1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
HOÀNG THỊ MAI HOA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC HÌNH THỂ
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS XÃ LAM HẠ,
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
HOÀNG THỊ MAI HOA
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC HÌNH THỂ
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS XÃ LAM HẠ,
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 604230
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI VĂN HƢNG
Hà Nội - 2012
3
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước đã
đề ra mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, từng
bước theo kịp và hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Để đạt được mục
tiêu đề ra chúng ta phải phát huy mọi nguồn lực của đất nước. Một trong những
nguồn lực quan trọng và đóng vai trò quyết định đến sự thành công của mục tiêu trên
là nguồn lực con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của thời
đại là nhiệm vụ của ngành giáo dục – đào tạo nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Theo đánh giá của liên hợp quốc [8] thực trạng chỉ số phát triển của con
người Việt Nam ở vị trí 116 trong tổng số 173 nước trên thế giới. Chỉ số này thuộc
nhóm thấp của thế giới. Các nghiên cứu về nhân trắc thể lực người Việt Nam trong
thế kỷ XX cho thấy trong khoảng gần 50 năm (1938 – 1985) không thấy có biểu
hiện gia tăng về tầm vóc và thể lực người Việt Nam, chiều cao trưởng thành gần
như đứng yên (160cm ở nam và 150cm ở nữ). Điều này do nạn đói và chiến tranh
đã ảnh hưởng đến tầm vóc của người Việt Nam [23]
Trong những năm gần đây, điều kiện sống của người Việt Nam nói chung và
của học sinh lứa tuổi trung học nói riêng đã có rất nhiều thay đổi. Các yếu tố đó
chắc chắn có ảnh hưởng đến tuổi dậy thì và ảnh hưởng đến các chỉ số sinh học khác
[10]. Những nghiên cứu trong lĩnh vực hình thái – thể lực, chức năng sinh sản, sinh
dục của học sinh lứa tuổi trung học là rất quan trọng, làm cơ sở để đề ra các giải
pháp đúng đắn và hữu hiệu trong hoạch định chiến lược hoặc cải tiến phương pháp
nhằm nâng cao chất lượng con người Việt Nam, để thế hệ trẻ mạnh khỏe về thể lực
và trí tuệ, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Xuất phát từ lí do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học và
năng lực trí tuệ của học sinh, sinh viên [10,11,12,18,19,28,37,38]… Các công trình
nghiên cứu trên đã đóng góp rất nhiều vào việc xác định các chỉ số sinh học và trí
tuệ người Việt Nam, cũng như chiến lược giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực tương
lai của đất nước.
4
Thông thường, cứ sau 10 năm các cuộc điều tra trên quần thể người lại cho
thấy các thông số về hình thái, sinh lí con người có sự biến động vì hình thái, sinh lí
có liên quan nhiều với điều kiện sống, tình hình kinh tế xã hội [10]. Để có một cái
nhìn toàn diện về chỉ số sinh học của người Việt, nghiên cứu các chỉ số sinh học cơ
thể phải được diễn ra trên quy mô lớn cả về không gian và thời gian, bởi ở các đối
tượng khác nhau và thời điểm nghiên cứu khác nhau thì các chỉ số này thay đổi. Vì
vậy, việc nghiên cứu các chỉ số sinh học cần phải được tiến hành thường xuyên và
rộng khắp.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số chỉ số
sinh học hình thể của học sinh trƣờng THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý,
tỉnh Hà Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định thực trạng sự phát triển thể chất của học sinh trường THCS xã
Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thông qua các đặc điểm về hình thái.
- Xác định thực trạng sự phát triển các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của
học sinh trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ lý, tỉnh Hà Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh ở độ tuổi 12÷15 thuộc
trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: chiều cao đứng, cân nặng,
VNTB, vòng cánh tay phải co, vòng bụng, vòng đùi phải, vòng mông, vòng đầu.
- Nghiên cứu một số dấu hiệu sinh dục phụ mô tả về dậy thì của học sinh ở
độ tuổi 12÷15thuộc trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam bao
gồm: lông ở hố nách, lông trên mu, thời điểm có mụn trứng cá ở nam giới; lông trên
mu, lông ở hố nách, tuyến vú, thời điểm có mụn trứng cá ở nữ giới.
4. Nhƣ
̃
ng đo
́
ng go
́
p mơ
́
i cu
̉
a đê
̀
ta
̀
i
Tuy đề ta
̀
i co
́
kế thư
̀
a ca
́
c phương pha
́
p nghiên cư
́
u truyền thống nhưng kết
quả của nó hoàn toàn mới vì ở tỉnh Hà Nam chưa có nghiên cứu nào tương tự . Do
đo
́
đề ta
̀
i sẽ góp phần cung cấp cơ sơ
̉
dư
̃
liê
̣
u về sinh h ọc hình thể và dậy thì của học
sinh THCS trong giai đoa
̣
n hiê
̣
n nay.
5
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề về sinh trƣởng và phát triển của trẻ em
1.1.1. Sơ lược về sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi học đường
Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình diễn ra liên tục trong tất cả các giai
đoạn phát triển con người từ lúc trứng được thụ tinh cho đến lúc chết. Sinh trưởng là
sự tăng về kích thước và khối lượng làm biến đổi hình thái của cá thể đang ở giai
đoạn lớn. Trong đó sự tăng trưởng về kích thước diễn ra có tính quy luật hơn còn
khối lượng cơ thể có thể biến đổi tùy theo chế độ dinh dưỡng. Phát triển là sự tổng
hợp những biến đổi liên tục về chất, nhưng biến đổi cả về hình thái và chức năng ở
tất cả các cơ thể từ lúc sinh ra cho tới lúc chết [32,33,7].
Sự sinh trưởng và phát triển không đồng nhất với nhau vì có những cơ thể
sinh trưởng chậm, phát triển nhanh (hiện tượng còi cọc của trẻ). Hay ngược lại có
cơ thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm (hiện tượng trẻ lớn nhưng chưa suất
hiện biểu hiện của lứa tuổi dạy thì). Nhìn chung, một trong những mốc quan trọng
nhất để đánh giá sự phát triển rõ rệt nhất ở người chính là lứa tuổi dậy thì với nhóm
học sinh trong độ tuổi THCS.
Theo một số tác giả, quá trình phát triển cơ thể con người diễn ra không đồng đều
[5,11,18,27,48,49,50]. Sự phát triển không đồng đều ở trẻ em thể hiện qua các thời kỳ
khác nhau, có thời kỳ tốc độ tăng trưởng nhanh, còn thời kỳ khác lại tăng trưởng chậm
[11]. Trong quá trình phát triển ở trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành có hai
giai đoạn tăng trưởng “nhảy vọt”: Đó là giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi và giai đoạn dậy thì
[18,50]. Trong quá trình phát triển ở trẻ em, sự hoàn chỉnh các cơ quan xảy ra không
đồng thì và không đồng tốc [5,11,18,48,49,50].
Nhiều tác giả khác [39,48,49,50], nhận thấy có sự khác nhau về tốc độ phát
triển thể lực giữa nam và nữ. Từ 7 đến 10 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của nữ nhanh
hơn của nam. Từ 11 tuổi trở đi, tốc độ tăng chiều cao của nam lại nhanh hơn của nữ.
Đó là nguyên nhân tạo ra điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao lần thứ nhất và lần
thứ hai lúc 11 và 14 tuổi [39].
6
Thực tế cho thấy, sự phát triển thể lực ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, là
kết quả của sự tác động qua lại giữa cơ thể với môi trường [2,32,33]. Dưới tác động của
yếu tố di truyền và điều kiện của môi trường sống, đã xảy ra quá trình cải tổ về mặt
hình thái và chức năng, làm cho cơ thể trẻ em ngày một hoàn thiện hơn [13, 50].
1.1.2. Phân chia các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trẻ em
Năm 1965, Bunak V. V [39] dựa vào các dấu hiệu về hình thái và nhân
chủng để phân chia các thời kỳ phát triển của con người, theo cách phân chia này thì
lứa tuổi THCS được tác giả xếp vào 2 nhóm: 8÷13 tuổi (Nam) và 8÷12 tuổi (nữ) là
thời kỳ thơ ấu thứ hai và 14 ÷17 tuổi (nam) và 13÷16 tuổi (nữ) là thời kỳ dậy thì.
Theo Gundobin N.P. theo ông có chia các giai đoạn phát triển của trẻ em từ
6÷17tuổi thành 4 giai đoạn trong đó độ tuổi từ 12 ÷ 15 tuổi ở giai đoạn 3: thời kỳ
học sinh trung học. Viện Hàn lâm Sư phạm Liên Sô cũ [36,42] trẻ ở độ tuổi 12÷15
tuổi được xếp vào thời kỳ dậy thì. Ở Việt Nam, Nguyên Bát Can [7] cho rằng sự
phát triển cá thể của con người có những thời kỳ khác nhau và lứa tuổi 12÷15 nằm
trong thời kỳ nhi đồng III. Còn với các tác giả bộ môn nhi khoa, Trường đại học Y
Dược Hà Nội thì giai đoạn 12÷ 15 tuổi là giai đoạn dậy thì. …Tóm lại có rất nhiều
cách phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ, mỗi cách phân chia đều có những
đặc điểm riêng; lứa tuổi THCS 12÷15 tuổi thuộc vào thời kỳ dậy thì – thời kỳ trẻ em
có sự tăng trưởng nhảy vọt, là thời kỳ quan trọng để đánh giá được sự phát triển rõ
rệt nhất ở người.
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của trẻ em lứa tuổi học sinh THCS
Lứa tuổi THCS được xếp vào nhóm tuổi dậy thì, là mốc đánh dấu sự trưởng
thành về mặt sinh học của cơ thể. Dậy thì là một quá trình, thường kéo dài khoảng 3-4
năm và được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tiền dậy thì và giai đoạn dậy thì hoàn toàn.
Đối với trẻ ở lứa tuổi dậy thì, dưới tác động của tuyến yên và tuyến sinh dục ở cơ thể
trẻ diễn ra hàng loạt các biến đổi hình thể, sinh lý và tâm lý [33,34,35,41,54]
- Nhưng thay đổi về thể chất
Thời kỳ dậy thì diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất như: sự thay đổi của
cơ thể, phát triển và hoàn thiện về chiều cao, cân nặng…Ở nước ta, theo một số
7
chương trình nghiên cứu khoa học, tuổi dậy thì của các em chậm hơn từ 1÷3 năm so
với thế giới. Các em gái Việt Nam có tuổi dậy thì khoảng 12 tuổi, chậm vào khoảng
18 tuổi. Các em gái ở đô thị thường bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các em gái ở
nông thôn.
Ở tuổi dậy thì kích thước cơ thể tăng nhanh, trung bình mỗi năm chiều cao
tăng thêm 5 ÷ 8 cm và cân nặng tăng thêm 4- 8 kg [34,35]. Do ảnh hưởng của một
số nội tiết như tuyến giáp trạng ( bao quanh bên ngoài phía trên cổ họng ) và tuyến
yên ( như một cái mấu nằm phía dưới bộ óc) tiết ra những chất kích thích làm
xương phát triển nhanh. Tuyến mồ hôi và tuyến nhờn phát triển mạnh làm cho da,
lông và tóc trở nên mượt mà hơn.
Mặt khác, do tuyến yên hoạt động mạnh cho nên các tuyến sinh dục cũng
phát triển mạnh dần lên trong cơ thể trẻ diễn ra hàng loạt các biến đổi về hình thái
và chức năng [32,34,56]. Như sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của cơ quan
sinh dục và xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ. Vì vậy thời kỳ này về mặt chuyên
môn người ta gọi sự biến đổi trong cơ thể các em là sự phát dục.
Các dấu hiệu giới tính ở nữ gồm:
+ Phát triển nhanh cơ quan sinh dục ngoài, tuyến vú, lông mọc ở mu và nách.
+ Khung sương chậu phát triển theo chiều ngang.
+ Mỡ dưới da phát triển dày hơn tạo dáng vẻ mềm mại.
+ Thanh quản phát triển kiểu nữ giới tạo nên giọng nói thanh và cao.
Các dấu hiệu giới tính ở nam gồm:
+ Phát triển cơ quan sinh dục ngoài.
+ Xuất hiện lông ở mu và nách….
+ Cơ phát triển mạnh, vai rộng, sương hông hẹp và cao, tầm vóc to lớn.
+ Thanh quản mở rộng theo kiểu nam giới làm cho giọng nói vang và trầm.
- Những thay đổi về sinh lý
Do sự phát triển nhanh không cân xứng của hệ vận động nên ở lứa tuổi dậy
thì sự phối hợp cử động chưa tốt lắm nên động tác của các em thường vụng về, lóng
ngóng và thiếu chính xác.
8
Đối với hệ tim mạch cũng có ảnh hưởng: Kích thước của tim tăng nhanh
nhưng hệ mạch máu phát triển chậm, nên huyết áp tăng cao hơn bình thường. Nhịp
tim không đều, có lúc không đáp ứng đủ nhu cầu về máu cho cơ quan đang phát
triển nên trẻ thường nhanh mệt mỏi khi làm việc nhất là khi lao động nặng nhọc hay
ở chỗ đông người.
Sự không cân xứng trong quá trình phát triển của hệ tim mạch đã ảnh hưởng
đến tuần hoàn não, có thể gây thiểu năng tuần hoàn não nhất thời làm cho các tế bào
thần kinh bị thiếu oxy. Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường kém tập trung tư tưởng, kém
nhạy cảm và ảnh hưởng đến trí nhớ.
Các quá trình thần kinh thiếu cân bằng, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá
trình ức chế nên trẻ trong lứa tuổi này thường nóng tính, khả năng kìm chế kém,
phản ứng bộp chộp, thiếu chính xác, cảm xúc hay thay đổi.
Đối với các em nam, da bìu bắt đầu thâm màu và nhăn lại, tinh hoàn to lên
các ống sinh tinh tăng kích thước và bắt đầu sản sinh ra tinh trùng. Lần xuất tinh
đầu tiên thường rất đột ngột và nhiều em không nhận thức được. Ở giai đoạn đầu,
chất lượng tinh trùng còn kém nên khả năng thụ tinh không cao, nếu có thụ thai thì
chất lượng thai nhi chưa tốt, kém phát triển.
Đối với nữ ở giai đoạn này phát triển căn bản là sự phát triển của buồng trứng
và tử cung. Ngoài ra các bộ phận khác cũng phát triển như vú và mông to lên. Các
nang trứng phát triển mạnh, trưởng thành có thể chín và rụng gây nên hiện tượng kinh
nguyệt. Trong thời gian đầu, kinh nguyệt thường không đều, biểu hiện ở sự ổn định
độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, ngày hành kinh và lượng máu hành kinh…
-Những thay đổi về tâm lý
Ngoài sự biến đổi thể chất, ở thời kỳ này cũng có những thay đổi tâm lý.
Cùng với sự phát triển về sinh lý, thể chất của tuổi dậy thì, sự biến đổi về tâm lý
cũng diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp. Xuất hiện nhiều cảm xúc về giới tính
được bộc lộ ra mà trước đây chỉ ở dạng tiềm năng. Xuất hiện nhiều những thắc mắc,
băn khoăn lo lắng trước sự biến đổi của cơ thể.
9
Trong thời kỳ này, do hệ thống tuần hoàn máu nảy sinh hiện tượng mâu
thuẫn tạm thời, cụ thể là tim của các em phát triển mạnh có nhiều khả năng hoạt
động nhưng mạch phát triển chậm hơn gây trở ngại, khiến cho tim hoạt động không
đều. Hậu quả của tình trạng này là máu của óc khi tăng khi giảm. Điều này đã ảnh
hưởng đến tâm trạng của các em, nhất là các em gái "đa cảm", các em thường có
cảm giác "căng thẳng, mệt mỏi, đôi lúc hoa mắt chóng mặt. Hệ thần kinh đối với
hoạt động của hệ tim mạch chưa hoàn thiện, do đó nhiều khi nhịp tim của các em bị
kích thích nhưng thần kinh không kiểm soát được, nhịp tăng lên đột ngột dễ gây
những cảm xúc tiêu cực bột phát: giận dỗi
1.2. Một số chỉ số hình thái
Các chỉ số thể lực của con người phản ánh mức độ phát triển tổng hợp của
các hệ cơ quan trong cơ thể hoàn chỉnh, thống nhất. Ở bất kỳ người bình thường nào
cũng đều có mức độ phát triển thể lực nhất định. Một trong những biểu hiện cơ bản
của thể lực là các số đo kích thước của cơ thể, trong đó chiều cao, cân nặng và vòng
ngực là các chỉ số cơ bản phản ánh thể lực của con người. Từ các chỉ số cơ bản kể
trên có thể tính thêm các chỉ số khác biểu hiện mối liên quan giữa chúng như chỉ số
pignet, chỉ số khối cơ thể (BMI) Các chỉ số đó có ý nghĩa trong việc đánh giá sự
phát triển thể lực của trẻ em, biểu hiện sự tăng trưởng của cơ thể con người từ lức
mới sinh đến lúc chết.
1.2.1. Chiều cao đứng
Là chỉ số phát triển thể lực quan trọng nhất và được sử dụng trong hầu hết
các lĩnh vực nghiên cứu nhân trắc học. Chiều cao phản ánh quá trình phát triển
chiều dài của xương và nói lên tầm vóc của con người. Sự phát triển chiều cao mang
tính chất đặc trưng cho chủng tộc, giới tính và chịu ảnh hưởng của môi trường
[2,5,16,17,19].
Chiều cao đứng (CCĐ) là một trong những kích thước được đề cập và được
đo đạc trong hầu hết các công trình điều tra cơ bản về hình thái, nhân chủng học,
sinh lý và bệnh lý CCĐ nói lên tầm vóc của một người, do đó các nhà y học dựa
vào CCĐ để đánh giá sức lớn của trẻ em, so sánh CCĐ với các kích thước khác
10
trong cơ thể, phối hợp với các kích thước khác để xây dựng các chỉ số thể lực
CCĐ cũng được các nhà phân loại học sử dụng khi nghiên cứu chủng tộc. Nói
chung, cũng như ở các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam nam giới cao hơn nữ
giới khoảng 8-11 cm [10].
Có rất nhiều ý kiến giải thích sự gia tăng về CCĐ ở thế hệ sau tốt hơn thế hệ
trước. Tuy nhiên, về nguyên nhân ảnh hưởng tới CCĐ có 2 yếu tố chính:
+ Yếu tố di truyền và yếu tố lai giống đứng hàng đầu trong việc ảnh hưởng
tới chiều cao. Nó tác động nhanh và tức thời ở ngay thế hệ con cháu.
+ Yếu tố ngoại cảnh nói chung, trong đó bao gồm cả điều kiện sinh hoạt tinh
thần và vật chất, khí hậu và ánh nắng, sự thích nghi với môi trường Ảnh hưởng ở
mức độ lớn tới tốc độ phát triển cũng như CCĐ cuối cùng ở người lớn, tuy nhiên
yếu tố ngoại cảnh tác động từ từ, chậm chạp và cần phải liên tục.
1.2.2. Cân nặng
Cũng là một chỉ số được sử dụng thường xuyên trong các nghiên cứu nhằm
đánh giá thể lực của con người. So với chiều cao, cân nặng ít phụ thuộc vào yếu tố di
truyền, mà liên quan đến điều kiện dinh dưỡng. Cân nặng cơ thể là đặc điểm tổng hợp,
biểu thị mức độ và tỉ lệ giữa quá trình hấp thu và sử dụng năng lượng [22], [44].
Cũng như CCĐ, cân nặng là số đo thường được sử dụng trong tất cả các
nghiên cứu cơ bản về hình thái người. Mặc dù vậy, độ chính xác của chỉ số này
không cao lắm do nó dễ thay đổi tuỳ vào thời điểm nghiên cứu (buổi sáng cân nhẹ
hơn buổi chiều, sau khi lao động nặng hay tập thể thao thì cân nặng giảm…). Tuy
nhiên, cân nặng của một người nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ các chất và
tiêu hao năng lượng. Cân nặng của một người bao gồm 2 phần:
+ Phần cố định, chiếm 1/3 tổng cân nặng gồm xương, da, tạng và thần kinh.
+ Phần thay đổi, chiếm 2/3 tổng cân nặng, trong đó bao gồm 3/4 là khối
lượng của cơ và 1/4 là mỡ và nước. Điều này cho thấy tăng cân là tăng phần cân
thay đổi, trong đó khối lượng của cơ chiếm tới 3/4, vì vậy tăng cân nói lên phần nào
mức độ tăng thể lực cơ thể [10],.
11
1.2.3. Vòng ngực trung bình
VNTB là một trong những kích thước quan trọng do nó phối hợp với CCĐ,
cân nặng để đánh giá thể lực của con người. Tuy nhiên, đây cũng là kích thước dễ
thay đổi, người ta nhận thấy đo nhiều lần trên cùng một người, các kết quả có thể
chênh lệch nhau 2-3 cm. VNTB lớn thì thể lực tốt, do nó liên quan đến khả năng hô
hấp của con người [10].
1.2.4. Vòng đùi và vòng cánh tay phải co
Ở đây, chúng tôi chỉ nói về các loại vòng cơ có liên quan nhiều đến cân nặng.
Các vòng cơ ở chi biểu hiện sự phát triển của ba yếu tố: xương, cơ và tổ chức mỡ
dưới da. Như vậy, đo các vòng cơ ở chi cho phép ta đánh giá tình trạng phát triển cơ
thể nói chung và nhất là tình trạng tập luyện và dinh dưỡng của cơ thể.
Các vòng này cũng có ý nghĩa như cân nặng và do đó có mối tương quan chặt
chẽ với cân nặng. Các vòng cơ ở chi không những có thể làm thay đổi cân nặng và hơn
nữa, còn có những ưu điểm sau đây trong việc đánh giá thể lực một người [10]:
+ Các vòng chi biểu hiện sự phát triển cơ rõ hơn cân nặng. Một kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng các vòng chi trên 10 thanh niên tập cử tạ trong 4
tháng liền, trong đó các vòng cánh tay tăng rất mạnh, khoảng 2-3,5 cm [37].
+ Cân nặng biểu hiện sự tăng mỡ nhiều hơn so với các vòng chi. Một điều
hiển nhiên là chúng ta có thể tăng cân rất nhanh do an dưỡng (ăn uống, nghỉ ngơi)
mà không phải do tập luyện và lao động. Sự tăng cân biểu hiện tình trạng dinh
dưỡng tốt của cơ thể. Như vậy, sự tăng cân rõ ràng là biểu hiện sự béo nhiều hơn,
trong khi đó, sự tăng các vòng chi biểu hiện sự phát triển cơ nhiều hơn.
1.2.5. Vòng bụng và vòng mông
Muốn đánh giá độ béo của cơ thể và do đó đánh giá được mức độ dinh dưỡng
và khả năng hấp thụ của cơ thể, người ta thường đo vòng bụng và vòng mông. Tuy
nhiên, việc đo vòng bụng nếu không đúng kỹ thuật thường cho số liệu chính xác
không cao, do không có một thành xương vững chắc như thành ngực.
Có thể đánh giá mức độ béo của cơ thể theo chỉ số:
[Vòng bụng/ Vòng ngực] x 100
12
Chỉ số này càng lớn thì người càng béo, trừ trường hợp bụng to vì bệnh lý.
Cũng có thể tính hiệu số giữa vòng ngực và vòng bụng.
Cách đo vòng mông: đo qua chỗ to nhất của mông khi đối tượng ở tư thế
đứng chuẩn. Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm.
1.3. Lƣợc sử nghiên cứu các chỉ số sinh học của trẻ em trên thế giới
1.3.1. Các nghiên cứu về hình thái - thể lực
Một trong số các vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu con người là hình
thái. Từ thế kỷ XIII, Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh giá thể
lực [27]. Sau này các nhà giải phẫu học kiêm họa sỹ thời Phục hưng như Leonard de
Vinci, Mikenlangielo, Raphael, v.v. đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối tương quan
giữa các bộ phận cơ thể người để đưa vào những tác phẩm hội họa của mình. Mối
quan hệ giữa hình thái với môi trường sống cũng được nghiên cứu tương đối sớm
mà đại diện cho nó là nhà nhân trắc học Ludman, Nold và Volanski.
Rodolf Martin, người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua hai tác
phẩm nổi tiếng: “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ thể và xử
lý thống kê”. Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số phương pháp và dụng
cụ đo đạc một số kích thước của cơ thể, cho đến nay vẫn được sử dụng [13],[45].
Một hướng khác đi sâu nghiên cứu sự tăng trưởng về mặt hình thái, đó là
nghiên cứu sự tăng trưởng của cơ thể và có thể đo lường được bằng kỹ thuật nhân
trắc [53]. Công trình đầu tiên trên thế giới cho thấy sự tăng trưởng một cách hoàn
chỉnh ở các lứa tuổi từ 1 đến 25 là luận án tiến sĩ của Christian Frdrich Jumpert
người Đức vào năm 1754. Công trình này được nghiên cứu theo phương pháp cắt
ngang do có ưu điểm là rẻ tiền, nhanh và thực hiện được trên nhiều đối tượng cùng
một lúc. Cũng thời gian này Philibert Guerneau de Montbeilard thực hiện nghiên
cứu dọc trên con trai mình từ năm 1759 đến năm 1777. Đây là phương pháp rất tốt
đã được áp dụng cho đến nay. Sau đó còn có nhiều công trình khác của Edwin
Chadwick ở Anh, Carlschule ở Đức, H.P. Bowditch ở Mỹ Năm 1977, Hiệp hội
các nhà tăng trưởng học đã được thành lập [52] đánh dấu một bước phát triển mới
của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới.
13
1.3.2. Các nghiên cứu về sinh lý sinh sản và sinh dục trên thế giới
Trong hơn một nửa thế kỷ trước, các đề tài nghiên cứu về sinh lý sinh dục và
sinh sản ngày càng được quan tâm, mở rộng hơn, nhất là từ khi vấn đề hạn chế sinh
đẻ được đặt ra một cách quyết liệt trên thế giới. Ngoài ra, còn có các công trình
nghiên cứu về các hiện tượng sinh học trong sinh sản như việc sinh noãn, sinh tinh
trùng, hiện tượng thụ tinh và làm tổ của trứng đã được thụ tinh [10]. Nhờ đó mà
những hiểu biết về sinh lý học sinh sản ngày càng đạt đến mức độ cao hơn.
Năm 1927, Aschleim & Zondek (Đức) và nhóm nghiên cứu của Smith &
Engel (Mỹ) đã độc lập nghiên cứu nhưng cùng tìm ra kết quả là: trong nước tiểu có
hai chất tác dụng lên hoạt động của tuyến sinh dục là Prolan A và Prolan B, sau này
gọi là kích nang tố (FSH) và kích hoàng thể tố (LH) [10].
Ngay sau đó (vào năm 1930), các nhà khoa học là Moore và Price lại phát
hiện ra hai chất này do tuyến yên tiết ra, đó là cơ sở để giải thích cơ chế điều hòa
của tuyến yên đối với chức năng sinh dục.
Năm 1932, hai nhà khoa học Hohlweg và Junkman đã chứng minh rằng hệ
thần kinh trung ương (đặc biệt là vùng dưới đồi Hypothalamus) có vai trò quan
trọng trong việc điều hoà chức năng sinh sản. Đây là những tác giả đầu tiên đưa ra
khái niệm “điều hòa ngược” đối với hệ thống nội tiết. Sau nhiều công trình nghiên
cứu về vai trò của Hypothalamus đối với các chức năng sinh dục, người ta đã kết
luận: kích thích điện vào vùng củ xám, vùng trước thị có tác dụng gây rụng trứng,
tổn thương ở cuống tuyến yên cũng có tác dụng này.
Sự biệt hóa hành vi sinh dục đã được nhà khoa học Dautchakoff nghiên cứu
đầu tiên vào năm 1930, sau đó công trình này đã được Phoenix và CS của ông xác
nhận vào năm 1959. Quá trình biệt hóa được diễn ra trong thời kỳ phôi thai, đó là
giai đoạn tổ chức biệt hóa của vỏ não theo hướng biệt hóa đực hoặc cái.
Người ta đã tìm thấy trong Hypothalamus những chất tiếp nhận đặc hiệu đối
với hoóc môn sinh dục. Lúc đầu người ta chỉ thấy sự gắn đặc hiệu đối với hormone
sinh dục tại Hypothalamus và tuyến yên. Từ năm 1953 trở lại đây, người ta đã biết
được chức năng sinh dục của hệ Limbic.
14
Trước năm 1970, các nhà khoa học chỉ nói tới vai trò các chất nội tiết trong
điều hòa chức năng sinh sản gồm có cơ chế thần kinh và nội tiết. Sự điều hòa sinh
sản theo cơ chế thần kinh và nội tiết được thực hiện theo nhiều bậc.
Trong hệ thống điều hoà chức năng sinh dục sinh sản, tuyến yên đóng vai trò
của bộ phận khuyếch đại hay “phát động”, Hypothalamus đóng vai trò “điều khiển”.
Còn tuyến sinh dục là yếu tố “bị điều khiển” hay cơ quan đích. Trong vòng điều hoà
ngược thì Hypothalamus trở thành yếu tố “bị điều khiển” còn tuyến sinh dục trở
thành yếu tố “điều khiển”.
Như trên đã nói, hai kích dục tố của tuyến yên là FSH và LH có vai trò trong
việc phát triển trứng, sinh tinh trùng và kích thích việc sản xuất các hoóc môn
steroid của các tuyến sinh dục. Bản chất và tác dụng của các hoóc môn tuyến sinh
dục đực và cái đã được nói đến trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới.
1.4. Lƣợc sử nghiên cứu các chỉ số sinh học của trẻ em ở Việt Nam
1.4.1. Các nghiên cứu về hình thái – thể lực
Ở Việt Nam, người nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng chiều cao và cân
nặng của trẻ em là Mondiere (1875), sau này là của Huard và Bogot (1938), Đỗ
Xuân Hợp (1943) . Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó còn lẻ tẻ và các phương
pháp nghiên cứu còn đơn giản.
Sau năm 1954, có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái,
giải phẫu, sinh lý của người Việt Nam và năm 1975 cuốn “HSSH” [51] được xuất
bản. Đây là một công trình trình bày khá hoàn chỉnh về các chỉ số sinh học, sinh lý,
hóa sinh của người Việt Nam
Năm 1980, 1982, 1987, Đoàn Yên và cs [59] đã nghiên cứu một số chỉ số sinh
học của người Việt Nam từ 3 đến 10 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở mọi lứa tuổi,
chiều cao, cân nặng của người Việt Nam nhỏ hơn so với người châu Âu, châu Mĩ, nhịp
độ tăng trưởng chậm, thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn và bước vào thời kỳ nhảy vọt
tăng trưởng dậy thì cũng muộn hơn. Tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất
hiện vào lúc 12÷13 tuổi, của nam lúc 13÷16 tuổi và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa. Tăng
trưởng nhảy vọt về cân nặng ở nữ lúc 13 tuổi, ở nam lúc 15 tuổi và kết thúc tăng trưởng
15
cân nặng cơ thể lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam. Do đó, nữ bước vào thời kỳ tăng tiến
và ổn định về chiều cao, cân nặng sớm hơn so với nam.
Từ năm 1980 đến năm 1990, Thẩm Thị Hoàng Điệp [18] nghiên cứu dọc trên
101 học sinh Hà Nội từ 6÷17tuổi. Với 31 chỉ tiêu nhân trắc học được nghiên cứu,
tác giả đã rút ra kết luận là chiều cao phát triển mạnh nhất lúc 11÷12 tuổi ở nữ, 13-
15 tuổi ở nam, chiều cao trung bình của nữ trưởng thành là 158cm và của nam là
163cm. Cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam. Vòng
ngực trung bình của nữ trưởng thành là 79cm và của nam là 78cm. Năm 1989,
nhóm tác giả Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền, Vũ Xuân Khôi và cs
[19] đã tiến hành nghiên cứu chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, chỉ số dài chi dưới
trên 8000 người từ 1÷55 tuổi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nhóm tác giả nhận
thấy, chiều cao của nam tăng nhanh đến 18 tuổi, của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi và
có quy luật gia tăng chiều cao cho người Việt Nam (tăng 4cm/20 năm). Vòng ngực
tăng nhanh nhất ở nam lúc 13÷16 tuổi và ở nữ lúc 11÷14 tuổi.
Đào Huy Khuê [27] nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về sự tăng trưởng và
phát triển của cơ thể trên 1478 học sinh từ 6÷17tuổi ở thị xã Hà Đông. Tác giả nhận
thấy, hầu hết các thông số hình thái đều tăng dần theo tuổi, nhưng nhịp độ tăng
không đều. Tốc độ tăng tối đa các thông số nghiên cứu của nữ là lúc 11÷15 tuổi và
của nam lúc 14÷16 tuổi. Từ 6÷9 tuổi, các kích thước của nữ và nam không có sự
khác biệt rõ rệt. Từ 11÷15 tuổi, các kích thước của nữ thường cao hơn của nam và ở
giai đoạn 16÷17tuổi, các chỉ số này của nam lại vượt của nữ. Tác giả cũng cho rằng,
có sự gia tăng chiều cao của người Việt Nam.
Năm 1991-1995, nhóm tác giả Trần Văn Dần và cs [11], nghiên cứu trên 13747
học sinh từ 8-14 tuổi ở các địa phương Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình về các chỉ số
chiều cao, cân nặng và vòng ngực trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với số
liệu trong cuốn “HSSH” [51] thì sự phát triển chiều cao của trẻ em từ 6-16 tuổi tốt hơn,
đặc biệt là trẻ em thành phố, thị xã, nhưng sự gia tăng cân nặng chỉ thấy rõ ở trẻ em Hà
Nội, còn ở khu vực nông thôn chưa thấy có sự thay đổi đáng kể. Học sinh thành phố và
thị xã có xu hướng phát triển thể lực tốt hơn so với ở nông thôn.
16
Nghiêm Xuân Thăng [47], đã đo 17 chỉ số hình thái (chiều cao, cân nặng,
vòng ngực, chỉ số pignet, Broca ) của người Việt Nam từ 1÷25 tuổi ở một số vùng
của Nghệ An và Hà Tĩnh. Tác giả có nhận xét rằng, sự phát triển chiều cao ở tất cả
các độ tuổi của cư dân vùng Nghệ An có khí hậu vừa nóng khô vừa nóng ẩm so với
cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ không có thời kỳ nóng khô thấp hơn 0,5-4cm,
nhưng cân nặng lại tương đương, mức chênh lệch cao nhất cũng chỉ là 0,5kg. Theo
tác giả, điều kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số
hình thái của con người. Tác giả còn cho biết các chỉ số về kích thước có sự khác
biệt giữa nam và nữ, ở các độ tuổi, các kích thước của nam đều lớn hơn của nữ. Tuy
nhiên, cũng có một số giai đoạn nữ phát triển nhanh hơn nam và đạt giá trị lớn hơn.
Ở các lứa tuổi khác nhau có sự phát triển không đồng đều, phát triển nhanh ở độ
tuổi 5-7 tuổi, 10÷11 tuổi và 13÷14tuổi.
Năm 1995, nhóm tác giả Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường
và cs [40] nghiên cứu trên học sinh ở thị xã Thái Bình. Nhóm tác giả cho thấy, chiều
cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng cánh tay của học sinh thị xã Thái Bình lớn
hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [51] nhưng thấp hơn so với học sinh ở quận
Hoàn Kiếm.
Năm 1998 - 2002, Trần Thị Loan [38], [39] nghiên cứu trên học sinh Hà Nội
từ 6÷17tuổi. Tác giả cho thấy, các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng ngực của học
sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ những thập kỷ 80 trở
về trước và so với học sinh ở Thái Bình và Hà Tây ở cùng thời điểm nghiên cứu.
Điều này chứng tỏ, điều kiện sống đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển thể
lực của học sinh.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường [10], nghiên cứu học sinh trung học cơ sở các dân
tộc tỉnh Hòa Bình. Tác giả cho biết, các chỉ số hình thái- thể lực ở học sinh nam, nữ
giữa các dân tộc Mường, Thái, Kinh không có sự khác biệt, giữa các dân tộc Tày, Dao
cũng không có sự khác biệt. Tuy nhiên, các chỉ số hình thái - thể lực của học sinh nam,
nữ các dân tộc Mường, Thái, Kinh đều cao hơn so với học sinh nam, nữ các dân tộc
Tày, Dao. Sự vượt trội của các chỉ số hình thái -thể lực ở học sinh các dân tộc Mường,
17
Thái, Kinh so với ở học sinh các dân tộc Tày, Dao có thể có liên quan với sự khác biệt
về điều kiện kinh tế- xã hội giữa các huyện ở tỉnh Hòa Bình.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về thể lực của học sinh ở Việt Nam khá
phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu trong các công trình có sự khác nhau ít nhiều,
nhưng đều xác định được là chúng biển đổi theo lứa tuổi và mang đặc điểm giới tính.
Trong quá trình phát triển ở trẻ em có hai giai đoạn nhảy vọt tăng trưởng. Mốc đánh
dấu lứa tuổi nhảy vọt của các công trình là tương đối thống nhất đó là chiều cao tăng
nhanh nhất từ 13÷15 tuổi ở nam, 11÷13 tuổi ở nữ và có sự khác biệt về những chỉ số
này giữa nam và nữ, giữa học sinh thành phố, thị xã và học sinh nông thôn.
1.4.2. Các nghiên cứu về sinh lý sinh sản và sinh dục ở Việt Nam.
Trong những năm 60 và nửa đầu thập kỷ 70, nhiều tác giả trong nước đã
nghiên cứu về tuổi có kinh lần đầu; chu kỳ kinh nguyệt của công nhân, nông dân,
học sinh nông thôn và thành thị. Những kết quả này đã được thống kê trong cuốn
“Hằng số sinh học người Việt Nam (1975)” [51].
Năm 1965, Nguyễn Huy Cận và cs đã nghiên cứu về tuổi thấy kinh nguyệt
lần đầu của người Việt Nam, cho kết quả là 16,5 tuổi.
Năm 1970, Vũ Thục Nga đã nghiên cứu kích dục tố tuyến yên toàn phần
trong vòng kinh bình thường của phụ nữ Việt Nam.
Năm 1971, Nguyễn Thế Phương đã nghiên cứu sự biệt hoá sinh dục của vùng
Hypothalamus, kết quả là đã phân lập được những chất tiếp nhận đặc hiệu với hoóc
môn sinh dục tại Hypothalamus.
Theo Hằng số sinh học người Việt Nam (1975) [51], tuổi dậy thì hoàn toàn ở
các em gái khoảng 13÷14tuổi, ở các em trai khoảng 14÷16 tuổi.
Từ năm 1976 đến 1980, các tác giả Đinh Kỷ và cs [30], Lương Bích Hồng,
Cao Quốc Việt và CS đã nghiên cứu những biến đổi của cơ thể ở lứa tuổi dậy thì
trên 2.780 học sinh độ tuổi 8÷18 ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
nông thôn tỉnh Thái Bình. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp quan sát
lâm sàng kết hợp với điều tra phiếu, bao gồm các chỉ tiêu: thời điểm mọc lông mu,
lông nách ở cả 2 giới, riêng nữ thêm sự phát triển tuyến vú và tuổi có kinh lần đầu.
18
Từ năm 1982 đến 1988, các tác giả Nguyễn Thu Nhạn, Cao Quốc Việt,
Nguyễn Nguyệt Nga và CS [44] đã tiến hành nghiên cứu trên 72 trẻ em trai và 84
trẻ em gái tuổi 6-12 ở 2 trường THCS Trung Tự (Hà Nội) và Bắc Lý (Hà Nam
Ninh). Nghiên cứu theo phương pháp cắt dọc, đối tượng được theo dõi trong suốt 7
năm bằng phỏng vấn và khám lâm sàng. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: kích thước
tinh hoàn để tính ra thể tích tinh hoàn, tuổi bắt đầu phát triển tuyến vú, lông mu,
lông nách, xuất tinh và có kinh lần đầu.
Cũng theo hướng nghiên cứu trên, nhóm tác giả Đào Huy Khuê, Nguyễn Thị
Tân, Nguyễn Chế Nghĩa [28] đã triển khai nghiên cứu trên 1.478 học sinh 6÷17tuổi
trong đó có 750 nam, 728 nữ ở thị xã Hà Đông năm 1989.
Rải rác từ năm 1993 đến năm 1995, các tác giả Cao Quốc Việt, Nguyễn Phú
Đạt, Nguyễn Thị Phượng và cs [56]. tiến hành phỏng vấn và kết hợp thăm khám
lâm sàng, chụp điện quang trên đối tượng trẻ 6÷17tuổi ở nội thành Hà Nội (2.506
em), thị xã Thái Bình (1.848 em), huyện Hoài Đức - Hà Tây (1.857 em), huyện Phú
Lương - Bắc Thái (1.364 em).
Các tác giả Phạm Thị Minh Đức, Lê Thu Liên, Phùng Thị Liên và cs [20] đã
tiến hành nghiên cứu trên 573 nữ sinh 9÷17 tuổi các trường THCS, THPT và 820
phụ nữ 13-60 tuổi ở xã Liên Ninh (nông thôn Hà Nội); 1.589 nữ sinh 9÷17 tuổi các
trường THCS, THPT và 805 phụ nữ 13-60 tuổi ở Thượng Đình (nội thành Hà Nội).
Kết quả nghiên cứu được so sánh với các nghiên cứu trước đó tại cùng địa điểm ở
các thập kỷ khác nhau. Chỉ tiêu nghiên cứu gồm: tuổi có kinh lần đầu, lượng máu
trong một lần kinh nguyệt, tuổi mãn kinh.
Lê Kim Cúc [9] nghiên cứu trên 140 nữ tuổi 19÷40 lao động tại Bungary
trong thời gian 1984÷1987. Tác giả đã phỏng vấn về tuổi có kinh lần đầu, độ dài
chu kỳ kinh nguyệt của nữ trong thời gian còn ở trong nước và sự thay đổi khi
sống ở nước ngoài.
Nguyễn Thị Hảo nghiên cứu trong 2 năm (1984÷1985) trên 13 phụ nữ 18÷25
tuổi chưa lập gia đình và 15 phụ nữ 25÷35 tuổi có từ 2 con trở lên. Các đối tượng
đều sống ở Hà Nội được thu thập toàn bộ băng vệ sinh trong những ngày chảy máu,
19
chiết xuất bằng natrihydroxit, rồi xác định lượng máu kinh nguyệt dưới dạng
hermatine kiềm.
Trong 3 năm (1992÷994), Trịnh Văn Bảo và Trần Đức Phấn đã tiến hành
nghiên cứu trên 296 nam tuổi 18-68 ở ngoại thành Hà Nội với các chỉ tiêu: lượng
tinh dịch, độ nhớt, độ pH, mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng di
động khỏe, tỷ lệ tinh trùng dị thường.
Trong dự án nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình
thường thập kỷ 90 thế kỷ XX, vấn đề sinh lý sinh sản, sinh dục được chia thành 2 đề
mục: Tuổi dậy thì ở trẻ em (chủ nhiệm: Cao Quốc Việt) và chu kỳ kinh nguyệt của
phụ nữ và học sinh Hà Nội (chủ nhiệm: Phạm Thị Minh Đức). Đáng chú ý có các
nghiên cứu: Tuổi bắt đầu dậy thì của trẻ gái và trẻ trai; Tuổi xuất tinh lần đầu; Tinh
dịch đồ; Tuổi có kinh nguyệt lần đầu; Độ dài chu kỳ kinh nguyệt; Số ngày chảy máu
trong mỗi chu kỳ; Số lượng máu kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ; Tuổi mãn kinh.
Các nghiên cứu về tuổi dậy thì ở trẻ nam, trẻ nữ; tuổi mãn kinh, lượng máu
kinh đang được nhiều tác giả tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau nhằm rút ra
quy luật phát triển của con người Việt Nam trong những giai đoạn khác nhau, ở
những vùng, miền khác nhau.
1.5. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hà Nam
1.5.1. Dân số tỉnh Hà Nam
Theo thống kê mới nhất, dân số của Hà Nam là 785.057 người, với mật độ dân
số là 912 người/km
2
, tỷ lệ tăng tự nhiên là 8‰/năm. Trong đó dân số nông thôn là
707.970 người, dân số sinh sống ở khu vực đô thị là 77.087 người (chiếm 9,8%).
Số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh là 493.095 người. Số lao động tham
gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là 452.230 người, chiếm gần 91%
nguồn lao động toàn tỉnh.
Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá
cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể.
Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao
động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học,
20
ham hiểu và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội.
Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1.5.2. Khí hậu và thuỷ văn
Hà Nam biết có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng và ẩm ướt.
Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa
hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu.
Mùa hạ thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa
tháng 11 đến giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4
và mùa thu thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng
1,602 tỷ m
3
. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào
lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m
3
nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng
giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm
ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát
triển kinh tế-xã hội.
21
Chương 2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THCS xã Lam Hạ, TP Phủ Lý, Hà
Nam, tất cả có 4 nhóm với 4 độ tuổi khác nhau từ 12-15 tuổi ( tính theo độ tuổi
đến trường của học sinh, còn tính tuổi sinh học thì mỗi độ tuổi cộng thêm một
năm). Các đối tượng nghiên cứu đều có sức khỏe và trạng thái tâm sinh lý bình
thường không mắc bệnh mạn tính. Tuổi của các đối tượng được tính theo quy ước
chung của Tổ chức y tế thế giới.
2.1.2. Một số hình ảnh trong quá trình điều tra nghiên cứu
22
23
2.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu.
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 416 học sinh trong đó có 214 học sinh nam
và 202 học sinh nữ. Các đối tượng nghiên cứu được phân bố như sau:
- Lớp 6: gồm 105 học sinh trong đó có 54 nam và 51 nữ;
- Lớp 7: gồm 101 học sinh trong đó có 53 nam và 48 nữ;
- Lớp 8: gồm 105 học sinh trong đó có 54 nam và 51 nữ;
- Lớp 9: gồm 105 học sinh trong đó có 53 nam và 52 nữ.
Sự phân bố của các đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính được trình
bày trên bảng 2.1
Bảng 2.1. Phân bố các đối tượng theo giới tính và độ tuổi
Giới tính
Tuổi
Nam
Nữ
Chung
12
54
51
105
13
53
48
101
14
54
51
105
15
53
52
105
Chung
216
202
416
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang (coss – sectional study) các chỉ
tiêu hình thái của học sinh 12÷15tuổi của học sinh trường THCS Lam Hạ, thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn ngẫu nhiên trong số học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của trường
THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, sau đó tiến hành nghiên cứu
trên tất cả các học sinh đã chọn.
24
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu
Các chỉ số về hình thái thể lực: gồm chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung
bình, vòng đùi phải, vòng cánh tay phải co, vòng bụng, vòng mông và vòng đầu.
Các dấu hiệu dậy thì bao gồm các dấu hiệu: thời điểm có mụn trứng cá, mức
độ phát triển lông nách, mức độ phát triển lông mu đối với học sinh nam; thời điểm
có mụn trứng cá, mức độ phát triển lông nách, mức độ phát triển lông mu, mức độ
phát triển tuyến vú đối với học sinh nữ.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số
- Chỉ số về hình thái - thể lực
Các chỉ số về hình thái thể lực được xác định theo phương pháp được dùng
phổ biến trong nghiên cứu y sinh học [14] gồm có:
Chiều cao đứng: đơn vị là cm, dụng cụ là thước treo chia độ có độ chính xác
đến 1mm. Theo phương pháp cổ điển của Martin ( bốn điểm nhô ra nhất về phía sau
là chẩm, lưng, mông, gót; đầu để thẳng sao cho đôi mắt và điển giữa bờ trên lỗ tai
ngoài ngang vuông góc với trục cơ thể) [50]. Người được đo ở tư thế thẳng đứng
trên nền phẳng, hai gót chân sát nhau sao cho bốn điểm chẩm, lưng, mông và gót
chạm thước đo.
Cân nặng: Đơn vị là kg, được xác định bằng cân bàn Nhật Bản, có độ chính
xác đến 0,1kg. cân được đặt trên mặt phẳng, các đối tượng đo mặc quần áo mỏng,
đứng thẳng sao cho trọng tâm của cở thể rơi vào điểm giữa của cân, đo xa bữa ăn.
Vòng ngực trung bình : đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước dây không co
giãn có độ chính xác đến 1mm, đo ở tư thế thẳng đứng, vòng thước dây quanh ngực
vuông góc với cột sống và đi qua xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía trước.
Đo ở hai lần hít vào và thở ra hết mức sau đó lấy trung bình cộng.
Vòng bụng: đo qua mức thắt lưng vuông góc với trục thân, dưới rốn 2 cm, tư
thế đứng chuẩn, đo bằng thước vải không co giãn, chính xác đến 1 mm.
Vòng cánh tay phải co: để học sinh ở tư thế ngồi thẳng, tay phải giơ ngang
song song với mặt đất sau đó nắm chặt bàn tay đồng thời gấp cổ tay lại, đo bằng
thước dây có độ chính xác 1mm qua chỗ to nhất của bắp tay khi ở trạng thái co.
25
Vòng mông: đo qua chỗ to nhất của mông khi đối tượng ở tư thế đứng chuẩn.
Đo bằng thước dây không giãn có độ chính xác đến 1 mm.
Vòng đùi: Vòng đo qua dưới nếp lằn mông, vuông góc với trục thân, tư thế
đứng chuẩn, được đo bằng thước vải không co giãn, có độ chính xác đến 1 mm.
- Phương pháp nghiên cứu tuổi dậy thì và một số dấu hiệu dậy thì
Dùng phương pháp phỏng vấn hồi cố: hỏi học sinh về thời điểm có mụn
trứng cá trên mặt (yêu cầu học sinh nhớ lại).
Dùng kỹ thuật mô tả và quan sát trực tiếp xác định các dấu hiệu sinh dục thứ
cấp như: lông ở hố nách, lông trên mu, mức độ phát triển tuyến vú theo các giai
đoạn phát triển của lông mu (pubis, kí hiệu là P), lông nách (axillaris, kí hiệu là A),
tuyến vú (mammae, kí hiệu là Ma).
+ 4 giai đoạn phát triển của lông nách [54]:
A0: Chưa có lông.
A1: Có lông rồi nhưng là lông tơ, thưa.
A2: Lông sẫm màu, rậm hơn, nhưng còn nhìn thấy phần da dưới chân lông.
A3: Lông sẫm màu, rậm, phủ kín, không còn nhìn thấy chân lông, đạt mức
của người trưởng thành.
+ 5 giai đoạn phát triển của lông mu [54]:
P0: Chưa có lông.
P1: Có lông rồi nhưng là lông tơ, thưa.
P2: Lông sẫm màu, rậm hơn nhưng còn nhìn thấy phần da dưới chân lông.
P3: Lông sẫm màu, rậm, phủ kín, không còn nhìn thấy chân lông, đạt mức
của người trưởng thành.
P4: Lông rậm, phát triển rộng hơn phần mu, thậm chí mọc lên rốn, ngực.
+ 5 giai đoạn phát triển tuyến vú [54]:
Ma0: Tuyến vú chưa phát triển.
Ma1: Bầu vú bắt đầu phát triển, có hiện tượng sưng ở quầng thâm núm vú,
trông giống chũm cau.
Ma2: Bầu vú phát triển hơn, nhô cao trên lồng ngực.