Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Góp phần tìm hiểu thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật trong tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





BÙI THU HÒA




GÓP PHẦN TÌM HIỂU THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ
CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG ANH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

Mã số: 5 04 08



Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Quang Thiêm




HÀ NỘI - 2004

MỤC LỤC




MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I: MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN
THÀNH NGỮ CÓ THÀNH TỐ CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT
TRONG TIẾNG ANH Error! Bookmark not defined.
1.0. Đặt vấn đề Error! Bookmark not defined.
1.1.Những quan điểm về thành ngữ trong tiếng Việt và
tiếng Anh: Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Các định nghĩa: Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tính thành ngữ: Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Tính hình tượng: Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Phân biệt thành ngữ và cụm từ tự do Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ: Error! Bookmark not defined.
1.1.6. Phân biệt thành ngữ với từ ghép: Error! Bookmark not defined.
1.1.7. Thành ngữ dưới góc độ sử dụng: Error! Bookmark not defined.
1.2. Nhận diện thành ngữ tiếng Anh nói chung: . Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Về hình thức cấu tạo: Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Về nội dung nghĩa: Error! Bookmark not defined.
1.3. Thành ngữ tiếng Anh có thành tố chỉ tên gọi động
vật: Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ
TIẾNG ANH CÓ THÀNH TỐ CHỈ LOÀI VẬT VÀ CƠ CHẾ
TẠO NGHĨA THÀNH NGỮ Error! Bookmark not defined.
2.0. Bức tranh tổng thể: Error! Bookmark not defined.
2.1. Các dạng thức cấu tạo: Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Danh ngữ: Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Động ngữ (verb phrase): Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Tính ngữ: Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Ngữ giới từ: Error! Bookmark not defined.

2.1.5. Cặp danh từ: Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Cấu trúc hoàn chỉnh: (S-V) Error! Bookmark not defined.
2.2. Biến thể của TN Error! Bookmark not defined.
2.3. Một số TN thuộc nhóm đặc biệt: Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGỮ
NGHĨA Error! Bookmark not defined.
VÀ TRƯỜNG NGHĨA CỦA CÁC THÀNH NGỮ CÓ THÀNH
TỐ Error! Bookmark not defined.
CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT Error! Bookmark not defined.
3.0. Cách hiểu về nghĩa thành ngữ: Error! Bookmark not defined.
3.1. Một số đặc điểm cấu tạo nghĩa TN tiếng Anh có yếu
tố chỉ tên gọi loài vật.
3.1.1. Nghĩa hình tượng của TN được hiểu dựa vào
nghĩa đen: Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nghĩa của TN được hiểu qua việc biểu trưng
hoá mang tính tư duy dân tộc: Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Nghĩa của TN được hiểu qua việc so sánh trực
tiếp các đặc điểm, tính chất, tính cách… (sử dụng tính
từ) Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Nghĩa của TN được hiểu qua ý nghĩa ẩn dụ (ví
von ngầm) Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Nghĩa của TN được hiểu qua hàm ý, hàm ngôn
(nghĩa bóng): Error! Bookmark not defined.
3.1.6. Nghĩa của TN được hiểu thông qua sự liên
tưởng, liên hội với một câu chuyện, tri thức nền mang
đặc trưng văn hoá dân tộc Error! Bookmark not defined.
3.2. Thế giới động vật trong mối quan hệ với đời sống
của người Anh: Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Động vật, con vật trong đời sống hàng ngày của
người Anh Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Bảng tổng kết nghĩa biểu trưng của các con vật
trong quan niệm của người Anh: Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Nhận xét: Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC I Error! Bookmark not defined.


























1
M U
0.1. Tớnh cp thit v lý do chn ti:
Thành ngữ là một đơn vị từ vng m ngụn ng no cng cú. Nhng nú
luụn luụn l mt ti hp dn i vi cỏc nh nghiờn cu bi thnh ng có
cấu tạo phức tạp về mặt cấu trúc cũng nh- về mặt nghĩa. Không những thế nó
còn liên quan đến đặc điểm văn hoá và cách nói năng có tính chất ví von của
từng dân tộc hay núi cỏch khỏc l t duy dõn tc c phn chiu rừ nột
trong cỏc thnh ng. Thnh ng to cho ngụn ng dõn tc nhng sc mu.
Ting Anh vi nhng c im u vit ang tr thnh mt trong nhng ngụn
ng c s dng rng rói trờn th gii v Vit Nam hin nay. Ngụn ng
ny ngy cng c nhiu ngi hc v s dng. Vi t cỏch l mt ngi
hc v s dng ngoi ng, ch khụng phi l ngi bn ng tỡm hiu ting
m , chỳng tụi trc ht mong mun trang b thờm cho mỡnh nhng hiu
bit v thnh ng ting Anh, xem chỳng c cu to nh th no v thụng
qua ú tỡm hiu nhng giỏ tr vn hoỏ n sõu trong lp v ngụn ng. Ngoi
nhng mc tiờu ú, chỳng tụi hy vng ti mỡnh la chn i vo nhng
khớa cnh mi v cú nhng úng gúp lý lun, thc tin phm vi liờn quan
nht l khi ting Anh cú nhiu ngi hc v s dng nh hin nay.
Thành ngữ tiếng Anh có số l-ợng rất lớn nên trong khuụn kh của một
luận văn Thạc sĩ, chúng tôi chỉ s ch tp trung tỡm hiu những thành ngữ có
thành tố chỉ tên gọi động vật. Theo chúng tôi, nhng thnh ng n y có đặc
tr-ng riêng thể hiện t- duy ng-ời Anh và văn hoá ph-ơng Tây liên quan đến
giá trị biểu tr-ng về động vật.

2
0.2. i tng v phm vi nghiờn cu ca ti:
Tờn ti cho thy ch cú nhng thnh ng cú thnh t ch tờn gi loi
vt, ví dụ nh- put on dog, smell a rat mi là đối t-ợng nghiên cứu.

Những thành ngữ khác dù có ý nghĩa liên quan đến lo i vật chúng tôi không
có tham vọng nghiên cứu. Cỏc loi vt ú s bao gm c nhng con vt nuụi,
gia sỳc, gia cm hay nhng ng vt hoang dó v nhng con cụn trựng nh
bộ, nhng con vt cú mt trong th gii xung quanh m con ngi tri giỏc
c v cú nhng cm nhn v nú.
0.3. Mc ớch v ni dung nghiờn cu:
Mc ớch lun vn ca chỳng tụi l khai thỏc tỡm hiu nhng cu trỳc
ca cỏc thnh ng cú thnh t ch tờn gi con vt, phõn tớch cỏc mi quan h
gia cỏc thnh t ca thnh ng i n nhn xột chung. T ú chỳng tụi
s tỡm hiu ngha ca cỏc thnh ng tỡm ra nhng c trng vn húa, t
duy ca ngi Anh. Chỳng tụi khai thỏc trit nhng khớa cnh ng ngha
ca thnh ng vi mc ớch giỳp ngi hc s dng thnh ng mt cỏch
hiu qu trong giao tip, hiu ỳng ngha ca cỏc thnh ng ú trong vn bn
vit ting Anh, mt ngụn ng cng ngy cng tr nờn cn thit khi chỳng ta
cn giao lu vi th gii.
V t liu, chúng tôi thống kê, tập hợp từ hai cun sỏch v thnh ng
ting Anh: ch yu trong Cassells dictionary of English idioms Rosalind
Fergusson v English idioms Jennifer Seidl, W.McMordie (Oxford
University Press). õy l nhng cun sỏch v vn thnh ng thụng dng v
mi nht c ngi Anh thừa nhận. Khỏi nim thnh ng trong ting Anh
cng cú nhng im khỏc so vi ting Vit vỡ ting Anh vn l mt ngụn

3
ng va mang tớnh tng hp tớnh v phõn tớch tớnh. Chỳng tụi s quan tõm
gii thuyt phn sau khi bn v nhng khỏi nim liờn quan. Sau khi tp hp
tm , chúng tôi sẽ tiến hành phân tích về mặt cấu tạo và về mặt nghĩa của
các đơn vị thành ngữ đó.
0.4. Phng phỏp v t liu nghiờn cu:
Chúng tôi áp dụng những ph-ơng pháp th-ờng gặp trong ngôn ngữ học
nh-: ph-ơng pháp nhận diện xác định các đơn vị, ph-ơng pháp thống kê định

l-ợng, ph-ơng pháp miờu t, phân tích cấu trúc, ph-ơng pháp phân tích ngữ
nghĩa.
Cựng vi vic quan sỏt cỏch s dng thnh ng trong giao tip cng
nh trong sỏch, bỏo ting Anh hng ngy, chỳng tụi tp hp t liu ch yu
t nhng quyn t in thnh ng mi nht nh ó dn trờn.
0.5. í ngha lớ lun v thc tin:
Vic nghiờn cu thnh ng ting Anh Vit Nam khụng phi l mi.
Tuy nhiờn cha cú nhiu nghiờn cu theo hng ny v cỏc nghiờn cu cũn
cha i sõu miờu t cu to v cu trỳc ng ngha ca cỏc n v thnh ng
tp trung vo mt ch , c bit l cú thnh t ch con vt. Cỏc thnh t
ny úng vai trũ nh th no trong vic to nờn ng ngha thnh ng, v trớ
ca cỏc thnh t v chc nng ng phỏp ca nú cú nh hng ti ngha thnh
ng nh th no? V mt iu quan trng na l da trờn nhng phõn tớch cú
tớnh cht miờu t nh vy ta rỳt ra c nhng c im gỡ v t duy dõn tc,
quan im thm m to nờn bn sc ca ngụn ng v vn hoỏ Anh. ú chớnh
l ý ngha lớ lun ca lun vn.

4
Vi cỏch chn mt nhúm thnh ng cú thnh t ch tờn gi con vt
lm i tng nghiờn cu, chỳng tụi mong mun lp c mt danh sỏch
cỏc thnh ng theo tiờu chớ la chn trờn v phõn loi theo trng ng ngha
to nờn mt ti liu tra cu cho nhng nh nghiờn cu sau ny cng nh cho
nhng ai s dng ting Anh. Ngoi ra chỳng tụi hy vng s tỡm ra nhng c
im biu trng ca tng con vt m ngi Anh hay dựng. ú l mt úng
gúp nh ngi hc ting Anh qua ú d hiu, d nh v s dng cỏc
thnh ng ting Anh tt hn v c bit vn dng mt cỏch hiu qu trong
giao tip. Vic s dng thnh ng ỳng lỳc s to nờn u th trong ngoi
giao v giao dch, mt iu rt cn thit trong xu hng phỏt trin giao tip
xó hi v hi nhp quc t hin nay. õy chớnh l ý ngha thc tin ca lun
vn m chỳng tụi mun hng ti.

0.6. B cc lun vn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 ch-ơng
Ch-ơng I: Mt s tin lớ lun tip cn thnh ng cú thnh t ch tờn
gi ng vt trong ting Anh.
Ch-ơng II: c im cu trỳc ca thnh ng ting Anh cú thnh t ch tờn
gi ng vt v c ch to ngha thnh ng.
Ch-ơng III: Nhn xột mt s c im ng ngha v trng ngha cỏc thnh
ng cú thnh t ch tờn gi ng vt.
Mc lc ti liu tham kho
Ph lc I, II, III

5
CHƢƠNG I
MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN ĐỂ TIẾP CẬN THÀNH NGỮ
CÓ THÀNH TỐ CHỈ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG ANH
1.0. Đặt vấn đề
Thành ngữ là một đơn vị đặc biệt có mặt trong mọi ngôn ngữ nên ta có
thể bắt gặp rất nhiều những định nghĩa về thành ngữ. Cách định nghĩa và
nhận diện thành ngữ của các ngôn ngữ khác nhau có những điểm tương đồng
và khác biệt. Đó là điều tất yếu vì cấu trúc của thành ngữ trong mỗi ngôn
ngữ không giống nhau.
Ngoài ra, các định nghĩa về thành ngữ còn đa dạng vì mỗi định nghĩa
xuất phát từ một góc nhìn khác nhau. Người thì xét nó trên phương diện cấu
trúc, người thì nhìn vào các đặc điểm chức năng hay cách sử dụng. Có thể
tham khảo một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ trong nước và nước
ngoài như sau:
1.1. Những quan điểm về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh:
Thành ngữ là gì? Đó là một câu hỏi mà chúng tôi sẽ từng bước làm
sáng tỏ dựa trên những nghiên cứu, đúc kết của những nhà nghiên cứu đi
trước.

1.1.1. Các định nghĩa:
Theo Jenniffer Seidl 42;13 “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là
một nhóm từ khi xuất hiện cùng nhau mang một ý nghĩa khác những nghĩa
của mỗi từ đơn”. Đây là một định nghĩa hết sức dễ hiểu hay nói một cách
khác là một cách giải thích nôm na đã đưa ra những nét cơ bản về hình thức

6
cũng như nội dung của thành ngữ. “Nhóm từ”(number of words) là để chỉ
hình thức của thành ngữ, không phải là một từ. Ta có thể hiểu “khi xuất hiện
cùng nhau mang nghĩa khác nghĩa của mỗi từ đơn” có nghĩa là “nhóm từ”
ấy khi đi cùng nhau sẽ làm xuất hiện một nghĩa mới không phải là phép cộng
đơn thuần nghĩa của từng từ. Sự kết hợp của các từ ấy (theo chúng tôi hiểu
chính là tính cố định) đã tạo nên nghĩa mới, nghĩa tổng thể (tính hoàn chỉnh
về nghĩa).
Về cơ bản cách định nghĩa này đã giúp chúng ta hình dung được thành
ngữ là gì và cách định nghĩa này gần như tương đương với định nghĩa của
Nguyễn Thiện Giáp 16; 77: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có
tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”. Chúng tôi nói gần tương
đương vì ở đây, Nguyễn Thiện Giáp có nói đến tính gợi cảm. Đây là một đặc
điểm mà chúng tôi cho rằng không thể thiếu được khi nói tới thành ngữ
(chúng tôi sẽ nói kỹ về đặc điểm này phần sau).
Một định nghĩa khác nữa của Rosalind Ferguson giải thích rõ như sau:
“Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một “cụm từ” hoặc ngữ mà nghĩa
của nó không thể hiểu ngay được từ nghĩa những thành tố cấu tạo nó.”
45;viii. Cấp độ (tính chất) thành ngữ của những ngữ này rất khác nhau. Ví
dụ tính thành ngữ thể hiện trong câu tục ngữ “too many cooks spoil the
broth” (nhiều đầu bếp sẽ làm hỏng món canh) mà cách hiểu nó hoàn toàn ẩn
dụ và nghĩa sử dụng của nó chẳng hề liên quan đến việc nấu canh và để hiểu
nó thì phải thông qua những yếu tố có chứa tính thành ngữ cũng như không
chứa tính thành ngữ. Ví dụ “dead duck”, rõ ràng đề cập đến một cái gì đó

không còn chức năng, hỏng mặc dù không nhất thiết phải là một con vịt, hay

7
động ngữ “to pick up”, tính thành ngữ của nó nằm trong sự kết hợp của hai
yếu tố.
1.1.2. Tính thành ngữ:
Như vậy là khi nói đến thành ngữ, Rosalind Fergusson, người đã tập
hợp thành ngữ cho quyển từ điển thành ngữ (mà chúng tôi sử dụng để thu
thập tư liệu) đã nhắc tới tính thành ngữ.
Vậy tính thành ngữ là gì? Theo cách hiểu thông thường, một tổ hợp
được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới,
khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành. Vì các khái niệm
nghĩa và ý nghĩa chưa được làm sáng tỏ nên có thể sử dụng yếu tố tương
đương khi dịch để định nghĩa tính thành ngữ
“Một tổ hợp đựơc coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một
từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu
tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các
yếu tố còn lại của tổ hợp (trong trật tự nhất định). Thêm vào đó, từ này có
thể được gặp cả khi không có các yếu tố còn lại và khi ấy nó được dịch bằng
một yếu tố khác” 15;74
Trong định nghĩa trên có 3 nhân tố cần lưu ý:
1. Trong tổ hợp thành ngữ tính phải có ít nhất một từ có khả năng dịch
duy nhất, tức là khả năng dịch chỉ có thể có được khi tồn tại đồng thời
một hoặc một số từ nào đó. Vd: Mẹ tròn con vuông/ kỉ luật sắt; dead
duck (đồ vô dụng), donkey‟s year (rất lâu).

8
2. Trong tổ hợp thành ngữ tính, từ có cách dịch duy nhất chỉ có được
cách dịch đó khi xuất hiện đồng thời với tất cả những yếu tố còn lại.
Ví dụ: donkey‟s year: rất lâu (chỉ khi xuất hiện trong tổ hợp này thì từ

donkey mới có cách dịch như vậy). Điều kiện này là cần thiết để tách
tổ hợp thành ngữ tính ra khỏi những đơn vị phức tạp hơn mà tổ hợp đó
là một thành phần. Ví dụ: từ như trong như nước đổ lá khoai
3. Từ có cách dịch duy nhất nằm trong tổ hợp thành ngữ tính phải được
gặp ở ngoài tổ hợp đó, và khi ấy nó có cách dịch khác. Ví dụ:
donkey‟s year (donkey khi kết hợp với year có ý nghĩa là lâu, còn với
các kết hợp khác, nó không có nghĩa này. Ví dụ: Jane‟s donkey (con
lừa của Jane).
1.1.3. Tính hình tƣợng:
Ngoài những đặc điểm về tính cố định, tính thành ngữ (hay tính nhất
thể về nghĩa), hầu hết các định nghĩa đều nhấn mạnh thành ngữ là những
cụm từ (ngữ) có tính gợi tả, giàu hình ảnh, màu sắc. Có thể nói thành ngữ là
những cụm từ đã được tu từ và thường có hình ảnh dùng để thay thế những
từ ngữ thông thường nhằm làm tăng hiệu quả diễn đạt của câu văn, lời nói.
TS. Nguyễn Xuân Hoà trong luận án của mình có nhấn mạnh lại quan điểm
của Nguyễn Thiện Giáp “Thực ra nói đến thành ngữ là nói tới đơn vị định
danh hình tượng. Cần phải dựa vào tính hình tượng để xác định thành ngữ”
18;16. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu
thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể. Tính
hình tượng của thành ngữ được xây dựng trên cơ sở của hiện tượng so sánh

9
và ẩn dụ. Để hiểu rõ hơn tính hình tượng của thành ngữ ta phải phân biệt
thành ngữ với ngữ định danh.
Về mặt nội dung, thành ngữ khác ngữ định danh ở các điểm sau đây:
a1) Ngữ định danh là tên gọi thuần tuý của sự vật, còn thành ngữ là
tên gọi gợi cảm của hiện tượng nào đó. Giá trị gợi cảm của thành ngữ được
tạo ra nhờ sự tồn tại song song của hai phương diện nghĩa: nghĩa từ nguyên,
là nghĩa hình thành từ nghĩa riêng của các thành tố theo quy tắc cú pháp và
nghĩa thực tại của thành ngữ.

Ví dụ : Nước đổ lá khoai là thành ngữ có ý nghĩa từ nguyên “nước đổ vào lá
khoai”; còn ý nghĩa thực tại của nó là “phí công, vô ích”.
Ở ngữ định danh, hình thái bên trong chủ yếu đóng vai trò cấu tạo ý
nghĩa chung của cả đơn vị. Còn ở thành ngữ thì hình thái bên trong chẳng
những chỉ cấu thành ý nghĩa chung mà còn tạo cho thành ngữ giá trị biểu
cảm nữa. Vì thế, sau khi một ngữ định danh được hình thành thì vai trò của
hình thái bên trong sẽ chấm dứt. Trong giao tiếp, người nói và người nghe
đều không cần chú ý đến hình thái bên trong của đơn vị mà chỉ cần chú ý
đến nghĩa thực tại của nó mà thôi. Hình thái bên trong của đơn vị đó mà càng
xa mờ đi bao nhiêu thì càng có lợi cho việc nhận thức ý nghĩa thực tại của nó
bấy nhiêu. Trong các thành ngữ, hình thái bên trong là ý nghĩa hoàn toàn độc
lập tồn tại bên cạnh ý nghĩa thực tại của chúng. Hình thái bên trong quy định
ý nghĩa thực tại và sắc thái biểu cảm của ý nghĩa đó. Nếu ở ngữ định danh,
hình thái bên trong và ý nghĩa thực tại thống nhất với nhau thì ở thành ngữ,
hình thái bên trong và ý nghĩa thực tại tách rời nhau, thậm chí đối lập nhau.

10
Chính sự đối lập của hai diện ý nghĩa như thế đã tạo nên tính hình tượng
của thành ngữ.
a2) Do có tính hình tượng cho nên ý nghĩa của thành ngữ luôn có tính
cụ thể. Nó không có khả năng diễn đạt đồng thời quan hệ chủng và loại,
không có cả diện chung lẫn diện riêng của ý nghĩa như ngữ định danh.
So sánh: xe đạp là một ngữ định danh. Nó vừa có thể biểu thị “tổng loại xe
đạp nói chung” (diện chung của ý nghĩa) lại vừa có thể biểu thị “một hoặc
vài cái xe đạp cụ thể” (diện riêng của ý nghĩa). Thành ngữ “chạy long tóc
gáy” không biểu thị một khái niệm “chạy” nói chung mà biểu thị trạng thái
“chạy tíu tít, bận rộn, khẩn cấp”.
Do đó thành ngữ không thể dùng cho bất kỳ tình huống nào có đặc
điểm mà nó biểu thị.
a3) Thành ngữ chỉ hình thành ở những phạm vi mà sự phản ánh đòi

hỏi cần có sự bình giá và biểu cảm.
1.1.4. Phân biệt thành ngữ và cụm từ tự do
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của ThS. Lâm Thị Hoà Bình
về sự khác biệt giữa cụm từ tự do và thành ngữ. “Cụm từ tự do được hình
thành trong từng bối cảnh giao tiếp phục vụ một mục đích biểu đạt nhất định,
hay nói đúng hơn là do nhu cầu diễn tả một ý tưởng nào đó hơn mức bình
thường. Cụm từ tự do tuy có thể tạo ra nghĩa biểu cảm không phải là phép
cộng đơn thuần của các nghĩa đơn lẻ nhưng chỉ có thể hiểu trong một bối
cảnh, tình huống phát ngôn nhất định. Nếu đặt trong bối cảnh khác, rất có thể
nghĩa của nó sẽ biến đổi hay được phân tích như đối với một cụm từ vựng-

11
ngữ pháp thông thường.” Trên thực tế, các tác giả nước ngoài cũng khẳng
định: “Thành ngữ là một biểu thức đa từ (multiword expression) với những
đặc điểm ngữ nghĩa khác hẳn với các cụm từ tự do. Cái khác đó là tính thành
ngữ (idiomaticity), hay còn gọi là tính nhất thể về nghĩa (semantic unity) và
tính cố định hoặc tương đối cố định của các từ thành phần. Thành ngữ hay
biểu ngữ đa từ có số lượng từ hạn chế, trong khi đó cụm từ tự do có số lượng
mở không hạn định.
1.1.5. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ:
Tục ngữ là biểu thức cố định, nhưng thường là một bộ phận của văn
học dân gian nên bản thân mỗi câu tục ngữ như là “một tác phẩm văn học”
hoàn chỉnh, chứ không phải là một bộ phận từ vựng của ngôn ngữ như thành
ngữ. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt đầy đủ một ý, một đúc kết,
một triết lý. Ý đó có thể là một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một
công lí hay một lời khuyên hoặc lời phê phán được rút ra từ trong kinh
nghiệm sống con người.
Khác với tục ngữ, thành ngữ là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ.
Đó là một cụm từ cố định tương đương với từ. Tự nó không diễn đạt trọn
vẹn được một ý, nên nó chỉ tương đương với đơn vị từ mà thôi. Thành ngữ

tương đương với từ, nó thuộc đối tượng nghiên cứu từ vựng học còn tục ngữ
tương đương với câu nên nó là bình diện nghiên cứu bậc câu-lời.
1.1.6. Phân biệt thành ngữ với từ ghép:
Từ ghép là sự lắp ghép có chủ ý các thành phần từ vựng để tạo nên
một đơn vị biểu hiện khái niệm chung về sự vật, hoạt động, tính chất, trạng

12
thái. Từ ghép có cấu tạo vững chắc và thường biểu thị một khái niệm hoàn
chỉnh duy nhất.
Thành ngữ với tư cách là cụm từ cố định luôn tồn tại một quan hệ ngữ
nghĩa phi cú pháp giữa các thành tố. Đối với một thành ngữ, thông thường
chúng ta có thể hiểu nghĩa của mỗi thành tố, thậm chí mỗi thành ngữ đều có
nghĩa đen (nghĩa khởi nguyên) của chúng. Nhưng muốn nắm bắt được nghĩa
thực tại của chúng không chỉ dựa vào khả năng tổng hợp, óc suy diễn logic
và kiến thức nền về văn hoá để giải thích cho các hình ảnh biểu trưng. Nghĩa
của thành ngữ bao giờ cũng bao hàm một nội dung rộng hơn, trừu tượng
hơn, sâu sắc hơn, đôi khi trái ngược với nghĩa đen mà chúng biểu hiện.
1.1.7. Thành ngữ dƣới góc độ sử dụng:
Với chức năng như một đơn vị từ vựng của ngôn ngữ, thành ngữ được
sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp, trong các văn bản chính thức hay
không chính thức. Và hầu hết các nhà ngôn ngữ đều khẳng định, thành ngữ
không phải là một phần tách biệt của ngôn ngữ mà người ta có thể chọn để
sử dụng hay bỏ qua, nó tạo nên một phần cần thiết trong vốn từ vựng của
mọi ngôn ngữ. Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng kèm
theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán thành,
hoặc là chê bai khinh rẻ.
Thành ngữ là như vậy, nó là phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp, nhưng
đằng sau nó, bên trong nó ẩn tàng, lấp lánh những đặc điểm độc đáo của một
nền văn hoá, văn minh, phép đối nhân xử thế, đạo lý, thẩm mỹ… của một
dân tộc. Mọi người có thể tìm thấy trong thành ngữ quan điểm về cái đẹp, cái

xấu, cái ác, cái thiện, cái đạo lí, cái phi đạo lí và những đặc tính gắn liền với

13
tư duy, lối sống, tính cách của dân tộc. Do đặc điểm này, từ lâu, dân tộc nào
cũng coi thành ngữ như tấm gương phản ánh đặc điểm văn hoá - tộc người
và là một di sản văn hoá tinh thần cần được sưu tập, bảo vệ, truyền bá rộng
rãi trong cộng đồng như là những bài học dân gian về đạo lí làm người.
Một điều quan trọng cần phải nhận thức là “thành ngữ” không chỉ là
cách “thể hiện thông tục” như mọi người thường nghĩ. Chúng có thể xuất
hiện trong một văn phong trang trọng, trong tiếng lóng, thơ ca, trong ngôn
ngữ của Shakespears (Sếchpia) và trong kinh thánh. (42;12)
1.2. Nhận diện thành ngữ tiếng Anh nói chung:
Tổng hợp từ những quan điểm và cách hiểu thành ngữ của các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ Việt, Anh chúng tôi cho rằng một thành ngữ phải thoả
mãn các tiêu chí dưới đây:
1.2.1. Về hình thức cấu tạo:
 Thành ngữ có cấu tạo như một tổ hợp từ (cụm từ, ngữ, có thể là một
cấu trúc câu hoàn chỉnh), cố định hoặc tương đối cố định. (Nói tương
đối cố định vì trong một số trường hợp có biến thể). Tuy nhiên thành
ngữ không dễ dàng chấp nhận việc tự do thêm bớt vào cấu trúc của
mình.
1.2.2. Về nội dung nghĩa:
 Nghĩa của thành ngữ là nghĩa tổng thể hoặc gần như tổng thể. Các từ
thành phần có mối liên hệ gần như hoà quyện vào nhau và làm mất đi
những nét nghĩa riêng của từng từ nếu chúng đứng độc lập trong bối
cảnh khác.

14
 Thành ngữ là biểu thức cố định mang tính hình tượng.
Các thành ngữ tiếng Anh có rất nhiều hình thức và cấu trúc. Một thành

ngữ có thể có một cấu trúc thông thường hay đặc biệt hoặc cấu trúc sai ngữ
pháp. Sự rõ nghĩa của nó không phụ thuộc vào “tính chính xác về ngữ pháp”.
Có thể đưa ra một vài ví dụ về các loại thành ngữ như sau:
a) Hình thức đặc biệt (không thông dụng), rõ nghĩa như:
- give someone to understand (thông báo một cách hách dịch/ cho ai đó
tin rằng)
- do someone proud (trọng vọng ai đó)
- do the dirty on someone (chơi đểu, giở trò đê tiện với ai)
b) Hình thức thông thường, nghĩa không rõ (mơ hồ)
- have a bee in one‟s bonnet (bồn chồn)
- cut no ice (chẳng có tác dụng gì cả)
- bring the house down (làm cho cả rạp vỗ tay nhiệt liệt)
c) Hình thức đặc biệt (không thông dụng), nghĩa không rõ:
- be at large (tự do)
- go great guns (làm nhanh và có kết quả tốt)
- be at daggers drawn (hục hặc với nhau)
Chúng ta thấy rằng trên thực tế, hầu hết các thành ngữ thuộc vào nhóm thứ
2: hình thức thông dụng, nghĩa không rõ. Tuy nhiên trong nhóm này cũng có
một số thành ngữ rõ nghĩa hơn thành ngữ khác. Ví dụ: “to give someone the

15
green light” được đoán là “cho phép ai bắt đầu”. Những thành ngữ khác khó
đoán hơn vì có sự liên hệ với nghĩa gốc của những từ đơn. Ví dụ:
- to tell someone where to get off (quở trách gay gắt)
- to carry the can (nhận trách nhiệm về cái gì)
- to drop a brick (hớ, phạm sai lầm)
Một số thành ngữ không thể thay đổi một phần nào (trừ thời của động từ)
- to paint the town red (đi chơi xả láng, gây náo loạn)
- to fight shy of something (tránh xa ai)
- to get down to business (bắt đầu nghiêm túc với công việc)

Một số thành ngữ khác cho phép có nhiều biến thể
- to know one‟s onion/stuff ( nắm vững công việc của ai đó)
- a hard/tough nut to crack (khó nhằn, khó chơi)
- to take/ have/ enjoy forty winks (chợp mắt một chút)
- to come to a bad/ nasty/ sticky/ no good/ untimely end (kết thúc một
cách tồi tệ/…/…)
Thành ngữ tiếng Anh có một số đặc điểm ngữ pháp sau cho dù các thành tố
cấu tạo không có nghĩa hay các nghĩa đó hoạt động không độc lập:
1. Các yếu tố cấu tạo không cải biến được một cách độc lập mà không làm
mất đi nghĩa thành ngữ.

16
Ví dụ: pull someone‟s leg: trêu ghẹo ai đó. Nhưng trong một số trường
hợp thay đổi các thành tố cấu tạo dưới đây, nghĩa thành ngữ đã bị mất
đi.
 She pulled her brother‟s legs
 She pulled her brother‟s left leg
 She pulled her brother‟s leg with a sharp tug
Chỉ có thành ngữ trọn vẹn (cụm từ cố định) như một tổng thể mới có
thể cải biến được mà không làm mất tính thành ngữ:
 She pulled her brother‟s leg mercilessly (Cô ta trêu ghẹo anh ta
một cách nhẫn tâm)
2. Các yếu tố cấu tạo thành ngữ không phối hợp với các yếu tố ngữ nghĩa
đích thực
 She pulled and twisted her brother‟s leg (từ twist với nghĩa
“vặn” không hề phối hợp với nghĩa đen của từ pull nghĩa “kéo”
trong ngữ (cụm từ) trên)
 She pulled her brother‟s leg and arm (trường hợp này cũng vậy)
3. Các yếu tố không thể là sự nhấn mạnh tương phản (yếu tố chính đối
lập) hoặc là trọng tâm của việc chuyển nghĩa

 It was her brother’s leg that she pulled
 What she did to her brother’s leg was pull it
4. Các yếu tố không được đề cập trở lại một cách trùng lặp (lặp lại, thay
thế bằng đại từ)

17
 Mary pulled her brother‟s leg; John pulled it, too.
5. Một thành ngữ không thể thay thế một yếu tố cấu tạo nào của nó bằng
một yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa
 The poor old chap kicked the pail (lẽ ra phải dùng kick the
bucket với nghĩa là chết)
 She tugged his leg about it (tug ở đây thay cho từ pull)
 She pulled his lower limb about it (lower limb thay cho từ leg)
Trong cả ba trường hợp trên, việc thay thế từ đồng nghĩa làm mất đi nghĩa
của thành ngữ.
6. Một số khía cạnh về ngữ pháp (thể) có thể hoặc không thể là một phần
của thành ngữ.
 His leg was being pulled continually by the other boys.
Ví dụ trên nghĩa thành ngữ không mất đi khi chuyển sang thể bị
động. Do đó “thể chủ động” không phải là một cách duy nhất đúng
của thành ngữ.
 The bucket was kicked by him.
Với cách chuyển sang thể bị động như thế này nghĩa thành ngữ bị
mất đi, do đó “thể chủ động ” ở đây được coi là một phần phù hợp,
đúng quy tắc của thành ngữ.
Trên đây chúng tôi dẫn một số thí dụ để hình dung loại đơn vị thành
ngữ trong tiếng Anh mà chúng tôi chọn làm đối tượng khảo sát. Ở đây
chúng tôi chưa hề phân tích cấu tạo và nghĩa của chúng. Dựa vào những tiêu

18

chí về hình thức và nội dung ở trên, chúng tôi sẽ nhận diện các đơn vị thành
ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật.
Một số dạng thức TN mà các nhà nghiên cứu còn đang có sự tranh cãi,
chúng tôi xin không xét và đưa vào tư liệu. Đó chính là từ ghép (một số
trường hợp được sử dụng với nghĩa bóng), một số đơn vị tương đương với
một tục ngữ nhưng vẫn được liệt kê trong các quyển TN với biến thể bị cắt
bớt một vế. Các phrasal verbs vẫn được chúng tôi lựa chọn là TN vì riêng
đối với nhóm các TN có thành tố chỉ con vật thì các phrasal verbs vốn là
những danh từ chỉ con vật đã trở thành động từ và khi nó kết cấu làm thành
một phrasal verbs nó vẫn phản ánh đặc trưng của con vật đó. Đây là một
cách tư duy hết sức linh hoạt và hiệu quả của người Anh. Những phrasal
verbs này hoạt động một cách tích cực và hàm súc, đạt hiệu quả trong giao
tiếp mà lại tạo nên sắc thái riêng, đặc biệt của phong cách tiếng Anh.
1.3. Thành ngữ tiếng Anh có thành tố chỉ tên gọi động vật:
Thành ngữ tiếng Anh có rất nhiều kiểu cấu trúc ngữ pháp khác nhau.
Tuy nhiên dựa trên đặc điểm nhận dạng là có một thành tố chỉ tên gọi của
động vật nên chúng tôi đơn giản tập hợp lại, chưa quan tâm tới cấu trúc của
các thành tố. Trong tổng số 10.000 thành ngữ tiếng Anh chúng tôi đã chọn ra
được khoảng 540 thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi động vật (trong đó 214 là
thành ngữ so sánh). Đây là cách để chúng tôi giới hạn, khoanh vùng khu vực
nghiên cứu cho luận văn của mình. Chúng tôi xin dẫn một số thí dụ thành
ngữ có thành tố chỉ động vật:
- look like a drowned rat

19
- see pink elephant
- as big as a whale
- golden calf
- to fish for complement
Chúng tôi tập hợp cả những thành ngữ so sánh có thành tố chỉ động

vật bởi vì theo chúng tôi đây là một bộ phận thành ngữ rất quan trọng phản
ánh một cách rõ nét tư duy biểu trưng của dân tộc.
Tiểu kết:
Trở lên là phần lược khảo tình hình nghiên cứu và các giới thuyết liên
quan nhất định đến đề tài của luận văn. Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu
đi trước, chúng tôi đã tìm được một số tiêu chí làm điểm tựa để tập hợp các
thành ngữ. Chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được thoả đáng một bộ phận
thành ngữ đặc biệt trong tiếng Anh, lý giải và tìm ra được những nét văn
hoá, tư duy dân tộc hoà quyện trong những câu thành ngữ đó trong những
chương tiếp theo. Tư liệu cũng cần cho làm từ điển Anh-Việt thành ngữ và
các ứng dụng khác.

20
CHƢƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CÓ THÀNH
TỐ CHỈ LOÀI VẬT VÀ CƠ CHẾ TẠO NGHĨA THÀNH NGỮ
TN gồm các thành tố, từ tố kết hợp với nhau mang ý nghĩa khái quát.
Thành tố trực tiếp của TN là những từ vị. Quá trình cấu tạo TN đã tạo ra
những mối quan hệ giữa các từ với nhau như quan hệ từ tổ, câu. Đối với
nhóm TN có thành tố chỉ tên gọi loài vật, chúng tôi muốn thông qua việc liệt
kê, phân tích cấu trúc của các TN đó để hiểu được mối quan hệ giữa các
thành tố cũng như cơ chế tạo nghĩa của nhóm TN đặc biệt này. Sự có mặt
của các thành tố chỉ tên gọi loài vật trong TN đã có ảnh hưởng gì trong việc
hiểu nghĩa đen (nghĩa gốc), nghĩa bóng và nghĩa TN trong hoạt động ngôn
từ.
2.0. Bức tranh tổng thể:
Có thể thấy bức tranh TN tiếng Anh rất đa dạng và phong phú. Trong
số hơn 500 thành ngữ mà chúng tôi chọn lọc từ hơn 10.000 thành ngữ thông
dụng tiếng Anh, điều làm chúng tôi ngạc nhiên là một số lượng lớn các con
vật, loài vật được người Anh đưa vào trong các câu thành ngữ. Theo thống

kê của chúng tôi, có chính xác là 103 tên gọi của các con vật, đa dạng về
chủng loại: từ động vật hoang dã to lớn như hổ, báo, sư tử… đến các con vật
nuôi đã được thuần hoá như ngựa, trâu, bò, lợn, gà… đến những loài sâu bọ,
côn trùng như kiến, mối, sâu, nhện và các loài chim trời hoang dã: diều hâu,
cú, dơi, … Điều này chứng tỏ người Anh có óc quan sát và và khả năng liên
hội cực kỳ phong phú. Đặc biệt là số lượng lớn các TN so sánh trực tiếp
(as…as…) có thành tố chỉ con vật, chiếm gần nửa (40%) trong tổng số các

21
TN đã chứng tỏ lối tư duy ưa ví von của người Anh. Để có được một cái
nhìn sâu hơn, khái quát hơn về con người Anh, đất nước Anh và những điều
thú vị của nền văn hoá này ẩn tàng trong các câu thành ngữ, chúng tôi trước
hết sẽ đi vào thống kê, phân tích một số đặc điểm về cấu tạo của nhóm thành
ngữ mà chúng tôi lựa chọn: thành ngữ có thành tố chỉ tên gọi loài vật.
Trong quá trình tiến hành các bước phân tích và lý giải cấu trúc và
một số cơ chế tạo nghĩa TN, chúng tôi chỉ dịch thô, diễn giải ý của TN và
tạm chuyển sang nghĩa bóng tương ứng chứ không tìm một cách dịch đắt
nhất, hàm súc nhất. Việc dịch từ ra từ để làm từ điển đã khó, thì việc chúng
tôi tách TN ra khỏi văn cảnh và có một cách chuyển dịch hàm súc, hiệu quả
nhất lại càng khó. Luận văn chúng tôi không đi sâu vào việc chuyển dịch TN
nên chúng tôi chỉ tạm dịch theo hướng trên để làm ví dụ minh hoạ trong quá
trình phân tích.
2.1. Các dạng thức cấu tạo:
Các cụm từ hay ngữ (phrases) rất phổ biến trong tiếng Anh. Tuỳ thuộc
vào chức năng hay hình thức mà người ta gọi chúng là danh ngữ (noun
phrase), tính ngữ (adjective phrase), ngữ phó từ (adverbial phrase), giới ngữ
(prepositional phrase), động ngữ (verb phrase) và phrasal verb (tạm để
nguyên). Trong tổng số 540 TN có thành tố chỉ con vật mà chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu, về hình thức cấu tạo, phần lớn các TN có cấu tạo là các
ngữ (phrases) phổ biến trên. Ngoài ra, chúng tôi còn gặp các cụm từ có cấu

trúc chủ - vị, cặp từ ghép đẳng lập (tức là các từ cùng loại đứng cạnh nhau
được nối bằng liên từ “và”). TN có cấu trúc hoàn chỉnh S-V (Chủ ngữ + Vị

22
ngữ) chỉ chiếm một số lượng nhỏ và đôi khi được coi là lưỡng tính: vừa có
tính chất của một thành ngữ, vừa có tính chất của một tục ngữ.
2.1.1. Danh ngữ:
2.1.1.1. Mô hình cấu tạo
Danh ngữ trong tiếng Anh có khả năng bao gồm 3 phần. Phần “trung
tâm” của danh ngữ là phần bắt buộc. Đó là yêu cầu tối thiểu để có một danh
ngữ. Hai phần kia có thể có, có thể không. Chính tố (head) có thể có phần bổ
tố trước (pre-modification) và bổ tố sau (post-modification).
Mô hình dạng thức của một danh ngữ dạng đầy đủ như sau:
Pre-modification – Noun (head) – Post-modification
Tiền tố - Danh từ trung tâm - Hậu tố
Qua khảo sát, chúng tôi thấy dạng thức của TN có thành tố chỉ tên gọi động
vật là danh ngữ có 3 loại sau:
a) (Article) - Adjective – Noun (head) a busy bee
Mạo từ (có hoặc không) - Tính từ - Danh từ trung tâm
b) (Article) - Noun – Noun (head) a bear garden
Mạo từ (có hoặc không) – Danh từ - Danh từ trung tâm
c) (Article) - Noun (head) – prepositional phrase
Mạo từ (có hoặc không) – Danh từ trung tâm - giới ngữ
a bull in a china shop

×