Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Trạng từ gia ngữ tiếng Anh và cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 247 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
–––––




TRẦN THỊ MAI ĐÀO




TRẠNG TỪ GIA NGỮ TIẾNG ANH

CÁCH BIỂU ĐẠT TƯƠNG ĐƯƠNG
TRONG TIẾNG VIỆT






LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC













Hà Nội, 2009





- 2 -

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN 9
CÁCH DỊCH THUẬT NGỮ 10
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
12
MỞ ĐẦU 13
1. Giới thiệu đề tài luận án
2. Tính thời sự của đề tài luận án
3. Cái mới và ý nghĩa của luận án
4. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu của luận án
5. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu của luận án
6. Phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận án
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến luận án 21

1.1. Lý luận về từ loại 21
1.2. Trạng từ trong tiếng Anh 24
1.2.1. Trạng từ tiếng Anh trong hệ thống từ loại tiếng Anh
1.2.2. Đặc điểm của trạng từ tiếng Anh
1.2.2.1. Về mặt hình thái học
1.2.2.2. Về chức năng cú pháp
1.2.2.3. Về chức năng ngữ nghĩa

- 3 -

1.3. Vấn đề trạng từ trong tiếng Việt 45
1.3.1. Phó từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại tiếng Việt
1.3.2. Đặc điểm của phó từ tiếng Việt
1.4. Cách hiểu về gia ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt 55
1.4.1. Gia ngữ tiếng Anh
1.4.1.1. Quan điểm về gia ngữ của R. Quirk
1.4.1.2. Quan điểm về gia ngữ của M. A. K. Halliday
1.4.1.3. Quan điểm về gia ngữ của tác giả luận án
1.4.2. Gia ngữ tiếng Việt
1.5. Tiểu kết 63
Chương 2: Trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ
65
2.1. Trạng từ gia ngữ tiếng Anh bổ nghĩa cho vị tố: chức năng 1
65
2.1.1. Trạng từ gia ngữ quá trình
2.1.1.1. Chức năng của trạng từ gia ngữ phƣơng thức
2.1.1.2. Vị trí và trật tự của trạng từ gia ngữ phƣơng thức
2.1.2. Trạng từ gia ngữ địa điểm
2.1.2.1. Chức năng của trạng từ gia ngữ địa điểm
2.1.2.2. Vị trí và trật tự của trạng từ gia ngữ địa điểm

2.1.3. Trạng từ gia ngữ thời gian
2.1.3.1. Chức năng của trạng từ gia ngữ thời gian

- 4 -

2.1.3.2. Vị trí và trật tự của trạng từ gia ngữ thời gian
2.2. Trạng từ gia ngữ tiếng Anh vừa bổ nghĩa cho vị tố vừa bổ nghĩa
cho những phần khác trong câu: chức năng 2 95
2.2.1. Trạng từ gia ngữ nhấn mạnh
2.2.1.1. Chức năng của trạng từ gia ngữ nhấn mạnh
2.2.1.2. Vị trí và trật tự của trạng từ gia ngữ nhấn mạnh
2.2.2. Trạng từ gia ngữ tiêu điểm
2.2.2.1. Chức năng của trạng từ gia ngữ tiêu điểm
2.2.2.2. Vị trí và trật tự của trạng từ gia ngữ tiêu điểm
2.3. Trạng từ gia ngữ tiếng Anh với khả năng diễn đạt nghĩa chu cảnh
và nghĩa liên nhân 114
2.4. Tiểu kết 115
Chương 3: Cách biểu đạt tương đương ở tiếng Việt của trạng từ gia
ngữ tiếng Anh trong chức năng 1 117
3.1. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng của trạng từ gia ngữ phƣơng thức
120
3.1.1. Trạng từ gia ngữ phƣơng thức ở cuối câu
3.1.1.1. Mô hình trật tự
3.1.1.2. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng
3.1.2. Trạng từ gia ngữ phƣơng thức ở giữa câu
3.1.2.1. Mô hình trật tự
3.1.2.2. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng
3.1.3. Trạng từ gia ngữ phƣơng thức ở đầu câu

- 5 -


3.1.3.1. Mô hình trật tự
3.1.3.2. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng
3.1.4. Những trƣờng hợp đặc biệt
3.2. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng của trạng từ gia ngữ địa điểm
131
3.2.1. Trạng từ gia ngữ vị trí
3.2.2. Trạng từ gia ngữ phƣơng hƣớng
3.2.2.1. Trạng từ gia ngữ nêu điểm đến hoặc đích đến
3.2.2.2. Trạng từ gia ngữ phƣơng hƣớng nêu mối liên hệ
lẫn nhau
3.2.2.3. Trạng từ gia ngữ nêu chuyển động xa dần
3.2.2.4. Trạng từ gia ngữ nêu chuyển động theo một con đƣờng
3.2.2.5. Trạng từ gia ngữ nêu chuyển động qua một vật
3.2.2.6. Trạng từ gia ngữ nêu chuyển động theo hƣớng
bất định
3.3. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng của trạng từ gia ngữ thời gian 145
3.3.1. Trạng từ gia ngữ nêu thời điểm xác định
3.3.2. Trạng từ gia ngữ tần suất
3.3.3. Trạng từ gia ngữ nêu mối liên hệ thời gian
3.3.4. Những trƣờng hợp đặc biệt
3.3.4.1. Trạng từ gia ngữ nêu thời điểm xác định: now
3.3.4.2. Trạng từ gia ngữ nêu tần suất bất định: never

- 6 -

3.3.4.3. Trạng từ gia ngữ nêu mối liên hệ thời gian: still
3.4. Tiểu kết 163
Chương 4: Cách biểu đạt tương đương ở tiếng Việt của trạng từ gia
ngữ tiếng Anh trong chức năng 2

165
4.1. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng của trạng từ gia ngữ nhấn mạnh
167
4.1.1. Trạng từ nhấn mạnh làm gia ngữ
4.1.1.1. Trạng từ gia ngữ cƣờng điệu
4.1.1.2. Trạng từ gia ngữ khuyếch đại
4.1.1.3. Trạng từ gia ngữ giảm thiểu
4.1.2. Trạng từ nhấn mạnh làm bổ tố
4.1.2.1. Yếu tố bổ nghĩa là yếu tố bậc 6
4.1.2.2. Yếu tố bổ nghĩa là yếu tố nhấn mạnh
4.1.2.3. Yếu tố bổ nghĩa là yếu tố giảm nhẹ
4.1.3. Những trƣờng hợp đặc biệt
4.2. Cách biểu đạt tƣơng đƣơng của trạng từ gia ngữ tiêu điểm
185
4.2.1. Trạng từ gia ngữ tiêu điểm đứng trƣớc vị tố
4.2.2. Trạng từ gia ngữ tiêu điểm đứng trƣớc chủ ngữ
4.2.3. Trạng từ gia ngữ tiêu điểm đứng trƣớc tân ngữ
4.2.4. Những trƣờng hợp đặc biệt
4.3. Tiểu kết 190

- 7 -

KẾT LUẬN 192
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 197
TÀI LIỆU THAM KHẢO 198
TƢ LIỆU TRÍCH DẪN 213
PHỤ LỤC 214




























- 8 -


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1. Biểu 1.1: Các chức năng của trạng từ tiếng Anh theo R. Quirk
2. Biểu 1.2: Phân loại trạng từ tiếng Anh theo S. Chalker

3. Biểu 1.3: Phân loại trạng từ tiếng Anh theo quan điểm ngữ pháp truyền
thống của các tác giả tiêu biểu
4. Biểu 1.4: Các loại gia ngữ theo M. A. K. Halliday
5. Biểu 2.1: Phân loại gia ngữ thời gian tiếng Anh
6. Biểu 2.2: Vị trí thƣờng gặp của một số trạng từ gia ngữ mối liên hệ thời
gian trong tiếng Anh
7. Biểu 2.3: Khả năng xuất hiện của trạng từ gia ngữ mối liên hệ thời gian
tiếng Anh trong câu
8. Biểu 2.4: Phân loại gia ngữ nhấn mạnh tiếng Anh dựa vào ngữ nghĩa
9. Biểu 2.5: Vị trí và khả năng kết hợp của far và much
10. Biểu 2.6: Khả năng kết hợp của fairly, quite và rather
11. Biểu 2.7: Vị trí và khả năng kết hợp của fairly, quite và rather
12. Biểu 2.8:Các loại cảnh huống theo M. A. K. Halliday
13. Biểu 3.1: Khung câu theo R. Quirk
14. Biểu 3.2: Thành phần câu theo M. A. K. Halliday
15. Biểu 3.3: Tỷ lệ biểu đạt tƣơng đƣơng mô hình E1:
CN+ĐTBV//VT+GNpt
16. Biểu 3.4: Tỷ lệ biểu đạt tƣơng đƣơng mô hình E2:
CN+ĐTBV//GNpt+VT

- 9 -

17. Biểu 3.5: Mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
gia ngữ phƣơng thức tiếng Anh (mô hình E1, E2)
18. Biểu 3.6: Tỷ lệ biểu đạt tƣơng đƣơng mô hình E3:
GNpt//CN+ĐTBV//VT
19. Biểu 3.7: Mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
gia ngữ phƣơng thức tiếng Anh (mô hình E3)
20. Biểu 3.8: Mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
gia ngữ vị trí tiếng Anh

21. Biểu 3.9: Mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
gia ngữ phƣơng hƣớng tiếng Anh
22. Biểu 3.10: Mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
gia ngữ thời gian tiếng Anh
23. Biểu 3.11: Tỷ lệ khả năng xuất hiện trong câu của now
24. Biểu 3.12: Tỷ lệ khả năng xuất hiện trong câu của yếu tố thời gian tiếng
Việt trong các biểu đạt tƣơng ứng với những vị trí xuất hiện của now
25. Biểu 3.13: Sự biểu đạt tƣơng đƣơng của now về mặt từ vựng
26. Biểu 4.1: Cách phân loại gia ngữ nhấn mạnh tiếng Anh
27. Biểu 4.2: Mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
nhấn mạnh tiếng Anh
28. Biểu 4.3: Mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
nhấn mạnh tiếng Anh trong cấu trúc của cụm tính từ và cụm trạng từ




- 10 -




DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
1. Sơ đồ 1.1: Trạng ngữ tiếng Anh
2. Sơ đồ 1.2: Cụm trạng từ theo A. Downing & P. Locke
3. Sơ đồ 2.1: Cụm tính từ và cụm trạng từ tiếng Anh theo A. Downing & P.
Locke
4. Sơ đồ 2.2: Vị trí các bổ tố trong cụm trạng từ tiếng Anh
5. Sơ đồ 3.1: Cụm động từ theo A. Downing & P. Locke
6. Sơ đồ 3.2: Mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai













- 11 -



CÁCH DỊCH THUẬT NGỮ
Thuật ngữ liên quan đến trạng từ tiếng Anh là một vấn đề đòi hỏi nhiều
thời gian và công sức để nghiên cứu thấu đáo. Mục đích chính của chúng tôi
khi tiến hành luận án này là tập trung phát hiện cách biểu đạt tƣơng đƣơng
của trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ. Do đó, chúng tôi chấp nhận
những cách dịch thuật ngữ mang tính phổ biến nhất. Tuy nhiên, đối với một
số thuật ngữ chúng tôi cũng bổ sung phần lý giải của cá nhân nhƣng không
quá sa đà vào việc tranh luận ngay trong luận án này.
1. modify và modifier
Từ “modify” đƣợc giải thích nhƣ sau: “qualify the sense of (a word)”
[139, tr. 544]. Trong đó “qualify” đƣợc xác định nghĩa là “limit the meaning of;
name the qualities of” (hạn chế nghĩa của; xác định tính chất của) [139, tr.
685]. Từ điển Anh Việt giải thích từ “modify” là “giới hạn nghĩa của (một từ
khác)” nhất là với một tính từ hoặc phó từ [92, tr. 1117] và dịch thuật ngữ

“modify” là bổ nghĩa. Diệp Quang Ban [3] đã sử dụng thuật ngữ modify với
cách hiểu là điều chỉnh và biến đổi nghĩa và dịch thuật ngữ này là điều biến
nghĩa. Bên cạnh đó, “modify” cũng đƣợc Nguyễn Văn Độ gọi là giới định
nghĩa theo nội dung của thuật ngữ này là giới hạn và xác định tính chất của
một đối tƣợng nào đó. Chúng tôi chấp nhận cách dịch từ “modify” là bổ nghĩa
và “modifier” là bổ tố.
2. adverb
Trong một số từ điển hiện đƣợc sử dụng ở Việt Nam, thuật ngữ
“adverb” của tiếng Anh đƣợc dịch là phó từ [86], phó từ, trạng từ [92], [38].
Chúng tôi chọn cách dịch thuật ngữ “adverb” là trạng từ vì những lý do sau:

- 12 -

- Thuật ngữ trạng từ đã quen thuộc với ngƣời học và ngƣời sử dụng
tiếng Anh ở Việt Nam.
- Trong tiếng Anh có hàng loạt thuật ngữ liên quan đến “adverb” nhƣ là
adverbial, adverbial clause, adverbial phrase, … Các thuật ngữ này đã đƣợc
dùng với cách dịch là trạng ngữ, tiểu cú trạng ngữ, ngữ đoạn trạng ngữ,
…[38, tr. 23]
- Trạng từ đƣợc nghiên cứu trong luận án này có đặc điểm không hoàn
toàn giống với từ loại phó từ trong tiếng Việt.
3. adjunct, disjunct và conjunct
Ba loại trạng ngữ này đƣợc dịch là gia ngữ, biệt ngữ và liên ngữ trong
luận án này. Cách dịch này đã đƣợc sử dụng trong luận án của Ngô Đình
Phƣơng [65]. Tuy nhiên, trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt (2005), Diệp
Quang Ban đã gọi ba thành phần này là gia ngữ, biệt tố và liên tố vì những lý
do sau [tr. 49]:
- Gia ngữ: là yếu tố gần gũi với nghĩa biểu biện tức sự thể đƣợc diễn
đạt trong câu, là thành phần câu (thành phần phụ), đảm nhận chức năng cú
pháp trong cấu trúc cú pháp của câu

- Biệt tố: (phần biệt lập), là yếu tố nằm ngoài cấu trúc cú pháp, không
liên quan trực tiếp đến sự thể đƣợc diễn đạt trong câu
- Liên tố: là yếu tố có chức năng nối kết nghĩa của câu chứa nó với
câu khác hoặc với ngữ cảnh bên ngoài văn bản.
4. intensifier, emphasizer, amplifier và downtoner
Bốn thuật ngữ này đƣợc gọi tên trong luận án nhƣ sau:
intensifier: gia ngữ nhấn mạnh
emphasizer: gia ngữ cường điệu
amplifier: gia ngữ khuyếch đại
downtoner: gia ngữ giảm thiểu

- 13 -

5. head
Thuật ngữ này đã có nhiều cách dịch, nhƣ là đầu tố, chủ tố, chính tố.
Chúng tôi chọn cách dịch head là chính tố trong luận án này.




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
GN: Gia ngữ (Adjunct)
GNpt: Gia ngữ phƣơng thức (Manner Adjunct)
GNđđ: Gia ngữ địa điểm (Place Adjunct)
GNvt: Gia ngữ vị trí (Position Adjunct)
GNph: Gia ngữ phƣơng hƣớng (Direction Adjunct)
GNtg: Gia ngữ thời gian (Time Adjunct)
GNtđ: Gia ngữ tiêu điểm (Focus Adjunct)
GNnm: Gia ngữ nhấn mạnh (Intensifier Adjunct)
GNgt: Gia ngữ giảm thiểu (Downtoner Adjunct)

CN: Chủ ngữ (Subject)
VT: Vị tố (Predicator)
ĐTBV: Động từ biến vị (finite)
BN: Bổ ngữ (Complement)
TN: Tân ngữ (Object)


- 14 -

MÔ HÌNH
E: Mô hình tiếng Anh
V: Mô hình tƣơng đƣơng trong tiếng Việt





















- 15 -

MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Luận án “Trạng từ gia ngữ tiếng Anh và cách biểu đạt tƣơng đƣơng
trong tiếng Việt” có đối tƣợng nghiên cứu là trạng từ tiếng Anh trong chức
năng gia ngữ/phụ ngữ (adjunct). Trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ
hay gọi gọn là trạng từ gia ngữ đƣợc nghiên cứu trong quan hệ với những
cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt.
2. TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ngay trƣớc thềm Hội nghị APEC lần
thứ 14 họp tại Hà Nội thực sự là làn gió mát khiến vị thế của nƣớc ta đƣợc
nâng cao, đồng thời tạo ra động lực kép đẩy Việt Nam tiến những bƣớc xa
hơn về ngoại giao và thƣơng mại. Trong bối cảnh tiềm tàng cơ hội này, nhu
cầu sử dụng tiếng Anh càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Một trong những khó khăn đối với ngƣời Việt sử dụng tiếng Anh (trong
học tập và công tác) là sự mơ hồ trong cách hiểu và sự lúng túng khi sử dụng
trạng từ tiếng Anh vì trong tiếng Việt không có phạm trù từ loại tƣơng đƣơng
một cách rõ nét. Tuy vậy, đến nay vẫn chƣa có công trình nào xem xét về sự
giống và khác nhau của từ loại này một cách toàn diện, cũng nhƣ chƣa có
công trình nào đề cập đầy đủ về chức năng cú pháp của nó ở cả hai ngôn ngữ
Anh và Việt. Nói cách khác, việc khảo sát cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong
tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh chƣa đƣợc nghiên cứu đến mức cần
thiết.
Luận án này, ngoài việc đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn của
việc dạy và học tiếng Anh, hy vọng cũng góp đƣợc phần tích cực về mặt lý
thuyết của ngôn ngữ học.


- 16 -


3. CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
Đây là luận án đầu tiên cố gắng xác lập những cách biểu đạt tƣơng
đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh về nhiều phƣơng diện
và có thể coi là khá đầy đủ. Trong luận án này, trạng từ tiếng Anh đƣợc xem
xét theo nhiều quan điểm, từ quan điểm truyền thống đến quan điểm ngữ pháp
chức năng. Trên cơ sở đó, trạng từ tiếng Anh đƣợc tiếp cận theo quan điểm
hiện đại đồng thời có tính chất phổ biến. Cụ thể là, trạng từ tiếng Anh đƣợc
xem xét trong chức năng cú pháp gia ngữ, và cũng không bỏ qua vai trò bổ tố
(modifier) của lớp từ này.
Sau đó, chúng tôi cố gắng vận dụng quan điểm về gia ngữ của M. A. K.
Halliday để phân tích các nét nghĩa kinh nghiệm và nghĩa liên nhân có liên
quan đến đối tƣợng nghiên cứu của luận án.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy và
biên soạn các giáo trình tiếng Anh cho ngƣời Việt và tiếng Việt cho ngƣời nói
tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng vào công tác biên dịch và
phiên dịch, góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc dịch Anh -
Việt, Việt - Anh. Bên cạnh đó, kết quả này cũng góp phần vào việc nghiên
cứu trạng từ tiếng Anh nói chung và cung cấp cơ sở để nghiên cứu về hoạt
động của biệt ngữ (disjuncts) và liên ngữ (conjuncts) tiếng Anh trong mối
quan hệ với những biểu đạt tƣơng đƣơng của chúng trong tiếng Việt nói riêng.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Trong tiếng Anh, trạng từ đƣợc công nhận là một trong bốn từ loại
thuộc nhóm từ loại mở (nhóm này gồm trạng từ, danh từ, động từ và tính từ)
hoạt động phổ biến trong câu. Chúng là thực từ. Hầu nhƣ câu nào cũng sử

- 17 -


dụng trạng từ, thậm chí có câu còn sử dụng đến ba trạng từ nhƣ trong đoạn
văn miêu tả sau đây:
It was about
1
forty yards to the gallows. I watch the bare brown back
of the prisoner marching in front of me. He walked clumsily
2
with his bound
arms but quite steadily
3
with that bobbing gait of the Indian who never
4

straightens his knees. At each step, his muscles slid neatly
5
into place, the
lock of hair on his scalp danced up and down
6
, his feet printed themselves
cleanly
7
on the wet gravel. And once
8
, in spite of the men who gripped him by
each shoulder, he stepped slightly
9
aside to avoid a puddle on the path. [127,
tr. 553]
(Cách khoảng 40 thƣớc Anh (1 thƣớc Anh = 0,914 mét) đến chỗ những
ngƣời lính Ireland. Tôi quan sát tấm lƣng trần màu nâu của tên tù đang đi qua

trƣớc mặt tôi. Hắn ta bƣớc đi một cách vụng về với hai tay chồm về phía trƣớc
nhƣng khá vững vàng với dáng đi nhanh nhẹn của ngƣời Ấn Độ ngƣời mà
không bao giờ duỗi thẳng đầu gối. Mỗi bƣớc đi cơ bắp của hắn ta cử động
gọn gàng, mớ tóc trên da đầu bồng lên xẹp xuống, đôi chân hắn in hằn ngay
ngắn trên nền sỏi mịn ẩm ƣớt. Và một lần, mặc dù những ngƣời đàn ông ép
hắn bằng vai, hắn ta bƣớc nhẹ sang bên để tránh vũng nƣớc nhỏ trên đƣờng.)
Trạng từ không những đƣợc sử dụng trong các đoạn văn miêu tả nhƣ ví
dụ trên đây mà chúng còn đƣợc dùng rộng rãi trong những văn bản khoa học:

1
degree (approximate)
2
manner
3
manner
4
frequency
5
manner
6
movement
7
manner
8
frequency
9
degree

- 18 -


Of the ninety or so
10
naturally
11
occurring elements, about
12
seventy are
mentals. Of these, over
13
half are put to practical use, although many of them
only
14
in small amounts. In every household there are dozens of metal
implements – from water-tanks to tea-spoons. Industrial machinery is made
almost entirely
15
of mentals. If man had not learnt to use metals, we would
still
16
be living in the Stone Age. Some metals are used in a relatively
17
pure
state, for example aluminium, whose lightness and corrosion-resistance make
it especially
18
useful. But metals are used mostly
19
with other elements to form
alloys and so
20

in this way their properties can be improved and their range of
uses widely
21
extended. [127, tr. 554]
(Trong chín mƣơi hoặc khoảng chừng ấy những yếu tố xuất hiện tự
nhiên , khoảng bảy mƣơi là kim loại. Trong số này trên một nửa đƣợc đƣa
vào sử dụng trong thực tế, mặc dù phần nhiều trong số này chỉ đƣợc sử dụng
với số lƣợng nhỏ. Trong mỗi hộ gia đình có hàng tá đồ dùng kim loại, từ
những bồn chứa nƣớc đến những chiếc thìa cà phê. Máy móc công nghiệp
đƣợc chế tạo hầu như hoàn toàn bằng kim loại. Nếu con ngƣời không học
cách dùng kim loại chúng ta chắc vẫn đang sống trong thời kỳ đồ đá. Một số
kim loại đƣợc sử dụng trong tình trạng tương đối nguyên chất, ví dụ nhƣ
nhôm mà độ sáng và tính chống bào mòn của kim loại này khiến cho nó có
ích một cách đặc biệt. Nhƣng những kim loại đƣợc sử dụng phần lớn với
những yếu tố khác để tạo thành những hợp kim và vì thế bằng cách này những

10
quantity
11
classification
12
quantity
13
quantity
14
restriction
15
degree
16
duration

17
degree
18
intensification
19
degree
20
consequence (conjunct)
21
degree

- 19 -

đặc tính của nó có thể đƣợc cải thiện và phạm vi sử dụng đƣợc mở ra một
cách rộng rãi.)
Vài ví dụ trên đây cho thấy việc khảo sát cách biểu đạt tƣơng đƣơng
trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh trong phạm vi rộng và sâu là
cần thiết. Chúng tôi đặt vấn đề khảo sát cách biểu đạt tƣơng đƣơng của trạng
từ gia ngữ tiếng Anh nhằm những mục đích sau:
(1) Xác định mức độ tƣơng đƣơng giữa trạng từ tiếng Anh với
phó từ tiếng Việt
(2) Tìm hiểu những cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
của từng tiểu loại trạng từ gia ngữ tiếng Anh
5. PHƢƠNG PHÁP VÀ TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Trong luận án này chúng tôi lần lƣợt sử dụng những phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp thống kê: Thống kê các tƣ liệu liên quan đến trạng từ
tiếng Anh và những biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của
chúng nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu của luận án. Những tƣ
liệu trích dẫn đƣợc liệt kê ở Phần Tƣ liệu trích dẫn ở cuối luận án.
- Phƣơng pháp miêu tả: Từ kết quả thống kê có đƣợc chúng tôi tiến

hành phân loại nhằm xác định đƣợc những trƣờng hợp điển hình để
từ đó miêu tả chúng, tổng hợp thành các kiểu loại; những trƣờng
hợp đặc biệt cũng đƣợc đề cập nhƣng không đƣợc xem là mục đích
nghiên cứu chính của luận án
- Phƣơng pháp đối chiếu chuyển dịch: Đây là phƣơng pháp chính của
luận án. Chúng tôi nhận xét cách chuyển dịch tƣơng đƣơng của
những trạng từ gia ngữ tiếng Anh khi đƣợc chuyển sang tiếng Việt.
Sau khi xác định đƣợc cách biểu đạt tƣơng đƣơng của trạng từ gia

- 20 -

ngữ chúng tôi tiến hành phân tích về mặt cú pháp, mặt ngữ nghĩa và
mặt ngữ dụng.
Tuy nhiên, trong luận án này chúng tôi không nhằm vào việc so sánh
đối chiếu giữa trạng từ tiếng Anh và phó từ tiếng Việt. Sở dĩ nhƣ vậy là vì,
trạng từ của tiếng Anh và phó từ của tiếng Việt về cơ bản không tƣơng đƣơng
với nhau và mục đích của chúng tôi là tìm kiếm cách biểu đạt tƣơng đƣơng
trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh. Do đó, chúng tôi tập trung
khảo sát cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng
Anh theo từng loại, nhóm cụ thể.
Tƣ liệu sử dụng trong luận án đƣợc trích từ các tác phẩm văn học Anh
hiện đại (các tác phẩm này đã đƣợc dịch sang tiếng Việt), một số từ điển song
ngữ Anh - Việt, Việt - Anh, một số công trình nghiên cứu về trạng từ tiếng
Anh, phó từ tiếng Việt, từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, từ điển tiếng Việt, …
Về cơ bản, luận án sử dụng những thuật ngữ với cách hiểu đã đƣợc các
nhà ngôn ngữ học thống nhất.
Trong các câu dịch, chúng tôi cố gắng chuyển tải nghĩa biểu hiện và
tình thái của cả câu để phù hợp với mục đích nghiên cứu hơn là việc phỏng
dịch các ví dụ đó theo lăng kính chủ quan của ngƣời dịch.
Tuy đặt vấn đề khảo sát cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của

trạng từ gia ngữ tiếng Anh nhƣng chúng tôi chỉ tập trung vào một số nhóm
trạng từ tiêu biểu đồng thời cũng chỉ tập trung vào những đặc điểm cơ bản
nhất của các nhóm trạng từ này. Sở dĩ nhƣ vậy là vì, bản thân từ loại trạng từ
tiếng Anh là một tập hợp lớn về số lƣợng và đa dạng về chủng loại nên khó
bao quát hết đƣợc.


- 21 -

6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Trạng từ gia ngữ tiếng Anh đƣợc lấy làm đối tƣợng khảo sát trong luận
án này là những trạng từ làm gia ngữ có hình thức đơn (là một từ độc lập).
Trạng từ gia ngữ đƣợc khảo sát theo hai nhóm chức năng:
- Trạng từ gia ngữ tiếng Anh bổ nghĩa cho vị tố gồm trạng từ gia ngữ
phƣơng thức, trạng từ gia ngữ địa điểm và trạng từ gia ngữ thời gian
- Trạng từ tiếng Anh vừa bổ nghĩa cho vị tố vừa hạn định nghĩa cho
những phần khác trong câu gồm trạng từ gia ngữ nhấn mạnh và
trạng từ gia ngữ tiêu điểm
Ngoài các phần Mục lục, Tài liệu tham khảo, Tƣ liệu trích dẫn và Phụ
lục, luận án gồm có phần Mở đầu, phần Kết luận và bốn chƣơng.
6.1. Mở đầu
Phần này là phần giới thiệu đề tài, tính thời sự của đề tài, cái mới và ý
nghĩa, đối tƣợng và mục đích nghiên cứu, phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu
và cuối cùng trình bày phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận án.
6.2. Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến luận án
Trƣớc hết, phần đầu chƣơng giới thiệu những lý luận chung về từ loại.
Tiếp theo là phần trình bày những nét cơ bản về đối tƣợng nghiên cứu là trạng
từ tiếng Anh và phó từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại. Trạng từ tiếng Anh
cũng lần lƣợt đƣợc mô tả những đặc điểm về hình thái học, về chức năng cú
pháp, chức năng nghĩa, chức năng ngữ dụng. Phần cuối của chƣơng dành bàn

về đặc điểm của phó từ tiếng Việt và những cách hiểu, cách phân định từ loại
này của giới Việt ngữ học.



- 22 -

6.3. Chƣơng 2: Trạng từ tiếng Anh trong chức năng gia ngữ
Chƣơng này dành cho việc trình bày những đặc điểm của đối tƣợng
nghiên cứu một cách cụ thể, xác định định nghĩa mang tính làm việc của trạng
từ gia ngữ. Những trạng từ gia ngữ tiếng Anh đƣợc đề cập gồm trạng từ gia
ngữ phƣơng thức, trạng từ gia ngữ địa điểm, trạng từ gia ngữ thời gian, trạng
từ gia ngữ nhấn mạnh và trạng từ gia ngữ tiêu điểm.


6.4. Chƣơng 3: Cách biểu đạt tƣơng đƣơng ở tiếng Việt của trạng
từ gia ngữ tiếng Anh trong chức năng 1
Nội dung của chƣơng 3 là xác lập các mô hình biểu đạt tƣơng đƣơng
trong tiếng Việt của trạng từ gia ngữ tiếng Anh bổ nghĩa cho vị tố. Đó là các
trạng từ gia ngữ phƣơng thức, trạng từ gia ngữ địa điểm và trạng từ gia ngữ
thời gian. Ngoài các mô hình phổ biến, những trƣờng hợp ngoại lệ cũng đƣợc
đề cập. Chúng tôi đề cập khả năng diễn đạt nghĩa chu cảnh của 3 trạng từ gia
ngữ này.
6.5. Chƣơng 4: Cách biểu đạt tƣơng đƣơng ở tiếng Việt của trạng
từ gia ngữ tiếng Anh trong chức năng 2
Trình tự trình bày của chƣơng này tƣơng tự nhƣ chƣơng 3 (trình bày
những mô hình tƣơng đƣơng, những ngoại lệ). Trong chƣơng này, chúng tôi
đề cập đến hai loại trạng từ gia ngữ là trạng từ gia ngữ nhấn mạnh và trạng từ
gia ngữ tiêu điểm. Ngoài ra, điểm khác biệt rõ nhất trong chƣơng này so với
chƣơng 3 là ngoài việc đề cập đến chức năng gia ngữ (bổ nghĩa cho vị tố, làm

thành phần câu) của hai trạng từ gia ngữ nhấn mạnh và trạng từ gia ngữ tiêu
điểm, chƣơng này còn bàn luận về chức năng bổ nghĩa cho những phần khác

- 23 -

trong câu trong vai trò bổ tố của hai loại trạng từ gia ngữ này. Khả năng diễn
đạt nghĩa liên nhân của các trạng từ gia ngữ nhóm này cũng là nội dung đƣợc
chúng tôi đề cập.
6.6. Kết luận
Trong phần kết luận chúng tôi đề xuất một số gợi ý trong quá trình
giảng dạy và dịch thuật trạng từ gia ngữ tiếng Anh từ các phân tích, lý giải và
những mô hình của cách biểu đạt tƣơng đƣơng trong tiếng Việt của trạng từ
gia ngữ tiếng Anh.
















- 24 -


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. LÝ LUẬN VỀ TỪ LOẠI
Thuật ngữ “parts of speech”
Thuật ngữ “parts of speech” có nghĩa là các thành phần của lời nói chứ
không có nghĩa là từ loại, nhƣ ta vẫn quen dùng ngày nay. “Parts of speech” bị
dịch nhầm từ cụm từ trong tiếng Hy Lạp meroi logou, và cụm từ trong tiếng
La - tinh partes orationis có nghĩa là các thành phần câu (parts of a sentence),
hay nói đúng hơn là phân tích các từ trong câu ra thành các lớp dựa vào chức
năng hoặc đặc điểm hình thái của chúng [136, tr. 28]. Đúng ra từ loại phải
đƣợc gọi là word classes hoặc form classes [158, tr. 55].
Việc phân chia các lớp từ trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ
Với xuất phát điểm là lời nói, từ loại là những bộ phận của lời nói, hai
nhà triết học Protogorat (485-411) và Platon (439-347) là những ngƣời đầu
tiên đã chia từ trong tiếng Hy Lạp ra làm hai loại là danh từ và động từ.
Nhƣng mãi đến thời của Aritat (thế kỷ I trƣớc công lịch), ông và các
học trò của ông mới chia từ của tiếng Hy - lạp thành tám loại là danh từ, động
từ, tính động từ, thành phần, đại danh từ, giới từ, trạng từ/phó từ và liên từ.
Vào thế kỷ thứ tƣ sau công nguyên, Donatus và Priseianus chia từ tiếng La -
tinh lại thành tám loại: danh từ, đại từ, động từ, tính động từ, trạng từ/phó từ,
liên từ, giới từ và thán từ. Do tiếng La - tinh là thứ tiếng thông dụng ở châu
Âu thời đó mà cách phân chia này về sau trở thành “bản mẫu cho các nhà ngữ
pháp ở châu Âu”. Về sau (vào thời Trung cổ), ở các nƣớc Tây Âu ngƣời ta bắt
đầu thêm từ loại adiectivus (gần giống với tính từ của tiếng Việt, theo giải
thích của Nguyễn Kim Thản [71]).

- 25 -

Có thể nhận thấy rằng việc phân định từ loại vào thời xa xƣa thiếu một

nguyên tắc nhất quán. Mãi đến đầu thế kỷ 19, từ loại mới đƣợc nhà ngôn ngữ
học ngƣời Đức là A. F. Bernhardi chủ trƣơng phân định theo nguyên tắc lô -
gích. Tác giả này phân từ loại thành nhiều bậc: thực từ (redeteile), hƣ từ
(redeteilchen), đại từ là loại trung gian (redeteile und redeteilechen zugleigh).
Về sau khi ngôn ngữ học phát triển và nhu cầu so sánh các ngôn ngữ
cũng phát triển vấn đề phân định các từ loại trong từng ngôn ngữ cũng đƣợc
quan tâm hơn trƣớc.
Vấn đề phân định từ loại đƣợc rất nhiều nhà ngôn ngữ học ở Nga quan
tâm thảo luận. Có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu trong giai đoạn cuối thế
kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nhƣ F. Fortunatov [27], ngƣời chủ trƣơng phân định
các từ loại theo sự biến hoá hình thức của từ; L. V. Sherba [69] dựa vào sự
tổng hợp của các đặc điểm về hình thức, cú pháp và ý nghĩa. Tiếp tục tƣ
tƣởng của L. V. Sherba, V. Vinogradov [94] chú trọng đến cả ba mặt ý nghĩa,
chức năng cú pháp và hình thái của từ.
Các ngôn ngữ Đông Á (tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Thái, …), có đặc
điểm không biến hình, cũng đƣợc các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu, và họ
cho rằng các ngôn ngữ đó không có từ loại. Đó là ý kiến của các tác giả nhƣ:
H. Maspéro, B. Karlgren, M. Grammont, … M. Grammont và Lê Quang
Trinh [183] khi bàn về từ loại trong tiếng Việt đã nhận xét: “Trong tiếng Việt,
không có quán từ, danh từ, cũng không có đại từ, động từ không có giống,
không có số: chỉ có từ không thôi, những từ đó nhất loạt là đơn âm tiết, nói
chung không biến hình và ý nghĩa cơ bản của chúng là do những từ đặt trƣớc
hay đặt sau, nghĩa là do tác dụng và vị trí của chúng ở trong câu làm cho biến
đổi đi và rõ ra.” [71, tr. 108].

×