Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Trợ từ tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 149 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









ĐINH THỊ THÙY TRANG








TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH
DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI










LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


















Hà Nội – 2009










































































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







ĐINH THỊ THÙY TRANG






TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH
DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI








Chuyên ngành: Ngôn Ngữ học
Mã số: 60 22 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN THI













Hà Nội – 2009



































































Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



1
MỤC LỤC

TRANG
MỤC LỤC
1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
4
PHẦN MỞ ĐẦU
5
1. Lý do chọn đề tài
5
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6
2.1. Đối tượng nghiên cứu
6
2.2. Phạm vi nghiên cứu
6
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
7
3.1. Mục đích
7
3.2. Nhiệm vụ của đề tài

7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu
7
4.1. Phương pháp nghiên cứu
7
4.2. Tư liệu
8
CHƢƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
11
1.1. Từ loại.
11
1.2. Từ trong tiếng Việt.
11
1.2.1. Một số đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập.
11
1.2.2. Thực từ và hư từ tiếng Việt.
13
1.3. Trợ từ tình thái trong hệ thống hƣ từ tiếng Việt.
16
1.3.1. Hệ thống hư từ tiếng Việt.
16
1.3.1.1. Đặc điểm của hư từ
16
1.3.1.2. Phân loại hệ thống hư từ tiếng Việt
17
1.3.2. Trợ từ tình thái
18
1.3.3. Những đặc điểm của trợ từ tình thái tiếng việt
18
1.3.4. Phân loại trợ từ.

19
1.3.4.1. Trợ từ tình thái dạng thức hóa đoản ngữ để trở thành phát ngôn
20
1.3.4.2. Những trợ từ tình thái biểu thị thái độ người nói
22
1.3.4.3.Trợ từ tình thái nhấn mạn:
23
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC TRỢ TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC
GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 2005
25
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



2
2.1. Khảo sát trợ từ tình thái trong các giáo trình cơ sở.
25
2.1.1. Vị trí của trợ từ tình thái trong cấu trúc câu.
25
2.1.2. Khảo sát số lƣợng trợ từ tình thái.
27
2.1.3. Tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình.
32
2.1.3.1. Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình.
32
2.1.3.2. Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình cơ sở.
38
2.1.4. Nhận xét.
43

2.2. Khảo sát trong các giáo trình trung cấp.
44
2.2.1. Khảo sát số lƣợng trợ từ tình thái.
44
2.2.2. Tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình.
50
2.2.2.1. Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình.
50
2.2.2.2. Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trình.
55
2.2.3. Nhận xét.
62
2.3. Khảo sát trợ từ tình thái trong các giáo trình cao cấp.
62
2.3.1. Khảo sát số lƣợng trợ từ tình thái.
62
2.3.2. Tình hình sử dụng trợ từ tình thái trong các giáo trình.
67
2.3.2.1. Cách giải thích trợ từ tình thái trong các giáo trình.
67
2.3.2.2. Việc đưa và xử lý các trợ từ tình thái trong các giáo trìnhcao cấp.
71
2.3.3. Nhận xét.
77
CHƢƠNG 3: NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÁC TRỢ TỪ TÌNH THÁI
TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT
79
3.1. Nghĩa tình thái.
79
3.2. Mô tả ý nghĩa và chức năng của trợ từ tình thái.

84
3.3. Vai trò của trợ từ tình thái trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện trong
các giáo trình.
96
3.3.1. Tính cơ động và hiệu quả giao tiếp.
96
3.3.2. Quan hệ xã hội và thái độ giao tiếp.
99
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



3
3.3.2.1. Quan hệ xã hội.
99
3.3.2.2. Thể hiện thái độ giao tiếp.
100
3.4. Một số nhận xét và kiến nghị.
109
3.4.1. Nhận xét.
109
3.4.2. Kiến nghị.
110
KẾT LUẬN
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
118
PHỤ LỤC
120




























Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang




4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐNC – PH: Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải
MNC: Mai Ngọc Chừ
PVG: Phan Văn Giƣỡng
PVG – NAQ: Phan Văn Giƣỡng – Nguyễn Anh Quế
TĐH: Trịnh Đức Hiển
ĐVH: Đào Văn Hùng
ĐTH: Đinh Thanh Huệ
NVH
1
: Nguyễn Văn Huệ
NTTH: Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
NVH
2
: Nguyễn Việt Hƣơng
BK – PVG: Bửu Khải – Phan Văn Giƣỡng
Tr K: Trần Khang
NTN: Nguyễn Thiện Nam
NVP: Nguyễn Văn Phúc
NAQ: Nguyễn Anh Quế
NAQ – HTQH: Nguyễn Anh Quế - Hà Thị Quế Hƣơng
NKT: Nguyễn Kim Thản
VVT: Vũ Văn Thi
ĐTT: Đoàn Thiện Thuật









Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, giao lƣu, tiếp xúc và hội nhập ngày càng đƣợc tăng
cƣờng và mở rộng. Do đó, nhu cầu học ngoại ngữ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Đất nƣớc ta cũng đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng thế giới, đặc
biệt là sau khi gia nhập WTO, vị thế của chúng ta trên trƣờng quốc tế ngày càng đƣợc
củng cố và nâng cao. Trong bối cảnh đó, số ngƣời nƣớc ngoài đến học tập và nghiên
cứu tiếng Việt ngày càng tăng lên rõ rệt, tiếng Việt đang trở thành một phƣơng tiện đắc
lực giúp bạn bè quốc tế tiếp cận và hiểu rõ văn minh, văn hóa và con ngƣời Việt Nam.
Đồng thời, tiếng Việt cũng là chiếc cầu nối để con em kiều bào có điều kiện hiểu rõ
thêm về đất nƣớc, con ngƣời dân tộc mình.
Dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã đƣợc tiến hành khá sớm ở Việt Nam.
Tuy vậy, dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ chỉ mới trở thành một phƣơng pháp trong
việc đào tạo cho các đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài trong khoảng thời gian gần đây
nhƣng việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ đã phát triển khá mạnh mẽ, thu hút đƣợc
sự quan tâm chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời học cũng nhƣ việc giảng dạy cho
nhiều đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài khác nhau, nhiều khoa, trung tâm dạy tiếng Việt
đƣợc thành lập và mở rộng. Nhiều cuộc hội thảo, nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề dạy

tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ đƣợc tổ chức cả trong lẫn ngoài nƣớc. Trong những cuộc
hội thảo này có nhiều báo cáo trình bày về vấn đề dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài
đƣợc tiến hành nghiên cứu khá sâu sắc và cũng đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ,
trong đó có vấn đề từ loại.
Trong tiếng Việt, từ loại là một vấn đề phong phú và khá phức tạp. Đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về từ loại nhƣng hầu hết các công trình nghiên cứu đó chỉ
đi sâu vào việc nghiên cứu các từ loại chính còn các từ loại phụ trợ trong đó có trợ từ
tình thái thì chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mặc dù nó cũng đóng một vai trò quan
trọng trong tổ chức câu. Trợ từ tình thái có vai trò quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



6
nhƣng cũng chƣa đƣợc nghiên cứu sâu, nghiên cứu kỹ. Về trợ từ mới chỉ có một số tác
giả nghiên cứu nhƣ Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Lê Biên… nhƣng cũng chƣa
đƣợc nghiên cứu thật kỹ. Ngoài ra, hiện nay vấn đề cách gọi là trợ từ hay ngữ khí từ
hay tiểu từ vẫn chƣa thống nhất giữa các tác giả. Hơn nữa, trong các giáo trình dạy
tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay, trợ từ tình thái vẫn chƣa đƣợc phân bố đồng
đều. Có những giáo trình có rất nhiều trợ từ tình thái nhƣng cũng có những giáo trình
lại rất ít. Đặc biệt là sự sắp xếp các trợ tình thái theo cấp độ dễ - khó, phổ biến – ít phổ
biến giữa các giáo trình cũng chƣa hợp lý. Vì vậy, đề tài này cần tập trung nghiên cứu
sâu hơn, kỹ hơn về vấn đề khá thú vị này, nhất là việc ứng dụng các trợ từ tình thái vào
các giáo trình cũng nhƣ quá trình giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài để ngƣời
học có thể nhận biết và sử dụng trợ từ tình thái một cách thành thạo.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và khảo sát các trợ từ
tình thái trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở cả ba trình độ: cơ

sở, trung cấp và cao cấp. Những giáo trình mà chúng tôi khảo sát là những giáo trình
dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đã và đang đƣợc sử dụng trong giảng dạy ở các
trƣờng đại học, các cơ sở dạy tiếng, đƣợc phân rõ trình độ, đƣợc xuất bản trong nƣớc từ
năm 1980 đến năm 2005. Một số giáo trình trong giai đoạn này tuy không phân rõ trình
độ, nhƣng tôi vẫn khảo sát với mục đích để tham khảo chứ không nằm trong đối tƣợng
khảo sát của luận văn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trong những giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài mà chúng tôi khảo sát,
chúng tôi sẽ khảo sát các trợ từ tình thái trong các phần sau:
- Phần hội thoại.
- Phần giải thích ngữ pháp.
- Phần bài đọc.
- Phần luyện tập và bài tập.
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



7
Nhƣ vậy, tất cả các phần ở các giáo trình chúng tôi đều khảo sát tất cả nhằm đem lại
một kết quả khả quan hơn trong việc nghiên cứu trợ từ tình thái tiếng Việt.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Mục đích.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn góp phần cải tiến chất lƣợng trong việc
biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ một ngoại ngữ.
Trong quá trình dạy cho các đối tƣợng ngƣời học phải phân bố các trợ từ tình thái nhƣ
thế nào theo cấp độ dễ - khó, phổ biến – ít phổ biến. Đặc biệt là khi dạy cho các đối
tƣợng ngƣời nƣớc ngoài mới bắt đầu học, cần phải dạy đơn giản nhƣng vẫn phải đảm
bảo đủ và đúng. Sau đó, ở những trình độ tiếp theo giáo viên và ngƣời học có thể dễ
dàng tiếp cận với trợ từ tình thái hơn, do đó có thể rút ngắn đƣợc thời gian cho ngƣời

học.
Thông qua quá trình khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả và so sánh các trợ từ
tình thái ở cả ba trình độ, luận văn có thể đƣa ra những cái đƣợc và những cái còn hạn
chế trong các giáo trình cũng nhƣ trong điều kiện giảng dạy hiện nay. Hơn nữa, luận
văn còn đề xuất một số kiến nghị cho việc biên soạn các giáo trình và giảng dạy các trợ
từ tình thái cho ngƣời nƣớc ngoài.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài.
- Khảo sát các trợ từ tình thái trong các giáo trình giảng dạy tiếng việt cho ngƣời
nƣớc ngoài ở cả ba trình độ: Cơ sở, trung cấp và cao cấp.
- Thống kê, phân loại các trợ từ tình thái ở cả ba trình độ
- Xác định đƣợc vai trò của trợ từ tình thái trong việc dạy tiếng Việt.
- Phân tích nghĩa biểu hiện, cách dùng các trợ từ tình thái.
- Góp phần cải tiến chất lƣợng của việc biên soạn các giáo trình dạy tiếng Việt cho
ngƣời nƣớc ngoài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu.
Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn là:
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



8
- Phƣơng pháp thống kê
- Phƣơng pháp phân loại
- Phƣơng pháp phân tích, miêu tả
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
4.2. Tư liệu.
Dƣới đây là những giáo trình dạy tiếng việt cho ngƣời nƣớc ngoài mà chúng tôi
đã khảo sát, thống kê và miêu tả trong luận văn.

Giáo trình tiếng Việt cơ sở
1. Giáo trình Cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 1, Trần Khang (Chủ biên), Khoa
Tiếng Việt, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1980.
2. Giáo trình Cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 2, Đặng Ngọc Cừ - Phan Hải (chủ
biên), Khoa Tiếng Việt, Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1980.
3. Tiếng Việt (Vietnamese) for beginners 1, Phan Văn Giƣỡng, NXB Trẻ, 2004.
4. Tiếng Việt (Vietnamese) for beginners 2, Bửu Khải – Phan Văn Giƣỡng, NXB
Trẻ, 2005.
5. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, chƣơng trình cơ sở (Vietnamese for
beginners, elementary level), Nguyễn Văn Phúc (chủ biên), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2004.
6. Tiếng Việt trình độ A, tập 1, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, Hà
Nội 2004.
7. Tiếng Việt trình độ A, tập 2, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, Hà
Nội 2004.
8. Thực hành tiếng Việt (Practice Vietnamese use for foreigners), quyển 1, Nguyễn
Việt Hƣơng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
9. Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài - 1, Nguyễn Văn Huệ (chủ
biên), Thành phố Hồ Chí Minh 2006.
10. Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài - 2, Nguyễn Văn Huệ (chủ
biên), NXB Giáo Dục, Tp HCM 2004.
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



9
11. Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners), Vũ Văn Thi, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội 1996.
Giáo trình tiếng Việt trung cấp

1. Tiếng Việt (Vietnamese) intermediate 3, Phan Văn Giƣỡng, NXB Trẻ, 2005.
2. Tiếng Việt (Vietnamese) intermediate 4, Bửu Khải - Phan Văn Giƣỡng, NXB
Trẻ, 1998.
3. Tiếng Việt nâng cao (Intremediate Vietnamese), Nguyễn Thiện Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1998.
4. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, trình độ nâng cao (Vietnamese for foreigners,
intermediate level), Trịnh Đức Hiển (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2004.
5. Thực hành tiếng Việt, trình độ B, Đoàn Thiện Thuật (chủ Biên), NXB Thế Giới,
Hà Nội, 2001.
6. Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài - 3, Nguyễn Văn Huệ (chủ
biên), NXB Giáo Dục, Tp HCM 2004.
7. Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài - 4, Nguyễn Văn Huệ (chủ
biên), Thành phố Hồ Chí Minh 2001.
Giáo trình tiếng Việt cao cấp
1. Giáo trình tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài - 5, Nguyễn Văn Huệ (chủ
biên), Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
2. Tiếng Việt, Upper – intermediate, Phan Văn Giƣỡng – Nguyễn Anh Quế, NXB
Giáo Dục, Hà Nội 1996.
3. Thực hành tiếng Việt, Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế Giới,
Hà Nội 2001.
4. Tiếng Việt nâng cao dành cho ngƣời nƣớc ngoài của Viện Ngôn ngữ, Vũ Thị
Thanh Hƣơng (chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.
Một số giáo trình tiếng Việt không phân rõ trình độ, chúng tôi chỉ khảo sát để
tham khảo chứ không nằm trong khung khảo sát chính của luận văn.
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang




10
1. Tiếng Việt thực hành dùng cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese for foreigners),
Đinh Thanh Huệ (Chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
2. Tiếng Việt trong giao dịch thƣơng mại (Vietnamese in commercial transaction),
Nguyễn Anh Quế - Hà Thị Quế Hƣơng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000.
3. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Bùi Phụng, NXB ĐH & GDCN, Hà Nội
1992.
4. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese for foreigners), Mai Ngọc Chừ,
NXB Giáo Dục, Hà Nội 1995.
5. Học tiếng Việt qua tiếng Anh (Study Vietnamese through English), Mai Ngọc
Chừ, NXB Thế Giới, Hà Nội 1996.
6. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (Vietnamese for foreigners), Nguyễn Anh
Quế, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2000.
7. Tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, Dana Healy, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, 2007.














Luận văn thạc sỹ

Đinh Thị Thùy Trang



11
CHƢƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Từ loại.
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, đƣợc phân chia theo ý nghĩa,
theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lƣu và thực hiện những chức năng
ngữ pháp nhất định ở trong câu.
Từ loại là một nội dung quan trọng của ngữ pháp học. Đối với tiếng Việt vấn đề từ
loại lại càng quan trọng, bởi vì đây là một vấn đề lý luận đƣợc ứng dụng trong một
ngôn ngữ cụ thể thuộc loại hình đơn lập và phân tiết. Qua đó, còn có thể đặt ra nhiều
vấn đề về ngữ pháp tiếng Việt, và rộng hơn là cho các ngôn ngữ đơn lập, chẳng hạn
nhƣ mối quan hệ giữa từ pháp và cú pháp, sự đối lập giữa thực từ và hƣ từ, khả năng
diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ giữa từ loại và các thành phần của câu…
Mỗi ngôn ngữ đều có một vốn từ vựng rất lớn. Do khối lƣợng, do tính chất, do chức
năng, mỗi vốn từ đều rất đa dạng. Mỗi nhà nghiên cứu phân loại từ theo nhiều cách
khác nhau với mục đích khác nhau. Từ vựng phân loại từ thành những lớp từ về mặt
ngữ nghĩa, nhƣng ngữ pháp học lại phân loại theo bản chất ngữ pháp của từ.
1.2. Từ trong tiếng Việt.
1.2.1. Một số đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập.
Tiếng Việt, về mặt loại hình là một ngôn ngữ đơn lập – phân tích tính điển hình.
Loại hình ngôn ngữ đơn lập thể hiện 4 đặc điểm chính:
- Tiếng Việt thuộc loại ngôn ngữ không biến hình (inflexible) tức là, trong mọi
kết hợp, hình thái của từ không biến đổi ngữ pháp mà ta có thể thấy dễ dàng nhƣ ở
nhiều tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Ấn – Âu. Nói cách khác, ở tiếng Việt, những biến động
bên trong thuộc về nội dung ý nghĩa, có liên quan đến chức năng cú pháp của từ trong
kết cấu. Ví dụ; đại từ nhân xƣng Tôi và Nó, với chức năng bổ ngữ vẫn giữ nguyên hình
thái nhƣ khi chúng đảm nhận chức năng nhƣ trong vai chủ ngữ. Trong lúc đó, ở tiếng

Anh và tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức… lại có sự biến đổi hình thái khi chức vụ cú
pháp thay đổi.
Ví dụ: Tôi đƣa cho nó cây bút chì. Nó đƣa cho tôi cây bút chì.
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



12
I give him this pencil (tiếng Anh)
He gives me this pencil
Nhƣ vậy, rõ ràng nếu nói đại từ nhân xƣng Tôi và Nó ở tiếng Việt không thay
đổi hình thái trong chức năng chủ ngữ cũng nhƣ bổ ngữ thì ở tiếng Anh:
I , chủ ngữ, khi ở chức năng bổ ngữ đổi thành Me
He, chủ ngữ, khi ở chức năng bổ ngữ đổi thành Him
- Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp đƣợc biểu thị chủ yếu bằng từ hƣ và
trật tự từ.
+ Dùng từ hƣ: ngƣời - những ngƣời
+ Dùng trật từ: cửa trước - trước cửa
- Các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán, tiếng Việt) có
một loại đơn vị đặc biệt thƣờng đƣợc gọi là hình tiết. Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc
luôn luôn có khả năng mang nghĩa mà vỏ âm thanh của nó lại trùng khít với một âm
tiết - đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất. Chính bởi vậy mà nó có khả năng đi vào hoạt
động với tƣ cách một từ, khi thì lại chỉ đƣợc dùng với tƣ cách yếu tố cấu tạo từ (hình
vị). Ví dụ:
Tiếng Việt: tre – tre pheo; vàng – cá –cá vàng…
Tiếng Hán: hsien sheng – tiên sinh: (ngƣời sinh trƣớc)
hsien sheng – tiên sinh: tự xƣng gọi ngƣời đáng kính, sinh trƣớc –
ngài.
Hệ quả là các ngôn ngữ thuộc loại hình này, việc xác định ranh giới từ trong

ngữ lƣu càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó việc phân định từ trong tiếng
Việt vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp nhƣ đứng trƣớc các chuỗi hai hình tiết: hờn giận,
yêu thƣơng, thƣơng nhớ,… ngƣời ta thƣờng phải biện luận không ít trƣớc khi khẳng
định chúng là một từ hay hai từ.
- Hiện tƣợng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít hoặc hầu nhƣ không phát triển trong
các ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Mƣờng). Vì thế, quan hệ dạng thức (quan hệ về
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



13
mặt hình thái) giữa các từ yếu đến mức hầu nhƣ là chúng tồn tại rời rạc, rất tự do trong
câu. Ví dụ: cha mẹ - mẹ cha; làng xóm – xóm làng; bé nhỏ - nhỏ bé;…
Mặt khác cũng bởi tính tình thái, quan hệ hình thái của từ yếu nhƣ thế, cho nên
mới có ngƣời quan niệm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại.
Ví dụ: Mua cá – cá khô  trên trời, dƣới cá, chỗ nào cũng cá, góc chợ
nào cũng cá.
Nhà này cũng gỗ lim cả.
(Danh từ cá, cụm danh từ gỗ lim vừa đứng ở vị trí của danh từ lại vừa đứng đƣợc ở vị
trí điển hình của động từ).
1.2.2. Thực từ và hư từ tiếng Việt.
Vì có những đặc điểm của một ngôn ngữ đơn lập – phân tích tính điển hình nên
từ loại tiếng Việt đƣợc chia thành hai phạm trù lớn là thực từ và hƣ từ.
- Khái niệm thực từ và hƣ từ trong tiếng Việt nói riêng hay trong các ngôn ngữ
phân tích tính và đặc biệt là các ngôn ngữ đơn lập nói chung là hai phạm trù rất cơ bản
trong cơ cấu hệ thống vì vậy, việc vạch ranh giới giữa hai phạm trù này có ý nghĩa rất
quan trọng và cần thiết đối với loại hình các ngôn ngữ này. Tuy nhiên cho đến nay việc
xác định ranh giới giữa chúng vẫn chƣa hoàn toàn thỏa đáng và còn có một số ý kiến.
Song về cơ bản, các tác giả đều thống nhất ở một số điểm sau:

+ Thực từ bao gồm những từ có cả ý nghĩa từ vựng chân thực và ý nghĩa ngữ
pháp đầy đủ, nói cách khác thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng – ngữ pháp đầy đủ
+ Trong các ngôn ngữ tổng hợp tính, một từ thƣờng là sự liên kết của hai thành
phần, căn tố và phụ tố: Căn tố (lexicon) thể hiện phạm trù từ vựng – ngữ nghĩa. Phụ tố
(tiếp đầu tố, tiếp vĩ tố hay trung tố…) đƣợc ghép vào thân từ thể hiện phạm trù ngữ
pháp.
+ Trong các ngôn ngữ đơn lập nhƣ tiếng Việt, tiếng Hán, phạm trù từ vựng -
ngữ nghĩa do các thực từ đảm nhiệm và ý nghĩa ngữ pháp do các từ ngữ pháp hay còn
gọi là các từ hƣ đảm nhiệm. Những từ ngữ pháp và thực từ không ghép vào nhau thành
một từ mà chỉ kết hợp với nhau trên ngữ đoạn để tạo nên một đơn vị cú pháp; trong
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



14
mọi bối cảnh, tất cả các đơn vị này đều không có sự biển đổi về hình thái. Vì vậy, khác
với các ngôn ngữ tổng hợp tính (có thể xác định từ dựa vào hình thái), tiếng Việt nên
xác định từ cả trên cơ sở ý nghĩa từ vựng lẫn khả năng kết hợp; nói rộng hơn là phải
dựa vào ý nghĩa và chức năng của từ trong trật tự kết hợp trong câu, trong đoản ngữ.
Theo Phan Ngọc thì “các đoản ngữ hình thành tiếng Việt có hình thái ngữ pháp ở trong
đoản ngữ trong khi các từ của nó vẫn nhƣ trƣớc. Và ngữ pháp của tiếng Việt hiện đại là
ngữ pháp của đoản ngữ; không phải là ngữ pháp của từ. Từ chỉ là đơn vị từ vựng học”.
- Theo nhiều tác giả, thực từ thƣờng đƣợc định nghĩa chủ yếu dựa trên cơ sở ngữ
nghĩa, tức là nhƣng đơn vị định danh chỉ một đối tƣợng, một quá trình, một hiện tƣợng,
một trạng thái, một hoạt động hay một tính chất.
Ví dụ: + “Danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm
trừ tƣợng khác nhau”.
+ “Động từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ hoạt động hay trạng
thái nhất định của sự vật”

+ “Tính từ là những từ chỉ tính chất, chỉ đặc trƣng của sự vật nhƣ hình thể, màu
sắc, dung lƣợng, kích thƣớc, đặc trƣng. Ví dụ nhƣ: To, nhỏ, xanh, đỏ, bé, dài…”
Tuy nhiên, nếu chỉ chủ yếu dựa vào ý nghĩa thì chƣa đủ để vạch ra một ranh giới
giữa thực từ và hƣ từ. Do đó chúng ta cần xem xét vấn đề thực từ và hƣ từ trên cả hai
phƣơng diện ngữ nghĩa chức năng ngữ pháp.
- Về phƣơng diện ngữ nghĩa, nhƣ định nghĩa trên đã nêu. Về mặt ngữ pháp, thực
từ có những đặc điểm sau:
+ Thực từ là một yếu tố hoạt động độc lập về mặt ngữ pháp có vai trò chính
trong việc tạo lập các thành phần câu; tức là có khả năng làm trung tâm đoản ngữ và
dung nạp các thành phần phụ nhƣ: Danh từ có thể làm trung tâm danh ngữ. Động từ có
thể làm trung tâm động ngữ. Tính từ có thể làm trung tâm tính ngữ.
Ví dụ: (Tôi) cũng đã đọc xong (cuốn sách đó rồi) - Động ngữ
Tất cả những cuốn sách này (đều rất hay) - Danh ngữ
(Ngôi nhà này) đẹp lắm - Tính ngữ
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



15
+ Thực từ là một yếu tố có thể có hơn một chức năng; có khả năng làm thành tố
chính – trung tâm đoản ngữ; và cũng có thể có khả năng làm thành tố phụ.
Ví dụ: Danh từ làm định ngữ: Chính sách kinh tế, nhà trẻ.
Động từ làm định ngữ: Vở viết, khách du lịch.
Động từ làm trạng tố chỉ kết quả: Đánh chết, đập tan…
- Về cơ cấu hệ thống từ loại của các ngôn ngữ phân tích tính (đặc biệt là ngôn
ngữ đơn lập) nằm trong hai phạm trù lớn thực từ - hƣ từ nhƣ đã nói trên tuy nhiên, hƣ
từ còn khá nhiều ý kiến tranh luận. Có tác giả đặt phạm trù hƣ từ (trong thế đối lập với
thực từ quá rộng, gồm tất cả những từ nằm ngoài trung tâm đoản ngữ nhƣ: Số từ, đại
từ, tình thái từ, thán từ, phụ từ và kết từ nhƣ Nguyễn Anh Quế. Nhƣng nhìn chung hầu

hết các tác giả đều thống nhất ở điểm sau:
+ Về mặt ý nghĩa, hƣ từ không phải là một đơn vị định danh không thể hiện toàn
vẹn một ý nghĩa chân thực nào mà chỉ thể hiện một ý nghĩa ngữ pháp nào đó nhƣ:
Thời, số, giống… hay quan hệ liên kết nhƣ giới từ, liên từ.
+ Về chức năng: hƣ từ là những từ không đứng độc lập và không thể đảm nhiệm
chức vụ cú pháp chính của câu. Chỉ có khả năng làm thành tố phụ trong cấu trúc ngữ
để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái. Trong những tình huống giao tiếp
nhất định, một vài hƣ từ có thể dùng độc lập (đã, chƣa, rồi…). Ở tiếng Việt, phụ từ,
quan hệ từ, tình thái từ… là những lớp hƣ từ. Có những lớp hƣ từ chỉ xuất hiện ở bậc
câu – phát ngôn và có những nét đặc trƣng đáng chú ý nhƣ tình thái từ, thán từ
+ Trong bài viết “Thảo luận về vấn đề xác định hƣ từ trong tiếng Việt” Nguyễn
Minh Thuyết đƣa ra các tiêu chí sau:
 Không có ý nghĩa chân thực
 Không có khả năng làm trung tâm đoản ngữ
 Không có khả năng làm thành từng câu
 Không có khả năng một mình tạo thành phát ngôn độc lập
 Không có khả năng thay thế các từ nghi vấn
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



16
 Không có khả năng thay thế bằng những từ khác trong một văn cảnh cụ thể
 Chỉ có một chức năng
 Thuộc những lớp từ có số lƣợng nhỏ khi phân chia từ loại
1.3. Trợ từ tình thái trong hệ thống hƣ từ tiếng Việt.
1.3.1. Hệ thống hư từ tiếng Việt.
Hƣ từ là một tập hợp không lớn về số lƣợng trong hệ thống từ loại tiếng Việt
nhƣng tần số sử dụng khá cao; về bản chất hƣ từ làm công cụ biểu hiện ý nghĩa ngữ

pháp. Nghĩa của hƣ từ gắn với cách thức tƣ duy, hành vi tƣ duy. Do đó chọn lựa hƣ từ
nào để cấu tạo câu nói mang thông tin là xuất phát từ nhu cầu diễn đạt của tƣ duy.
1.3.1.1. Đặc điểm của hư từ.
Hƣ từ có một số đặc điểm sau:
- Hƣ từ tham gia kiến tạo lập luận, có vai trò nhấn mạnh quan hệ liên kết nghĩa
lôgic giữa các tiền đề và kết đề.
- Hƣ từ không làm trung tâm của cụm từ, của ngữ đoạn và không độc lập làm
thành phần câu cũng nhƣ không độc lập tạo ra câu. Hƣ từ và các kết câu hƣ từ đứng
ngoài nòng cốt câu và có liên đới đến toàn câu nhằm diễn đạt ý nghĩa ngữ dụng nào đó
tùy theo chiến lƣợc của ngƣời sử dụng chúng. Giới ngữ, có chức năng làm thành phần
câu, chủ yếu làm định tố trong danh ngữ, làm bổ tố trong động ngữ và làm trạng ngữ ở
đầu phát ngôn.
Ví dụ: (a) Chúng ta tin ở khả năng thợ thuyền
(b) Đã tu, tu trót qua thì, thì thôi.
- Hƣ từ tự nó không có khả năng biểu hiện sắc thái nghĩa. Nó có sắc thái nghĩa
tình thái khi tham gia vào một kết cấu cú pháp nào đó, trong một ngôn cảnh nào đó.
Trong trƣờng hợp nhƣ thế, hƣ từ, các kết cấu hƣ từ, các quán ngữ tham gia vào chức
năng biểu hiện cú pháp và nghĩa bổ sung.
- Hƣ từ không có khả năng láy để tạo dạng thức ngữ pháp. Trong câu đáp, một
số phó từ có thể lặp nhằm nhấn mạnh.
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



17
Ví dụ: Em có làm đƣợc việc này không?
Nhất định, nhất định.
Hoặc: Không, không, anh không chết trong tôi.
Trong lời nói đay cũng có lặp:

Ví dụ: Mẹ nói sao?
Sao sao, mai mai gì!
1.3.1.2. Phân loại hệ thống hư từ tiếng Việt.
Hệ thống hƣ từ tiếng Việt khá phong phú và đa dạng. Trên cơ sở đoản ngữ,
chúng ta có thể phân loại hƣ từ nhƣ sau:
- Các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ đoản ngữ (hƣ từ từ pháp): Phó từ (đã, đang, sẽ,
cũng, đến, những, các…)
- Các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ gồm:
+ Các hƣ từ biểu thị quan hệ nối kết là những quan hệ từ nhƣ giới từ, liên từ.
Liên từ là những từ nối các thành phần câu với câu theo quan hệ ngang hàng.
Ví dụ: Anh đi thì tôi đi
Giới từ là những quan hệ từ nối kết các thành phần câu theo quan hệ chính phụ.
Ví dụ: Núi thì núi, (ta không ngại)
Đói thì đói, (nó vẫn kiên nhẫn)
Chị ấy học tiếng Việt và tiếng Anh.
Một loạt các từ khác cũng có đặc điểm tƣơng tự nhƣ: vì, bởi, tại, do, cho, về,
của
Ví dụ: Nó nghỉ vì ốm
Sách của thƣ viện
Chính sách về kinh tế
+ Hƣ từ phụ trợ bao gồm: Các hƣ từ phụ trợ nhấn mạnh một từ, một thành phần
thể hiện tình thái nhƣ chính, đích, tự, ngay, cả, đến; những hƣ từ phụ trợ cho cả cấu
trúc để dạng thức hóa đoản ngữ trở thành một phát ngôn để thể hiện tình thái là những
phụ từ - ngữ khí từ (à, ư, nhỉ, nhé, chăng, hả…).
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



18

+ Thán từ: Luôn làm thành phần biệt lập, có thể nói là làm thành một câu độc
lập không có quan hệ gì về cấu trúc với các thành phần khác trong văn bản hoặc trong
lời nói. Thán từ không làm thành tố đoản ngữ cũng không có chức năng tạo câu hay
biểu thị thái độ nhƣ ngữ khí từ mà chỉ biểu thị trạng thái cảm xúc. Vì vậy, thán từ
không có vai trò ngữ pháp.
1.3.2. Trợ từ tình thái.
Nhƣ phần trên chúng tôi đã phân tích, trong nhóm hƣ từ tiếng Việt gồm có hai
nhóm lớn:
- Nhóm các hƣ từ chuyên làm thành tố phụ đoản ngữ nhƣ: đã, đang, sẽ, các,
mọi…
- Nhóm các hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ gồm:
+ Quan hệ từ
+ Các hƣ từ phụ trợ
+ Nhóm các thán từ
Trong luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát nhóm các hƣ từ phụ trợ gồm: Các
hƣ từ vừa có chức năng nhấn mạnh, vừa thể hiện thái độ, tình cảm; và nhóm các hƣ từ
vừa có chức năng dạng thức hóa đoản ngữ trở thành một phát ngôn, vừa thể hiện thái
độ, tình cảm của ngƣời nói. Với chức năng và ý nghĩa nhƣ vậy, chúng tôi gọi nhóm này
là các trợ từ tình thái.
1.3.3. Những đặc điểm của trợ từ tình thái tiếng việt.
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, trợ từ tình thái tuy không nhiều lắm nhƣng lại
đóng một vai trò quan trọng và đƣợc dùng rất rộng rãi cả trong văn viết lẫn văn nói.
Trợ từ tình thái có một số đặc điểm sau:
- Trợ từ tình thái là những từ biểu hiện sắc thái tình cảm, không có ý nghĩa từ
vựng.
- Trợ từ tình thái là những yếu tố phụ nằm ngoài đoản ngữ. Chúng không có vai
trò gì trong việc tổ chức đoản ngữ, chúng không phải là thành tố của cấu trúc, không có
vị trí xác định trên sơ đồ cấu trúc đoản ngữ. Chúng tham gia vào đoản ngữ chỉ với chức
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang




19
năng để nhấn mạnh vào một yếu tố nào đó trong cấu trúc đoản ngữ hoặc để dạng thức
hóa đoản ngữ, làm cho đoản ngữ trở thành một phát ngôn, một câu nói.
- Về mặt chức năng, các trợ từ tình thái nhấn mạnh có thể nhấn mạnh bộ phận
chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, một vế câu ghép… Do đó, tùy theo bộ phận cần
nhấn mạnh mà trợ từ tình thái đi kèm. Cũng chính vì vậy, trợ từ tình thái thƣờng
không có vị trí cố định trong câu.
- Một số trợ từ tình thái có khả năng dạng thức hóa một từ, một ngữ thành một
phát ngôn. Nói cách khác, việc sử dụng các trợ từ tình thái này nhƣ một phƣơng tiện cú
pháp để tạo câu. Một từ, một ngữ tự do có thể trở thành câu khi có các trợ từ tình thái
đi kèm.
Ví dụ: Nƣớc
Đi Chƣa phải là câu
Một cốc nƣớc
Nhƣng nếu nói:
Nƣớc ư?
Đi à? Đã là một phát ngôn (một câu)
Một cốc nƣớc nhé?
- Về tác dụng biểu hiện sắc thái tình cảm, cảm xúc, các trợ từ tình thái có thể biểu thị
một số dạng thức thái độ tình cảm nhƣ hoài nghi, ngạc nhiên, cầu khiến, mong đợi…
Ô tô đến rồi à?
Cho con đi với nhé!
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ.
1.3.4. Phân loại trợ từ.
Trong cách phân loại trợ từ, một số tác giả cũng đề cập đến cách phân loại trợ từ
nhƣ Lê Biên, Nguyễn Anh Quế, Diệp Quang Ban, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn
Đức… Theo Nguyễn Kim Thản phân loại trợ từ có thể vào tác dụng của nó trong câu.

Bởi vậy, Nguyễn Kim Thản chia chũng ra thành hai tiểu loại chính: những trợ từ có tác
dụng câu và những trợ từ phục vụ sự biểu thị thái độ của ngƣời nói. Nhƣng ranh giới
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



20
giữa hai tiểu loại không phải hoàn toàn dứt khoát vì có những từ có thể thuộc về cả hai
tiểu loại. Ngoài ra, còn có một vài trợ từ lẻ tẻ, không xếp vào hai tiểu loại trên đƣợc,
nhƣ: cái, chính, ngay… những trợ từ tình thái này có tác dụng tỏ rõ sự nhấn mạnh một
từ nào đó trong câu nói.
Nguyễn Anh Quế cho rằng trợ từ là những hƣ từ nằm ngoài đoản ngữ luôn phụ
trợ cho một yếu tố trong đoản ngữ hoặc trong câu và chia trợ từ thành hai loại:
+ Loại chuyên phụ trợ cho thể từ (đích, chính)
+ Loại chuyên phụ trợ cho cả thể từ lẫn vị từ (tự, ngay, cả, đến)
Mặc dù trợ từ tình thái đƣợc các tác giả phân loại theo những hƣớng khác nhau
với những thuật ngữ khác nhau nhƣng nhìn chung chúng tôi phân loại các trợ từ tình
thái nhƣ sau:
1.3.4.1. Trợ từ tình thái dạng thức hóa đoản ngữ để trở thành phát ngôn.
Những trợ từ tình thái này gồm có: à, nhỉ, ư, hả, chứ, chăng, phỏng, đi, thôi…
Nhóm từ này lại có thể chia thành những nhóm nhỏ hơn nhƣ trợ từ nghi vấn, cầu khiến
(mệnh lệnh), cảm thán.
- Trợ từ tình thái phục vụ việc cấu tạo câu nghi vấn:
À(ấy à, đấy à, kia à): Dùng trong trƣờng hợp đã biết rồi hoặc tin rằng điều mình nêu
lên trong câu hỏi (câu hỏi này bao giờ cũng là câu hỏi có hạn chế) là đúng, nhƣng vẫn
hỏi “lấy lệ”.
Ví dụ: Thƣa bác, con đi huyện về.
Thế hôm nay anh mới về à?
Nhỉ: Dùng để hỏi khi có thái độ thân mật, đôi khi còn có tác dụng tạo câu cảm thán.

Ví dụ: Mợ đâu nhỉ?
Ư: Dùng nhƣ à, nhƣng xuất hiện trong ngôn ngữ viết nhiều hơn trong ngôn ngữ nói.
Ví dụ: Chỉ có thế thôi ư?
Hả (hoặc hở, hử): Dùng để hỏi khi thân mật, khi nó đƣợc dằn mạnh và ngắt quãng thì
có thêm ý tức giận.
Ví dụ: Con mẹ kia, sao bảo đƣa thằng Hiệp lên ngay lại không đƣa hở?
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



21
Chứ: Dùng để hỏi khi trình độ hoài nghi ít hơn có … không, nhƣng chƣa chắc chắn
bằng à: Các em ăn Tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ?
Nó có thể ghép với ấy, đấy, kia:
Cụ ấy bằng lòng đấy chứ?
Chứ còn dùng: + Khi tỏ ý gạt bỏ sự nghi ngờ của ngƣời khác hay tỏ sự bất đồng ý kiến
với ngƣời khác.
Ví dụ: Nhƣng chúng tôi cũng phải đƣợc phép yêu nƣớc của chúng tôi và
muốn nó độc lập chứ.
Ở trƣờng hợp này, trong khẩu ngữ ta thƣờng nói chứ lại, chứ lị.
+ Khi tỏ ý khuyên ngăn hoặc giục giã (câu mệnh lệnh)
Ví dụ: Hề! Sang đi chứ!
+ Khi tỏ ý ngạc nhiên, vui mừng (câu cảm thán)
Ví dụ: Quân mới ngu chứ!
Chăng: (Có lẽ biến âm của chẳng) dùng trong những câu có ý hoài nghi.
Ví dụ: Còn ai lên đài nữa chăng?
Phỏng: ( Do sự gộp âm của phải và không ) bao giờ cũng đặt ở sau bộ phận vị ngữ.
Ví dụ: Là những cái tàu càng kia phỏng?
Chắc, hẳn: Thƣờng dùng trong những câu nghi vấn – phỏng đoán (gần nhƣ chăng)

Ví dụ: Dễ ông đứng đây đợi mày đấy chắc?
Con này mày kể công với tao hẳn?
Ngoài ra còn có từ ru (hiện nay đã trở nên cũ) đặt cuối câu hỏi có ý tiêu cực
hoặc phủ định để nhằm mục đích đƣợc trả lời trái lại.
Ví dụ: Sống dƣới tình trạng đau buồn thảm khốc đó, dân ta há lẽ bó tay
chịu chết ru?
- Trợ từ tình thái cấu tạo câu mệnh lệnh:
Đi: Là trợ từ tình thái thƣờng dùng nhất để tạo câu mệnh lệnh cầu khiến.
Ví dụ: Uống đi!
Thôi: Dùng khi, có ý giục giã, hỏi vặn, bi quan
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



22
Ví dụ: Đi đi thôi, nhanh lên.
Nào: Có ý giục giã, hoặc những câu kể lể nhiều sự vật một lúc.
Ví dụ: Dô này anh chị em ơi, chạy lên nào!
Với: Thƣờng dùng trong những câu nói lên yêu cầu giúp đỡ hay yêu cầu cho phép.
Ví dụ: U ơi! U cứu con với!
Nhé: thƣờng dùng trong câu nói lên yêu cầu, lời giao hẹn và đôi khi trong trƣờng hợp
muốn đƣợc sự đồng ý của ngƣời nghe.
Ví dụ: Ông đến ngay nhé.
- Trợ từ tình thái cấu tạo câu cảm thán:
Thay: Thƣờng đặt sau vị ngữ của câu cảm thán do tính từ biểu thị.
Ví dụ: Nhƣng buồn thay!
1.3.4.2. Những trợ từ tình thái biểu thị thái độ người nói:
- Những trợ từ tình thái này gồm có: ạ, cơ, vậy, mà
Ạ: Tỏ sự kính cẩn (đặt cuối câu tƣờng thuật hay nghi vấn)

Ví dụ: Vâng ạ.
Kia (cơ): Có lẽ cùng chung một gốc với đại từ kia. Nó đƣợc dùng trong những câu có ý
“lựa chọn hay khẳng định cái khác mà đối phƣơng vừa nói”.
Ví dụ: Con không đi ở đâu, u cho con ở nhà với u cơ.
Vậy: Tỏ sự miễn cƣỡng.
Ví dụ: Để đến mai mồng một Tết, tôi đi vậy…
Mà: Dùng trong những câu có tính chất khẳng định thông tin đã có, ý kiến cảnh cáo
của của ngƣời nói. Trong khẩu ngữ, nó còn những hình thức nữa là: kia mà, cơ mà (có
thể dùng trong câu nghi vấn), mà lại, mà lị. Mà cũng còn đƣợc dùng để tăng cƣờng
giọng nói:
Ví dụ: …ai mà chịu nổi?
Tôi cũng còn một nửa nữa cơ mà.
- Các trợ từ tình thái đâu, đây, đấy, thế, ấy, này, nào vốn dĩ là những đại từ.
Nhƣng khi đƣợc làm trợ từ, nó không còn có tác dụng chỉ định sự vật, biểu thị địa điểm
Luận văn thạc sỹ
Đinh Thị Thùy Trang



23
hay trỏ hoạt động, trạng thái nữa mà tác dụng của chúng chỉ là đệm vào câu để biểu thị
sự nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ của ngƣời nói.
Ví dụ: Ai thế?
Cốc đây chị ạ.
Đâu: Có tác dụng nhấn mạnh ý phủ định.
Ví dụ: Khó gì đâu.
Trong những trƣờng hợp dùng một mình, không có phó từ phủ định, đâu đƣợc
dằn mạnh và kéo dài hơn thƣờng lệ, và nhờ thế câu mới tỏ đƣợc ý phủ định.
Đây: Thƣờng dùng trong những câu mà chủ ngữ là ngôi thứ nhất, và có tác dụng bày tỏ
sự việc đang tiến hành, đang tồn tại.

Ví dụ: Nhịn từ hôm qua, chƣa đƣợc hút đây!
Đấy, thế: Dùng để nhấn mạnh, đánh giá ý ngƣời khác.
Ví dụ: Đúng đấy.
Ấy: Thƣờng đặt ở cuối câu nhấn mạnh ý so sánh.
Ví dụ: Đi đâu mà nghênh ngang nhƣ đám rƣớc ấy.
Này: Dùng để nhấn mạnh ý mách bảo hoặc tức giận.
Ví dụ: Này thách! Này thách! Này… thách!!!
Cái: Biểu thị thái độ miệt thị của ngƣời nói với đối tƣợng.
Ví dụ: A cái thằng mới láo thật!
Thì: Dùng để nhấn mạnh ý kiến của ngƣời nói hoặc tỏ ý miễn cƣỡng:
Ví dụ: Bà thì tát cho một cái bây giờ, đừng láo!
1.3.4.3.Trợ từ tình thái nhấn mạnh:
Chính: Trợ từ tình thái dùng để nhấn mạnh sự khẳng định một sự vật.
Ví dụ: Chính tôi đây. Chính Mèn đây.
Những: Có tác dụng nhấn mạnh mức độ cao, khối lƣợng nhiều.
Ví dụ: Những ba món ăn, toàn cá thịt hẳn hoi.
Đến, lấy: Nhấn mạnh khối lƣợng ít và thƣờng đặt trƣớc từ tổ số từ + danh từ.
Ví dụ: Không còn lấy một hột gạo.

×