RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE- ĐỌC- ViẾT NGỮ VĂN 6 THCS
I.Đặt vấn đề:
Môn ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng việc thực hiện mục tiêu của
trường THCS, góp phần hình thành những con người có nhân cách, nâng
cao trình độ phổ thông, chuẩn bị cho họ khi ra trường hoặc tiếp tục học lên
ở bậc cao hơn. Góp phần nâng cao ý thức tự tu dưỡng rèn luyện, biết yêu
thương con người có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới
tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự
công bằng, biết căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn
luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ các giá trị
chân, thiện, mĩ trong văn hoc, Có năng lực thực hành sử dụng tiếng việt
như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham
muốn đem tài chí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Bởi vậy trong các nhà trường phổ thông, người giáo viên không chỉ
dạy cho các em học sinh về những nội dung cơ bản hay tìm hiểu nội dung
bài học theo đúng đặc trưng của bộ môn ngữ văn, mà cần rèn luyện cho
các em 4 kỹ năng đó là nghe, đọc, viết, nói.
Nhưng thực chất từ xưa tới naychúng ta chủ yếu chú trọng vào việc làm
sao hướng dẫn cho học sinh khai thác đúng đủ nội dung của văn bản, hoặc
chú trọng vào rèn luyện cho các em kỹ năng nghe, đọc, viết. Mà quên việc
rèn luyện cho các em kỹ năng rất quan trọng đó là kỹ năng nói.
Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận
thông tin thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ
truyền đạt thông tin.
Vì thế kỹ năng nói có liên quan mật thiết đến việc hình thành các kỹ năng
nghe, đọc, viết. Nói không chỉ góp phần rèn luyện tư duy mà còn giúp học
sinh viết tốt. Muốn nói và viết tốt thì người nói phải có kỹ năng tiếp nhận
thông tin nghe đọc và quan sát tốt.
Vì thế theo nguyên tắc giao tiếp thì trong quá trình dạy học ngữ văn cần
rèn luyện đồng thời cả 4 kỹ năng cho học sinh. Nên trong quá trình giảng
dạy tại trường PTCS. Tôi đã chú ý rèn luyện và phát triển kỹ năng nói cho
học sinh qua môn ngữ văn và đạt được kết quả khả quan. Vậy tôi xin được
trao đổi dsáng kiến này tới tất cả các bạn đồng nghiệp. Tôi hy vọng sáng
kiến sẽ giúp các em học sinh khi ra đời có một kỹ giao tiếp hữu hiệu trong
cuộc sống.
II / Giải quyết vấn đề:
1 / Thực trạng:
- Như chúng ta đã biết: Nói là một trong những kỹ năng rất quan trọng
trong giao tiếp hàng ngày. Qua thực tiễn dạy học môn văn trước đây cũng
như môn ngư văn hiện nay, không phải khi nào kỹ năng nói đều được chú
trọng rèn luyện và được phát triển cùng một lúc. thông thường người dạy
hay chú trọng vào dạy các tri thức văn, tiếng việt, tập làm văn, mà bỏ qua
việc phát triển cho học sinh kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, trong những tình
huống giao tiếp sinh động và gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của các em.
Hoặc cũng có giáo viên quá chú trọng đến đọc diễn cảm, đọc hiểu hay quá
chú trọng đến nghe, viết mà bỏ qua luyện nói. Có một thực tiễn đau lòng là
nhiều thế hệ học sinh khi ra trường không biết viết những văn bản tối thiểu
phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, không biết cách đọc hiểu chính xác một
văn bản.
Thậm chí không biết lắng nghe và thấu hiểu, không biết nói ra những điều
mà mình nghĩ, không truyền đạt được chính xác một thông tin hoặc không
nói đúng theo nguyên tắc giao tiếp.
Qua thực tế khảo sát thực tế ở trường THCS nơi tôi đang giảng dạy cứ
100 học sinh yêu cầu phát biểu trước lớp, trước đông người thì có tới 90%
học sinh không thể nói lưu loát được, thậm chí có những học sinh không
biết nói câu gì khi được gọi đến chỉ đứng ở đó vài phút và chạy về chỗ
hoặc chờ thầy, cô giáo cho ngồi xuống là vội vàng ngồi xuống ngay, để
tránh sự dòm ngó của các bạn.
2) nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên nhưng chung quy
lại có hai nguyên nhân cơ bản như sau:
a.Phía giáo viên:
Đa số các giáo viên dạy ngữ văn là ngại dạy các giờ luyện nói. Vì thế chỉ
có 45 phút mà yêu cầu cần luyện tập thì mất nhiều thời gian. Một phần do
kinh nghiệm của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng nói và tổ chức một
giờ luyện nói cho học sinh còn hạn chế và chưa thường xuyên.
b. Phía học sinh:
Do học sinh là con em các dân tộc thiểu số vùng sâu, vàng xa. Hạn chế về
ngôn ngữ phổ thông phát âm chưa chuẩn xác. Chưa có kỹ năng nói trước
tập thể, chưa chủ động và tự tin nói trước đông người.
c. Những nguyên nhân khác:
Bên cạnh hai nguyên nhân cơ bản trên còn một lý do khác là lớp học
thường đông học sinh ( từ 30 – 40 học sinh / lớp ) mà thời gian luyện tập
lại quá ngắn, do đó thời gian dành cho học sinh luyện tập không đảm bảo.
Không những thế mà hệ thống bài tập luyện nói trong chương trình môn
ngữ văn chưa phong phú đa dạng, sách giáo viên chưa có định hướng cụ
thể cho một giờ kuyện nói để giáo viên rèn luyện và phát triển kỹ năng nói
cho học sinh qua từng giờ học, mà còn hướng dẫn chung chung thậm chí
nhiều tiết còn chưa có định hướng cho giờ luyện nói nên ít nhiều gây hạn
chế cho giáo viên trong việc xây dựng một giờ luyện nói thành công.
Ngoài ra nội dung chương trình chưa thiết kế theo kiể dạy học: đối thoại –
đàm thoại - thảo luận để hỗ trợ cho việc luyện kỹ năng nói.
3/ Biện pháp thực hiện:
- Việc dạy nói cho học sinh cũng là một trong những trọng tâm quan trọng
của việc dạy văn ở trường THCS. Mục đích chung của các giờ luyện nói
trong chương trình vẫn là rèn cho học sinh có kỹ năng nói tiếng việt tự tin
thành thạo. Chính vì thế khi tiến hành các giờ luyện nói giáo viên cần
giúp học sinh biết được mình sẽ nói cái gì ( xác định đề tài ) nói với ai
( xác định giao tiếp ) nói trong hoàn cảnh nào ( xác định hoàn cảnh giao
tiếp ) nói để làm gì ( xác định mục đích giao tiếp ) nói như thế nào ( cách
thức giao tiếp ) để thuyết phục người nghe.
- Việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh ở trường trung học cơ sở hiện
nay không phải đơn giản. Vì thế trong quá trình hướng dẫn luyện nói thì
người giáo viên phải tạo ra những tình huống giả định tương đối gần gũi
với cuộc sống thường ngày của học sinh, để học sinh có thể nói được về
một vấn đề nào đó.
- Người giáo viên phải tạo không khí hào hứng cho học sinh, thái độ dễ
hợp tác của những người cùng tham gia giao tiếp, đồng thời giáo viên cần
luyện nói kịp thời tạo hứng thú cho học sinh.
- Ngoài ra giáo viên cần tận dụng thời gian để luyện nói cho học sinh:
VD: Thông qua việc tổ chức các buổi dạ hội: Văn, sử, GDCD hoặc các
buổi toạ đàm nhân dịp các ngày lễ lớn: 26/3, 22/12, 20/11, 08/3 hoặc
thông qua các tiết thảo luận trong môn hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn
luyện kỹ năng nói cho học sinh.
- Để giúp các em học sinh có kỹ năng nói tiếng việt thành thạo. Khi tiến
hành một giờ luyện nói, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tuân thủ theo
một số yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Theo dàn bài đã được chuẩn bị trước ( dàn bài ngắn gọn, bám sát yêu
cầu của đề bài, nêu được các ý chính ) trọng tâm.
+ Tránh học vẹt, học thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã có trước
( văn mẫu ).
+ Khi nói, giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm,
truyền cảm và thuyết phục được người nghe biết lên trầm xuống bổng
hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên không gò bó, áp đặt.
+ Tác phong tự nhiên, tự chủ, sáng tạo.
+ Không nói tràn lan nói đúng yêu cầu của đề bài. Ngoài ra để nâng cao
chất lượng mỗi giờ luyện nói giáo viên nên chủ động phát huy kinh
nghiệm của cá nhân và đồng nghiệp. Linh hoạt trong vận dụng các hình
thức đối với phương pháp dạy học ( PPDH ) theo hướng tích cức hoá hoạt
động học tập của người học. Vận dụng sáng tạo lý thuyết giao tiếp và dạy
các giờ luyện nói.
* Nói tóm lại: Theo kinh nghiệm thực tiễn dạy học môn ngữ văn trong
nàh trường hiện nay, muốn đạt được hiệu quả cao trong các giờ luyện nói
không chỉ trong các giờ giảng văn mà còn chú ý luyện cho các em ở mọi
nơi mọi lúc.
- Rèn cho các em phải nói trước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi
nói cần bình tĩnh tự tin nói theo đúng nghi thức và tuân thủ các nguyên tắc
hội thoại, biết vận dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để lời nói thêm thuyết
phục.
- Trong quá trình chuẩn bị một tiết học luyện nói giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài theo nhiều dạng bài khác nhau:
VD: Khi dạy loại bài văn biểu cảm thì yêu cầu có gióng nói rõ ràng cao
độ, vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm lên trầm xuống bổng hoặc
thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên không áp đặt.
Cần giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói ở nhà một cách cụ thể,
đầy đủ, chu đáo theo yêu cầu của đề bài đặt ra.
+ Khi dạy tiết 56 bài 13 ngữ văn lớp 7: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ
về tác phẩm văn học.
Đề bài là: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí
Minh.
Với đề bài này yêu cầu bày tỏ thái độ, tình cảm suy ngĩ đối với tác phẩm
văn chương. Nên cần chuẩn bị sẵn một giàn bài như sau:
* Phần mở bài:
+ Giới thiệu tác phẩm: Rằm tháng giêng là một bài thơ
+ Bài thơ được chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào thời kỳ
+ Giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình:
- Đọc bài thơ, em cảm thấy
- Bài rằm tháng giêng sâu sắc và thú vị
* Phần thân bài:
+ Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nhận chung về hình ảnh trong bài thơ:
Như phong cảnh, tâm hồn
+ Chuẩn bị đoạn văn nêu cảm nghĩ cho từng câu thơ: Chú ý các biện
pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh
* Phần kết bài:
Có thể chọn một trong các cách sau:
+ Bìa thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nàh thơ
+ Qua bài thơ ta thấy Bác Hồ là một người lạc quan, yêu đời
+ Đọc bài thơ ta thấy Bác Hồ là một nghệ sĩ yêu cái đẹp và sáng tạo
cái đẹp cho đời
Còn đối với loại bài văn nghị luận đòi hỏi phải có giọng nói rõ ràng,
cao độ vừa phải, không gò bó, đặc biệt tránh nói vòng vo, mà cần nói một
cách chính xác ngắn gọn, đủ nội dung yêu cầu của đề bài.
VD: Khi dạy tiết 140 bài 27 ( Ngữ văn 9 ): Luyện nói nghị luận về một
đoạn thơ, bàì thơ.
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của
Tế Hanh. Với đề bài này học sinh cần chuẩn bị một dàn bài cụ thể như
sau:
* Phần mở bài:
- Giới thiệu bài thơ quê hương, nêu ý kiến khái quát của mình về tình
yêu quê hương trong bài thơ.
* Phần thân bài:
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ:
+ Khái quát chung về bài thơ ( Một tình yêu tha thiết, trong sáng đậm
chất lý ưởng, lãng mạn )
+ Cảnh ra khơi: Vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống đầy khí thế vượt
trường giang.
+ Cảnh trở về: Đông vui no đủ, bình yên.
+ Nỗi nhớ: Hình ảnh đọng lại, vẻ đẹp sức mạnh, mùi nồng mặn của
quê hương.
* Kết bài:
- cả bài thỏ là một khúc ca quê hương tươi sáng, ngọt ngào.Nó là sản
phẩm của một hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy thơ mộng.
4 / Kết qủa :
- Sau vài năm thực tế dạy học môn ngữ văn theo phương pháp đổi mới
kết hợp rèn luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh THCS. Kết quả
thu được rất khả quan :
- 95% học sinh đã có vốn từ vựng phong phú, năng lựcc giao tiếp tốt.
- 100% học sinh được rèn luyện và phát triển kĩ năng nói qua các giờ học
cảu môn ngữ văn và các môn học khác ( thuộc bộ môn xã hội ).
- Cứ 100 học được yêu cầu nói trước tập thể đông người thì có tới 95%
học sinh biết trình bày một ý tưởng hoặc có kĩ năng nói thành thạo, lưu
loát, chủ động và tự tin hơn. Số còn lại các em đèu có hứng thú sôi nổi
trong giờ học luyện nói, không còn tình trạng chán nản trong giờ luyện
nói như trước đó.
5/ Bài học kinh nghiệm:
- Trong quá trình rèn luyện và phát triển lĩ năng nói cho học sinh qua
môn ngữ văn ở trường THCS cần thực hiện theo các bước sau :
+ Giáo viên phải lựa chọn các hướng dẫn sao cho phù hợp với nội dung
yêu cầu của bài học, giờ học.
+ Lựa chọn sao cho vấn đề luyện nói phải gần gũi, thiết thực, dễ hiểu và
dễ truyền đạt, quen thuộc trong cuộc sống.
+ Chuẩn bị đầy đủ những phương tiện cần thết để đáp ứng yêu cầu của
giờ học.
+ Khi tiến hành giờ luyện nói giáo viên nên giải thích cho học sinh rõ
về : Mục đích yêu cầu, cách thực hiện của giờ luyện nói.
+ Để giờ luyện nói đạt được kết quả tốt, sau khi hướng dẫn, giải thích, và
kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà cảu học sinh, giáo viên ghi đầu bài, đề
mục, đầu bài lên bảng. Sau đó chia lớp thành nhiều nhóm, tổ, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
+ Trong khi học sinh luyện nói, giáo viên phải là người trọng tài theo dõi
diễn biến của giờ luyện nói. Để có sự động viên những cá nhân tiêu biểu
và uốn nắn, chỉnh sửa kịp thời những trường hợp còn nói tràn lan ngaòi
yêu cầu của đề.
+ Kết thúc giờ luyện nói, giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả giờ
học một cách khách quan, công bằng và thống kê những ưu điểm, nhược
điểm về cách trình bày nội dung của từng nhóm, từng em Sau đó biểu
dương khen ngợi những cá nhân, nhóm tiêu biểu trong giờ luyện nói,
đáng giá xếp loại giờ học.
III / Kết luận :
- Để đạt đươc kết quả cao học sinh có kĩ năng giao tiếp thành thạo, tự
tin lưu loát trước tập thể lớp. Giáo viên cần quan tâm hơn tới việc rèn
luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh ở mọi lúc mọi nơi.
- Rèn luyện cho các em phải biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn
đè cần nói, cần bình tĩnh, tự tin nói đúng theo văn cảnh và tuân thủ
các nguyên tắc hội thoại.
- Ngoài ra giáo viên cần tạo ra những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, đặt
trong những “ Tình huống có vấn đề “để kích thích tư duy và sự phản xạ
ngôn ngữ nhanh chóng của học sinh. Khuyến khích các em bộc lộ những
suy nghĩ trong việc phát biểu, thảo luận ngay cả khi ý kiến đó là sai hoặc
chưa hoàn toàn chính xác.
- Khi đánh giá việc trình bài miệng của học sinh bên cạnh việc cho
điểm, giáo viên cần sửa chữa cho học sinh những lỗi cần tránh khi nói
như : Nói ngọng, nói nhanh, nói dài dòng Nhằm giúp học sinh không
những tìm hiểu đúng đặc trưng, nội dung cơ bản của môm ngữ văn mà còn
giúp các em phát triển tốt kĩ năng nói. Để khi ra trường hoặc vào đời lời
nói thực sự trở thành công cụ giao tiếp hữu hiệu cho mọi người trong cuộc
sống.
Với năng lực và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, trong quá trình
thực hiện và viết còn nhiều thếu xót. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp
góp ý kiến xây dựng. Tôi xin chân thành cảm ơn./,
Ngày 20/04/2009
Người viết đề tài