Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu nguồn tài nguyên phi gỗ của hệ thực vật tại Vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm bảo tồn những tri thức bản địa và nguồn gen quý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Nguyễn Thúy Huệ



NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN PHI GỖ CỦA HỆ THỰC VẬT TẠI
VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG NHẰM BẢO TỒN NHỮNG TRI THỨC
BẢN ĐỊA VÀ NGUỒN GEN QUÝ





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC







Hà Nội - 2012



2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



Nguyễn Thúy Huệ


NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN PHI GỖ CỦA HỆ THỰC VẬT TẠI
VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG NHẰM BẢO TỒN NHỮNG TRI THỨC
BẢN ĐỊA VÀ NGUỒN GEN QUÝ

Chuyên ngành : Thực vật học
Mã số : 60 42 20


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :
GS.TSKH. NGUYỄN NGHĨA THÌN



Hà Nội - 2012



3
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu về tài nguyên phi gỗ 8
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cây đƣợc sử dụng làm thuốc 8
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về cây đƣợc sử dụng làm thức ăn cho ngƣời 14
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu thức ăn cho Vọoc mông trắng 15
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 16
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 16
1.2.1.1. Vị trí địa lý. 16
1.2.1.2. Lịch sử địa chất và địa hình. 17
1.2.1.3. Thổ nhưỡng 18
1.2.1.4. Khí hậu thủy văn. 18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
21
2.1. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 21
2.2. Thời gian nghiên cứu: 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Phương pháp kế thừa 21
2.3.2. Phương pháp điều tra, phân tích – phân loại và xây dựng danh lục 22
2.3.2.2. Xử lý và trình bày mẫu 23
2.3.2.3. Xác định và kiểm tra tên khoa học 23
2.3.2.4. Xây dựng bảng danh lục thực vật 24
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá một số đặc điểm của hệ thực vật 25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đa dạng nguồn tài nguyên phi gỗ tại VQG Cúc Phƣơng. 27
3.2.1. Các loài cần đƣợc bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 43
3.2.2. Các loài cần được bảo vệ theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP. 44
3.2.3. Các loài cần đƣợc bảo vệ theo khuyến cáo của UNEP - WCMC. 45

3.3. Một số giải pháp quản lý bảo tồn 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
KẾT LUẬN 49



4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52





5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP
Chính Phủ
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
IUCN
Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

Quyết Định
UNEP
Chương trình môi trường Liên hợp quốc
VQG
Vườn Quốc gia
WCMC
Trung tâm Giám sát Bảo tồn Thế giới

WHO
Tổ chức y tế Thế giới





6
MỞ ĐẦU

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, là một trong những trung tâm đa dạng sinh
học quan trọng của thế giới và cũng là nước có tài nguyên rừng nhiệt đới giàu có cả
về diện tích và cả về chất lượng, đặc biệt là nguồn tài nguyên phi gỗ.
Nguồn tài nguyên phi gỗ đã và đang là một nguồn thu nhập của cộng đồng
dân cư miền núi ở hầu hết các nước nhiệt đới. Chính vậy, nguồn tài nguyên này
hiện được coi là một phần thu nhập kết hợp không thể thiếu trong chiến lược phát
triển bền vững quốc gia, trong các chương trình bảo tồn tài nguyên và môi trường,
chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học và các chiến lược phát triển kinh tế xã hội khác
của các nước nhiệt đới. Đối với con người, tài nguyên phi gỗ được sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau như là nguồn lương thực bổ trợ (củ quả giàu tinh bột như
củ Mài, củ Nâu, ruột cây Búng bang,cây Đoác, ), các loại thực phẩm (thịt động vật
hoang dã, rau rừng, các loài gia vị, ) và các loài cây con dược liệu, làm thuốc chữa
bệnh.
Ngoài các giá trị kinh tế trực tiếp kể trên, tài nguyên phi gỗ còn có tiềm năng
lớn đối với việc bảo tồn các hệ sinh thái rừng nhiệt đới thông qua việc góp phần làm
tăng tính đa dạng loài, giảm năng lượng hao phí do chuyển dời của các loài khi đi
tìm kiếm thức ăn, đảm bảo cân bằng sinh thái. Đặc biệt, tài nguyên phi gỗ là cơ sở
để tạo nên nhiều cơ hội cho các hoạt động quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia
của cộng đồng.
Việc nghiên cứu để tập hợp những giá trị tài nguyên phi gỗ đó là việc làm

cần thiết vì đó là yêu cầu cấp thiết hiện nay đồng thời nó là kinh nghiệm quí báu đã
được tích lũy từ ngàn đời nay.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu nguồn tài
nguyên phi gỗ của hệ thực vật tại Vƣờn Quốc Gia Cúc Phƣơng nhằm bảo tồn
những tri thức bản địa và nguồn gen qúy.”



7
Mục tiêu:
- Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên phi gỗ gồm cây thuốc, cây ăn được
cho người và thức ăn cho Vọoc mông trắng tại VQG Cúc Phương.
- Nghiên cứu những tri thức bản địa về nguồn tài nguyên phi gỗ (cây thuốc,
cây ăn được cho người và thức ăn cho Vọoc mông trắng).
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn




































8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1 . Tổng quan nghiên cứu về tài nguyên phi gỗ
Từ bao đời nay rừng mang lại cho con người nhiều nguồn tài nguyên quý
giá, trong đó có nguồn tài nguyên phi gỗ. Nguồn tài nguyên này đã thể hiện vai trò
quan trọng đối với đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân, trong đó thể
hiện rõ nhất ở các vai trò làm thuốc, thức ăn cho người và thức ăn cho Vọoc mông
trắng.

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu cây đƣợc sử dụng làm thuốc
Y học cổ đại đã hình thành ở Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đời. Trong sự phát
triển của loài người, mỗi dân tộc mỗi quốc gia đều có những nền Y học cổ truyền
riêng. Các kinh nghiệm dân gian được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau tùy
thuộc vào sự phát triển của quốc gia đó.
Ở các nước Nga, Đức, Trung Quốc đã dùng cây Mã đề (Plantago major L.)
sắc nước hoặc giã lá tươi đắp chữa trị vết thương, viêm tiết niệu, sỏi thận.
Ở Cuba, người ta đã dung bột papain lấy từ mủ cây Đu đủ ( Carca papaya
L.) để kích thích tổ chức hạt ở các vết thương phát triển.
Y học dân tộc của Bungari “ Đất nước của hoa hồng” đã coi hoa hồng là một
vị thuốc chữa được nhiều bệnh, người ta dùng cả hoa, lá, rễ để làm thuốc tan huyết
ứ và bệnh phù thũng. Ngày nay người ta đã chứng minh được trong cánh hoa hồng
có chứa một lượng tanin, glucosid
Nền y học Trung Quốc được xem là cái nôi của y học cổ truyền. Các bài
thuốc được xem như hình thành từ rất sớm nhất từ đây. Từ năm 3216 hoặc 3080
tr.CN Thần nông – một nhà được học tài năng đã chú ý tìm hiểu tác động của cây cỏ
đến sức khỏe của con người. Ông thử nghiệm tác dụng các loài cây thuốc trên chính
bản thân bằng uống, nếm rồi ghi chép lại tất cả những hiểu biết đó vào cuốn sách “
Thần nông bản thảo” gồm 365 vị thuốc rất có giá trị. Vào thế kỷ thứ II nhân dân
Trung Quốc đã biết dùng các loài cây cỏ để chữa bệnh như: Nước chè đặc,rễ cây cốt



9
khí củ(Polygonum cuspidatum); vỏ rễ cây Táo tầu ( Zizyphus vulgarris)… để chữa
vết thương; dùng các loài nhân sâm ( Panax) để phục hồi ngữ quan …
Trương Trọng Cảnh là vị thánh trong đông y vào thời Đông hán cách đây
1700 năm, ông nghiên cứu và viết “ Thương hàn tập bệnh luận” chỉ các dịch bệnh
và bệnh về thời tiết nói chung và đề ra những cách chữa trị bằng thảo dược.
Trong cuốn sách “Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt kê một

loạt các cây chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.)
chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, hạt gấc trị sưng tấy đau khớp, sốt rét, vết thư+ơng
tụ máu; Cải soong (Nasturtium officinale R.Br) giải nhiệt, chữa lở mồm, chảy máu
chân răng, bướu cổ.
Ở đời Hán (năm 168 tr.CN) trong cuốn sách “Thủ hậu bị cấp phương” đã kê
52 đơn thuốc chữa bệnh từ cây cỏ. Vào thế kỷ XVI Lý thời Trần đã thống kê được
12.000 vị thuốc trong tập “ Bản thảo cương mục” xuất bản năm 1595.
Trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực
Đông nam Á, Perry đã nghiên cứu hơn 1000 tài liệu khoa học về thực vật và dược
liệu đã được công bố và được các nhà khoa học kiểm chứng (trong đó có 146 loài
có tính kháng khuẩn) và tổng hợp thành cuốn sách về cây thuốc của vùng Đông và
Đông nam Á “Medicinal Plants of East and Southeast Asia”.
Nền Y học cổ truyền của Việt nam đã có từ lâu đời, nhiều bài thuốc, cây
thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả. Qua quá trình phát triển
của dân tộc, các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn
sách có giá trị được gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của các danh y nổi tiếng và
được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.
Đời nhà Trần (1225-1399) có sự kiện, Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hưng Đạo
Vương - Trần Quốc Tuấn, thu thập trồng một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho
quân sỹ trên núi gọi là “ Sơn dược’ hiện vẫn còn di tích để lại tại một quả đồi thuộc
xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương.
Vào thế kỷ XIII có hai danh y nổi tiếng đó là Phạm Công Bân và thầy thuốc
Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, vào đầu thế kỷ XIV ông biên soạn bộ “ Nam



10
dược thần hiệu” gồm 11 quyển với 496 vị thuốc nam, trong đó có 241 vị thuốc có
nguồn gốc thực vật. Ngoài ra ông còn viết “Hồng nghĩa giác tư y thư” gồm 2 bài
hán nôm phú , tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc cùng 13 đơn thuốc và cách

chữa trị 37 chứng sốt khác nhau [41] Tuệ Tĩnh được coi là một bậc danh y kỳ tài
trong lịch sử Y học của nước ta, là “Vị thánh thuốc nam”, ông chủ trương lấy “
Nam dược trị nam nhân” trong bộ sách quý của ông sau này bị quân minh thu gần
hết chỉ còn lại những tác phẩm như “ Nam dược thần hiệu”; “Tuệ Tĩnh Y thư”;
“Thập tam phương gia giảm”; “ Thương hàn tam thập thất trùng pháp”[41]
Thời Lê Dụ Tông xuất hiện Hải Thượng Lãn Ông tên thực là Lê Hữu Trác
(1721-1792) Ông là người am hiểu nhiều về y học, sinh lý học, đọc nhiều sách
thuốc. Trong 10 năm khổ công tìm tòi nghiên cứu Ông viết bộ “Lãn ông tâm lĩnh”
hay “ Y tôn tâm lĩnh” gồm 66 quyển đề cập đến nhiều vấn đề về y dược như: “Y
huấn cách ngôn”, “Y lý thân nhân”, “Lý ngôn phụ chính”, “Y nghiệp thần chương”
xuất bản năm 1772. Trong bộ sách này ngoài kế thừa “Nam dược thần hiệu của Tuệ
Tĩnh Ông còn bổ sung thêm 329 vị thuốc mới. Mặt khác ông còn mở trường đào tạo
y sinh truyền bá tư tưởng, hiểu biết của mình về y học do vậy ông còn được mệnh
danh là ông tổ sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam. [29]
Dưới thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu cay thuốc gặp nhiều khó khăn. Một số
tác giả người pháp như: Charles Crévost, Alfred Petelot, Charles Lematie, Perrol
Hurrer đã xuất bản bộ “ Catalogue des produits de l’Indochine” (1928-1935) trong
đó tập V (Produits medicanaux, 1928) đã mô tả 368 cây thuốc và vị thuốc các loài
thực vật có hoa.
Thời kỳ 1884-1945, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân, loại Y học
dân tộc của nước ta ra khỏi chính sách bảo hộ, việc nghiên cứu cây thuốc gặp nhiều
khó khăn. Tuy nhiên có một số nhà thực vật học, dược học người pháp nghiên cứu
với mục đích chính là khai thác tài nguyên tiêu biểu là: Crevot; Petelot đã thống
kê được 1482 vị thuôc sthảo mộc trên 3 nước Đông Dương [53].
Ngay sau khi đất nước được thống nhất, công tác điều tra nghiên cứu cây
thuốc đã có nhiều thành tích đáng kể. Điển hình là công trình “Những cây thuốc và



11

vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (đã tái bản nhiều lần) giới thiệu 792 loài thực
vật làm thuốc. Năm 2005 tái bản lần thứ 13 Trong đó ông đã mô tả tỉ mỉ tên khoa
học, phân bố, công dụng, thành phần hoá học, chia tất cả các cây thuốc trong đó
theo các nhóm bệnh khác nhau [27]. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học
và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại. Năm 1980 Đỗ
Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong đó có 150 loài
mới phát hiện “Sổ tay cây thuốc Việt nam” [9]
Đề cập đến cây thuốc trong hệ thực vật Việt Nam Võ Văn Chi là người đầu
tiên có tâm huyết, năm 1976 trong luận án PTS khoa học của mình, ông đã thống kê
có 1360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. đến 1991
trong một báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II ở thành phố
Hồ Chí Minh tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc ở Việt Nam có
2280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Năm 1996 tác
giả giới thiệu “ Từ điển cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 3.200 loài cây thuốc [13]
đây là một công trình khoa học có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho
ngành dược và các nhà thực vật học.
Các kết quả điều tra dược liệu của Viện Dược liệu từ năm 1961 đến 1985 đã
phát hiện 1.863 loài cây thuốc, trong 1033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành
được xếp loại theo hệ thống của nhà thực vật học Takhtajan. Đến năm 2000, số loài
cây thuốc đã tăng lên tới 3.849 loài thuộc 307 họ thực vật [43].
Theo Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Lê Tùng Châu hàng năm nước ta khai
thác và sử dụng tới 300 loài cây thuốc ở các mức độ khác nhau [4]. Khó mà thống
kê được một cách đầy đủ khối lượng dược liệu tự nhiên được khai thác bởi lễ hàng
năm ngoài cơ sở sản xuất của nhà nước còn có những cơ sở của tư nhân, của những
ông lang bà mế và người dân từng địa phương tự thu hái về chữa bệnhtheo kinh
nghiệm dân gian.
Theo Nguyễn Khang và Vũ Quang Chương thì trong vòng vài chục năm gần
đây nước ta đã xuất khẩu một lượng dược liệu khá lớn khoảng 20 triệu US$ và
lượng tinh dầu là 20-30 triệu US$ chưa kể giá trị xuất khẩu tiểu ngạch và buôn lậu




12
qua biên giới [23]. Song đối với các dân tộc Việt Nam thì ít có công trình nghiên
cứu đến, công trình nghiên cứu đầu tiên của Võ Thị Thương (1986) đã nghiên cứu
các loài cây ăn được của đồng bào Mường trong đó tác giả giới thiệu 89 loài thuộc
38 họ [39] tác giả cũng đưa ra một số nhận xét giữa việc sử dụng một số cây của
đồng bào Mường với điều kiện sống và nơi sống của họ. Đặc biệt năm 1994, trong
công trình nghiên cứu cây thuốc Lâm Sơn - Lương Sơn Hà Sơn Bình, Nguyễn
Nghĩa Thìn đã giới thiệu 112 loài thuộc 50 họ [36].
Năm 1990-1995 trong hội thảo quốc tế lần thứ 2 về Dân tộc sinh học tại Côn
Minh - Trung Quốc Nguyễn Nghĩa Thìn đã giới thiệu lịch sử nghiên cứu về vấn đề
dân tộc dược học, giới thiệu 2300 loài thuộc 1136 chi, 234 họ thuộc 6 ngành thực
vật có mạch bậc cao Việt Nam được sử dụng làm thuốc và giới thiệu hơn 1000 bài
thuốc được thu thập ở Việt Nam.
Vương Thừa Ân cho ra đời cuốn “Thuốc quý quanh ta” vào năm 1995. Cho
đên chương trình tạo nguồn được liệu của Viện dược liệu KV02 cho ra quyển “ Tài
nguyên cây thuốc Việt Nam”. Tác giả Trần Đình Lý và công sự cho xuất bản cuốn
“1900 loài cây có ích ở Việt Nam”
Trần Văn Ơn trong luận án tiến sĩ của mình đã xác định ở Vườn quốc gia Ba
Vì có 503 loài cây thuốc được người Dao sử dụng để chữa 131 loại bệnh [30]
Cao Thị Hải Xuân nghiên cứu về cây thuốc VQG Cát Bà thì có 443 loài
thuộc thuộc 335 chi, 118 họ chữa 15 nhóm bệnh khác nhau [46].
Theo thống kê của tổ chức Y học thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có
gần 20.000 loài thực vật ( trong tổng số 250.000 loài đã biết) được sử dụng làm
thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc [38]. Trong đó Ấn Độ có
khoảng 6.000 loài [38]Trung Quốc 5.000 loài [38]; Vùng Nhiệt đới Châu Mỹ hơn
1.900 loài thực vật có hoa [38]
Tuy nhiên nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do thảm
thực vật bị tàn phá, cây thuốc bị khai thác quá mức và bị sử dụng lãng phí; Tri thức

sử dụng cây thuốc bị mai một do không được tư liệu hóa, thế hệ trẻ ở nhiều cộng



13
đồng ít quan tâm đến học tập kinh nghiệm của sử dụng cây cỏ làm thuốc của thế hệ
trước ; do tính khó sử dụng của dược liệu Ngày nay trong xu thế phát triển toàn
cầu, các ngành công nghiệp được phát triển mạnh mẽ dẫn tới môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng, đời sống kinh tế xã hội ngày càng cao do vậy việc sử dụng cây thuốc
phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ngày một lớn điều đó dẫn tới việc bảo tồn và
phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc không theo kịp so với nhu cầu phát triển của
xã hội đã đem lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp dược vô cùng lớn.
Trên thế giới có rất nhiều loài cây thuốc quý hiếm nhưng do chiến tranh, ô
nhiễm môi trường và con người khai thác bừa bãi cho nên đã trở nên rất nguy cấp
và có nhiều loài đã bị tuyệt chủng (Theo công ước đa dạng sinh học 1992). Theo
Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn trăm năm trở lại đây có
khoảng 1000 loài thực vật có lẽ đã bị tuyệt chủng có tới 60.000 loài có thể bị gặp rủi
ro hoặc sự tồn tại của chúng là mong manh vào giữa thế kỷ nếu chiều hướng đe dọa
này vẫn tiếp diễn. Trong số những loài thực vật bị mất đi hoặc bị đe dọa đương
nhiên có nhiều loài cây thuốc. Do vậy song song với việc nghiên cứu và sử dụng
cây thuốc, một vấn đề cấp bách khác đó là bảo tồn tri thức sử dụng và cây thuốc
cũng cần phải quan tâm. 1988, hội thảo (consultation) quốc tế về bảo tồn cây thuốc
đã được tổ chức tại Chiang Mai Thái Lan với sự tham gia của 24 chuyên gia y tế và
bảo tồn cây cỏ, đến từ 16 quốc gia thuộc các khu vực khác nhau trên thế. Kết quả là
“ Tuyên ngôn Chiang mai” đã ra đời. Bản tuyên ngôn đánh giá cao tầm quan trọng
của cây thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, giá trị kinh tế và tiềm năng của cây
cỏ đối với việc tìm ra thuốc mới. Đồng thời báo động về mất tính đa dạng sinh vật
cây cỏ và các nền văn hóa trên thế giới có thể ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thuốc
mới mang lại lợi ích toàn cầu. Tuyên bố Chiang Mai cũng chỉ ra sự cấp thiết cần
hợp tác ở mức độ toàn cầu để thiết lập các chương trình bảo tồn cây thuốc.

Thế kỷ XXI khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển kéo theo nó là sự phát
triển của nền kinh tế toàn cầu. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người và chữa trị
các bệnh nan y ngày càng cấp thiết. Cho nên việc khai thác kết hợp với bảo tồn phát
triển các loài cây thuốc là rất quan trọng.



14
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về cây đƣợc sử dụng làm thức ăn cho ngƣời
Trong số các loại lâm sản phi gỗ , những cây dùng làm lương thực thực
phẩm gọi tắt là cây ăn được có một vai trò quan trọng đối với nhân dân ta , đặc biệt
đối vơ
́
i đồng bào các dân tộc sống ở trung du và miền núi.
Riêng nói về những cây ăn được thì 54 dân tộc nước ta có 54 nền văn hoá
về sử dụng khác nhau nguồn tài nguyên này. Với một hệ thực vật phong phú và đa
dạng, gần 12.000 loài thực vật bậc cao, loài nào cũng có ích nhưng chúng ta chưa
biết được có bao nhiêu loài có thể làm thức ăn cho con ng ười. Mã tiền là cây có
hạt chứa nhiều độc tố ancaloid strychnin được chiết xuất để làm thuốc, như người
đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn ăn quả mã tiền chín . Điều đó chư
́
ng to
̉
là còn
lâu chúng ta mới hiểu biết và khai thác hết được những “kiến thức bản địa” mà
cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta đã tích lũy từ hàng nghìn năm nay.
Những năm dưới chế độ thực dân, chính các loài cây rừng ăn được như củ
mài, rau rừng đã cứu sống bao nhiêu con người. Trong những năm chiến tranh
chống Pháp, chống Mĩ cứu nước, rau rừng vẫn là nguồn “rau xanh, hậu cần tại
chỗ”. Rau rừng không chỉ làm thay đổi khẩu vị với lương khô lâu ngày mà thực

chất là cấp thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của bộ đội tác chiến, cũng như thương
bệnh binh ở các chiến trường. Đó là nguồn vitamin tự nhiên, chất khoáng, chất
chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, chất xơ cần thiết chống lại bệnh tật, đảm
bảo sức khỏe và quân số chiến đấu ở các mặt trận.
Viện nghiên cứu ăn mặc quân đội đã phối hợp cùng với Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội tổ chức các đoàn nghiên cứu và điều tra về rau rừng. Từ năm
1969- 1975 đã thành lập được 6 đoàn, tổ chức nghiên cứu ở các vùng: Trị - Thiên,
Liên khu 5, Nam Bộ, bắc Trường Sơn giáp Lào, nam Trường Sơn giáp Cam-pu-
chia, vùng giới tuyến và miền Bắc. Những kết quả điều tra nghiên cứu bước đầu
đã được tổng hợp, biên soạn và được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân in thành
sách “Sổ tay rau rừng” trong đó có 420 loại cây rau, nấm ăn được. [2]
Năm 1968, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã cho ra mắt cuốn sách “ Một
số rau dại ăn được ở Việt Nam” đã thống kê miêu tả được 128 loài rau dại ăn được



15
ở Việt Nam. [28]
Từ năm 1968-1971, Phân viện nghiên cứu Khoa học Cúc Phương tiến hành
điều tra nghiên cứu về các loài cây ăn được trong VQG Cúc Phương.Kết quả sau 3
năm nghiên cứu, nhóm tác giả đã thống kê được 229 loài thuộc 73 họ và 3 ngành
thực vật. [10]
Qua thời kì người dân "ngày tám tháng ba" vào rừng đào củ mài chống đói,
đã qua thời kì bộ đội ta phải ăn rau tàu bay, măng rừng mà vẫn lập nên những
chiến công hiển hách. Giờ đây nói đến những kiến thức này là nói đến một nguồn
tài nguyên phong phú và đa dạng cần được khai thác để sử dụng hợp lí và bền
vững. Đó không chỉ là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung, mà trong nhiều
trường hợp còn là những đặc sản quý , cho cả giới “thượng lưu” và du thực khách
hải ngoại ! ( như món canh rau sắng hay món salat rau càng cua (Peperomia
pellucida) - món khai vị cho những bữa nhậu ở miền Trung). Vì vậy việc hiểu biết

để khai thác trên cơ sở bảo tồn, nhân giống, gây trồng để phát triển như một mặt
hàng thương phẩm và hơn thế nữa như một mặt hàng xuất khẩu là mục tiêu trươ
́
c
mắt của những nghiên cứu sử dụng các cây mọc hoang dại có ích nói chung và làm
lương thực thực phẩm nói riêng.
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu thức ăn cho Vọoc mông trắng
Vọoc Mông Trắng (Trachypithecus delacouri ) là loài động vật đặc hữu quý
hiếm của Việt Nam, có tên trong "Sách Đỏ" của Việt Nam và thế giới cần được bảo
vệ. Chính vì lý do đó chúng tôi đi tìm hiểu nguồn tài nguyên phi gỗ là thức ăn cho
Vọoc mông trắng.
Qua các đề tài nghiên cứu về sinh cảnh sống của Vọoc mông trắng một số
khóa luận tốt nghiệp đại học, đề tài luận án tiến sĩ đã thống kê được số lượng loài
thức ăn cho Vọoc mông trắng trong điều kiện nuôi nhốt, bán hoang dã và trong điều
kiện tự nhiên như sau:



16
Trần Thị Thảo (2001), thức ăn cho Vọoc mông trắng trong điều kiện nuôi
nhốt có 204 loài thuộc 92 chi thuộc 57 họ, Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học
Lâm Nghiệp. [35]
Nguyễn Văn Thái (2005) thức ăn cho Vọoc mông trắng trong điều kiện nuôi
nhốt có 229 loài thuộc158 chi thuộc 59 họ. Luận văn tốt nghiệp – trường Đại học
Lâm nghiệp. [33]
Nguyễn Vĩnh Thanh (2008), thức ăn cho Vọoc mông trắng trong điều kiện ở
Vân Long – Ninh Bình có 71 loài thuộc 52 chi, 34 họ là thức ăn cho Vọoc. Luận án
tiến sĩ ngành sinh học- trường Đại học Khoa học Tự Nhiên. [34]
Nguyễn Thúy Huệ (2010), thức ăn cho Vọoc mông trắng trong điều kiện
nuôi bán tự nhiên có 24 loài thuộc 24 chi và 16 họ. Luận văn tốt nghiệp - trường

Đại học Khoa học Tự Nhiên. [22]

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý.
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên tọa độ địa lý từ 20
0
14' đến 20
0
24' vĩ độ
Bắc và từ 105
0
29' đến 105
0
44' kinh độ Đông. Cách Hà Nội 120 km về phía Tây
Nam theo đường ô tô và cách biển Đông 60 km theo đường chim bay về phía Đông.
Vườn có tổng diện tích 22.200ha, chiều dài khoảng 30km, rộng 8-10km, trong đó
11.350 ha (51,1%) thuộc tỉnh Ninh Bình, 5850ha (26,4%) thuộc tỉnh Hoà Bình,
5000ha (22,5%) thuộc tỉnh Thanh Hoá.



17

Hình 1. Bản đồ vị trí địa lý của VQG Cúc Phương (nguồn: Google Earth)
1.2.1.2. Lịch sử địa chất và địa hình.
a. Lịch sử địa chất.
Cúc Phương nằm trong vùng đất được hình thành do vận động tạo sơn kỷ
Kimeri (cuối kỷ Jura đầu kỷ Bạch phấn). Theo bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ
1/500.000 thì Cúc Phương thuộc phức hệ đá vôi Triat trung, bậc Ladoni, tầng Đồng

giao, có liên hệ với dạng đá vôi Tây bắc Việt Nam.
Nhìn chung Cúc Phương có lịch sử địa chất rất lâu đời, là cơ sở cho việc hình
thành lớp đất dầy và rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật
b. Địa hình.
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phần cuối của hai dãy núi đá vôi từ Tây
Bắc chạy về. Xen kẽ giữa các núi đá vôi là núi đất và thung đất, 3/4 diện tích Cúc
Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 -400m. Núi cao nhất là
đỉnh Mây bạc (656m) nằm ở phía Tây Bắc và thấp dần về hai phía Tây Nam và
Đông Nam. Cúc Phương nằm vào dạng địa hình Castơ nửa che phủ khác với địa
hình Castơ che phủ Đồng Giao và Castơ trọc Gia Khánh, Cúc Phương nằm trọn vẹn
trong cảnh địa lý đối Castơ xâm thực.



18
1.2.1.3. Thổ nhƣỡng.
Đất Cúc Phương gồm hai nhóm chính:
*) Nhóm A: Đất phát triển trên đá vôi hoặc trên sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều của
nước cacbonat. Trong nhóm chính này có 4 loại chính như sau:
Loại 1: Đất renzin mầu đen trên đá vôi.
Loại 2: Đất renzin mầu vàng trên đá vôi.
Loại 3: Đất renzin mầu đỏ trên đá vôi.
Loại 4: Đất Macgalit - Feralit vàng.
*) Nhóm B: Đất phát triển trên đá không vôi hoặc trên sản phẩm ít chịu ảnh hưởng
nhiều của nước Cacbonat. Trong nhóm này có 3 loại chính như sau :
Loại 1: Đất Feralit vàng phát triển trên sa thạch.
Loại 2: Đất Feralit vàng, nâu, xám, tím phát triển trên Azgilit.
Loại 3: Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên diệp thạch sét.
Như vậy, dựa vào kết quả phân tích có thể nhận xét về đất Cúc Phương như sau :
Đất tơi xốp, với độ xốp khá cao (60-65%).

Đất có hàm lượng mùn lớn và thấm sâu (4 -5%).
Đất có khả năng hấp thụ khá.
Đất có thành phần cơ giới trung bình.
Từ kết quả trên chúng ta rút ra "Đất Cúc Phương nói chung là tốt, có thể nói
là hiếm, có giá trị, rất xứng đáng với địa vị thảm thực vật rừng che phủ trên nó mà
mọi người ca ngợi" Nguyễn Xuân Quát (1971).
1.2.1.4. Khí hậu thủy văn.
a. Chế độ nhiệt.
Kết quả quan trắc 15 năm của trạm khí tượng Bống, cho thấy nhiệt độ trung
bình năm là 20,6
0
c. Năm 1966 nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là 21,2
0
C. Năm
1971 nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 19,9
0
C. Như vậy chênh lệch giữa nhiệt độ
bình quân chung so với nhiệt độ bình quân năm cao và năm thấp chỉ khoảng 1
0
C
(0,6
0
C và 0,7
0
C). Nhiệt độ bình quân năm tương đối ổn định là một thuận lợi cho sự
phát triển của hệ thực vật ở đây.



19

Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi nên nhiệt độ cực hạn ở đây có thể biến
động rất lớn, có năm rất lạnh nhưng chỉ kéo dài 4-5 ngày hoặc rất nóng chỉ 1-2
ngày. Trong 15 năm quan trắc nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 0,7
0
C (18/1/1967) và nhiệt
độ tối cao tuyệt đối là 39,5
0
C (20/7/1979).
Chế độ nhiệt ở Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực vật
rừng. Điều đó được thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tượng như sau:
Ở Trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển từ
300 - 400m, thảm thực vật rừng tươi tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,6
0
C.
Ở Trạm Đang, nằm ở vùng rừng thứ sinh, rừng có chất lượng xấu, một số
đã bị khai thác chọn hoặc làm nương rẫy. Độ cao so với mặt biển 200-250m.
Nhiệt độ bình quân năm 21,8
0
C, cao hơn ở Bống 1,2
0
C.
Ở Trạm Nho Quan, nằm ngoài ranh giới Vườn, cách trung tâm Vườn 20
km, ở đây không có rừng, độ cao so với mặt biển là 20m, nhiệt độ bình quân
năm là 22,7
0
C, cao hơn nhiệt độ bình quân của Bống 2,1
0
C và cao hơn nhiệt
độ bình quân của Đang 0,9
0

C.
b. Chế độ mưa.
Lượng mưa bình quân năm của Cúc Phương biến động từ 1800mm đến
2400mm, bình quân năm là 2138mm/năm. Đó là lượng mưa tương đối lớn so
với vùng xung quanh.
Nếu tính tháng có lượng mưa từ 100mm là tháng mưa thì ở đây có tới 8
tháng và mùa mưa kéo dài từ tháng IV đến tháng XI. Tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng IX là 410,9mm, trong khi đó các tháng XII, I, II và III lượng mưa
chưa được 50mm. Mặc dù mùa khô có 4 tháng nhưng phân biệt rất rõ với mùa
mưa. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu ở Cúc Phương tương đối
khắc nghiệt về mùa đông.
c. Độ ẩm không khí.
Qua bảng 1 chúng ta thấy độ ẩm tương đối trung bình hăng năm ở Cúc
Phương là 90% và phân bố tương đối đều trong năm, tháng thấp nhất không
dưới 88%.



20
Bảng 1. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tháng
Nhiệt độ (0
0
C)
Lƣợng mƣa (mm)
Độ ẩm (%)
1
13,9
23,3
91

2
15,1
31,9
91
3
17,2
42,4
92
4
21,5
95,4
91
5
24,6
221,2
89
6
25,5
295,7
90
7
25,8
308,4
90
8
25,1
357,2
92
9
23,7

410,9
91
10
21,1
208,0
89
11
17,5
121,0
89
12
15,4
32,3
88

TB= 20,6
TB= 2.147,7
TB =90

Kết quả nghiên cứu khí hậu tập hợp trong Bảng 1 vẽ theo phương pháp
Gausen Walter, để thấy được mức độ biến động về các nhân tố trên.

Hình 2. Biểu đồ khí hậu Gausen Walter khu vực VQG Cúc Phương



21
d. Chế độ gió.
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc về mùa Đông và gió mùa Đông

Nam về mùa hè. Ngoài ra về mùa hè nhiều ngày có gió lào thổi mạnh. Tuy
vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên ngựa và hẻm núi đi
sâu vào rừng bị thay đổi hướng rất nhiều và tốc độ gió thường là 1-2m/s.
e. Thủy văn.
Do ở Cúc Phương là địa hình Castơ nên ở đây có ít dòng chảy, ngoại trừ
sông Bưởi và sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại là các khe suối
cạn có nước theo mùa, sau cơn mưa, khe khô dẫn nước vào lỗ hút, chảy ngầm rồi
phun ra ở một số vó nước. Chỗ nào nước không hút kịp thì ứ đọng lại, gây nên ngập
úng tạm thời.
(*) Các số liệu về Điều kiện tự nhiên trình bày ở mục 1.2.1.3 tham khảo tài
liệu của Đào Văn Khương và cộng sự xuất bản năm 2002 [24].
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu
Nguồn tài nguyên phi gỗ của hệ thực vật tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Nghiên cứu 3 nhóm công dụng chính: Cây làm thuốc, cây làm thức ăn cho
người và cây làm thức ăn cho Vọoc mông trắng.
2.2. Thời gian nghiên cứu:
Đợt 1: Từ ngày 01-06 đến 01-08- 2011
Đợt 2: Từ ngày 10-02 đến 10-03- 2012
Đợt 3: Từ ngày 02-05 đến 25-07- 2012
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa
Dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố liên quan đến
tài nguyên phi gỗ của hệ thực vật tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương nhằm bảo tồn



22
những tri thức bản địa và nguồn gen quí, chúng tôi tiến hành thống kê, kiểm tra và
hiệu chỉnh lại các thông tin một cách chính xác trên cơ sở các tài liệu tham khảo

chuyên ngành từ đó xác định giá trị thông tin kế thừa.
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, phân tích – phân loại và xây dựng danh lục
2.3.2.1. Phương pháp điều tra thực địa
Áp dụng phương pháp điều tra thực địa được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu
trong “Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật” (1997) “Các phương pháp nghiên
cứu thực vật” và “Hệ sinh thái rừng nhiệt đới” (2004):
- Ghi nhận kỹ lưỡng những đặc trưng của các sinh cảnh trên tất cả các tuyến
khảo sát (thu mẫu các loài đặc trưng, loài phổ biến). Các đặc điểm của mẫu để phục
vụ công tác phân loại.
- Tiêu chuẩn mẫu thu: Có đủ cả bộ phận dinh dưỡng (cành, lá non, lá trưởng
thành, có thể có cả củ và rễ) và bộ phận sinh sản (hoa hoặc quả hoặc cả hai). Sử
dụng kéo cắt cành để cắt mẫu.
- Xử lý mẫu thực địa:
+ Mẫu đeo nhãn ghi bằng bút bi nước gồm đầy đủ các mục: số hiệu mẫu,
địa điểm và nơi lấy mẫu, ngày lấy mẫu, đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ
cao, đường kính, màu lá, hoa, quả…, người lấy mẫu.
+ Xử lý ướt mẫu bằng cách ép mẫu tạm thời giữa hai tờ báo gập đôi,
không chèn ngay mà bó chặt lại rồi cho mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi
có thể chứa nhiều bó mẫu. Dùng cồn đổ cho thấm ướt các tờ báo và buộc chặt lại để
chuyển về nơi có điều kiện sấy khô. Việc đổ cồn vào là nhằm mục đích giết các
enzym chống rụng lá.
- Chụp ảnh: Trong với quá trình thu hái mẫu, sử dụng máy ảnh để ghi lại
hình ảnh của các loài (ghi lại số hiệu mẫu cùng với số thứ tự ảnh trong sổ tay để tiện
cho việc tra cứu sau này) và các sinh cảnh cùng với những hoạt động của tập thể
trong quá trình nghiên cứu.



23
2.3.2.2. Xử lý và trình bày mẫu

Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp của
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Điều tra Quy
hoạch Rừng.
Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
- Khi mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành xử lý
mẫu ngay. Trước hết dùng các tờ báo mới rồi lần lượt mang từng vật mẫu ra, giải
đều trên tờ báo có kích thước 30 x 40cm, vuốt cho lá phẳng ra và đảm bảo lá luôn
luôn có mặt lá sấp và mặt ngửa. Dùng các tờ báo khác phủ lên. Lớp phủ càng dày
càng tốt để mẫu được phẳng. Cứ sau 5 - 6 mẫu lại chèn thêm một tấm nhôm lượn
sóng. Được khoảng 15 - 20 mẫu thì dùng hai cặp mắt cáo buộc lại cho chặt. Các
mẫu sau khi bó chặt được cho vào tủ sấy. Sấy liên tục trong một tuần thì các mẫu sẽ
khô. Cứ sau hai ngày sấy thì thay báo một lần.
- Sau khi mẫu đã khô tiếp tục được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 3-5%
HgCl
2
để diệt khuẩn và chống côn trùng phá hoại.
- Các mẫu tiêu bản được sấy khô và ép phẳng, rồi trình bày và khâu đính trên
bìa giấy cứng crôki kích thước 28 x 42cm, sau đó dùng băng dán mối chỉ phía sau
để tránh các mẫu khi xếp chồng lên nhau không bị vướng dẫn đến hỏng mẫu. Góc
phải của bìa mẫu có dán nhãn kích thước 7 x 10cm, trên đó ghi đầy đủ thông tin: tên
phòng mẫu cây khô, tên La tinh đầy đủ của loài bao gồm cả tên tác giả, nơi thu mẫu,
một số đặc điểm nổi bật của mẫu, số hiệu mẫu, ngày lấy mẫu, người lấy mẫu và
người xác định tên khoa học.
2.3.2.3. Xác định và kiểm tra tên khoa học
Đồng thời với việc xử lý mẫu thành các tiêu bản đạt yêu cầu, chúng tôi tiến
hành tiến hành nghiên cứu tài liệu và kiểm tra, xác định tên khoa học của từng loài
theo phương pháp phân loại truyền thống, gồm các bước:




24
+ Phân loại sơ bộ: tiến hành phân loại sơ bộ mẫu vật theo các taxon từ ngành
tới họ, rồi tới chi. Để làm được việc này, chúng tôi có tham khảo ý kiến của các
chuyên gia hoặc tham khảo các tài liệu hiện có tại Bảo tàng Thực vật.
+ So mẫu và xác định tên loài: Sau khi phân loại sơ bộ, tiến hành phân tích
so sánh mẫu cần xác định tên với bộ mẫu chuẩn hiện có tại Bảo tàng Thực vật.
Những mẫu chưa có tên lại tiếp tục xác định bằng các khóa lưỡng phân. Khi định
tên khoa học các mẫu dựa vào đặc điểm của cành, lá, hoa, quả…Đặc biệt là các đặc
điểm của cơ quan sinh sản vì nó có ý nghĩa đặc trưng cho loài. Trong quá trình tiến
hành xác định tên khoa học phải tuân theo các nguyên tắc: phân tích từ tổng thể bên
ngoài đến chi tiết bên trong, phân tích đi đôi với ghi chép, vẽ hình và tra khóa định
loại, làm việc nghiêm túc và khách quan với mẫu.
+ Kiểm tra tên khoa học: Sau khi đã xác định tên loài, chúng tôi tiến hành
chỉnh lý lại tên khoa học theo tên họ, tên chi theo Brummitt trong “Vascular Plant
Families and Genera” (1992), điều chỉnh tên loài theo trọn bộ 3 tập “Danh lục các
loài thực vật Việt Nam” (2001 - 2005).
+ Bổ sung thông tin: tiến hành tra cứu các tài liệu hiện có để bổ sung các
thông tin về tính đa dạng sinh học của các loài thực vật tại đây về yếu tố địa lý, về
phổ dạng sống, về công dụng và tình trạng đe dọa, bảo tồn. Ngoài các tài liệu trên
còn sử dụng các tài liệu khác như “Sách Đỏ Việt Nam” (2007), “Từ điển cây thuốc
Việt Nam” (Võ Văn Chi, 1997), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất
Lợi, 2001), “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (Võ Văn Chi – Trần Hợp, tập I năm 1999,
tập II năm 2002), “Từ điển thực vật thông dụng” (Võ Văn Chi, 2003), Nghị định
32/2006/NĐ-CP.
2.3.2.4. Xây dựng bảng danh lục thực vật
Từ các kết quả đã thu thập được, chúng tôi xây dựng nên bảng danh lục thực
vật nguồn tài nguyên phi gỗ thuộc VQG Cúc Phương (Phụ lục 1). Bảng danh lục
thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992), trong đó các




25
ngành được xếp theo hướng tiến hóa tăng dần, các họ trong một ngành, các chi
trong một họ, các loài trong một chi được xếp theo trật tự chữ cái đầu từ A đến Z.
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá một số đặc điểm của hệ thực vật
Chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá tài nguyên phi gỗ của hệ thực thuộc
VQG Cúc Phương theo các tiêu chí sau:
2.3.3.1. Thành phần loài
Căn cứ theo tiêu bản thu được, kế thừa các tài liệu nghiên cứu về các loài
thực vật làm thuốc, làm thức ăn cho Vọoc mông trắng tại VQG Cúc Phương. Kết
hợp các tài liệu tham khảo chuyên ngành, tiến hành chỉnh lý chính xác tên khoa học
và xây dựng danh lục theo bảng 2, bảng 3.
Bảng 2. Danh lục đa dạng nguồn tài nguyên phi gỗ tại VQG Cúc Phương
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Công dụng
Bộ phận sử dụng






Bảng 3. Danh lục đa dạng nguồn tài nguyên phi gỗ có công dụng làm thuốc tại
VQG Cúc Phương
TT
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Bộ phận sử dụng

Giá trị sử dụng






Danh mục phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết cho mục đích nghiên
cứu. Do đó, danh sách các loài theo từng họ, các họ theo từng ngành. Các ngành
xếp theo thứ tự tiến hoá, từ thấp đến cao. Ở mỗi ngành, các họ được xếp theo hệ
thống alphabet tên khoa học, riêng thực vật Hạt kín thì các họ được xếp vào hai lớp,
lớp Hai lá mầm trước, lớp Một lá mầm xếp sau cùng, các họ trong mỗi lớp cũng xếp
theo alphabet tên khoa học.
2.3.3.2. Cấu trúc hệ thống của hệ thực vật.
Từ danh lục thành phần loài, tiến hành xắp xếp các loài theo hệ thống các
ngành theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao theo bảng 4

×