Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (lời kêu gọi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VŨ THỊ OANH




KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA
CỦA DIỄN NGÔN CÓ MỤC ĐÍCH KÊU GỌI
(LỜI KÊU GỌI)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC







Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






VŨ THỊ OANH




KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - NGỮ NGHĨA
CỦA DIỄN NGÔN CÓ MỤC ĐÍCH KÊU GỌI
(LỜI KÊU GỌI)


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01





Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh


Hà Nội - 2012

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Cấu trúc của luận văn 4
Chƣơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Khái niệm diễn ngôn 5
1.2. Phân tích diễn ngôn 8
1.3. Đặc tính của diễn ngôn và phân loại diễn ngôn 11
1.3.1.Đặc tính của diễn ngôn 11
1.3.2. Phân loại diễn ngôn 12
1.4. Diễn ngôn chính luận 16
1.4.1. Phong cách chính luận 16
1.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách chính luận 16
1.4.3. Kết cấu của diễn ngôn chính luận 18
1.5. Khái niệm diễn ngôn có mục đích kêu gọi - Lời kêu gọi 19
1.6. Một số nét sơ lược về diễn ngôn Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch 22
Tiểu kết chương 1 23
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA DIỄN NGÔN LỜI KÊU GỌI 24
2.1. Cấu trúc tổng thể của các kiểu loại văn bản 24
2.2. Một số đặc điểm về cấu trúc của văn bản thông thường 24
2.3. Cấu trúc tổng thể của diễn ngôn Lời kêu gọi 28
2.4. Đặc điểm của các thành phần trong cấu trúc diễn ngôn Lời kêu gọi 30
2.4.1.Đặc điểm cấu trúc phần tiêu đề 30
2.4.2. Đặc điểm cấu trúc phần hô gọi 34
2.4.3. Đặc điểm cấu trúc phần kết 45

2.5. Một số kiểu loại cấu trúc của diễn ngôn Lời kêu gọi 49
2.5.1. Nhóm cấu trúc đơn 50
2.5.2. Nhóm cấu trúc thiếu 54
2.5.3. Nhóm cấu trúc kép 58
Tiểu kết Chương 2……………………………………………………… 64


Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG DIỄN NGÔN
LỜI KÊU GỌI 67
3.1. Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp 67
3.1.1. Sử dụng câu mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị 67
3.1.2. Sử dụng cấu trúc song hành, cấu trúc đối 73
3.1.3. Sử dụng cấu trúc Hỏi - Đáp 76
3.2. Mạch lạc trong diễn ngôn Lời kêu gọi 78
3.3. Lập luận trong diễn ngôn Lời kêu gọi 81
3.3.1. Lập luận và các bộ phận của lập luận 81
3.3.2. Các kiểu lập luận 82
3.3.3. Diễn dịch và quy nạp trong quan hệ lập luận 86
3.4. Liên kết trong diễn ngôn Lời kêu gọi 88
3.4.1. Đặc điểm về liên kết 88
3.4.2. Từ nối với tư cách là phương tiện của phép nối 89
3.5. Đặc điểm về sử dụng từ ngữ 90
3.5.1. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ 90
3.5.2. Sử dụng từ xưng hô, các giới ngữ chỉ quan hệ sở thuộc 94
Tiểu kết Chương 3 96
KẾT LUẬN…………………………………………………………………98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Lược đồ các yếu tố trong quá trình giao tiếp của R.Jakobson 20
Hình 2.1. Cấu trúc của văn bản thông thường 27
Hình 2.2. Khung cấu trúc của diễn ngôn Lời kêu gọi 29
Hình 2.3. Bảng so sánh cấu trúc văn bản thông thường với Lời kêu gọi 29
Hình 2.4. Tỷ lệ các dạng của Tiêu đề 30

Hình 2.5. Bảng các ví dụ về các kiểu dạng Tiêu đề cụ thể 32
Hình 2.6. Mức độ xuất hiện của câu hô gọi trong phần Hô gọi 35
Hình 2.7. Cấu trúc tổng quát và ví dụ phần Hô gọi 37
Hình 2.8. Biểu đồ sử dụng từ hô gọi trong câu hô gọi 39
Hình 2.9. Khung cấu trúc và các dạng Kết có mục đích khẳng định 46
Hình 2.10. Khung cấu trúc và các dạng Kết có tính chất tung hô 47
Hình 2.11. Sơ đồ cầu trúc thiếu 58
Hình 3.1. Tỷ lệ sử dụng cấu trúc Hỏi - Đáp 78
Hình 3.2. Biểu hiện sự mạch lạc trong diễn ngôn 81
Hình 3.3. Tỷ lệ sử dụng thành ngữ phân theo nguồn gốc 92

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích diễn ngôn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ trong nghiên cứu
ngôn ngữ học. Những vấn đề cơ bản của nó đã và đang được các nhà khoa
học trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu. Bên cạnh những nghiên cứu
mang tính chất lý luận nhằm tìm ra những đặc điểm, phạm trù, thông số của
diễn ngôn so với một loại đơn vị mà cho tới nay vẫn còn không ít ý kiến cho
rằng chúng đồng nhất, đó là văn bản, hoặc triển khai nghiên cứu phân tích
diễn ngôn ở các giai đoạn phát triển của nó, từ phân tích diễn ngôn đến phân
tích diễn ngôn phê bình, phân tích diễn ngôn hội thoại…, việc áp dụng các lý
thuyết của phân tích diễn ngôn vào phân tích các kiểu dạng diễn ngôn/văn bản
cụ thể cũng thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, có
thể kể tới công trình nghiên cứu diễn ngôn Bản tin (tiếng Anh) của Nguyễn
Hòa, diễn ngôn Phóng sự của Nguyễn Thị Thanh Hương… Ngoài ra còn rất
nhiều tác giả chọn một kiểu loại diễn ngôn cụ thể như diễn ngôn/văn bản quy
phạm pháp luật, diễn ngôn/văn bản hành chính, diễn ngôn/văn bản xã luận…
làm đối tượng nghiên cứu của các luận văn cao học. Tuy vậy, có thể nói cho
tới nay, diễn ngôn có mục đích kêu gọi (gọi tắt là Lời kêu gọi) vẫn chưa được

nghiên cứu một cách hệ thống, ngoài một vài bài viết tiếp cận đối tượng này
chưa thực sự toàn diện.
Diễn ngôn có mục đích kêu gọi là một dạng diễn ngôn rất điển hình
thuộc loại văn phong chính luận. Theo Diệp Quang Ban, nó thuộc dạng văn
bản có chức năng “điều khiển”, khi người tạo văn bản nêu lên mong muốn,
yêu cầu, đề nghị, mệnh lệnh để người nhận văn bản thực hiện một việc gì đó
trong tương lai. Bên cạnh những đặc thù riêng về cấu trúc, điều kiện ra đời, vị
thế của người tạo văn bản, mối quan hệ giữa người tạo văn bản với người tiếp
nhận, vai trò của chức năng liên nhân… là hàng loạt vấn đề cần phải có sự
nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện. Xuất phát từ nhu cầu này, chúng tôi

2
đã chọn đề tài “Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục
đích kêu gọi (Lời kêu gọi)” với mong muốn góp thêm tiếng nói vào nghiên
cứu diễn ngôn/văn bản chính luận nói chung thông qua nghiên cứu một kiểu
loại diễn ngôn cụ thể dưới góc độ phân tích diễn ngôn. Bên cạnh đó, thông
qua khảo sát, phân tích, chúng tôi cũng mong muốn làm rõ đặc điểm về cấu
trúc, ngữ nghĩa của diễn ngôn Lời kêu gọi của một số tác giả trong giai đoạn
từ năm 1945 trở lại đây, trong đó, một trong những tác giả tiêu biểu là Hồ
Chủ Tịch.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn là áp dụng phương pháp phân tích diễn ngôn
nhằm nghiên cứu những đặc điểm nổi bật, mang tính đặc trưng của các
diễn ngôn Lời kêu gọi: từ những đặc điểm về cấu trúc tổng thể, đặc trưng ngữ
nghĩa đến những đặc điểm sử dụng ngôn ngữ mang tính đặc thù nhằm thể
hiện các chức năng thông tin (liên giao) và chức năng liên nhân của kiểu loại
văn bản này.
Với mục đích này, chúng tôi đã tiến hành thu thập và khảo sát 67
diễn ngôn Lời kêu gọi, trong đó tập trung nghiên cứu 54 diễn ngôn Lời kêu
gọi của Hồ Chủ Tịch được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm “Hồ Chí Minh

toàn tập” từ tập 4 đến tập 7 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản lần
thứ 3, năm 2000) và một số văn bản của các tác giả và tổ chức khác như
Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban
chấp hành Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thực tế, vẫn còn có
một số văn bản có mục đích kêu gọi như Hịch hoặc Chiếu của các tác giả
trước đây. Tuy vậy, luận văn này chỉ hạn chế phạm vi nghiên cứu các Lời
kêu gọi từ năm 1945 trở lại đây.

3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu của một số tác giả đi trước,
luận văn đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cho việc vận dụng lý thuyết về phân tích
diễn ngôn để khảo sát các Lời kêu gọi nhằm phát hiện và làm rõ:
- Đặc điểm cấu trúc tổng thể và đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa các thành
phần cấu thành nên diễn ngôn Lời kêu gọi;
- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của các diễn ngôn Lời kêu gọi, trong đó
chú ý đến việc sử dụng các yếu tố thực hiện chức năng liên nhân;
- Phân tích và so sánh để thấy được nét đặc trưng, sự khác biệt về mặt
cấu trúc - ngữ nghĩa, đặc điểm trong sử dụng ngôn từ của các diễn ngôn Lời
kêu gọi của các tác giả, chủ yếu là của Hồ Chủ Tịch so với các tác giả khác
qua các thời kỳ, qua đó góp phần làm rõ đặc điểm ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tập trung sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: Căn cứ vào nguồn tư liệu sưu tầm được, luận
văn đi theo chiều hướng miêu tả cấu trúc - ngữ nghĩa chung của các diễn ngôn
được lựa chọn khảo sát. Từ đó, đi vào miêu tả chi tiết đặc điểm cấu trúc -
ngữ nghĩa của từng thành phần; đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, đặc điểm về tính
mạch lạc, liên kết, sử dụng lập luận… của diễn ngôn Lời kêu gọi.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn;
- Thủ pháp phân tích - tổng hợp: Luận văn trước hết đưa một

hệ thống những luận điểm về diễn ngôn, phân tích diễn ngôn, coi đó là cơ sở
lý thuyết để vận dụng trong việc khảo sát đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa của
diễn ngôn Lời kêu gọi.
- Thủ pháp thống kê: Tiếp sau bước miêu tả, luận văn sẽ thống kê để
đưa ra bộ số liệu khách quan về tần suất sử dụng các khuôn cấu trúc,
các loại và các dạng thể hiện.

4
Ngoài ta, luận văn còn vận dụng kết hợp một số thủ pháp nghiên cứu
khác như: phân tích hội thoại, phân tích dụng học, so sánh đối chiếu, các lược
đồ, sơ đồ và bảng biểu có tính chất hỗ trợ.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương sau:
Chƣơng 1. Một số cở sở lí luận
1.1. Khái niệm diễn ngôn
1.2. Phân tích diễn ngôn
1.3. Đặc tính của diễn ngôn và phân loại diễn ngôn
1.4. Diễn ngôn chính luận
1.5. Khái niệm diễn ngôn có mục đích kêu gọi - Lời kêu gọi
1.6. Một vài nét sơ lược về diễn ngôn Lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch
Tiểu kết Chương 1
Chƣơng 2. Đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn Lời kêu gọi
2.1. Cấu trúc tổng thể của các kiểu loại văn bản
2.2. Một số đặc điểm về cấu trúc của văn bản thông thường
2.3. Cấu trúc tổng thể của diễn ngôn Lời kêu gọi
2.4. Đặc điểm cấu trúc các thành phần trong cấu trúc diễn ngôn Lời kêu gọi
2.5. Một số kiểu loại cấu trúc của diễn ngôn Lời kêu gọi
Tiểu kết Chương 2
Chƣơng 3. Đặc điểm ngôn ngữ của diễn ngôn Lời kêu gọi
3.1. Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp

3.2. Mạch lạc trong diễn ngôn Lời kêu gọi
3.3. Lập luận trong diễn ngôn Lời kêu gọi
3.4. Liên kết trong diễn ngôn Lời kêu gọi
3.5. Sử dụng từ ngữ
Tiểu kết Chương 3

5
Chƣơng 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm diễn ngôn
Cho đến nay có khá nhiều quan niệm khác nhau về diễn ngôn, song
vẫn chưa thực sự có một định nghĩa hoàn chỉnh nhất. Có thể nói, người đầu
tiên đề xướng khái niệm diễn ngôn là Z.Harris (1952) với bài báo có tên gọi
“Phân tích diễn ngôn”. Tại đây, ông đã đưa ra khái niệm diễn ngôn với
cách hiểu là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu. Mặc dù quan niệm này vẫn
còn được nhiều người tranh luận, trong đó không ít ý kiến chưa thật thống
nhất, song với khái niệm này, Harris đã góp phần quan trọng trong việc
chuyển đổi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản từ câu sang diễn
ngôn, hướng nghiên cứu vào chức năng của ngôn ngữ.
“Diễn ngôn” và “văn bản” là hai khái niệm không thể bỏ qua trong
nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản nói chung và trong phân tích diễn ngôn nói
riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, để phân định rạch ròi hai khái niệm này thật
không đơn giản. Chúng được coi là hai khái niệm có cấu trúc xác định tách
biệt hoàn toàn, thuộc hai quá trình. Có khi, khái niệm này là sự biểu hiện cụ
thể, là bộ phận của khái niệm kia, cũng có khi chúng lại dùng thay thế cho
nhau như hai khái niệm đồng nghĩa hoàn toàn.
Hai tác giả Brown và Yule quan niệm rằng “văn bản như là một thuật
ngữ khoa học để chỉ dữ liệu ngôn từ của một hành vi giao tiếp” hay “văn
bản là sự biểu hiện của diễn ngôn” [5, tr.22]. Còn khi xử lý diễn ngôn như
là “sản phẩm” hay “tiến trình”, thì tác giả khảng định “diễn ngôn như là

một tiến trình”.
Theo G. Cook, “diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là
trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” (dẫn theo [1, tr.17]). Còn D.
Crystal lại định nghĩa “diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ

6
(đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể
có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo có tính tranh luận, truyện vui
hoặc truyện kể” (dẫn theo [1, tr.17]).
Trong khi đó, David Nunan cho rằng diễn ngôn như là một chuỗi
ngôn ngữ gồm một số câu, những câu này được nhận biết là có liên quan
theo một cách nào đó. Nói cách khác, diễn ngôn chỉ việc giải thuyết sự kiện
giao tiếp trong ngữ cảnh và phân tích diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ
trong sử dụng. Trong khi đó, thuật ngữ văn bản được dùng để chỉ bất kỳ cái
nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp, sự kiện đó tự nó có thể
liên quan đến ngôn ngữ nói (một cuộc hội thoại, một bài thuyết giáo) hoặc
ngôn ngữ viết (một bài thơ, một mẩu truyện) (dẫn theo [1, tr.18]).
Như vậy, có thể nói rằng, các tác giả nước ngoài không đồng nhất khái
niệm diễn ngôn và văn bản nhưng cũng không có sự phận định rành mạch
ranh giới giữa diễn ngôn và văn bản. Văn bản trở thành sản phẩm của diễn
ngôn và trong nhiều trường hợp có thể thay thế được cho nhau. Xét về tên gọi
thuật ngữ, trong trong tiếng Anh, văn bản được gọi là text; còn diễn ngôn gọi
là discourse.
Ở Việt Nam, về vấn đề này cũng có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận
khác nhau hoặc có khi là sự thay đổi về quan điểm của cùng một tác giả trong
những giai đoạn khác nhau. Tiêu biểu là Diệp Quang Ban. Ông đã nhận định
mối quan hệ giữa diễn ngôn và văn bản như sau: (1) Văn bản được dùng để
chỉ chung cho các sản phẩm của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói có mạch lạc
và liên kết; (2) Có sự đối lập giữa các diễn ngôn và văn bản: sử dụng văn bản
để chỉ sản phẩm ngôn ngữ viết và diễn ngôn chỉ ngôn ngữ nói; (3) Diễn ngôn

được dùng như văn bản có ý nghĩa.
Vơi Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Dụng học Việt ngữ” quan
niệm: Thuật ngữ diễn ngôn (discourse) và văn bản (text) thường được coi là
đồng nghĩa với nhau để chỉ các sản phẩm ngôn ngữ, viết hay nói, dài hay

7
ngắn, tạo ra một tổng thể hợp nhất, trong đó diễn ngôn được hiểu là
bao hàm văn bản, còn văn bản thiên về sản phẩm viết nhiều hơn [16, tr.169].
Có thể thấy, tác giả một mặt đồng nhất hai khái niệm trên, mặt khác ngay sau
đó lại tỏ ra lúng túng khi nhấn mạnh đến sự phân biết tương đối giữa chúng.
Một trong số tác giả khác ở Việt Nam cũng dành nhiều sự quan tâm cho
vấn đề này là tác giả Nguyễn Hòa. Quan niệm của Nguyễn Hòa được khái
quát lại trong công trình “Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề về lý luận và
phương pháp”. Trong công trình nghiên cứu đó, tác giả chỉ ra sự phân biệt
giữa diễn ngôn và văn bản. Theo tác giả, văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ
ghi lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn
cảnh giao tiếp xã hội cụ thể, trong khi đó diễn ngôn như là sự kiện hay quá
trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không giới hạn được sử
dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Mặc dù đã đưa ra sự phân
biệt hai khái niệm như trên, song tác giả cũng thừa nhận rằng trong thực tế sự
phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối vì theo cách hiểu đó, trong văn
bản sẽ xuất hiện một vài đặc trưng của diễn ngôn và ngược lại trong diễn
ngôn cũng nhiều khi tồn tại các thuộc tính của văn bản. Theo ông, thực chất
đây không phải là hai thực thể độc lập, hoàn toàn tách biệt nhau mà chỉ là một
thực thể biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong bối cảnh giao tiếp cụ thể.
Nói cách khác, tùy theo quan điểm của người nghiên cứu mà ngôn ngữ sẽ
được coi là văn bản khi được xem xét từ góc độ hình thức và được coi là diễn
ngôn khi xem xét ở góc độ hành chức.
Từ cách điểm lại quan niệm của các tác giả trong và người nước về
diễn ngôn và văn bản, về mối quan hệ giữa chúng, có thể nói rằng tùy theo

mỗi quan điểm, mỗi cách tiếp cận và cách lý giải đều có những nhân tố hợp lý
của các tác giả.
Ở đây, chúng tôi không đi sâu vào trình bày quá trình phát triển theo
thời gian về khái niệm diễn ngôn cũng như đi vào phân tích những góc độ

8
nghiên cứu những khái niệm này, mà chúng tôi chỉ muốn trình bày một số
khái niệm trên để có một cái nhìn tóm lược những quan điểm về diễn ngôn của
các tác giả. Tuy nhiên theo chúng tôi, quan điểm cho rằng diễn ngôn và văn
bản là hai khái niệm đồng nhất là phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng
tôi về các diễn ngôn Lời kêu gọi. Vì vậy, trong luận văn, chúng tôi chấp nhận
quan điểm này và lấy quan điểm này làm căn cứ để tiến hành phân tích các diễn
ngôn Lời kêu gọi. Điều này không có nghĩa là chúng tôi phủ nhận các quan điểm
khác, vì ngay trong bản thân mỗi tác giả trong các luận điểm của mình đều có sự
dung hòa tương đối với các quan điểm khác.
1.2. Phân tích diễn ngôn
Khái niệm diễn ngôn gắn liền với một khái niệm khác hết sức
quan trọng, đó là phân tích diễn ngôn. Đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa
thống nhất về bản thân thuật ngữ phân tích diễn ngôn bởi nhu cầu cần
phân biệt thuật ngữ này với một thuật ngữ rất gần và cũng dễ bị lẫn lộn khác
là phân tích văn bản.
Trước tiên, với việc xác định diễn ngôn như một tiến trình, Brown và
Yule đã khẳng định quan điểm nhà phân tích diễn ngôn cần quan tâm đến
chức năng hay mục đích của một mẩu dữ liệu ngôn ngữ và cách thức dữ liệu
được người phát cũng như người nhận xử lý. Biện luận sâu hơn, hai tác giả
cho rằng, nhà phân tích sẽ phải nghiên cứu từng từ, từng câu xuất hiện trong
dữ liệu thành văn của diễn ngôn để tìm cho được bằng chứng về sự nỗ lực của
người phát (người nói/người viết) trong việc chuyển giao thông điệp đến
người nhận (người nghe/người đọc). Đồng thời cũng cần tìm hiểu bằng cơ chế
nào, lý do tại sao mà người nhận có thể hiểu được chính xác thông điệp

chuyển giao tới trong một ngữ cảnh cụ thể; đồng thời các yêu cầu trở lại của
người nhận trong một ngữ cảnh cụ thể bằng cách nào có thể chuyển giao lại
người phát, để từ đó ảnh hưởng đến kết cấu của diễn ngôn tiếp theo của người
phát. Như vậy, có thể thấy rõ ràng là phương hướng nghiên cứu này chủ

9
trương lấy chức năng giao tiếp của ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu chính.
Vì thế nó mô tả các hình thức ngôn ngữ không ở dạng tĩnh mà như các
phương tiện động nhằm thể hiện ý nghĩa [dẫn theo 5, tr.48].
Một các giả khác - David Nunan với việc xác định hai khái niệm
diễn ngôn và văn bản như đã trình bày ở trên, cũng đồng thời xác nhận phân
tích diễn ngôn liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng (ngôn
ngữ hành chức), khác với phân tích văn bản là thiên về nghiên cứu các thuộc
tính cấu trúc của ngôn ngữ, bị tách khỏi các chức năng giao tiếp của chúng.
Tác giả cũng biện luận thêm rằng, cũng giống như các nhà ngữ âm học và
ngữ pháp học thì nhà phân tích diễn ngôn cũng cần quan tâm đến việc
nhận diện những cái đều đặn và những khuôn mẫu của ngôn ngữ. Không chỉ
vậy, nhà phân tích diễn ngôn còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn
cả là đạt đến mục đích cuối cùng của công việc phân tích: vừa chỉ ra, vừa
giải thuyết mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với những ý nghĩa và
những mục đích được diễn đạt qua diễn ngôn. Như vậy, ở đây, tác giả đã
căn cứ vào đối tượng của nhà phân tích là ngôn ngữ xét về mặt cấu trúc
hình thức thuần túy (phân tích văn bản) và ngôn ngữ trong quá trình sử dụng
(phân tích diễn ngôn) để phân biệt hai khái niệm trên.
Với tác giả Đỗ Hữu Châu, một người nghiên cứu khá nhiều về dụng
hoặc cũng quan tâm đến mối quan hệ văn bản - diễn ngôn thì cho rằng:
Diễn ngôn là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp. Tùy theo
đường kênh, hay tùy theo dạng ngôn ngữ được sử dụng mà chúng ta có
diễn ngôn nói hay diễn ngôn viết. Chúng tôi sẽ gọi diễn ngôn viết là các
văn bản. Tác giả cho rằng, diễn ngôn có cả hình thức và nội dung nhưng cả

hai đều chịu tác động của ngữ cảnh. Do đó, phân tích diễn ngôn là phân tích
cả các yếu tố hình thức của diễn ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các
đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn.
Các yếu tố kèm lời và phi lời theo tác giả cũng được xem là các yếu tố thuộc

10
hình thức của phát ngôn. Về nội dung, tác giả cho rằng diễn ngôn bao gồm cả
nội dung thông tin và nội dung miêu tả. Hai thành tố nội dung này có thể
hiện diện tường minh qua các yếu tố ngôn ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc
tồn tại khiếm diện trong đích giao tiếp của đối phương. Như vậy, phân tích
diễn ngôn một cách đầy đủ, toàn diện cần xem xét đến cả hai mặt hình thức và
nội dung của diễn ngôn.
Trong “Dụng học Việt ngữ”, Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đưa ra quan
niệm về phân tích diễn ngôn. Tác giả cho rằng, phân tích diễn ngôn có nhiệm
vụ phân tích bằng một bộ phức hợp khái niệm và thuật ngữ ngữ pháp quen
thuộc. Tác giả cho rằng người nói và người viết được coi như đã sử dụng
ngôn ngữ chẳng những trong chức năng liên nhân (interpersonal function) tức
là tham gia vào tương tác xã hội mà còn trong chức năng văn bản (textual
funtion) tức là tạo ra một văn bản chuẩn tắc và thích hợp cả trong chức năng
biểu ý (ideational function) - tức là thể hiện tư duy và kinh nghiệm một cách
mạch lạc. Nghiên cứu lĩnh vực rộng rãi ấy của hình thức và chức năng của
câu được nói và viết được gọi là phân tích diễn ngôn (discourse analysis) [16,
tr. 186].
Bên cạnh đó, trên cơ sở phân tích quan điểm của David Nunan, Nguyễn
Hòa lại cho rằng, mối quan hệ giữa phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản
cũng có sự tương đồng như mối quan hệ diễn ngôn và văn bản. Bởi theo ông,
không nên nhìn nhận đây là hai bộ môn tách biệt mà thực chất chỉ nên xem
xét đó là hai mặt của quá trình phân tích ngôn ngữ hành chức trong hoàn cảnh
giao tiếp của xã hội. Với việc xác định như vậy, tác giả chủ trương quy các
yếu tố như liên kết, cấu trúc đề thuyết, cấu trúc thông tin, cấu trúc diễn

ngôn… thuộc địa hạt phân tích văn bản, đồng thời những yếu tố như mạch
lạc, các hành động ngôn từ, vận dụng tri thức nền, cách thức xử lý từ trên
xuống hay từ dưới lên… sẽ thuộc địa hạt phân tích diễn ngôn [20, tr.35].

11
1.3. Đặc tính của diễn ngôn và phân loại diễn ngôn
1.3.1.Đặc tính của diễn ngôn
Đặc tính cơ bản của diễn ngôn là tính mạch lạc, tính giao tiếp, ký hiệu
và tính quan yếu.
a. Tính mạch lạc
Mạch lạc được tác giả Nguyễn Thiện Giáp coi là cái quyết định để
một tác phẩm ngôn ngữ trở thành một diễn ngôn. Như vậy, cơ sở của
mạch lạc là những cái gì quen thuộc, kiến thức văn hoá chung, kiến thức nền.
Có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng mạch lạc là mạch nối diễn ngôn, cho
phép hiểu diễn ngôn trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Mạch lạc không
phải là các phương tiện liên kết hình thức của văn bản mà nó là một phần nội
dung thực của văn bản. Nó được thể hiện qua những phương tiện ngôn ngữ và
phương tiện ngoài ngôn ngữ (hình thức tổ chức văn bản, quan hệ nghĩa - lôgic
giữa các từ ngữ trong văn bản, quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với
cái được nói tới trong tình huống từ bên ngoài văn bản ).
Mạch lạc còn thể hiện trong cấu trúc hay cách thức tổ chức các yếu tố
quan yếu của diễn ngôn theo một cách thức hay trình tự nhất định, nhằm
thể hiện những ý tứ tạo thành mục đích nói. Như vậy, có thể thấy tính cấu trúc
của diễn ngôn mang tính chủ quan của người viết.
b. Tính giao tiếp và tính ký hiệu
Xuất phát từ quan điểm cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu
được dùng làm công cụ giao tiếp, mà diễn ngôn trước hết là sự kiện giao tiếp,
cho nên tính giao tiếp và tính ký hiệu là những đặc tính không thể thiếu của
diễn ngôn. Tuy nhiên, diễn ngôn là một đơn vị ngôn ngữ chứa hành động
ngôn từ. Chính vì thế, tính giao tiếp và tính ký hiệu của diễn ngôn còn có

thêm phần ý nghĩa lời nói (ngữ nghĩa) và ý nghĩa dụng ngôn (ngữ dụng).
Ý nghĩa lời nói được hiểu là nội dung biểu hiện hay nội dung mệnh đề.
Nó được thể hiện qua các tham thể và mối quan hệ giữa các tham thể. Nội dung

12
mệnh đề thay đổi khi có sự thay đổi của một trong những yếu tố này. Xét về mặt
nội dung biểu hiện, ý nghĩa của diễn ngôn bao gồm ý nghĩa của ký hiệu từ ngữ
trong ngữ cảnh văn hoá và ngữ cảnh tình huống trong việc tạo và hiểu lời.
Tính giao tiếp và tính ký hiệu của diễn ngôn còn thể hiện ở sự tham gia
vào hai quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ học. Đó là quan hệ hệ hình và
quan hệ cú đoạn. Mối quan hệ này được phản ánh qua khả năng kết hợp và
lựa chọn diễn ngôn tuỳ theo tình huống giao tiếp, chủ đề giao tiếp cũng như
việc cấu tạo thành những đơn vị diễn ngôn lớn hơn.
c. Tính quan yếu
Xét về hình thức, diễn ngôn là một cấu trúc các yếu tố quan yếu tạo nên
tính mạch lạc. Theo Nguyễn Hoà, các yếu tố quan yếu là các đóng góp thể
hiện tính giao tiếp của diễn ngôn. Các yếu tố quan yếu có chức năng biểu hiện
một sự thể bao gồm các tham thể, quá trình, mối quan hệ giữa các tham thể
cũng như ý nghĩa dụng học kèm theo. Các yếu tố quan yếu tham gia vào diễn
ngôn với hình thức là những đơn vị từ ngữ. Những đơn vị từ ngữ
lại bị quy định bởi hoàn cảnh giao tiếp xã hội, mục đích phát ngôn và thể loại
diễn ngôn.
Với tư cách là một quá trình giao tiếp tương tác, nội dung của
diễn ngôn được tổng hợp từ nhiều phương diện, trong đó mạch lạc là yếu tố
quan trọng nhất. Mạch lạc là sự hiện thực hoá của liên kết, cấu trúc, sự
dung hợp giữa các hành động nói và tính quan yếu. Bên cạnh đó, tính quan
yếu của diễn ngôn cũng chịu sự quy định của yếu tố văn hoá và những
thông tin ngữ cảnh.
1.3.2. Phân loại diễn ngôn
Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh

xã hội cụ thể. Như vậy, trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta lại có một kiểu loại
diễn ngôn. Điều này cho thấy, việc phân loại diễn ngôn không phải là
việc làm dễ dàng, có tính thuyết phục.

13
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại diễn ngôn. Nếu dựa vào
phương thức biểu đạt, có thể phân chia thành diễn ngôn nói và diễn ngôn viết.
Sự phân biệt này đã được nêu lên từ lâu và có tầm quan trọng nhất định
đối với quan điểm sư phạm như việc dạy đọc, dạy viết, dạy nói. Một
hướng phân loại khái quát khác là phân biệt diễn ngôn đối thoại với diễn ngôn
đơn thoại. Cách phân loại này liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong
sinh hoạt hằng ngày và ngôn ngữ trong văn học. Tuy nhiên, theo tác giả
Hausenblas (dẫn theo [1, tr.75]) thì muốn có sự phân loại có hệ thống và thoả
đáng thì phải cần đến sự hợp tác của cả hai bộ phận cùng quan tâm đến việc
miêu tả ngôn ngữ. Đó là ngữ pháp và phong cách học. Từ đó, tác giả đưa ra
các cách phân loại diễn ngôn như sau:
a.Phân loại diễn ngôn theo cấu trúc
* Phân loại theo cấu trúc nội tại:
Dựa vào những tiêu chuẩn: tính đơn giản/tính phức tạp trong cấu trúc
văn bản của diễn ngôn, tính độc lập/ tính lệ thuộc của các diễn ngôn, tính
liên tục/tính gián đoạn của các diễn ngôn, có các loại diễn ngôn sau:
- Diễn ngôn có độ phức tạp khác nhau trong cấu trúc;
- Diễn ngôn tự do và diễn ngôn lệ thuộc;
- Diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn.
Cách phân loại này đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn đối với việc
dạy học ở nhà trường. Bởi cách phân loại này gợi ý về một số hướng dạy và
rèn luyện học sinh tạo lập diễn ngôn, sự phân bố các bộ phận trong diễn ngôn,
dạy học sinh cách đọc…
* Phân loại khuôn hình văn bản:
Do tính chất quá phức tạp của diễn ngôn và tính quá đa dạng của các

diễn ngôn cụ thể, cho nên để khái quát được, chỉ có thể chia tất cả các diễn
ngôn thành hai nhóm lớn:

14
- Thuộc nhóm thứ nhất là các diễn ngôn xây dựng theo những
khuôn hình cứng nhắc, đã được định sẵn: các văn bản thuộc phong cách
hành chính công vụ và một số văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực khoa học -
kỹ thuật.
- Thuộc nhóm thứ hai là các diễn ngôn xây dựng theo những
khuôn hình mềm dẻo, bao gồm:
+ Nhóm có khuôn hình thông dụng: các văn bản khoa học (bài báo,
luận án khoa học) và một số văn bản báo chí.
+ Nhóm có khuôn hình tự do: các tác phẩm văn chương
b. Phân loại diễn ngôn theo phong cách học
Một lĩnh vực chú ý nhiều đến sự khác biệt trong các kiểu loại diễn ngôn
khác nhau là phong cách học, nhất là phong cách chức năng.
Ngay từ năm 1984, tác giả Morohovski (dẫn theo [1, tr.86]) đã đưa ra
bảng phân loại diễn ngôn với các tiêu chí riêng.
Trước hết, tác giả phân định phong cách học thành ba bậc lớn xét theo
mức độ từ trừu tượng đến cụ thể là: Phong cách học ngôn ngữ; Phong cách
học hoạt động lời nói (tức là có quan hệ với các lĩnh vực hoạt động của ngôn
ngữ trong đời sống xã hội); Phong cách học lời nói (tức là có quan hệ với các
loại hình văn bản và các thể loại văn bản bên trong mỗi loại hình nếu có);
Từ đó, tác giả đưa ra các loại hình diễn ngôn tương ứng:
- Ở bậc phong cách học ngôn ngữ có 2 kiểu lớn:
+ Ngôn ngữ phi nghệ thuật;
+ Ngôn ngữ nghệ thuật.
Cả ngôn ngữ phi nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật đều có thể được
diễn đạt dưới dạng nói và dạng viết tức là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Ở bậc phong cách học hoạt động lời nói: hoạt động lời nói được

xem xét trong các khu vực ít nhiều có tính chất chuyên môn trong đời sống
xã hội và nhờ đó đưa ra 5 phong cách chức năng:

15
+ Chính thức - công vụ;
+ Khoa học;
+ Công luận;
+ Hội thoại văn học;
+ Hội thoại đời thường;
- Ở bậc phong các học lời nói: liên quan trực tiếp đến các văn bản
cụ thể, có sự phân định các lớp văn bản từ chung đến riêng theo trình tự sau:
+ Phong cách chính thức công vụ có các kiểu loại văn bản: chỉ đạo,
pháp lý, quân sự, ngoại giao, thương mại, kinh tế.
+ Phong cách khoa học: khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật.
+ Phong cách công luận: chính trị, kinh tế, luật, đạo đức, nghệ thuật,
tôn giáo.
Theo Nguyễn Hữu Đạt [12, tr.74], tiếng Việt có 6 phong cách chức năng
khác nhau, đó là:
- Phong cách sinh hoạt hằng ngày;
- Phong cách hành chính công vụ;
- Phong cách khoa học;
- Phong cách chính luận;
- Phong cách báo chí và phong cách văn học nghệ thuật.
Mỗi loại phong cách có các thể loại diễn ngôn khác nhau.
Tuy nhiên, cách phân loại dựa vào trường diễn ngôn, tính chất
diễn ngôn và cách thức diễn ngôn được quan tâm hơn cả vì tính hợp lý của nó.
Hay nói cách khác là dựa vào chủ đề được đề cập, nội dung mệnh đề,
mối quan hệ giữa các cá nhân tham gia (bao gồm cả ý nghĩa dụng học) và
phương tiện thể hiện ngôn ngữ (nói hoặc viết), người ta phân chia thành các
ngữ vực, tiếp đó trong các ngữ vực, có những thể loại diễn ngôn cụ thể.

Chẳng hạn, trong ngữ vực báo chí, có các thể loại diễn ngôn như: tin,
bình luận, tin vắn, phóng sự, ký Trong ngữ vực văn chương, có các thể loại

16
diễn ngôn như: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ lục bát, thơ văn xuôi, cổ tích,
truyền thuyết Trong hội thoại hàng ngày, có các thể loại diễn ngôn như:
hội thoại, phiếm đàm, tâm sự, chào hỏi, phóng vấn
1.4. Diễn ngôn chính luận
1.4.1. Phong cách chính luận
Theo Nguyễn Hữu Đạt [13, tr.194], phong cách chính luận là phong
cách được dùng để bày tỏ thái độ, quan điểm của người viết/người nói về một
vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm lôi cuốn người đọc/người
nghe về phía mình, hành động theo mình.
Như vậy, mục đích của phong cách chính luận là tạo một loại văn bản
có tác dụng lôi kéo được người tham gia giao tiếp. Mọi phương tiện ngôn ngữ
phải đượng huy động, tập trung vào mục đích ấy.
1.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ trong phong cách chính luận
a. Ngôn ngữ giàu tính lý luận kết hợp với biểu cảm
Một văn bản chính luận bao giờ cũng thực hiện các chức năng cơ bản:
Thông báo, chứng minh và tác động. Để thực hiện được các chứng năng này,
ngôn ngữ của văn bản chính luận phải đạt được tính lý luận cao và sức
thuyết phục mạnh mẽ. Người viết phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
sắc bén, giàu tính lập luận, giúp người đọc/người nghe nhận biết được
bản chất của vấn đề đang được đề cập. Nói cách khác, ngôn ngữ trong
trường hợp này “luận” phải có “lý” thì mới có sức thuyết phục.
Nhưng nếu chỉ dùng lý luận để lý giải, chứng minh thuần túy thì
diễn ngôn loại này lại có tính chất của một diễn ngôn thuộc phong cách
khoa học. Điều làm cho nó khác biệt chính là tính biểu cảm ở những lý luận
được trình bày. Cho nên, nói cách khác, ngôn ngữ trong phong cách
chính luận tác động cùng một lúc tới cả hai mặt: lý trí và tình cảm. Đó là sự

thấu tình đạt lý ở diễn ngôn loại này.

17
b. Tính khúc triết, giàu sức thuyết phục
Diễn ngôn chính luận không chỉ có mục đích đi tìm chân lý để trả lời
câu hỏi đúng sai như các diễn ngôn phong cách khoa học. Mục đích quan
trọng là lôi kéo người đọc/người nghe đi theo tiếng gọi của lẽ phải,
công bằng… Yêu cầu này đòi hỏi người tạo lập diễn ngôn phải có cái nhìn
sắc sảo đối với vấn đề được nêu ra, có phương pháp phân tích khoa học với
các sự kiện trên cơ sở của tư duy biện chứng. Mặt khác, các phương tiện
ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải hướng tới người đọc/người nghe nhằm
lôi kéo sự ủng hộ đồng tình, sự nhất trí để tiến tới thống nhất hành động.
Muốn đạt được kết quả như mong muốn, người viết phải chọn lọc từ ngữ,
diễn đạt ý tưởng của mình sao cho khúc triết, dễ hiểu. Tính khúc triết thể hiện
ở việc khai tách những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ và nội
dung cần biểu đạt. Thực chất đó là những diễn ngôn có hàm ý sâu sắc, có sự
chinh phục lòng người. Một diễn ngôn chính luận hay thường tạo ra ở người
đọc/người nghe những xúc động mạnh mẽ, sức cuốn hút mãnh liệt.
c. Tính trong sáng và tính thẩm mỹ cao
Ngôn ngữ trong phong cách chính luận dễ đi vào lòng người chính nhờ
cách dùng từ và lối diễn đạt trong sáng, không gây khó hiểu. Cụ thể là, nó
hết sức tránh việc dùng từ ngữ tối nghĩa hoặc những cách diễn đạt mập mờ
nước đôi. Mọi vấn đề được nêu ra trong diễn ngôn chính luận bao giờ cũng
mang tính luân lý công khai, có sức gợi mở giúp cho việc tiếp cận chân lý
được dễ dàng. Do đó, ngôn ngữ càng trong sáng, dễ hiểu càng phát huy được
tác dụng.
Tính thẩm mỹ về mặt sử dụng ngôn ngữ cũng là một vấn đề được chú
trọng trong phong cách chính luận. Thông thường, ở loại diễn ngôn này người
đọc hay gặp các lối nói bóng bảy như kiểu ví von, so sánh và những từ có
màu sắc tu từ cao gây ấn tượng sâu sức về sự độc đáo ở mặt âm thanh

hay ý nghĩa. Chính những từ ngữ kiểu này làm tăng thêm sắc thái trang trọng

18
và vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôn ngữ. Nhờ đó, tác phẩm chính luận trở nên giàu
chất văn học hơn. Đây chính là lý do khiến người ta đã xếp một số tác phẩm
chính luận xuất sắc vào nhóm các tác phẩm văn chương nghệ thuật như tác
phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
d. Tính trang trọng và đại chúng
Đó là hai mặt tưởng như đối lập nhau nhưng là hai mặt biện chứng
thống nhất của việc sử dụng ngôn ngữ trong phong cách chính luận. Màu sắc
trang trọng của phong cách chính luận không phải là trang trọng theo kiểu
hàn lâm. Trái lại, trang trọng mà vẫn phải đảm bảo dễ hiểu và đại chúng để
việc tiếp nhận thông tin được thuận tiện và trọn vẹn.
e. Đặc điểm về cách dùng từ ngữ
Phong cách chính luận trước hết phải sàng lọc vốn từ ngữ để loại ra
ngoài các từ ngữ của phong cách khẩu ngữ sinh hoạt. Các từ hay được sử
dụng thuộc lớp từ chính trị, xã hội, các thuật ngữ khoa học đã
trở thành thông dụng, nhất nhóm các từ có nguồn gốc Hán - Việt thông dụng.
Về mặt ngữ pháp và cú pháp: diễn ngôn chính luận thiên về lối nói
hình ảnh chứ không dùng lối nói hình tượng. Nó ít dùng các kết cấu đảo
vốn là một kiểu kết cấu có giá trị phong cách cao trong phong cách nghệ
thuật. Để nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, phong cách chính
luận sử dụng nhiều lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh
giàu tính tương phản và liên tưởng để tăng cường độ tập trung thông tin và
hiệu quả bình giá, phán xét.
1.4.3. Kết cấu của diễn ngôn chính luận
Các diễn ngôn chính luận tuy đa dạng nhưng có thể khái quát thành
kiểu kết cấu có các thành phần sau như sau:
- Lý do nêu vấn đề;

- Phân tích, lý giải làm sáng tỏ vấn đề;

19
- Thái độ của tác giả (và bạn đọc);
- Kêu gọi hành động ủng hộ.
1.4.4. Các dạng của diễn ngôn chính luận
Khi phân chia các diễn ngôn chính luận, có thể đứng từ nhiều góc độ
khác nhau. Khi đứng từ góc độ nội dung, người ta có thể xem xét tính chất
hoạt động của các văn bản chính luận. Khi đứng từ góc độ hình thức, người ta
có thể xem xét đến quy mô, tổ chức của văn bản cũng như các phạm vi văn
bản chính luận đề cập. Nhưng dù ở góc độ nào thì nó cũng phải bao hàm 4 nội
dung được phản ánh trong kết cấu của văn bản chính luận như đã nói ở trên.
Từ đó, diễn ngôn chính luận tồn tại dưới các dạng sau:
- Tuyên ngôn, Hịch, Chiếu, Cáo văn, Lời kêu gọi.
Đại diện cho loại này là các văn bản như: Tuyên ngôn độc lập của
Hồ Chí Minh, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Chiếu dời Đô của Lý Công
Uẩn, Chiếu Cần Vương của Phạm Thiện Duật, Cáo Bình Ngô của
Nguyễn Trãi, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
- Di chúc, Điếu văn (lời điếu).
- Các nghị quyết của Hội nghị Trung ương, các Báo cáo chính trị,
Thông cáo chung
- Các bài xã luận, xã thuyết, nghị luận văn học
1.5. Khái niệm diễn ngôn có mục đích kêu gọi - Lời kêu gọi
Theo cách phân loại phong cách nói trên, diễn ngôn có mục đích kêu
gọi - Lời kêu gọi là một dạng điển hình của phong cách chính luận hay
diễn ngôn chính luận. Để có thể hiểu rõ bản chất hoạt động của Lời kêu gọi,
tạo cơ sở vững chắc cho những phân tích của luận văn, chúng tôi muốn bắt
đầu từ mô hình giao tiếp của R.Jakobson, trên cơ sở đó xác định đặc điểm của
kiểu lại diễn ngôn này.
Theo mô hình của R.Jakobson, hoạt động giao tiếp bao gồm 6 yếu tố

với những phân định rõ rệt về chức năng.

20
NGỮ CẢNH

NGƢỜI VIẾT  THÔNG ĐIỆP  NGƢỜI ĐỌC

TIẾP XÚC



Hình 1.1. Lược đồ các yếu tố trong quá trình giao tiếp của R.Jakobson
(Dẫn theo [4, tr.29])
Trong các yếu tố trên, người viết, thông điệp (văn bản) và người đọc là
ba yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại của một hoạt động giao tiếp.
Bên cạnh đó, các yếu tố ngữ cảnh, tiếp xúc và mã cũng là những yếu tố không
thể thiếu. Áp dụng vào diễn ngôn Lời kêu gọi, có thể hình dung vai trò và đặc
điểm của từng yếu tố.
- Ngữ cảnh gắn với chức năng quy chiếu, là tình huống nằm ngoài
văn bản, nhưng là cơ sở để tạo lập văn bản và cũng là cơ sở để hiểu văn bản.
Đối với Lời kêu gọi, ngữ cảnh giữ vai trò hết sức quan trọng cho sự xuất hiện
của kiểu loại văn bản này. Lời kêu gọi luôn được viết trong điều kiện hoặc
hoàn cảnh hết sức đặc biệt, khi đất nước đứng trước sự đe dọa tồn vong,
khi dân tộc hoặc một nhóm đối tượng nào đó phải cùng nhau lựa chọn một
giải pháp duy nhất phù hợp nhằm một mục tiêu có tính tích cực cao. Đây là
ngữ cảnh cần thiết để xuất hiện và để người đọc hiểu nội dung được đề cập
trong Lời kêu gọi.
- Người viết trên cơ sở cấp thiết của “ngữ cảnh” tạo lập văn bản để
thể hiện thái độ, cảm xúc của mình. Tuy vậy, đối với Lời kêu gọi, người kêu
gọi/người viết thường ở một vị thế rất cao về chính trị hoặc tinh thần, hoặc

lãnh tụ của dân tộc, đất nước, thay mặt cho tổ chức lãnh đạo cao nhất, có thể
là Vua, Vương tước (trước đây), hoặc Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc

×