Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nghiên cứu mối vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp phòng trừ loài hại chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 212 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***







Nguyễn Quốc Huy






NGHIÊN CỨU MỐI VÙNG TÂY NGUYÊN
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LOÀI HẠI CHÍNH




LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC















Hà Nội - 2011



Tr-ờng đại học khoa học tự nhiên



Nguyễn quốc huy






mối vùng Tây Nguyên
và đề xuất biện pháp phòng trừ







Chuyên ngành
: Côn trùng
học
Mã số
: 1.05.14













Hà Nội 2010
I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC T NHIấN
***









Nguyn Quc Huy






NGHIấN CU MI VNG TY NGUYấN
V XUT BIN PHP PHềNG TR LOI HI CHNH




Chuyờn ngnh
: Cụn trựng hc
Mó s
: 62 42 10 10

LUN N TIN S SINH HC



NGI HNG DN KHOA HC
GS. TS. Bựi Cụng Hin
PGS. TS. Nguyn Vn Qung





H Ni - 2011



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………4
2.1 Mục tiêu của đề tài 4
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI Ở NƢỚC NGOÀI 6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về khu hệ mối 6
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của mối 10
1.1.3 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ chứa
nước 13
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI Ở TRONG NƢỚC 17
1.2.1 Tình hình nghiên cứu khu hệ mối, đặc điểm sinh học, sinh thái học
của mối 17
1.2.2 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ chứa
nước 21
1.2.3 Tình hình nghiên cứu mối ở Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ 24
CHƢƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 27
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 27
2.1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của Tây Nguyên 31

2.1.2.1 Địa hình, địa chất 31
2.1.2.2 Khí hậu, thủy văn 33
2.1.2.3 Thổ nhưỡng 34
2.1.2.4 Kinh tế xã hội 35
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 37
2.2 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 37
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 37
2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 37
2.2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 37
2.2.2.2 Dụng cụ, hóa chất và thiết bị nghiên cứu 37
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.3.1 Phương pháp thu thập vật mẫu 38
2.3.1.1 Phương pháp thu mẫu định tính Error! Bookmark not defined.
2.3.1.2 Phương pháp thu mẫu định lượng 38
2.3.2 Phương pháp định loại vật mẫu 39
2.3.3 Phương pháp phân tích ADN gen ty thể 39
2.3.3.1 Tách chiết ADN tổng số 40
2.3.3.2 Phản ứng PCR 40
2.3.3.3 Tinh sạch ADN và giải mã 41
2.3.4 Phương pháp phân tích độ tương đồng về thành phần loài 41
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu cấu trúc tổ mối 42
2.3.6 Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu hóa lý của mẫu đất nghiên
cứu 42
2.3.7 Phương pháp xác định loài mối gây hại chính đối với cây trồng và
đập hồ chứa nước 43
2.3.8 Phương pháp xác định mức độ gây hại của mối 43
2.3.8.1 Đối với cây trồng 43
2.3.8.2 Đối với đập hồ chứa nước 44
2.3.9 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trừ mối cho cây trồng và
đập 44

2.3.9.1 Nghiên cứu chế tạo bả diệt mối 44
2.3.9.2 Thử nghiệm phòng trừ mối cho cây trồng 45
2.3.9.3 Thử nghiệm khả năng diệt mối hại đập bằng phương pháp bả độc 46
2.3.10 Phƣơng pháp xử lý số liệu 47
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
3.1 THÀNH PHẦN LOÀI MỐI Ở TÂY NGUYÊN 48
3.1.1 Danh sách thành phần loài mối ở Tây Nguyên 48
3.1.2 Kết quả phân tích cấu trúc ADN gen ty thể để xác định tương đồng
loài 53
3.1.3 Đặc điểm hình thái 15 loài mối lần đầu ghi nhận ở Việt Nam 61
3.1.3.1 Loài Schedorhinotermes brevialatus (Haviland, 1898) 61
3.1.3.2 Loài Schedorhinotermes translucens (Haviland, 1898) 64
3.1.3.3 Loài Schedorhinotermes rectangularis Ahmad, 1965 66
3.1.3.4 Loài Odontotermes faeoides Holmgren, K. & N. 68
3.1.3.5 Loài Odontotermes pyriceps Fan, 1985 69
3.1.3.6 Loài Odontotermes sarawakensis Holmgren, 1913 70
3.1.3.7 Loài Hypotermes xenotermitis (Wasmann, 1896) 72
3.1.3.8 Loài Indotermes bangladeshiensis Akhtar, 1975 73
3.1.3.9 Loài Pericapritermes paraspeciosus Thapa, 1981 75
3.1.3.10 Loài Pseudocapritermes albipennis (Tsai et Chen) 76
3.1.3.11 Loài Pseudocapritermes sinensis Ping et Xu, 1986 78
3.1.3.12 Loài Procapritermes prosetiger Ahmad, 1965 79
3.1.3.13 Loài Nasutitermes fuscipennis (Haviland, 1898) 81
3.1.3.14 Loài Nasutitermes rectangularis Thapa, 1981 82
3.1.3.15 Loài Ahmaditermes guizhouensis Li et Ping, 1982 83
3.2 ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ MỐI TÂY NGUYÊN 84
3.2.1 Đặc điểm khu hệ mối Tây Nguyên so với một số nước trong khu vực . 84
3.2.2 Đặc điểm khu hệ mối Tây Nguyên so với các vùng địa lý khí hậu
khác của Việt Nam 85
3.2.3 Phân bố thành phần loài của khu hệ mối Tây Nguyên 87

3.2.3.1 Phân bố thành phần loài mối theo đơn vị tỉnh 87
3.2.3.2 Phân bố thành phần loài mối theo độ cao 89
3.2.3.3 Phân bố thành phần loài mối theo sinh cảnh 93
3.2.3.4 Phân bố thành phần loài mối theo các nhóm chức năng và kiểu tổ 98
3.3 MỐI HẠI CÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ 104
3.3.1 Thành phần loài và loài gây hại chính 104
3.3.1.1 Danh sách thành phần loài mối trong vườn cây trồng 104
3.3.1.2 Loài gây hại chính ở vùng chuyên canh cà phê, cao su và ca cao 107
3.3.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của Mi. pakistanicus 110
3.3.3 Kết quả thử nghiệm và đề xuất biện pháp phòng trừ mối hại cây
trồng 115
3.4 MỐI HẠI ĐẬP HỒ CHỨA NƢỚC VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ 119
3.4.1 Thành phần loài và loài gây hại chính trên đập hồ chứa nước ở Tây
Nguyên 119
3.4.1.1 Danh sách thành phần loài mối trên đập hồ chứa nước 119
3.4.1.2 Loài gây hại chính trên đập hồ chứa nước 121
3.4.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài gây hại chính 123
3.4.2.1 Loài Macrotermes gilvus 123
3.4.2.2 Loài Macrotermes annandalei 125
3.4.2.3 Loài Odontotermes ceylonicus 125
3.4.3 Kết quả thử nghiệm biện pháp phòng trừ mối hại đập hồ chứa nước . 126
3.4.3.1 Kết quả phòng trừ mối Macrotermes annandalei bằng bả độc 126
3.4.3.2 Đề xuất quy trình xử lý phòng trừ mối hại đập hồ chứa nước 129
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 131
KẾT LUẬN 131
ĐỀ NGHỊ 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Danh mục các chữ viết tắt


D
KC
: Đƣờng kính khoang chính
D
KP
: Đƣờng kính khoang phụ
H
KC
: Chiều cao khoang chính
H
KP
: Chiều cao khoang phụ
D
GT
: Đƣờng kính hang giao thông
L
GT
: Chiều dài hang giao thông
DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1
Địa điểm nghiên cứu
28
Bảng 3.1
Danh sách thành phần loài mối ở Tây Nguyên.
49
Bảng 3.2

Thống kê thành phần nucleotit
55
Bảng 3.3
Ma trận khoảng cách di truyền theo mô hình Kimura 2 tham số
59
Bảng 3.4
Chỉ số tƣơng đồng của khu hệ mối Tây Nguyên so với khu
hệ mối của Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan

85
Bảng 3.5
Chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis về thành phần loài mối
của 6 vùng địa lý khí hậu ở Việt Nam

86
Bảng 3.6
Chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis về thành phần loài mối
giữa 5 tỉnh ở Tây Nguyên

88
Bảng 3.7
Số lƣợng loài của các phân họ mối theo dải độ cao
91
Bảng 3.8
Số lƣợng loài của các phân họ mối ở 6 sinh cảnh
95
Bảng 3.9
Thành phần loài mối theo phƣơng thức sống của mối ở 4 sinh cảnh
99
Bảng 3.10

Mức độ đa dạng của mối theo nhóm chức năng và kiểu tổ ở 4
sinh cảnh
100
Bảng 3.11
Độ phong phú tƣơng đối của các nhóm mối ở 4 sinh cảnh
101
Bảng 3.12
Danh sách thành phần loài mối trong vƣờn cà phê, cao su
và ca cao ở Tây Nguyên

106
Bảng 3.13
Danh sách loài mối gây hại thƣờng gặp trong vƣờn cà phê,
cao su và ca cao ở Tây Nguyên

108
Bảng 3.14
Danh sách và hình thức gây hại của các loài mối ở vƣờn
trồng cà phê, cao su và ca cao

109
Bảng 3.15
Tỷ lệ (%) các đẳng cấp trong đàn mối đi kiếm ăn của loài
Microtermes pakistanicus

112
Bảng 3.16
Danh sách thành phần loài mối trên một số đập hồ chứa
nƣớc ở Tây Nguyên


120
Bảng 3.17
Danh sách thành phần loài mối gây hại trên 15 đập hồ chứa
nƣớc ở Tây Nguyên

121


Trang
Bảng 3.18
Mức độ khai thác bả của mối M. annandalei
127
Bảng 3.19
Hiệu lực diệt mối M. annandalei của bả BDM 08
127
Bảng 3.20
Hiệu lực diệt mối của Bả BDM 08 đối với các tổ M.
annandalei có đƣờng kính 0,7 - 1m

128
Bảng 3.21
Hiệu lực diệt mối của Bả BDM 08 với các cỡ tổ khác nhau
128

DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 2.1
Các địa điểm điều tra thu mẫu nghiên cứu ở Tây Nguyên

30
Hình 3.1
So sánh số lƣợng loài của khu hệ mối Tây Nguyên với khu hệ
mối Việt Nam

52
Hình 3.2
Mức độ đa dạng của 8 phân họ mối ở Tây Nguyên
53
Hình 3.3
Cây phát sinh chủng loại theo phƣơng pháp Maximum
Parsimony
60
Hình 3.4
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Schedorhinotermes brevialatus
63
Hình 3.5
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính lớn và mối lính nhỏ
Schedorhinotermes translucens

64
Hình 3.6
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính nhỏ Schedorhinotermes rectangularis
67
Hình 3.7
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Odontotermes faeoides
68
Hình 3.8
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Odontotermes pyriceps
70

Hình 3.9
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Odontotermes sarawakensis
71
Hình 3.10
Nhìn từ mặt lƣng hình dạng mối lính Hypotermes xenotermitis
72
Hình 3.11
Nhìn từ mặt lƣng mối lính Indotermes bangladeshiensis
74
Hình 3.12
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Pericapritermes paraspeciosus
76
Hình 3.13
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Pseudocapritermes albipennis
77
Hình 3.14
Nhìn từ mặt lƣng hình dạng mối lính Pseudocapritermes
sinensis
78
Hình 3.15
Nhìn từ mặt lƣng hình dạng mối lính Procapritermes
prosetiger
80
Hình 3.16
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Nasutitermes fuscipennis
81
Hình 3.17
Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Nasutitermes rectangularis
82
Hình 3.18

Nhìn từ mặt lƣng đầu mối lính Ahmaditermes guizhouensis
84
Hình 3.19
Quan hệ về mức độ tƣơng đồng thành phần loài mối 6 vùng địa
lý khí hậu ở Việt Nam

86
Hình 3.20
Số lƣợng loài mối đã phát hiện và số loài riêng (chỉ phân bố
trong 1 tỉnh) ở Tây Nguyên.

87
Hình 3.21
Mức độ tƣơng đồng về thành phần loài mối của 5 tỉnh Tây Nguyên
89
Hình 3.22
Số lƣợng loài mối theo 3 dải độ cao
90


Trang
Hình 3.23
Phân bố thành phần loài của các phân họ theo dải độ cao
92
Hình 3.24
Số lƣợng loài mối ở 6 sinh cảnh
94
Hình 3.25
Số mẫu bắt gặp trung bình của các nhóm mối trong các ô nghiên cứu
103

Hình 3.26
Tổ mối Microtermes pakistanicus gồm nhiều khoang nhỏ
111
Hình 3.27
Hoàng cung của Microtermes pakistanicus dạng vòm, đáy
phẳng
111
Hình 3.28
Hang đi ăn của Microtermes pakistanicus
111
Hình 3.29
Tỷ lệ (%) mối có mặt ở bẫy nhử
116
Hình 3.30
Tỷ lệ (%) mối có mặt ở bẫy nhử mới thay thế
117
Hình 3.31
Tỷ lệ (%) cây nhiễm mối ở khu vực có xử lý bả độc và không
xử lý
118
Hình 3.32
Mật độ tổ các loài mối gây hại trên đập hồ chứa nƣớc ở Tây
Nguyên
122

















1
MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Mối (ISOPTERA) là côn trùng xã hội, có sự phân hóa hình thái và chức
năng cao giữa các nhóm cá thể trong một tổ mối. Với đặc tính làm tổ và hoạt
động tinh vi cùng khả năng phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulô
và là nguồn thức ăn cho một số động vật hoang dã, nên mối được xem là một
mắt xích quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó, mối cũng là
đối tượng gây hại quan trọng đối với cây trồng, đê đập và công trình kiến trúc
ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ (Thái Bàng Hoa, 1964) [14];
(Sen - Sarma, 1974) [114]; (Harris, 1968) [91]; (Cowie et al., 1989) [86];
(Greaves, 1962) [90]. Việt Nam cũng nằm trong khu vực các nước kể trên,
nên thành phần loài mối phong phú và đa dạng tương tự.
Đối với cây trồng, theo một số tài liệu, mối tấn công tế bào sống của
cây, tấn công rễ cây và có thể gây chết cây đồng loạt trên diện rộng. Hầu hết
các loại cây ăn quả, cây công nghiệp đều được coi là đối tượng bị mối gây
hại, trong đó cao su, cà phê là loại cây bị mối gây hại nặng (Greaves, 1962;
Thái Bàng Hoa, 1964; Harris, 1971; Sen - Sarma, 1974) [90, 14, 92, 114]. Các
biện pháp phòng chống mối cho cây trồng đã được thực hiện ở nhiều nước,

chủ yếu là biện pháp trộn hoá chất vào đất quanh gốc cây trước khi trồng,
phun thuốc vào gốc cây (Butani et al., 1983; Cowie et al., 1989; Lee, 1971;
Harris, 1971) [81, 86, 99, 92].
Đối với đê đập, mối được coi là thủ phạm gây rỗng đê đập, vì chúng
thường tạo ra các khoang tổ và hệ thống hang giao thông trong thân đê đập.
Tác hại của chúng thể hiện ở việc gây sụt lún mặt đê đập, gây rò rỉ, xói ngầm
dẫn đến vỡ đê đập. Vấn đề này được quan tâm đặc biệt ở Trung Quốc, Việt
Nam (Thái Bàng Hoa, 1964; Vũ Văn Tuyển, 1982; Lý Đông, 1989; Nguyễn

2
Quốc Huy, 2005; Ngô Trường Sơn, 2009) [14, 56, 6, 16, 46].
Trước kia, đã có một số công trình nghiên cứu về mối hại cây ở Việt
Nam như Nguyễn Đức Khảm (1968) [19]; Vũ Văn Tuyển (1991) [57];
Nguyễn Văn Quảng (1999) [33], Tạ Kim Chỉnh (1995) [4] Các kết quả
thường tập trung vào công bố thành phần mối hại cây trồng và thử nghiệm
biện pháp diệt mối. Mặc dù đã có danh sách thành phần loài mối hại cây ở
miền bắc Việt Nam và ở cây cà phê tỉnh Lâm Đồng (Nguyễn Đức Khảm,
1976; Vũ Văn Tuyển, 1991 ) [21, 57], nhưng so với các nước lân cận, danh
sách này còn nghèo nàn về thành phần loài. Hậu quả do mối gây ra cho cây
trồng chỉ được mô tả đơn giản là vàng lá, còi cọc, có thể chết hàng loạt trên
diện rộng (Nguyễn Đức Khảm, 1976; Vũ Văn Tuyển, 1991) [21, 57], nhưng
chưa có nhiều dẫn liệu cụ thể về ảnh hưởng trực tiếp của mối đối với cây
trồng (dấu vết gây hại của mối). Hơn nữa, nhiều đặc điểm sinh học và sinh
thái học làm cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ mối còn rất hạn chế. Có thể
nêu những công trình đã nghiên cứu thử nghiệm biện pháp xử lý mối bảo vệ
cây trồng như Vũ Văn Tuyển (1991) [57] với cây cà phê; Tạ Kim Chỉnh
(1995, 1996) [4, 5] với cây vải thiều và cây chè. Các tác giả này mới chỉ dừng
lại ở việc sử dụng các hóa chất hoặc vi nấm để diệt mối, mà chưa đi sâu
nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài cần phòng trừ.
Trong khoảng 10 năm gần đây, mối hại cây và đập hồ chứa nước ở các

tỉnh Tây Nguyên đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu (Lê Văn Triển ,
2000, 2003; Nguyễn Tân Vương, 2007; Nguyễn Văn Quảng, 2007 và Nguyễn
Quốc Huy, 2007) [53, 55, 65, 41, 17]. Tuy vậy, các kết quả được công bố chỉ
hạn chế ở các số liệu điều tra về thành phần loài, phân bố của mối hại cây,
đập hồ chứa nước và định hướng biện pháp xử lý cho cây trồng và đập. Trịnh
Văn Hạnh (2007) [10] đã nghiên cứu thành công việc thay thế thuốc diệt mối
hoá chất bằng chế phẩm sinh học đối với nhóm mối có vườn cấy nấm ở đê

3
được áp dụng ở miền Bắc Việt Nam, nhưng chưa được thử nghiệm trên môi
trường đập hồ chứa nước ở các tỉnh Tây Nguyên.
Mối hại cây và đê, đập có thành phần loài phong phú, nhiều nhóm loài
có các đặc điểm sinh học, sinh thái học khác hẳn với mối hại công trình kiến
trúc và chúng có quan hệ rất mật thiết với môi trường. Cho nên để phòng trừ
có hiệu quả, cần phải có những nghiên cứu cụ thể và đầy đủ về các nhóm mối
này, đồng thời lựa chọn biện pháp phòng trừ hợp lý, phù hợp với điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội của từng vùng.
Khu vực Tây Nguyên là vùng lãnh thổ rộng lớn, có vị trí chiến lược về
kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Nhờ có ưu thế về địa lý, điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, Tây Nguyên được đánh giá là vùng có điều kiện phát
triển một nền kinh tế tổng hợp theo hướng tập trung, có sự liên kết chặt chẽ
giữa công nghiệp và nông nghiệp. Tây Nguyên là nơi cung ứng chủ yếu
nguồn sản phẩm từ cây công nghiệp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước.
Do vậy, việc đầu tư xây dựng hàng loạt các hồ chứa nước có quy mô lớn để
cung cấp nước, điều tiết nước trong vùng đang được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm hàng đầu. Mặt khác với lợi thế về địa hình, nhiều nhà máy thủy điện
đã và đang được đầu tư xây dựng tại Tây Nguyên. Cho nên, các hồ chứa nước
có một vị trí hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, tiềm năng của hồ chứa
nước được phát huy khi sự an toàn của đập được đảm bảo. Do đó, với nhiều

vùng chuyên canh, vấn đề phòng chống mối hại đập và cây trồng ở vùng Tây
Nguyên càng trở nên cấp bách.
Tóm lại, những hiểu biết về mối ở Tây Nguyên chưa tương xứng với
những hiểu biết chung về mối ở Việt Nam do nhiều công trình nghiên cứu
trong thời gian qua mang lại. Do đó, việc nghiên cứu mối ở Tây Nguyên và
biện pháp phòng trừ các loài mối gây hại cho cây trồng và đập hồ chứa nước

4
vừa là đòi hỏi của phát triển khoa học, vừa là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn.
Với nhận thức đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu mối
vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp phòng trừ loài hại chính”, trong
thời gian 2006 - 2009 với nội dung chủ yếu khảo sát, điều tra khu hệ mối Tây
Nguyên và lựa chọn biện pháp phù hợp, có hiệu quả để phòng trừ các loài mối
gây hại chính cho cây trồng và đập hồ chứa nước của Tây Nguyên.
2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần loài và một số đặc điểm của khu hệ mối Tây Nguyên.
- Xác định các loài mối gây hại cho cây trồng và đập hồ chứa nước ở Tây
Nguyên, đồng thời đề xuất biện pháp phòng trừ các loài mối gây hại chính.
2.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Mối ở khu vực Tây Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phân loại học, đa dạng sinh học của khu hệ mối Tây Nguyên.
- Sinh học, sinh thái mối: các loài mối gây hại chính cho cây trồng và
đập hồ chứa nước.
- Biện pháp xử lý phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ chứa nước.
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài mối ở khu vực
Tây Nguyên cho đến hiện nay.
- Cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm phân bố thành phần loài,

số lượng loài theo dải độ cao, theo sinh cảnh và tính đa dạng sinh học
của mối ở Tây Nguyên.
- Đánh giá mức độ gây hại của các loài gây hại chính và cung cấp các dẫn
liệu sinh học, sinh thái học dùng làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trừ
các loài mối hại chính cho cây trồng và đập hồ chứa nước ở Tây Nguyên.

5
- Đề xuất biện pháp sử dụng bả độc để phòng chống mối cho cây trồng
và đập hồ chứa nước.
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Cung cấp danh sách 95 loài mối cho khu vực Tây Nguyên, trong đó có
15 loài bổ sung vào khu hệ mối Việt Nam và có 6 giống, 30 loài lần
đầu tiên ghi nhận cho khu vực Tây Nguyên.
- Cung cấp các dẫn liệu về đặc điểm phân bố thành phần loài, số lượng
loài theo dải độ cao, theo sinh cảnh và theo nhóm chức năng của mối ở
Tây Nguyên.
- Xác định 6 loài mối hại cây trồng ở Tây Nguyên, trong đó loài
Microtermes pakistanicus được xem là loài gây hại nghiêm trọng nhất.
- Xác định 3 loài mối Macrotermes annandalei, M. gilvus và
Odontotermes ceylonicus là những loài gây hại chính cho đập hồ chứa
nước ở Tây Nguyên.
- Lần đầu tiên áp dụng thành công bả độc để diệt các loài mối gây hại
chính cho cây trồng và đập hồ chứa nước ở Tây Nguyên.

6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI Ở NƢỚC NGOÀI
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về khu hệ mối

Công trình nghiên cứu của Hagen (1858) được coi là công trình đầu
tiên có tính hệ thống học về mối trên thế giới [21]. Kể từ đó bắt đầu thời kỳ
phát triển mạnh mẽ các nghiên cứu về phân loại học hình thái mối.
Wasmann (1893) đã phân loại và tìm hiểu sinh học 4 loài Termes
redemani, Termes azarelli, Termes feae và Termes xenotermitis được tìm thấy
ở India và Ceylon trong khu hệ mối Đông Phương cùng một vài loài thuộc
khu hệ Brasil, kèm theo một số dẫn liệu về sinh vật sống chung với mối
(termitophiles). Haviland (1898) nghiên cứu hệ thống học và sinh học mối ở
Indonesia và Malaysia. Silvestri (1903) đã phát hiện 39 loài thuộc 2 giống ở
khu vực Trung và Nam Mỹ. Holmgren (1906, 1910) cũng mô tả tổng cộng 19
giống, 65 loài mối cho khu hệ này. Holmgren là người đầu tiên nghiên cứu có
hệ thống và đặt nền móng cho phân loại học hiện đại về mối, trong đó hình
thái hàm trên được dùng làm yếu tố phân loại. Escherich (1909, 1911) và
Bugnion et al. (1910, 1911, 1912, 1913, 1914, 1915) đã cung cấp dẫn liệu về
mối tại khu vực Ceylon; còn Petch (1906, 1913) nghiên cứu mối quan hệ giữa
nấm và mối [98].
Müller (1915, 1921) mô tả một số giống mối, trong đó tập trung chủ
yếu về các loài thuộc giống Anoplotermes. Oshima (1919) đã nghiên cứu khu
hệ mối Đài Loan và Philippin. John (1913, 1925) đã tiến hành nghiên cứu
phân loại và sinh học mối ở Ceylon, Malaysia và Indonesia. Light et al. có
nhiều công bố về khu hệ mối ở Trung Quốc và Philippin (Light,1929, 1931,
1934 và Light et al., 1936). Kalshoven có thời gian khá dài điều tra và nghiên

7
cứu mối ở Java (từ 1930, 1941, 1950, 1952 đến 1960) [98]. Đặc biệt, Snyder
(1949) đã cho xuất bản cuốn “Danh mục về mối trên thế giới”, thống kê danh
sách các loài thuộc 5 họ (Mastotermitidae, Kalotermitidae, Hodotermitidae,
Rhinotermitidae và Termitidae) với 130 giống, bao gồm cả những loài hoá
thạch [115].
Giai đoạn nửa sau thế kỷ 20 đến nay, các nghiên cứu hệ thống học về

mối đã phát triển mạnh mẽ dựa trên các công trình cơ bản của Snyder,
Holmgren và Emerson.
Đầu tiên phải kể tới sự tăng nhanh về số lượng loài được phát hiện. Năm
1949, Snyder liệt kê tổng cộng được 1.745 loài mối trên toàn thế giới; nhưng
hơn 50 năm sau, theo số liệu công bố của Constantinho (2007), tổng số loài
mối được phát hiện trên toàn thế giới đã là 2.858 loài, thuộc 286 giống [84].
Các danh mục thành phần loài của bộ Cánh đều hoặc của một họ mối
cho từng khu vực cũng lần lượt được công bố, phần lớn các công trình này
đều kèm theo khoá định loại riêng và mô tả cho từng loài. Ahmad (1958) [71]
đã nghiên cứu và phát hiện 397 loài thuộc 48 giống 4 họ trong khu hệ mối
Đông Phương. Riêng khu hệ mối ở Thái Lan, Ahmad (1965) đã phát hiện có
74 loài, 28 giống và 3 họ [72]. Sau này, Yupaporn Sornnuwat (2004) [120] đã
tổng hợp các nghiên cứu về thành phần loài mối ở Thái Lan và công bố có
199 loài mối.
Krishna (1965) [97] công bố thành phần loài mối tại Burma gồm 103
loài. Sen - sarma (1974) [114] đã mô tả và ghi chú về phân bố địa lý của 20
loài mối ở Pradesh, Ấn Độ. Thapa (1981) [118] đã tiến hành nghiên cứu mối
ở Malaysia. Những nghiên cứu mối ở khu vực Đông Phương về sau tập trung
vào các vấn đề phân loại học, địa động vật học cũng như vai trò đối với kinh
tế của từng họ hoặc phân họ, cụ thể như Thakur (1979, 1980) [116, 117] tiến
hành nghiên cứu về mối gây hại cho cây rừng và các vườn ươm ở Ấn Độ.

8
Huang Fu Sheng et al. (2000) đã công bố thành phần loài mối ở Trung
Quốc gồm có 476 loài, 44 giống và 4 họ, tất cả các loài đều có mô tả và có
khóa định loại tới loài [94].
Việc nghiên cứu phân loại mối chủ yếu dựa vào những đặc điểm về
hình thái ngoài của mối lính và mối cánh. Bên cạnh đó, mối thợ cũng đã được
nghiên cứu sử dụng trong phân loại như công trình nghiên cứu của Ahmad
(1950). Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng đặc điểm về hàm của mối

thợ làm đặc điểm chẩn loại, rõ ràng nhất ở mức độ giống [72]. Roonwal
(1969) [110] đã đưa ra quy chuẩn để đo các chỉ số hình thái ngoài phục vụ
công tác mô tả và định loại mối. Cho đến nay hình thái ngoài vẫn là đặc điểm
chủ yếu được sử dụng trong định loại mối.
Một số nghiên cứu về sự biến đổi hình thái của mối đã được Akhtar
(1974) [73], Chootani et al. (1979) [82] và Akhtar et al. (1991) [76] đề cập
dựa trên những nghiên cứu về vị trí và góc của răng hàm trên bên trái mối
lính và hình dạng của đầu như chỉ số giữa chiều rộng nhất của đầu và chiều
rộng đầu ở gốc hàm (ở mối lính), số đo của chiều dài và rộng của môi trên (ở
mối cánh). Akhtar (1974) [73] cho rằng trong một quần tộc (colony), mối lính
Postelectrotermes pasniensis Akhtar có sự khác nhau khá lớn về kích thước
đầu và độ cong của đỉnh hàm (độ cong của đỉnh hàm tăng tỷ lệ thuận với độ
tăng của vỏ đầu).
Roonwal et al. (1957) [109] đã nghiên cứu sự biến đổi trong cấu trúc
hàm của mối lính O. obesus, dữ liệu được dựa trên 3 quần tộc mẫu vật và cho
biết, sự khác nhau trong 3 quần tộc ở mức độ 1%. Tương tự như vậy, nghiên
cứu của Chootani et al. (1979) [82] đã ghi nhận sự biến đổi ở kích thước mối
lính Heterotermes indicola. Các tác giả đã kết luận rằng, mối lính của loài này
có sự biến đổi cao về kích thước và vì vậy chúng chỉ có một dạng lính, chứ
không phải 2 dạng. Chootani (1981) [83] tiến hành phân tích hình thái

9
(morphometric) của quần tộc mối O. obesus được lấy từ các tổ mối khác
nhau. Akhtar et al. (1991) [75] cũng nghiên cứu sự biến đổi về kích thước mối
lính O. obesus được lấy từ 5 tổ mối khác nhau. Cùng năm, Akhtar et al.
(1991) [76] phân tích hình thái của mối O. assammemsis đã kết luận rằng,
giữa mối lính của O. assammemsis và O. obessus có sự khác nhau và đề nghị
giữ lại vị trí phân loại của O. assammemsis, mà trước đó theo Krishna (1965)
[97] cho là một phân loài của O. obessus.
Farkhanda Manzoor (2002) đã nghiên cứu sự biến đổi hình thái của 52

loài mối thuộc giống Odontotermes từ các nước Bangladesh, Burma, Ấn Độ,
Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Tác giả đã lựa chọn số đo và thống kê 10
thông số hình thái của 52 loài mối này [102].
Tuy nhiên, trong thực tế có hiện tượng những loài mối có tập tính sinh
học khác nhau, nhưng hình thái rất giống nhau, như các loài thuộc giống
Coptotermes. Các đặc điểm này là nguyên nhân gây khó khăn và nhầm lẫn
cho công tác phân loại dựa vào hình thái, do đó cần phải có các phương pháp
chính xác để bổ trợ. Burnham (1978) [80] công bố dẫn liệu điều tra các loài
hoá thạch của côn trùng xã hội, trong đó có 48 loài mối. Sands (1998) [112]
đã sử dụng các đặc điểm hình thái của ruột như cấu tạo của van ruột sau, cấu
tạo của hệ thống ống Malpighi để phân loại đến giống và lập cây chủng loại
phát sinh của chúng. Belyaeva (2006) [79] sử dụng hình thái cấu tạo cơ quan
sinh dục ngoài của mối cánh cái để phân biệt các loài thuộc họ Kalotermitidae,
Hodotermitidae, Termitidae, Macrotermitidae và Nasutitermitidae.
Cùng với sự phát triển của sinh học phân tử khi bước sang thế kỷ XXI,
có nhiều tác giả đã sử dụng kỹ thuật ADN xác định mức độ tương đồng về
gen giữa các cá thể có biến dị hình thái để đánh giá tương đồng loài. Mặt
khác, kỹ thuật này cũng cho phép phân loại một cách chính xác những loài có
hình thái giống nhau. Nghiên cứu của Alliens Szalanski et al. (2004) đã sử

10
dụng ADN ty thể làm chỉ thị phân tử để phân loại và xây dựng cây phả hệ của
giống mối Heterotermes ở miền đông Ấn Độ. Phương pháp này cũng được
James Austin et al. (2004) sử dụng cho giống Reticulitermes ở Oklahoma
[15]. Chow - Yang Lee et al. (2005) đã thẩm tra lại độ tin cậy của phân loại
hình thái về các mẫu mối ở Malaysia bằng cách phân tích phát sinh loài qua
chuỗi gen Cytochrome oxidase II (COII). Menglin Cheng et al. [101], Aldrich
et al. (2007) [77] sử dụng phổ xạ sóng cận hồng ngoại (near infrared) trên lớp
hydrocarbon biểu bì để phân tích 4 loài thuộc giống Zootermopsis và cho rằng
phương pháp này có thể định loại nhanh chóng các loài mối thuộc giống này.

Theo tác giả, phương pháp này có thể áp dụng rộng ra cho các loài mối thuộc
các nhóm khác do ưu điểm dễ sử dụng; có thể phân tích trên mối thợ, không
cần mẫu mối lính và vẫn sử dụng phương pháp bảo quản mẫu bằng cồn.
Trong tương lai phân loại học phân tử là phương pháp bổ sung quan trọng cho
công tác phân loại.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của mối
Ngay từ năm 1906, Petch đã có nhận xét nhiệt độ bên trong tổ mối
Odontotermes redemani tương đối ổn định so với sự dao động của nhiệt độ
bên ngoài. Tuy nhiên, ông không nghiên cứu sự dao động về nhiệt độ theo
ngày và theo mùa. Holdaway et al. (1948) đã phát hiện ra rằng nhiệt độ ở tổ
Eutermes exitiosus không phải là một hằng số và cũng thay đổi trong biên độ
nhất định theo nhiệt độ môi trường trong ngày [93].
Trong thí nghiệm với các tổ mối C. acinaciformic và C. frenchi sống
trên cây, Greeves (1962) [90] cho rằng có sự dao động về nhiệt độ trong ngày.
Scott Turner (1994) [122] đã nghiên cứu về sự bất biến trong quá trình thông
hơi và giữ nhiệt của tổ mối (O. transvaalensis) ở miền nam Châu Phi và cho
biết, dường như sự thông hơi của tổ mối không thực sự đóng vai trò quan trọng
trong quá trình duy trì nhiệt độ của quần tộc mối.

11
Liên quan đến độ ẩm tương đối trong tổ mối, công trình nghiên cứu của
Holdaway et al. (1948) [93] ở loài mối E. exitiosus đã cho rằng đó là một
hằng số tuyệt đối. Sau này, Cookson (1987) [85] bổ sung thêm những kết quả
về các điều kiện trong phòng thí nghiệm duy trì hoạt động sống với loài
Nasutitermes exitiosus, trong đó, độ ẩm tương đối tối ưu đối với loài này ở
khoảng 90 - 96%.
Theo Agarwal (1978) [70], nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong tổ mối O.
obesus không có sự dao động trong ngày và nếu tính trong cả năm thì dao
động này khá nhỏ, chỉ là 4
0

C (tương ứng là 4%). Trong cả năm, sự thay đổi
nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất trong tháng 6, tháng 7. Mặt khác, tác
giả cũng chỉ ra rằng mối thợ phản ứng nhanh hơn mối lính khi thay đổi độ ẩm.
M.K. Rust et al. (1994) [111] đã tìm hiểu về phản ứng của loài mối gỗ
khô Incisitermes minor với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, nhận thấy thiếu trùng
(mối non) có phản ứng tránh ánh sáng (negativ phototaxis) và ánh sáng huỳnh
quang, ngược lại không có phản ứng với ánh sáng đỏ. Wakako Ohmura et al.
(2010) [103] của Viện Nghiên cứu Rừng và Lâm sản, Nhật Bản đã thiết kế thí
nghiệm nghiên cứu tính hướng quang của mối thợ và mối lính loài C.
formosanus qua việc chiếu tia UV (350 - 375nm) và ánh sáng nhìn thấy (400 -
650nm) với khe vân hẹp (25nm) ở cường độ 3,6 - 60 lm/m
2
/s trong khoảng
thời gian 30 giây và 300 giây. Kết quả cho thấy mối lính và mối thợ của loài
này thể hiện tính hướng quang âm trong dải sóng 400 - 420 nm. Kết quả thí
nghiệm của Yamano (1973) cho thấy các đẳng cấp khác nhau của mối C.
formosanus phản ứng với ánh sáng không giống nhau. Bên cạnh đó, tính
hướng quang âm xảy ra ở bước sóng < 550nm và rõ ràng hơn khi giảm chiều
dài bước sóng xuống < 450 nm. Tính hướng quang âm cũng có thể quan sát
được khi giảm cường độ chiếu sáng xuống 3,6 lm/m
2
/s cho bước sóng 400 nm
và 23 lm/m
2
/s cho bước sóng 425nm (ánh sáng xanh tím).

12
Sen - Sarmas (1974) [114] cho công bố công trình nghiên cứu về sinh
thái học và địa sinh học của mối ở Ấn Độ. Đây là kết quả được tổng kết trong
gần 2 thập kỷ nghiên cứu của tác giả. Tác giả đã bàn về đặc điểm sinh thái

học, đặc trưng phân bố của loài và mối quan hệ trong hệ động vật của mối.
Tuy còn mang tính đại cương, nhưng đã làm sáng tỏ một số vấn đề còn đang
gây tranh cãi tại thời điểm đó.
Bên cạnh vai trò góp phần vào sự đa dạng của hệ sinh vật, mối còn
được biết đến là một mắt xích quan trọng trong chuỗi chuyển hóa năng lượng
ngoài tự nhiên, phân hủy xác thực vật và các vật chất chứa xenlulô, trả lại
mùn, các hợp chất khoáng, độ phì và chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, trong
hoạt động sống, nhiều loài mối sống dưới đất đã làm thay đổi thành phần cấu
trúc đất tạo ra những biến đổi tự nhiên có lợi cho diễn thế bình thường của hệ
sinh thái, tạo nên độ thoáng trong đất. Abe (1979) [68] đã nghiên cứu mối liên
hệ giữa kích thước, màu sắc cá thể, đặc điểm cấu trúc tổ của từng loài và
nhóm loài mối với vai trò của chúng trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới tây
Malaysia. Schaefer (1981) [113] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của mối đến
chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái sa mạc ở Mexico và kết luận rằng mối
ngầm có vai trò điều chỉnh chu trình dinh dưỡng trong sa mạc. Abensperg -
Traun (1998) [69] tập trung nghiên cứu mối liên quan giữa thành phần loài,
độ thường gặp của mối và mức độ tác động của con người lên hệ sinh thái tại
Australia. Jone et al. (2002) [95] đã điều tra thành phần mối tại Tabalong,
Indonesia và công bố danh sách gồm 64 loài, thuộc 3 họ, 37 giống. Tác giả đã
tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sự suy giảm tán rừng, mức độ khai thác gỗ và
sự suy giảm độ đa dạng loài mối.
Theo Theodoro et al. (2004) [119], mối không làm thay đổi đáng kể
thành phần hóa học của đất, nhưng chúng dường như làm tăng hàm lượng
chất hữu cơ qua việc đắp đường mui và hang giao thông. Jouquet et al. (2005)

13
[96] đã tiến hành nghiên cứu về tác động của mối có vườn cấy nấm lên cấu
trúc của quần xã vi sinh vật trong đất, cho biết Macrotermes có ảnh hưởng
khá mạnh tới cấu trúc quần xã vi sinh vật đất, tuy không làm thay đổi sinh
khối của vi sinh vật.

1.1.3 Tình hình nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng và đập hồ
chứa nƣớc
Bên cạnh giá trị của mối với tư cách một nhóm của động vật đất, có vai
trò trong các hệ sinh thái, mối còn được biết đến là côn trùng gây hại nghiêm
trọng cho các công trình kiến trúc, đê đập và cây trồng. Do đó, trên thế giới
cũng có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề phòng trừ mối. Hiện nay,
phương pháp phòng trừ mối chủ yếu gồm 3 hướng: sử dụng hóa chất diệt mối;
phòng trừ và xử lý mối bằng biện pháp sinh học và sử dụng các thiết bị điện
tử thăm dò, phát hiện và xử lý tổ mối.
Việc sử dụng hóa chất diệt mối khá được ưa chuộng, đặc biệt ở các nước
phương Tây. Các hóa chất được sử dụng để đánh bả được chia làm 4 nhóm
chính: Nhóm chất ức chế sinh trưởng, nhóm tương tự hoocmon trẻ (Juvenile
hormone mimics), nhóm gây độc dạ dày và các thuốc trừ sâu tổng hợp.
Vấn đề an toàn đối sức khỏe con người và không gây ô nhiễm môi
trường luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy nghiên cứu phòng trừ mối bằng
biện pháp sinh học là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, đang thu hút
được rất nhiều nhà khoa học quan tâm trong những năm gần đây. Vận dụng
những quy luật tự nhiên của hệ sinh thái, trên cơ sở các đặc điểm của mối,
hướng nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng vật săn mồi, vật ký sinh và
sinh vật gây bệnh.
Các loài động vật săn mối như kiến, thằn lằn, rắn, chim… từ lâu đã
được biết đến là kẻ thù của mối, trong đó kiến là đối tượng được đặc biệt chú
ý. Đã có nhiều nghiên cứu đều tập trung vào một số loài kiến như Porylus

14
orientalis Westwood, hay các loài thuộc giống Crematogaster, Wasmannia,
Azeteca, Pachycondyla, Odontomachus để lựa chọn loài kiến có hiệu quả diệt
mối cao, đồng thời cũng dễ dàng ứng dụng. Tuy nhiên các kết quả thu được
cho thấy, việc ứng dụng biện pháp này ở các tổ mối ngoài hiện trường gặp rất
nhiều khó khăn và mang lại hiệu quả chưa cao.

Sử dụng vật ký sinh và các sinh vật gây bệnh là hướng có tiềm năng
nhất trong các phương pháp phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học; nhiều kết
quả nghiên cứu không chỉ dừng lại ở trong phòng thí nghiệm, mà đã được áp
dụng ngoài hiện trường. Các đối tượng được đặc biệt chú ý trong hướng
nghiên cứu này gồm nấm, giun tròn, vi khuẩn và virus.
Trong số các loại nấm được nghiên cứu sử dụng để phòng chống mối
có 2 đối tượng được chú ý nhiều hơn cả là Beauveria basiana và Metarhizium
anisopliae. Với Metarhizium anisopliae đã thu được khá nhiều thành công.
Theo Trịnh Văn Hạnh (2007) [10], qua nhiều thực nghiệm, Hanel (1981,
1982) đã phân tích khả năng gây bệnh và hiệu lực diệt loài mối xây ụ
Nasutitermes exitiosus của M. anisopliae. Có mối tương quan rõ ràng giữa
nồng độ bào tử phun với tỷ lệ mối tử vong, trung bình vượt quá 95% trong
vòng 11 ngày ở liều lượng cao nhất. Tập tính mối khuân các xác mối chết vứt
ra khỏi tổ, làm tăng thêm khả năng nhiễm bào tử gây bệnh qua tiếp xúc, nên
mối chết liên tục và quần tộc mối suy giảm nhanh chóng. Ngoài ra, một số
nghiên cứu tập trung sử dụng M. anisopliae hoặc B. bassiana để diệt trừ các
quần tộc mối đất.
Bên cạnh đó, giun tròn cũng được chú ý sử dụng để ngăn chặn được sự
tấn công của mối. Đã có 4 họ giun tròn được đưa vào chương trình phòng
chống các loại côn trùng sống trong đất. Cowie et al. (1989) [86] có cùng
nhận xét với các tác giả trước (Fujii, 1975; Georgis et al., 1982 và Trudeau,
1989) cho rằng thông qua việc sử dụng giun tròn có thể kiểm soát mối. Tuy

×