Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945) trên tư liệu một số tác phẩm đã xuất bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 160 trang )






























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN














PHẠM THỊ LIÊN






TÌM HIỂU LỊCH SỬ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ TRONG
GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX (NĂM 1945)
TRÊN TƯ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN





LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÔN NGỮ HỌC

















Hà Nội - 2013






























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








PHẠM THỊ LIÊN







TÌM HIỂU LỊCH SỬ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT NAM BỘ TRONG
GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX (NĂM 1945)
TRÊN TƯ LIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN



Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi












Hà Nội - 2013

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 05
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 06
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 07
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 08
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. Bố cục luận văn . 11
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TIẾNG VIỆT
NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX 13
1.1. Vài nét về bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX 13
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội . 13
1.1.2. Bối cảnh ngôn ngữ . 15
1.2. Nguồn tƣ liệu sử dụng để nghiên cứu . 19
1.2.1. Vấn đề văn bản đƣợc sử dụng trong luận văn 19
1.2.2. Mô tả cách thức tập hợp tƣ liệu 23
1.3. Một số khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc miêu tả 24
1.3.1. Phƣơng ngữ và phƣơng ngữ Nam Bộ 24
1.3.2. Tiếng Việt Nam Bộ 25
1.3.3. Vấn đề biến đổi nghĩa từ vựng tiếng Việt 27
1.4. Tiểu kết chƣơng 1 29
CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT NAM BỘ TRÊN MỘT
SỐ TƢ LIỆU ĐÃ XUẤT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX 31
2.1. Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) của Trƣơng Vĩnh Ký 34
2.1.1. Số lƣợng từ Nam Bộ đƣợc sử dụng so với từ toàn dân 34
2.1.2. Mô tả và phân tích từ Nam Bộ 36
2


2.1.2.1. Từ thuần Việt 36
2.1.2.2. Từ gốc Hán 38
2.1.2.3. Từ vay mƣợn từ phƣơng Tây 41
2.1.3. Nhận xét về tiếng Việt Nam Bộ trong “Chuyến đi Bắc Kỳ năm
Ất Hợi (1876) của Trƣơng Vĩnh Ký” 42
2.2. Tuần báo “Nông cổ mín đàm” . 44
2.2.1. Số lƣợng từ Nam Bộ đƣợc sử dụng so với từ toàn dân 44
2.2.2. Mô tả và phân tích từ Nam Bộ 46
2.2.2.1. Từ thuần Việt 46
2.2.2.2. Từ gốc Hán 48
2.2.2.3. Từ vay mƣợn từ phƣơng Tây 50
2.2.3. Nhận xét về tiếng Việt Nam Bộ trong “Nông cổ mín đàm” . 51
2.3. Tuần báo “Phụ nữ Tân văn” 53
2.3.1. Số lƣợng từ Nam Bộ đƣợc sử dụng so với từ toàn dân 53
2.3.2. Mô tả và phân tích từ Nam Bộ 54
2.3.2.1. Từ thuần Việt 54
2.3.2.2. Từ gốc Hán 57
2.3.2.3. Từ vay mƣợn từ phƣơng Tây 58
2.3.3. Nhận xét về tiếng Việt Nam Bộ trong “Phụ nữ Tân văn” 59
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 61
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TIẾNG
VIỆT NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX 63
3.1. Đặc điểm của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX . 63
3.1.1. Đặc điểm do tiếp xúc ngôn ngữ 63
3.1.1.1. Nguồn tiếp xúc chính 63
3.1.1.2. Đặc điểm tiếp xúc tiếng Hán 64
3


3.1.1.3. Đặc điểm tiếp xúc tiếng Pháp 66
3.1.2. Đặc điểm hình thành từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn này 67
3.1.2.1. Con đƣờng vay mƣợn từ gốc Hán và từ tiếng Pháp 67
3.1.2.2. Đặc điểm phát triển nghĩa của từ 73
3.2. Những biến đổi về nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX . 75
3.2.1. Mở rộng nghĩa 77
3.2.2. Thay đổi nghĩa . 80
3.2.3. Thu hẹp nghĩa 82
3.2.4. Một số nhận xét về sự biến đổi nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ 85
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 88
KẾT LUẬN . 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 102




















4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Stt
Số bảng biểu
Nội dung bảng biểu
1
Bảng 2.1
Sự phân bố của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong tác
phẩm "Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi"
2
Bảng 2.2
Sự thay đổi nghĩa của từ Nam Bộ trong tác phẩm
"Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi"
3
Bảng 2.3
Sự phân bố của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong
tuần báo "Nông cổ mín đàm"
4
Bảng 2.4
Sự thay đổi nghĩa của từ Nam Bộ trong tuần báo
"Nông cổ mín đàm"
5
Bảng 2.5
Sự phân bố của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong báo
"Phụ nữ Tân văn"

6
Bảng 2.6
Sự thay đổi nghĩa của từ Nam Bộ trong báo "Phụ nữ
Tân văn"
7
Bảng 3.7
Số lƣợng từ thuần Việt, gốc Hán và từ vay mƣợn
tiếng Pháp
8
Bảng 3.8
Số lƣợng từ mới trong 03 văn bản khảo sát
9
Bảng 3.9
Sự biến đổi nghĩa của từ ngữ Nam Bộ (từ cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX so với hiện nay) và tần số
sử dụng của các từ










5

MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là tấm gƣơng phản chiếu trung thực sự phát triển lịch sử, văn

hóa, xã hội của mỗi dân tộc. Một xã hội phát triển sẽ có ngôn ngữ phát triển.
Ngôn ngữ phong phú, đa dạng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa, xã
hội của mỗi nƣớc.
Đất nƣớc Việt Nam có lịch sử mấy ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc,
có nền văn hóa lâu đời và vô cùng phong phú, đa dạng. Trải qua 1.000 năm
Bắc thuộc với sự xâm lấn của văn hóa Hán và tiếng Hán, qua hàng trăm năm
dƣới ách đô hộ của thực dân Pháp, đến khi cách mạng tháng Tám thành công
(1945), ngƣời Việt không những không bị Hán hóa bởi tiếng Hán, văn hóa
Hán, mà còn chủ động "Việt hóa" tiếng Hán, biến đổi tiếng Hán theo văn hóa
của ngƣời Việt, tiếp cận có chọn lọc văn hóa Pháp, tiếng Pháp và hình thành
nền văn học, báo chí Việt Nam bằng chữ quốc ngữ. Và có thể nói, từ năm
1945, đất nƣớc Việt Nam đã chính thức có một ngôn ngữ là tiếng Việt và
cùng với tiếng Việt là một loại văn tự có tên gọi là chữ quốc ngữ.
Chính vì có sự phản ánh đa diện, nhiều chiều của ngôn ngữ lên văn hóa
- xã hội của một quốc gia, nên thông qua đặc điểm, sự phát triển của tiếng
Việt trong một giai đoạn và bối cảnh cụ thể, chúng ta có thể tìm hiểu về đặc
trƣng văn hóa - xã hội của nƣớc ta trong giai đoạn đó. Việc tìm hiểu những
biến đổi nghĩa nói riêng và biến đổi từ vựng tiếng Việt Nam Bộ nói chung
trong một giai đoạn cụ thể mà chúng tôi thực hiện là một định hƣớng nghiên
cứu dựa vào mối liên hệ biện chứng đó.
Hiện nay, có nhiều cách phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử
tiếng Việt: 06 thời kỳ (GS. Nguyễn Tài Cẩn), 05 thời kỳ (H. Maspéro), 06
thời kỳ (GS. Trần Trí Dõi)… Mỗi cách phân chia có căn cứ, tƣ liệu riêng.
Theo những cách phân chia đó, thì thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
(từ 1858 đến 1945) sẽ là giai đoạn cận đại (theo GS. Nguyễn Tài Cẩn) hoặc
6

thời kỳ đầu của giai đoạn tiếng Việt hiện đại (theo GS. Trần Trí Dõi). Đây
cũng là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử của đất nƣớc ta nói chung
và Nam Bộ nói riêng, từ khi Pháp nổ tiếng súng xâm lƣợc Việt Nam đến khi

cách mạng tháng Tám thắng lợi. Đây cũng là thời kỳ quan trọng trong sự phát
triển của tiếng Việt, là thời kỳ chuyển giao giữa tiếng Việt trung cận đại sang
tiếng Việt hiện đại, với sự ra đời chữ quốc ngữ và "có một sự hiện đại hóa rất
rõ trong tiếng Việt" [15, tr. 24]. Và điều quan trọng là tiếng Việt Nam Bộ, do
tính đặc thù của nó, nhƣ là một nhân chứng quan trọng của sự chuyển hóa ấy.
Đó là tiền đề để chúng tôi lựa chọn, tìm hiểu lịch sử từ vựng tiếng Việt Nam
Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (năm 1945).
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chúng tôi mong muốn góp phần nghiên cứu sự
phát triển của tiếng Việt cuối thế kỷ XIX (từ năm 1858) đến năm 1945 trong
một bối cảnh xã hội cụ thể là vùng Nam Bộ Việt Nam. Qua việc khảo sát,
nghiên cứu trên một số tác phẩm đã xuất bản ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX
đến năm 1945, hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ đƣợc đôi điều về sự biến đổi,
phát triển, kể cả là sự mất đi của những từ ngữ Nam Bộ so với các giai đoạn
trƣớc và sau đó, cũng nhƣ so với từ ngữ toàn dân. Phân tích đƣợc tình trạng
biến đổi đó, chính là góp phần tìm hiểu sự phát triển lịch sử tiếng Việt Nam
Bộ nói riêng và lịch sử tiếng Việt nói chung.
Về ý nghĩa khoa học, khi thực hiện tốt đề tài, luận văn sẽ góp phần làm
rõ sự biến đổi của tiếng Việt trong một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất
nƣớc, giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Nó cũng sẽ góp phần
nghiên cứu lịch sử từ vựng tiếng Việt ở một giai đoạn cụ thể khi mà những
điều kiện về tƣ liệu cho phép thực hiện công việc này.
7

Về ý nghĩa thực tiễn, với việc nghiên cứu tiếng Việt Nam Bộ trong giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, luận văn sẽ góp phần vào nghiên cứu xã
hội Nam Bộ trong thời điểm giao thời từ xã hội phong kiến chuyển sang xã
hội thực dân phong kiến. Từ đó, góp phần nghiên cứu văn hoá Nam Bộ - một
vùng lãnh thổ quan trọng của đất nƣớc trong một giai đoạn lịch sử xã hội đầy

biến động của nƣớc ta trƣớc khi thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tiếng Việt Nam Bộ trong một giai
đoạn xác định, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, cụ thể là từ năm
1858 đến năm 1945. Về thời gian lịch sử, giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng
việc thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt Nam, sau đó từng bƣớc cai trị toàn
lãnh thổ Việt Nam và cuối cùng đƣợc kết thúc bằng việc nhân dân Việt Nam
vùng lên đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc vào năm 1945.
Trong một thời gian dài nhƣ vậy, có nhiều những vấn đề khác nhau của
tiếng Việt Nam Bộ. Ở đây, chúng tôi giới hạn chỉ tiến hành nghiên cứu trong
phạm vi một số tác phẩm văn học và báo chí tiêu biểu đã xuất bản ở Nam Bộ
từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây sẽ là những tƣ liệu quan trọng để
chúng tôi tìm hiểu về những từ ngữ đã mất đi (hay không thấy đƣợc sử dụng
lại) và những từ ngữ mới xuất hiện hay biến đổi về nghĩa để đáp ứng với nhu
cầu giao tiếp của xã hội trong thời kỳ đó, trên cơ sở so sánh với Từ điển Việt -
Bồ - La của Alexandre De Rhodes (năm 1651) và Từ điển từ ngữ Nam Bộ của
TS. Huỳnh Công Tín (năm 2009). Nhƣ vậy, đối tƣợng từ ngữ mà chúng tôi
xem xét trong luận văn là những từ ngữ đƣợc xuất hiện trên văn bản đƣợc
xuất bản/hoặc do ngƣời Nam Bộ viết trong giai đoạn lịch sử mà luận văn sẽ
quan tâm. Chúng tôi chỉ có thể làm nhƣ thế là vì nhờ nó đã đƣợc văn bản hóa
nên mới đƣợc lƣu giữ lại cho đến hiện nay.
8

Cũng xin nói thêm là văn bản đƣợc xuất bản/hoặc do ngƣời Nam Bộ
viết trong giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX có một khối
lƣợng đồ sộ, do nhiều tác giả khác nhau viết, viết theo nhiều phong cách khác
nhau và viết vào những thời gian cụ thể khác nhau. Chúng tôi biết rằng, để có
đƣợc một khảo sát đầy đủ về tiếng Việt Nam Bộ với một khối lƣợng đồ sộ
nhƣ thế là không đơn giản. Điều đó chỉ có thể thực hiện đƣợc trong một
chƣơng trình nghiên cứu dài hạn. Vì vậy, trong luận văn của mình chúng tôi

chỉ chọn một vài tƣ liệu tiêu biểu phù hợp với thời lƣợng của một luận văn
thạc sỹ để thực hiện đề tài.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nƣớc ngoài, với hiểu biết hạn hẹp của tôi, thì chƣa có một công trình
hoặc một tài liệu nào đi vào nghiên cứu riêng lẻ từ vựng - ngữ nghĩa tiếng
Việt hoặc tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
mà chỉ có những từ điển liên quan đến tiếng Việt, trong đó có những từ điển
rất quí trƣớc hoặc trong giai đoạn này nhƣ: “Dictionnarium - Lusinatinum
Latinum” của Alexandre De Rhodes (1651); “Dictionnaire Annamitico -
Latinum, J.C.Marshrman - Serampore” của Jean-Louis Tabert (1838);
“Dictionnaire Annamite - Français” của Jean Bonet (1899)…
Còn trong nƣớc, đã có một vài công trình nghiên cứu về từ vựng - ngữ
nghĩa tiếng Việt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có
tiếng Việt Nam Bộ. Điển hình nhất là công trình “Lịch sử từ vựng tiếng Việt
thời kỳ 1858 - 1945” của Lê Quang Thiêm. Đây là một cuốn sách, một công
trình nghiên cứu công phu và đầy đủ về bình diện từ vựng - ngữ nghĩa tiếng
Việt trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong công trình này, tác
giả đã khảo sát từ vựng tiếng Việt trên các tƣ liệu phong phú nhƣ các báo, tạp
chí, từ điển, các tác phẩm văn học, các văn bản nghị luận xã hội - chính trị…
trong giai đoạn này ở cả miền Bắc và miền Nam. Từ đó, tác giả đã phân tích
9

các đặc điểm của quá trình phát triển từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt thời kỳ
1858 - 1945. Nhƣ vậy, tuy công trình có nghiên cứu về lịch sử từ vựng tiếng
Việt Nam Bộ nhƣng cách tiếp cận mang tính đại cƣơng, nhìn trên tổng thể.
Luận văn của chúng tôi tập trung vào tƣ liệu tiếng Việt Nam Bộ cùng thời
gian này nhƣng khảo sát trong một phạm vi tƣ liệu xác định.
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các sách giáo
trình… nghiên cứu quá trình phát triển của từ vựng tiếng Việt, trong đó có đề
cập đến tiếng Việt và tiếng Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế

kỷ XX nhƣ: "Các bài giảng về lịch sử tiếng Việt thế kỷ XX" của Đinh Văn
Đức; "Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo)" của Trần Trí Dõi; "Lƣợc sử Việt
ngữ học" do Nguyễn Thiện Giáp chủ biên; “Sự phát triển từ vựng tiếng Việt
từ Đại Nam quấc âm tự vị (1895) đến từ điển tiếng Việt (1994)” của Vũ Đức
Nghiệu, Đỗ Thị Anh, Đỗ Bá Khang, Lê Trung Kiên… Bên cạnh đó, còn có
nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến từ vựng -
ngữ nghĩa tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn này nhƣ: Sự phát triển của từ vựng
tiếng Việt hiện đại (30 năm đầu thế kỷ XX), Luận án tiến sỹ, khoa Ngôn ngữ
học, của Trần Nhật Chính; Góp phần tìm hiểu sự biến đổi từ vựng - ngữ nghĩa
tiếng Việt từ 1930 - 1960, Luận văn thạc sỹ, khoa Ngôn ngữ học…Gần đây,
năm 2011, đã có một công trình NCKH cấp Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh
của TS Đỗ Thị Bích Lài có nhan đề “Tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX -
1945: Những vấn đề từ vựng”. Đề tài QGTĐ của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh đã đi theo hƣớng khảo sát đại cƣơng nhƣ công trình đã xuất bản của Lê
Quang Thiêm nhƣng tập trung vào tiếng Việt Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX -
1945. Luận văn của chúng tôi, nhƣ đã nói ở trên tuy cũng nghiên cứu lịch sử
từ vựng tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
nhƣng khảo sát sự biến đổi cụ thể, khác với cách mà công trình của TS Đỗ
Thị Bích Lài khảo sát.
10

Nhƣ vậy, trong tình hình nghiên cứu hiện nay, do tầm quan trọng của
tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, ở
trong nƣớc đã có một số công trình khảo cứu vấn đề này. Sự khác biệt mà đề
tài chúng tôi thực hiện là chọn tƣ liệu và thực hiện cách thức khảo sát để từ đó
đóng góp những nhận xét về ngôn ngữ ở giai đoạn lịch sử này. Bời vì hiện
chƣa có một công trình nào đi sâu và bao quát tất cả tư liệu tiếng Việt Nam
Bộ trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong đó có tƣ liệu
chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu riêng biệt về biến đổi ngữ nghĩa từ vựng
tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đối

tƣợng nghiên cứu trong luận văn này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp miêu
tả - phân tích trong ngôn ngữ học. Trong đó, chủ yếu sử dụng thao tác miêu tả
- phân tích từ vựng ngữ nghĩa.
Vì luận văn tiến hành nghiên cứu sự phát triển của tiếng Việt trong một
giai đoạn cụ thể của lịch sử tiếng Việt (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) so
với các giai đoạn trƣớc nó và sau nó, nên luận văn sẽ tiếp cận vấn đề cả ở
bình diện đồng đại và lịch đại. Để thực hiện yêu cầu ấy, ngoài phƣơng pháp
chính là miêu tả - phân tích, luận văn sử dụng cả thao tác so sánh. Khi thực
hiện thao tác so sánh, trƣớc hết chúng tôi miêu tả đồng đại, căn cứ vào những
đặc điểm của giai đoạn cần nghiên cứu, trên cơ sở thu thập tƣ liệu, chúng tôi
sẽ phân tích, đánh giá và rút ra những đặc điểm của từ vựng tiếng Việt Nam
Bộ trong giai đoạn này. Sau đó, để có đƣợc sự miêu tả lịch đại, dựa trên
những tƣ liệu đã thu thập và những đánh giá về đặc điểm của từ vựng - ngữ
nghĩa tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX,
chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt Nam Bộ
trong giai đoạn trƣớc năm 1858 (cụ thể ở đây là so sánh với từ điển Alexandre
11

De Rhodes) và sau năm 1945 (cụ thể ở đây là so sánh với từ điển tiếng Nam
Bộ hiện đại). Nhƣ vậy, nhờ sự so sánh này mà chúng ta có thể thấy đƣợc sự
phát triển và biến đổi của tiếng Nam Bộ. Đối với việc khảo sát biến đổi nghĩa
tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chúng
tôi thấy rằng thao tác so sánh ấy là cần thiết và hữu ích.
Để có tƣ liệu phụ trợ cho việc miêu tả - phân tích từ vựng tiếng Việt
Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, luận văn cũng sẽ sử
dụng thêm thủ pháp thống kê và các thủ pháp cần thiết khác để thu thập tƣ liệu
trong giai đoạn này và tiến hành phân tích so sánh với giai đoạn trƣớc và sau đó.
5. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn đƣợc chia làm 3
chƣơng:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu tiếng Việt Nam Bộ từ
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Trong chƣơng này, chúng tôi trình bày một vài nét chính về bối cảnh
lịch sử, xã hội, ngôn ngữ của vùng Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 1858 -
1945; xác định cơ sở lý luận và một số khái niệm cơ bản; đồng thời đƣa ra
vấn đề nguồn tƣ liệu đƣợc sử dụng để nghiên cứu.
Chương 2. Khảo sát từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trên các tƣ liệu đã xuất
bản trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Nội dung chƣơng 2 sẽ tập trung vào việc xác lập danh sách từ Nam Bộ
trong một số văn bản đƣợc sử dụng để nghiên cứu. Từ đó, tiến hành phân tích,
mô tả từ ngữ Nam Bộ đƣợc khảo sát trong các tƣ liệu đã xuất bản trong giai
đoạn này. Từ sự nhìn nhận các từ Nam Bộ này, chúng tôi sẽ tiến tới một nhận
xét chung về từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX
12

Chương 3. Đặc điểm và sự biến đổi của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ
trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Chƣơng 3 của luận văn sẽ dành để nhận xét về đặc điểm và sự biến đổi
nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ đã đƣợc khảo sát, phân tích, mô tả ở
chƣơng 2. Qua thủ pháp so sánh nhƣ đã nói ở phần phƣơng pháp, có thể nêu
đƣợc sự biến đổi, phát triển, mất đi về nghĩa của từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ
giai đoạn này so với từ toàn dân và so với chính từ Nam Bộ trong giai đoạn
trƣớc đó và hiện nay.
Chúng tôi hy vọng, qua việc khảo sát từ ngữ ở từng văn bản cụ thể, khi
chúng ta có điều kiện khảo sát tất cả từ ngữ trong các văn bản tiếng Việt Nam
Bộ ở giai đoạn này, khi ấy chúng ta sẽ có đƣợc cái nhìn tổng thể về biến đổi
nghĩa của từ trong văn bản tiếng Việt Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến năm

1945.














13

Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TIẾNG VIỆT NAM BỘ TỪ
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1. Vài nét về bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Nam Bộ giai đoạn cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Năm 1858, tiếng súng đầu tiên của thực dân Pháp bắn vào Đà Nẵng đã
mở đầu cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp tại Việt Nam. Sau đó, dƣới ách đô
hộ của Pháp, xã hội Việt Nam vô cùng phức tạp và đầy biến động, đặc biệt là
vùng đất Nam Bộ, vùng đất “Viễn Đông thuộc Pháp”. Trong một bối cảnh xã
hội nhƣ vậy, tiếng Việt Nam Bộ cũng có nhiều đặc trƣng riêng biệt, phản ánh
trung thực lịch sử xã hội của vùng Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 1858 đến
năm 1945.

1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội
Năm 1858, hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó quay vào
Nam xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, Tự Đức Ký hiệp ƣớc nhƣợng Sài Gòn
và ba tỉnh Nam Kỳ (Nam Bộ) lân cận cho Pháp. Năm 1869, Pháp chiếm nốt
ba tỉnh kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân (Nam Kỳ) thuộc Pháp ở
vùng Viễn Đông.
Thực dân Pháp đã áp dụng chính sách chia để trị, chia nƣớc ta thành ba
đơn vị hành chính là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Trong sự phân chia đó,
Nam Kỳ trở thành xứ thuộc Pháp với những nét riêng về chính trị, kinh tế, xã
hội so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Từ khi chiếm đƣợc Nam Kỳ, thực dân Pháp âm mƣu dùng Nam Kỳ làm
bàn đạp để đánh chiếm Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Do đó, chúng tăng cƣờng chuẩn
bị lực lƣợng và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ở Nam Kỳ nhƣ xây dựng cảng
Sài Gòn, xây cầu trên sông Vàm Cỏ, mở đƣờng sắt Sài Gòn - Mỹ Tho, lập
14

nhiều nhà xƣởng ở Sài Gòn Chính những đầu tƣ ban đầu này làm kinh tế
Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ và đã tạo nên độ chênh về kinh tế - xã hội giữa
Nam - Trung - Bắc Kỳ về sau này.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến nền kinh tế thế giới, trong đó có nền kinh tế Pháp. Nền kinh tế Việt
Nam vì bị phụ thuộc nặng nề vào Pháp nên càng chịu hậu quả nặng nề hơn.
Đầu tƣ của Pháp giảm, chính sách khai thác thuộc địa áp dụng tại Việt Nam
gắt gao hơn làm thay đổi sâu sắc xã hội Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói
riêng. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, một bộ phận nông dân phải ra
thành phố, đô thị kiếm sống, làm các thành phần xã hội, quan hệ xã hội ngày
càng phức tạp. Lúc này, Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập (3/2/1930)
đã tổ chức đƣợc những cuộc đấu tranh lên đến cao trào, tiêu biểu là phong
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), phong trào Mặt trận bình dân (1936 -
1939), cao trào vận động giải phóng dân tộc (1939), đặc biệt là cuộc Cách

mạng Tháng Tám 1945 đƣa chính quyền về tay nhân dân Việt Nam, mở đầu
một thời kỳ mới cho dân tộc Việt Nam, làm thay đổi nhiều lĩnh vực, trong đó
có sự phát triển của tiếng Việt.
Về lĩnh vực văn hóa - xã hội, từ năm 1906, việc thay đổi cách thức và
nội dung thi cử trong triểu đình Nam triều cũng tạo ra tầng lớp trí thức, tiểu tƣ
sản lúc bấy giờ tại Nam Kỳ. Trong giai đoạn này, tầng lớp tiểu tƣ sản trí thức
giữ một vai trò tƣơng đối quan trọng về lĩnh vực văn hóa.Việc tiếp xúc với
văn hóa phƣơng Tây, cách thức đào tạo, thi cử cũng đƣợc thay đổi, cơ sở hạ
tầng đƣợc đầu tƣ bài bản đã tạo ra sự khác biệt giữa tầng lớp trí thức giai đoạn
này so với trƣớc kia và cũng tạo ra sự khác biệt về kinh tế, văn hóa và xã hội
tại Nam Kỳ so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Trong giai đoạn Pháp nắm quyền ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đặc biệt
quan tâm đến việc truyền bá văn hóa Pháp và hạn chế ảnh hƣởng của văn hóa
15

Trung Hoa vào Việt Nam. Và với nhiều biện pháp, vừa khích lệ, vừa cƣỡng
chế, dần dần chữ quốc ngữ đã lấn áp chữ Hán và chữ Nôm, thực hiện vai trò
lịch sử của mình, đó là thúc đẩy Việt Nam hội nhập với văn hóa phƣơng Tây.
Đây cũng chính là một thực tế khách quan thúc đẩy sự thay đổi và phát triển
tiếng Việt ở Nam Bộ ở giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng bối cảnh xã hội của vùng đất Nam Bộ trong
thời kỳ chúng ta khảo sát sự biến đổi ngôn ngữ là một xã hội thực dân phong
kiến. Chính tính chất thực dân nó làm cho vùng đất tiếp xúc với nền văn hóa
phƣơng Tây mà chủ thể của nó là nền văn hóa Pháp. Còn tính chất phong kiến
nó cho phép cộng đồng lƣu giữ những cái gì gọi là “truyền thống” để tạo ra
đặc trƣng xã hội của vùng đất Nam Bộ.
1.1.2. Bối cảnh ngôn ngữ
Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam và dƣới tác động của văn
hóa Pháp, tiếng Việt nói chung và tiếng Việt Nam Bộ nói riêng bắt đầu bƣớc
vào một bối cảnh xã hội - ngôn ngữ mới. Chúng ta có thể mô tả bối cảnh đó

theo lịch sử nhƣ sau.
Trƣớc đây, trong thời kỳ Bắc thuộc và sau đó là thời kỳ phong kiến tự
chủ, văn hóa Hán đã ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống và văn tự của ngƣời
Việt. Tiếng Hán gần nhƣ trở thành ngôn ngữ chính trong đời sống xã hội của
ngƣời Việt Nam trong một thời gian dài. Chữ Hán, tiếng Hán đƣợc dùng phổ
biến trong các giao tiếp hành chính, thi cử, sáng tác thơ phú và nhất là trong
văn bản hành chính Thậm chí, dù ngƣời Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (từ thế
kỷ XIII) cho tiếng nói của mình, nhƣng chữ Nôm về cơ bản có thời kỳ cũng
chỉ đƣợc sử dụng hạn chế trong đời sống cộng đồng, trải qua nhiều thăng trầm
và bị coi là chữ viết “nôm na” không chính thức. Tuy thế, trong thời kỳ phong
kiến tự chủ, chữ Nôm cũng đã dần dần đƣợc vinh danh (nhƣ văn tế của
Nguyễn Thuyên, thơ “Quốc âm” của Nguyễn Trãi, văn bản chính thức của
16

vua Quang Trung Nguyễn Huệ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thời Nguyễn
v.v. Nhƣ vậy, mặc dù không chính thức, cộng đồng ngƣời Việt đều có hành động
tích cực để phát triển chữ Nôm, chữ viết ghi lại “quốc âm” của dân tộc mình.
Trong giai đoạn phong kiến tự chủ, chữ quốc ngữ Latinh do các cố đạo
phƣơng Tây tạo ra từ giữa thế kỷ XVII, cùng với việc du nhập của đạo Thiên
chúa vào Việt Nam, đã bắt đầu đƣợc sử dụng. Loại chữ quốc ngữ Latinh tuy
là ghi âm tiếng Việt và ghi lại tiếng nói hàng ngày của nhân dân, nhƣng ban
đầu không đƣợc phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội. Mặc dù ghi tiếng nói
của đời sống dân gian, so với chữ Hán thì rất dễ viết, dễ đọc nhƣng suốt gần
hai trăm năm, loại chữ viết này chỉ giới hạn trong đời sống tôn giáo của cộng
đồng ngƣời theo đạo Thiên chúa ở Việt Nam.
Khi áp đặt đƣợc ách đô hộ lên toàn cõi Việt Nam, nhất là khi triều đình
nhà Nguyễn ký hiệp định nhƣờng vùng đất Nam Kỳ cho Pháp, ngƣời Pháp
chủ trƣơng tích cực truyền bá văn hóa Pháp và tiếng Pháp vào Việt Nam. Lúc
này, ngƣời Pháp muốn lấy kiểu chữ viết bằng mẫu tự Latinh thay thế cho chữ
khối vuông của ngƣời Trung Hoa ở Việt Nam. Từ cuối thế kỷ thứ XIX, thực

dân Pháp sử dụng những biện pháp áp đặt để thực hiện mục đích của mình.
Theo đó, ngƣời Pháp sử dụng tiếng Pháp trong trƣờng học, sử dụng tiếng
Pháp và chữ quốc ngữ Latinh trong các văn bản nhà nƣớc thống trị ở Nam Kỳ
và một phần là ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ Trong thƣ của Giám mục Puginier gửi
Tổng trƣởng thuộc địa Pháp có đoạn: “Điều thứ hai phải làm là bỏ chữ Nho
và trước hết thay thế bằng tiếng An Nam với chữ viết Âu châu gọi là quốc ngữ
rồi sau đó bằng tiếng Pháp” [54, tr. 21]. Nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam
chủ trƣơng công văn, giấy tờ hành chính cũng qui định phải viết bằng chữ
quốc ngữ. Nghị định 22/2/1869 của chính quyền thực dân ghi rõ: “Kể từ ngày
1/4/1869 tất cả các giấy tờ chính thức, nghị định, quyết định, ấn lệnh, phán
quyết, thông tư…đều sẽ được viết bằng mẫu tự Âu châu với những chữ Ký của
17

người có thẩm quyền” [53, tr. 29]. Ngƣời Pháp còn khuyến khích sử dụng
tiếng Pháp bằng việc tạo điều kiện cho những ngƣời biết chữ Pháp, tiếng Pháp
dễ dàng có công ăn việc làm, thậm chí còn đƣợc chính quyền Pháp cho đi học
tại các nƣớc thuộc Pháp hay ở cả các trƣờng của chính quốc.
Nhƣ vậy, trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tại Việt Nam
nói chung và Nam Bộ nói riêng có ba ngôn ngữ là tiếng Pháp, tiếng Việt và
tiếng Hán song song tồn tại; cùng với tiếng nói, có bốn văn tự là chữ Pháp,
chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ Latinh đƣợc sử dụng trong cộng đồng.
Trong tình trạng đó, chúng ta dễ dàng nhận biết rằng ở Nam Bộ Việt Nam,
tiếng Pháp, tiếng Việt và cùng với nó là chữ Pháp và chữ quốc ngữ Latinh
đƣợc khuyến khích sử dụng trong cộng đồng. Cảnh huống ngôn ngữ trong
giai đoạn này, nhƣ vậy, chuyển từ trạng thái tiếng Hán chèn ép tiếng Việt, và
chữ Hán chèn ép chữ Nôm, sang trạng thái tam ngữ bất bình đẳng: tiếng Hán,
tiếng Pháp chèn ép tiếng Việt và bốn loại hình văn tự: chữ Hán ép chữ Nôm,
chữ Pháp ép chữ Hán, ép chữ Nôm và chữ quốc ngữ La tinh hóa.
Có thể nói, trong giai đoạn này, tiếng Việt đang trong trạng thái chuyển
từ “cảnh huống ngôn ngữ thời phong kiến” sang “cảnh huống ngôn ngữ xã

hội thực dân nửa phong kiến” nhƣ nhận định của GS Lê Quang Thiêm [45,
tr. 32]. Tuy vậy, cũng có thể nói, do chủ trƣơng của thực dân Pháp khuyến
khích giới trí thức Tây học sử dụng chữ quốc ngữ Latinh ở Nam Bộ, nó đã tạo
ra một xu thế mới trong những ngƣời trí thức yêu nƣớc. Họ chủ trƣơng dùng
chữ quốc ngữ Latinh trong hoạt động nghề nghiệp hay sáng tác của mình để
bày tỏ “tinh thần dân tộc”. Chính trong bối cảnh này, chữ quốc ngữ Latinh bắt
đầu phát triển ở Nam Bộ. Sự phát triển của chữ quốc ngữ Latinh trong giai
đoạn này có ảnh hƣởng đến sự biến động của ngôn ngữ.
Trƣớc tình trạng cảnh huống ngôn ngữ nhƣ thế, những văn bản lƣu trữ
tiếng Việt Nam Bộ lại cho đến ngày nay đƣợc thể hiện dƣới nhiều kiểu ngôn
18

ngữ văn tự khác nhau. Trƣớc năm 1858, chủ yếu vẫn là chữ Nôm, còn lại một
phần nhỏ là chữ quốc ngữ. Sau năm 1858, khi đối tƣợng sử dụng ngôn ngữ đã
thay đổi, tình trạng lƣu giữ lại cũng khác nhau. Cụ thể, số lƣợng các nhà nho
trƣớc kia dùng chữ Hán, chữ Nôm nay đã giảm đi. Số ngƣời dùng tiếng Pháp
xuất hiện ngày một nhiều. Số ngƣời dùng chữ quốc ngữ Latinh cũng dần dần
tăng lên.
Do bối cảnh xã hội và ngôn ngữ nhƣ thế, nên các tác phẩm văn chƣơng,
báo chí và nhất là những tác phảm viết bằng chữ quốc ngữ Latinh đã có một
khối lƣợng lớn từ ngữ mới, du nhập các phong cách mới. Điều đó thể hiện rõ
nét nhất là ở các tác phẩm báo chí. Nói một cách khác đi, ở Nam Bộ giai đoạn
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, báo chí là phƣơng tiện đầu tiên phổ biến
rộng rãi nhất chữ quốc ngữ và tiếng Việt trong cộng đồng xã hội.
Sau sự xâm lƣợc và chính sách cai trị của thực dân Pháp, báo chí Việt
Nam nói chung và báo chí ở Nam Bộ nói riêng đã trở thành mảnh đất màu mỡ
để đƣa chữ quốc ngữ đến với ngƣời dân Nam Bộ. Giai đoạn này đánh dấu sự
nở rộ của báo chí Việt Nam, đầu tiên phải kể đến Gia Định báo (1865), hay
Đại Nam đồng văn nhật báo (1892), Nông cổ mín đàm (1901), Đông Dương
tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917) Đến năm 1930 trên cả nƣớc có 80

tờ báo và tạp chí lƣu hành, trong đó riêng Sài Gòn đã phát hành 50 tờ. Nhƣ
vậy có thể thấy, chữ quốc ngữ đến với Nam Bộ sớm hơn, nên báo chí cũng
phát triển đa dạng hơn. Đồng nghĩa với điều đó là chữ quốc ngữ sẽ đƣợc sử
dụng nhiều hơn, phong phú hơn. Để tận thu lợi thế trong việc tìm hiểu ngôn
ngữ trong giai đoạn này ở Nam Bộ, trong luận văn, chúng tôi đã hƣớng tới tìm
hiểu các báo chí mà cụ thể là hai tờ “Nông cổ mín đàm” và “Phụ nữ tân văn”.
Cùng với sự phát triển của báo chí, thì những văn bản khác, trong đó
nổi bật là những sáng tác văn chƣơng bằng chữ quốc ngữ cũng ra đời. Đầu
tiên phải kể đến “Truyện thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản (1887)
19

và nhiều nhà văn, cũng có thể đƣợc gọi là nhà ngôn ngữ học nhƣ Pétrus Ký
(Trƣơng Vĩnh Ký) và Hùinh Tịnh Của. “Ngƣời thầy” ngôn ngữ Trƣơng Vĩnh
Ký rất nổi tiếng với những tác phẩm nhƣ “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876”
(1881), “Từ điển Pháp - Việt” (1884), “Từ điển địa lý An Nam” Ông cũng là
ngƣời viết về ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên bằng tiếng Pháp, đánh dấu bằng “Từ
điển song ngữ Pháp - Việt” (1884). Những tác phẩm văn chƣơng đáng chú ý
khác viết bằng chữ quốc ngữ cũng đã đánh dấu giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là
“một giai đoạn bản lề trong sự phát triển của tiếng Việt” [19, tr. 13] nhƣ “Hoàng
Tố Anh hàm oan” của Thần Thiên Trung (1910), “Tâm Yên di hận” của Nguyễn
Văn Vĩnh (1927), “Nhơn tình ấm lạnh” của Hồ Biểu Chánh (1927)
Nhƣ vậy, sự ảnh hƣởng của lịch sử - xã hội đã dẫn đến những đặc trƣng
của ngôn ngữ trong giai đoạn 1858 - 1945 khá rõ nét. Đây là giai đoạn cận đại
trong sự phát triển của tiếng Việt, là giai đoạn có sự hiện đại hóa rất rõ trong
tiếng Việt, thể hiện sự phát triển của tiếng Việt nói chung và tiếng Việt Nam
Bộ nói riêng. Nét đặc trƣng của ngôn ngữ trong giai đoạn 1858 - 1945 ở Nam
Bộ chính là sự phát triển của ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn chƣơng trong
đời sống xã hội.
1.2. Nguồn tư liệu và vấn đề sử dụng tư liệu.
1.2.1. Vấn đề văn bản được sử dụng trong luận văn

Nhƣ chúng tôi đã đề cập ở phần trên, về nguyên tắc luận văn sẽ phải sử
dụng các tài liệu đƣợc xuất bản trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - nửa đầu
thế kỷ XX, bao gồm các tác phẩm văn xuôi và các tác phẩm báo chí ở Nam
Bộ. Lý do chúng tôi nói đến việc lựa chọn hai loại tác phẩm đó, vì chỉ có
chúng mới lƣu giữ tốt tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn này. Chúng tôi cho
rằng mặc dù tiếng Việt đã du nhập một số lƣợng nhất định từ ngữ tiếng Pháp
ở giai đoạn này, nhƣng chừng mực nào đó vẫn còn ảnh hƣởng lớn của tiếng
Hán. Chính các phẩm văn xuôi, hình nhƣ, thể hiện đƣợc khá rõ những từ ngữ
20

truyền thống đã dùng trƣớc đây; còn các tác phẩm báo chí, do đặc thù nhanh
nhạy thông tin, dễ thích nghi với các thay đổi của xã hội. Cho nên sự thay đổi,
tiếp xúc ngôn ngữ của ngôn ngữ báo chí cũng linh hoạt hơn, thƣờng xuyên
hơn. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ báo chí góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của tiếng Việt về mặt từ ngữ.
Tuy nhiên, do giới hạn của khuôn khổ, khối lƣợng và thời gian thực
hiện luận văn thạc sỹ, nên chúng tôi không thể nghiên cứu hết đƣợc các văn
bản đƣợc xuất bản trong giai đoạn này. Hơn nữa, từ vựng Nam Bộ rất nhiều
và phong phú, nên chúng tôi chỉ nghiên cứu trƣờng hợp, lựa chọn ngẫu nhiên
một số tƣ liệu đƣợc xuất bản trong giai đoạn này với một khối lƣợng phù hợp,
tiến hành khảo sát, đánh giá để bước đầu nêu lên những dấu hiệu đặc trƣng cơ
bản của tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945.
Những thay đổi, biến đổi mà chúng tôi ƣu tiên nói đến là những thay đổi về
nghĩa của từ vựng tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn này so với giai đoạn trƣớc và
giai đoạn hiện nay.
Nhƣ vậy, những văn bản mà chúng tôi lựa chọn khảo sát sẽ đƣợc căn
cứ vào thời điểm xuất bản của tác phẩm trong giai đoạn nghiên cứu (từ năm
1858 đến 1945): Vào khoảng đầu giai đoạn là tác phẩm “Chuyến đi Bắc Kỳ
năm Ất Hợi - 1876”; vào khoảng giữa giai đoạn là tuần báo “Nông cổ mín
đàm - 1901” và khoảng cuối giai đoạn là báo “Phụ nữ tân văn - 1929”. Việc

lựa chọn nhƣ thế là nhằm phần nào có cái nhìn toàn cảnh về ngôn ngữ đƣợc
sử dụng trong giai đoạn quan trọng này của tiếng Việt Nam Bộ. Chúng tôi
cũng ý thức đƣợc rằng, về mặt nguyên tắc số lƣợng trang của các văn bản trên
phải tƣơng đƣơng ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc điều đó, đối
với chúng tôi khi thực hiện luận văn thạc sỹ không phải là muốn là có thể làm
đƣơc. Dƣới đây, chúng tôi xin miêu tả ngắn gọn về những tác phẩm mà chúng
tôi lựa chọn để khảo sát và dùng để so sánh.
21

a, “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876)” của Trương Vĩnh Ký
Đây là tập ghi chép của Trƣơng Vĩnh Ký, viết bằng chữ quốc ngữ,
đƣợc xuất bản năm 1881 tại Sài Gòn. “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” là một
trong những tác phẩm đầu tiên của văn học quốc ngữ Việt Nam nói chung và
Nam Bộ nói riêng. Tác phẩm tƣờng thuật lại chuyến đi ra Bắc của tác giả
trong khoảng thời gian từ 18 tháng Chạp năm 1875 (14 tháng Giêng năm
1876 Dƣơng lịch) đến ngày 26 tháng Ba năm 1876 (ngày 20 tháng Tƣ dƣơng
lịch). Tác phẩm dài 32 trang, chia làm 62 mục, miêu tả về đặc điểm địa lý,
phong tục, tập quán, tín ngƣỡng dân gian và con ngƣời của những vùng đất
tác giả đến thăm.
Trƣơng Vĩnh Ký, còn gọi là Pétrus Ký (1837 - 1898), sinh tại Vĩnh
Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà
văn, nhà ngôn ngữ học, thông thạo 26 ngôn ngữ. Ông để lại hơn 100 tác phẩm
về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật. Trƣơng Vĩnh Ký đƣợc coi là
ngƣời đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập và là tổng
biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên (“Gia Định báo”) và là cây bút chủ chốt của
rất nhiều báo khác. Chính vì thế, khảo sát ngôn ngữ của ông trong “Chuyến đi
Bắc Kỳ năm Ất Hợi” là khảo sát ngôn ngữ của một tác giả tiêu biểu cho tiếng
Việt nói chung và tiếng Việt Nam Bộ nói riêng ở giai đoạn lịch sử này.
b, Tuần báo “Nông cổ mín đàm” (1901 - 1904)
Đây là tờ báo định hƣớng kinh tế đầu tiên của Việt Nam, do

Canavaggio sáng lập, phát hành vào ngày thứ Năm hàng tuần, có 8 trang, khổ
27cm x 20cm. Hoạt động của tuần báo này khá ngắn ngủi, số đầu tiên (số 1)
ra ngày 01/8/1901, số cuối cùng (số 150) ra ngày 28/07/1904. Nội dung của
tuần báo gồm có luận thuyết, tin tức, lời rao, dịch chuyện Tàu, diễn Nôm các
bản cổ văn, thi ca, nhàn đàm và quảng cáo. “Nông cổ mín đàm” ra đời trong
thời buổi sơ khai của nền báo chí nƣớc ta, lúc chữ quốc ngữ vẫn còn ít ngƣời
22

biết đọc. Chính vì vậy, khảo sát tuần báo này cũng một phần giúp chúng tôi
có đánh giá về giai đoạn sơ khai của ngôn ngữ báo chí Nam Bộ, nhất là phần
báo chí đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của xã hội Việt Nam giai đoạn này.
Do tuần báo này có nhiều số, trong luận văn chúng tôi chỉ tiến hành
khảo sát trên ba số của Tuần báo “Nông cổ mín đàm”. Đó là số 45 - ngày
28/5/1902, số 51 - ngày 11/7/1902 và số 74 - ngày 24/12/1903.
c, Báo “Phụ nữ tân văn” (1929 - 1935)
Đây là một trong những tờ báo rất quan trọng của Việt Nam nói chung,
của Nam Bộ nói riêng vào giai đoạn đầu thế kỷ XX, ra mắt tại Sài Gòn, hoạt
động từ 1929 - 1935, với 273 số. Số đầu tiên của báo “Phụ nữ tân văn” ra mắt
ngày 02/5/1929, là tuần báo ra ngày thứ năm, cách trình bày khá gọn gàng. Tờ
báo này không chỉ nói về các vấn đề phụ nữ khá tiến bộ, mà nhìn rộng hơn, đã
đề cập đến nhiều vấn đề thời sự chính trị, văn hóa xã hội nƣớc ta. Chủ nhiệm
tờ báo là bà Nguyễn Đức Nhuận.
Cũng giống nhƣ khi khảo sát “Nông cổ mín đàm”, chúng tôi tiến hành
khảo sát một số bài viết trên báo “Phụ nữ tân văn” ở các số: số 4 - ngày
23/5/1929, số 22 - ngày 26/9/1929, số 34 - ngày 26/12/1929, số 62 - ngày
24/7/1930 và số 81 - ngày 11/12/1930.
Chúng tôi tiến hành khảo sát từ ngữ ở các tƣ liệu trên và so sánh sự
thay đổi từ vựng ngữ nghĩa của giai đoạn này với tiếng Việt trƣớc năm 1858
(lấy cơ sở là từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes) và tiếng Việt
Nam Bộ hiện nay (lấy cơ sở là Từ điển từ ngữ Nam Bộ của TS. Huỳnh Công

Tín). Do phải khuôn vào các từ điển trƣớc và sau để xác nhận thời gia xuất
hiện của từ ngữ, đƣơng nhiên, có những từ không thể đem ra để so sánh. Vì
thế, số lƣợng những từ so sánh nhƣ thế sẽ không nhiều. Mặc dù vậy, qua
những từ đƣợc mô tả, chúng ta cũng có thể phần nào thấy đƣợc những nét
biến đổi của tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn chúng ta đang quan tâm.
23

d, Từ điển "Việt - Bồ - La" của Alexandre de Rhodes (1651)
Đây là cuốn từ điển đầu tiên về tiếng Việt của tác giả Alexandre de
Rhodes (1591 - 1660), là công trình phát khởi cho công cuộc từ vựng học
tiếng Việt và là công trình phản ánh khá trung thực hệ thống ngữ âm tiếng
Việt ở thế kỷ 17. Đó cũng là công trình đã phân tích ngữ âm tiếng Việt đến
những yếu tố ngữ âm nhỏ nhất là âm vị và mỗi thanh điệu tiếng Việt đƣợc ghi
bằng một dấu. Do có niên đại đƣợc xác định, cuốn từ điển này có thể coi là
cuốn ngữ vựng tiếng Việt thế kỷ XVII, giai đoạn trƣớc năm 1858.
đ, “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của Huỳnh Công Tín (2009)
Đây là cuốn từ điển tập hợp đƣợc khá nhiều từ ngữ gắn với vùng đất và
con ngƣời Nam Bộ hiện nay, dày 1.427 trang, khổ 14,5 x 20,5cm, có khoảng
20.600 đơn vị từ. Cuốn từ điển nhằm phục vụ cho mọi đối tƣợng muốn tìm
hiểu về từ ngữ Nam Bộ ở các bình diện: từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ âm, ngữ
pháp và phong cách diễn đạt, đặc biệt là phục vụ cho công việc tra cứu nghĩa
của từ ngữ Nam Bộ. Các từ ngữ Nam Bộ ở đây đƣợc chia làm 3 lớp: lớp từ
ngữ Nam Bộ chính gốc, lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc từ các phƣơng ngữ
Trung Bộ và lớp từ ngữ Nam Bộ có nguồn gốc là từ ngữ toàn dân. Nhƣ vậy,
đúng ra đây phải là cuốn từ điển tiếng Việt Nam Bộ hiện nay.
Có thể nói, đây là cuốn từ điển thể hiện một dung lƣợng lớn từ vựng
tiếng Việt Nam Bộ giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do để chúng tôi lựa chọn
“Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của Huỳnh Công Tín làm cơ sở so sánh sự phát
triển nghĩa của tiếng Việt Nam Bộ trong giai đoạn 1858 - 1845 với giai đoạn
hiện nay.

1.2.2. Mô tả cách thức tập hợp tư liệu
Sau khi lựa chọn những tƣ liệu kể trên, chúng tôi tiến hành khảo sát các
văn bản để xác lập danh sách từ ngữ tiếng Việt Nam Bộ. Theo cách làm này,
phƣơng pháp làm việc đƣợc sử dụng ở đây là thủ pháp thống kê. Chúng tôi

×