trong tiếng Anh, tính hệ thống của thuật
ngữ thể hiện ở sự lệ thuộc lẫn nhau của các hình thái ngữ pháp phái sinh trong
việc cấu tạo và biến đổi từ, chẳng hạn:
1. encaustic

2. encaustic painting
3. paint brush
4. paint- box
5. paint
6. dead – colour
thuật vẽ sáp mầu, thuật vẽ sáp nung. Thuật ngữ này
được cấu tạo từ thân từ caustic và tiền tố en.
mầu pha sáp
bút vẽ
hộp thuốc vẽ
thuốc màu
mầu lót bức hoạ - được tạo nên từ tính từ dead : chết và
danh từ colour: mầu sắc.


12
Nếu tách encaustic ra khỏi lĩnh vực thuật ngữ mỹ thuật thì nó chỉ có nghĩa là
chất ăn da, hoặc có nghĩa là chất kiềm. Tương tự, nếu tách dead ra khỏi lĩnh vực
thuật ngữ mỹ thuật thì nó chỉ có nghĩa là: chết. Và nếu tách colour ra khỏi lĩnh
vực thuật ngữ mỹ thuật thì nó chỉ có nghĩa là “mầu sắc”.
1.3.3. Tính một nghĩa
Chính vì thuật ngữ có tính xác định về nghĩa và tính hệ thống nên đã qui
định tính một nghĩa của thuật ngữ. Một đơn vị từ vựng thông thường có thể

mang nhiều nghĩa khác nhau trong mỗi một ngữ cảnh khác nhau, nhưng một
thuật ngữ lý tưởng là thuật ngữ phản ánh được đặt trưng cơ bản, nội dung bản
chất của khái niệm. Để có một thuật ngữ chính xác thì trong nội bộ một ngành
khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện và ngược lại một
thuật ngữ chỉ được dùng để chỉ một khái niệm. Như vậy thuật ngữ không có tính
đa nghĩa. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa thuật ngữ chỉ tham gia vào một
hệ thống mà nó có thể tham gia vào nhiều hệ thống khác nhau, nhưng trong cùng
một hệ thống, mỗi chỉ có một nghĩa mà thôi, trường hợp một thuật ngữ tham gia
nhiều hệ thống thuật ngữ như trên đa số các nhà ngôn ngữ học cho là hiện tượng
đồng âm. Ví dụ: term (tiếng Anh) nghĩa trong ngôn ngữ là “thuật ngữ”, còn
nghĩa thông dụng là “giới hạn, quan hệ”.
1.3.4. Tính quốc tế
Theo Nguyễn Thiện Giáp [8,tr.120] thuật ngữ là một bộ phận từ vựng đặc
biệt, biểu thị những khái niệm khoa học chung cho những người nói các ngôn
ngữ khác nhau, do đó, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết và
bổ ích, thúc đẩy tiến trình phát triển khoa học của loài người nói chung, những
khái niệm khoa học mà thuật ngữ biểu thị là tài sản chung của nhân loại. Đối với
tính quốc tế của thuật ngữ người ta thông thường chỉ chú ý tới biểu hiện hình
thức cấu tạo của nó, theo chúng tôi, tính quốc tế của thuật ngữ không phải chỉ
được thể hiện ở mặt hình thức cấu tạo ngữ âm, mà còn thể hiện ở hình thái bên

13
trong của nó (nghĩa là cách chọn đặc trưng của sự vật, khái niệm … làm cơ sở
định danh cho việc đặt thuật ngữ ), các ngôn ngữ dùng những thuật ngữ giống
hoặc tương tự nhau.Ví dụ:
Tiếng Pháp : radio
Tiếng Anh : radio
Tiếng Đức : radio
Tiếng Việt : radio
Tính quốc tế của thuật ngữ thể hiện ở hình thức cấu tạo cũng chỉ là tương đối

vì dường như không có thuật ngữ nào có sự thống nhất ở tất cả các ngôn ngữ,
mức độ thống nhất của tất cả các thuật ngữ là khác nhau, tính thống nhất của
mỗi ngôn ngữ phụ thuộc vào truyền thống lịch sử, như tiếng Việt và một số tiếng
khác ở Đông Nam Á như Nhật Bản, Triều Tiên v.v. xây dựng thuật ngữ phần lớn
dựa trên cơ sở các yếu tố gốc Hán.
1.3.5. Tính không biểu cảm
Đọc một câu thơ, một câu chuyện thông thường, chúng ta có thể hiểu,
hoặc tưởng tượng ra cảnh đẹp, hoặc rung động theo mức độ cảm nhận khác nhau
của người đọc, khả năng dùng từ ngữ của tác giả làm người đọc buồn vui, yêu
ghét, hoặc cảm thụ vẻ đẹp được tạo nên của đoạn thơ, đoạn văn đó - khả năng
này chính là giá trị tu từ học của một từ. Trong một hệ thống thuật ngữ chặt chẽ
không cho phép có hiện tượng như vậy. Mọi thuật ngữ khoa học không có giá trị
tu từ học trong hệ thống của mình, nói một cách khác nó trung hoà về biểu cảm.
Thuật ngữ là những từ ngữ không mang giá trị biểu cảm như các từ ngữ trong
phong cách văn học, nghệ thuật hay đời thường, bởi chúng được tạo ra là chỉ để
biểu thị những khái niệm của một ngành khoa học xác định và phụ thuộc vào sự
phát triển của ngành khoa học đó.
Thực tế thuật ngữ là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có quan
hệ với các từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Cả từ thông thường lẫn thuật ngữ

14
đều chỉ sự chi phối của các qui luật ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp của ngôn
ngữ nói chung, do đó thuật ngữ không cách biệt hoàn toàn với từ toàn dân và các
lớp từ vựng khác không phải thuật ngữ.
Như vậy, chính vì tính chất riêng của thuật ngữ khoa học là không mang
sắc thái biểu cảm đã làm cho nó phân biệt rõ với từ trong từ vựng thông thường,
từ nghề nghiệp, tiếng lóng và biệt ngữ mặc dù từ nghề nghiệp, tiếng lóng, biệt
ngữ cũng đều được dùng trong những phạm vi xã hội hạn hẹp.
1.4. Thuật ngữ gốc Ấn Âu và thuật ngữ tiếng Việt
Trong hai ngôn ngữ Việt, Anh đều có số lượng đáng kể các thuật ngữ được tạo ra

từ nguồn gốc Ấn Âu. Vì chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của
con người nên thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu và thuật ngữ tiếng Việt giống nhau về
mặt nội dung nhưng về mặt hình thức lại khác nhau. Thuật ngữ Ấn Âu là thuật
ngữ biến hình còn thuật ngữ Việt là thuật ngữ không biến hình.
1.4.1. Đặc điểm của thuật ngữ nguồn gốc Ấn Âu
Ngôn ngữ Ấn Âu là loại hình khuất chiết có những đặc điểm sau:
1. Có sự đối lập mờ nhạt giữa căn tố và yếu tố hư.
2. Có sự đối lập rõ nét giữa yếu tố cấu tạo từ và biến tố.
3. Có sự đối lập rành mạch giữa các từ loại.
4. Hiện tượng hợp dạng phát triển mạnh mẽ.
5. Trật tự từ tự do.
6. Số lượng yếu tố cấu tạo từ hữu hạn.
7. Ít từ ghép.

15
8. Hiện từ đồng nghĩa giữa các yếu tố ngữ pháp phát triển mạnh.
9. Có phạm trù ngữ pháp gọi là “giống” hoặc có hiện tượng chia danh từ
thành“loại”.
10. Phạm trù “ từ” thể hiện ra một cách rõ ràng.
11. Trật tự cú pháp thường là “ chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ”.
12. Mệnh đề phụ phát triển.
13. Số lượng nguyên âm lớn.
Các ngôn ngữ Ấn Âu là ngôn ngữ biến đổi hình thái nên về mặt hình thức
chúng có sự biến đổi về hình thái cho phù hợp với các quan hệ ngữ pháp, phù
hợp với các ngôi, thời, thể, giống, số, cách. Ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp
phải tuân theo nguyên tắc, không thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng
và phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
1.4.2. Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt
1. Từ tương đối ngắn
2. Có sự phân biệt mờ nhạt giữa các từ loại (có hiện tượng chuyển loại)

3. Sử dụng ‘từ hình thức’ thay cho biến tố
4. Trật tự từ cố định
5. ‘Từ’ với tư cách là 1 đơn vị ngôn ngữ thể hiện ra một cách không thật rõ
ràng
6. Mệnh đề thể hiện rõ
7. Trật tự cú pháp chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ
8. Hay dùng mệnh đề phụ

16
Vì thuật ngữ Việt không biến đổi hình thái nên quan hệ giữa các từ với nhau về
mặt hình thái rất yếu. Một thuật ngữ trong tiêng Việt có thể là một từ đơn hoặc là
một thuật ngữ phức, được cấu tạo bằng các tổ hợp từ, yếu tố cấu tạo từ lại với
nhau. Được thể hiện trong những ví dụ sau
* Dùng từ đơn làm thuật ngữ:
tranh, tượng, mộc (mộc: còn nguyên bản gốc, chưa có tác động)
* Dùng phương thức ghép làm thuật ngữ:
tranh + phóng to → tranh phóng to
tượng + bán thân → tượng bán thân
tượng + toàn thân → tượng toàn thân
bản + mộc → bản mộc
1.4.3. Yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam
Như trên đã trình bày, thuật ngữ nằm trong hệ thống ngôn ngữ, do vậy
thuật ngữ tiếng Việt phải sử dụng từ vựng của tiếng Việt, để đảm bảo được tính
dễ hiểu cũng như là bảo vệ và phát triển được ngôn ngữ dân tộc. Các thuật ngữ
khoa học kỹ thuật phải được coi là một bộ phận có tính chất riêng trong từ vựng
tiếng Việt.
Bởi vì khái niệm khoa học không phải riêng của người Việt mà là tài sản
chung của các dân tộc nói các tiếng khác nhau do vậy nó phải có mối tương quan
với các dân tộc và quốc tế. Tiêu chí quan trọng nhất là phải bảo đảm tính chính
xác của khái niệm, muốn vậy, thuật ngữ chỉ nên có một nghĩa, tránh hiện tượng

đồng nghĩa, đồng âm. Thuật ngữ phải phản ánh những đặc trưng cần và đủ của
khái niệm - để thẩm định tính chính xác của thuật ngữ cần nắm vững nội dung

17
khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt. Theo hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật
ngữ do Ủy Ban Khoa Học nhà nước tổ chức năm 1964 ở Hà Nội đã đưa ra:
1. Tính khoa học, cụ thể phải chính xác, có hệ thống, ngắn gọn
2. Tính dân tộc, nghĩa là có mầu sắc ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với đặc điểm
tiếng Việt
3. Tính đại chúng, nghĩa là quần chúng dễ dùng (dễ nhớ, dễ hiểu, dễ nói, dễ viết,
dễ đọc)
Ngoài ra, chúng ta có thể mượn cả yếu tố Ấn, Âu để tạo từ, như vậy có ba nguồn
xây dựng thuật ngữ là:
Lớp thuật ngữ thuần Việt
Lớp thuật ngữ Hán Việt
Lớp thuật ngữ Ấn Âu
1.4.4. Nguyên tắc vay mượn
Việc mượn thuật ngữ nước ngoài có một số điểm nổi nên đáng chú ý như sau:
a) Trước đây các thuật ngữ bằng ngôn ngữ Ấn Âu thường được chuyến
dịch thông qua lớp từ Hán Việt thì hiện nay đang có chiều nghiêng hẳn về xu
hướng tiến sát đến nguyên dạng hoặc dùng nguyên dạng vì không gây ra “ sai
lạc” hay “nhầm lẫn” có thể dẫn đến nguy hiểm (như trong ngành y).
b) Phiên chuyển có gạch nối và phiên chuyển viết liền. Cách phiên chuyển
có gạch nối cho đến nay có phần tỏ ra “lỗi thời” ở các sách báo chuyên ngành
nhưng lại khá thông dụng ở các tờ báo mang tính quảng đại do bởi mục đích và
đối tượng phục vụ cũng như tính chất của từng loại ấn phẩm. Cùng với cách
phiên chuyển sử dụng gạch nối giữa các âm tiết (thành tố) của một thuật ngữ thì
cách phiên chuyển theo kiểu viết liền cũng là một hướng đang được không ít
sách báo sử dụng. Ví dụ: hêrôin, đôla , lôgic,…
c) Việc Việt hóa các thuật ngữ nước ngoài theo hướng dịch sang tiếng

Việt là cách làm truyền thống. Đương nhiên là trong khi chuyển dịch sang tiếng

18
Việt thì có sử dụng yếu tố Hán Việt, nhưng cách này đang bị thay dần bởi cách
để nguyên dạng.
Trên cơ sở trình bày lại một số vấn đề lý luận về thuật ngữ trong nước
cũng như ngoài nước, luận văn chọn định nghĩa chung nhất để làm việc. “Thuật
ngữ là một từ hoặc một cụm từ, biểu thị chính xác khái niệm, đối tượng và
được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học nhất định”. Thuật ngữ có những
đặc điểm được tuyệt đại đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận là tính chính xác,
tính hệ thống, tính quốc tế, ngoài ra các tác giả khác nhau còn nêu nên những
yêu cầu khác nữa đối với thuật ngữ, chẳng hạn, tính đại chúng (dễ dùng), tính
ngắn gọn, tính dân tộc Chúng tôi chọn định nghĩa trên làm cơ sở cho công việc
khảo sát và miêu tả của mình. Trên cơ sở lý luận chung nhất về thuật ngữ chúng
tôi coi đây là tiêu chí quan trọng để xây dựng thu thập ngữ liệu cho đối tượng
nghiên cứu trong luận văn.
1.5. Thuật ngữ mỹ thuật
Để hiểu thuật ngữ mỹ thuật, trước tiên hãy tìm hiểu quan niệm thế nào là mỹ
thuật. Mỹ thuật (art) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
1.5.1. Bằng tiếng Anh
* Art is the process or product of deliberately arranging elements in a way that
appeals to the senses or emotions. It encompasses a diverse range of human
activities, creations, and modes of expression …[52] (Mỹ thuật là một phương
pháp kỹ thuật hoặc sản phẩm được sắp xếp tính toán cân nhắc kỹ lưỡng các yếu
tố để hấp dẫn những cảm xúc hoặc tình cảm. Nó chứa đựng hàng loạt những hoạt
động khác nhau của con người, sự sáng tạo, và những mẫu mã thể hiện…)
* The definition and evaluation of art has become especially problematic since
the early 20th century. Richard Wollheim distinguishes three approaches: the
Realist, whereby aesthetic quality is an absolute value independent of any human


19
view; the Objectivist, whereby it is also an absolute value, but is dependent on
general human experience; and the Relativist position, whereby it is not an
absolute value, but depends on, and varies with, the human experience of
different humans. [52] (Định nghĩa và đánh giá về mỹ thuật ngày càng trở thành
vấn đề đặc biệt từ đầu thế kỷ 20. Richard Wollheim phân định thành ba khái
niệm: Theo chủ nghĩa hiện thực giá trị chất lượng thẩm mỹ hoàn toàn phụ thuộc
vào quan niệm của mỗi người; theo chủ nghĩa khách quan, nó cũng có giá trị,
nhưng phụ thuộc vào trải nghiệm chung của con người; và theo chủ nghĩa tương
đối luận thì nó hoàn toàn không có giá trị, nhưng nó phụ thuộc, và khác nhau với
những con người khác nhau và những trải nghiệm khác nhau)
* The nature of art has been described by Richard Wollheim as "one of the most
elusive of the traditional problems of human culture". It has been defined as a
vehicle for the expression or communication of emotions and ideas, a means for
exploring and appreciating formal elements for their own sake ,…[47] ( ý nghĩa
tự nhiên của mỹ thuật được Richard Wollheim miêu tả như là “một trong những
mục tiêu lớn nhất về vấn đề văn hóa truyền thống của loài người”. Nó được nhìn
nhận như là một phương tiện để diễn tả hoặc kết nối những tình cảm, những ý
tưởng, là phương tiện cho việc khám phá và đánh giá những yếu tố tạo thành cho
mục đích riêng của họ)
* Benedetto Croce and R.G. Collingwood advanced the idealist view that art
expresses emotions, and that the work of art therefore essentially exists in the
mind of the creator. …[47] (Benedetto Croce và R.G. Collingwood đề xuất ý
tưởng quan điểm của họ rằng mỹ thuật là phương tiện diễn tả tình cảm, và tác
phẩm mỹ thuật vì vậy tồn tại đặc biệt trong tư duy của người tạo ra nó)

20
* Art can describe several things: a study of creative skill, a process of using the
creative skill, a product of the creative skill, or the audience’s experience with
the creative skill. The creative arts (art as discipline) are a collection of

disciplines (arts) that produce artworks (art as objects) that are compelled by a
personal drive (art as activity) and echo or reflect a message, mood, or
symbolism for the viewer to interpret (art as experience). Artworks can be
defined by purposeful, creative interpretations of limitless concepts or ideas in
order to communicate something to another person. Artworks can be explicitly
made for this purpose or interpreted based on images or objects. [54] (mỹ thuật
có thể miêu tả một vài điểm sau: nghiên cứu việc sáng tạo kỹ năng, quá trình sử
dụng sáng tạo kỹ năng, sản phẩm của sáng tạo kỹ năng, hoặc kinh nghiệm của
người xem với kỹ năng sáng tạo. Sáng tạo mỹ thuật (mỹ thuật như là sự rèn
luyện) là tổng hợp của sự rèn luyện mỹ thuật mà sản phẩm mỹ thuật là bắt buộc
sự nỗ lực của mỗi cá nhân (mỹ thuật coi như là hoạt động) và là mô phỏng hoặc
phản ánh lời nhắn gửi, tình cảm, hoặc biểu tượng cho người xem với diễn giải
của từng cá nhân. Tác phẩm mỹ thuật có thể định nghĩa là được tạo nên do bởi
kết quả, thể hiện sáng tạo những khái niệm, ý tưởng không giới hạn cốt để liên
kết cái gì đó với con người. Tác phẩm mỹ thuật có thể được tạo nên rõ ràng cho
mục đích này hoặc được thể hiện dựa trên những hình ảnh, những hiện vật.
* Art is something that stimulates an individual's thoughts, emotions, beliefs, or
ideas through the senses. It is also an expression of an idea and it can take many
different forms and serve many different purposes.[53] (tác phẩm mỹ thuật là
một cái gì đó kích thích tư duy cá nhân, tình cảm, lòng tin, hoặc những ý tưởng
thông qua giác quan. Nó cũng là phương tiện diễn tả ý tưởng và nó được tạo nên
theo nhiều dạng khác nhau và phục vụ nhiều mục đích khác nhau)
1.5.2. Bằng tiếng Việt

×