Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo trường hợp làng công giáo Bảo Nham, Yên Thành, Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.09 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







LÊ NGUYỄN LÊ






PHỤ NỮ THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO
TRƯỜNG HỢP LÀNG CÔNG GIÁO BẢO NHAM, XÃ YÊN THÀNH,
HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ











Hà Nội 2008


MỤC LỤC

Trang
Dẫn luận 1
1. Ý nghĩa của đề tài 1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
2.1. Phạm vi 2
2.2. Đối tượng 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
4. Phương pháp nghiờn cứu 6
5. Bố cục luận văn 7
Chƣơng I. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề
lý thuyết liờn quan đến đề tài 9
1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội làng Công giáo Bảo Nham
9
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
9
1.1.2. Tình hình dân cư và văn hóa - xã hội 13
1.1.3. Tình hình kinh tế 23
1.2. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài 27
1.2.1. Các khái niệm 27
1.2.2. Quan niệm về vai trò của người phụ nữ

30
Chƣơng II. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo 33
2.1. Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo
33
2.1.1. Phát triển nụng nghiệp truyền thống 33
2.1.2. Buôn bán trao đổi 44
2.1.3. Một số hoạt động kinh tế khác 48
2.2. Các chương trình hỗ trợ phụ nữ làng Bảo Nham phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo 49
2.2.1 Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương
50
2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ của của các hội đoàn bên Công giáo 60
2.3. Kết quả và tồn đọng của hoạt động kinh tế 62
Chƣơng III. Những biến đổi về đời sống kinh tế - xã hội
làng Công giáo Bảo Nham 68
3.1. Biến đổi trong hoạt động kinh tế 68
3.1.1. Mức độ phát triển kinh tế 68
3.1.2. Thay đổi phân công lao động 69
3.1.3. Biến đổi trong tập quán sản xuất
72
3.1.4. Thay đổi về cơ cấu kinh tế
76
3.1.5. Mức sống cư dân làng Bảo Nham
77
3.2. Biến đổi trong đời sống văn hóa - xã hội dưới tác động
của phỏt triển kinh tế 78
3.2.1. Vị trí người phụ nữ trong gia đình và xã hội 78
3.2.2. Quan hệ lương giáo

85
3.2.3. Biến đổi trong sinh hoạt văn hóa
87
3.3.3. Một số bất cập và những khuyến nghị khắc phục 89
Kết luận 97
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DẪN LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế,
xóa đói giảm nghèo”, với trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo
Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An, chúng tôi hướng tới ý nghĩa của vấn
đề trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn.
Trước hết phải thấy, đối với bất kỳ xã hội nào, kinh tế luôn giữ vai trò
trọng yếu. Như vậy phát triển kinh tế cũng luôn giữ vai trũ đặc biệt trong xó
hội. Kinh tế ở trình độ nào ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của cư dân. Đối
với đất nước ta, kinh tế càng là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt là những khu
vực nông thôn, nơi đói nghèo vẫn còn tồn tại. Như vậy, nghiên cứu về các
khía cạnh của kinh tế và hỗ trợ kinh tế phát triển là một nghiên cứu cấp thiết,
cần được ưu tiên.
Đối tượng kinh tế của đề tài này là phụ nữ. Phụ nữ, trong những năm
qua, cũng là một đề tài rất được quan tâm. Nói tới phụ nữ là nói tới một nửa
dân cư, một lực lượng lao động rất lớn, đồng thời, cũng ngay lập tức gợi lên
một vấn đề xã hội bức thiết là bình đẳng giới. Tuy rằng, luôn là người đóng
góp chính vào thu nhập gia đình, luôn có vai trò xã hội rất quan trọng, nhưng
phụ nữ vốn vẫn phải chịu những định kiến, bất công. Khắc phục định kiến,
bất công đó cần có tổng hòa nhiều biện pháp, trong đó nâng cao vị trí kinh tế
của người phụ nữ mà một biện pháp đặc biệt quan trọng. Chỉ khi nắm được

bình đẳng về kinh tế, người phụ nữ mới có được những bình đẳng khác. Và
những nỗ lực cho tiến bộ phụ nữ trước hết tác động tới chính cuộc sống của
phụ nữ, nhưng đó không phải là kết quả duy nhất. Khi xã hội dần tiến tới bình
đẳng hơn, xã hội sẽ ổn định và phát triển bền vững hơn. Như vậy, nâng cao
vai trò của phụ nữ chính là nhân tố quan trọng đối với tiến bộ xã hội.
Địa bàn nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là một làng Công giáo.
Trong bối cảnh đất nước ta, các vấn đề liên quan tới Công giáo, cho đến nay,
vẫn luôn là vấn đề thời sự. Ổn định cuộc sống kinh tế - xã hội của cộng đồng
cư dân theo đạo sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định đất nước.
Đối với làng Công giáo, cuộc sống người dân chịu nhiều ảnh hưởng
của các vấn đề lịch sử cũn tồn đọng. Rất nhiều vấn đề trong số đó hiện nay
cũn tồn tại, hoặc cũn để lại hệ quả lớn. Việc tiếp cận với địa bàn nghiên cứu
này vẫn là một thách thức, khi mà vẫn tồn tại một số định kiến giữa người
theo đạo và không theo đạo. Tuy nhiên, cũng chính vỡ thế việc tỡm hiểu được
các khía cạnh trên sẽ các có giá trị, góp phần mở nút những khó khăn tồn tại,
tăng cường đoàn kết lương giáo.
Dưới tác động phát triển kinh tế, những biến đổi xã hội trở nên hết sức
sâu sắc, rừ rệt, đặc biệt là đối với người phụ nữ. Biến đổi về văn hóa cũng
song song diễn ra với nhiều khía cạnh đáng quan tâm. Nhận thức được dũng
lưu chuyển, biến đổi này, hẳn sẽ góp được đôi phần giúp củng cố tính ổn định
trong cộng đồng Công giáo.
Trong những năm qua, các chương trình hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế, xóa
đói giảm nghèo luôn là trọng tâm được Nhà nước đầu tư. Các chương trình đó
cũng đó gá vào cánh cửa của làng Công giáo, đưa người phụ nữ ở đây hòa
nhập vào dòng chảy kinh tế chung, hưởng những lợi ích xã hội chung. Những
nỗ lực phỏt triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ, các chương trình
liên quan, các kết quả và tồn đọng, thực sự đang ảnh hưởng rất lớn tớn toàn
thể đời sống kinh tế - xã hội các làng Công giáo. Nghiên cứu để có định
hướng đúng đắn, để nhỡn nhận tổng quát tấm ảnh hưởng. để nâng cao những
tác động tích cực, giải quyết những khúc mắc, sửa chữa những sai lầm nếu có,

là một vấn đề cấp thiết. Với những đánh giá đó, chúng tôi quyết định lựa chọn
đề tài nghiên cứu này.
2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
2.1. Phạm vi
Nghiờn cứu của chúng tôi chọn một địa điểm cụ thể là làng Công giáo
Bảo Nham, thuộc xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tất cả
mọi vấn đề sẽ được phân tích dựa trên nền tảng tự nhiên – xã hội – con người
của làng này.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có những liên hệ so sánh với các vùng lân cận,
đặc biệt là với các làng không có dân cư theo đạo, để thấy được những tương
đồng và khác biệt. Chúng tôi đặt địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh của nó, đó
là trong xã Bảo Thành. Vì rằng, các chương trình hỗ trợ của Nhà nước không
áp dụng tới cấp độ làng, mà là tới chính quyền xã, sau đó xã sẽ triển khai tới
dân. Vì vậy, sự triển khai các chính sách của Nhà nước trong làng đương
nhiên sẽ có mối liên hệ sâu sắc với quá trình thực hiện của xã.
Đối với vấn đề phạm vi thời gian, chúng tôi chọn thời điểm nghiên cứu
từ năm 2005 tới năm 2008. Các số liệu được đưa ra hầu hết cập nhật tới cuối
năm 2007. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu
để tỡm hiểu cỏc vấn đề lịch sử, sự biến đổi theo thời gian của bối cảnh kinh tế
- xã hội làng Bảo Nham. Thông qua đó để có những đánh giá so sánh.
2.2. Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tham gia phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ làng Công giáo Bảo Nham, các
chương trỡnh hỗ trợ và những biến đổi trong đời sống kinh tế - xó hội thụng
qua hoạt động đó.
Luận văn sẽ đề cập đến thực trạng kinh tế - xó hội của làng Bảo Nham,
rút ra những tồn đọng trong thực trạng đó. Vấn đề trọng tâm là phụ nữ làng
Công giáo Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Những
hoạt động đó sẽ được đề cập đến trong luận văn này.
Song song với hoạt động kinh tế của phụ nữ làng Bảo Nham là các

chương trỡnh hỗ trợ phụ nữ của Nhà nước và của các hội đoàn Công giáo.
Các chương trỡnh đó được triển khai như thế nào, mặt được và chưa được ra
sao cũng sẽ được chúng tôi phân tích.
Thông qua hoạt động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ
và các chương trỡnh liờn quan, đời sống của làng Bảo Nham có rất nhiều biến
đổi. Đó là những biến đổi trong kinh tế, xã hội, văn hóa. Những biến đổi đó
tác động ra sao tới cuộc sống của cư dân, đặc biệt là của chính người phụ nữ.
Đó cũng là một vấn đề trọng yếu được giải quyết trong luận văn này.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với đề tài đặt ra là “Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm
nghèo - trường hợp làng Công giáo Bảo Nham, xã Bảo Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An”, chúng tôi muốn đề cập tới lịch sử nghiên cứu của hai
vấn đề tương đối độc lập, đó là: nghiên cứu về phụ nữ (đặc biệt các khía cạnh
liên quan đến hoạt động kinh tế của phụ nữ), và nghiên cứu về Công giáo Việt
Nam.
Trên thế giới, nghiên cứu về phụ nữ đó là một ngành khoa học rất được
quan tâm. Ngành khoa học này hỡnh thành từ trong các phong trào phụ nữ
quốc tế từ nửa đầu thế kỷ XX. Do gắn với phong trào thực tiễn như vậy,
ngành khoa học này nhanh chóng tiến bộ, phát triển mạnh và có ảnh hưởng
tới nhiều ngành khoa học nghệ thuật khác.
Ở Việt Nam, ngành khoa học này mới có tiếng nói trong khoảng hai
thập kỷ lại đây. Sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời của Trung tâm nghiên
cứu khoa học về Gia đỡnh và Phụ nữ, vốn tiền thõn là phũng nghiờn cứu Phụ
nữ của Viện Triết học. Tại đây đó đưa ra những nghiên cứu đầu tiên về phụ
nữ nông thôn Việt Nam trong cuốn Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện
kinh tế thị trường. Hai thập niên qua, số học giả và nghiên cứu trên vấn đề
phụ nữ ngày càng đông, và có những đóng góp đáng kể.
Trước hết, một hệ thống khái niệm có liên quan đó được hỡnh thành.
Tuy rằng sự thống nhất chưa hoàn toàn trong giới học thuật, nhưng đó chính
lại là cơ hội hay để các nhà nghiên cứu có điều kiện phân tích phê phán. Một

khung sườn lý thuyết, có cả sự vận dụng đến lý thuyết của các nước đi trước
trong lĩnh vực nghiên cứu này đó hình thành.
Trong số đó, có thể kể đến một số tác phẩm như Những khái niệm cơ
bản về giới và vấn đề giới ở Việt Nam do Trần Thị Quế chủ biên, hay Định
kiến và phân biệt đối xử theo Giới, lý thuyết và thực tiễn do Trần Thị Minh
Đức chủ biên. Trong báo cáo nghiên cứu chính sách của World Bank, Đưa
vấn đề Giới vào phỏt triển, các lý thuyết đó được đưa ra, các chỉ số, bảng
biểu, phân tích sâu sắc về những ảnh hưởng của vấn đề giới trong phát triển
cũng được đề cập đến.
Cùng với vấn đề lý thuyết, những vấn đề thực tiễn liên quan tới phụ nữ
như giới, gia đỡnh cũng đó được nghiên cứu, bước đầu có thành tựu. Các khía
cạnh thực tiễn đó có tác phẩm nghiên cứu khá đa dạng.
Trong vấn đề giới có các khía cạnh giới và phát triển, bình đẳng giới
trong công cuộc xóa đói giảm nghèo… Trong nghiên cứu gia đình có: phụ nữ
và gia đình, bạo lực gia đình, phân công lao động trong gia đình, dân số và
phát triển… Nhiều nghiên cứu công phu, cũng như các bài tạp chí đó gúp
phần soi sáng những khớa cạnh lớn, nhỏ khác nhau trong nghiên cứu về giới,
về phụ nữ, và hoạt động kinh tế của phụ nữ ở nước ta.
Bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tham luận
của các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đó được dịch và giới thiệu. Có thể
kể một số đại diện như Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội - cách
nhìn Việt Nam và Hoa Kỳ do Trung tâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và
Phụ nữ biên soạn, tập hợp nhiều bài viết của các học giả trong nước và Hoa
Kỳ. Một nghiên cứu khác là, Bình đẳng giới trong bảo trợ xã hội cho phụ nữ
và nam giới ở khu vực kinh tế chính thức và khụng chớnh thức: những phát
hiện phục vụ xây dựng chính sách do Văn phòng ILO tại Việt Nam dịch và
giới thiệu.
Như vậy, 20 năm qua, đó có nhiều nghiên cứu của các học giả trong lẫn
ngoài nước đóng góp đáng kể cho vấn đề này. Tuy nhiên vẫn cũn nhiều mảng
chưa dày dặn cần có những nghiên cứu bổ sung. Trong đó, có vấn đề tham gia

phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của phụ nữ trong bối cảnh hiện nay.
Do lựa chọn địa bàn nghiên cứu là một làng Công giáo, dẫn đến sẽ có
những phân tích đánh giá đời sống xó hội của một xứ đạo, ở đây cần phải nói
qua về lịch sử nghiên cứu vấn đề Công giáo.
Trong các tác phẩm từ thời nhà Nguyễn cấn để lại đó có viết về Công
giáo. Trước hết phải kể tới trong số đó là Đại Nam thực lục.
Vấn đề Công giáo được tiếp cận dưới góc độ hiện đại, lần đầu tiên sâu
sắc trong tác phẩm Lịch sử phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến
Cách mạng tháng Tám, tập I, của Trần Văn Giàu.
Một số tác phẩm về quá trình truyền đạo và phát triển của giáo hội
Công giáo Việt Nam là Lịch sử truyền giáo Việt Nam của Nguyễn Hồng, Sự
du nhập Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX của
Nguyễn Văn Kiệm. Đặc biệt phải kể đến cuốn Giáo sĩ thừa sai và các chính
sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam (1857 - 1914) của Cao Huy
Thuần, cung cấp nhiều thông tin quan trọng về giáo xứ mà luận văn này chọn
làm đề tài nghiên cứu.
Riêng viết về giáo phận Vinh, nơi có giáo xứ Bảo Nham thì có một số
tác phẩm quan trọng là Kỷ yếu năm Thánh giáo phận Vinh; đặc biệt là Lịch sử
giáo phận Vinh (1846 - 1996) của Trương Bá Cần.
Nghiờn cứu về cỏc làng Công giáo là một mảng cũn mỏng. Có một tác
phẩm khá đặc sắc là Làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ 1829 đến
1945 của tác giả Nguyễn Hồng Dương
Như vậy, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi những mong sẽ đóng góp
được một chút bé nhỏ vào vấn đề phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo, lấy địa bàn nghiên cứu là một làng Công giáo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này có sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhân học.
Thông qua việc xem xét và đánh giá cả mặt hiện tại lẫn quá khứ, chúng tôi rút
ra sự đối sánh và tìm hiểu những biến đổi.
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đó thực hiện điền dó dân tộc học.

Trong đó chúng tôi có sử dụng phương pháp quan sát tham dự. Quãng thời
gian sống tại làng Công giáo Bảo Nham, từ thăm thú cảnh quan, gặp gỡ
những người lónh đạo chính quyền địa phương lẫn tổ chức bên Công giáo
trong làng, cho tới việc tham gia vào hoạt động kinh tế, và cả những buổi cầu
nguyện, hành lễ, sinh hoạt đời sống văn hóa xó hội cựng bà con đó cung cấp
cho chúng tôi tri thức khá dồi dào về địa bàn cũng như các vấn đề nghiên cứu.
Đồng thời chúng tôi đó thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tượng.
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn cả theo bảng hỏi lẫn phỏng vấn sâu các cá
nhân được lựa chọn. Phỏng vấn theo nhóm được chúng tôi tiến hành trong
nhiều buổi họp mặt của các hội đoàn Công giáo trong làng.
Một thuận lợi của chúng tôi là đó nhận được sự đón tiếp, hoan ngênh
nghiên cứu của chính quyền địa phương cũng như của linh mục và các hội
đoàn trong và ngoài làng, vỡ thế chỳng tụi đó được tiếp cận với rất nhiều văn
bản báo cáo thống kê hoạt động của xã Bảo Thành, huyện Yên Thành tỉnh
Nghệ An (trong đó có làng Bảo Nham) nhiều năm qua, đồng thời được đọc
những tư liệu gốc về lịch sử hoạt động hàng trăm năm của Bảo Nham, được
viết bởi các linh mục từng quản xứ đây và các giáo sĩ, linh mục có uy tín khác
quan tâm tới giáo hạt này, hiện cũn lưu giữ tại nhà xứ. Chúng tôi cũng đó tới
tìm hiểu các giáo xứ lân cận, quan trọng hơn cả là về thư viện giáo xứ Xã
Đoài (giáo xứ trung tâm của Nghệ An, ngụ tại xã Nghi Lộc), để tìm hiểu
thêm. Tiếc là, nhiều tư liệu quý nay chỉ cần được nghe kể lại, và phần lớn tư
liệu hiện cần chúng tôi chưa được sao chép.
Từ tất cả cuộc phỏng vấn và tham dự đó, trên cơ sở những tư liệu thống
kê của phương pháp định lượng, chúng tôi tiến hành phân tích định tính, xử lý
các số liệu, các sự kiện. Thông qua đấy, chúng tôi có được những đánh giá,
nhận định về thực trạng cũng như xu hường của vấn đề này.
5. Bố cục luận văn
Ngoài Dẫn luận và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương như
sau:
Chương 1: Giới thiệu địa bàn nghiên cứu và một số vấn đề lý thuyết

liên quan đến đề tài
Chương 2: Phụ nữ làng Bảo Nham tham gia phát triển kinh tế, xóa đói
giảm nghèo
Chương 3: Những biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội làng
Bảo Nham
Cuối cùng, luận văn có phần phụ lục bao gồm ảnh và một số tư liệu liên
quan tới đề tài.




















CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ Lí THUYẾT LIấN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội làng Công giáo Bảo Nham

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Bảo Nham là một làng thuộc xó Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh
Nghệ An. Bảo Nham nằm ở nơi giao nhau của hai con đường là Tỉnh lộ 534
(đi từ huyện Nghi Lộc lên huyện Yên Thành) và Quốc lộ 7 (từ huyện Diễn
Châu đi biên giới phía Tây tỉnh Nghệ An). Bảo Nham cách thành phố Vinh
gần 50km.
Làng Bảo Nham bao gồm cỏc xúm 11, 12, 13 của xó Bảo Thành. Đây
là một làng Công giáo có lịch sử khá lâu đời, đa số dân làng theo đạo. Trong
làng không chia theo tên xóm riêng, mà chỉ chia làm 3 xóm như trên xó chia,
và cũng vẫn gọi theo tờn xúm như thế, trong các xóm lại có các tổ. Làng nằm
gọn trên vùng đất cao ráo tựa như một quả đồi rộng. Trên đỉnh đồi là nhà thờ
đá Bảo Nham đẹp, nổi tiếng. Quả đồi có hỡnh dỏng hơi vát ra phía sau nhà
thờ, trước mặt nở rộng hơn và gần như vuông vức.
Phía Nam làng Bảo Nham là Quốc lộ số 7, qua bên kia đường là làng
Trạm (trùng với xóm 9, 10 của xó Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ
An). Phớa Đông làng giáp với xó Viờn Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ
An.
Hai mặt cũn lại đều là đồng ruộng bằng phẳng và màu mỡ. Điểm phân
cách của ruộng làng Bảo Nham với ruộng của các làng khác là một dũng sụng
hẹp, tờn gọi Biờn Hũa. Con sụng này bắt nguồn từ trong hang nỳi chảy quanh
làng rồi đổ vào kênh Nhà Lê - là một con kênh đào nổi tiếng có từ thời Lê Sơ,
chảy dài từ tỉnh Ninh Bỡnh đến thành phố Vinh thỡ hũa với sụng Lam ra biển.
Sụng Biờn Hũa cú nhiều tờn gọi khỏc nhau như: sông Khe, sông Con Quýt,
sụng Bói Nỳi… Hay một tờn khỏc nữa là sụng Bến Than, vỡ đây là con
đường chở than, cùng nhiều mặt hàng khác theo kênh Nhà Lê đổ ra Diễn
Châu để buôn bán.
Theo dân trong vùng, trước kia sông Biên Hũa rộng và sõu hơn hiện
nay rất nhiều. Ngoài việc cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, sông cũn là
nguồn tôm cá dồi dào của cả làng. Có thời gian làng được gọi với cái tên xóm
Chài cũng với ý nghĩa đó. Về sau sông Biờn Hũa bị lấn dần, và người dân xây

lên ở đây một cái chợ tên là chợ Khe. Khi chợ Khe chuyển ra đường 534 (đổi
tên thành chợ Bỗng) - đối diện với làng Bảo Nham qua Quốc lộ 7 - thỡ đất
chợ cũ trở thành đất nông nghiệp.
Chợ Bỗng (mà như dân địa phương phát âm nặng thường gọi là chợ
Bộng) là chợ đầu mối lớn trong vùng. Chợ được xây dựng khang trang rộng
rói. Chợ quy hoạch thành 15 dóy hàng, sàn trỏng xi măng, lợp mái sạch sẽ,
song song với nhau, chạy dài, có lối đi rộng rói ở giữa. Chợ Bỗng cú sức tiờu
thụ khỏ lớn. Những chuyến hàng theo quốc lộ 7, tỉnh lộ 534 liờn tục đổ về
đây rồi lại liên tục tỏa ra khắp xung quanh, tới Vinh, Nghi Lộc, Diễn Châu,
Đô Lương…, và cả sang Lào. Vị trí gần sát và có lịch sử gắn bó lâu đời với
khu chợ này đó đem lại cho dân làng Bảo Nham nhiều thuận lợi phát triển
kinh tế.
Người xưa có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang.” Hội tụ được cả hai yếu
tố đó, lại thêm thuận lợi từ những con đường lớn chạy qua, Bảo Nham có
nhiều tiền đề phát triển kinh tế xó hội. Bờn cạnh đó, cũn một thuận lợi khụng
nhỏ, đây là một vùng đất có nhiều danh thắng, thu hút không ít khách du lịch.
Bảo Nham có một quần thể kiến trúc Công giáo khá đặc sắc, một số
được xây dựng từ lâu, một số cũn khỏ mới. Với một làng nhỏ, cú thể núi, đây
là nơi có kiến trúc tôn giáo dày đặc. Quan trọng nhất trong quần thể đó là nhà
thờ đá Bảo Nham và lèn Đức Mẹ.
Nhà thờ đá Bảo Nham mô phỏng lại hỡnh dỏng nhà thờ Luisder (Lộ
Đức) tại Pháp. Đây là Nhà thờ đá duy nhất của miền Trung, cũng được xem là
một trong những nhà thờ mang kiến trúc Gothic đẹp nhất cả nước. Hằng năm
có khá nhiều du khách, cả lương lẫn giáo, đến đây thăm quan. Công trỡnh này
được hai anh em giáo sĩ thừa sai người Pháp Klinger cho xây dựng cuối thế
kỷ XIX. Toàn bộ khuôn viên nhà thờ rộng khoảng 1ha. Nhà thờ nằm chính
giữa khuôn viên đó được cấu trúc bởi khoảng hơn hai vạn phiến đá lớn, chưa
kể đá xây sân, cổng. Số đá phiến này được chở từ Thanh Hóa về đây, có
những viên dài đến bảy mét. Đá được khép với nhau như thế nào, đến nay vẫn
chưa có một lời giải đáp chính xác. Chỉ biết rằng độ khíp gần như tuyệt đối đó

tạo nờn một vẻ đẹp lạ kỳ cho khu nhà thờ này.
Trước cổng nhà thờ có hai bức tượng nhân sư lớn cũng bằng đá. Nhà
thờ có một khối tháp cao, phía trên là hỡnh một chỳ gà trống, tượng trưng cho
gà trống Gôloa nước Pháp. Trong gác chuông có hai chiếc chuông rất lớn,
được để lại từ rất lâu, có khắc tên của hai vị giáo sĩ thừa sai, và nơi đúc
chuông ở nước Pháp. Trong nhà thờ cũn cú khỏ nhiều đồ vật đặc sắc khác,
đặc trưng cho sinh hoạt tôn giáo, trong đó phải kể đến chiếc xe kiệu chuyên
dùng trong những lễ đi kiệu Santi.
Lũng nhà thờ Bảo Nham khỏ hẹp, do cỏc thõn nhà thờ dày đó chiếm
nhiều diện tớch, chưa kể đến hàng chục cột đá khối rất lớn bên trong. Tuy
nhiên, với những nét đặc trưng riêng có, đây vẫn nghiễm nhiên là nơi thu hút
giáo dân tới cầu nguyện, cũng như khách thập phương tới tham quan nhiều
nhất trong khắp cả vùng.
Lèn Đức Mẹ cũng là một cảnh trí tôn giáo quan trọng trong làng. Lèn là
một quả đồi nhỏ, nằm ở phía cuối làng về hướng Tây, liền sát bờ ruộng. Từ
chân lên đỉnh quả đồi này người ta cho xây gần 400 bậc tam cấp lên xuống,
hai bên rải rác có khoảng 70 bức tượng khá đẹp mắt diễn tả lại 14 đường
thương khó của Chúa Giêsu. Lưng chừng lèn có một khoảng sân rộng, nơi
đây mọi người thường tụ tập cầu nguyện, đặc biệt là các ngày lễ trọng. Đây có
thể nói là một công trỡnh hoành trỏng. Đứng từ trên đỉnh, nơi có tượng Chúa
Giêsu cao nhất nhỡn xuống cú thể thấy tổng quan bạt ngàn làng xóm trù phú
và đồng ruộng Bảo Nham. Khung cảnh đó khiến cho người dân cảm nhận sâu
hơn tính thiêng của điểm thờ tự này. Vào những ngày lễ lớn, người dân lặng
lẽ dấn bước lên đây, đông đúc, thành khẩn, dâng lễ rất trọng thể.
Ngoài ra, Bảo Nham cũn cú cỏc cụng trỡnh tụn giỏo khỏc. Một địa
điểm cũng khá quan trọng trong làng là Ao Ông Già và tượng Đức Mẹ La
Vang. Đây là cái tên mà dân làng đặt cho khu tưởng niệm hai giáo sĩ Klinger.
Ông Già chính là biệt hiệu thân thuộc của hai linh mục này. Ở giữa ao hỡnh
bỏn nguyệt cú xõy tượng của Đức Mẹ La Vang bên trên bệ thờ cao. Đây là
một điểm dừng trong những buổi diễu hành khấn nguyện. Một địa điểm tôn

giáo khác là khu mộ của các giáo sĩ, các linh mục. Khu mộ này nằm ngay sau
lưng nhà thờ Bảo Nham. Nhà xứ nằm một bên của nhà thờ là nơi thâm
nghiêm, dành cho các linh mục sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi tiếp đũn
khỏch khứa, tổ chức những buổi tĩnh tõm cho cỏc linh mục từ nhiều vựng đến
lắng mỡnh. Một địa điểm tôn giáo quan trọng khác của làng Bảo Nham là
trường giáo lý, một ngụi trường đặc biệt khang trang so với một làng nông
thôn bé nhỏ. Ngôi trường này hai tầng với hơn mười phũng họp, học tập…
Trường được các giáo hữu người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư xây dựng
chuyên để dạy giáo lý cho trẻ em trong khắp vùng đó.
Bờn cạnh cỏc cụng trỡnh tụn giỏo, Bảo Nham cũn cú cỏc cụng trỡnh
chung dành cho mọi cư dân trong làng. Làng Bảo Nham có riêng một nhà trẻ
để chăm sóc trẻ em trong làng. Đây có thể xem là một nét đặc biệt. Trẻ em bất
kể lương giáo đều được chăm sóc ở đây để bố mẹ yên tâm làm việc. Trong
làng, sau lưng nhà thờ có xây một bể nước rất lớn để chứa nước sạch cho cả
làng dùng, dẫn về từng nhà bằng hệ thống ống dẫn, vũi xả sạch sẽ. Dõn trong
làng khụng phải dựng nước giếng như các vùng nông thôn khác. Nước có qua
lọc, dự trữ trên bể để ăn uống, sinh hoạt. Phục vụ chăm sóc sức khỏe cho dân
làng có hiệu thuốc của các xơ, với đối tượng là toàn bộ dân trong làng. Với
một ngôi làng nhỏ, hệ thống công trỡnh này cú thể núi là hỗ trợ rất nhiều cho
chất lượng cuộc sống người dân.
Với những nét đặc biệt trong vị trí địa lý, cảnh quan môi trường, Bảo
Nham có nhiều thuận lợi so với một làng ở nông thôn trong quá trỡnh nõng
cao chất lượng sống cho cư dân.
Về điều kiện tự nhiên thỡ Bảo Nham cú những mặt thuận lợi: Cùng với
khí hậu khu vực Bắc Trung bộ, thời tiết ở Bảo Nham và vùng lân cận khá
nóng. Nhiệt lượng hằng năm vào khoảng 8600
0
C. Mùa nóng kéo dài, khá gay
gắt. Đặc biệt, vùng có chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) nóng, khô.
Những hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và mùa màng của

cư dân trong vùng.
Mùa mưa lũ ở đây cũng khá khắc nghiệt. Lượng mưa hằng năm từ 1600
– 1700 mm. Mỗi năm vùng này đều phải hứng nhiều cơn bóo liờn tiếp. Bóo
thường ảnh hưởng đến vụ hè thu nên vụ này cho sản lượng thấp hơn so với
các mùa khác.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên của làng cũng có một số thuận lợi. Làng
Bảo Nham thuộc vào xó Bảo Thành, huyện Yờn Thành, tỉnh Nghệ An vốn là
một vựng đồng bằng tương đối trù phú. Yên Thành liên kết với đồng bằng của
các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh
Lưu tạo thành một đồng bằng tương đối rộng lớn.
Đất đai trong vùng khá màu mỡ, chủ yếu và đất thịt, 100% gieo cấy
được 2 vụ trong một năm. Một số đất cũn cú thể xen canh, tăng lên 3 vụ mỗi
năm. Không có đất bị sụt lở, xói mũn, hay sa mạc húa. Nhờ cú dũng sụng
chảy quanh làng và hệ thống nụng giang chi chớt bắt theo từ đó, đồng ruộng
được tưới tắm thường xuyên, hiếm khi thiếu nước.
1.1.2. Tình hình cƣ dân và văn hóa - xã hội
Làng Cụng giỏo Bảo Nham hỡnh thành năm 1887 do giáo dân giáo xứ
Hội Yên (Nghi Lộc, Nghệ An) di cư lên đây, và điểm gốc của giáo xứ này lại
là giáo xứ Kẻ Trầu (Đô Lương, Nghệ An).
Cuối thế kỷ XIX, triều Nguyễn thực hiện bắt đạo, biện pháp được sử
dụng chủ yếu tại miền Trung là “phân tháp”, chia để trị. Triều đỡnh đưa giáo
dân từ vùng này sang vùng khác sống để tránh tụ tập, dễ hỡnh thành bạo loạn.
Tuy nhiờn, mặt trỏi của hỡnh thức này sớm xuất hiện. Giỏo dõn di cư khắp
nơi, kéo theo đó là song song hai sự kiện, truyền giáo và mâu thuẫn lương
giáo tăng mạnh.
Lúc bấy giờ, làng Bảo Nham đó cú dõn cư không theo đạo định cư từ
lâu. Sau nhiều cuộc tranh chấp giữa tỡm và duy trỡ chỗ sinh tụ, với sự hẫu
thuẫn của hai anh em giỏo sĩ thừa sai nổi tiếng người Pháp Adolphes Klinger
(biệt hiệu: cố Thông) và Luis Klinger (biệt hiệu: cố Thái), dân theo đạo dành
được ưu thế. Dân gốc Bảo Nham rời làng, sang những vùng đất lân cận đó

sinh sống. Một số vẫn cố bám làng nhưng ra sống ở rỡa làng. Từ đó, giáo dân
chiếm phần đông ở làng này.
Tương truyền, trong một lần xung đột, giáo dân ở Bảo Nham lúc đó đó
trốn chạy hết vào một cỏi hang trong lốn đá ở cuối làng, chờ được giải thoát.
Tại đây, thừa sai A. Klinger đó dõng khấn nguyện sẽ xõy dựng một nhà thờ
và một đường thánh giá bằng đá đẹp nhất để tạ ơn, nếu trời làm mưa dập tắt
được ngọn lửa đang đốt ngoài lèn. Mọi việc diễn ra đúng y nguyện đó. Về
sau, ông và em trai đó sống chết ở đây, thực hiện lời hứa đó. Mộ hai giáo sĩ
này hiện cũn lưu ở khu mộ nhà thờ Bảo Nham.
Với uy tớn của hai vị giỏo sĩ này, Bảo Nham nhanh chóng trở thành
một làng Công giáo có tiếng. Nơi đây trở thành trung tâm tôn giáo của cả một
vùng rộng lớn. Làng Bảo Nham là trung tâm hành chính của giáo họ Bảo
Nham. Giáo họ này cùng với các giáo họ Tân Phong, Mỹ Khánh, Thịnh Đức,
Yên Hội trực thuộc giáo xứ mang tên của chính làng Bảo Nham. Và cái tên
Bảo Nham cũng được đặt cho một trong mười bốn giáo hạt thuộc giáo phận
Vinh (bao gồm toàn bộ địa lý từ Thanh Hóa đến Quảng Bỡnh), mà trong đó
Bảo Nham là trung tâm.
Sau hũa bỡnh lập lại, đời sống dân cư trong vùng dần ổn định. Số dân
làng Bảo Nham tăng nhanh. Ngôi làng nằm trên một quả đồi rộng, biệt lập bởi
đường xá và đồng ruộng; vỡ vậy, mật độ dân số nhanh chóng trở nên rất
đông, dân nhập cư nhiều, xuất cư ít. Các nóc nhà san sát nhau trên những con
đường ô bàn cờ là hỡnh ảnh quen thuộc ở Bảo Nham hiện nay. Từ Quốc lộ 7
vào làng cú hai lối đi song song nhau. Một lối phía trên, chạy qua nhà xứ,
quanh vào nhà thờ Bảo Nham. Một lối ở cuối làng, chạy thẳng vào lèn Đức
Mẹ. Trong làng, nhiều con đường chạy song song nhau, hoặc cắt vuông góc
nhau, cư dân sống suốt dọc những con đường khá chật chội đó.
Với lịch sử như trên, hiện nay, Bảo Nham là một làng gần như toàn
tũng. Cư dân không theo đạo sống sát kề nhau ở sát đường quốc lộ 7. Phần
cũn lại của ngôi làng là nơi sinh sống của giáo dân Bảo Nham. Theo thống kê
cuối 2007, dân làng Bảo Nham là 1914 người, tất cả 382 hộ, mật độ dân số là

3358 người/km
2
.
Bảng 1: Tỡnh hỡnh dõn cư

Số dõn
Tỉ lệ (%)
Số hộ
Tỉ lệ (%)
Dân bên lương
92
4.8
18
4.7
Dõn theo đạo
1822
95.2
364
95.3
(Nguồn: Thống kê của Ban hành giáo Bảo Nham năm 2007)
Dân Bảo Nham hiện nay có hai nguồn gốc chính, như đó cú dịp trỡnh
bày ở trờn. Dõn bờn lương có cha ông là dân gốc Bảo Nham. Dân bên đạo là
dân di cư từ giáo xứ Hội Yên (Nghi Lộc) lờn. Về họ tộc mà núi, khụng cú
nhiều dũng họ ở làng Bảo Nham.
Cư dân bên lương có hai họ là Nguyễn Danh và Trịnh Xuân. Họ
Nguyễn Danh là họ lâu đời nhất của cả xó Bảo Thành. Dũng họ này nổi tiếng
với ụng quan Nguyễn Tướng Công (sau họ Nguyễn Tướng đổi sang thành họ
Nguyễn Danh), từng được vua Minh Mạng phong chức Tán trị công thần đô
chỉ huy sứ (1825)
(1)

. Họ Nguyễn Danh cú nhà thờ họ ở xúm 10, xó Bảo
Thành. Hằng năm cứ ngày 16 tháng Ba âm lịch, họ lại tổ chức bữa cơm cúng
tổ tiên. Cũn họ Nguyễn Xuõn vốn gốc là người theo đạo. Bốn đời về trước, có
một người thuộc họ này do mâu thuẫn riêng trong gia đỡnh mà cải đạo, đổi cả

1
Gia phả dũng họ Nguyễn Danh, do ụng Nguyễn Danh Tuệ (chủ tịch UBND xó Bảo Thành) cung cấp tư
liệu.
họ gốc vốn là Nguyễn Đỡnh. Về sau, mới cú họ Nguyễn Xuõn khụng theo
đạo ở Bảo Nham.
Bảng 2: Tỉ lệ dân cư theo giới

Nữ giới
Nam giới
Số người
976
938
Tỉ lệ (%)
51
49
(Nguồn: Thống kờ của UNBD xó Bảo Thành năm 2007)
Cư dân bên đạo ở Bảo Nham có các họ: Nguyễn Minh, Nguyễn Đỡnh,
Nguyễn Đức, Nguyễn Trung, Nguyễn Văn, Trần Văn, Trần Đức, Trần Quang,
Đinh Công, Đinh Văn, Phạm Công, Phạm Văn, Phạm Đức. Nguồn gốc của
các họ này đều xuất xứ từ Nghệ An, chủ yếu là từ Nghi Lộc và Đô Lương.
Bảng 3: Người đứng tên làm chủ hộ

Tỉ lệ (%)
Nữ giới
52.7

Nam giới
48.3
Tổng số
100
(Nguồn: Thống kờ của UNBD xó Bảo Thành năm 2007)
Ngoài cỏc gia đỡnh mà phụ nữ đồng chủ hộ, có một số gia đỡnh cỏ
biệt. Đó là những gia đỡnh phụ nữ đơn thân, phụ nữ hoặc đàn ông góa bụa.
Xét trên tổng thể, số phụ nữ đảm nhiệm vai trũ lao động chính trong gia đỡnh
nhỉnh hơn đàn ông 4%.
Đối với một làng gần như toàn tũng như Bảo Nham, cơ cấu tổ chức
làng xó gắn liền với cơ cấu tổ chức tôn giáo. Người đứng đầu làng, chịu trách
nhiệm các vấn đề đối ngoại với cấp xó trở lờn, cũng là người đứng đầu Ban
hành giáo giáo xứ.
Nhưng tất nhiên, giữ vai trũ quan trọng nhất trong làng Bảo Nham vẫn
là linh mục quản xứ. Như đó núi trờn, vị linh mục này đồng thời là linh mục
quản cả một giáo hạt khá lớn. Vỡ vậy, người này thường được tũa giỏm mục
giỏo phận Vinh lựa chọn khỏ kỹ càng. Bờn cạnh đó, các nữ tu dũng Mến
Thỏnh Giỏ ở Bảo Nham cũng hỗ trợ nhiều cho hoạt động thực hành tôn giáo
ở đây.
Phũ tỏ cho linh mục, quan trọng nhất, là Ban hành giỏo. Ban hành giỏo
là cầu nối giữa linh mục với giỏo hữu, giữa làng với xó. Ban hành giỏo
thường có năm người. Đứng đầu là chủ tịch (trước đây thường gọi là Trùm),
rồi đến phó chủ tịch, và ba ủy viên đảm trách thư ký, thủ quỹ, tổ chức. Mọi
hoạt động tôn giáo trong làng đều do Ban hành giáo đứng ra tổ chức, lo liệu.
Không chỉ bao quát việc đạo, Ban hành giáo cũn cú nhiều trỏch nhiệm
với cư dân trong đời sống thường nhật. Khi nhà ai có khó khăn cần giúp đỡ,
nơi đầu tiên họ phải báo là Ban hành giáo. Khi nhà ai có lễ mừng, họ cũng
làm vậy. Khi phát sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong cộng đồng, hoặc
giữa các hộ gia đỡnh, lời khuyờn răn, hướng giải quyết mà Ban hành giáo đưa
ra thường rất được tôn trọng tuân theo. Trách nhiệm của Ban hành giáo rất

lớn, vừa phải đáp ứng những kiến nghị của linh mục quản xứ, vừa phải góp
phần quan trọng giải quyết những khúc mắc trong dân chúng.
Sau Ban hành giỏo, trong làng có nhiều tổ chức hội được thành lập với
mục đích củng cố đời sống tín ngưỡng và hỗ trợ nhau trong công việc. Quan
trọng nhất là các hội: hội Phụ nữ, hội Phan Sinh, hội Tận Hiến, hội Bác ái, hội
Giáo lý, hội Kốn, hội Thỏnh ca, ban Trang trớ. Hội được tổ chức dựa trên
nhiều tiêu chí. Tiêu chí về giới tính, về hoạt động tôn giáo chung, về nhu cầu
tâm linh, ngâm nguyện, về hỗ trợ, tương ái lẫn nhau. Các hội được tổ chức
dưới sự đồng tỡnh, giỏm sỏt của Linh mục và Ban hành giỏo.
Hội Phụ nữ là một hội lớn, thu hút tất cả giới nữ trong làng khoảng trên
16 tuổi bắt đầu tham gia. Mục tiêu của Hội là để tiếp thu, thực hiện tất cả các
chỉ thị, hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp trên rót xuống. Trên mục tiêu
chung đó, hội Phụ nữ có mục tiêu thiết thực là giúp đỡ lẫn nhau, nhất là giúp
đỡ những phụ nữ có gia đỡnh cũn khú khăn. Đây là hội có gắn bó sâu sắc nhất
với quá trỡnh biến đổi đời sống của phụ nữ nói riêng, cư dân làng Bảo Nham
nói chung.
Hội Tận hiến là hội dành riờng cho nữ giới của làng Bảo Nham. Từ cỏc
em bé nhỏ tuổi đến các bà cụ đều có thể vào hội. Mục tiêu chính của hội này
là cầu nguyện, và dâng lũng thành tõm. Vỡ vậy những người tự thấy mỡnh cú
đủ thời gian, có quan tâm, không lỗi đạo thỡ đều có thể tham gia. Nữ giới ai
cũng có thể vào hội, tuy nhiên khụng phải ai cũng vào, vỡ nhiều người tự cho
rằng mỡnh vẫn cũn chưa đủ ngoan đạo để được tham gia hội Tận hiến. Đứng
đầu hội là một người phụ nữ được nể trọng trong làng. Hoạt động chủ yếu của
hội tập trung vào việc đọc kinh, tỡm hiểu kinh thỏnh, trao đổi và trau dồi lẫn
nhau, giáo dục giới trẻ. Hầu như trưa nào hội này cũng lên lèn Đức Mẹ đọc
kinh.
Hội Phan Sinh (cách phát âm Việt của tên Thánh Fansisco Xavier -
được xem là một vị thánh có công truyền đạo phương Đông đó tử đạo ở Việt
Nam) cũng là một hội chỉ của riêng phụ nữ trong làng Bảo Nham. Đối tượng
của hội thu hẹp hơn, những người tham gia hội phải đó lập gia đỡnh và vẫn

cũn tham gia hoạt động kinh tế. Khác với hội Tận hiến, hội này xuất hiện
không lấy việc đọc kinh làm mục đích chính. Chủ yếu những người trong hội
trao đổi với nhau về tỡnh hỡnh lao động sản xuất, những khúc mắc đời sống
gia đỡnh, tỡm kiếm lời khuyờn, giải phỏp, sự hỗ trợ lẫn nhau. Những người
đứng đầu hội cũn tổ chức cỏc buổi học theo nhiều chủ đề thường thức nhằm
hỗ trợ phụ nữ trong làng và cả các làng lân cận các vấn đề trong cuộc sống.
Những người học khá cũn được cử về trường giáo lý Xó Đoài, trụ sở của giáo
phận Vinh, học tập để về truyền đạt lại cho mọi người. Đứng đầu hội Phan
Sinh là một người phụ nữ có học thức trong làng.
Hội Bác ái là hội chung của cả làng, không phân biệt giới, tuổi tác tham
gia. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hội là thăm nom động viên những gia
đỡnh cú hoàn cảnh khú khăn, hoặc đạt được những thành tích đặc biệt. Mỗi
tháng hội viên lại đóng góp một khoản tiền rất nhỏ làm quỹ chi phớ cho
những việc kể trờn.
Hội Giỏo lý là hội của cỏc thầy cụ dạy giỏo lý trong làng. Do tớnh chất
quan trọng của giỏo họ Bảo Nham với toàn vựng lõn cận, đặc biệt là do có
trường học khang trang, đây là nơi trẻ em từ nhiều làng đến học, khụng riờng
Bảo Nham. Vỡ thế, lượng giáo viên dạy giáo lý trong làng khỏ đông, tạo
thành một hội, thường cùng nhau lo lắng các việc đạo trong làng.
Hội Kốn là một hội của riờng nam giới. Vỡ ở Bảo Nham cú rất nhiều
ngày lễ trọng của riờng trong làng, cả của các vùng lân cận, Ban hành giáo đó
quyết định thành lập một hội Kèn khá đông. Hội này có nhiều người tham gia
kể cả trẻ lẫn trung tuổi, ngoài giờ tập luyện và biểu diễn, họ giúp đỡ nhau các
vấn đề trong cuộc sống. Hội Thánh ca cũng tương tự như hội này, chỉ khác ở
điểm hội Thánh ca có cả nam lẫn nữ tham gia, và nhiệm vụ của hội là hát
Thánh ca trong các dịp quan trọng.
Ban Trang trớ Bảo Nham bao gồm cả nam và nữ, tuy nhiờn nam là chủ
yếu. Ban này chuyờn trỏch nhiệm vụ trang trớ nhà thờ, cỏc khu vực thờ tự
trong những ngày lễ. Nhiệm vụ này được xem là rất quan trọng với các ngày
lễ, vỡ thế phải thành lập một ban riờng. Ban này thường thành lập do cắt cử,

cứ mỗi năm lại cắt cử lại trong dân làng, từ những người có điều kiện tham
gia hoặc chưa tham gia những năm trước vào ban.
Đối với một làng nhỏ như Bảo Nham, số hội như vậy là khá nhiều.
Trong làng, các hội này có vai trũ đáng kể đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.
Các hội đều có một ban đứng đầu bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, và hai ủy
viên. Những người đứng đầu hội là những người có tiếng nói trong cộng
đồng, được tôn trọng và là người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động bên
giáo. Họ được mời kính các ngắm (hỡnh thức hỏt ngõm kinh thỏnh trước
cộng đồng) trong các ngày lễ lớn ở giáo xứ. Bên cạnh đó, các hội này cũn cú
vai trũ riờng trong cỏc hoạt động kinh tế, hỗ trợ đời sống của giáo dân trong
làng.
Nói đến hoạt động kinh tế của một làng Công giáo cần phải nói đôi lời
về sinh hoạt tôn giáo và văn hóa trong chiều kích tương tác qua lại. Văn hóa
và kinh tế trên một địa bàn luôn có quan hệ qua lại lẫn nhau.
Đối với người dân theo đạo, điều chính yếu phân biệt họ với dân bên
lương là sinh hoạt tôn giáo. Cũng như giáo dân khắp nơi ở Việt Nam, giáo
dân Bảo Nham có riêng lịch phụng vụ, và họ thực hiện đầy đủ các lễ thức
trong đó.
Thường tỡnh mà cũng là chớnh yếu nhất trong năm phụng vụ của giáo
dân là việc đọc kinh đầu hôm sớm mai (chiều tối và tinh sương) tất cả các
ngày trong năm. Đọc kinh buổi tối bắt đầu từ 7 giờ, sau bữa cơm chiều của
giáo dân. Sau khi cầu kinh hơn một giờ, họ có buổi lắng nghe, trao đổi những
vấn đề về đạo (phụng vụ, giảng kinh…), cũng như đời (lối sống, lao động,
khen thưởng, phê bỡnh…) với linh mục và giỏo hữu. Đêm nào cũng vậy, sinh
hoạt này kéo dài chừng 2 - 3 giờ. Đọc kinh buổi sáng bắt đầu từ 4 giờ và cũng
đọc trong khoảng một tiếng. Tuy nhiên, buổi sáng không có sinh hoạt trao
đổi.
Đây có thể nói là hỡnh thức sinh hoạt làng xó đặc biệt. Tất cả mọi
người, dù không có chế tài nào, đều tự nhận thức nghĩa vụ tham gia, bất kể
lứa tuổi và giới tính, bất kể thời tiết mưa nắng hay nóng lạnh. Giáo dân lên

nhà thờ đều đặn hay không góp phần đánh giá ý thức và đạo đức, cũng như
xác định vị trí của họ trong cộng đồng.
Ngoài đọc kinh đầu hôm sớm mai thường nhật, giáo dân Bảo Nham
cũn tổ chức đọc kinh theo tổ (tổ dân trong làng), đọc kinh theo hội (các hội
đoàn của giáo dân), đọc kinh trên lèn (trưa thứ sáu hằng tuần, giáo dân thường
tập trung đọc kinh trên lèn Đức Mẹ - danh thắng đặc biệt của họ)… Trong đọc
kinh, quan trọng nhất là đi lễ ngày Chủ nhật.
Với đời sống của giáo dân, năm phụng vụ luôn được ghi nhớ cẩn thận.
“Năm phụng vụ Công giáo được tính theo Tây lịch. Theo quan niệm Công
giáo, trong chu kỳ một năm giáo hội diễn ra toàn bộ màu nhiệm Chúa Ki Tô
(sinh, truyền đạo, lập giáo hội, chịu chết, phục sinh, trở về trời) và kính nhớ
các ngày sinh trên trời của các thánh. Trong chu kỳ một năm giáo hội chia ra
các mùa, mỗi mùa có những Chúa nhật và mỗi Chúa nhật là một ngày phụng
vụ.” [10;49]
Trong năm phụng vụ có các mùa là: mùa Phục sinh, mùa Vọng, mùa
Giáng sinh, mùa thường niên. Mỗi mùa đều có nhiều mốc kỷ niệm riêng được
giáo dân lưu giữ trong các hỡnh thức tế lễ.
Mùa Phục sinh là mùa đặc biệt nhất của giáo dân, vỡ được xem là mùa
tưởng niệm đường thương khó của Chúa Giêsu, với một loạt những ngày lễ
như: Tuần Chay, Lễ Tro, Chúa nhật Lễ lá, Tuần Thánh, Tam nhật Vượt qua,
Phục sinh, Chúa Giêsu lên trời, Chúa Thánh thần hiện xuống. Mùa Vọng
thường là mùa làm việc bác ái. Mùa thường niên được chia làm hai phần
trong năm, xen kẽ giữa mùa Phục sinh với mùa Vọng, và xen kẽ giữa mùa
Giáng sinh với mùa Phục sinh. Lễ đẹp nhất trong mùa thường niên là lễ mùa
hát dâng hoa Đức Bà, tổ chức vào tháng Năm, rất được trang hoàng.
Trong số đó, Bảo Nham có các ngày lễ trọng là:
1. Lễ Giỏng sinh (25/12)
2. Lễ Phục sinh (Chủ Nhật cuối tháng Ba hoặc đầu tháng Tư)
3. Lễ Chỳa Giờsu lờn trời (sau lễ Phục sinh 40 ngày)
4. Lễ Chỳa Thỏnh thần hiện xuống (sau lễ Chỳa Giờsu lờn trời 10

ngày)
5. Lễ Đức bà Maria hồn và xác lên trời (ngày 15/8)
6. Lễ cỏc thỏnh (1/11)
Tuy nhiên, cũng như mọi làng Công giáo, những ngày quan trọng nhất
với Bảo Nham là lễ thánh quan thầy và chầu lượt. Lễ thánh quan thầy được
xem là ngày hội của làng (tương tự như hầu hết các làng ở Việt Nam đều có,
bất kể lương giáo). Trong đó, thánh quan thầy được giáo dân xem như thành
hoàng làng, người khai sinh hoặc bảo trợ yên bỡnh cho đời sống dân làng.
Với Bảo Nham, thánh quan thầy là Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Ngày lễ thánh quan thầy của Bảo Nham là ngày 8 tháng Mười hai hằng năm.
Năm nào lễ hội này cũng được tổ chức rất rầm rộ với nghi thức quan trọng
nhất là nghi thức rước kiệu Santi đi vũng quanh làng.
Lễ chầu lượt là lễ ấn định với các giáo xứ. í nghĩa là cỏc giỏo xứ thay
phiờn nhau chầu Mỡnh Thỏnh. Và cũng đồng thời, thay phiên nhau làm tiệc
đói đằng bằng hữu tứ xứ. Với giáo dân, ngày này cực kỳ quan trọng. Cho dù
điều kiện kinh tế ra sao, họ cũng phải làm cơm mời họ hàng, bè bạn ở các
giáo xứ khác đến ăn. Thông thường mỗi gia đỡnh làm giao động từ 10 đến 50
mâm cơm, tùy số khách. Để rồi đến lễ chầu lượt ở giáo xứ của những vị
khách đó, họ đương nhiên, sẽ được mời tham dự.
Bên cạnh năm phụng vụ, việc thực hành các bí tích cũng được thực
hiện khá nghiêm túc trong cộng đồng giáo dân Bảo Nham. Các bí tích đó bao
gồm: Thánh tẩy, Thêm sức, Thánh thể, Hũa giải, Xức dầu, Truyền chức, và
Hụn phối.
Học giáo lý cũng được đề cao coi trọng. Chỉ một làng nhỏ, nhưng Bảo
Nham có một ngôi trường hai tầng gồm 8 lớp khang trang dành riêng cho trẻ
em học giáo lý. Từ khi sinh ra đến tuổi thanh niên, một người theo Công giáo
phải học cỏc lớp giỏo lý bắt buộc là: đồng cỏ non, sơ cấp, căn bản, kinh
thánh, vào đời, tiền hôn nhân. Với những cặp vợ chồng kết hôn có một thành
phần ngoại đạo thỡ phải học thờm lớp về tụn giỏo, kộo dài trong khoảng một
thỏng. Sau khi kết thỳc một lớp, học sinh phải thi, nếu qua mới tiếp tục học

lên, chưa qua phải học lại trỡnh độ đó. Việc học giáo lý được tổ chức vào
buổi tối. Hầu như tối nào trẻ em cũng phải đi học giáo lý.
Các hoạt động tôn giáo dày đặc chiếm một lượng thời gian và sức lực
hoạt động rất lớn trong năm. Hơn thế, hoạt động tôn giáo thường không theo
hộ gia đỡnh, mà theo từng cỏ thể, nghĩa là ai cũng cú trỏch nhiệm tham gia
hoạt động tôn giáo, ai cũng có vai trũ phụng vụ riờng của mỡnh. Việc học
giỏo lý, việc đọc kinh thánh, việc tổ chức và tham gia các lễ trọng đều cần
nhiều điều kiện đũi hỏi sự gúp sức của toàn thể giỏo dõn. Với những vấn đề
như vậy, mối quan hệ qua lại giữa sinh hoạt tôn giáo và hoạt động kinh tế

×