Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Khảo sát cấu trúc - ngữ nghĩa của hiện tượng đảo ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 225 trang )


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN



NGUYễN THị QUỳNH HOA













LUậN áN TIếN Sĩ NGữ VĂN





Hà NộI - 2004

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN




NGUYễN THị QUỳNH HOA








Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ
Mã số: 5.04.08

LUậN áN TIếN Sĩ NGữ VĂN


NGI HNG DN KHOA HC
1. PGS.TS. TRầN HữU MạNH
2. PGS.TS. NGUYễN VĂN HIệP



Hà NộI - 2004
SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Trang
Sơ đồ 0.1 : Các loại phân tích tương phản 13
Bảng 3.1 : Đảo ngữ tiếng Anh và đảo ngữ tiếng Việt
với trạng ngữ chỉ vị trí đứng ở đầu câu 124
Bảng 3.2 : Đảo ngữ tiếng Anh luôn luôn tương ứng

với đảo ngữ tiếng Việt 125
Bảng 4.1 : Tiêu điểm thông báo -
Chủ ngữ đảo tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt 134


i
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
3. Mục tiêu của luận án 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
5. Nguồn tƣ liệu sử dụng trong luận án 12
6. Vấn đề đối chiếu trong luận án 13
7. Cái mới của luận án 19
8. Bố cục của luận án 20
NỘI DUNG 22
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẢO NGỮ TIẾNG ANH, TIẾNG VIỆT
VÀ CÁC CƠ SỞ LÍ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 22
1.1. Tổng quan về đảo ngữ tiếng Anh 22
1.1.1. Đảo ngữ tiếng Anh từ góc nhìn lịch đại 23
1.1.2. Tình hình nghiên cứu đảo ngữ tiếng Anh 26
1.1.2.1. Một số kiến giải tiêu biểu về đảo ngữ toàn phần 30
1.1.2.2. Một số kiến giải tiêu biểu về đảo trợ động từ 37
1.1.2.3. Kiến giải về đảo ngữ dựa vào “đề ngữ” 39
1.2. Tổng quan về đảo ngữ tiếng Việt 43
1.2.1. Đảo ngữ trong lĩnh vực ngữ pháp 43
1.2.2. Đảo ngữ trong lĩnh vực phong cách học 49
1.3. Các cơ sở lí thuyết có liên quan đến đảo ngữ 55

1.3.1. Trật tự từ và tính hình tuyến trong ngôn ngữ 55
1.3.2. Một số quan niệm về sự thay đổi trật tự từ 58
1.3.3. Đảo ngữ là một quá trình cú pháp 64
1.4. Tiểu kết 66

ii
CHƢƠNG 2: QUAN NIỆM CỦA LUẬN ÁN VỀ ĐẢO NGỮ
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 67
2.1. Đảo ngữ tiếng Anh 67
2.1.1. Định nghĩa và mô hình cấu trúc 68
2.1.2. Đảo ngữ toàn phần (ĐNTP) 68
2.1.2.1. Mô hình AVS 68
2.1.2.2. Mô hình CVS 69
2.1.2.3. Mô hình PREDICATION + BE + SUBJECT 69
2.1.3. Đảo trợ động từ (ĐTĐT) 71
2.1.3.1. Mô hình X + OPERATOR + SUBJECT + Y 71
2.1.3.2. Mô hình PRO-FORM + OPERATOR + SUBJECT 73
2.1.3.3. Mô hình OPERATOR + SUBJECT + PREDICATION 74
2.1.4. Tiêu chí phân biệt ĐNTP và ĐTĐT 74
2.1.5. Các thành phần trong mô hình câu đảo ngữ 76
2.1.5.1. Trạng ngữ (Adverbial) 77
2.1.5.2. Bổ túc ngữ (Complement) 79
2.1.5.3. Vị ngữ (Predication) 80
2.1.5.4. Động từ (Verb) 82
2.1.5.5. Chủ ngữ ngữ pháp (Grammatical Subject) 84
2.1.5.6. Trợ động từ (Operator) 85
2.2. Đảo ngữ tiếng Việt 86
2.2.1. Vấn đề đảo bổ ngữ 87
2.2.2. Vấn đề đảo trạng ngữ 89
2.2.3. Đảo ngữ và câu tồn tại 91

2.2.4. Một số đặc điểm của đảo ngữ tiếng Việt 92
2.3. Tiểu kết 97

iii
CHƢƠNG 3: ĐẢO NGỮ VỚI CHỨC NĂNG GIỚI THIỆU
THỰC THỂ TRONG DIỄN NGÔN 99
3.1. Chức năng giới thiệu thực thể trong diễn ngôn 99
3.2. Mô hình AVS 102
3.2.1. A có cấu tạo là trạng từ chỉ xuất (Deitic Adverb) 102
3.2.1.1. “Here + Be + Noun Phrase Subject” 102
3.2.1.2. “Now + Be + Noun Phrase Subject” 103
3.2.2. A là trạng ngữ chỉ vị trí (Position Adjunct) 104
3.2.2.1. “Position Adjunct + Be + Noun Phrase Subject” 104
3.2.2.2. “Position Adjunct + Existence Verb + Noun Phrase Subject” 112
3.2.3. A là trạng ngữ chỉ hƣớng (Direction Adjunct) 117
3.2.4. A là trạng ngữ chỉ nguồn (Source Adjunct) 118
3.2.5. A là trạng ngữ chỉ thời gian (Time Adjunct) 121
3.2.6. A là trạng ngữ định vị trừu tƣợng (Abstract Location Adjunct)
124
3.3. Mô hình CVS 125
3.4. Mô hình PREDICATION + BE + NOUN PHRASE SUBJECT
127
3.5. Tiểu kết 129
CHƢƠNG 4: ĐẢO NGỮ VỚI CHỨC NĂNG NHẤN MẠNH 132
4.1. Đảo ngữ và nhấn mạnh 132
4.2. Chức năng đánh dấu tiêu điểm thông báo 136
4.2.1. Tiêu điểm thông báo là chủ ngữ đảo 140
4.2.2. Tiêu điểm thông báo là bổ ngữ đảo 144
4.2.3. Tiêu điểm thông báo là trạng ngữ đảo 145
4.2.3.1. “Adverbial (Only ) + Operator + Subject + Y” 145

4.2.3.2. “Here/There + Be + Noun Phrase Subject” 147

iv
4.2.3.3. “Here/There + Come + Noun Phrase Subject” 148
4.2.3.4. “There + Go + Noun Phrase Subject” 149
4.2.3.5. “Direction Adjunct + Verb + Noun Phrase Subject” 150
4.2.3.6. “Time Adjunct + Verb + Noun Phrase Subject” 151
4.2.4. Tiêu điểm thông báo là vị ngữ đảo 152
4.3. Chức năng nhấn mạnh biểu cảm 153
4.4. Chức năng nhấn mạnh cƣờng điệu 159
4.4.1. X là một yếu tố phủ định 161
4.4.1.1. “Never/At no time + Operator + Subject + Y” 162
4.4.1.2. “Nowhere + Operator + Subject + Y” 163
4.4.1.3. “In no way/No way + Operator + Subject + Y” 164
4.4.1.4. “Under (In) no circumstances/On no account + Operator +
Subject + Y” 164
4.4.1.5. “Not until + Clause + Operator + Clause” 165
4.4.2. X là một yếu tố bán phủ định 165
4.4.3. X là một trạng ngữ chỉ tần suất 166
4.4.4. X là trạng từ “well” 167
4.4.5. X là một liên từ 168
4.4.5.1. “No sooner than ” và “Hardly/Scarcely when ” 168
4.4.5.2. “So that ” và “Such that ” 169
4.4.5.3. “Not only but (also) ” 170
4.5. Tiểu kết 171
CHƢƠNG 5: ĐẢO NGỮ VỚI CHỨC NĂNG LIÊN KẾT 172
5.1. Đảo ngữ và liên kết 173
5.2. Đảo ngữ và liên kết quy chiếu 176
5.2.1. Mô hình “Deitic Adverb + Verb + Noun Phrase Subject” 178
5.2.2. Mô hình “Complement + Verb + Noun Phrase Subject” 185


v
5.3. Đảo ngữ và phép thế 186
5.3.1. Mô hình “So + Operator + Subject” 187
5.3.2. Mô hình “Nor/Neither + Operator + Subject” 188
5.3.3. Mô hình “As + Operator + Noun Phrase Subject” 189
5.3.4. Mô hình “Operator + Subject + Y” 190
5.4. Đảo ngữ và phép nối 192
5.4.1. Quan hệ bổ sung 193
5.4.2. Quan hệ không gian 194
5.4.3. Quan hệ thời gian 195
5.5. Tiểu kết 196
KẾT LUẬN 197
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ XUẤT XỨ VÍ DỤ 203
PHỤ LỤC 1 216
PHỤ LỤC 2 217

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đây là một đề tài khảo sát về hiện tƣợng đảo ngữ trong tiếng Anh
(ĐNTA) trên cả hai bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa, qua đó đối chiếu với
tiếng Việt nhằm tìm ra các cách thể hiện tƣơng ứng của đảo ngữ tiếng Anh
trong tiếng Việt để thấy đƣợc những tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ.
Về mặt lí luận, di chuyển thành tố trong câu là hiện tƣợng bình thƣờng
trong các ngôn ngữ. Điều này đã đƣợc sự xác nhận của nhiều nhà ngôn ngữ
học [W. Chafe 1976, Hoàng Trọng Phiến 1980, R. Quirk 1985, Phan Thiều
1988, Lƣu Vân Lăng (dẫn theo lần xuất bản 1998), Nguyễn Minh Thuyết

1998, D. Biber 1999, R. Huddleston 2002]. Tiếng Anh và tiếng Việt đều là
những ngôn ngữ SVO, trong đó vị trí thuận của chủ ngữ là ở trƣớc vị ngữ, vị
trí điển hình của bổ ngữ là sau vị ngữ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trƣờng hợp
chủ ngữ đƣợc đảo ra sau vị ngữ, bổ ngữ đƣợc đảo lên vị trí đầu câu, v.v
“Đảo ngữ” trong tiếng Anh, tức “inversion”, là một hiện tƣợng ngữ
pháp dễ nhận diện và đã đƣợc một số nhà Anh ngữ học quan tâm nghiên cứu.
Là một quá trình cú pháp làm thay đổi trật tự các thành tố trong câu nhƣng
không làm thay đổi các quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố đó, ĐNTA gắn bó
mật thiết với cấu trúc câu.
Đảo ngữ liên quan đến khả năng di chuyển của các thành tố trong câu,
do đó tất yếu gắn với sự khác biệt nào đó giữa các biến thể trật tự của câu: đó
là sự khác biệt giữa một trật tự đƣợc cho là cơ bản, hay trật tự chuẩn, với
những trật tự đƣợc hình thành nhờ vào hiện tƣợng đảo ngữ. Chắc hẳn sự khác
biệt về trật tự nhƣ vậy (với tƣ cách là “cái biểu đạt”) sẽ thể hiện những khác
biệt về nội dung (với tƣ cách là “cái đƣợc biểu đạt”). Đây chính là một hệ quả
của nguyên lí về tính hình tuyến của cái biểu hiện mà F. D. Saussure đã nêu ra
trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng” [1955, tr. 126] khi bàn về bản chất

2
của tín hiệu ngôn ngữ: “Vốn là vật nghe đƣợc, cái biểu hiện diễn ra trong thời
gian và có những đặc điểm vốn là của thời gian: a) nó có một bề rộng, và b)
bề rộng đó chỉ có thể đo trên một chiều mà thôi: đó là một đƣờng chỉ, một
tuyến.” Nhƣ vậy, tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ khiến cho ngƣời nói/
viết không thể cùng một lúc tạo ra hai yếu tố trong câu nói hay câu viết của
mình. Do đó, tính hình tuyến cũng có vai trò nhất định đối với việc lựa chọn
một cấu trúc câu cũng nhƣ xuất phát điểm của câu.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ thiên chủ ngữ (subject-prominent
language) và có chủ ngữ ngữ pháp (grammatical subject) đứng ở vị trí đầu
tiên trong mô hình cấu trúc cơ bản của câu đơn trần thuật với tƣ cách là dạng
thức chuẩn của câu (the canonical form of the sentence). Nhìn chung, có hai

cách phân tích câu đã đƣợc áp dụng rộng rãi trong ngữ pháp tiếng Anh, cụ thể
là nhƣ sau:
♦ Cách thứ nhất phân tích câu ra thành 5 thành phần bắt buộc: S
(Subject), V (Verb), O (Object), C (Complement) và A (Adverbial); cách
phân tích này cho kết quả là 7 mô hình cơ bản của câu đƣợc hình thành căn cứ
vào khả năng kết hợp của các thành phần câu theo trật tự thông thƣờng của
chúng, đó là: SV, SVO, SVC, SVA, SVOO, SVOC, SVOA.
♦ Cách thứ hai chia câu ra thành Chủ ngữ (Subject) và Vị ngữ
(Predicate), Vị ngữ lại đƣợc chia nhỏ ra thành “Operator” (trợ động từ thứ
nhất) và “Predication” (vị ngữ không ngôi). Cách phân tích thứ hai này đƣa
đến hai mô hình cơ bản: “Subject + Predicate” và “Subject + Operator +
Predication”.
Hiện tƣợng đảo ngữ xuất hiện trong những biến thể (variation) của các
mô hình cơ bản nêu trên, cụ thể là nhƣ sau:
Nếu chủ ngữ đứng sau động từ thì sẽ có 5 mô hình: VS, OVS, AVS ,
CVS và “Predication + Be + Subject”.

3
Nếu chủ ngữ đứng sau trợ động từ thì sẽ có 3 mô hình: “Operator +
Subject + Predication”, “Pro-form + Operator + Subject” và “X + Operator +
Subject + Y” ( X: yếu tố đứng ở vị trí đầu câu; Y: phần còn lại của câu).
Với những mô hình cấu trúc nhƣ vậy, các kiểu câu ĐNTA là bằng
chứng cho thấy rằng thành tố tận cùng về bên trái (the left-most constituent)
trong câu tiếng Anh không phải lúc nào cũng là chủ ngữ ngữ pháp
(grammatical subject). Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần liệt kê các mô hình cấu
trúc nhƣ đã nêu thì sẽ khó tránh khỏi nguy cơ sa vào chủ nghĩa hình thức. Vậy
những mô hình ĐNTA có thể đƣợc xem xét và tiếp cận nhƣ thế nào về mặt
ngữ nghĩa? Để chuyển tải nội dung của những câu ĐNTA, tiếng Việt sử dụng
những cấu trúc gì và những phƣơng tiện gì trong những câu dịch tƣơng ứng?
Việc đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này chính là một trong những lí do

chọn đề tài của chúng tôi.
Từ góc độ lí luận, lời giải đáp cho những câu hỏi trên sẽ góp phần làm
rõ những đặc trƣng loại hình của tiếng Anh và tiếng Việt, trƣớc hết, với tƣ
cách là những ngôn ngữ phân tích tính và sau đó, cho thấy một số khác biệt
mang tính nội bộ trong tổng thể những đặc điểm loại hình của hai ngôn ngữ,
vốn khác biệt đáng kể so với những loại hình khác theo cách phân loại cổ
điển.
Về mặt thực tiễn, trong các sách ngữ pháp tiếng Anh hiện đang lƣu
hành tại Việt nam, kể cả các giáo trình ngữ pháp ở bậc đại học, chúng tôi
nhận thấy rằng hầu nhƣ chỉ có một sự liệt kê các trƣờng hợp đảo ngữ mà ít có
sự phân tích về ngữ nghĩa đối với loại câu này. Mặt khác, từ thực tiễn dạy học
tiếng Anh, với tƣ cách là một giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng ngƣời học
luôn luôn có nhu cầu muốn đƣợc lí giải cụ thể về bản chất của ĐNTA để có
đƣợc những hƣớng dẫn đúng đắn liên quan đến việc sử dụng loại câu này.
Thiết nghĩ một công trình nghiên cứu về cả hai bình diện cấu trúc và ngữ

4
nghĩa của ĐNTA sẽ góp phần mang lại cho ngƣời học một cái nhìn toàn diện
hơn, thấu đáo hơn đối với vấn đề này - vấn đề của những câu đƣợc gọi là
“không cơ bản” (non-basic) và biểu thị sự “lệch chuẩn” (deviation from the
norm) nhƣng lại là một đặc trƣng của ngữ pháp tiếng Anh. Đồng thời với việc
trình bày một cách nhìn đối với ĐNTA về cả hai phƣơng diện cấu trúc và ngữ
nghĩa, chúng tôi tiến hành đối chiếu ĐNTA với tiếng Việt nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ trên cơ sở nhận biết những tƣơng đồng và dị
biệt giữa hai ngôn ngữ. Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn
góp phần giúp ngƣời Việt học tiếng Anh hiểu rõ bản chất của hiện tƣợng đảo
ngữ; nhờ đó, khi nói và viết, ngƣời học có thể sử dụng các mô hình câu đảo
ngữ nhằm đa dạng hoá và làm phong phú thêm cách diễn đạt của mình. Điều
này sẽ góp phần vào thành công của ngƣời học trong giao tiếp bằng tiếng
Anh.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án đƣợc thể hiện một cách
khái quát qua tên gọi của đề tài: “Khảo sát cấu trúc - ngữ nghĩa của hiện
tƣợng đảo ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt”. Trong tên gọi này, có ba điểm
chúng tôi muốn làm sáng tỏ:
a- “Cấu trúc” đƣợc hiểu là “sự sắp xếp có quy tắc của các đơn vị ngôn ngữ để
tạo thành một tổng thể có nghĩa” [Asher et al., 1994, t. 10, tr. 5175]. Trong
luận án này, các cấu trúc đảo ngữ đƣợc chúng tôi xem xét dƣới dạng các
mô hình cú pháp đƣợc trừu tƣợng hoá từ những câu cụ thể, với các thành
phần bắt buộc theo quan niệm của đại đa số các nhà Anh ngữ học. Hiện
tƣợng đảo ngữ không làm thay đổi chức năng ngữ pháp cũng nhƣ vai
nghĩa của các thành phần bị đảo. So với mô hình của câu có trật tự thuận
tƣơng ứng, mô hình câu đảo ngữ thể hiện sự khác biệt về trật tự sắp xếp
các thành tố trong câu.

5
b- “Ngữ nghĩa” của các câu đảo ngữ trong luận án này đƣợc chúng tôi hiểu
không chỉ là nghĩa miêu tả hay nghĩa mệnh đề (descriptive
meaning/propositional meaning) mà còn là nghĩa phi miêu tả hay nghĩa
phi nội dung mệnh đề (non-descriptive meaning/non-propositional
meaning). Đây là cách hiểu về ngữ nghĩa theo nghĩa rộng, dựa trên quan
điểm của J. Lyons [1995, tr. xii-xiii]. Theo quan điểm này, ngữ nghĩa đƣợc
xem là đối tƣợng của “ngữ nghĩa học” hiểu theo nghĩa rộng, tức ngữ nghĩa
học mà trong đó bao hàm cả những nội dung của ngữ dụng học. Đỗ Hữu
Châu, trong cuốn sách “Đại cƣơng ngôn ngữ học”, tập hai [2003, tr. 45],
đã nêu rõ: “Ngữ nghĩa học hiểu theo nghĩa rộng có đối tƣợng là ngữ nghĩa
nói chung, bao gồm cả ngữ nghĩa bị quy định bởi tính đúng - sai lôgic và
ngữ nghĩa không bị quy định bởi tính đúng - sai lôgic”. Khi khảo sát ngữ
nghĩa của đảo ngữ, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu vào phần nghĩa phi
miêu tả hay nghĩa phi nội dung mệnh đề, đƣợc giới hạn và cụ thể hoá

trong ba chức năng của đảo ngữ, đó là: chức năng giới thiệu thực thể trong
diễn ngôn, chức năng nhấn mạnh và chức năng liên kết.
c- “Hiện tƣợng đảo ngữ” trong luận án này có nội hàm của thuật ngữ
“inversion” của ngữ pháp tiếng Anh. Bản thân thuật ngữ “đảo ngữ” đƣợc
sử dụng trong luận án này chỉ là một cách gọi theo thói quen khi chuyển
dịch thuật ngữ “inversion” sang tiếng Việt. Vì vậy, cách hiểu của chúng
tôi đối với hiện tƣợng đảo ngữ không căn cứ vào cách chiết tự, chẳng hạn
nhƣ “đảo” tức là “đổi ngƣợc vị trí” ra trƣớc hoặc sau đối với các yếu tố
theo trật tự hình tuyến và “ngữ” là “cụm từ” có tƣ cách của một thành
phần câu.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là loại câu trần thuật tiếng Anh có
trật tự đảo. Đối tƣợng này đƣợc chúng tôi xác định dựa vào định nghĩa của
Green [1982, tr. 120]: đảo ngữ là “những cấu trúc câu trần thuật mà trong đó

6
chủ ngữ theo sau một phần hoặc toàn bộ các yếu tố của động ngữ”. Định
nghĩa này cũng chính là điểm xuất phát của nhiều công trình trực tiếp hoặc
gián tiếp có liên quan đến đảo ngữ trong tiếng Anh hiện đại. [H. Dorgeloh
1997, M. A. Gomez-González 2001]
Sau khi xác định đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng phạm
vi nghiên cứu của luận án không bao hàm những trƣờng hợp sau đây:
i. Phép đảo trợ động từ với tƣ cách là một phƣơng tiện ngữ pháp để tạo câu
hỏi trong tiếng Anh.
Phép đảo này là một phép cải biến làm cho câu hỏi đƣợc phái sinh từ câu
trần thuật và có tác dụng phân biệt thức trần thuật với thức nghi vấn. Đó
là một sự chuyển vị mang tính chất ngữ pháp hoá, tức nó là một trong
các phƣơng tiện cú pháp để tạo câu hỏi [Givón 1993, t. 2, tr. 249 & 259].
Nó đƣợc xem là một phƣơng tiện mã hoá ngữ pháp (grammatical coding
device) và là một hình thức ngôn ngữ học (linguistic form) mang tính
đặc thù ngôn ngữ (language specific) [J. Penhallurick 1987, tr. 99].

ii. Hiện tƣợng đảo trong những câu cầu khiến nhƣ “Post this letter for me,
can you?”, hoặc những câu cảm thán mang đậm phong cách tu từ nhƣ
“How softly glides the moon!” hoặc “How beautiful are the flowers!”.
iii. Những câu khuôn thức (formulae/formulaic sentences) nhƣ “May your
dreams come true”, “Long live the Queen”, đƣợc dùng để diễn tả một
lời cầu chúc, lời chào hay một niềm mong ƣớc. Đây là một loại “câu bất
quy tắc” (irregular sentences) thuộc về thức giả định nguyện ƣớc
(optative subjunctive), trong đó đảo ngữ đã bị “hóa thạch” (fossilized),
theo cách diễn đạt của R. Quirk và các đồng sự [1972, tr. 411].
iv. Đảo ngữ trong câu có lời trích dẫn (quotation inversion). Ví dụ:
0: 1 “The newspaper is late again”, said John. (OVS) [87, tr. 590]
0: 2 “The newspaper is late again”, John said. (OSV) [87, tr. 590]

7
0: 3 “The newspaper,” John said, “ is late again.” [87, tr. 590]
0: 4 “The newspaper,” said John, “ is late again.” [87, tr. 590]
0: 5 Says John: “The newspaper is late again”. (VSO) [87, tr. 590]
Theo H. H. Hartvigson và L. K. Jakobsen [1974, tr. 80], sự xuất hiện của
đảo ngữ trong câu có lời trích dẫn là một vấn đề thuộc về phong cách
cũng nhƣ sở thích của ngƣời viết. Trong nhiều trƣờng hợp, lời trích dẫn
bị phân tách thành hai phần, và xen vào giữa hai phần đó là các mệnh đề
tƣờng thuật (reporting clauses) nhƣ John said và said John trong các ví
dụ {0:3} và {0:4}. R. Quirk và các đồng sự [1985, tr. 1378] xem các
mệnh đề tƣờng thuật này là các mệnh đề phụ (dependent clauses) bởi vì
xét về các phƣơng diện cú pháp lẫn ngữ nghĩa, các mệnh đề tƣờng thuật
này giống với các mệnh đề bình luận (comment clauses) nêu lên ý kiến
hoặc quan điểm của ngƣời nói đối với điều đƣợc nói đến. Cũng theo
nhóm tác giả này [1985, tr. 1023], tính độc lập của lời trích dẫn trực tiếp
(direct quotation) thể hiện ở chỗ có những lời trích dẫn trực tiếp không
cần sự hiện diện của mệnh đề tƣờng thuật. Nhƣ vậy, về mặt cấu trúc,

hiện tƣợng đảo ngữ trong câu có lời trích dẫn thể hiện qua nhiều kiểu sắp
xếp trật tự các thành tố; các ví dụ {0:3} và {0:4} là bằng chứng cho thấy
không phải lúc nào lời trích dẫn trực tiếp cũng có chức năng ngữ pháp là
“Object” (O) nhƣ trong các mô hình OVS và VSO, mà lời trích dẫn này
có thể bị tách ra và chen vào giữa bởi mệnh đề tƣờng thuật. Về mặt ngữ
nghĩa, yếu tố V trong các mô hình này chỉ có thể là những động từ ngoại
động chỉ hành động nói năng (verbs of saying). Với những đặc điểm này,
hiện tƣợng đảo ngữ trong câu có lời trích dẫn là một hiện tƣợng riêng
biệt, khác hẳn với đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
v. Cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của luận án là hiện tƣợng
“preposing” (còn gọi là “fronting”) và câu tồn tại trong tiếng Anh

8
(existential sentences). Đây là những trƣờng hợp thoạt nhìn thì dƣờng
nhƣ có những đặc điểm giống với đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận
án, nhƣng thực ra chúng là những cấu trúc khác biệt. Ví dụ:
 Preposing/Fronting:
0: 6 Jason deals with the post every morning. The routine letters he
answers. The rest he passes onto the boss. [77, tr. 56]
Jason xử lí thư từ vào mỗi buổi sáng. Những thư thường lệ thì
anh trả lời. Phần còn lại anh chuyển sang cho ông chủ.
0: 7 Intelligent she may be but omniscent she‟s not. [77, tr. 96]
Thông minh thì cô ta có, nhưng thông suốt mọi sự thì không.
 Existential sentence:
0: 8 There was a unicorn in the garden. [98, tr. 179]
Có một con kì lân trong khu vườn.
Trong các ví dụ {0:6} và {0:7}, bổ ngữ trực tiếp (the routine letters, the
rest) và bổ túc ngữ (intelligent, omniscent) đã đƣợc đảo lên vị trí đầu
câu; tuy nhiên, không có sự dịch chuyển của chủ ngữ ra phía sau động
từ, cũng không có sự xuất hiện của trợ động từ trƣớc chủ ngữ; riêng ví

dụ {0:8} là một câu thể hiện ý nghĩa tồn tại, trong đó chủ ngữ ngữ pháp
là “there”, đứng ở vị trí đầu câu. Nhƣ vậy, các câu này có bản chất khác
hẳn so với các câu đảo ngữ hiểu theo định nghĩa của Green [1982, tr.
120]. Do đó, chúng không phải là đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
Tóm lại, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là loại câu trần thuật tiếng
Anh đƣợc cấu tạo bởi 3 mô hình khái quát của “đảo ngữ toàn phần” (ĐNTP),
tức “full inversion” và 3 mô hình khái quát của “đảo trợ động từ” (ĐTĐT),
tức “auxiliary/operator inversion”, cụ thể là nhƣ sau:
Đảo ngữ toàn phần: AVS

9
CVS
PREDICATION + BE + SUBJECT
Đảo trợ động từ: OPERATOR + SUBJECT + PREDICATION
PRO-FORM + OPERATOR + SUBJECT
X + OPERATOR + SUBJECT + Y
(X : yếu tố đứng ở vị trí đầu câu; Y: phần còn lại của câu)
Ngoài ra, trong tiếng Anh, chủ ngữ còn có thể xuất hiện sau động từ
trong các mô hình VS, OVS và AVSA . Tuy nhiên, luận án không nghiên cứu
các mô hình này vì những lí do nhƣ sau:
(i) Đối với mô hình VS, trong nguồn tƣ liệu, chúng tôi chỉ tìm thấy 2 ví dụ:
0: 9 Came frightful days of snow and rain. [157, tr. 32-33]
Rồi đến những ngày đáng sợ, đầy tuyết và mưa.
0: 10 Came a terrific flash of lightning and clap of thunder. [73,
tr. 22]
Tiếp theo đó một tia chớp loé lên cùng với một tiếng sét kinh
hoàng.
Theo H. Dorgeloh [1997, tr. 21], câu {0: 9} cũng nhƣ câu {0:10} thực ra
đều đƣợc bắt đầu bằng một ngữ đoạn chỉ thời gian ngầm ẩn (implied
temporal phrase). Chúng tôi nhận thấy rằng ngữ đoạn này có thể là một

trạng ngữ nhƣ then hoặc next; khi đó, mô hình đầy đủ của hai câu này sẽ
là AVS, đƣợc hiện thực hoá nhƣ sau:
Then came frightful days of snow and rain.
Next came a terrific flash of lightning and clap of thunder.
Nhƣ vậy, trong nguồn tƣ liệu của chúng tôi, số lƣợng câu có mô hình VS
thực sự quá ít ỏi và chúng chỉ là một trƣờng hợp nhỏ của mô hình AVS.
Do đó, chúng tôi sẽ không đề cập đến mô hình VS trong luận án này.

10
(ii) Đối với mô hình OVS, chúng tôi cũng chỉ tìm thấy 2 ví dụ - chính là các
ví dụ của R. Quirk và các đồng sự [1972, tr. 699] [1985, tr. 1381]:
0: 11 Oxford is likely to win the next boat race. So say all my friends.
Đội Oxford chắc sẽ thắng trong cuộc đua thuyền sắp tới. Tất cả
các bạn tôi đều nói thế.
0: 12 So say the rest of us.
Những người còn lại trong chúng tôi đều nói thế cả.
Cũng theo nhóm tác giả Quirk [1985, tr. 1381], một số ngƣời quan niệm
rằng các câu đảo ngữ trong hai ví dụ {0:11} và {0:12} thể hiện một đặc
điểm của tiếng Anh cổ (archaic English). Đây cũng chính là lí do khiến
chúng tôi loại trừ mô hình OVS trong luận án này, vì cứ liệu nghiên cứu
của chúng tôi là tiếng Anh hiện đại.
(iii) Trong mô hình AVSA, có sự xuất hiện của hai trạng ngữ. Ví dụ:
0: 13 In the garden sat an old man unhappily. [57, tr. 235]
Trong khu vườn có một cụ già đang ngồi rầu rĩ.
Xét về phƣơng diện cấu trúc, trong trƣờng hợp này, trạng ngữ cuối câu
không có tính bắt buộc (obligatory) so với trạng ngữ đứng ở vị trí đầu
câu. Trong khi “In the garden sat an old man” là một câu hoàn chỉnh, thì
* “Sat an old man unhappily” là một trƣờng hợp không thể chấp nhận
đƣợc, bởi lẽ đây không phải là một câu đúng theo những quy tắc của ngữ
pháp tiếng Anh. Do đó, trong luận án này chúng tôi sẽ không nghiên

cứu mô hình AVSA, mà tập trung khảo sát các mô hình đƣợc tạo lập bởi
sự hiện diện mang tính bắt buộc của các thành phần câu .
Phạm vi nghiên cứu của luận án cũng không bao hàm ngữ điệu và các
yếu tố ngôn điệu khác, mặc dù các yếu tố này bao giờ cũng đi kèm với bất kì
một câu nói hay câu viết nào trong các ngôn ngữ tự nhiên.

11
3. Mục tiêu của luận án
Luận án đặt ra những mục tiêu sau:
 Xác lập khái niệm “đảo ngữ trong tiếng Anh” là cơ sở của việc nghiên
cứu.
 Xác lập một cách hiểu chung về cấu trúc và ngữ nghĩa của hiện tƣợng
đảo ngữ ứng với thực tế của tiếng Anh và sự biểu đạt của nó trong tiếng
Việt. Đây cũng chính là nền tảng để xây dựng nội dung nghiên cứu.
 Hệ thống hoá tất cả các trƣờng hợp ĐNTA trong câu trần thuật; miêu tả
cấu tạo hình thức của chúng bằng cách căn cứ vào các mô hình cú pháp.
 Chọn ra các cấu trúc đảo ngữ giống nhau về mặt chức năng trong diễn
ngôn; mặt chức năng đó chính là sự cụ thể hoá của một thứ nghĩa “phi
miêu tả” (non-descriptive meaning) hay “phi nội dung mệnh đề” (non-
propositional meaning) mà đảo ngữ biểu thị.
 Phân tích cả hai mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của từng kiểu câu đảo ngữ
tiếng Anh, đồng thời đối chiếu với tiếng Việt nhằm tìm ra các cách thức
thể hiện chúng trong tiếng Việt, qua đó thấy đƣợc các kiểu tƣơng đƣơng
dịch thuật cũng nhƣ những tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ.
 Trình bày những nhận xét tổng quát mang tính lí luận về vấn đề nghiên
cứu và những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm mục đích khảo sát ĐNTA trên cả hai bình diện cấu trúc và ngữ
nghĩa, đồng thời nắm bắt đƣợc những tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn
ngữ Anh và Việt dựa trên cứ liệu đối dịch Anh-Việt, luận án này đƣợc thực

hiện dựa trên ba phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
Phƣơng pháp quy nạp: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm xử lí cứ
liệu, tổng hợp các kết quả và rút ra kết luận.

12
Phƣơng pháp miêu tả: phƣơng pháp này đƣợc thể hiện thông qua việc
phân tích mặt cấu trúc cú pháp và chức năng của đảo ngữ trong diễn ngôn;
các cấu trúc cú pháp đƣợc nhận diện nhờ vào những mô hình đƣợc tạo lập bởi
các thành phần câu theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống.
Phƣơng pháp phân tích đối chiếu: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
nhằm nêu bật những tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ. Về phạm vi đối
chiếu, chúng tôi lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ cơ sở hay ngôn ngữ chỉ đạo, tức
ngôn ngữ này là ngôn ngữ đối tƣợng cần đƣợc phân tích, làm sáng tỏ; còn
tiếng Việt là ngôn ngữ phƣơng tiện, đƣợc sử dụng nhƣ là ngôn ngữ liên hệ để
làm sáng tỏ các đặc điểm của ngôn ngữ đối tƣợng.
Luận án đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:
a- Tổng hợp tài liệu và những kiến giải về hiện tƣợng ĐNTA.
b- Thu thập ngữ liệu của cả hai ngôn ngữ Anh-Việt từ các bản dịch song ngữ
và các tài liệu ngữ pháp.
c- Phân loại, miêu tả, phân tích đối chiếu và quy nạp để đi đến kết luận. Việc
phân loại dựa trên các tiêu chí về cấu tạo hình thức và chức năng của đảo
ngữ. Việc đối chiếu có tính đến những đặc điểm loại hình học.
Để thuận tiện cho việc miêu tả và đối chiếu, một số thuật ngữ và cách
gọi tên của ngữ pháp truyền thống vẫn đƣợc sử dụng trong luận án, do ý nghĩa
thực tiễn của đề tài này là phục vụ cho việc dạy học và thực hành ngoại ngữ.
5. Nguồn tƣ liệu sử dụng trong luận án
♦ Các bản dịch song ngữ Anh-Việt, đặc biệt là các tác phẩm văn học nhƣ
tiểu thuyết, truyện ngắn.
♦ Các sách ngữ pháp và các công trình nghiên cứu tiếng Anh và tiếng Việt.
♦ Các loại từ điển tiếng Anh và tiếng Việt.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo một số cấu trúc câu
“không cơ bản”, hiện tƣợng ĐNTA lại không xuất hiện với tần số cao, nếu

13
không nói là “tƣơng đối hiếm” [D. Biber et al. 1999, tr. 926]. Cũng theo các
tác giả này, các cấu trúc ĐNTA xuất hiện trong bút ngữ nhiều hơn là trong
khẩu ngữ, đặc biệt các tác phẩm văn chƣơng cho thấy tần số xuất hiện của đảo
ngữ là cao hơn cả. Chính vì vậy mà nguồn tƣ liệu của chúng tôi chủ yếu dựa
vào các tiểu thuyết, truyện ngắn, Trên cơ sở tham khảo 927 đoạn văn tiếng
Anh có sử dụng đảo ngữ, chúng tôi đã chọn ra 500 ví dụ tiêu biểu nhất để làm
dẫn liệu cho việc miêu tả và phân tích trong luận án.
6. Vấn đề đối chiếu trong luận án
Trong luận án này, việc đối chiếu từ tiếng Anh sang tiếng Việt chính là
một sự phân tích tƣơng phản ứng dụng (applied contrastive analysis), chứ
không phải là phân tích tƣơng phản lí thuyết (theoretical contrastive analysis).
Đây là hai loại phân tích tƣơng phản mà Carl James [1980] đã nêu ra trong
cuốn sách bàn về đối chiếu ngôn ngữ có nhan đề “Contrastive Analysis”. Carl
James [1980, tr. 142] đã dẫn lời Fisiak và các đồng sự [1978, tr. 10], rằng
phân tích tƣơng phản lí thuyết “tìm kiếm sự hiện thực hoá của một phạm trù
phổ quát X trong cả hai ngôn ngữ A và B”; còn phân tích tƣơng phản ứng
dụng thì lại “quan tâm sâu sắc đến vấn đề một phạm trù phổ quát X, đƣợc
hiện thực hoá là y trong ngôn ngữ A, đƣợc biểu đạt nhƣ thế nào trong ngôn
ngữ B”. Sau đây là sơ đồ minh hoạ cho hai loại phân tích tƣơng phản này:
X X


A B A(y) B(?)
Phân tích tương phản lí thuyết Phân tích tương phản ứng dụng
Sơ đồ 0.1: Các loại phân tích tương phản
(Nguồn: C. James 1980, tr. 142)


14
Sơ đồ này cho thấy phân tích tƣơng phản ứng dụng mang tính chất một
chiều (unidirectional) từ ngôn ngữ đối tƣợng sang ngôn ngữ phƣơng tiện,
trong khi đó phân tích tƣơng phản lí thuyết “không cần thiết phải phản ánh bất
kì một tính định hƣớng nào đối với việc học ngôn ngữ” [C. James 1980, tr.
142]. Vì mục đích thực tiễn của việc đối chiếu trong luận văn này là nhằm
phục vụ cho việc học tiếng Anh của ngƣời Việt, nên hƣớng phân tích đối
chiếu của chúng tôi là phân tích tƣơng phản ứng dụng. Dựa trên cơ sở đó mà
sự miêu tả trong luận án này chủ yếu thiên về tiếng Anh và việc đối chiếu tập
trung vào cách thức biểu đạt của ĐNTA khi chuyển dịch sang tiếng Việt.
Mặc dù “đảo ngữ” đã đƣợc xem là một phổ quát ngôn ngữ, nhƣng tình
hình trong tiếng Việt có khác với tiếng Anh: khác với ĐNTA, “đảo ngữ trong
tiếng Việt” là một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh luận trong các nhà
nghiên cứu. Có nhiều ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngƣợc nhau đối với sự
tồn tại của một hiện tƣợng gọi là “đảo ngữ” trong tiếng Việt. Các nhà Việt
ngữ học có thể đồng ý về sự hiện diện của các kiểu câu nhƣ Danh ngữ - Danh
ngữ - Vị ngữ và Vị ngữ - Danh ngữ, tuy nhiên lại khá dè dặt và thận trọng
trong cách đặt tên cho sự dịch chuyển thành tố trong các kiểu câu này. Một số
cách gọi đã đƣợc nêu ra: sự đề bạt, hiện tượng đảo trí, phép đảo, đảo ngữ,
Vấn đề tƣ cách thành phần câu của các yếu tố đảo trí cũng đã làm nảy sinh
những quan điểm khác nhau. Có thể nói rằng, cho đến nay, đảo ngữ trong
tiếng Việt đã đƣợc thừa nhận trong lĩnh vực phong cách học, còn trong lĩnh
vực ngữ pháp, “đảo ngữ” là một phạm trù chƣa có sự định hình rõ nét nhƣ
trong tiếng Anh. Chính vì vậy chúng tôi chƣa có điều kiện để thực hiện đƣợc
một sự phân tích đối chiếu hai chiều thể hiện sự cân đối trong việc miêu tả
đầy đủ cả hai ngôn ngữ Anh-Việt ở một mức độ nhƣ nhau. Do đó, chúng tôi
chọn giải pháp đối chiếu một chiều. Giải pháp này không yêu cầu hai sự miêu
tả của hai ngôn ngữ phải ở một mức độ thấu đáo như nhau (equally


15
exhaustive theo C. James [1980, tr. 65] hoặc delicate theo M. A. K. Halliday
[1961, tr. 272, dẫn theo C. James 1980, tr. 65]). Mặt khác, giải pháp này cho
phép đặt trọng tâm đối chiếu thiên về ngôn ngữ đối tƣợng - ngôn ngữ mà
ngƣời học đang hƣớng đến.
Việc đối chiếu trong luận án này đƣợc thực hiện dựa vào cứ liệu đối
dịch Anh-Việt và trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại của tƣơng đƣơng dịch thuật
(TĐDT). Carl James [1980, tr. 67] đã khẳng định rằng việc sử dụng các câu
dịch tƣơng đƣơng (translationally equivalent sentences) tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình đối chiếu.
Trong bài viết “Về vấn đề tƣơng đƣơng trong dịch thuật” [2001], tiếp
thu các quan điểm của A. Fedorov [1968], Catford [1969], Nida & Taber
[1969], Newman [1980] & Koller [1990], tác giả Nguyễn Hồng Cổn đã nêu ra
một định nghĩa về tƣơng đƣơng dịch thuật nhƣ sau:
Tương đương dịch thuật (TĐDT) là sự trùng hợp hay tương
ứng trên một hoặc nhiều bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản
nguồn (VBN) và văn bản đích (VBĐ) với tư cách vừa là sản
phẩm vừa là phương tiện của dịch thuật như một quá trình
giao tiếp.
Theo Nguyễn Hồng Cổn, định nghĩa trên đây ngụ ý rằng:
a) TĐDT là một thuộc tính khách quan, một mối quan hệ có thực tồn tại
giữa VBN và VBĐ và các đơn vị của chúng.
b) TĐDT là một đại lƣợng động, biến thiên theo số lƣợng và tính chất của
các bình diện tƣơng đƣơng đƣợc dịch.
c) TĐDT chịu sự ảnh hƣởng và chi phối của nhiều nhân tố trong việc ƣu
tiên lựa chọn một bình diện, một khía cạnh tƣơng đƣơng này hay khác.

16
Nhƣ vậy, cách hiểu về TĐDT nhƣ trên cho thấy rằng không có một

TĐDT lí tƣởng nào chung cho các đơn vị dịch thuật. Giữa các đơn vị dịch
thuật có thể có các kiểu TĐDT khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và số lƣợng
của các bình diện tƣơng đƣơng đƣợc chuyển dịch.
Nguyễn Hồng Cổn đã phân biệt bốn bình diện TĐDT cơ bản, cụ thể là:
 Tương đương ngữ âm (phonetic equivalence) là khả năng tƣơng ứng giữa
các đơn vị dịch của VBN và VBĐ về cấu trúc âm vị, đặc trƣng ngôn điệu
(trọng âm, ngữ điệu), và độ dài tuyến tính.
 Tương đương ngữ pháp (grammatical equivalence) là khả năng tƣơng
đƣơng giữa các đơn vị dịch thuật về các phƣơng diện phạm trù từ loại của
các từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp và kiểu câu.
 Tương đương ngữ nghĩa (semantic equivalence) là khả năng tƣơng đƣơng
giữa các đơn vị dịch của VBN và VBĐ về a) nghĩa sở biểu và nghĩa sở
chỉ ở cấp độ từ; b) nghĩa mô tả hay nghĩa mệnh đề ở cấp độ câu.
 Tương đương ngữ dụng (pragmatic equivalence) là sự tƣơng ứng giữa các
đơn vị dịch thuật của VBN và VBĐ về các thông tin ngữ dụng (hay còn
gọi là thông tin phi miêu tả), liên quan đến các nhân tố của tình huống
giao tiếp.
Căn cứ vào sự có mặt/vắng mặt của 4 bình diện tƣơng đƣơng cơ bản
này, Nguyễn Hồng Cổn đã phân chia các TĐDT thành 2 nhóm lớn với 6 kiểu
tƣơng đƣơng nhƣ sau:
♦ Các tương đương hoàn toàn, bao gồm hai kiểu: tương đương hoàn toàn
tuyệt đối và tương đương hoàn toàn tương đối.
 Tương đương hoàn toàn tuyệt đối: là các TĐDT tƣơng đƣơng với
nhau trên cả 4 bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
 Tương đương hoàn toàn tương đối: là các TĐDT giống nhau trên 3
bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

17
Kiểu tương đương hoàn toàn tuyệt đối rất ít khi xảy ra bởi vì phần lớn
các ngôn ngữ có các hệ thống âm vị khác nhau. Còn kiểu tương đương

hoàn toàn tương đối thì xuất hiện phổ biến hơn.
♦ Các tương đương bộ phận: các TĐDT chỉ tƣơng ứng với nhau trên một
hoặc hai bình diện. Chúng bao gồm các kiểu sau:
 Tương đương ngữ pháp-ngữ nghĩa: kiểu TĐDT này đƣợc tìm thấy
khi mà, do sự khác biệt tinh tế giữa hai ngôn ngữ, ngƣời dịch không
thể chuyển tải đƣợc hết các thông tin dụng học khác nhau của đơn vị
dịch. Kiểu TĐDT này thƣờng chỉ dùng để dịch chú giải nghĩa nguyên
văn của câu hoặc thành ngữ; nó ít đƣợc sử dụng trong dịch giao tiếp.
 Tương đương ngữ pháp-ngữ dụng: là kiểu TĐDT mà trong đó các
đơn vị dịch của VBN và VBĐ chỉ tƣơng đƣơng nhau về ngữ pháp và
ngữ dụng nhƣng không tƣơng đƣơng về ngữ nghĩa.
 Tương đương ngữ nghĩa-ngữ dụng: là kiểu tƣơng đƣơng phổ biến
nhất, trong đó đơn vị gốc và đơn vị đối dịch có nghĩa biểu hiện và
nghĩa ngữ dụng (đích ngôn trung, giá trị thông báo ) tƣơng ứng với
nhau, nhƣng giữa các đơn vị này có những khác biệt nhất định về mặt
ngữ pháp.
 Tương đương thuần ngữ dụng: là kiểu tƣơng đƣơng tự do nhất, trong
đó các khía cạnh tƣơng đƣơng khác nhau về thông tin ngữ dụng (đặt
biệt là đích ngôn trung và giá trị thông báo) hầu nhƣ độc lập với
tƣơng đƣơng ngữ pháp và ngữ nghĩa. Kiểu tƣơng đƣơng này thƣờng
xảy ra khi chuyển dịch các câu có tính nghi thức hoặc tính thành ngữ
cao.
Căn cứ vào 6 kiểu TĐDT theo sự phân loại của Nguyễn Hồng Cổn, khi
tiến hành đối chiếu Anh-Việt, luận án đặt mục tiêu tìm ra các kiểu TĐDT có
thể có giữa hai ngôn ngữ trên cơ sở các mô hình cấu trúc của ĐNTA. Cụ thể

×