Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 91 trang )

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






Nguyễn Hạnh Luyến










ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG VEN BIỂN
CỬA SÔNG THUẬN AN, THỪA THIÊN HUẾ







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC









Hà Nội – Năm 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

ii







Nguyễn Hạnh Luyến







ĐA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG VEN BIỂN
CỬA SÔNG THUẬN AN, THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60.42.60





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HUẤN







Hà Nội – Năm 2012



Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến


iii



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Xuân Huấn đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo Bộ môn
động vật có xương sống và Phòng thí nghiệm sinh thái và Sinh học Môi
trường, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia
Hà Nội, người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích
trong những năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Cục Khai thác và
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2012
Học viên: Nguyễn Hạnh Luyến

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

iv




NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
FAO
Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp Quốc
GDP
Tổng sản lƣợng nội địa
HST
Hệ sinh thái
NTTS
Nuôi trồng thủy sản
RSH
Rạn san hô











Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

v



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY
SẢN Ở VÙNG CỬA SÔNG – VEN BIỂN VIỆT NAM 3
1.1.1. Khái quát về vùng cửa sông – ven biển 3
1.1.2. Hệ thống cửa sông – ven biển Việt Nam 4
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ CỬA SÔNG –
VEN BIỂN VIỆT NAM 7
1.3. LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ VÙNG VEN BIỂN
CỬA SÔNG THUẬN AN 11
CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU 12
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 12
2.1.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 12
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu 13
2. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU [31] 13
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc các tƣ liệu hiện có 13
2.2.2. Phƣơng pháp thu mẫu thực địa 13
2.2.3. Phƣơng pháp định loại trong phòng thí nghiệm 14
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
3.1.2. Một số vấn đề kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 27
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

vi


3.2. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ VÙNG VEN BIỂN CỬA SÔNG THUẬN
AN 29
3.2.1. Danh sách các loài cá vùng ven biển cửa sông Thuận An 29
3.2.2. Cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá ở vùng ven biển cửa
sông Thuận An 30
3.2.3. Biến động thành phần loài cá theo thời gian ở vùng ven biển cửa
sông Thuận An 38
3.2.4. Phân tích các nhóm sinh thái 40
3.2.5. Các loài cá quý hiếm, nguy cấp của khu hệ 42
3.2.5. Mối quan hệ gần gũi về thành phần loài cá giữa khu vực nghiên
cứu với các vùng khác 43
3.2.5. Thành phần loài cá kinh tế ở vùng ven biển cửa sông Thuận An,
Thừa Thiên Huế 44
3.3. THỰC TRẠNG NGHỀ CÁ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI
NGUỒN LỢI CÁ VÙNG VEN BIỂN CỬA SÔNG THUẬN AN 45
3.3.1. Thực trạng khai thác và môi trƣờng thủy sản 45
3.3.2.Thách thức đối với nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận
An 51
3.3.3. Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá
vùng cửa sông Thuận An 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ…………………………………………… ……………… 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHNH 59

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Lƣợng mƣa ở tỉnh Thừa Thiên Huế. 25
Bảng 2. Số lƣợng và tỉ lệ % các họ, giống , loài có trong các bộ 31
Bảng 3: Số lƣợng giống, loài có trong các họ 32
Bảng 4. Tính đa dạng về các bậc phân loại của 2 lớp cá ở vùng ven biển cửa
sông Thuận An 36
Bảng 5. Danh sách các loài cá không gặp lại so với nghiên cứu trƣớc đây 39
Bảng 6. Danh mục các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 [4] 43
Bảng 7. Mối quan hệ gần gũi về thành phần loài cá ở vùng ven biển cửa sông
Thuận An với các khu hệ cá khác 44
Bảng 8. Các loại ngƣ cụ và năng suất bình quân khai thác thủy sản trong vùng đầm
phá Tam Giang và vùng ven biển cửa sông Thuận An 46
Bảng 9. Sản lƣợng thủy sản ở vùng ven biển, cửa sông Thuận An 51
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Hình ảnh vùng ven biển cửa sông Thuận An 12
Hình 2. Chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Sụn dạng mập
[45,46,47,48] 17
Hình 3. Chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Sụn dạng đuối
[45,46,47.48] 18
Hình 4. Chỉ tiêu hình thái ngoài dùng trong định loại cá Xƣơng [45,46,47,48] 19
Hình 5. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xƣơng hàm
và các kiểu răng dùng trong định loại cá Xƣơng [45,46,47,48] 20
Hình 6. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đuôi và
vây đuôi dùng trong định loại cá Xƣơng [45,46,47,48] 21
Hình 7. Vị trí cửa biển Thuận An 22

Hình 8. Biểu đồ tỉ lệ % các họ, giống loài trong từng bộ cá 37
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

1

MỞ ĐẦU
Vùng cửa biển Thuận An trƣớc còn đƣợc gọi là cửa Eo, cửa Nộn là một
cửa biển quan trọng ở Miền Trung Việt Nam thuộc huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Đây là một vùng cửa biển quan trọng của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Cửa này là thủy lộ chính thông sông Hƣơng qua phá Tam Giang ra biển
Đông. Vì là nút giao thông nối liền vùng cận duyên và lƣu vực sông Hƣơng
nên cửa Thuận An đóng vai trò trọng yếu đối với cố đô Huế về mặt chiến
lƣợc, thƣơng mại, cũng nhƣ kinh tế. Đây còn là vùng tiếp giáp với hệ thống
phá Tam Giang – Cầu Hai – một hệ thống đầm phá điển hình , đƣợc coi nhƣ
là một vùng biển – một lagoon ven biển nhiệt đới. Chính vì vậy vùng này
đƣợc xem nhƣ là trung tâm của các loài đặc hữu và đa dạng sinh học cao
nhƣng việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên ở đây đang chịu áp lực do sự gia tăng
dân số và do nhiều lý do khác… Mặc dù đã có một số tác giả tiến hành điều
tra ngƣ loại tại khu vực phá Tam Giang – Cầu Hai nhƣng cho đến nay tại
vùng ven biển cửa sông Thuận An vẫn chƣa có một đánh giá đầy đủ về đa
dạng sinh học cá. Tiến hành điều tra đánh giá đa dạng sinh học về khu hệ cá
này nhằm đƣa ra các giải pháp hợp lý về khai thác và sử dụng nguồn lợi cá ở
vùng này là cần thiết và cấp bách.
Các nghiên cứu gần đây về đa dạng sinh học cá của nhiều tác giả trong
và ngoài nƣớc càng tăng thêm các lý do chính đáng cho các công trình điều
tra chi tiết về khu hệ cá này. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài luận văn:
“Đa dạng sinh học cá và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý
nguồn lợi cá ở vùng ven biển cửa sông Thuận An, Thừa Thiên Huế”
Nghiên cứu này nhằm mục đích:
1. Xác định thành phần các loài cá có mặt tại vùng ven biển cửa sông

ven biển Thuận An;
2. Tìm hiểu thực trạng nghề cá trong vùng;
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

2

3. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững nguồn lợi cá
cho vùng nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGUỒN LỢI THỦY
SẢN Ở VÙNG CỬA SÔNG – VEN BIỂN VIỆT NAM
1.1.1. Khái quát về vùng cửa sông – ven biển
Cửa sông là vùng thủy vực ven bờ nửa khép kín về mặt không gian,
liên hệ trực tiếp với biển một cách thƣờng xuyên hay theo chu kỳ, trong đó độ
muối biến đổi do xảy ra sự hòa trộn của nƣớc biển với nƣớc ngọt đổ ra từ các
dòng lục địa [38].
Vùng cửa sông ven biển là nơi tiếp xúc sông - biển, ôm sát dải nƣớc
ven bờ, từ phần thấp của hạ lƣu các hệ thống sông trong mùa khô khi triều
cƣờng đến vùng nƣớc nông thềm lục địa có ảnh hƣởng của nƣớc ngọt và ở nơi
xa nhất vào mùa mƣa trong thời kì đỉnh lũ, ranh giới này có thể cách các cửa
sông khoảng 30-60km về phía biển [5].
Vì vậy, vùng cửa sông là nơi tranh chấp mãnh liệt giữa đất liền và biển,
ở đó luôn xảy ra hai quá trình trái ngƣợc nhau là bồi tụ và bào mòn. Hai quá
trình này xảy ra phụ thuộc vào các yếu tố động lực của dòng sông và dòng
biển (sóng, thủy triều, hải lƣu) và các quá trình địa chất.
Vùng cửa sông không chỉ là nơi nƣớc ngọt và nƣớc mặn pha trộn với

nhau đơn thuần mà tại đây có sự chuyển đổi tính chất hóa học của nƣớc từ
ngọt sang mặn, đặc biệt là độ muối. Chính vì vậy, vùng cửa sông là vùng
chuyển tiếp từ chế độ thủy văn sông sang chế độ thủy văn biển.
Cửa sông là vùng biến đổi của nƣớc ngọt đổ ra từ lục địa dƣới ảnh
hƣởng hoạt động của thủy triều. Do đó, độ muối biến đổi rất nhanh trong
không gian và theo thời gian và biên độ dao động của nó rất lớn, từ 0,5 đến
30‰.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

4

Theo sự dao động lớn về độ muối, vùng cửa sông đƣợc chia thành các
phần khác nhau: phần đầu – phần trên vùng cửa sông – phần giữa vùng cửa
sông - phần thấp vùng cửa sông và phần tận cùng. Việc phân chia này có ý
nghĩa lớn trong việc nhận biết mức độ biến thiên về cấu trúc của nền đáy, tốc
độ dòng chảy và độ muối, liên quan đến quần xã sinh vật vùng cửa sông. [38]
Vùng ven biển là những vùng nằm giữa biển và bờ của thềm lục địa.
Vùng ven biển không chỉ khác với đại dƣơng không chỉ ở độ sâu mà quan
trọng hơn là các quá trình vật lý nhƣ hoạt động của thủy triều, sóng….
1.1.2. Hệ thống cửa sông – ven biển Việt Nam
Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, từ 8
0
30’ – 21
0
30’ vĩ độ Bắc, với một
loạt các sông lớn nhỏ, trong đó có hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và
sông Cửu Long. Hầu hết các sông đều đổ ra biển Đông, chia cắt bờ biển thành
từng đoạn với chiều dài 15-20 km/cửa sông [38]. Thêm vào đó là dải bờ bao
quanh các hải đảo cùng với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
gấp tới 3 lần lãnh thổ đất liền.

Biển Đông hàng năm đón nhận khoảng 839 tỉ m
3
nƣớc ngọt cùng với
khoảng 200 triệu tấn bùn cát và trên 100 triệu tấn các chất hòa tan trong nƣớc
làm cho khối nƣớc ven bờ bị ngọt hóa và do đó vùng nƣớc lợ cửa sông đƣợc
mở rộng, ôm lấy một diện tích lớn của thềm lục địa nƣớc nông ven bờ. Đây là
nơi kiếm ăn và sinh sản của nhiều loại động vật biển, đồng thời còn là “vƣờn
ƣơm” cho các đàn động vật biển còn non. Với tiềm năng to lớn này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho nƣớc ta phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên,
với khoảng 54% dân cƣ tập trung tại các tỉnh, thành phố ven biển, cộng với
việc khai thác tài nguyên biển tự phát đã làm suy giảm nguồn lợi sinh vật, suy
giảm chất lƣợng nƣớc, tăng các nguy cơ rủi ro nhƣ xói lở bờ biển, lũ lụt ven
bờ, hạn hán kéo dài,…[38]
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

5

Các vùng cửa sông Việt Nam có chế độ thủy triều đặc sắc của vùng bờ
tây Thái Bình Dƣơng, chịu sự phân hóa sâu sắc theo mùa trong năm. Song do
địa hình phức tạp nên mỗi vùng lại có những nét đặc trƣng riêng bao gồm: các
hệ cửa sông kiểu delta ở vùng châu thổ Bắc Bộ và Nam Bộ; các cửa sông hình
phễu và vụng cửa sông điển hình là các cửa sông ở Hải Phòng – Quảng Ninh
hay ở Đông Nam Bộ nhƣ cửa Soi Rạp; hệ các đầm phá miền Trung và những
vụng vịnh nông ven bờ. [38]
Quần xã sinh vật là một thành phần quan trọng cấu thành hệ sinh thái
cửa sông. Các điều kiện vật lý hóa học luôn luôn bất ổn định không thể tách
rời những hoạt động tƣơng tác của các quần xã sinh vật. Các quần xã không
chỉ thích nghi, chịu sự chi phối của các yếu tố đó mà còn tác động trở lại cải
tạo môi trƣờng theo hƣớng có lợi cho đời sống của mình. Ở đây, sinh vật đã
đồng hóa năng lƣợng mặt trời và các muối dinh dƣỡng, khí hòa tan; đồng thời

thải các chất trao đổi bài tiết … để tạo dòng chu chuyển vật chất và năng
lƣợng. Con đƣờng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở các hệ sinh thái cửa
sông – ven biển nƣớc ta mang nhiều nét đặc trƣng. Ở vùng cửa sông – ven
biển thấy xuất hiện hai loại xích thức ăn chính nhƣng xích thức ăn đƣợc khởi
đầu từ vật liệu phế thải với các sinh vật ăn mùn bã là động lực chính trong sự
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng. [38]
1.1.3. Đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật vùng cửa sông – ven biển
Việt Nam
Nƣớc ta có trên 3260 km bờ biển (chƣa kể bờ bao quanh các đảo) trải
dài trên 13 vĩ độ với nhiều hệ thống sông lớn đổ ra biển, tạo ra vùng tiếp xúc
sông - biển rộng lớn. Cùng với điều đó, sự phân hoá cao của điều kiện khí
hậu - thủy - hải văn đã làm tăng sự đa dạng về sinh cảnh và nơi sống. Ngay
trong phạm vi vùng thềm lục địa (Continental shelf) đã xuất hiện nhiều sinh
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

6

cảnh rất đặc trƣng, nhạy cảm với những tác động của các nhân tố tự nhiên và
hoạt động của con ngƣời (Vũ Trung Tạng, 1982, 2009) [35,38], bao gồm:
- Các hệ cửa sông (Estuary): Cửa sông châu thổ và cửa sông hình phễu;
- Các bãi triều trần (Naked intertidal flats) gồm nhiều thềm cát, bãi bùn,
bờ đá hoặc các bãi triều lầy (Swamps) đƣợc phủ bởi rừng ngập mặn
(Mangrove forests);
- Chuỗi các đầm phá (Lagoon chain) ven biển miền Trung;
- Hệ thống vũng vịnh nông ven bờ, nhận nƣớc từ vài ba con sông
(Shallow bays);
- Các rạn san hô (Coral reefs);
- Các sinh cảnh bao quanh các đảo và quần đảo thềm lục địa
(Continental shelf islands);…
Có thể nói vùng cửa sông – ven biển chứa đựng kho gen quý và giàu

có. Ở vùng luôn có những sự biến động về nơi ở, điều kiện sống nên sinh vật
luôn luôn diễn ra những biến đổi không chỉ về hình thái, tập tính, sinh lý, sinh
thái mà còn có cả những đặc điểm di truyền giúp các quần thể sinh vật thích
nghi với điều kiện sống. Chính điều đó tạo nên sự đa dạng sinh học cho vùng
cửa sông – ven biển.
Vùng cửa sông – ven biển giàu có về thức ăn, là bãi đẻ của nhiều loài
động vật, là nơi ở vào giai đoạn sớm của nhiều giáp xác và cá biển. Ở vùng
ven biển Việt Nam đã xác định đƣợc khoảng 94 loài thực vật ngập mặn, 346
loài san hô, 794 loài cá biển, 677 loài rong và cỏ biển, 4971 loài động vật
đáy,…[38]
Vùng cửa sông – ven biển là nơi có điều kiện sống đặc trƣng tạo nên
nhiều đặc sản nhƣ: tôm, cua, sò, rong câu… Nhiều loài trở thành mặt hàng có
giá trị kinh tế, làm thực phẩm, làm cảnh… đƣợc tiêu thụ trong nƣớc và nƣớc
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

7

ngoài. Trong số đó, cá, giáp xác, thân mềm và rong biển là những đối tƣợng
có sản lƣợng lớn và đang đƣợc khai thác. Cá ở vùng biển nông chiếm tới 80-
90% tổng sản lƣợng cá khai thác đƣợc…[38]
Một sản phẩm hoạt động của các hệ sinh thái cửa sông – ven biển nhiệt
đới là rừng ngập mặn. Theo những thống kê trƣớc đây, diện tích rừng ngập
mặn nƣớc ta khoảng 400.000 ha. Đến nay, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp
hơn chỉ còn 155.290 ha, mà chủ yếu trong đó là rừng tái sinh và rừng trồng.
Rừng ngập mặn là nơi quần tụ của nhiều loài nấm, vi khuẩn, động vật trên cạn
và dƣới nƣớc, hình thành nên hệ sinh thái đặc sắc và giàu có của bờ biển nhiệt
đới. Sinh khối rừng ngập mặn đƣợc đánh giá khá cao, dao động từ 229.000-
283.320 kg/ha (đối với rừng trƣởng thành), 14.004 kg/ha (rừng tái sinh tự
nhiên) [38]. Lƣợng sinh khối này phân hủy tạo nguồn thức ăn mùn bã cho
sinh vật và đƣợc chuyển ra vùng cửa sông hay vùng kề cận. Đặc biệt, do đặc

điểm giàu có về dinh dƣỡng nên rừng ngập mặn là nơi tập trung khá nhiều các
loài động vật nhƣ các loài côn trùng, thân mềm, giáp xác, cá, bò sát, thú…
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ CỬA SÔNG –
VEN BIỂN VIỆT NAM
Theo Vũ Trung Tạng (2009) [38], số loài cá trong các vùng cửa sông
Việt Nam có 615 loài, thuộc 120 họ, 29 bộ trong đó chỉ có 26 loài cá sụn.
Phần lớn các loài này thuộc cá cỡ nhỏ, sống đáy thuộc các họ Albulidae,
Clupeidae, Engraulidae, Salangidae, Harpodntidae, Hemirhamphidae,
Fistularidae, Mugilidae, Polynemidae, Apogonidae, Leiognathidae, Gerridae,
Drepanidae, Scatopliagidae, Siganidae, Eleotridae, Gobiidae,
Periophthamidae, Psettodidae, Bothidae, Pleuronectidae, Cynoglossidae,
Tetraodontidae,…[38]
Nhiều loài cá cửa sông có giá trị kinh tế cao nhƣ cá Song vây cao
(Epinephelus maculatus).
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

8

Có thể khái quát những đặc điểm quan trọng của các loài hải sản nói
chung và cá nói riêng ở vùng biển Việt Nam nhƣ sau: [5]
- Số loài nhiều, số lƣợng cá thể cùng loài ít. Do đó nếu tập trung khai
thác với cƣờng độ cao trong một thời gian sẽ làm năng suất đánh bắt giảm sút
đáng kể.
- Gồm nhiều nhóm cá sinh thái: cá vùng khơi, cá thềm lục địa, cá cửa
sông, cá đáy, cá rạn san hô…
- Trừ các loài cá nổi đại dƣơng nhƣ : cá Thu, Ngừ, Chuồn,… di cƣ xa,
hầu hết các loài có giá trị kinh tế đều là những đàn cá địa phƣơng, ít di cƣ,
chủ yếu tập trung sống ở các vùng nƣớc có độ sâu dƣới 200 m, nhất là các
khu vực chịu ảnh hƣởng của các con sông lớn, các vụng, vịnh ven biển. Sự
phân bố của các đàn cá có sự biến động theo mùa, theo vùng khí hậu: mùa

đông có xu thế ra xa bờ, mùa hè di chuyển vào gần bờ.
- Nhiều loài cá nói chung hay cá kinh tế nói riêng có mùa đẻ nhiều đợt,
kéo dài. Bãi đẻ chủ yếu ở các vùng nƣớc nông ven bờ.
Theo Vũ Trung Tạng (2009) [38], cá ở các vùng cửa sông riêng biệt
không thật đa dạng so với vùng biển kế cận với chúng, với số lƣợng loài chỉ
dao động từ 70 – 230 loài. Khu hệ cá của toàn vùng cửa sông nƣớc ta đƣợc
tổng hợp lại lên tới 615 loài nằm trong 120 họ của 29 bộ cá, trong đó có 50
loài chƣa xác định đƣợc đến loài, còn ở dạng sp. Trong 615 loài cá của toàn
vùng cửa sông có 26 loài cá Sụn, còn lại là cá Xƣơng. Bộ cá Vƣợc
(Perciformes) là thành phần cơ bản trong cấu trúc của khu hệ, gồm 53họ
(chiếm 44,17% tổng số họ) và 339 loài (gần 55,12% tổng số loài). Có 9 bộ cá
mà mỗi bộ chỉ xuất hiện 1 loài ở vùng cửa sông. Ngoài bộ cá Vƣợc, những bộ
cá khác có số lƣợng đông phải kể đến bộ cá Trích (Clupeiformes), cá Đối
(Mugilifomes), cá Nóc (Tetraodontiformes), cá Chình (Anguiliformes), cá
Kìm (Beloniformes), cá Ngạnh (Siluriformes)… Những họ đa dạng về loài là
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

9

Gobiidae (47 loài), tiếp theo là họ Carangidae, Sciaenidae, Serranidae,
Tetraodonidae, Clupeidae, Engraulidae (19 loài), Mugilidae,
Hemirhamphidae. Những loài khác đều có số loài ít hơn, từ 10 loài trở xuống
[38].
Những họ có nhiều loài đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái cửa
sông là: Megalopidae, Clupeidae, Engraulidae, Harpodontidae, Ariidae,
Hemirhamphidae, Carangidae, Leiognathidae, Gerridae, Cynoglossidae, …
Phần lớn các loài cá thuộc những họ trên là những loài thƣờng xuyên có mặt
trong vùng, một số ít xuất hiện có chu kỳ khi chúng xâm nhập vào vùng cửa
sông để kiếm ăn hoặc để sinh sản. Chúng có thể thuộc những loài cá biển
khơi, cá rạn san hô ở đáy sâu xâm nhập vào để kiếm ăn, đẻ trứng, tức là sử

dụng vùng cửa sông cho một giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống của mình
vào các thời gian xác định nhƣ các đại diện thuộc Sphyraenidae,
Choetodontidae, Pomacentridae, Labridae, Stromatoidae,… Những đại diện
của cá nƣớc ngọt thích nghi với độ muối thấp chỉ sử dụng phần đầu của vùng
cửa sông nhƣ một nơi để kiếm ăn [38].
Trong thành phần của các loài cá cửa sông dù có đại diện của một số loài
cá nƣớc ngọt hoặc biển ấm ôn đới, song khu hệ cá cửa sông nƣớc ta vẫn là
khu hệ cá thềm lục địa biển nhiệt đới, gồm những loài thuộc biển kế cận
(Vịnh Bắc Bộ, Trung và Nam Bộ), chịu đƣợc sự biến thiên khác nhau của độ
muối, đồng thời nằm trong thành phần các loài động vật thuộc vùng nƣớc
nhiệt đới ven bờ Ấn Độ - Tây Thái Bình Dƣơng [38]. Những loài cá sống và
xâm nhập vào vùng cửa sông đã trải qua quá trình thích nghi tiến hóa trong
điều kiện môi trƣờng rất biến động theo không gian và thời gian, nhất là sự
biến đổi nhanh của độ muối.
Dựa vào mối quan hệ với độ muối, khu hệ cá cửa sông nƣớc ta có thể
chia thành 4 nhóm sinh thái sau đây [38]:
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

10

1. Nhóm nƣớc ngọt: Gồm những loài có thể chịu đƣợc độ muối trên dƣới
10‰. Số lƣợng loài không nhiều, chủ yếu thuộc đại diện một số họ nhƣ:
Siluridae, Bagridae, Clariidae,…
2. Nhóm cá biển khá đa dạng, gồm chủ yếu những loài rộng muối.
Chúng thƣờng xâm nhập vào cửa sông, một số lên cao, nơi độ muối 5‰, đôi
khi thấp hơn. Phần lớn tập trung ở độ muối 18-25‰ và nơi chuyển tiếp giữa
nƣớc sông và nƣớc biển ven bờ. Điều đặc biệt là không ít những loài cá khơi
điển hình thuộc các họ Carcharhinidae, Pristidae, Clupeidae,… còn theo thủy
triều thâm nhập sâu vào các vực nƣớc ngọt để sinh sống. Tuy nhiên, nhìn
chung nhóm cá biển đa dạng về số lƣợng loài và đông về cá thể thƣờng gặp ở

phần cuối ở các của sông, nơi nƣớc có độ mặn cao và biên độ dao động muối
thấp, đặc biệt vào thời kỳ mùa khô, khi lƣợng nƣớc sông giảm. Thực tế vùng
chuyển tiếp này là nơi giàu có thức ăn, trở thành bãi kiếm mồi và là nơi sinh
sản của nhiều loài động vật biển, trong đó phải kể đến các loài cá.
3. Nhóm cá cửa sông chính thức: gồm những loài nƣớc lợ ven biển thích
ứng với nhịp điệu biến đổi nhanh của độ muối vùng cửa sông và trở thành cƣ
dân chính thức của vùng. Cá cửa sông thuộc nhiều nhóm phân loại khác nhau,
từ những đại diện của họ cá tiến hóa thấp nhƣ Albulidae, Clupeidae đến
những họ cá bậc cao nhƣ: Gerridae, Gobiidae, Tetraodontidae,… Phần lớn
những loài này là cá cỡ nhỏ, sống đáy. Nhiều loài sống ổn định trong vùng,
nhiều loài tiến hành di cƣ biển-sông (Anadromy) nhƣ cá Mòi, Lành Canh,…
hoặc sông – biển (Catadromy) nhƣ cá Đối, cá Hồng, cá Măng sữa. Một số loài
coi vùng cửa sông là nơi bắt nguồn một giai đoạn sống, còn khi sinh sản phải
rời cửa sông ra biển (Mugil,Chanos) hay vào nƣớc ngọt (Clupanodon, Coilia).
4. Nhóm di cƣ theo chu kỳ hàng năm gồm các loài cá nƣớc ngọt nhƣ cá
Chình (Anguilla japonica. A. marmorata). Chúng sống ở các sông suối miền
Trung, đến mùa sinh sản tập trung di cƣ sông – biển (Catadromy) để đẻ trứng.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

11

Ngƣợc lại cũng có những loài cá di cƣ biển – sông (anodromy) theo mùa để
sinh sản nhƣ cá Mòi cờ hoa, cá Mòi cờ chấm, cá Cháy, cá Lành canh…
1.3. LƢỢC SỬ NGHIÊN CỨU NGUỒN LỢI CÁ VÙNG VEN BIỂN
CỬA SÔNG THUẬN AN
Tính đến nay chƣa có nghiên cứu nào về ĐDSH cá riêng ở vùng ven
biển cửa sông Thuận An nhƣng đã có các công trình nghiên cứu về thành
phần loài cá vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nhƣ: công trình nghiên cứu
của Võ Văn Phú (1995, 1997, 2001, 2005) hay công trình nghiên cứu của
Tôn Thất Pháp và cộng sự (2009) [19,20,21,22,23]…. Theo nghiên cứu của

Võ Văn Phú (2005) danh sách các loài cá vùng phá Tam Giang – Cầu Hai bao
gồm 171 loài thuộc 62 họ, 17 bộ, 2 lớp; còn theo nghiên cứu của Tôn Thất
Pháp (2009), danh sách các loài cá vùng phá Tam Giang – Cầu Hai có 168
loài thuộc 67 họ, 17 bộ, 2 lớp. Nhìn chung những nghiên cứu này chƣa tách
riêng cá thuộc vùng cửa sông Thuận An và đều đã thực hiện trong những năm
trƣớc đây, do vậy cần phải kiểm tra, đánh giá lại và bổ sung để danh mục cá
đƣợc đầy đủ hơn cho vùng cửa sông ven biển quan trọng này.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

12

CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƢ LIỆU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Vùng cửa sông ven biển Thuận An cách Thành
phố Huế 15km về phía Đông Bắc (Hình 1).
- Thời gian nghiên cứu: Tiến hành hai đợt thực địa vào thời gian 5-
11/6/2011 và 6-12/11/2011.


(Nguồn: Đặng Đỗ Hùng Việt, Viện Tài nguyên và Môi trường biển)
Hình 1. Hình ảnh vùng ven biển cửa sông Thuận An


Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

13

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là các loài cá thuộc vùng cửa sông ven biển Thuận
An và thực trạng nghề cá trong khu vực.
2. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU [31]
2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp có chọn lọc các tƣ liệu hiện có
* Thu thập tài liệu có liên quan:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, địa lý, thổ nhƣỡng, khí tƣợng thủy
văn của vùng nghiên cứu;
- Các số liệu thống kê về kinh tế - xã hội, số liệu thống kê ngƣ dân,
phƣơng tiện, ngƣ cụ, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội và thủy hải sản ngắn
và dài hạn…
* Tƣ liệu hiện có về các đối tƣợng nghiên cứu.
2.2.2. Phƣơng pháp thu mẫu thực địa
Tiến hành sƣu tầm mẫu cá dƣới các hình thức [50]
- Thu mẫu cá tại các chợ địa phƣơng, bến cá sau khi kiểm tra kỹ lƣỡng;
- Mua từ các ngƣ dân địa phƣơng khai thác theo nhiều ngƣ cụ khác nhau:
các loại lƣới, đăng, đáy,…
- Điều tra tên cá (tên phổ thông, địa phƣơng), nơi sống, phân bố, đặc tính
sinh học, giá trị kinh tế … của các loài cá từ các ngƣ dân;
- Điều tra số hộ, số công cụ khai thác và đời sống của các hộ khai thác
cá;
- Điều tra sản lƣợng, năng suất đánh bắt, mùa vụ, khả năng đánh bắt của
các loài cá,…
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

14

Mẫu cá đƣợc định hình bằng formalin 8% để đem về phòng thí nghiệm
phân tích, định loại.
2.2.3. Phƣơng pháp định loại trong phòng thí nghiệm
2.2.3.1. Hệ thống và phương pháp phân loại cá

Các mẫu cá đƣợc tiến hành định loại ở phòng thí nghiệm bằng phƣơng
pháp phân tích, so sánh hình thái ngoài.
Tài liệu đƣợc sử dụng trong định loại là: “FAO species identification
guide for fishery purpose – The living marine resources of the Western
Central Pacific. Vol. 3,4,5,6” của Fao (1999-2001) [45,46,47,48] cùng một số
tài liệu liên quan khác đƣợc trình bày ở phần Tài liệu tham khảo. Ngoài ra,
phần mềm FISHBASE 2004 cũng đƣợc sử dụng để tham khảo và so sánh
hình ảnh các loài cá đã định loại.
Tài liệu “Catalog of Fishes – Vol. 1,2,3” của William N. Eschmeyer
(1998) [42,43,44] đƣợc sử dụng để kiểm tra, khẳng định tên Latinh (tên khoa
học) và sắp xếp hệ thống. Tên tiếng Việt (tên phố thông) đƣợc xác định chủ
yếu theo quyển “Danh lục cá biển Việt Nam – Tập I, II, III, IV và V” của
Nguyễn Hữu Phụng và các tác giả khác [15,26,27,28,29,30,41,52,51].
2.2.3.2. Một số dấu hiệu dùng trong phân loại
Các đặc điểm hình thái đƣợc dùng khi định loại:
- Chỉ tiêu đếm: Số lƣợng các tia vây cứng và tia vây mềm, số lƣợng vẩy
đƣờng bên, số lƣợng vẩy trên và dƣới đƣờng bên, số lƣợng và kích thƣớc các
râu, số lƣợng lƣợc mang … [Hình 2, 3, 4, 5, 6].
- Chỉ tiêu đo: Chiều dài thân, đầu và mõm, khoảng cách trƣớc vây lƣng,
giữa hai hố mắt, đƣờng kính mắt, chiều dài cuống đuôi, chiều cao thân lớn
nhất và nhỏ nhất [Hình 2, 3, 4, 5, 6], tính tỷ lệ giữa các số đo.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

15

Khi đo đếm các chỉ tiêu, chúng tôi dựa vào tài liệu hƣớng dẫn nghiên
cứu cá của Pravdin [31]. Số đếm các vây và vẩy theo kí hiệu:
- D: Kí hiệu vây lƣng, viết tắt của chữ Doral Fin
- A: Kí hiệu của vây hậu môn, viết tắt của chữ Anal Fin
- P: Kí hiệu vây ngực, viết tắt của chữ Pectoral Fin

- V: Kí hiệu vây bụng, viết tắt của chữ Caudal Fin
Số vẩy đƣờng bên:
u
L1 = x y
V
Trong đó:
L1: Kí hiệu số đếm vảy đƣờng bên, viết tắt của chữ Lateral Line
x: là số lƣợng vảy đƣờng bên nhỏ nhất
y: là số lƣợng vảy đƣờng bên lớn nhất
u là số lƣợng hang vảy trên đƣờng bên
v là số lƣợng hàng vảy dƣới đƣờng bên
Đối với cá có hai vây lƣng
- D1: là kí hiệu vây lƣng thứ nhất
- D2 là kí hiệu vây lƣng thứ hai
Kí hiệu các chỉ tiêu đo nhƣ sau:
- L0: chiều dài mình bỏ vây đuôi
- L: Chiều dài toàn thân cá
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

16

- Lc: Chiều dài Smith, từ mõm đến chẻ vây đuôi
- H: Chiều cao lớn nhất của thân
- h: Chiều cao nhỏ nhất của thân
- hD: Chiều cao vây lƣng
- hA: Chiều cao vây hậu môn
- hP: Chiều cao vây ngực
- hV: Chiều cao vây bụng
- lD: Chiều dài gốc vây lƣng
- lA: Chiều dài gốc vây hậu môn

- a: Chiều dài đầu
- b: Chiều dài mõm
- c: Đƣờng kính mắt
- e: Chiều dài cuống đuôi
Các số đo và đếm đƣợc xác định trên nhiều cá thể của cùng một loài.
Sử dụng các dụng cụ: thƣớc đo độ dài, compa, kim, mũi mác, dao mổ,
panh, etyket, ghim mẫu…để tiến hành định loại cá.






Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Hạnh Luyến

17



Hình 2. Chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Sụn dạng mập
[45,46,47,48]

×