Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.64 KB, 28 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===***===







LÊ THỊ HƯƠNG




NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG
LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI




LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM









Hà Nội - 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===***===







LÊ THỊ HƯƠNG





NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG
LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI





Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn






Hà Nội - 2011



MỤC LỤC


THỂ LỆ TRÌNH BÀY Error! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
5. Cấu trúc của Luận văn Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: PHÂN TÂM HỌC VỚI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT VÀ NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM
HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI
ĐOẠN 1900 - 1945 Error! Bookmark not defined.
1.1.Phân tâm học với nghiên cứu văn học nghệ thuật Error! Bookmark
not defined.
1.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1900 - 1945 Error! Bookmark not
defined.

CHƯƠNG 2: NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM
HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI
ĐOẠN 1945 - 1975 Error! Bookmark not defined.
2.1.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Bắc Error!
Bookmark not defined.
2.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Nam Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM
HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI
ĐOẠN 1975 - NAY Error! Bookmark not defined.
3.1.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1975 - 2000 Error! Bookmark not
defined.
3.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 2000 - nay Error! Bookmark not
defined.
PHẦN KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cho đến nay, tính từ lúc ra đời (1896) phân tâm học vẫn là một trong những
đóng góp lớn cho nhân loại trong thế kỉ XX. Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết
phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại là một công việc cần

thiết và có ý nghĩa trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại nói riêng cũng
như trong nghiên cứu việc ứng dụng lí thuyết phương Tây trong vào thực tiễn
văn học phương Đông nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi được du nhập vào Việt Nam, lí thuyết phân tâm học đã được ứng
dụng khá rộng rãi trong sáng tác và nghiên cứu văn học nghệ thuật trong đó có
văn học trung đại Việt Nam cũng gặp nhiều trắc trở. Sau một thế kỉ du nhập và
ứng dụng, đó đây đã bắt đầu có một số bài viết, công trình ra đời nhằm đánh giá
lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam
trung đại trong các công trình của Trần Thanh Mại (1961), Đặng Thanh Lê -
Nguyễn Đức Dũng (1963), Nguyễn Văn Trung, Bùi Hữu Sủng (1973), Đỗ Lai
Thúy (2004),… cùng một số luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp như:
Nguyễn Thị Linh (2005), Trần Hoài Anh (2008)… Tuy nhiên các công trình đó
hoặc là quá thiên về diện hoặc là quá thiên về điểm. Luận văn mong muốn khắc
phục những nhược điểm đó và đưa ra những nhận xét của riêng mình nhằm làm
sáng tỏ vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, chỉ đến đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hiện đại
hóa của xã hội và đời sống văn học thì các phương pháp nghiên cứu văn học
hiện đại mới được du nhập vào Việt Nam. Trong khuôn khổ của mình, Luận văn
sẽ nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt
Nam trung đại từ đầu thế kỉ XX đến nay, bắt đầu với công trình Hồ Xuân
Hương - tác phẩm, thân thế và văn tài (Nguyễn Văn Hanh, 1936) đến những
công trình như Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn thực (Đỗ Lai Thúy, 1999)…
2

Khoảng thời gian một thập kỉ đầu thế kỉ XXI (2001 - 2011) cũng được khảo sát
và đánh giá để làm đầy đủ thêm bức tranh toàn cảnh này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đặt ra và giải quyết một vấn đề mang tính chất tổng thuật và đánh

giá lịch sử nghiên cứu nên Luận văn chú trọng vào việc đặt các tác giả, các công
trình nghiên cứu trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại từ đó phân tích, đánh giá,
so sánh… những điểm hạn chế, những bước tiến để tìm ra và lí giải những
nguyên nhân, những quy luật của quá trình du nhập và ứng dụng một lí thuyết
phương Tây hiện đại, ở đây là phân tâm học, vào nghiên cứu văn học trung đại
Việt Nam.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài Mục lục, Thể lệ trình bày, Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Thư
mục Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương
như sau:
- Chương 1: Phân tâm học với nghiên cứu văn học nghệ thuật và Nhìn lại
việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung
đại giai đoạn 1900 - 1945
- Chương 2: Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên
cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975
- Chương 3: Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên
cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1975 – nay







CHƯƠNG 1:
3

PHÂN TÂM HỌC VỚI NGHIÊN CỨU VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
VÀ NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI

GIAI ĐOẠN 1900 - 1945
1.1.Phân tâm học với nghiên cứu văn học nghệ thuật
Cha đẻ của thuyết phân tâm học là Sigmund Freud (1856 - 1939), một bác
sĩ thần kinh sinh ra và lớn lên ở Viên, thủ đô nước Áo, một trung tâm văn hóa
lớn của Tây Âu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sau Freud, học thuyết của ông rẽ
ra thành nhiều nhánh và trong đó C.G.Jung là một nhà phân tâm học khá nổi
tiếng sau khi Freud qua đời. “Ông đưa thêm vào hệ thống lí luận phân tâm học
khái niệm “vô thức tập thể”. Ông cho rằng nội dung chứa đựng trong thế giới
vô thức của con người là khuôn mẫu cho thế giới vô thức của những nhóm người,
những bộ tộc, những dân tộc, của những lực lượng tôn giáo, những phong tục
tập quán…. Chúng diễn tả những mặc cảm lớn của toàn nhân loại phản ánh
những dấu vết sợ hãi, lo âu xa xôi nhất trong thời kì tiền sử của chúng ta” [11;
tr.210]. Trong học thuyết của mình, Freud đã lấy khái niệm “dục năng”, “dục
tính” hay “tính dục” (libido) làm khái niệm trung tâm cho lí thuyết phân tâm học.
“Freud đã coi nguồn gốc của hoạt động sáng tạo văn học - nghệ thuật về cơ
bản chính là những ức chế về bản năng tính dục, tức là sự tích tụ thế năng tính
dục. Và ông coi những người mất khả năng tính dục hoặc những người quá thỏa
mãn về phương diện tính dục sẽ là những người không thành đạt trong sáng tạo
nghệ thuật, bởi vì những người này sẽ không bao giờ có được thế năng tính dục
tích tụ” [5; tr.149 - 150].
Phân tâm học có ảnh hưởng rất lớn đối với văn học nghệ thuật. Nó không
chỉ có đóng góp lớn trong tâm lí học sáng tạo nghệ thuật, mà còn làm thay đổi
quan niệm về tác phẩm, tác giả, và tạo ra một phương pháp phê bình mới: phê
bình phân tâm học. Theo Nguyễn Văn Dân, “đến K.G. Jung, ông vẫn giữ khái
niệm vô thức làm khái niệm trung tâm cho tâm lí học của ông, nhưng ông phản
đối kịch liệt cái yếu tố tính dục trong quan niệm của Freud bằng vô thức tập thể
4

trong lí thuyết tâm lí học của mình” [5; tr.152 - 153]. Ông có ảnh hưởng sâu
rộng trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, nhất là văn hóa phương Đông và văn

học nghệ thuật. Một nhà phân tâm học khác cũng rất nổi tiếng, đó là Jacques
Lacan. Ông là đại diện của Trường phái Freud tại Pari. Lacan chủ trương phối
hợp phân tâm học với ngữ văn học trên cơ sở chủ nghĩa cấu trúc” [34; tr.162].
Đó là bản lai diện mục và cũng là con đường phát triển của học thuyết “kì dị” và
cũng đầy kì tích này.
1.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1900 - 1945
Đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam,
lĩnh vực nghiên cứu phê bình cũng dần được hiện đại hóa, cùng với đó là việc du
nhập các lí thuyết, phương pháp mới vào nghiên cứu và phê bình văn học trong
đó có lí thuyết phân tâm học. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các công trình nghiên
cứu mới dừng lại ở việc phục dựng và phác họa một số nét về các đối tượng
nghiên cứu thông qua tư liệu sáng tác mà công trình Giai nhân di mặc của
Nguyễn Hữu Tiến là một ví dụ tiêu biểu. Nguyễn Hữu Tiến không biết rằng
những kết luận của mình vô tình đã trở thành căn cứ cho rất nhiều nghiên cứu về
thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương theo hướng phân tâm học trong giai
đoạn sau mà Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh có lẽ là những người đầu tiên.
Năm 1936, trên báo Tiến hóa số 1, Trương Tửu viết bài Cái ám ảnh của Hồ
Xuân Hương và lập luận rằng chính dục tình không được thỏa mãn đã khiến Hồ
Xuân Hương mắc bệnh thần kinh. Cùng trong năm 1936, trong Hồ Xuân Hương
- Tác phẩm, thân thế và văn tài ông Nguyễn Văn Hanh cho rằng: “Xuân Hương
không bao giờ thỏa thích dục vọng, nàng bị dồn ép luôn luôn. Nàng bị bệnh thần
kinh. Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng mãi. Nó nhuộm thấm cái tư tưởng
của nàng. Bao nhiêu thơ của Xuân Hương đều biểu lộ sự khát khao, sự bất mãn.
Dục tình biến chuyển qua mĩ thuật thơ văn” [37; tr.227]. Những lập luận của
Nguyễn Văn Hanh quả thực mới chỉ là những bước đầu tiên trên hành trình ứng
dụng phương pháp phân tâm học vào nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại và
5

lộ ra tất cả những gì là sơ sài, máy móc và cứng nhắc khó tránh của nó nhưng

khắc phục điều đó không phải là việc làm được trong ngày một ngày hai.
Sang đến năm 1940, trong Kinh thi Việt Nam, Trương Tửu lại trở về áp
dụng Freud vào phân tích mảng ca dao mà ông gọi là “ca dao dâm tục” và bộ
phận thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương: “Cái óc Việt Nam lúc nào cũng
có cái hình tục tĩu kia ám ảnh (…). Không có giả thuyết cho rằng não trạng ấy
là một di tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ thì làm sao mà cắt nghĩa được nó?
Làm sao cắt nghĩa được Hồ Xuân Hương, cái thiên tài hiếu dâm đến cực
điểm kia?” [37; tr.227]. Tuy nhiên, bề thế, đầy đặn và hệ thống hơn cả trong
giai đoạn này là công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều của Trương Tửu (1942).
Với bút danh Nguyễn Bách Khoa, Trương Tửu đã chuyển sang phương pháp
phê bình “duy vật biện chứng mácxit” như ông tự xác định, nhưng trong
Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn còn những ảnh hưởng của Freud dù cho nó có
hạn chế là quá đề cao con người bản năng mà bỏ qua các yếu tố văn hóa, xã hội.
Trong công trình này, như đã nói ở trên, do xác định làm việc dưới ánh sáng của
phương pháp phê bình “duy vật biện chứng mácxit” nên ông cho rằng các tác
giả “ngoài sức điều khiển gắt gao của đẳng cấp xã hội, yếu tố sinh lí, di truyền
đời nọ qua đời kia, còn phải chịu sức chi phối của (…) quê quán, khí hậu, thổ
ngơi, thảo mộc, vị trí địa dư và lịch sử” [44; tr.197 - 198] và ông xác định vấn
đề ở thời đại của Nguyễn Du là vấn đề giai cấp. Dựa vào những cứ liệu lịch
sử, ông cho rằng có một “nhận xét quan trọng” là “Nguyễn Du là một con bệnh
thần kinh” [44; tr.236] và các nhân vật trong Truyện Kiều là sự thể hiện
những giấc mơ của nhà thi sĩ. Nhận xét về Thúy Kiều, Nguyễn Bách Khoa
không lập “án” như Nguyễn Văn Thắng thời xưa mà lập “bệnh án” cho nàng.
Như là một bác sĩ chuyên khoa tâm lí, ông “chẩn” rằng: “Thúy Kiều là một con
bệnh ủy hoàng và ưu uất.” [44; tr.293 - 294]. Lần giở lại tiểu sử, hành trạng
của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều phân tích cho ta thấy: “Từ
hồi thơ ấu, nàng đã tin ngay lời đoán của thày tướng sĩ, cho là số kiếp nàng
“nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa (…). Mỗi phút của nàng là một phút chờ
6


đợi sự bạc mệnh, như sắp xẩy đến nơi, không nay thì mai, không mai thì kia, thế
nào cũng xảy ra” [44; tr.301 - 302]. Để chứng minh rõ thêm cho lập luận của
mình, Nguyễn Bách Khoa dấn thêm một bước phân tích tâm tư của Kiều sau khi
thất thân với Mã Giám Sinh và thấy “nàng chỉ yêu thân nàng, chung thủy với
căn tính dâm đãng của nàng thôi!” [44; tr.308] và xét về tâm lí sáng tạo nghệ
thuật thì “Nguyễn Du viết ra không chỉ để làm văn chương, không phải chỉ để
diễn tâm sự, cũng không phải chỉ để tả thời đại ông. Nguyễn Du viết Truyện
Kiều là để tự giải thoát bằng cách tự thực hiện mình ở các vai trò, ở các
cảnh sống của vai trò, ở cái sân khấu trên đó tấn trò đã diễn đủ hồi, đủ lớp” [44;
tr.317]. Việc một số nhà nghiên cứu trong giai đoạn sau coi Trương Tửu nói
riêng và nhóm Hàn Thuyên nói chung là “mạo nhận và xuyên tạc chủ nghĩa duy
vật biện chứng” vẫn cần một sự nhìn nhận, đánh giá cẩn trọng và bình tĩnh hơn.
Năm 1943, trong Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Trương Tửu vẫn
trung thành với “đường lối” mà bản thân mình đã đề ra trước đó. Ông vẫn giới
thuyết rằng “khảo cứu văn tài (…) là khảo cứu theo phương pháp duy vật biện
chứng” [44; tr.579] nhưng lối phê bình xã hội học của ông lại mang đậm chất
phân tâm học. Để lí giải tại sao Nguyễn Công Trứ “phung phí tâm hồn đa tình
của mình không nhằm chỗ” ông thấy cần “phải dò xét đến hoàn cảnh xã hội của
Nguyễn Công Trứ lúc thiếu thời” và kết quả là: “Chất tình dục quả là súc tích ở
con người, ở cuộc sống và ở văn thơ Nguyễn Công Trứ” [44; tr.629]. Đương
thời, cách nghiên cứu và phát ngôn của Trương Tửu thực sự gây ấn tượng và
cũng “gây hấn” với khá nhiều nhà nghiên cứu khác. Ông chủ động đối thoại với
những người khác như Nguyễn Văn Tố, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân… “để từ
nay về sau khỏi có sự hiểu lầm”. Cũng trong mạch đối thoại đó, ông làm một
cuộc lịch duyệt lại lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều nói chung và “lịch sử phê
bình các công trình nghiên cứu Nguyễn Bách Khoa” nói riêng. Có lẽ trong lịch
sử nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam, ông là một trong số ít người
đầu tiên lưu ý đến “lịch sử vấn đề” - lưu ý đến một cách nghiêm túc - từ đó rút
ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho công việc nghiên cứu của mình. Có thể
7


nói những năm 1930 - 1945 là giai đoạn Trương Tửu viết được nhiều hơn cả
trong sự nghiệp nghiên cứu phê bình của mình. Nhìn từ tiến trình phát triển của
việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung
đại giai đoạn này, những điểm yếu và điểm mạnh của Nguyễn Văn Hanh và
Trương Tửu gần như giống nhau, có khác chăng là ở Trương Tửu mọi chuyện
đồ sộ hơn, lớp lang hơn và cũng “hùng biện” hơn, nó thực sự hấp dẫn nhưng
không khỏi khiến người nghe có lúc nghi hoặc thậm chí có ý muốn tranh luận,
phản đối. Những “vết xe đổ” và “quán tính văn học” của các ông cũng sẽ kéo
theo một số “tàn dư” ở chính bản thân các ông (như trường hợp Trương Tửu) và
trong nghiên cứu của người khác (như trường hợp Văn Tân, Nguyễn Đức Bính,
Đàm Quang Thiện, Trịnh Vân Thanh, Thanh Lãng…) trong giai đoạn sau.

















CHƯƠNG 2:

8

NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
2.1.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Bắc
Trong suốt 30 năm 1945 - 1975, lịch sử dân tộc liên tiếp trải qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trong khoảng thời gian đó, tình hình
kinh tế - chính trị - xã hội đã tác động nhiều đến tình hình nghiên cứu văn học
tại Việt Nam và việc phân vùng Nam - Bắc trong giai đoạn này có những cơ sở
nhất định của nó.
Ở miền Bắc, sau 1945, do điều kiện của cuộc kháng chiến chống Pháp, một
số phương pháp nghiên cứu trước cách mạng vẫn còn được sử dụng và phương
pháp phân tâm học nằm trong số đó. Năm 1951, trong công trình Văn nghệ
bình dân Việt Nam, Trương Tửu vẫn kiên trì ứng dụng lí tuyết này vào nghiên
cứu văn học dân gian và những tác giả mà ông cho là “có tính chất bình dân”.
Theo ông “cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân Hương về sự vật là một nhãn
quan dâm. (…) Hạnh phúc Hồ Xuân Hương là cả một trạng thái động tình
không ngớt” [44; tr.841]. Dựa vào những mảnh vỡ tiểu sử và số tư liệu ít ỏi về
nữ sĩ họ Hồ, ông nhanh chóng “hình dung” và “lập hồ sơ lưu” với một thái độ
không phải là không có lúc “rụt rè” để chia cuộc đời bà thành ba chặng trong đó
chứa đầy “ẩn ức sinh lí và tâm lí” [44; tr.844]. Dù cho Trương Tửu cố gắng
“cài” ở đoạn kết rằng thi sĩ “chống đối tục lệ hay ý thức hệ phong kiến” [44;
tr.848] thì vẫn không thể gỡ bỏ dấu ấn của phương pháp phân tâm học trong
công trình nghiên cứu này. Năm 1956, trong công trình Truyện Kiều và thời đại
Nguyễn Du, Trương Tửu làm một cuộc tổng duyệt lại giá trị của Truyện Kiều
dưới góc nhìn giai cấp và trong đó ông không thể không nhìn lại công việc của
những người nghiên cứu trong giai đoạn trước - bao gồm cả bản thân mình. Ông
“phản tư” không thương tiếc với những gì viết ra trước đây. Ông coi Nguyễn

Du và Truyện Kiều (1942) ra đời là để “chống lại quan niệm nghệ thuật thuần
9

túy và phương pháp phê bình duy tâm của phái Hoài Thanh, để bác sự nhận
định thiên về hình thức của ông Đào Duy Anh trong tập Nguyễn Du văn họa
phổ” [44; tr.436] bằng cách “đặc biệt nhấn mạnh vào quan điểm đấu tranh
giai cấp” kèm theo một chú thích khá dài như để thanh minh cho mình là: “Có
người nói rằng Nguyễn Bách Khoa đã theo thuyết “huyết thống” trong cuốn
Nguyễn Du và Truyện Kiều. Lại có người nói: Nguyễn Bách Khoa theo chủ
nghĩa Freud để giải thích Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nói như vậy không
đúng sự thực. Nguyễn Bách Khoa có nghiên cứu quê quán dòng họ và cá tính
Nguyễn Du, có thừa nhận ảnh hưởng của những yếu tố ấy đối với sự sáng tác
của Nguyễn Du. Nhưng ý tưởng chủ đạo của Nguyễn Bách Khoa vẫn là: yếu tố
giai cấp quy định cả huyết thống và cá tính nhà thi sĩ” [44; tr.439]. Sau Trương
Tửu, có một số nhà nghiên cứu dù không công khai vận dụng lí thuyết phân
tâm học của Freud nhưng thực chất cũng bị ảnh hưởng bởi thuyết này như Văn
Tân trong Văn học trào phúng Việt Nam Quyển thượng (NXB Văn - Sử - Địa,
Hà Nội, 1958). Sau Văn Tân không lâu, năm 1961, khi Thử bàn lại vấn đề tục
và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương Trần Thanh Mại không đại diện cho ai khi
viết và công bố bài này nhưng cảm hứng của ông cũng chính là cảm hứng thời
đại, là “búa rìu” đối với phương pháp phân tâm học đương thời.
Cũng trong những năm 1960, tại miền Bắc xuất hiện một vụ tranh luận về
thơ Hồ Xuân Hương khá sôi nổi khởi lên từ bài viết Người Cổ Nguyệt, chuyện
Xuân Hương của Nguyễn Đức Bính. Các nhà thơ, nhà phê bình đã châu tuần
xung quanh bài viết này để nêu lên quan điểm của mình như Chế Lan Viên,
Đặng Thanh Lê và Nguyễn Đức Dũng, Vũ Đức Phúc… trước việc Nguyễn Đức
Bính nêu một cách nhìn còn khá mới mẻ là xem xét thơ Hồ Xuân Hương dưới
góc nhìn bản thể luận của phương pháp văn hóa học và châm ngòi cho cuộc
tranh luận xung quanh thơ Hồ Xuân Hương trên báo chí đầu những năm
1960. … Đến đây, trước khí thế mạnh mẽ của phương pháp phê bình mácxit,

việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung
10

đại ở miền Bắc giai đoạn 1945 - 1975 đã hoàn toàn bị lép vế và không còn chỗ
đứng.
2.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở miền Nam
Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, giai đoạn 1945 - 1975 là một giai đoạn
đặc biệt, ở đây chúng tôi chia ra hai mảng Nam - Bắc ngay từ đầu vì trong thực
tế sự chia cắt hai miền trong hai giai đoạn là một hiện thực dù do điều kiện tư
liệu nên những tư liệu miền Nam giai đoạn 1945 - 1954 chúng ta vẫn chưa khảo
sát được. Trong giai đoạn 1954 - 1975, các thành tựu nghiên cứu văn học Việt
Nam trung đại dưới góc nhìn của lí thuyết phân tâm học nói riêng chủ yếu được
thực hiện và công bố tại các đô thị miền Nam đặc biệt là tại Sài Gòn.
Ở miền Nam, cuối những năm 1950 đã có những công trình nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại đáng chú ý. Năm 1956, trong công trình Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Sĩ Tế phủ nhận hướng tiếp cận văn học nghệ thuật dưới góc
nhìn xã hội học mácxit. Sang năm 1960, phải kể đến tập Tiểu luận Chân dung
Nguyễn Du do Nam Sơn (Sài Gòn) xuất bản. Bên cạnh rất nhiều hướng tiếp cận
khác (hiện sinh, văn hóa học…) trong công trình này, trong cả bài viết Người
thơ thuần túy Nguyễn Du trong Văn tế thập loại chúng sinh của mình, Đinh
Hùng bị chi phối của cái nhìn duy tâm Phật giáo và nói khá nhiều trong bài viết
của mình về sự ra đời của Văn tế thập loại chúng sinh như là kết quả của “thai
nghén trong một thời khắc xuất thần, “thời khắc duy nhất” - ở độ tột cùng của
cảm hứng, giữa một trạng thái siêu ý thức của nhà thơ” [22; tr.170], lí giải
nguồn gốc sự ra đời của Văn tế thập loại chúng sinh như là sản phẩm của thứ
“tâm bệnh thần kinh” khi “cơn bạo bệnh hoành hành” [22; tr.166]… Cũng vào
khoảng thời gian đó, trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế
Ngũ có nhắc đến phái tân học sử dụng triết thuyết phân tâm học của Freud
nhưng không thấy Phạm Thế Ngũ bình luận hay giải thích gì thêm.

Trong những năm 1954 - 1975, ứng dụng lí thuyết phân tâm học vào nghiên
cứu văn học Việt Nam trung đại ở miền Nam đáng kể nhất phải nhắc tới công
11

trình Ý niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều của Đàm Quang Thiện được Nam
Chi tùng thư xuất bản năm 1965. Trong công trình mang tính chất một chuyên
luận nhưng hầu như không chia chương mục này, tác giả đã vận dụng khá nhuần
nhuyễn lí thuyết phân tâm học vào nghiên cứu Truyện Kiều. Theo Đàm Quang
Thiện, “Thúy Kiều có một “tiên thiên” rất nặng về tình cảm. (…) Nó sẽ luôn là
bối cảnh cho tất cả các biến cố liên tiếp, hợp lại thành cuộc đời của người ấy”
[33; tr.6 - 7]. “Sau khi tảo mộ Đạm Tiên, Thúy Kiều sống với ám ảnh là suốt
đời này sẽ phải “làm vợ khắp người ta” mà không được làm vợ ai cả (…), đã
sống với ám ảnh “suốt đời nàng sẽ là một con đĩ” [33; tr.26 - 27] và “nàng đã
Đạm Tiên hóa chính nàng” [33; tr.30]. Đàm Quang Thiện đã lí giải “giấc mộng
đoạn trường” của Thúy Kiều “rất phân tâm học” bằng cách dựa vào Khoa học
những giấc chiêm bao của Signund Freud. Ông cho rằng đường phát triển của
vô thức Thúy Kiều đi qua ba chặng: Mặc cảm bạc mệnh, mặc cảm Đạm Tiên
đến mặc cảm đoạn trường và mặc cảm đoạn trường “giữ nhiệm vụ một định
mệnh đối với Thúy Kiều” [33; tr.44 - 45].
Đi vào ứng dụng lí thuyết phân tâm học, Đàm Quang Thiện phê phán
Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) bằng một thái độ thiếu tôn trọng và ít bình
tĩnh. Theo cách mà Đàm Quang Thiện ví von, Trương Tửu là “văn sĩ (…) học
làm lương y, để bắt mạch cho những nhân vật tiểu thuyết” [33; tr.51]. Đàm
Quang Thiện cho rằng nếu Đạm Tiên thực sự là người cầm nắm số phận của
Kiều thì Đạm Tiên phải biết rõ thời điểm Kiều tự trầm nhưng ở đây lại “có lòng
chờ”, nghĩa là “Đạm Tiên chẳng biết “cóc khô” gì về cảnh lưu lạc quê người,
bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm của Thúy Kiều cả!” [33; tr.94 - 95] và việc
Kiều xui Từ Hải ra hàng cũng “chỉ có thể giải nghĩa bằng Mặc Cảm Bạc Mệnh
phải hướng nàng đến điểm chót của con đường đoạn trường” [33; tr.146],
muốn thoát kiếp đoạn trường thì “nàng phải tự là phân tâm gia của chính

nàng” [33; tr.153 - 154] để tự chữa bệnh và đổi mệnh cho mình. Như vậy, với ý
thức ứng dụng phương pháp phân tâm học một cách triệt để trong nghiên cứu
của mình, Đàm Quang Thiện đã “đụng tới” cả Freud, Janet và Jung… nhưng chủ
12

yếu ông vẫn hướng về Freud nhiều hơn. Tuy ông không tán thành cung cách làm
việc của Trương Tửu nhưng vì ứng dụng cùng một lí thuyết với Trương Tửu nên
đôi chỗ phát ngôn của ông không phải là không “đồng thuận” với ý tưởng của
người mà ông ghét cay ghét đắng.
Năm 1966, trong Thành ngữ - điển tích - danh nhân từ điển Tập 1 do
mình tự xuất bản, tác giả Trịnh Vân Thanh cũng có nhắc đến phương pháp phân
tâm học trong nghiên cứu văn học. Trịnh Vân Thanh gần như bác bỏ hết căn cứ
của lí thuyết phân tâm học khi nghiên cứu Hồ Xuân Hương trong các công trình
trước đó, tuy nhiên, ở phần kết mục từ về danh nhân Hồ Xuân Hương, ông vẫn
cho rằng: “Là con người dồi dào tình cảm, tha thiết yêu đương, Hồ Xuân
Hương (…) trong việc kén chọn người yêu (…) đã không được toại nguyện và
cái thân lẽ mọn, bị người khác áp chế đã khiến cho bà trở nên bạo dạn đến nỗi
dám nói tất cả những gì cấm kị cho những người theo đòi nghiên bút, là phải
thuộc nằm từng câu “văn dĩ tải đạo”. (…) Sự chán nản này đã đưa đến một kết
quả là bất chấp dư luận, vượt vòng lễ giáo, miễn là làm thế nào cho “hả hơi”,
cho đỡ cảnh “rồng vàng tắm nước ao tù” [30; tr.513]. Đến đây thì ta có thể thấy
lập luận của Trịnh Vân Thanh mang đậm màu sắc của Nguyễn Hữu Tiến,
Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu. Sau này, ở miền Nam, theo Nguyễn Văn
Trung, “cái tục ở đây liên quan đến cái ức chứ không phải ẩn ức, người đàn bà
bất mãn về lễ giáo xã hội khắc nghiệt không cho phép thỏa mãn ước muốn dục
tình nên bực tức, uất ức và muốn nói trắng ra sự bực tức đó” [37; tr.228]. Năm
1971 trong bài viết Đoạn trường tân thanh hay là cuộc đời kì quái của Nguyễn
Du được chiếu hắt bóng lên tác phẩm của ông, Thanh Lãng cũng lí giải việc
sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều bằng lí thuyết phân tâm học khi ông
cho rằng: “Cái Kim Trọng rất đàn bà, si mê liều lĩnh, đó là dự phóng của một

Nguyễn Du tiềm thức, một Nguyễn Du ở bề sâu, một Nguyễn Du sâu kín” [17;
tr.159]… Có thể thấy Thanh Lãng là người viết văn học sử tinh tế và hấp dẫn
nhưng lĩnh vực phê bình có lẽ không phải là sở trường của ông bởi những luận
13

điểm trên của Thanh Lãng chưa tiến được bao nhiêu so với các công trình của
Nguyễn Bách Khoa 30 năm về trước.
Năm 1973, trong bài trả lời phỏng vấn Phê bình cũ - Phê bình mới trên
tạp chí Bách Khoa số 381 - 382, trả lời Bách Khoa về “chiều hướng phê bình
dựa trên phân tâm học”, Nguyễn Văn Trung nói: “Phê bình trên phân tâm học
có thể tin cậy được vì nhà phê bình dựa trên phương pháp khoa học để tìm ra
trong tác phẩm những cái mà nhà văn không tiện hay không dám nói ra nhưng
họ vẫn bộc lộ một cách vô thức. (…) Đó cũng là một hướng phê bình mới.
Nhưng điều khó khăn ở đây là phân tâm học lại càng phải biết rõ đời sống
thực của tác giả từ thời thơ ấu nên đó cũng lại là một trở ngại mà nhà phê bình
theo chiều hướng này vượt qua không phải là dễ dàng gì. (…) Hiện nay sinh
viên học sinh ai cũng mong có một tìm tòi mới về Truyện Kiều và chừng nào
chưa có một công trình nghiên cứu mới thì cuốn sách Nguyễn Bách Khoa vẫn
là cuốn sách viết tương đối có hệ thống, có qui mô và quyến rũ nhất để giải
thích Truyện Kiều và cho tới nay chưa có tác phẩm nào vượt qua được” [41;
tr.161]. Ở đây, vấn đề của mĩ học tiếp nhận, phương pháp văn hóa học hay vấn
đề phương pháp luận “các phương pháp đều bình đẳng” đã được Nguyễn Văn
Trung và Bùi Hữu Sủng bàn đến, tuy chưa sâu - do điều kiện thời gian và khuôn
khổ một cuộc phỏng vấn - nhưng cũng đã mang đến nhiều gợi dẫn, mang tinh
thần khoa học, khách quan và cũng có thái độ tôn trọng người đối thoại một
cách cần thiết. Sau này, vào thời điểm có đủ độ lùi cần thiết về không gian và
thời gian cũng như điều kiện nghiên cứu đã thay đổi, đến thập kỉ đầu tiên của
thế kỉ XXI, Trần Đình Sử và Trần Hoài Anh đã nhận định về nghiên cứu phê
bình miền Nam 1954 – 1975 khá khách quan, đúng mực và đặt sự vật trong mối
liên hệ toàn diện và phổ biến của nó. Điều đáng để chúng ta suy ngẫm là những

nhận xét như vậy lại xuất hiện khá muộn trong lịch sử nghiên cứu phê bình Việt
Nam, khi giai đoạn này đã đi qua được hơn ba thập kỉ - khoảng thời gian đủ để
một con người tự tin “nhi lập” trước thử thách của cuộc đời.
CHƯƠNG 3:
14

NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT
PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN 1975 - NAY
3.1.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 1975 - 2000
Sau 1975, đất nước thống nhất hai miền, cuộc sống hậu chiến có những vất
vả khó khăn riêng mà mỗi con người cụ thể cũng như từng nhà nghiên cứu phải
đối diện. Phải đợi đến năm 1986, khi làn gió Đổi mới thổi tới thì hướng nghiên
cứu này lại bắt đầu hồi sinh với sự “đánh động” đầu tiên của một người làm phê
bình theo lối “tay chiêu” là Nguyễn Tuân trong bài viết Băm sáu cái nõn nường
Xuân Hương. Sau Nguyễn Tuân, trong bài viết Tinh thần Phục Hưng trong
thơ Hồ Xuân Hương trên tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3 năm 1991, Lại
Nguyên Ân nhìn lại vấn đề và đưa ra những ý kiến của riêng mình. Lại Nguyên
Ân kiến giải khá sâu sắc rằng: “Yếu tố vật dục - xác thịt ở Hồ Xuân Hương là
phương tiện gây cười hơn là phương tiện gợi dục” [2; tr.361]. Những trang
viết này của Lại Nguyên Ân rất đáng để chúng ta suy ngẫm và tham khảo.
Trong lịch sử ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học,
các nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu,… hay kể cả
một người “nghiệp dư” như Nguyễn Tuân thường vẫn chỉ giới hạn nghiên cứu
của mình dưới ảnh hưởng của S.Freud. Dù cho có nhắc tới C.G.Jung như Đàm
Quang Thiện hay nhắc tới “não trạng ấy là một di tích của một tôn giáo thờ sự
sinh đẻ” như Trương Tửu hoặc trưng ra tục thờ nõn nường của dân vùng Dị Nậu
(Phú Thọ) như Nguyễn Tuân… thì các tác giả vẫn chưa cho ta thấy một phần
nữa của lí thuyết phân tâm học đó là phần hướng tới vô thức tập thể thông qua

các cổ mẫu của C.G.Jung. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy, từ góc nhìn văn hóa
học đã mạnh dạn triển khai ý tưởng này trong công trình Hồ Xuân Hương -
Hoài niệm phồn thực (NXBVăn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999) và đây cũng
chính là một dấu mốc quan trọng trong ứng dụng lí thuyết phân tâm học vào
nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại nói chung và của giai đoạn 1975 - 2000
15

nói riêng. Ông lí giải sở dĩ người ta tranh luận thơ Hồ Xuân Hương có dâm tục
hay không là vì vẫn còn “tư duy nhị nguyên, “trắng đen rõ ràng”, nên người ta,
kể cả nhà thơ Xuân Diệu (…) không thể chấp nhận được tình trạng nước đôi”
nhưng “sự thực không phải như vậy. Thơ Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục.
Vì tục thì nó vi phạm cấm kị, “gây sự” với ý thức chính thống của xã hội
đương thời. Trong chúng ta, những độc giả của Hồ Xuân Hương, ai cũng vừa sợ
vừa muốn vi phạm cấm kị, muốn nếm thử mọi thứ “quả cấm”. (…) Nếu coi Hồ
Xuân Hương không phải là dâm tục, là cấm kị, thì người ta không có được cái
khoái cảm này” [35; tr.279 - 280]. Theo ông, riết lí toát ra từ sáng tác của Hồ
Xuân Hương là “triết lí tự nhiên (…) triết lí phồn thực, một sáng tạo của riêng
bà” [35; tr.290]. Đỗ Lai Thúy cũng chỉ ra cho những người đến sau hi vọng rộng
mở về việc ứng dụng phân tâm học của C.G.Jung vào nghiên cứu văn học nghệ
thuật bởi so với việc ứng dụng phân tâm học của S.Freud thì đó hẳn vẫn còn là
một vùng “đất mới” và “đất trống”.
3.2.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại giai đoạn 2000 - nay
Trong lịch sử văn học Việt Nam và thế giới, những hiện tượng văn học liên
quan đến tính dục và tình dục không phải là hiếm và các cuộc tranh luận nảy lửa
xung quanh đó là một hiện thực thậm chí nó còn là một hòn đá thử để “thử” các
phương pháp và các hướng tiếp cận khác nhau trong đó có hướng tiếp cận từ góc
nhìn phân tâm học. Từ cuối thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI, khi nhìn lại những
ngày đầu của hướng nghiên cứu theo thi pháp học, Trần Đình Sử trong Thi
pháp Truyện Kiều (2002) coi một số công trình nghiên cứu Truyện Kiều tại

miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 cũng là “cách tiếp cận thi pháp (…)
riêng biệt, lẻ tẻ” [27; tr.22 - 23]. Quan điểm của Trần Đình Sử, nếu phân tích kĩ
và đặt trong bối cảnh nghiên cứu của ông, có yếu tố hợp lí nhưng nếu quá đà sẽ
dễ dẫn người đọc tới chỗ sa lầy và nghĩ rằng trong bất kì nghiên cứu nào trước
công trình Thi pháp Truyện Kiều cũng có yếu tố thi pháp học.
16

Trong giai đoạn này, có một sự kiện đáng chú ý là việc nhà khoa học tự
nhiên yêu văn học Hoàng Bích Ngọc viết bài Hồ Xuân Hương - Một cách nhìn
đối thoại với Đỗ Lai Thúy trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Trước một nhà
nghiên cứu văn học tay ngang, và cũng hơi… ngang, thừa nhiệt huyết thiếu cẩn
trọng như Hoàng Bích Ngọc, Tòa soạn tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đành phải
“không bình luận gì” và đăng cùng lúc bài của Hoàng Bích Ngọc với bài viết
“phúc đáp” Đi tìm thực chất thơ Hồ Xuân Hương của Đỗ Lai Thúy trên số 3
năm 2004. Không dừng lại ở đó, cũng trong số 3 năm 2004 nhưng là của một tạp
chí khác - Văn học Nước ngoài - Đỗ Lai Thúy viết bài Phân tâm học và phê
bình văn học ở Việt Nam như để nói thêm một số điều mà khuôn khổ dung
lượng một bài trên Văn hóa Nghệ thuật có lẽ chưa làm ông thỏa mãn. Ông cũng
khẳng định: “Mỗi phương pháp phê bình đều có sở trường và sở đoản. Chính
chỗ thiếu sót của nó là điều kiện, là tiền đề cho các phương pháp khác ra đời và
tồn tại. Vậy là không thể có một chiếc chìa khóa vạn năng” [37; tr.235].
Những ai đã từng đọc các công trình nghiên cứu của Đỗ Lai Thúy sẽ thấy ông
nhắc đến ý tưởng tâm đắc này không dưới một lần. Cũng trong năm 2004, trong
công trình Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nguyễn Văn Dân đặt lại
một loạt vấn đề với các phương pháp nghiên cứu văn học trong đó có phương
pháp tâm lí học mà một nhánh của nó là phương pháp tâm phân học (theo
cách gọi - dịch của ông). Theo Nguyễn Văn Dân, mặc dù có một số luận điểm
độc đáo, nhưng lí thuyết của Freud không thể tránh khỏi nhiều nghi vấn. Nhìn lại
lịch sử tiếp nhận và ứng dụng phương pháp tâm phân học trong nghiên cứu của
Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Văn Tân, Nguyễn Lộc…, Nguyễn Văn Dân lại

giống với Trần Đình Sử ở chỗ đem “kết nối” phương pháp phân tâm học với thi
pháp học, Nguyễn Văn Dân đem “liên kết” phương pháp phân tâm học với
phương pháp văn hóa học và khuyến cáo việc “một số công trình có nguy cơ
mang tính chất của văn hóa học nhiều hơn là của nghiên cứu văn học” [5;
tr.252 - 253] và khuyến cáo này có lẽ muốn nhằm tới những người như Đỗ Lai
Thúy.
17

Có thể nói việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học
nói chung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng có một vị trí khá quan trọng
trong lịch sử nghiên cứu phê bình ở Việt Nam nên nhận được ý kiến đánh giá
của khá nhiều nhà nghiên cứu như Đào Duy Hiệp (2006), Trần Nho Thìn (2007),
Trịnh Bá Đĩnh và Nguyễn Hữu Sơn (2007)… và trong đó phải kể đến Đỗ Lai
Thúy như là một người hăng hái và chủ động nhất trong việc ứng dụng lí thuyết
phân tâm học trong nghiên cứu văn học đặc biệt là văn học Việt Nam trung đại
trường hợp thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và là người thực sự tâm huyết
với việc dịch và giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài ở Việt Nam cũng như
thường xuyên nhìn lại những ưu nhược của việc ứng dụng các dòng lí thuyết đó
trong thực tiễn nghiên cứu văn học. Những bài viết đầy suy tư và tinh thần phản
biện của Đỗ Lai Thúy giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử nghiên cứu phê bình ở
Việt Nam và những ý tưởng được đưa ra trong các công trình nghiên cứu của
ông.
















18


PHẦN KẾT LUẬN
Trong suốt một thế kỉ qua, việc du nhập và ứng dụng lí thuyết phân tâm học
trong nghiên cứu văn học nghệ thuật nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam
trung đại nói riêng đã trải qua một “con đường đau khổ” nhưng không phải là
không có những mùa quả ngọt trên hành trình bứng trồng và vun xới cho việc di
thực lí thuyết mới mẻ này vào mảnh đất Việt Nam.
Trong giai đoạn 1900 - 1945, cùng với quá trình hiện đại hóa của văn học
Việt Nam, nghiên cứu phê bình theo lối hiện đại xuất hiện và cùng với nó là sự
ra đời của các công trình ứng dụng lí thuyết phương Tây vào nghiên cứu văn học
Việt Nam, trong đó có việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học vào nghiên cứu văn
học Việt Nam trung đại. Các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu…
với các công trình của mình đã bước đầu đặt nền móng cho hướng nghiên cứu
này trên một mảnh đất có khá nhiều hứa hẹn. Do là những người thuộc lớp tiên
phong và có những giới hạn trong nhận thức và diện tiếp cận tư liệu nên những
nghiên cứu này chưa thoát khỏi lực hấp dẫn của đường mòn nguyên lí “dồn nén -
ẩn ức - thăng hoa” vốn không phải là tất cả những gì thuộc phân tâm học, đưa ra
những luận điểm có thể còn đơn giản, xơ cứng, máy móc… hay chưa đủ sức
thuyết phục và còn có những ngộ nhận nhưng cũng giúp chúng ta có một hình
dung khái quát về việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn
học Việt Nam giai đoạn này.

Trong giai đoạn 1945 - 1975, cùng với sự kiện cả dân tộc đứng lên chống
Pháp và chống Mĩ, việc chia cách hai miền Nam Bắc khiến đời sống văn học
nghệ thuật ở mỗi miền có những diện mạo riêng. Ở miền Bắc, sau 1945 dù về
đại thể những “phương pháp duy tâm” bị lên án nhưng đó đây vẫn có người sử
dụng phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại như Trương
Tửu, Văn Tân, Nguyễn Đức Bính… Các công trình này trước sau đều nhận
được sự “quan tâm” xứng tầm của giới nghiên cứu và bị phê phán gay gắt, trong
đó có những phê phán khá đúng đắn. Cùng thời gian này, các nghiên cứu về văn
19

học Việt Nam trung đại dưới góc nhìn phân tâm học ở miền Nam thu được nhiều
thành tựu hơn với Đinh Hùng, Đàm Quang Thiện, Thanh Lãng… Việc mở rộng
tầm tiếp cận lí thuyết phương Tây thông qua hệ thống sách dịch tại miền Nam
khi đó có vai trò rất lớn trong việc hướng các nhà nghiên cứu tới các phương
pháp tiên tiến và “cập nhật” đương thời và chính điều này góp phần tạo ra sự
khác biệt Nam - Bắc trong giai đoạn này, tất nhiên không thể tránh khỏi một số
khiếm khuyết hoặc hạn chế không thể khắc phục được ngay trong một thời gian
ngắn.
Sang giai đoạn từ 1975 đến nay, nước nhà được thống nhất, và nhất là từ sau
1986, làn gió Đổi mới mang đến một hơi thở mới cho văn học nói chung và việc
nghiên cứ văn học Việt Nam trung đại từ góc nhìn phân tâm học nói riêng. Hướng
nghiên cứu này chuyển mình từ những bài viết của Nguyễn Tuân, Lại Nguyên
Ân… để rồi đi tới một dấu mốc quan trọng là Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn
thực của Đỗ Lai Thúy năm 1999. Riêng trường hợp Đỗ Lai Thúy, là một nhà
nghiên cứu xác định mình đã “ít nhiều” ứng dụng lí thuyết phân tâm học của
C.G.Jung về vô thức tập thể và cổ mẫu… đồng thời ông cũng thường xuyên
“nghiên cứu việc nghiên cứu” giúp người đọc thêm hiểu bối cảnh nghiên cứu phê
bình và cũng hiểu hơn những ý tưởng trong các công trình nghiên cứu của ông.
Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt
Nam chúng ta dễ dàng nhìn ra những ưu nhược của một quá trình nhận thức trong

đó có những vấn đề là điểm chung của cả mấy chặng đường. Những vấn đề mà việc
nghiên cứu này đặt ra khiến chúng ta không khỏi băn khoăn về diện áp dụng, người
có khả năng - hứng thú áp dụng và hướng tiếp cận theo nhánh nào của phân tâm
học… trong tương lai. Vấn đề này đáng để chúng ta suy ngẫm và tìm tòi trong một
thời gian dài, ở một khuôn khổ rộng lớn hơn. Con đường nhận thức không có điểm
dừng tuyệt đối và sự kết thúc đôi khi chỉ là để bắt đầu.




20

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hoài Anh (2008), Lí luận phê bình văn học ở đô thị Miền Nam
1954 - 1975 (Luận án Tiến sĩ), Viện Văn học - Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (1991), Tinh thần Phục Hưng trong thơ Hồ Xuân
Hương, TC Nghiên cứu văn học, Số 3, Hà Nội. In lại trong: Hồ Xuân Hương -
Về tác gia và tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
(2003), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.354 - 362.
3. Nguyễn Đức Bính (1962), Người Cổ Nguyệt, Chuyện Xuân Hương, TC
Văn nghệ, Số 10, Hà Nội. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác
phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo
dục, Hà Nội, tr.301 - 315.
4. D.S.Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì?, Lê Văn Luyện - Huyền
Giang dịch, NXB Thế giới, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tập II, NXB Văn học,
Hà Nội.
7. Trần Trọng Đăng Đàn (1990), Văn hóa văn nghệ phục vụ chủ nghĩa

thực dân mới Mĩ tại Nam Việt Nam 1954 - 1975, NXB Văn hóa Thông tin -
NXB Long An, Hà Nội.
8. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
9. S.Freud (1999), Về văn học nghệ thuật, TC Văn học nước ngoài, Số 2,
Hà Nội, tr.168 - 180.
10. Nguyễn Văn Hanh (1936), Hồ Xuân Hương - tác phẩm, thân thế và
văn tài, NXB J.Aspar, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và
tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB
Giáo dục, Hà Nội, tr.61 - 68.
21

11. Nguyễn Hào Hải (2001), Người đàn ông có nhiều ảnh hưởng đến văn
chương: Sigmund Freud, TC Văn học nước ngoài, Số 5, Hà Nội, tr.190 - 218.
12. Lí Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng mĩ học, Trần Đình Sử - Lê Tẩm
dịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
13. Đào Duy Hiệp (2006), Phê bình văn học phương Tây ở Việt Nam:
Tiếp nhận và ứng dụng, In trong: Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, 100 năm nghiên cứu và đào tạo các ngành
khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, tr.288 - 302.
14. C.G.Jung (2004), Về quan hệ của tâm lí học phân tích đối với sáng tác
văn học nghệ thuật, Ngân Xuyên dịch, In trong: Đỗ Lại Thúy (biên soạn và giới
thiệu), Sự đỏng đảnh của phương pháp, NXB Văn hóa thông tin - TC Văn hóa
Nghệ thuật, Hà Nội, tr.217 - 246.
15. Nguyên Sa Trần Bích Lan (1960), Hồ Xuân Hương - Người lạ mặt,
Nam Sơn, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm,
Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục,
Hà Nội, tr.297 - 300.
16. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Quyển thượng,

Trình bày, Sài Gòn. In lại trong: Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm,
Nguyễn Hữu Sơn - Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), NXB Giáo dục,
Hà Nội, tr.136 - 140.
17. Thanh Lãng (1971), Đoạn trường tân thanh hay là cuộc đời kì quái
của Nguyễn Du như được chiếu hắt bóng lên tác phẩm của ông, Nghiên cứu
Văn học, Số 8, Sài Gòn, tr.59.
18. Đặng Thanh Lê - Nguyễn Đức Dũng (1963), Góp thêm một tiếng nói
mới trong việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương, TC Nghiên cứu văn học, Số 3,
Hà Nội.
19. Trần Thanh Mại (1961), Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ
Xuân Hương, TC Nghiên cứu văn học, Số 4. In trong: Hồ Xuân Hương - Về

×