Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi (Plankton) vùng cửa sông Văn Úc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 88 trang )


Nguyễn Thị Thu Hè
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
 O 


Nguyễn Thị Thu Hè


CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ ĐA DẠNG
SINH VẬT NỔI (PLANKTON) VÙNG CỬA SÔNG VĂN ÚC


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THU HÀ


Hà Nội - 2012

Nguyễn Thị Thu Hè
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
COD
Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học
DO
Dissolved Oxygen – Hàm lượng oxy hòa tan
ĐVN
Động vật nổi
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TVN
Thực vật nổi
TSS
Tổng lượng chất rắn lơ lửng



Nguyễn Thị Thu Hè
MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU ….…………………………………………………………………… …1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………….3
1.1. Khái niệm chung về vùng cửa sông ………………………….…………… 3
1.1.1. Khái niệm về vùng cửa sông (estuary) ………………….…… …………… 3
1.1.2. Lịch sử hình thành và cấu trúc vùng cửa sông…………………….………….3
1.1.3. Các dạng cửa sông của Việt Nam…………………………………… …… 5

1.1.4. Vai trò của vùng cửa sông đối với hoạt động của con người .……………… 6
1.2. Vùng cửa sông Văn Úc……………………………………………………… 8
1.2.1 Vị trí địa lí …………………………………………………………………….8
1.2.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng………………………… ……… 8
1.2.3. Điều kiện khí hậu……………………………………………… ……… … 8
1.2.4. Đặc điểm thủy văn………………………………….…………….….…….…9
1.2.5. Một số chỉ tiêu thủy lí hóa ……………………………………….…………10
1.2.6. Đa dạng sinh học………………………………………………… …….… 12
1.2.6.1. Thực vật nổi (Phytoplankton)…………………………………………… 12
1.2.6.2. Thực vật đáy (Phytobenthos)…………………………………………… 13
1.2.6.3. Động vật nổi (Zooplankton)……………………………… …………… 13
1.2.6.4. Động vật đáy (Zoobenthos)……………………………………………… 14
1.2.6.5. Khu hệ cá (Ichthyofauna) …………………………………………………14
1.2.6.6. Các nhóm động vật có xương sống khác……………………………… …15
1.2.7. Đặc điểm kinh tế - xã hội…………………………………………….…… 15
1.3. Các thông số đánh giá chất lƣợng nƣớc…………………………………….19

Nguyễn Thị Thu Hè
1.3.1. Các thông số thủy lý hóa …………………………………….…………… 19
1.3.1.1. Thông số thủy lý ……… ……………………………………………… 19
1.3.1.2. Thông số thủy hóa ….……………………………………… ……………20
1.3.2. Sinh vật chỉ thị …………………………………………….……………… 22
1.3.2.1. Khái niệm về sinh vật chỉ thị …………………………………………… 22
1.3.2.2. Phương pháp dùng chỉ thị sinh học ………………………………… … 23
1.3.2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn sinh vật chỉ thị …………………………………… 23
1.3.2.4. Những nhóm sinh vật chỉ thị chính ………………………………….……24
1.3.3. Chỉ số đa dạng ………………………………………………….……….… 26
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 28
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………….…… 28
2.2. Địa điểm nghiên cứu thu mẫu……………………………………… …… 28

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………….29
2.3.1. Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu ………………………………….… 29
2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu và xử lí số liệu……………….……………… 30
2.3.2.1. Phương pháp phân tích mẫu…………………………….….………….….30
2.3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu…………………………….………….… ……32
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN………………….36
3.1. Hiện trạng chất lƣợng nƣớc vùng cửa sông Văn Úc………………… … 36
3.2. Đa dạng sinh vật nổi vùng cửa sông Văn Úc………………………… … 46
3.2.1. Đa dạng sinh học thực vật nổi………… ………………………….……… 46
3.2.1.1. Thành phần loài thực vật nổi……………………………………… …….46
3.2.1.2. Mật độ và sinh khối thực vật nổi 54
3.2.1.3. Nhận xét chung 57
3.2.2. Đa dạng sinh học động vật nổi 58
3.2.2.1. Thành phần loài động vật nổi 58

Nguyễn Thị Thu Hè
3.2.2.2. Mật độ và sinh khối động vật nổi 62
3.2.2.3. Nhận xét chung 66
3.3. Mối quan hệ giữa các nhân tố môi trƣờng chủ yếu và sinh vật nổi vùng
cửa sông Văn Úc ……………………………………………………… … 66
3.4. Đánh giá chất lƣợng nƣớc vùng cửa sông Văn Úc 68
3.4.1. Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số đa dạng ……………… 68
3.4.2. Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số sinh học tảo… ……… 70
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….72
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….75
PHỤ LỤC













Nguyễn Thị Thu Hè
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1. Hàm lượng các muối dinh dưỡng vùng cửa sông Văn Úc
11
Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm các ngành tảo ở vùng cửa sông Văn Úc
13
Bảng 3. Dân số và cấu trúc dân số xã Hùng Thắng và Vinh Quang
16
Bảng 4. Số hộ dân và số người tham gia trong các ngành nghề
16
Bảng 5. Diện tích các loại đất sử dụng tại 2 xã vùng cửa sông ven biển Văn Úc
17
Bảng 6. Tọa độ các điểm lấy mẫu trên vùng cửa sông Văn Úc
29
Bảng 7. Mối liên quan giữa chỉ số đa dạng H’ với chất lượng môi trường nước
33
Bảng 8. Mối tương quan giữa chỉ số D và mức độ ô nhiễm
34
Bảng 9. Công thức đo độ phì dưỡng và mức độ ô nhiễm thông qua cấu trúc tảo

34
Bảng 10. Mối tương quan giữa chỉ số sinh học tảo và mức độ ô nhiễm
môi trường nước
35
Bảng 11. Các chỉ tiêu thủy, lí hóa tại các điểm khảo sát
36
Bảng 12. Hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho tại các điểm khảo sát
45
Bảng 13. Thành phần loài TVN tại các điểm khảo sát vùng cửa sông Văn Úc
47
Bảng 14. Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi vùng cửa sông Văn Úc
52
Bảng 15. Mật độ và sinh khối TVN tại các điểm khảo sát
55
Bảng 16. Thành phần loài ĐVN tại các điểm khảo sát vùng cửa sông Văn Úc
59
Bảng 17. Cấu trúc thành phần loài động vật nổi vùng cửa sông Văn Úc
61
Bảng 18. Mật độ và sinh khối các nhóm ĐVN ở các điểm khảo sát
63
Bảng 19. Chỉ số đa dạng Margalef (D) của ĐVN tại các điểm khảo sát
69
Bảng 20. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) của ĐVN tại các điểm khảo sát
70
Bảng 21. Chỉ số sinh học tảo (Diatomeae index) ở các điểm khảo sát
70

Nguyễn Thị Thu Hè
DANH MỤC HÌNH


Trang
Hình 1. Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu trên vùng cửa sông Văn Úc
28
Hình 2. Biến thiên nhiệt độ tại các điểm khảo sát
37
Hình 3. Biến thiên độ pH tại các điểm khảo sát
38
Hình 4. Biến thiên độ đục tại các điểm khảo sát
39
Hình 5. Biến thiên độ muối và độ dẫn tại các điểm khảo sát
40
Hình 6. Biến thiên giá trị DO tại các điểm khảo sát
41
Hình 7. Đồ thị biến thiên hàm lượng COD tại các điểm khảo sát
42
Hình 8. Đồ thị sự biến thiên hàm lượng muối amoni (NH
4
+
) tại các điểm khảo
sát
43
Hình 9. Đồ thị sự biến thiên hàm lượng muối Phốtphát (PO
4
3-
)
tại các điểm khảo sát
44
Hình 10. Đồ thị sự biến thiên hàm lượng Nitơ tổng và Phốtpho tổng tại
các điểm khảo sát
45

Hình 11. Biểu đồ tỉ lệ % các nhóm TVN trong vùng cửa sông Văn Úc
53
Hình 12. Biểu đồ thành phần loài của các nhóm TVN ở các điểm khảo sát
54
Hình 13. Biểu đồ mật độ các nhóm TVN ở các điểm khảo sát
56
Hình 14. Biểu đồ sinh khối các nhóm TVN ở các điểm khảo sát
57
Hình 15. Biểu đồ tỉ lệ % các nhóm ĐVN trong vùng cửa sông Văn Úc
61
Hình 16. Biểu đồ số lượng các nhóm ĐVN ở các điểm khảo sát
62
Hình 17. Biểu đồ mật độ các nhóm ĐVN ở các điểm khảo sát
64
Hình 18. Biểu đồ sinh khối các nhóm ĐVN ở các điểm khảo sát
65
Hình 19. Mối quan hệ giữa độ đục với thành phần loài TVN và ĐVN
tại các điểm khảo sát
67
Hình 20. Mối quan hệ giữa độ muối với thành phần loài TVN và ĐVN
tại các điểm khảo sát
68

Nguyễn Thị Thu Hè
1
MỞ ĐẦU

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển kéo dài khoảng
3260 km, trải dài trên 14 vĩ độ từ Bắc vào Nam và hàng loạt hệ thống sông đổ nước
ra biển đã tạo nên các vùng cửa sông rộng lớn với nguồn lợi sinh vật rất đa dạng,

phong phú.
Sinh vật nổi (plankton) là thành phần tham gia vào chuỗi và lưới thức ăn
trong hệ sinh thái cửa sông ven biển với vai trò là nguồn thức ăn sơ cấp và thức ăn
động vật đầu tiên trong thủy vực. Thư
̣
c vâ
̣
t nô
̉
i (phytoplankton) cng như các nhóm
thư
̣
c vâ
̣
t kha
́
c la
̀
nguồn thư
́
c ăn sơ cấp cu
̉
a ca
́
c thu
̉
y vư
̣
c no
́

i chung va
̀
cu
̉
a vùng cửa
sông nói riêng, nó quyết định đến sự hình thành và phát triển của nguồn lợi thủy
sản. Động vật nổi (zooplankton) là vật trung gian chuyển chất hữu cơ từ thực vật
đến mọi động vật khác lớn hơn trong thủy vực . Chính vì vậy, thực vật nổi và động
vật nổi có vị trí rất quan trọng trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, góp phần vào
quá trình chuyển hóa vật chất thành nguồn lợi sinh vật, có vai trò quan trọng trong
việc duy trì và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản cho quá trình khai thác của con
người.
Sông Văn Úc là một chi lưu của sông Thái Bình, phần lớn chảy qua địa bàn
tỉnh Hải Phòng và đổ ra biển Đông qua cửa Văn Úc. Cửa Văn Úc (còn được gọi là
cửa Đại Bàng) thuộc địa bàn huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, hiện nay là cửa thoát
nước chính của sông Thái Bình, có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh và là
đầu mối giao thông thủy quan trọng của nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng.
Phù sa từ Sông Văn Úc đổ ra biển góp phần tạo ra những bãi sông màu mỡ, có tiềm
năng nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học cho khu vực hai bên dòng sông và cửa
biển.
Nghiên cứu chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi mang ý
nghĩa dự báo cho đa dạng sinh học của thủy vực nói chung và cho ngành nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản nói riêng đồng thời là cơ sở cho việc duy trì, phát triển và bảo

Nguyễn Thị Thu Hè
2
vệ sinh vật cho vùng cửa sông ven biển. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi (plankton) vùng cửa sông
Văn Úc”.
Mục tiêu chính của đề tài:

- Xác định hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng cửa sông Văn Úc.
- Xác định cấu trúc thành phần loài, mật độ và sinh khối thực vật nổi và động
vật nổi vùng cửa sông Văn Úc.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm vùng cửa sông Văn Úc thông qua các chỉ số đa
dạng Margalef (D) và chỉ số Shannon – Weiner (H’) đối với động vật nổi và
qua chỉ số sinh học tảo (Diatomeae index) đối với thực vật nổi.

Nguyễn Thị Thu Hè
3
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm chung về vùng cửa sông
1.1.1. Khái niệm về vùng cửa sông (estuary) [15], [25], [26]
Vùng cửa sông là nơi tiếp xúc sông – biển, nằm trong đới biển ven bờ, nơi
xảy ra sự tương tác lục địa – biển – khí quyển.
Trên cơ sở địa mạo thì vùng cửa sông nằm tại cửa các con sông, ở đấy có quá
trình sụt lún kiến tạo không được đền bù hoặc đó là một thung lng sông bị ngập
chìm do mực nước biển dâng lên. Cửa sông theo quan niệm này thường có hình
phễu, loe rộng ra biển.
Trên quan điểm động lực, Pritchard (1967) cho rằng “Cửa sông là một thủy
vực ven bờ nửa khép kín, liên hệ trực tiếp với biển và ở trong đó nước biển hòa trộn
có mức độ với nước ngọt đổ ra từ các dòng lục địa”.
J.H.Day (1981) đã đề xuất một định nghĩa có nội dung rộng hơn “Cửa sông
là thủy vực ven bờ nửa khép kín về mặt không gian, liên hệ trực tiếp với biển một
cách thường xuyên hay theo chu kỳ, trong đó độ muối biến đổi do sự hòa trộn có
mức độ của nước biển với nước ngọt đổ ra từ các dòng lục địa” Do đó, vùng cửa
sông là nơi chuyển tiếp giữa sông và biển với độ muối rất biến động trong giới hạn
từ 0,5 đến 30 - 32‰.
1.1.2. Lịch sử hình thành và cấu trúc vùng cửa sông [15], [25]
Các cửa sông nói chung, được tạo thành do sự sụt lún của các thung lng
sông hay một bộ phận ngập nước của vùng bờ biển, hoặc do sự nâng lên của mực

nước đại dương mà độ cao tương đối của đất so với mực nước biển thay đổi liên tục
với tốc độ có thể đo được bằng centimet trong một thế kỷ. Một số khác được tạo
thành do sự hình thành các bờ cát chắn, ôm lấy một vụng biển nông với cửa riêng,
qua đó các dòng sông đổ nước ra biển một cách an toàn. Sự ra đời và phát triển của
vùng cửa sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của đường bờ với tuổi
Holoxen muộn. Do đó, các vùng cửa sông nước ta có tuổi trẻ hơn 2000 – 3000 năm.

Nguyễn Thị Thu Hè
4
Với sự dao động lớn về độ muối, tính chất và tốc độ dòng chảy, đặc điểm cấu
tạo nền đáy mà vùng cửa sông cng được chia ra các thành phần khác nhau, ở đó
tồn tại các nhóm sinh vật với những đặc tính sinh thái khác nhau (Mc Lucky, 1974):
- Phần đầu của vùng cửa sông, nơi nước ngọt đổ vào với sự xâm nhập của
nước mặn, độ muối cao nhất lên đến 5‰. Dòng nước ngọt là dòng ưu thế. Một số
loài sinh vật nước ngọt có thể xâm nhập xuống kiếm ăn, nhất là khi nước ròng.
- Phần trên của vùng cửa sông: Tốc độ dòng giảm đi đáng kể do sự gặp gỡ
của nước dòng sông và dòng triều, đáy được phủ bùn, độ muối dao động 5 - 18‰.
Đây cng là nơi xâm nhập của nhiều loài sinh vật biển rộng muối vào kiếm ăn và
sinh sản.
- Phần giữa: Độ muối biến thiên trong khoảng 18 - 25‰. Đáy phủ bùn với sự
xuất hiện của cát.
- Phần thấp: Đáy cát với sự xuất hiện của bùn, một vài nơi là cát sạch. Tốc
độ dòng nhanh. Độ muối biến đổi từ 25 – 30 (32)‰. Đây cng là giới hạn thấp đối
với những loài sinh vật biển hẹp muối có thể xâm nhập vào kiếm ăn hay sinh sản.
- Phần tận cùng: Nơi chuyển tiếp từ chế độ cửa sông sang vùng biển ven bờ.
Đáy được phủ bởi cát sạch hay đá, dòng triều mạnh. Độ muối cao gần với độ muối
của vùng biển ven bờ, trên (30)32‰.
Vùng cửa sông là nơi sinh sống và phát triển chủ yếu của sinh vật nước lợ có
nguồn gốc biển, thích ứng với sự biến động nhanh của độ muối và các nhân tố môi
trường khác. Sinh vật trong vùng cửa sông gồm các nhóm sau đây:

- Nhóm sinh vật nước ngọt thích nghi với độ muối thấp, có thể di chuyển
xuống phần đầu cửa sông để kiếm ăn.
- Nhóm cửa sông chính thức: chủ yếu có nguồn gốc biển, thích nghi với sự
biến đổi nhanh của các yếu tố môi trường, nhất là độ muối của nước.
- Nhóm biển rộng muối xâm nhập vào cửa sông, có khi lên đến giới hạn độ
muối 5‰.

Nguyễn Thị Thu Hè
5
- Nhóm biển hẹp muối xâm nhập từ vùng biển vào phần thấp của vùng cửa
sông để kiếm ăn và sinh sản, thường đông nhất vào thời kì mùa khô và lúc nước
cường.
- Nhóm di cư sông – biển như các loài thuộc giống cá Chình và nhóm di cư
biển – sông như một số loài của họ cá Trích (cá Cháo lớn, cá Mòi cờ, cá Cháy).
1.1.3. Các dạng cửa sông của Việt Nam [8], [14], [15]
Do lịch sử hình thành, đặc điểm địa mạo, nhất là sự tương tác sông – biển,
các cửa sông trên lãnh thổ nước ta được chia thành 4 dạng chính (V Trung Tạng,
1994):
- Các cửa sông chính thức:
+ Các hệ cửa sông kiểu delta: gồm các cửa sông thuộc châu thổ Bắc Bộ như
hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và hệ thống sông Cửu Long.
Các cửa sông này được tạo thành do sự sụt lún kiến tạo của thung lng cửa
sông, nhưng nhờ lượng phù sa của các dòng sông lớn, đất luôn được bồi tụ và ngày
một lấn ra biển.
+ Các hệ cửa sông hình phễu và các vụng cửa sông: xuất hiện ở vùng bờ
biển vùng Đông Bắc, điển hình là các cửa sông Hải Phòng – Quảng Yên hay ở
Đông Nam Bộ như cửa Roi Ráp.
Các cửa sông hình phễu được hình thành tại thung lng cửa sông, nhưng do
sông nghèo phù sa, quá trình biển chiếm ưu thế, bãi bờ bị bào mòn, cửa sông loe ra
phía biển, dạng hình phễu.

- Các đầm phá ven biển miền Trung:
Phá miền Trung được hình thành nhờ hoạt động phối hợp của dòng sông và
dòng biển. Dòng biển mang khối lượng lớn trầm tích, chảy ép sát vào bờ tạo nên dải
cát phía ngoài ôm lấy xoang nước nông phía trong để dòng sông chảy ra biển một

Nguyễn Thị Thu Hè
6
cách an toàn (Kremf,1930). Phá nhận được từ một vài con sông và đổ ra biển theo
cửa riêng của mình.
- Các sình lầy ngập triều được phủ bởi rừng ngập mặn thuộc các tỉnh Tây
Nam Bộ. Đây là dạng khá đặc biệt, chịu sự tương tác của chế độ bán nhật triều
không đều của Biển Đông, chế độ nhật triều của vịnh Thái Lan và khối nước ngọt to
lớn của sông Cửu Long chảy ra theo các hệ kênh rạch chằng chịt.
- Các vụng, vịnh nông ven bờ:
Các vụng, vịnh được hình thành bởi sự bào mòn của biển vào đất liền hoặc
do nối đảo với đất liền. Vụng, vịnh nhận được một lượng nước ngọt từ một vài con
sông, do đó bị ngọt hóa, nhất là vào thời kì mùa mưa. Vụng, vịnh có cửa rộng ăn
thông ra biển, quá trình biển chiếm ưu thế, chế độ cửa sông xuất hiện tạm thời.
1.1.4. Vai trò của vùng cửa sông đối với hoạt động của con người [13], [14], [15],
[25, [26]
Vùng cửa sông là vùng đầy biến động, ranh giới thường xuyên thay đổi do
khối nước toàn vùng dịch chuyển tùy thuộc vào lượng nước của dòng chảy và hoạt
động của thủy triều. Cng do tính biến động nhanh về độ mặn nên thành phần loài
của vùng cửa sông thấp hơn so với các hệ sinh thái khác nhưng lại đa dạng về di
truyền và giàu có về số lượng. Vùng cửa sông cho sản lượng khai thác cao, có nơi
gấp 20 lần so với năng suất sinh học vùng biển khơi (Robas, 1970). Vùng cửa sông
cng là khu vực có nguồn chất dinh dưỡng giàu có do nguồn muối khoáng và mùn
bã hữu cơ từ sông mang ra hay được chuyển lên từ đáy do sóng và triều. Trong
vùng cửa sông, xích thức ăn chính được khởi đầu từ vật liệu phế thải, do vậy các
sinh vật ăn mùn bã là động lực chính trong sự chuyển hóa năng lượng và vật chất

của vùng. Ngoài xích thức ăn phế liệu, trong vùng còn tồn tại xích thức ăn bắt đầu
từ thực vật nhưng có vai trò thứ yếu so với xích thức ăn phế liệu. Nhờ sự hoạt động
đồng bộ của hai xích thức ăn và trên cơ sở năng suất sơ cấp vốn giàu có mà tổng
năng suất chung của vùng cửa sông rất cao (Rodney,1984). Như vậy với nguồn chất
dinh dưỡng đa dạng và giàu có, vùng cửa sông trở thành nơi tập trung của nhiều loài

Nguyễn Thị Thu Hè
7
sinh vật – nguồn lợi then chốt của vùng. Người ta nhận định vùng cửa sông là
“vùng tái sản xuất nguồn lợi” duy trì sự giàu có và tính ổn định cho sự phát triển
ngành nuôi trồng và khai thác thủy hải sản của con người.
Do tài nguyên thiên nhiên đa dạng: vùng đất mới, rừng ngập mặn và nguồn
lợi hải sản phong phú và da dạng, vùng cửa sông trở thành địa bàn kinh tế quan
trọng của các cộng đồng dân cư ven biển. Từ xa xưa, vùng này đã được con người
chinh phục và khai phá thông qua công cuộc quai đê, lấn biển lấy đất định cư, phát
triển nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển giao thông, mở mang du lịch. Chính vì vậy,
vùng cửa sông đã và đang chịu những áp lực mãnh liệt từ phía con người.
Ngoài giá trị kinh tế, vùng cửa sông còn có những giá trị sinh thái lớn lao:
là nơi thanh lọc các chất thải bã từ lục địa đổ ra, là bãi đẻ, là nơi kiếm ăn và nuôi
dưỡng các đàn động vật biển, là kho dự trữ nguồn gen quan trọng duy trì sự giàu có
và tính ổn định của thế giới sinh vật biển, bao gồm cả vùng nước gần bờ và xa bờ.
Hiện tại, hoạt động của con người tại vùng cửa sông cng như ở các hệ sinh
thái liên đới càng thúc đẩy sự thay đổi cán cân tương tác sông – biển, đưa đến
những biến động ngày càng phức tạp và mạnh mẽ hơn đối với các điều kiện môi
trường cửa sông và đới biển nông ven bờ, như việc quai đê lấn biển khi bãi biển
chưa được bồi đắp một cách hoàn chỉnh, triệt hạ rừng ngập mặn và rừng phi lao
chắn gió ven biển để mở mang diện tích ao đầm nuôi trồng thủy sản, lấy đất cho
nông nghiệp và định cư, việc xây dựng các công trình ven biển, nạo vét luồng lạch
cửa sông…không trong quy hoạch hoặc tùy tiện, thiếu hiểu biết, việc đắp đập để
hình thành các hồ chứa, chạy máy phát điện trên các vùng trung và thượng lưu các

dòng sông… Đương nhiên, những hậu quả sinh thái gây ra do hoạt động của con
người như thế chưa được đánh giá một cách nghiêm túc và đầy đủ, chắc chắn dẫn
đến những thiệt hại đáng kể về tài nguyên và môi trường, đồng thời đưa nền kinh tế
của các vùng duyên hải vào tình trạng phát triển kém bền vững (V Trung Tạng
1982, V Trung Tạng và nkk, 1985, V Trung Tạng 1994, 2004, 2005) [14], [15].

Nguyễn Thị Thu Hè
8
1.2. Vùng cửa sông Văn Úc
1.2.1. Vị trí địa lí
Sông Văn Úc là một nhánh ở hạ lưu trong hệ thống sông Thái Bình, phần
lớn chảy qua địa bàn tỉnh Hải Phòng, dài khoảng 57 km, làm ranh giới giữa các
huyện Thanh Hà, Hải Dương và An Lão, Hải Phòng, huyện An Lão và huyện Tiên
Lãng, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng. Cửa sông Văn Úc đổ ra biển ở phía
Nam xã Đại Hợp, huyện Thủy Nguyên (giữa cửa Nam Triệu và cửa sông Thái
Bình). Cửa Văn Úc là cửa của sông Văn Úc bắt đầu từ đoạn giao nhau sông Hương
và sông Rạng (còn có tên gọi là ngã ba Cửa Dưa) tại địa phận xã Thanh Xuân
(huyện Thanh Hà, Hải Dương) theo hướng Đông Nam đổ ra biển Đông tại cửa Văn
Úc.
Cửa Văn Úc còn được gọi là cửa Đại Bàng, có vị trí quan trọng về quốc
phòng – an ninh và là đầu mối giao thông thủy quan trọng của nước ta nói chung và
Hải Phòng nói riêng. Phù sa từ Sông Văn Úc đổ ra biển góp phần tạo ra những bãi
sông màu mỡ, có tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học cho khu vực hai
bên dòng sông và cửa biển [10].
1.2.2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
- Địa hình vùng cửa sông ven biển Văn Úc là vùng đồng bằng thấp tương đối
bằng phẳng, dốc dần từ phía Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc nhỏ hơn 1
o
[20].
Tính theo chiều rộng thì đất bãi bồi ven biển có xu thế dốc dần từ nội đồng ra đến

ven biển.
1.2.3. Điều kiện khí hậu
Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông thuộc Đồng
bằng Bắc Bộ nói chung, vùng cửa sông ven biển Văn Úc mang những nét chung của
khí hậu Bắc Bộ, tuy nhiên nó cng mang những nét đặc trưng của khí hậu ven biển
Tiên Lãng.

Nguyễn Thị Thu Hè
9
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm từ 23-
24
0
C, tháng nóng nhất là tháng 6, 7, và đầu tháng 8; nhiệt độ bình quân là 28,4
0
C,
nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 41
0
C, kèm theo gió Tây Nam oi bức. Tháng có nhiệt
độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình 15,5
0
C, nhiệt độ
thấp nhất có thể xuống tới 4
0
C. Biên độ nhiệt trung bình giữa ngày, đêm khoảng 6,2
- 6,3
0
C. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 88 - 92%, lượng mưa trung bình
khoảng 1200 - 1400mm/năm, nhưng chủ yếu tập trung vào tháng 7,8,9 (chiếm 70%
lượng mưa cả năm) [11], [21].
Hàng năm khí hậu Tiên Lãng thể hiện 2 mùa rõ rệt: mùa đông khô hanh từ

tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9. Tháng 4
và tháng 10 là hai tháng có khí hậu chuyển tiếp.
Vùng cửa sông ven biển Văn Úc chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố như
lốc, bão, áp thấp nhiệt đới… Bão thường tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 kèm theo
gió lớn và mưa to, sóng mạnh gây biến dạng bờ và úng lụt [11], [21].
1.2.4. Đặc điểm thủy văn
Sông Văn Úc là một nhánh của sông Thái Bình. Sông có độ dốc nhỏ, đoạn từ
xã Minh Đức đến cửa Văn Úc lòng sông được mở rộng hơn. Khu vực bến Khuể,
lòng sông có nhiều gò và bãi ngầm. Độ rộng trung bình của sông là 400m, độ sâu
trung bình 8m và tốc độ dòng chảy trung bình là 1,2m/s. Sông nhận nước từ sông
Gùa, sông Rạng. Từ năm 1936 sau khi đào sông Mới, nguồn nước chủ yếu đổ vào
sông Văn Úc là từ sông Hồng. Hàng năm, trên địa bàn Hải Phòng tổng lượng phù sa
bồi của các con sông đổ ra vùng cửa biển ước khoảng 13 triệu tấn thì riêng sông
Văn Úc đổ ra biển khoảng 9 triệu tấn bùn cát. Hầu hết lượng bùn cát mà dòng sông
đưa ra gây bồi lắng vùng cửa sông [21].
Độ mặn của nước sông phụ thuộc vào mùa. Mùa hè nước sông có độ mặn
thấp, mùa đông nước sông có độ mặn cao. Vào tháng 1,2,3 độ mặn của nước sông
Văn Úc cao nhất có thể lên đến 18‰. Trong một ngày độ mặn của nước sông biến

Nguyễn Thị Thu Hè
10
đổi theo sự biến đổi của thủy triều. Tại 1 vị trí, độ mặn tăng dần từ tầng mặt xuống
tầng đáy do sự xâm nhập mặn vào sâu trong sông theo dạng hình nêm.
Vùng cửa sông Văn Úc có chế độ thủy văn mang tính hỗn hợp sông biển, chế
độ nhật triều chiếm ưu thế. Triều cường diễn ra vào tháng 7,8,11,12; mực nước cao
nhất đạt 3,5 – 4m; mức thấp nhất 0,2 – 0,3m [11], [12], [21].
1.2.5. Một số chỉ tiêu thủy lí hóa [5], [11], [12], [21], [22]
Vùng cửa sông Văn Úc là khu vực có chế độ thủy lí, thủy hóa chịu tác động
của chế độ dòng chảy sông và chế độ thủy triều, chúng biến đổi theo mùa trong năm
(mùa mưa và mùa khô) và mức độ biến đổi theo thời gian trong ngày: khi triều dâng

và khi triều rút.
- Độ muối (độ mặn) của nước: Độ muối của nước vùng cửa sông, ven biển
Văn Úc có sự phân bố và biến động theo 2 mùa trong năm. Về mùa mưa (từ tháng 5
đến tháng 9) độ muối của nước giảm thấp. Trị số độ muối trong kỳ nước cường biến
động trong khoảng từ 0,02 – 0,74‰ trong lớp nước tầng mặt và từ 0,02 – 3,53‰
trong lớp nước tầng đáy. Vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), độ muối
của nước gia tăng (0,99 - 18‰) xuất hiện sự phân tầng độ muối theo chiều sâu. Khi
triều thấp, độ mặn giảm do ảnh hưởng của nước từ thượng nguồn đổ về, nước thuộc
loại nước lợ nhạt. Khi triều cường, do sự xâm nhập của nước biển nên độ mặn của
vùng cửa sông tăng cao, đặc biệt là nước ở tầng đáy. Trong những năm gần đây, quá
trình ngọt hóa xảy ra khá mạnh tại vùng cửa sông Văn Úc, đặc biệt là vào mùa mưa.
- Độ pH: Tương tự như độ muối, độ pH của nước sông cng biến động theo
mùa và theo mực nước trong ngày. Trong mùa mưa, pH giảm thấp hơn mùa khô,
nước lúc triều dâng có pH cao hơn lúc triều thấp và pH tầng đáy cao hơn tầng mặt,
trung bình là 7,77. Mùa khô, pH tăng cao và ít biến động giữa các tầng cùng như
theo mực nước thủy triều, trung bình là 7,89-7,9. Như vậy, nước thuộc loại kiềm
yếu, chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm nước bởi vì nước thải chứa axit mạnh hoặc
bazơ sẽ làm biến động lớn trị số pH của nước.

Nguyễn Thị Thu Hè
11
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng: Về mùa khô, hàm lượng chất rắn lơ lửng
trung bình ở tầng mặt là 70,9 mg/l, ở tầng đáy là 131,0 mg/l. Về mùa mưa, hàm
lượng chất rắn lơ lửng tăng cao, ở tầng mặt trung bình là 99,0 mg/l, tại tầng đáy
trung bình là 257,2 mg/l.
- Hàm lượng dầu trong nước: Do sự hoạt động của các tàu thuyền trong khu
vực nên hàm lượng dầu trong nước ở vùng này khá cao. Vào mùa khô, hàm lượng
dầu trung bình là 1,2 mg/l, vào mùa mưa trung bình là 0,7 mg/l, vượt quá giới hạn
cho phép đối với nuôi trồng thủy sản (0,3 mg/l).
- Muối dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng được cung cấp cho vùng cửa sông

bởi nhiều nguồn, từ lục địa được các dòng sông mang ra hay từ biển được dòng
triều mang vào và cả các chất được hình thành tại chỗ do hoạt động của các loài
sinh vật cửa sông thông qua mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã. Do
vậy, trong vùng cửa sông nhiệt đới, muối nitơ, muối phôtphat và các muối khác
không bao giờ giới hạn đối với sự phát triển của thực vật nổi (Ryther và Dunstan,
1972).
Hàm lượng muối dinh dưỡng nitơ, photpho trong nước của vùng cửa sông
Văn Úc khá cao nhưng chưa vượt quá giới hạn cho phép, trừ NO
2
-
nên thuận lợi cho
sinh vật thủy sinh phát triển (bảng 1).
Bảng 1. Hàm lƣợng các muối dinh dƣỡng vùng cửa sông Văn Úc [12]
Thông số
(đơn vị: μg/l)
Mùa khô
Mùa mƣa
Giới hạn cho phép
(đơn vị: μg/l)
NO
2
-

52,2
24,3
10
NO
3
-


313,3
440,5
500
NH
4
+

92,2
226,5
500
PO
4
2-

58,8
61,6
100

Nguyễn Thị Thu Hè
12
- Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Vùng cửa sông Văn Úc có lượng oxy hoà tan
cao, dao động từ 5,5 –7,7 mg/l trong mùa mưa và từ 6,3 – 8,9 mg/l trong mùa khô.
1.2.6. Đa dạng sinh học [8], [9], [10], [11], [13], [14], [15]
Theo các nghiên cứu về đa dạng sinh học vùng cửa sông Văn Úc, các nhóm
sinh vật chủ yếu gồm sinh vật nổi (động, thực vật nổi), sinh vật đáy (động, thực vật
đáy), cá và các nhóm động vật có xương sống khác:
1.2.6.1. Thực vật nổi (Phytoplankton)
Thực vật nổi trong vùng cửa sông ven biển Thái Bình đã gặp 129 loài thuộc
29 chi (Khúc Ngọc Cầm, 1975). Những khảo sát của các cán bộ khoa học thuộc
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (V Trung Tạng và nnk, 1985) từ năm 1982-

1984, tại những nơi có độ muối 0,1-31‰ đã thống kê được 183 loài trong phạm vi
vùng cửa sông từ Văn Úc đến cửa Ba Lạt, trong đó ở vùng ven biển là 180 loài, còn
tại các đầm nuôi là 124 loài. Khảo sát của Nguyễn Xuân Huấn và nkk, 2004 tại
vùng cửa sông Văn Úc và Thái Bình đã phát hiện 127 loài TVN.
Khu hệ tảo vùng của sông khá đa dạng với sự hiện diện của phần lớn các loài
tảo Giáp và tảo Silic, trong đó tảo Silic chiếm ưu thế hầu như tuyệt đối (chiếm
khoảng 86% tổng số loài), đặc biệt là tảo Silic lông chim (Pennateae). Ngành tảo
Giáp chỉ có 2 chi với 10 loài. Sau đó mới đến tảo Lam và tảo Lục, là đặc trưng cho
các thủy vực nước ngọt (V Trung Tạng và nkk). Các chi giàu loài phải kể đến là
Chaetoceros, Coscinodisus, Rhizosolenia, Ceratium, Navicula, Melosira…
Nghiên cứu của V Trung Tạng và nkk (1994) cho thấy vùng cửa sông Văn
Úc đã phát hiện được 65 loài thực vật nổi, các loài TVN thường gặp là các loài
nước lợ nhiệt đới hay á nhiệt đới, ít gặp các loài nước mặn điển hình, với mật độ
trung bình là 4228TB/l. Mật độ TVN tại khu vực bị chi phối rất nhiều bởi các loài
ưu thế. Các loài TVN được phát hiện thuộc 6 ngành tảo, trong đó ngành tảo Silic
Bacillariophyta có 32 loài (49,23%), tảo Lục Chlorophyta có 15 loài (23,08%), tảo
Giáp Dinophyta – 7 loài (10,77%), tảo Lam, Cyanophyta – 6 loài (9,29%), tảo Mắt
Euglenophyta – 4 loài (9,15%), ít nhất là tảo Vàng ánh Chrysophyta – 1 loài

Nguyễn Thị Thu Hè
13
(1,54%) [11], [12], [16]. Trong đó cấu trúc thành phần các nhóm TVN vùng cửa
sông Văn Úc bị chi phối theo mùa rõ rệt bởi các khối nước mặn vào mùa khô và
khối nước ngọt vào mùa mưa. Tỉ lệ của các ngành tảo vào 2 mùa (mùa khô và mùa
mưa) được thể hiện trong bảng 2 [11], [16]:
Bảng 2. Tỷ lệ phần trăm các ngành tảo ở vùng cửa sông Văn Úc
Mùa
Tảo Silic
(%)
Tảo Giáp

(%)
Tảo Lục
(%)
Tảo Lam
(%)
Tảo Mắt
(%)
Tảo Vàng
ánh (%)
Mùa khô
70,37
18,82
11,11
0
0
0
Mùa mưa
41,31
4,35
30,43
13,04
8,7
2,17

1.2.6.2. Thực vật đáy (Phytobenthos)
Thực vật đáy vùng cửa sông gồm các loài tảo, các thực vật bậc cao chịu mặn.
Thực vật bậc thấp đa bào khá đa dạng, đại diện các ngành tảo Lục (Chlorophyta),
tảo Lam (Cyanophyta), tảo Nâu (Phaeophyta) và tảo Đỏ (Rhodophyta), trong đó tảo
Lục, tảo Đỏ thường chiếm ưu thế về số lượng loài. Sự phân bố của chúng phụ thuộc
vào đặc tính của giá thể, vào độ muối và mức độ xáo trộn của khối nước.

Ngoài ra, hệ thực vật đáy vùng cửa sông còn các loài thực vật bậc cao ưa
mặn, chúng phân bố ở khắp từ nơi cao, ít nước đến những nơi thấp hơn, nơi chịu tác
động chủ yếu của thủy triều, vùng dưới triều …tạo nên những “thảm cỏ biển”. Tổng
diện tích rừng ngập mặn của vùng ước tính khoảng 263 ha. Tuy có diện tích lớn
nhưng do độ mặn thấp nên thành phần thực vật ngập mặn ở đây rất nghèo nàn với 7
loài. Các dải rừng ngập mặn vùng cửa sông Văn Úc gần như thuần chủng và loài chỉ
thị cho vùng là bần chua (Sonneratia caeolaris). Ngoài ra, tại đây còn một số loài
khác như Muống biển, Cói, Cỏ gà, Vạng hôi, Dứa dại, Đậu cô… [11].
1.2.6.3. Động vật nổi (Zooplankton)
Thành phần loài động vật nổi vùng cửa sông không đa dạng như thực vật nổi.
Số lượng loài thường dao động từ 40-180 loài, chủ yếu là những loài có nguồn gốc
biển nhiệt đới, rộng muối, rộng nhiệt. Trong đó Giáp xác Chân chèo Copepoda là

Nguyễn Thị Thu Hè
14
thành phần cấu trúc cơ bản của ĐVN vùng cửa sông, thường chiếm 50 – 60% tổng
số loài, trở thành kẻ chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn sơ cấp của thủy vực. Nghiên
cứu của Nguyễn Xuân Huấn và nkk, 2004 đã phát hiện 39 loài ĐVN ở vùng cửa
sông Văn Úc và Thái Bình. Khảo sát tại vùng cửa sông Văn Úc đã phát hiện 16 loài
cùng ấu trùng của các nhóm động vật đáy như Thân mềm, Da gai, Giun nhiều tơ,
Giáp xác…với mật độ trung bình 76792 con/m
3
(V Trung Tạng và nkk, 1994).
Sự phân bố của ĐVN liên quan chặt chẽ với sự dao động độ muối trong
vùng. Độ muối là yếu tố giới hạn chủ yếu đối với sự xâm nhập của các loài vào
vùng cửa sông, đồng thời kiểm soát sự phát triển về số lượng và sinh vật lượng của
chúng.
1.2.6.4. Động vật đáy (Zoobenthos)
Thành phần loài của khu hệ động vật đáy vùng cửa sông hầu hết là những
loài có nguồn gốc biển nhiệt đới, nước lợ thích nghi được với sự biến động của độ

muối và trở thành cư dân của vùng. Nghiên cứu của V Trung Tạng (1994) cho thấy
số lượng động vật đáy được phát hiện trong vùng cửa sông Văn Úc là 10 loài, trong
đó loài chỉ thị đặc trưng cho vùng là loài tôm nước ngọt (Caridina sp). Cấu trúc của
quần xã động vật đáy trong vùng gồm 40-50% động vật thân mềm, giun nhiều tơ
40%, giáp xác 10-20%.
Động vật đáy không chỉ là nguồn thức ăn đáy cho nhiều loài động vật khác
mà nhiều loài trong chúng còn là những đối tượng khai thác quan trọng của con
người như tôm, cua, ngao…
1.2.6.5. Khu hệ cá (Ichthyofauna)
Các nghiên cứu trước đây cho thấy vùng cửa sông, ven biển Văn Úc có trên
60 loài cá sinh sống, trong đó có 21 loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Bớp
(Bostrichthys sinensis Lacépede), cá Đối (Mugil), cá Vược (Lates calcarifer Bloch),
cá Nhệch (Pisoodonophis boro Ham. et Buch.), cá Nác (Boleophthalmus
pectinirostris Linn.)…Một số loài có độ phong phú cao như Cá Mai (Kowala coval
Cuvier), cá Lành canh (Coilia), Cá Úc (Arius thalassinus Ruppel), cá Khoai

Nguyễn Thị Thu Hè
15
(Harpodon nehereus Buch. et Ham.), Cá Đục (Sillago sihama Forskal), cá Tráp
trắng (Sparus latus Houttuyn), cá Bống cát (Glossogobius giuis Ham. et Buch.)….
[9], [11]. Sản lượng khai thác cá Nác trung bình ở 2 xã Hùng Thắng, Vinh Quang
là 199 kg/ năm, cá Nhệch là 221 kg/năm [12]. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây sản
lượng khai thác của nhiều loài giảm mạnh như cá Bớp (Bostrichthys sinensis
Lacépede), cá Bẹ (Ilisha elongata Bennett), cá Mòi cờ (Clupannodon thrissa
Linné), Mòi chấm (Clupannodon punctatus Schlegel),… Thậm chí có loài hầu như
biến mất như cá Cháy (Macrura reevessii Richardson) [9], [11].
1.2.6.6. Các nhóm động vật có xương sống khác
Khu vực rừng ngập mặn vùng cửa sông Văn Úc chính là nơi cư trú và cung
cấp thức ăn cho nhiều loài chim bản địa và chim di cư. Ở khu vực cửa sông Văn Úc
đã phát hiện được 95 loài trong đó có 53 loài chim nước [12]. Các loài chim thường

tập trung với số lượng lớn vào mùa thu đông (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau). Các
loài chim thường xuất hiện trong vùng là chim Vành khuyên, Cú mèo, Chích, Cuốc,
chim Ngói, chim Cu, Cò bợ, Cò trắng, Vạc, Bồ nông… Trong đó có một số loài
chim được ghi vào danh mục Sách đỏ Việt Nam và thế giới như loài Bồ nông chân
xám, Cò trắng Trung Quốc, Cò mỏ thìa.
Ngoài chim, trong vùng còn xuất hiện nhiều loài động vật có xương sống ở
cạn khác như rắn (rắn nước, rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo…); ếch (ếch đồng,
chẫu chuộc…) chuột (chuột đồng, chuột chù…), rái cá, dơi….Có thể nói động vật
không xương sống ở cạn vùng cửa sông Văn Úc khá đa dạng song một số loài đang
bị suy giảm số lượng do sự săn bắt bừa bãi của người dân hoặc do bị xâm phạm nơi
cư trú, kiếm ăn.
1.2.7. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân số và cơ cấu ngành nghề:
Hùng Thắng và Vinh Quang là hai xã ở vùng cửa sông Văn Úc có dân số tập
trung cao và có số người trong độ tuổi lao động cao hơn các xã ven biển khác của
huyện Tiên Lãng (bảng 3).

Nguyễn Thị Thu Hè
16
Bảng 3. Dân số và cấu trúc dân số xã Hùng Thắng và Vinh Quang [11]

Dân số
(ngƣời)
Nam/nữ
(%)
Dƣới 15
tuổi (%)
Tuổi 15-
60 (%)
Trên 60

tuổi (%)
Hùng Thắng
10650
49,3/50,7
27,2
58,9
13,9
Vinh Quang
8500
50,5/49,5
26,7
50,4
22,9
Tổng cộng
19150





Do sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí địa lý đặc biệt mà cộng
đồng dân cư của vùng cửa sông Văn Úc có thể kiếm sống bằng nhiều cách như nuôi
trồng, khai thác thủy sản, nông nghiệp và các loại hình thương mại, dịch vụ khác.
Xã Hùng Thắng và Vinh Quang có số người tham gia vào sản xuất nông nghiệp
đông nhất so với các xã ven biển khác thuộc huyện Tiên Lãng. Xã Vinh Quang có
số hộ và số người nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản đông còn xã Hùng Thắng
có số dân tham gia vào các hoạt động thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế
khác cao hơn (bảng 4).
Bảng 4. Số hộ dân và số ngƣời tham gia trong các ngành nghề [16]


Nuôi trồng
thủy sản
Khai thác
thủy sản
Nông nghiệp
Thƣơng mại
+ khác
Hùng Thắng
13 hộ
80 người

2385 hộ
9540 người
1000 hộ
480 người
Vinh Quang
50 hộ
112 người
54 hộ
150 người
2034 hộ
8163 người
35 hộ
150 người

Như vậy, số hộ dân và số người tham gia trong nuôi trồng và khai thác thủy
sản chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với ngành nông nghiệp. Một số dân trong ngành nông
nghiệp là nguồn bổ sung vào việc khai thác trên bãi triều và nuôi trồng thủy sản. Xã
Hùng Thắng không có hộ nào chỉ chuyên vào hoạt động khai thác thủy sản do xã
Hùng Thắng không giáp biển như xã Vinh Quang và đa số người dân xã Hùng


Nguyễn Thị Thu Hè
17
Thắng tham gia vào ngành nông nghiệp và các loại hình thương mại, dịch vụ. Hầu
hết các hộ khai thác nhỏ ở xã Vinh Quang vẫn có ruộng đất để cấy lúa. Chỉ có dân
tại xóm Đông Ngư có thể được coi là chuyên sống bằng nghề khai thác thủy hải sản.
- Hiện trạng sử dụng đất và các hoạt động sản xuất
Vùng ven biển vốn đa dạng các loại đất, là cơ sở cho hoạt động kinh tế với
nhiều ngành nghề khác nhau, đồng thời là tiền đề thuận lợi cho sự biến đổi cơ cấu
sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động xã hội mới. Diện tích sử dụng đất của 2 xã
Hùng Thắng và Vinh Quang phân bổ thành các loại như bảng 5.
Bảng 5. Diện tích các loại đất sử dụng tại 2 xã vùng cửa sông ven biển Văn Úc
[11], [12]

Đất ở
(ha)
Đất trồng
trọt (ha)
Đất cấy
lúa (ha)
Đất nuôi trồng
thủy sản (ha)
Riêng đầm
ven biển (ha)
Hùng Thắng
44,6
679
641
158,8
120

Vinh Quang
34,8
110
556
21,9
95
Toàn huyện
668
9591
8200
1870
850

Số liệu trên cho thấy, diện tích cấy lúa của 2 xã chiếm 14,9% quỹ đất trồng
toàn huyện trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản là 189,7 ha chiếm 9,7% tổng diện
tích nuôi trồng thủy sản của toàn huyện. Như vậy, ở 2 xã ven biển này, tỷ trọng đất
sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế.
Ngoài lúa là sản phẩm chính của nông nghiệp, xã Hùng Thắng và Vinh
Quang còn có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi để trồng các cây hoa màu truyền
thống như hành, tỏi, thuốc lào. Các loại sản phẩm phụ này hàng năm cng tạo ra
nguồn thu nhập đáng kể cho bà con ở 2 xã. Hơn nữa, 2 xã lại có diện tích đầm nước
lợ. Riêng xã Vinh Quang còn có bờ biển nên hàng năm đã tạo ra nguồn thu đáng kể
từ sản lượng hải sản đánh bắt và sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt.

Nguyễn Thị Thu Hè
18
Tóm lại, dân cư 2 xã Hùng Thắng và Vinh Quang có truyền thống cần cù,
chịu khó, đã và đang sinh sống, phát triển dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
nay sẽ là lực lượng lao động dồi dào khi phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc phát
triển nuôi trồng thủy sản đã tạo ra khá nhiều việc làm và thu nhập cho người dân,

song kinh nghiệm truyền thống nuôi trồng thủy sản nước lợ cng như khả năng kinh
tế của các hộ còn hạn chế nên sản lượng thủy sản và hiệu quả từ nuôi trồng chưa
cao, chưa tương ứng với tiềm năng tự nhiên. Ngoài ra khác hình thức khai thác bất
hợp lý và có tính chất hủy diệt như đăng chắn, lưới, đáy, te điện… đã làm giảm
đáng kể nguồn lợi tại đây.
- Một số vấn đề kinh tế, xã hội khác:
+ Văn hóa, xã hội: Số liệu thống kê cho thấy số lượng học sinh mẫu giáo,
tiểu học và trung học cơ sở khá đông tuy nhiên số học sinh đỗ đại học thường không
cao. Mỗi xã đều có 1 trạm y tế xã với 17 cán bộ y tế (xã Hùng Thắng) và 6 cán bộ y
tế (xã Vinh Quang) để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trình độ
của các hầu hết các cán bộ xã chưa cao và đồng đều.
+ Thể chế chính sách: Hiện nay, các hộ nuôi trồng thủy sản được giao đất từ
5-10 năm. Một số hộ khác được giao đất làm nông nghiệp nhưng tự ý chuyển sang
nuôi trồng thủy sản. Nhiều hộ tự ý chia tách và chuyển nhượng cho nhau. Theo ý
kiến của người dân thì thời gian giao khoán đất 15 năm là phù hợp, lượng vốn cho
vay phải xem xét sao cho đầu tư có hiệu quả, nhất là khâu xây dựng cơ bản. Diện
tích giao đất nên là 3-5 ha cho 1 hộ… Cần có sự hợp tác giữa các xãc trong việc
kiểm tra việc dùng te điện, thuốc nổ để khai thác thủy sản.
+ Mức sống cộng đồng: Xã Hùng Thắng và Vinh Quang có tỉ lệ số hộ giàu
khá cao so với các xã ven biển khác của Tiên Lãng và số hộ nghèo đói chiếm tỉ lệ
thấp trong huyện. Người dân 2 xã có mức sống trung bình cao ở huyện, thu nhập
bình quân là 3-5 triệu/người/năm. Điều đó một phần là do hai xã có kinh nghiệm
canh tác nông nghiệp tốt, có truyền thống trồng cây thuốc và rau màu…

×