Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ các loài gây hại chính ở khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 86 trang )

i

Đại Học quốc gia Hà Nội
Tr-ờng đại học khoa học tự nhiên
***








Nguyn Mnh Cng






NGHIấN CU THNH PHN LOI MI (INSECTA: ISOPTERA)
V XUT BIN PHP PHềNG TR CC LOI GY HI
CHNH KHU PH C HI AN, TNH QUNG NAM





Luận văn thạc sĩ khoa học











Hà Nội -2012
ii

Đại Học quốc gia Hà Nội
Tr-ờng đại học khoa học tự nhiên
***








Nguyn Mnh Cng






NGHIấN CU THNH PHN LOI MI (INSECTA: ISOPTERA)

V XUT BIN PHP PHềNG TR CC LOI GY HI
CHNH KHU PH C HI AN, TNH QUNG NAM



Chuyên ngành
: Động vật học
Mã số
: 60 42 10


Luận văn thạc sĩ khoa học


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học
TS. Trnh Vn Hnh






Hà Nội - 2012




Hà Nội -2012
ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1 Tình hình nhiên cứu mối trên thế giới 4
1.2 . Tình hình nghiên cứu về mối ở Việt Nam 8
1.3. Nghiên cứu phòng trừ loài mối thuộc giống mối Coptotermes ở trong nƣớc 15
1.4. Các biện pháp xử lý mối trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.4.1. Biện pháp ngâm tẩm gỗ 20
1.4.2. Biện pháp phòng diệt mối bằng cách trộn hoá chất vào đất nền 22
1.4.3. Biện pháp xông hơi 22
1.4.4. Biện pháp xử lý nhiệt 22
1.4.5. Biện pháp ngăn chặn mối bằng cơ học 23
1.4.6. Biện pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm hoá chất 24
1.4.7. Biện pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh 25
1.4.8. Biện pháp diệt mối bằng bả độc 25
1.5. Nghiên cứu về mối tại Hội An, tỉnh Quảng Nam 26
CHƢƠNG 2 - THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Thời gian nghiên cứu 28
2.2. Địa điểm nghiên cứu 28
2.3. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu 30
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 30
2.3.2. Đặc điểm khí hậu 31
2.3.3. Các nguồn tài nguyên du lịch – văn hóa 32
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 33
2. 4. 1. Phƣơng pháp điều tra thu thập mẫu 33
2.4.2. Phƣơng pháp định loại vật mẫu 36
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái mối 36
2.4.4. Nghiên cứu phạm vi hoạt động của mối Coptotermes 36
iii


2. 4. 5. Phƣơng pháp xác định mức độ gây hại của mối 37
2.4.6. Phƣơng pháp lựa chọn, đề xuất các biện pháp phòng trừ các loài mối
gây hại chính trên khu vực nghiên cứu 38
2. 4. 7. Phƣơng pháp xử lý số liệu 38
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Kết quả điều tra, thu mẫu, thành phần loài và phân bố của mối ở khu vực
nghiên cứu. 39
3.1.1. Thành phần loài mối chung 39
3.1.2. Thành phần loài mối trên các sinh cảnh khác nhau 42
3.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài mối ở khu vực nghiên cứu. 45
3.2.1. Loài Coptotermes ceylonicus Homlgren, 1911 45
3.2.2. Loài Coptotermes emersoni Ahmad, 1953 46
3.2.3. Loài Coptotermes havilandi Homlgren, 1991 48
3.2.4. Loài Coptotermes formosanus Wasmann, 1896 51
3.2.5. Loài Coptotermes travian Haviland, 1898 53
3.2.6. Loài Cryptotermes domesticus Haviland, 1898 54
3.2.7. Loài Microtermes pakistanicus Ahmad 56
3.3. Phạm vi hoạt động của mối Coptotermes 57
3.4. Hiện trạng công tác phòng trừ mối tại khu phố cổ Hội An và đề xuất biện
pháp phòng trừ các loài gây hại chính 62
3.5. Kết quả thử nghiệm diệt mối bằng bả BDM 10 63
CHƢƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
4.1. Kết luận 66
4.2 Kiến nghị 66

iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh sách các tuyến phố điều tra, khảo sát, thu mẫu mối

tại khu phố cổ Hội An 28
Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài mối khu phố cổ Hội An 40
Bảng 3.2. Thành phần loài mối trên các sinh cảnh khác nhau
ở khu phố cổ Hội An 43
Bảng 3.3. Kết quả nhử bắt kiểm tra mối C. formosanus đánh dấu 58
Bảng 3.4. Mức độ gây hại của các loài mối trong khu phố cổ Hội An 59
Bảng 3.5. Kết quả thử nghiệm diệt mối bằng bả BDM 10 63
v

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ khu vực thu mẫu mối tại khu phố cổ Hội An 29
Hình 2.2. Thu mẫu mối tại nhà số 97 Trần Phú – Hội An 34
Hình 2.3. Thu mẫu mối tại Hội quán Quảng Đông 35
Hình 2.4. Thu mẫu mối tại cây tại đƣờng Lê Lợi – Hội An 35
Hình 3.1. Cấu trúc thành phần giống mối thu đƣợc tại
khu đô thị Hội An 41
Hình 3.2. Tỷ lệ % số mẫu thu đƣợc của các loài trong khu vực nghiên cứu 42
Hình 3.3. Tỷ lệ % số giống mối thuộc các sinh cảnh khác nhau 43
Hình 3.4. Mối lính Coptotermes ceylonicus 45
Hình 3.5. Mối lính Coptotermes emersoni 46
Hình 3.6. Mối lính Coptotermes havilandi 49
Hình 3.7. Mối lính Coptotermes formosanus 52
H×nh 3.8. H×nh ¶nh cÊu tróc tæ mèi Coptotermes formosanus g©y h¹i
trong c«ng tr×nh 52
Hình 3.9. Mối lính Coptotermes travian 53
Hình 3.10. Mối lính Cryptotermes domesticus 55
Hình 3.11. Mối lính Microtermes pakistanicus 57
Hình 3.13. Mối hại xà gỗ trong nhà trên đƣờng phố Nguyễn Thái Học………… 61
Hình 3.14. Xử lý mối tại nhà số 84 Nguyễn Thái Học - Hội An 65

1

MỞ ĐẦU
Mối (Isoptera) là nhóm côn trùng đa hình thái, thuộc lớp côn trùng (Insecta),
có sự phân chia đẳng cấp và phân công chức năng rõ rệt, có hoạt động tập tính phức
tạp, tạo nên quần tộc có tổ chức xã hội cao. Đến nay, trên thế giới ngƣời ta đã xác
định đƣợc hơn 2800 loài mối thuộc 8 họ, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới.
Hoạt động của mối có ảnh hƣởng quan trọng đến nhiều mặt trong đời sống
của con ngƣời. Trong tự nhiên, mối tham gia vào quá trình phân huỷ các chất hữu
cơ có nguồn gốc Xenlulose để tạo thành đƣờng và các chất đơn giản hơn trong chu
trình chuyển hoá vật chất. Đồng thời mối là nguồn thức ăn giàu chất dinh dƣỡng
cho nhiều loài động vật khác nhau, góp phần duy trì đa dạng sinh học của thế giới
tự nhiên. Nhƣng mặt khác nhiều loài mối đã gây ra tác hại to lớn cho nền kinh tế -
xã hội ở nhiều nƣớc. Ngƣời ta đã xếp chúng vào nhóm côn trùng kinh tế quan trọng
trong số các loài côn trùng gây hại. Đối tƣợng gây hại của mối gồm các công trình
kiến trúc (nhà cửa, kho tàng, công sở, khu di tích v.v…); các công trình thuỷ lợi,
thuỷ điện (đê, đập đất); các loại cây (cây công nghiệp, cây di tích, cây xanh đƣờng
phố v.v…). Mỗi loại đối tƣợng có thể bị gây hại bởi nhiều loài mối, nhƣng trong đó
chỉ có một hoặc một nhóm loài gây hại chính. Chẳng hạn đối với các công trình
kiến trúc vùng đồng bằng chủ yếu là các loài thuộc giống Coptotermes. Do ý nghĩa
quan trọng nhƣ vậy, từ lâu mối đã đƣợc nhiều nhà khoa học điều tra nghiên cứu.
Nhìn chung, nghiên cứu về mối hiện nay tập trung chủ yếu theo hai hƣớng chính:
điều tra đa dạng sinh học của mối và nghiên cứu các giải pháp phòng trừ các loài
mối gây hại. Theo hƣớng điều tra đa dạng sinh học đã có nhiều nghiên cứu đƣợc
tiến hành nhƣ: Nguyễn Đức Khảm (1976), Nguyễn Tân Vƣơng (1996), Nguyễn Văn
Quảng (2003) v.v Phần lớn các điều tra mối chỉ tập trung trong các khu bảo vệ
nhƣ vƣờn quốc gia và khu bảo tồn. Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần loài mối
vùng đồng bằng, thành phố hầu nhƣ còn khá ít ỏi hoặc tản mạn. Đối với nghiên cứu
giải pháp phòng trừ mối, đặc biệt là phòng chống nhóm mối nhà Coptotermes đã có

những thành công nhất định trong việc sử dụng các hóa chất có độc tính cao đối với
2

mối, đặc biệt là áp dụng biện pháp lây nhiễm hóa chất. Tuy nhiên, do phải sử dụng
các chất hóa học ảnh hƣởng đến môi trƣờng và ngƣời sử dụng, do vậy việc tìm kiếm
các biện pháp ít độc hay không độc thay thế cho biện pháp trên là một yêu cầu thực
tế hiện nay.
Hội An là một di tích lịch sử, văn hoá, nơi duy nhất của khu vực Đông Nam
Á còn lƣu giữ đƣợc hầu nhƣ nguyên vẹn những nét chính của một đô thị - thƣơng
cảng cổ. Nơi đây tàng trữ những thông tin quý giá của quá khứ có chiều sâu hàng
trăm, thậm chí hàng ngàn năm về lịch sử, về con ngƣời. Cùng với nó đang tồn tại
một kho tàng văn hoá phi vật thể phong phú và đặc trƣng của Việt Nam, có những
làng quê in đậm nét cổ với các nghề thủ công truyền thống, phong cảnh hữu tình
Tất cả tạo nên một giá trị đặc sắc mà không đâu lặp lại. Vì vậy, Tổ chức văn hoá -
giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi tên Hội An vào danh mục di sản văn
hoá thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1999 và điều này đã giúp Hội An có nhiều cơ
hội phát triển mạnh mẽ. Sức hấp dẫn lớn của Hội An đƣợc quy tụ trong những giá
trị vật thể và phi vật thể, sinh ra từ trong quá khứ, lớn lên và phát triển trong hiện
tại, cần đƣợc bảo tồn và phát huy trong tƣơng lai. Theo tài liệu thống kê, đến nay
Hội An có gần 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích đƣợc phân thành 12 loại
gồm: 1.064 nhà cổ, 19 chùa, 34 miếu thờ thần linh, 23 đình, 39 nhà thờ tộc, 5 hội
quán, 4 nhà thờ thánh thất, 4 di tích cách mạng, 1 công trình văn hoá,11 giếng nƣớc
cổ, 1 cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích.
Các di tích của khu phố cổ Hội An có rất nhiều kết cấu bằng gỗ và các vật
liệu truyền thống, hiện nay đang bị xuống cấp mạnh bởi nhiều yếu tố thời gian, thời
tiết, khí hậu và sinh vật. Một trong những tác nhân gây xuống cấp khu di tích này là
sự tấn công phá hoại của mối. Mối là loài côn trùng phân bố và gây hại phổ biến đối
với các di tích của phố cổ Hội An vì ở đây có các điều kiện thuận lợi cho sự phát
sinh, phát triển của mối.
Giá trị lớn nhất của khu di tích đô thị cổ Hội An chính là giá trị tổng thể do

các di tích đơn lẻ hợp thành. Ngoài khu vực phố cổ còn rất nhiều di tích trong vùng
tạo nên một quần thể di tích lịch sử, kiến trúc, nhân văn. Việc đầu tƣ để xử lý phòng
3

trừ mối không chỉ nhằm xử lý phòng trừ mối cho những di tích có giá trị đặc biệt
mà phải xử lý và phòng trừ tổng thể các di tích đơn lẻ hợp thành trong khu vực, bao
gồm: các di tích lịch sử, các di tích kiến trúc nghệ thuật, đình chùa, miếu mạo, cầu
Nói chung là toàn bộ khu di tích phố cổ Hội An, không phân biệt của Nhà nƣớc
quản lý hay thuộc quyền sở hữu của ngƣời dân hay tổ chức khác. Muốn vậy cần
phải điều tra nghiên cứu thành phần loài mối; xác định loài gây hại chính; nghiên
cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học quan trọng của chúng, làm cơ sở đề xuất biện
pháp phòng trừ thích hợp và hiệu quả thì mới đảm bảo xử lý mối triệt để lâu dài cho
toàn bộ khu di tích phố cổ Hội An.
Mục tiêu đề tài.
+ Xác định thành phần loài mối ở khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam
+ Xác định các loài gây hại chính và đề xuất biện pháp phòng trừ chúng
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
+ Cung cấp các dẫn liệu có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài mối ở
khu vực phố cổ Hội An tính đến nay.
+ Xác định đƣợc các loài gây hại chính, đồng thời cung cấp các dẫn liệu sinh
học, sinh thái học của các loài dùng làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trừ
chúng cho khu vực phố cổ Hội An và mở rộng cho các địa phƣơng khác.
+ Đề xuất các biện pháp, kỹ thuật phòng trừ các loài gây hại chính tại khu
phố cổ Hội An.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
+ Nghiên cứu thành phần loài mối tại khu vực phố cổ Hội An, tỉnh Quảng
Nam
+ Các biện pháp và thí nghiệm phòng trừ mối cho một số công trình đặc thù
của phố cổ Hội An và đánh giá hiệu quả trên các loài gây hại chính
Do thời gian nghiên cứu ngắn, khả năng có hạn, nên luận văn chắc chắn còn

nhiều điểm khiếm khuyết, rất mong đƣợc sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
4

CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nhiên cứu mối trên thế giới
Công trình nghiên cứu của Hagen (1858) đƣợc coi là công trình đầu tiên có
tính hệ thống học về mối trên thế giới [11]. Kể từ đó bắt đầu thời kỳ phát triển mạnh
mẽ các nghiên cứu về phân loại học hình thái mối.
Theo kết quả nghiên cứu của Wasmann (1893) về phân loại và sinh học 4
loài Termes redemani, Termes azarelli, Termes feae và Termes xenotermitis đƣợc
tìm thấy ở India và Ceylon trong khu hệ mối Đông Phƣơng và một vài loài thuộc
khu hệ Brasil, kèm theo một số dẫn liệu về sinh vật sống chung với mối
(termitophiles). Sau đó, rất nhiều nghiên cứu khác về mối cũng đƣợc công bố.
Haviland (1898) nghiên cứu hệ thống học và sinh học mối ở Indonesia và Malaysia.
Silvestri (1903) đã phát hiện 39 loài thuộc 2 giống ở khu vực Trung và Nam Mỹ.
Sau đó, Holmgren (1906, 1910) cũng mô tả tổng cộng 19 giống, 65 loài mối cho
khu hệ này. Tác giả cũng chính là ngƣời đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền
móng cho phân loại học hiện đại về mối trong đó sử dụng hình thái hàm trên làm
yếu tố phân loại. Sự sắp xếp, thành lập các họ mà ông đƣa ra về cơ bản vẫn đƣợc sử
dụng cho đến ngày này. Escherich (1909, 1911) và Bugnion et al. (1910, 1911,
1912, 1913, 1914, 1915) đã cung cấp dẫn liệu về mối tại khu vực Ceylon; còn Petch
(1906, 1913) nghiên cứu mối quan hệ giữa nấm và mối [68].
Holmgren (1912, 1913) đã nghiên cứu phân loại và một phần sinh học mối
khu hệ Ấn Độ. Müller (1915, 1921) mô tả một số giống mối, trong đó tập trung chủ
yếu về các loài thuộc giống Anoplotermes. Oshima (1919) đã nghiên cứu khu hệ
mối Đài Loan và Philippin. John (1913, 1925) đã tiến hành nghiên cứu phân loại và
sinh học mối ở Ceylon, Malaysia và Indonesia. Muộn hơn là Light và Wilson với
các nghiên cứu về mối ở Trung Quốc và Philippin Light (1929, 1931, 1934); Light
và Wilson (1936). Kalshoven đã đầu tƣ một thời gian khá dài cho việc điều tra và

nghiên cứu mối ở Java, các công bố của ông đƣợc đăng tải trong những năm 1930,
1941, 1950, 1952 đến 1960 [68]. Đặc biệt, Snyder (1949) đã cho xuất bản cuốn
“Danh mục về mối trên thế giới”, trong đó ông lập đƣợc một danh sách các loài
5

thuộc 5 họ (Mastotermitidae, Kalotermitidae, Hodotermitidae, Rhinotermitidae và
Termitidae) với 130 giống, bao gồm cả những loài hoá thạch [69].
Giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20 đến nay, các công trình nghiên cứu hệ thống
học về mối đã phát triển khá mạnh mẽ dựa trên các công trình cơ bản của Snyder,
Holmgren và Emerson.
Đầu tiên phải kể tới sự tăng nhanh về số lƣợng loài đƣợc phát hiện. Năm
1949, Snyder liệt kê tổng cộng đƣợc 1.745 loài mối trên toàn thế giới; nhƣng hơn 50
năm sau, theo số liệu công bố của Constantinho (2007), tổng số loài mối đƣợc phát
hiện trên toàn thế giới đã là 2.858 loài, thuộc 286 giống [70].
Các danh mục thành phần loài của bộ Cánh đều hoặc của một họ mối cho
từng khu vực cũng lần lƣợt đƣợc công bố, phần lớn các công trình này đều kèm
theo khoá định loại riêng và mô tả cho từng loài. Ahmad (1958) [71] đã nghiên cứu
và phát hiện 397 loài thuộc 48 giống 4 họ trong khu hệ mối Đông Phƣơng; đến
1965, tác giả nghiên cứu khu hệ mối ở Thái Lan đã phát hiện có 74 loài, 28 giống
và 3 họ [72]. Tuy nhiên, đến 2004, Yupaporn Sornnuwat (2004) [73] đã tổng hợp
các nghiên cứu về thành phần loài mối ở Thái Lan và công bố có 199 loài mối.
Krishna (1965) [74] công bố thành phần loài mối tại Burma gồm 103 loài.
Sen - sarma (1974) [75] đã mô tả và ghi chú về phân bố địa lý của 20 loài mối ở
Pradesh, Ấn Độ. Thapa (1981) [76] đã tiến hành nghiên cứu mối ở Malaysia. Những
nghiên cứu mối ở khu vực Đông Phƣơng về sau tập trung vào các vấn đề phân loại
học, địa động vật học cũng nhƣ vai trò đối với kinh tế của từng họ hoặc phân họ, cụ
thể nhƣ Thakur (1979, 1980) [77],[78] tiến hành nghiên cứu về mối gây hại cho cây
rừng và các vƣờn ƣơm ở Ấn Độ.
Những nghiên cứu về phân loại cũng đƣợc tiến hành ở Bắc Kinh, Thƣợng
Hải và Viện Côn trùng học Quảng Châu. Gần đây nhất, Huang Fu Sheng và cộng sự

(2000) đã công bố thành phần loài mối ở Trung Quốc gồm có 476 loài, 44 giống và
4 họ, tất cả các loài đều có mô tả và có khóa định loại tới loài [79].
Việc nghiên cứu phân loại mối chủ yếu dựa vào những đặc điểm về hình thái
ngoài của mối lính và mối cánh. Bên cạnh đó, mối thợ cũng đã đƣợc nghiên cứu sử
6

dụng trong phân loại nhƣ ở trong công trình nghiên cứu của Ahmad (1950). Trong
nghiên cứu này tác giả đã sử dụng đặc điểm về hàm của mối thợ làm đặc điểm chẩn
loại, theo ông đây là một đặc điểm khá tốt khi sử dụng phân loại đến giống [72].
Năm 1969, Roonwal (1969) [80] đã đƣa ra quy cách chuẩn đo các chỉ số hình thái
ngoài của mối để phục vụ công tác mô tả và định loại mối. Cho đến nay hình thái
ngoài vẫn là đặc điểm chủ yếu đƣợc sử dụng trong định loại mối. Một số nghiên
cứu về sự biến đổi hình thái của mối đã đƣợc thực hiện bởi Akhtar (1974) [81],
Chootani và Das (1979) [82], Akhtar và Ahmad (1991) dựa trên những nghiên
cứu về vị trí và góc của răng hàm trên bên trái mối lính và hình dạng của đầu nhƣ
chỉ số giữa chiều rộng nhất của đầu và chiều rộng đầu ở gốc hàm (ở mối lính), số đo
của chiều dài và rộng của môi trên (ở mối cánh). Akhtar (1974) [81] cho rằng trong
một quần tộc (colony), mối lính Postelectrotermes pasniensis Akhtar có sự khác
nhau khá lớn về kích thƣớc đầu và độ cong của đỉnh hàm, độ cong của đỉnh hàm
tăng tỷ lệ thuận với độ tăng của vỏ đầu.
Theo hƣớng nghiên cứu này, Roonwal và Sangal (1957) đã nghiên cứu sự
biến thiên trong cấu trúc hàm của mối lính O. obesus, dữ liệu đƣợc dựa trên 3 quần
tộc mẫu vật và cho biết, sự khác nhau trong 3 quần tộc là ở mức độ 1%. Tƣơng tự
nhƣ vậy nghiên cứu của Chootani và Das (1979) [82] đã ghi nhận sự biến đổi ở kích
thƣớc mối lính Heterotermes indicola. Các tác giả đã kết luận rằng, mối lính của
loài này có sự biến đổi cao về kích thƣớc và vì vậy chúng chỉ có một dạng lính, chứ
không phải 2 dạng. Chootani (1981) [83] tiến hành phân tích hình thái
(morphometric) của quần tộc mối O. obesus đƣợc lấy từ các tổ mối khác nhau.
Akhtar và Anwar (1991) cũng nghiên cứu về sự biến đổi về kích thƣớc mối lính O.
obesus đƣợc lấy từ 5 tổ mối khác nhau. Cùng năm này, Akhtar và Ahmad (1991)

phân tích hình thái của mối O. assammemsis và đã kết luận rằng, giữa mối lính của
O. assammemsis và O. obessus có sự khác nhau, và họ đã giữ lại đƣợc vị trí phân
loại của O. assammemsis mà trƣớc đó theo Krishna (1965) [68] là một phân loài của
O. obessus.
Một công trình tiêu biểu khác phải kể đến là của Farkhanda Manzoor (2002).
7

Tác giả đã nghiên cứu về sự biến thiên hình thái giữa 52 loài mối thuộc giống
Odontotermes từ những nƣớc nhƣ Bangladesh, Burma, Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Thái Lan… Tác giả đã lựa chọn đo đạc và thống kê 10 thông số hình thái
của 52 loài mối này. Sự biến thiên về kích thƣớc của mỗi loài đã đƣợc tác giả mô tả
khá rõ [84].
Tuy nhiên, có những loài mối có tập tính sinh học khác nhau nhƣng hình thái
rất giống nhau, nhƣ các loài thuộc giống Coptotermes. Các đặc điểm này là nguyên
nhân gây khó khăn và nhầm lẫn cho công tác phân loại dựa vào hình thái, do đó cần
phải có các phƣơng pháp chính xác để bổ trợ. Trên thực tế, đã có những công trình
nghiên cứu thể hiện hƣớng đi mới nhƣ Burnham (1978) công bố dẫn liệu điều tra
các loài hoá thạch của côn trùng xã hội, trong đó có 48 loài mối; Sands (1998) [83]
đã sử dụng các đặc điểm hình thái của ruột nhƣ cấu tạo của van ruột sau, cấu tạo của
hệ thống ống Malpighi để phân loại đến giống và lập cây chủng loại phát sinh của
chúng. Tài liệu này là công cụ hữu ích để giải quyết một số trƣờng hợp các mẫu
phân loại có đặc điểm hình thái ngoài phân biệt không rõ ràng. Belyaeva (2006) sử
dụng hình thái cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài của mối cái để phân biệt các loài
thuộc họ Kalotermitidae, Hodotermitidae, Termitidae.
Phƣơng pháp phân loại dựa trên hình thái ngoài không đòi hỏi nhiều trang
thiết bị phức tạp và có thể đƣợc áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trên thực tế có thể có
những loài mối có rất nhiều dạng biến dị hình thái, trong đó các cá thể mối cùng
một loài có nhiều dạng khác nhau nhƣng các cá thể mối cánh vẫn có thể giao phối
với nhau do có sự tƣơng đồng nhất định về nguồn gốc gen.
Cùng với sự phát triển của sinh học phân tử khi bƣớc sang thế kỷ XXI, có

nhiều tác giả đã sử dụng kỹ thuật ADN để xác định mức độ tƣơng đồng về gen giữa
các cá thể có biến dị hình thái để xác định tƣơng đồng loài. Mặt khác, kỹ thuật này
cũng cho phép phân loại một cách chính xác những loài có hình thái giống nhau.
Nghiên cứu của Alliens Szalanski và cộng sự (2004) đã sử dụng ADN ti thể làm chỉ
thị phân tử để phân loại và xây dựng cây phả hệ của giống mối Heterotermes ở
miền đông Ấn Độ. Phƣơng pháp này cũng đƣợc James Austin và cộng sự (2004) sử
8

dụng cho giống Reticulitermes ở Oklahoma. Chow - Yang Lee và cộng sự (2005) đã
thẩm tra lại độ tin cậy của phân loại hình thái về các mẫu mối ở Malaysia bằng cách
phân tích phát sinh loài qua chuỗi gen Cytochrome oxidase II (COII). Benjamin[84]
, Aldrich và cộng sự (2007)sử dụng phổ xạ sóng cận hồng ngoại (near infrared) trên
lớp hydrocarbon biểu bì để phân tích 4 loài thuộc giống Zootermopsis và cho rằng
phƣơng pháp này có thể định loại nhanh chóng các loài mối thuộc giống này. Theo
tác giả, phƣơng pháp này có thể áp dụng rộng ra cho các loài mối thuộc các nhóm
khác do ƣu điểm dễ sử dụng; có thể phân tích trên mối thợ, không cần mẫu mối lính
và vẫn sử dụng phƣơng pháp bảo quản mẫu hiện tại bằng cồn. Trong tƣơng lai phân
loại học phân tử đƣợc hứa hẹn là phƣơng pháp bổ sung quan trọng cho công tác
phân loại.
1.2 . Tình hình nghiên cứu về mối ở Việt Nam
Địa hình Việt Nam cùng với vị trí địa lý đặc biệt đã tạo nên nhiều sinh cảnh
phong phú, phức tạp và rất đặc trƣng, là những điều kiện thuận lợi cho các loài mối
phát triển. Khu hệ mối Việt Nam khá phong phú về thành phần loài và có đặc trƣng
phân bố tƣơng đối phức tạp. Đối với tự nhiên và một số đối tƣợng kinh tế, mối là
loại côn trùng rất có ý nghĩa. Chính vì vậy, chúng đã đƣợc con ngƣời quan tâm
nghiên cứu từ khá lâu.
Nghiên cứu sớm nhất về mối trƣớc 1954 ở Việt Nam đƣợc tiến hành bởi
chuyên gia ngƣời Pháp tên là Bathellier (1927). Tác giả đã nghiên cứu khu hệ mối ở
Đông Dƣơng và mô tả đặc điểm sinh học của một số loài mối tìm đƣợc. Trong tổng
số 19 loài mối ở khu vực Đông Dƣơng đƣợc tác giả mô tả thì Việt Nam có tới 18

loài (Nguyễn Đức Khảm, 1971) [10].
Trong những năm tiếp theo của đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu mối tại Việt
Nam chỉ đƣợc tiến hành rất hạn chế bởi một số tác giả nƣớc ngoài nhƣ: Bathellier
(1933); L. Caresch (1937); Alloward (1947). Các công trình này chủ yếu giới thiệu
các bài thuốc diệt mối, cách phòng trị mối cho cây trồng và công trình kiến trúc.
Sau năm 1954, ở miền Bắc Việt Nam tiến hành công cuộc khôi phục và phát
triển nền kinh tế, tốc độ xây dựng kiến thiết cơ bản tăng nhanh, nông nghiệp, lâm
9

nghiệp cũng đƣợc chú trọng v.v… nên công tác nghiên cứu cơ bản về mối cũng
đƣợc quan tâm. Nhiều tác giả nhƣ: Nguyễn Thế Viễn (1960-1964), Nguyễn Ngọc
Kiểng (1961) Đỗ Ngọc Thảo (1962), Bùi Huy Dƣỡng (1963), Nguyễn Xuân Khu
(1964), Phạm Văn Phú (1965), Nguyễn Chí Thanh (1966, 1968, 1971) v.v… đã
công bố các kết quả nghiên cứu về phòng chống mối cho kho tàng, nhà cửa, lán trại,
các công trình quốc phòng và các công trình kiến trúc khác (Nguyễn Đức Khảm,
1971) [10]. Trong đó, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Khảm
(1961-1971). Ông đã tiến hành nghiên cứu về khu hệ và đặc điểm sinh học, sinh
thái học của mối ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã
tổng kết khá đầy đủ trong luận án PTS, đƣợc bảo vệ năm 1971. Tác giả đã ghi nhận
61 loài thuộc 20 giống mối ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có 56 loài lần đầu tiên
đƣợc tìm thấy cho khu vực nghiên cứu, 8 loài mới cho khoa học. Đến năm 1976,
cũng chính tác giả đã cho xuất bản cuốn sách “Mối miền Bắc Việt Nam”. Nội dung
cuốn sách đã mô tả khá chi tiết về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài mối
thu đƣợc, đồng thời nêu lên những nét khái quát về địa lý động vật học của khu hệ
mối Việt Nam cũng nhƣ về vai trò của mối trong nền kinh tế quốc dân [10][11].
Cũng vào thời kỳ này ở miền Nam Việt Nam, Harris (1968) đã công bố một
công trình điều tra về mối đƣợc tiến hành ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan
[56]. Năm 1971, Patrick Durand và Lâm Bình Lợi cho xuất bản cuốn sách “Les
termites du Vietnam”, đề cập tới hai nội dung chính: hình thái phân loại và đặc
điểm sinh học của 37 loài mối có ở Việt Nam và kết quả thử nghiệm tính chống

chịu của một số loại gỗ đối với sự phá hại của mối thƣờng gặp ở Việt Nam
[5][7][18][36].
Từ sau 1975, đất nƣớc đƣợc giải phóng và thống nhất, nền kinh tế bắt đầu
phục hồi và phát triển, những vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh
học, bảo vệ nguồn gen và nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi sự quan tâm của
toàn xã hội cũng nhƣ của các nhà khoa học. Song song với việc nghiên cứu thành
phần loài mối, các nghiên cứu về mối trong giai đoạn này còn tập trung nghiên cứu
về sinh học, sinh thái học của các loài gây hại chính làm cơ sở cho việc đề xuất các
10

biện pháp phòng trừ mối một cách hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra các điều tra nghiên
cứu mối đã đi sâu vào từng nhóm đối tƣợng bị hại riêng nhƣ: mối hại các công trình
thuỷ lợi (đê, đập), mối hại nhà cửa, kho tàng và mối hại cây trồng, hƣớng tới xác
định thành phần loài mối đặc trƣng và các biện pháp phòng chống phù hợp.
Do đặc điểm địa hình cũng nhƣ đặc trƣng của nền kinh tế nông nghiệp của
nƣớc ta, các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là hệ thống đê miền Bắc ngày càng đƣợc
lƣu ý bảo trì, các đập hồ chứa nƣớc đƣợc xây dựng ngày càng nhiều nhằm phục vụ
cho nông nghiệp, phòng chống lũ lụt, phát điện và nuôi trồng thuỷ sản, góp phần
xây dựng nền kinh tế đất nƣớc. Các đê, đập này hầu hết đƣợc đắp bằng đất, nơi mà
các loài mối dễ dàng xâm nhập. Vì vậy, đã có nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm đến
vấn đề mối hại đê, đập, xác định thành phần loài và tác hại của chúng nhƣ các
nghiên cứu của: Vũ Văn Tuyển (1982, 1991a, 1993b, 1996b); Bùi Công Hiển,
Nguyễn Văn Quảng, Ngô Trƣờng Sơn, Lê Văn Triển, Trịnh Văn Hạnh (2000); Lê
Văn Triển, Trịnh Văn Hạnh, Ngô Trƣờng Sơn, Nguyễn Thuý Hiền (2002) v.v Tuy
nhiên, đáng chú ý là công trình luận án Phó tiến sĩ “ Mối hại đập - Hồ chứa nƣớc ở
Việt Nam và biện pháp phòng trừ” của Vũ Văn Tuyển (1982) [29]. Tác giả tiến
hành nghiên cứu biện pháp tổng hợp, thăm dò phát hiện, xử lý tổ mối hiệu quả trong
công tác phòng trừ mối hại đập hồ chứa nƣớc. Cùng với các nghiên cứu sau này, tác
giả đã đƣa ra danh sách mối hại đập - hồ chứa ở Việt Nam gồm 38 loài, trong đó họ
Kalotermitidae có 1 loài, họ Termopsidae 1 loài, họ Rhinotermitidae 6 loài, họ

Termitidae có 30 loài. Đồng thời tác giả cũng là ngƣời đầu tiên giải thích nguyên
nhân sự có mặt của mối ở trong đập và cho rằng cấu trúc tổ của chúng là đặc điểm
quan trọng hàng đầu để đánh giá mức độ gây hại và làm cơ sở để tiến hành các biện
pháp phòng trừ.
Lê Văn Triển và cộng sự đã tiến hành điều tra cơ bản các ẩn hoạ cho đập nói
chung, trong đó chú trọng các ẩn hoạ do mối gây ra, đồng thời nghiên cứu thành
phần loài mối hại hệ thống đập đất của vùng Bắc Trung Bộ (1999), vùng Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ (2000), vùng Nam Trung Bộ (2001), vùng Đông Bắc
Bắc Bộ ( 2002) và vùng Tây Bắc (2003). Kết quả đã xác định thành phần loài mối
11

hại hệ thống đập các vùng nói trên, nêu rõ các loài gây hại chính và cấu trúc khoang
tổ của chúng. Đồng thời tác giả đã công bố thành phần mối ở môi trƣờng xung
quanh đập của các vùng nghiên cứu. Trong báo cáo đã đƣa ra nhận định, đánh giá
tình hình an toàn đập hồ chứa thông qua kết quả điều tra, thăm dò tổ mối bằng thiết
bị địa vật lý nhƣ: rađa đất, điện đa cực v.v… và định hƣớng giải pháp thích hợp cho
công tác phòng trừ mối hại đập trong phạm vi nghiên cứu. Kiến nghị kịp thời các
cấp quản lý ở Trung ƣơng và địa phƣơng về công tác phòng trừ mối cho các đập đã
điều tra [34].
Nguyễn Tân Vƣơng (1997) đã tiến hành nghiên cứu về mối Macrotermes
(Termitidae, Isoptera) ở miền Nam Việt Nam [36]. Tác giả đã phát hiện đƣợc 14
loài mối thuộc giống mối Macrotermes ở phía nam đèo Ngang, trong đó, có 4 loài
mới cho khu vực nghiên cứu và 3 loài mới cho khoa học. Tác giả cũng đã nghiên
cứu khá chi tiết thời gian bay giao hoan, hình thái, cấu tạo vƣờn nấm đặc trƣng
riêng cho loài hay nhóm loài và có thể dùng định loại. Đồng thời nhấn mạnh 2 loài
mối Macrotermes gilvus và M. annandalei là những loài phân bố rộng ở các dải độ
cao, trong các loại đất và các sinh cảnh nghiên cứu. Còn các loài M. tuyeni, M.
chaiglomi, M. serrulatus, M. hienenis là những loài phân bố hẹp theo dải độ cao,
trong các loại đất và các sinh cảnh nghiên cứu. Đặc điểm phân bố của Macrotermes
còn phụ thuộc vào địa hình của mặt đất và thành phần độ hạt của đất. Ngoài ra, tác

giả còn đƣa ra nhận xét cho rằng, đất thành tổ mối có một số tính chất cơ, lý, lực
học khác biệt so với đất xung quanh thành tổ. Đặc điểm này là cơ sở khoa học quan
trọng trong thực tiễn dùng đất tổ mối vào các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó tác
giả đã đƣa ra biện pháp phòng trừ tổng hợp hiệu quả đối với Macrotermes hại đập.
Nghiên cứu của Ngô Trƣờng Sơn (2005) trên tuyến đê sông Hồng thuộc 3
tỉnh (Phú Thọ, Hà Nội, Thái Bình) cho thấy, có 10 loài thuộc 5 giống mối gây hại.
Trong số những loài mối gây hại đê chủ yếu, có 6 loài thuộc giống mối
Odontotermes [23].
Bên cạnh những nghiên cứu về mối hại đê đập, những nghiên cứu về mối hại
công trình kiến trúc, kho tàng cũng nhƣ biện pháp phòng trừ mối cho những đối
12

tƣợng này cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhƣ: Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn
Tuyển (1985); Nguyễn Đức Khảm và Tạ Kim Chỉnh (1991); Phạm Bình Quyền,
Nguyễn Văn Quảng và cs.(1991); Vũ Văn Tuyển và Chu Bích Quế (1993); Vũ Văn
Tuyển (1994); Nguyễn Chí Thanh (1971, 1994, 1996); Lê Trọng Sơn (1994); Trịnh
Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thanh Hƣơng (1999). Trong các kết quả
của những nghiên cứu này, đặc biệt chú ý tới kết quả nghiên cứu chống mối bằng
phƣơng pháp lây nhiễm của Nguyễn Chí Thanh. Đây là phƣơng pháp đƣợc xem là
có hiệu quả diệt mối và đƣợc sử dụng phổ biến để diệt các loài mối thuộc giống mối
Coptotermes cho tới những năm 90 của thập kỷ thứ 20. Bản chất của phƣơng pháp
là sử dụng các chất độc có tác dụng chậm (nhƣ oxyt arsenic) để lây nhiễm vào quần
thể mối, giết chết một phần lớn các cá thể mối trong tổ, làm cho quần thể mối không
còn khả năng phục hồi và điều chỉnh đƣợc vi khí hậu trong tổ mối. Tuy nhiên, qua
thực tế phƣơng pháp này không đạt hiệu quả đối với việc diệt những tổ mối thuộc
nhóm mối có vƣờn cấy nấm (những loài mối thuộc các giống Odontotermes,
Macrotermes, Microtermes). Mặt khác, hoá chất dùng để xử lý là chất rất độc đối
với động thực vật và con ngƣời. Vì vậy hiện nay, phƣơng pháp này bị hạn chế sử
dụng.
Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành danh mục

thuốc bảo vệ thực vật đƣợc phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt
Nam. Qua đó cho thấy các biện pháp phòng trừ mối gây hại đã đƣợc nghiên cứu và
sử dụng mặc dù có hiệu quả nhƣng ít nhiều còn sử dụng hoá chất dễ gây ô nhiễm
môi trƣờng. Để khắc phục hạn chế này, một số nhà khoa học đã và đang tìm hƣớng
đi mới cho công tác phòng trừ mối.
Nguyễn Dƣơng Khuê và cộng sự (2001) đã nghiên cứu tuyển chọn một số
chủng Metarhizium để thử nghiệm diệt mối Coptotermes formosanus trong phòng
thí nghiệm. Kết quả, các tác giả đã tuyển chọn đƣợc 3 chủng nấm có hiệu lực diệt
mối khá cao trong điều kiện thí nghiệm trên.
Đáng chú ý là những nghiên cứu về việc sử dụng vi nấm Metarhizium diệt mối của
Trịnh Văn Hạnh (2002, 2005) [3][4]. Tác giả không chỉ đã thử nghiệm thành công
13

dùng vi nấm Metarhizium để diệt mối trong phạm vi phòng thí nghiệm mà đã thành
công trong bƣớc đầu áp dụng thực tế ngoài hiện trƣờng với quy mô nhỏ. Những kết
quả thử nghiệm của tác giả đƣợc đánh giá là có triển vọng trong phòng trừ không
chỉ đối với mối thuộc giống Coptotermes (mối không có vƣờn cấy nấm) mà còn cả
với các loài mối thuộc nhóm mối có vƣờn cấy nấm (Macrotermitinae), đặc biệt là
mối Odontotermes. Tuy nhiên, nghiên cứu về lĩnh vực phòng trừ những loài mối
này vẫn còn đang đƣợc tiếp tục nghiên cứu.
Mối hại cây trồng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên, trong hệ
sinh thái tự nhiên, mối có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu đƣợc ở quá trình
chu chuyển vật chất, phân giải các sản phẩm có nguồn gốc từ xenlulose và trả lại
mùn cho đất (Lee and Wood, 1971; Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển, 1985;
Abe, 1987) (theo Nguyễn Văn Quảng, 2003) [18]. Vì vậy, việc phòng chống mối
cho cây trồng nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả vẫn là một vấn đề cần đƣợc đặt ra.
Những nghiên cứu về mối và cây trồng cần hƣớng tới phát huy những mặt lợi do
mối đem lại, đồng thời hạn chế những thiệt hại mà chúng gây ra.
Những nghiên cứu phòng trừ mối hại cây trồng đã đƣợc nhiều tác giả tiến
hành từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Có thể nêu ra một số công trình nhƣ sau:

Nguyễn Đức Khảm (1971, 1976); Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển (1982); Vũ
Văn Tuyển (1991b); Nguyễn Chí Thanh, Hà Thị Thạo, Nguyễn Bích Ngọc (1991);
Nguyễn Ngọc Kiểng (1987); Tạ Kim Chỉnh (1996a, 1996b) v.v… Kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Đức Khảm (1976) cho thấy mối hại cây trồng nhƣ bạch đàn, trám
trắng, cao su, chè, mía, sắn chủ yếu là những loài mối thuộc nhóm mối có vƣờn cấy
nấm. Các biện pháp đƣợc sử dụng trong phòng chống mối hại cây trồng đã đƣợc
tiến hành bằng việc phá các tổ nổi hoặc chủ yếu là dùng các loại hoá chất tồn lƣu
lâu trong đất (BHC, Aldrin, Dieldrin, Clodan…) trộn vào trong các bầu ƣơm hay sát
trùng cây non, xử lý đất trồng hoặc phun trực tiếp vào các cây bị hại để giết chết
mối đang phá hại cây (Nguyễn Ngọc Kiểng, 1987) [14]. Tuy các biện pháp này
cũng có tác dụng phòng và diệt mối nhƣng đây là những chất độc đối với môi
trƣờng sinh thái và sức khoẻ của con ngƣời nên đã bị cấm sử dụng. Vũ Văn Tuyển
14

(1994) đã sử dụng phƣơng pháp dò tìm tổ mối để diệt mối trên diện tích 0,5 ha cây
cà phê và đƣợc đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên các loại thuốc mà đƣợc tác giả sử
dụng nhƣ: DDT, 666, Vofatox, hiện những loại thuốc này cũng đang bị cấm lƣu
hành.
Nguyễn Văn Quảng (2003) đã công bố kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái học của mối Macrotermes Holmgren (Isoptera:Termitidae) ở miền Bắc
Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng trừ. Tác giả đã quan tâm nghiên cứu mối
quan hệ của các yếu tố cấu thành và duy trì cân bằng trong tổ mối nhƣ sự phân
công lao động giữa các đẳng cấp trong quần thể, quan hệ giữa mối và nấm
Termitomyces cộng sinh, từ đó định hƣớng cho công tác phòng trừ mối
Macrotermes để đáp ứng nhu cầu thực tế. Cụ thể là tác giả đã đề xuất bổ sung biện
pháp phòng trừ mối Macrotermes là sử dụng bả độc gây chết chậm, ít độc cho môi
trƣờng, có thể lây truyền trong đàn mối, làm thay đổi tỷ lệ thích hợp giữa mối và
nấm, tạo điều kiện cho nấm lạ phát triển, dẫn đến thay đổi vi khí hậu trong tổ mối
theo hƣớng bất lợi đối với mối. Diệt mối bằng cách kiềm chế hoặc diệt nấm
Termitomyces trên vƣờn nấm thông qua việc sử dụng các chất diệt nấm gây nhiễu

chu trình chế biến thức ăn của mối, cắt đứt nguồn thức ăn của mối, nhất là mối thợ
kiếm ăn. Đồng thời kích thích sự phát triển nấm lạ vốn có trong vƣờn nấm, làm thay
đổi vi khí hậu trong tổ mối. Tác giả cũng đã đề nghị tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện phƣơng pháp sử dụng bả trong phòng chống mối có vƣờn cấy nấm nói chung
và mối Macrotermes nói riêng [18].
Hƣớng nghiên cứu thứ 2 về mối đối với cây trồng là điều tra đa dạng sinh học
của mối ở các khu bảo tồn và vƣờn Quốc gia, cung cấp cơ sở khoa học cho việc
đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
Đi sâu theo hƣớng này có các nghiên cứu của Bùi Công Hiển và cộng sự
(2003) điều tra về thành phần loài mối Vƣờn Quốc gia Ba Vì. Một năm sau đó, Bùi
Công Hiển và Nguyễn Văn Quảng (2004) đã công bố danh sách loài mối phát hiện
đƣợc tại Vƣờn Quốc gia Côn Đảo. Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2004)
đã tổng kết nghiên cứu đa dạng mối tại Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bằng
15

báo cáo khoa học về số lƣợng loài mối tìm thấy trong khu vực này. Trong năm
2005, Nguyễn Văn Quảng đã công bố kết quả điều tra về mối tại A Lƣới, Khu bảo
tồn Thiên nhiên Dakrong và khu vực Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh [9][19][20][21]. Tác giả
cũng đã chủ trì nhóm nghiên cứu thành phần loài mối và sự phân bố của mối tại
VQG Cát Tiên và năm 2006 đã công bố công trình nghiên cứu này về khu hệ mối ở
khu vực điều tra.
1.3. Nghiên cứu phòng trừ loài mối thuộc giống mối Coptotermes ở trong nƣớc
Coptotermes là giống mối gây hại nặng nề cho các công trình kiến trúc ở
nhiều nƣớc trên thế giới. Theo thống kê, ở Mỹ 80% các thiệt hại do mối gây ra là do
các loài mối thuộc giống mối Coptotermes. Theo Nguyễn Tân Vƣơng (2007) [40]
loài mối này cũng gây hại chính cho các công trình kiến trúc trong khu phố cổ Hà
Nội, chiếm tới 51,8% trong số các loài gây hại. Vì vậy nghiên cứu các biện pháp
phòng trừ mối nói chung và phòng trừ mối thuộc giống mối Coptotermes nói riêng
cho công trình kiến trúc là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Mặc dù ở phần
các nghiên cứu về mối hại công trình kiến trúc và kho tàng nói chung, chúng tôi đã

đề cập đến phòng chống mối Coptotermes, nhƣng để thấy đƣợc một cách hệ thống
hơn trong nghiên cứu phòng trừ mối Coptotermes, chúng tôi xin nhắc lại đôi nét
nghiên cứu về loài này.
Mối Coptotermes có thể tấn công trực tiếp các vật liệu, đồ dùng bằng gỗ
hoặc đi xuyên qua mạch vữa-xi măng mác thấp, đi ngầm dƣới lớp bê tông, nhựa
đƣờng vào làm tổ trong các công trình kiến trúc, gây ảnh hƣởng đến sự ổn định, an
toàn và mỹ quan công trình. Nhờ sự thích ứng cao và khả năng sinh sản lớn mối
Coptotermes formosanus đã nhanh chóng phát triển và mở rộng vùng phân bố của
mình. Tuy mối cánh Coptotermes bay yếu, nhƣng với khả năng thay thế mối chúa
và phân đàn nhanh chóng cùng với việc con ngƣời di chuyển đất, vật liệu đã bị
nhiễm mối cũng góp phần tạo ra sự lan tràn trong nội địa của loài mối này.
Mối Coptotermes tấn công các vật liệu có nguồn gốc Xenlulose nhƣ: cây
sống, gỗ xẻ, đồ vật bằng gỗ, hồ sơ tài liệu, bao bì v.v Các loại chất liệu này bị mối
ăn rỗng, chỉ để lại một lớp rất mỏng bên ngoài, nên rất khó phát hiện. Ngoài ra trên
16

đƣờng tìm kiếm thức ăn và lấy nƣớc, chúng còn tấn công cả những vật liệu không
có nguồn gốc Xenlulose nhƣ vữa xây, nhựa đƣờng, các tấm kim loại mỏng hoặc vật
liệu tổng hợp. Mối đắp đƣờng mui để đi lấy nƣớc và kiếm ăn. Các đƣờng mui có thể
đi ngầm dƣới đất hay trong các cấu trúc của công trình. Đôi khi cũng thấy mối xây
đƣờng mui nổi trên bề mặt các công trình xây dựng. Trong quá trình tìm kiếm thức
ăn, mối dễ dàng từ bỏ con đƣờng đã bị tác động và thiết lập một đƣờng giao thông
mới để quay về tổ từ nguồn thức ăn đã đƣợc định vị.
Mối Coptotermes thƣờng chọn nơi có độ ẩm thích hợp, kín đáo và yên tĩnh
bên trong các công trình kiến trúc để làm tổ. Tổ có thể nằm sâu trong đất từ 0,5 -
1,5m. Một số nghiên cứu còn cho biết đã tìm thấy tổ của chúng ở độ sâu 1,8 - 3,0m.
Ngoài loại tổ chìm trong đất khá phổ biến, Coptotermes còn xây dựng tổ không có
liên hệ gì với đất cả, đƣợc gọi là tổ trên không (Aerial colonies). Khi một cặp mối
cánh thành công trong việc tìm thấy một vị trí có điều kiện thích hợp để xây tổ nhƣ
nguồn thức ăn, độ ẩm trong một toà nhà, chúng bắt đầu hình thành một quần thể mà

không cần liên hệ với đất. Cũng có trƣờng hợp do một điều kiện bất lợi nào đó
(chẳng hạn nhƣ nền nhà bị ngập nƣớc), mối di cƣ tổ từ dƣới đất vào trong kết cấu
của công trình xây dựng. Ngƣời ta đã thống kê đƣợc 25% tổ mối Coptotermes
formosanus tìm thấy ở các thành phố phía Đông Nam bang Florida thuộc về loại tổ
không tiếp xúc với đất 50.
Mối Coptotermes có 3 thành phần chính: mối sinh sản, mối lính và mối thợ,
ngoài ra còn có mối non. Mối sinh sản gồm mối vua, mối chúa, mối cánh nguyên
thuỷ và mối cánh ngắn hay còn gọi là mối chúa thay thế 63. Chúng có chức năng
sinh sản hoặc sẽ làm nhiệm vụ sinh sản trong tƣơng lai. Mối thợ gồm mối thợ lớn và
mối thợ nhỏ làm nhiệm vụ kiếm ăn, xây tổ và chăm sóc mối vua, mối chúa và mối
non Mối lính làm nhiệm vụ bảo vệ đàn mối kiếm ăn và bảo vệ tổ. Các đẳng cấp này
có mặt đầy đủ ở các quần thể trƣởng thành, tỉ lệ số lƣợng cá thể của mỗi đẳng cấp
thay đổi phụ thuộc vào trạng thái và tuổi của đàn mối.
Mối cánh có 2 loại: mối cánh nguyên thuỷ (còn gọi là mối cánh thực thụ) và
mối cánh ngắn (còn gọi là mối cánh thay thế hay mối cánh bổ sung).
17

Cơ thể mối cánh nguyên thuỷ thƣờng có màu vàng nâu, dài 12-15mm và có
cánh. Trên cánh có rất nhiều lông nhỏ và hệ gân cánh đặc trƣng, có thể dùng để
phân biệt với các loài mối khác. Mắt có chức năng. Lớp vỏ cơ thể dầy, nên mối có
thể bay và sống ở điều kiện khô trong vài ngày và chúng có khả năng bay giao hoan
phân đàn tạo lập tổ mới. Ở nƣớc ta, hàng năm mối cánh của loài Coptotermes
formosanus phân đàn tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7 dƣơng lịch; một
lƣợng nhỏ hơn có thể bay vào thời gian không thuộc giai đoạn trên. Chúng bị hấp
dẫn bởi ánh sáng đèn (hƣớng quang) vào buổi tối. Vào mùa mối bay có thể bắt gặp
hàng ngàn mối cánh bay ở gần cửa sổ, xung quanh những nguồn sáng cố định lúc
chập choạng tối và muộn hơn. Sau một thời gian bay, chúng hạ cánh xuống đất hoặc
bất kỳ chỗ nào có thể, rồi tự rụng cánh và cặp đôi.
Khi đào đƣợc một khoang nhỏ cho mình, đôi mối bắt đầu đẻ trứng. Đợt đầu
mối cái đẻ khoảng 15 - 30 trứng. Sau khoảng 2 - 4 tuần trứng nở thành mối non.

Mối cánh sẽ chăm sóc cho mối non đến khi mối non đƣợc 3 tháng tuổi (sau 3 lần lột
xác). Rồi mối cái đẻ tiếp đợt trứng thứ hai, mối non đẻ ra từ những quả trứng này sẽ
đƣợc nhóm mối đẻ ra đợt đầu trông nom, săn sóc. Từ đó, mối cái đẻ liên tục nhƣ
một cái máy và sau khoảng 3 - 5 năm từ một tổ mối ban đầu nhƣ vậy sẽ phát triển
thành một tổ mối ở giai đoạn trƣởng thành có tới vài triệu cá thể 63. Vào giai đoạn
này chúng gây thiệt hại lớn cho công trình kiến trúc, nơi chúng làm tổ và những
công trình lân cận. Từ đây trong tổ xuất hiện mối cánh nguyên thuỷ và mối cánh
ngắn.
Mối cánh ngắn đƣợc coi nhƣ một nguồn hậu bị để sinh sản thay thế cho mối
vua và mối chúa khi cần thiết. Loại mối này cánh bị tiêu giảm, mắt mù và màu sắc
cơ thể nhạt hơn so với mối cánh nguyên thuỷ. Chúng không bao giờ rời khỏi tổ và
chỉ trở thành các cá thể sinh sản khi mối vua và mối chúa bị chết hoặc không đáp
ứng đƣơc khả năng sinh sản cần thiết của quần thể. Nhờ sự có mặt của mối chúa
thay thế nên khi một phần quần thể của loài mối này bị tách biệt khỏi cá thể sinh sản
nguyên thuỷ vẫn có thể tồn tại và sinh sản để phát triển thành tổ mới.
18

Trong quần tộc Coptotermes các cá thể thƣờng xuyên trao đổi thức ăn và các
chất tiết, đây là hoạt động sống bình thƣờng để tăng cƣờng hiệu quả sử dụng thức
ăn của chúng. Sự trao đổi thức ăn và chất tiết này gọi là quá trình dinh dƣỡng tƣơng
hỗ (trophallaxis). Nhờ quá trình này mà các vi khuẩn cộng sinh trong ruột mối đƣợc
truyền qua nhau giữa các cá thể mối trong quần thể. Ngoài ra, mối còn có tập tính
làm sạch cơ thể của mỗi cá thể và giữa các cá thể đồng loại với nhau khi trên cơ thể có
vật lạ bị phát hiện 51.
Phạm vi kiếm ăn của một tổ mối Coptotermes cũng đã đƣợc nhiều tác giả đề
cập đến. Theo King và Spin, 1969; Lai, 1977; Li và cộng sự, 1967 loài Coptotermes
formosanus có thể đi kiếm ăn theo một quãng đƣờng dài tới hơn 100m so với vị trí
làm tổ 10. Su. N-Y và R. H. Scheffrahn cũng đã xác định đƣợc chiều dài quãng
đƣờng kiếm ăn và diện tích phân bố của 7 tập đoàn mối nghiên cứu.Tập đoàn đi
kiếm ăn xa nhất là 115m với diện tích vùng kiếm ăn là 3.571m

2
, tập đoàn đi kiếm ăn
gần nhất là 43m với diện tích vùng kiếm ăn là 162m
2
. Nghiên cứu của Thomas
G.Shelton đã xác định vùng kiếm ăn của một tập đoàn rộng tới 16.150m
2
54.
Tóm lại, các đặc điểm sinh học và tập tính làm tổ, kiếm ăn, phƣơng thức tổ
chức xã hội, cách trao đổi chất và giao tiếp sinh học trong quần tộc Coptotermes
cho thấy chúng là một loài mối có khả năng thích nghi rất cao, gây hại nguy hiểm
và khó phòng trừ. Nếu không dựa vào những hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm sinh
học, sinh thái học của chúng thì bất kỳ phƣơng pháp nào cũng khó có thể kiểm soát
đƣợc chúng. Ý thức đƣợc điều đó, gần đây rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề
cập đến vấn đề này. Nhiều kết quả nghiên cứu đã làm thay đổi nhận thức đơn giản
trƣớc đây về Coptotermes.
Nhiều phƣơng pháp diệt các loài mối thuộc giống Coptotermes đã đƣợc các
tác giả trong nƣớc đề cập đến trong các công trình nghiên cứu nhƣ Nguyễn Đức
Khảm (1976, 1985) [11][12]; Nguyễn Ngọc Kiểng (1987) [15]; Nguyễn Chí Thanh
(1996) [24]; Vũ Văn Tuyển (1993) [33]. Phƣơng pháp diệt mối gián tiếp, không
phải tìm tổ với kỹ thuật nhử và phun thuốc TM67 hoặc DM90 của Nguyễn Chí
Thanh (1996) đƣợc phát triển dựa trên cơ sở phƣơng pháp “Lây nhiễm trực tiếp trên
19

tổ mối” của Lý Thuỷ Mỹ (1961) [17] và cách nhử mối của Nguyễn Thế Viễn (1964)
[38]. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp là sự tác động làm mất tính ổn định của tổ
mối một cách đột ngột, quần thể còn lại không thể phục hồi đƣợc trạng thái cân
bằng cần thiết trƣớc đó dẫn đến tổ mối sẽ bị tiêu diệt. Đây là một phƣơng pháp đƣợc
áp dụng chủ yếu ở nƣớc ta trong những năm trƣớc đây. Nhƣng phƣơng pháp này có
hạn chế là nếu nhử mối ở xa tổ thì tỷ lệ thành công thấp và thƣờng phải dùng hoá

chất rất độc hại, ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
Phƣơng pháp tìm tổ xử lý trực tiếp của Nguyễn Đức Khảm và Vũ Văn Tuyển
(1985) [12] dựa trên cơ sở thu nhận và khuyếch đại tín hiệu báo động của mối khi
gặp sự cố để phát hiện tổ mối ngầm trong công trình kiến trúc. Nhƣng phƣơng pháp
này có hạn chế là việc tìm tổ khá tốn kém, nhất là đối với các công trình có kết cấu
phức tạp, giá thành khảo sát, xử lý cao, đồng thời vẫn phải sử dụng hoá chất độc hại
để xử lý mối, gây ô nhiễm môi trƣờng.
Những năm gần đây, do yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, các hoá chất có độc tính
cao, độ tồn lƣu lâu ngày dùng để xử lý mối đã bị hạn chế và cấm sử dụng. Do đó
phƣơng pháp sử dụng nấm ký sinh trong phòng trừ loài mối Coptotermes
formosanus đã đƣợc các tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tạ Kim Chỉnh (1996) đã thử nghiệm bào tử và sinh khối nấm Metarhizium ở
dạng dịch thể để diệt mối Coptotermes formosanus bằng các ngoại độc tố do
Metarhizium tiết ra môi trƣờng.
Nguyễn Dƣơng Khuê và cộng sự (2001) đã nghiên cứu tuyển chọn một số
chủng Metarhizium để thử nghiệm diệt mối Coptotermes formosanus trong phòng
thí nghiệm. Tác giả đã xác định đƣợc LT
50
, LT
100
, LD
50
và LD
100
của các chủng
Metarhizium đã tuyển chọn đối với Coptotermes formosanus và cho biết có 3 chủng
có hiệu lực diệt mối cao.
Trịnh Văn Hạnh (2002, 2005) [3][4] đã phân lập và tuyển chọn đƣợc 9 chủng
Metarhizium có khả năng diệt mối trực tiếp, trong đó có 3 chủng đạt hiệu lực diệt
mối Coptotermes formosanus mạnh. Tác giả đã thử nghiệm thành công dùng vi nấm

×