Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta: Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ các loài gây hại chính ở khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.74 KB, 19 trang )

Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta:
Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ các
loài gây hại chính ở khu phố cổ Hội An, tỉnh
Quảng Nam
Nguyễn Mạnh Cường
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Động vật học; Mã số: 60 42 10
Người hướng dẫn: TS. Trịnh Văn Hạnh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Cung cấp các dẫn liệu có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài mối ở
khu vực phố cổ Hội An tính đến nay. Xác định được các loài gây hại chính, đồng thời
cung cấp các dẫn liệu sinh học, sinh thái học của các loài dùng làm cơ sở khoa học đề
xuất biện pháp phòng trừ chúng cho khu vực phố cổ Hội An và mở rộng cho các địa
phương khác. Đề xuất các biện pháp, kỹ thuật phòng trừ các loài gây hại chính tại khu
phố cổ Hội An.
Keywords: Động vật học; Mối; Phố cổ Hội An; Cây gây hại; Biện pháp phòng trừ
Content
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nhiên cứu mối trên thế giới
Theo kết quả nghiên cứu của Wasmann (1893) về phân loại và sinh học 4 loài Termes
redemani, Termes azarelli, Termes feae và Termes xenotermitis được tìm thấy ở India và
Ceylon trong khu hệ mối Đông Phương và một vài loài thuộc khu hệ Brasil, kèm theo một số
dẫn liệu về sinh vật sống chung với mối (termitophiles). Sau đó, rất nhiều nghiên cứu khác về
mối cũng được công bố. Haviland (1898) nghiên cứu hệ thống học và sinh học mối ở
Indonesia và Malaysia. Silvestri (1903) đã phát hiện 39 loài thuộc 2 giống ở khu vực Trung và
Nam Mỹ. Sau đó, Holmgren (1906, 1910) cũng mô tả tổng cộng 19 giống, 65 loài mối cho
khu hệ này. Tác giả cũng chính là người đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và đặt nền móng cho
phân loại học hiện đại về mối trong đó sử dụng hình thái hàm trên làm yếu tố phân loại. Sự
sắp xếp, thành lập các họ mà ông đưa ra về cơ bản vẫn được sử dụng cho đến ngày này.



1.2 . Tình hình nghiên cứu về mối ở Việt Nam
Hướng nghiên cứu thứ 2 về mối đối với cây trồng là điều tra đa dạng sinh học của mối
ở các khu bảo tồn và vườn Quốc gia, cung cấp cơ sở khoa học cho việc đánh giá đa dạng sinh
học và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
Đi sâu theo hướng này có các nghiên cứu của Bùi Công Hiển và cộng sự (2003) điều
tra về thành phần loài mối Vườn Quốc gia Ba Vì. Một năm sau đó, Bùi Công Hiển và Nguyễn
Văn Quảng (2004) đã công bố danh sách loài mối phát hiện được tại Vườn Quốc gia Côn
Đảo. Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2004) đã tổng kết nghiên cứu đa dạng mối tại
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bằng báo cáo khoa học về số lượng loài mối tìm thấy
trong khu vực này. Trong năm 2005, Nguyễn Văn Quảng đã công bố kết quả điều tra về mối
tại A Lưới, Khu bảo tồn Thiên nhiên Dakrong và khu vực Hương Sơn, Hà Tĩnh
[9][19][20][21]. Tác giả cũng đã chủ trì nhóm nghiên cứu thành phần loài mối và sự phân bố
của mối tại VQG Cát Tiên và năm 2006 đã công bố công trình nghiên cứu này về khu hệ mối
ở khu vực điều tra.

1.3. Nghiên cứu phòng trừ loài mối thuộc giống mối Coptotermes ở trong nƣớc
Coptotermes là giống mối gây hại nặng nề cho các công trình kiến trúc ở nhiều nước
trên thế giới.
Mối Coptotermes có thể tấn công trực tiếp các vật liệu, đồ dùng bằng gỗ hoặc đi
xuyên qua mạch vữa-xi măng mác thấp, đi ngầm dưới lớp bê tông, nhựa đường vào làm tổ
trong các công trình kiến trúc, gây ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn và mỹ quan công trình.
Mối Coptotermes tấn công các vật liệu có nguồn gốc Xenlulose như: cây sống, gỗ xẻ,
đồ vật bằng gỗ, hồ sơ tài liệu, bao bì v.v... Mối Coptotermes thường chọn nơi có độ ẩm thích
hợp, kín đáo và yên tĩnh bên trong các công trình kiến trúc để làm tổ. Tổ có thể nằm sâu trong
đất từ 0,5 - 1,5m. Một số nghiên cứu còn cho biết đã tìm thấy tổ của chúng ở độ sâu 1,8 3,0m. Ngoài loại tổ chìm trong đất khá phổ biến, Coptotermes còn xây dựng tổ không có liên
hệ gì với đất cả, được gọi là tổ trên không (Aerial colonies). Khi một cặp mối cánh thành công
trong việc tìm thấy một vị trí có điều kiện thích hợp để xây tổ như nguồn thức ăn, độ ẩm trong
một toà nhà.
Mối Coptotermes có 3 thành phần chính: mối sinh sản, mối lính và mối thợ, ngoài ra
còn có mối non.

Mối cánh có 2 loại: mối cánh nguyên thuỷ (còn gọi là mối cánh thực thụ) và mối cánh
ngắn (còn gọi là mối cánh thay thế hay mối cánh bổ sung).

2


1.4. Các biện pháp xử lý mối trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Biện pháp ngâm tẩm gỗ
1.4.2. Biện pháp phòng diệt mối bằng cách trộn hoá chất vào đất nền
1.4.3. Biện pháp xông hơi
1.4.4. Biện pháp xử lý nhiệt
1.4.5. Biện pháp ngăn chặn mối bằng cơ học
1.4.6. Biện pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm hoá chất
1.4.7. Biện pháp diệt mối bằng cách lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh
1.4.8. Biện pháp diệt mối bằng bả độc
1.5. Nghiên cứu về mối tại Hội An, tỉnh Quảng Nam

3


CHƢƠNG 2 - THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
Các nghiên cứu, điều tra, các thí nghiệm và phân tích mẫu mối theo nội dung nghiên
cứu của luận văn được thực hiện từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012. Ngoài ra,
chúng tôi còn kế thừa một số kết quả đã nghiên cứu trước đó của chúng tôi, có liên quan đến
nội dung của luận văn.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi điều tra, khảo sát và thu mẫu tại khu vực phố cổ Hội An, trên 9 tuyến phố
với 102 công trình kiến trúc (gồm 98 nhà dân và 4 hội quán) và trên cây trồng tại 3 tuyến phố
Trần Phú, Phan Châu Trinh và Nguyễn Thái Học.

2.3. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Hội An nằm ở vùng hạ lưu cuối sông Thu Bồn - con sông dài và lớn nhất Quảng Nam,
đồng thời là một trong những con sông có lượng nước lớn nhất ở miền Trung, trung bình hàng
năm đổ ra biển một lượng nước xấp xỉ 20 km3. Sông xuất phát từ nguồn Chiên Đàn, chảy theo
hướng Đông đến Giao Thủy gặp sông Vu Gia rồi hợp thủy để cùng chảy qua một số vùng đất
khác. Ngoài việc nối liền với miền Tây Quảng Nam bằng các sông lớn như Vu Gia, Thu Bồn,
Hội An còn thông với Đà Nẵng ở phía Bắc bằng sông Cổ Cũ (Lộ Cảnh Giang) và thông với
Tam Kỳ ở phía Nam bằng sông Trường Giang (đây là 2 con sông chạy song song với bờ biển)
nên thuận lợi về giao thông đường thủy - một yếu tố vô cùng quan trọng từng làm cho đô thị
- thương cảng Hội An hình thành và phát triển thịnh đạt.
2.3.2. Đặc điểm khí hậu
- Hội An mỗi năm có hai mùa khá rõ rệt: Mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau);
mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 9). Lượng mưa trung bình năm là: 2.066 mm, Số ngày có mưa
trung bình năm: 147 ngày, Lượng mưa lớn nhất năm: 3.307 mm (1974), Lượng mưa ngày lớn
nhất: 332mm, Tháng có ngày mưa trung bình nhiều nhất: tháng 10.
2.3.3. Các nguồn tài nguyên du lịch – văn hóa
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2. 4. 1. Phƣơng pháp điều tra thu thập mẫu
+ Thu mẫu mối trong công trình kiến trúc:
+ Thu mẫu mối hại cây trồng:

4


2.4.2. Phƣơng pháp định loại vật mẫu
Mẫu mối thu được định hình trong cồn 75-800, đánh số tạm thời, ghi chép các đặc
điểm quan sát được trong quá trình thu mẫu vào sổ nhật ký. Sau đó, đưa về phòng thí nghiệm
của Viện Sinh thái và bảo vệ công trình để làm sạch, thay cồn, ghi nhãn cho mỗi mẫu với đầy
đủ các thông tin cần thiết như: ký hiệu mẫu, địa điểm thu, nơi thu mẫu, thời gian thu, tên

người thu mẫu, sinh cảnh tại nơi thu mẫu. Mẫu được lưu trữ để phục vụ cho công tác định
loại. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các mẫu thu được trước đây tại khu vực phố cổ Hội An,
trong bộ sưu tập mẫu mối của Viện sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học thuỷ lợi
Việt Nam.
Dụng cụ để định loại mẫu mối gồm: Kính hiển vi quang học, kính lúp soi nổi, kim
phân tích, panh mềm.
2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái mối
Các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài mối được quan sát, nghiên cứu, mô tả,
ghi chép tại hiện trường và chụp ảnh.
Các đặc điểm sinh học, sinh thái mối được bổ sung các dẫn liệu thu được từ các tài
liệu động vật chí Việt Nam, Trung Quốc...
2.4.4. Nghiên cứu phạm vi hoạt động của mối Coptotermes
Nghiên cứu phạm vi hoạt động của tổ mối bằng phương pháp đánh dấu mối Để đánh
dấu các cá thể mối, chúng tôi sử dụng chất đánh dấu là Sudan Red 7B, chất này đã được xác
định là không ảnh hưởng đến sinh lý, tập tính của mối (N.Y Su và R. H Scheffrahn, 1988
[63]). Đánh dấu mối bằng cách: pha Sudan red 7B trong axeton theo tỷ lệ 1g/100ml, lắc đều
cho đến khi tan hết, tẩm dung dịch trên vào giấy lọc cho tới khi bão hoà, để axeton tự bay hơi
hết trong 30 phút. Nuôi mối Coptotermes trong các hộp nuôi, cung cấp thêm nước và độ ẩm
cho mối bằng các ống nước có gắn nút bông, cho mối ăn thức ăn bằng giấy lọc đã tẩm chất
đánh dấu ở trên. Quan sát sự thay đổi màu sắc của mối thợ, mối lính và mối non cho đến khi
cơ thể của chúng bị nhuộm toàn màu đỏ.
2. 4. 5. Phƣơng pháp xác định mức độ gây hại của mối
+ Công trình bị mức độ mối hại nghiêm trọng là khi công trình bị mối phá hủy khả
năng chịu lực của các cấu kiện gỗ chịu lực lớn hơn 10% hoặc có hơn 70% các cấu kiện gỗ
trong công trình bị mối hại.
+ Công trình bị mức độ mối hại nặng là khi công trình bị mối hại từ 5 đến 10% các
cấu kiện gỗ chịu lực hoặc có từ 50 đến 70% các cấu kiện gỗ trong công trình bị mối hại.
+ Công trình bị mức độ mối hại vừa là khi công trình bị mối hại từ 1 đến 5% các cấu

5



kiện gỗ chịu lực hoặc có từ 20 đến 50% các cấu kiện gỗ trong công trình bị mối hại.
+ Công trình bị mức độ mối hại nhẹ là khi công trình bị mối hại dưới 1% các cấu kiện
gỗ chịu lực hoặc có từ 1 đến 20% các cấu kiện gỗ trong công trình bị mối hại.
2.4.6. Phƣơng pháp lựa chọn, đề xuất các biện pháp phòng trừ các loài mối gây hại
chính trên khu vực nghiên cứu
Các phương pháp xử lý mối trên thế giới và ở Việt Nam được tìm hiểu qua các tài liệu
và qua thực tế sử dụng. Các ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý được đánh giá bằng
cách quan sát trực tiếp và xử lý thống kê.
2. 4. 7. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Các số liệu được tính toán và xử lý theo phương pháp thống kế sinh học (Chu Văn
Mẫn, 2001). Sử dụng các hàm thống kê t-Test và ÷2-Test trong phần mềm Microsoft Excel để
kiểm định độ tin cậy của giá trị thu được.

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra, thu mẫu, thành phần loài và phân bố của mối ở khu vực nghiên
cứu.
3.1.1. Thành phần loài mối chung
Kết quả trình bày trong bảng 3.1 cho thấy, có 9 loài thuộc 3 giống và 3 họ được tìm
thấy trong quá trình điều tra, trong đó có 7 loài đã định được tên và 2 loài chưa định được tên.
Họ Kalotermitidae có một giống là Cryptotermes, họ Rhinotermitidae có một giống là
Coptotermes và họ Termitidae có một giống là Microtermes.
Khi tính toán tỷ lệ % số lượng mẫu thu được của các giống, chúng tôi thu được kết
quả thể hiện sự sai khác đáng kể. Trong tổng số 157 mẫu thu được, số mẫu của các loài thuộc
giống Coptotermes chiếm tỷ lệ cao nhất (84,1% tổng số mẫu), các giống Cryptoterme và
Microtermes chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,4% và 2,5% tổng số mẫu.
Trong số các giống thu được, giống Coptotermes có số loài nhiều nhất (6 loài, chiếm
66,7% tổng số loài), tiếp đến là giống Cryptotermes (2 loài, chiếm 22,2%), Microtermes (1
loài, chiếm 11,1%). Như vậy ở bậc phân loại giống trong khu vực điều tra, ưu thế thuộc về

một giống Coptotermes.
Tính toán tỷ lệ % số mẫu thu được của từng loài trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi
thấy loài Coptotermes formosanus bắt gặp nhiều nhất với số mẫu thu được là 49/157 mẫu,
tương ứng với 31,2% tổng số mẫu), tiếp đến là loài Coptotermes haviland (28 mẫu, chiếm

6


17,8%); Coptotermes ceylonicus (25 mẫu, chiếm 16%). Các loài còn lại chiếm tỷ lệ ít hơn,
dao động trong khoảng từ 2,5 đến 9 % tổng số mẫu.
3.1.2. Thành phần loài mối trên các sinh cảnh khác nhau
Từ kết quả của bảng 3.2 cho thấy trên các sinh cảnh khác nhau thì thành phần loài mối
cũng khác nhau. Trên cây trồng có 4 loài mối gây hại thuộc hai giống Coptotermes và
Microtermes, trên công trình kiến trúc có 8 loài mối gây hại thuộc hai giống Coptotermes và
Cryptotermes. Có 3 loài mối có mặt ở cả hai sinh cảnh là: Coptotermes ceylonicus;
Coptotermes havilandi ;

Coptotermes formosanus. Có 1 loài chỉ gặp ở cây trồng là

Microtermes pakistanicus và có 5 loài chỉ gặp ở công trình kiến trúc là Cryptotermes
domesticus; Cryptotermes sp; Coptotermes emersoni; Coptotermes travian; Coptotermes sp.
Loài có tỷ lệ bắt gặp cao nhất ở cả hai sinh cảnh đều là Coptotermes formosanus.
Sự có mặt của các loài mối ở các sinh cảnh khác nhau có thể xem là do đặc tính thích
nghi sinh thái của loài và tác động của điều kiện ngoại cảnh, trong đó có hoạt động của con
người. Trong nhiều trường hợp, hoạt động của con người đã làm cho điều kiện thích nghi của
loài trở nên thuận lợi. Ví dụ việc trồng cây quanh đường phố và quanh các công trình kiến
trúc như nhà ở, khu di tích ở Hội An đã tạo điều kiện cho khả năng tồn tại và phát triển của
một số loài mối thuộc giống Coptotermes. Chúng có thể làm tổ trong thân cây và đi vào phá
hại công trình kiến trúc và ngược lại mối từ các tổ trong công trình kiến trúc cũng có thể đi ra
kiếm ăn và gây hại cho cây. Đây là điều cần lưu ý đối với công tác phòng trừ các loài mối phổ

biến ở nhiều sinh cảnh khác nhau.
3.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài mối ở khu vực nghiên cứu.
3.2.1. Loài Coptotermes ceylonicus Homlgren, 1911
Sinh học, sinh thái học:
Coptotermes ceylonicus Holmgre thường làm tổ trong đất hoặc bên trong các cấu kiện
gỗ. Thường gặp ở độ sâu 0,25m đến 1m trong đất nền các công trình di tích. Tổ có dạng hình
cầu hoặc hình dạng thay đổi tùy theo khe rỗng nơi mối làm tổ. Ở nơi làm tổ chính hoặc tổ phụ
của C.ceylonicus thường có nhiều đường mui; mối lính, mối thợ thường di chuyển trong các
đường mui kín này.
Tại Hội An, mối cánh C.ceylonicus Holmgre bay giao hoan phân đàn từ tháng 4 đến
tháng 7 hàng năm nhưng phổ biến nhất từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6. Thời gian bay từ
17h30 phút đến 20h trong ngày.
Loài mối này gây tác hại nhiều đến gỗ trong công trình Di tích. Bên cạnh đó chúng
còn tấn công rễ một số loại cây sống.

7


Lúc mối bay giao hoan điều kiện nhiệt độ thường từ 28 – 290C, độ ẩm từ 95 – 100%.
3.2.2. Loài Coptotermes emersoni Ahmad, 1953
Sinh học, sinh thái học:
Về hình thái và cấu trúc tổ của loài này rất giống loài Coptotermes formosanus. Loài
Coptotermes emersoni thường làm tổ trong đất hoặc bên trong các cấu kiện gỗ. Tổ thường có
chiều sâu từ 0,25 – 1m trong đất nền công trình kiến trúc. Tổ có dạng hình cầu hoặc hình dạng
thay đổi tuỳ theo khe rỗng nơi mối làm tổ. Ở khu vực tổ chính hay tổ phụ của loài
Coptotermes emersoni thường có nhiều đường mui; mối lính, mối thợ thường di chuyển trong
các đường mui kín này. Ngoài ra mối cũng đắp đường mui trên cây sống để ăn những bộ phận
gỗ đã bị mục.
Nói chung, loài này có nhiều đặc điểm giống với loài Coptotermes formosanus. Mối
cánh của loài Coptotermes emersoni bay giao hoan phân đàn từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm

nhưng phổ biến nhất từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5. Thời gian bay từ 17h30’ đến 20h trong
ngày. Hoạt động bay giao hoan và tìm

kiếm nơi xây dựng tổ cũng giống như loài

Coptotermes formosanus.
3.2.3. Loài Coptotermes havilandi Homlgren, 1991
Sinh học, sinh thái học:
Coptotermes havilandi Homlgren thường làm tổ ven các chân tường trong các nền nhà
hoặc trong các cấu kiện gỗ của công trình. Mối cánh bay giao hoan phân đàn từ cuối tháng 3
đến tháng 6 hàng năm. Thời điểm bay trong ngày từ 16 - 19h30ph, khi trời oi bức, có cơn mưa
hoặc trời mưa là lúc mối cánh thường bay ra. Sau khi rụng cánh được 3 – 4 ngày mối cánh bắt
đầu đẻ trứng. Thời gian từ lúc đẻ trứng đến lúc trứng nở từ 25 – 34 ngày. Mối non sau hơn ba
tháng có thể phân biệt được đẳng cấp giữa mối lính và mối thợ.
Tổ mối C. havilandi là một khối xốp rỗng màu nâu đen hoặc xám tro. Thành phần chủ
yếu của khối xốp này là bột gỗ, đất, cát được trộn lẫn với nước bọt của mối. Tổ mối ở trong
nền đất thường có dạng hình cầu. Tổ là khối xốp được sắp xếp thành nhiều lớp xít nhau, khối
bên ngoài rỗng hơn khối bên trong.
3.2.4. Loài Coptotermes formosanus Wasmann, 1896
Sinh hoc, sinh thái học:
Mối cánh của loài này thường bay giao hoan phân đàn vào lúc từ 17h30 – 18h trong
ngày, đôi khi có thể thấy chúng bay vào lúc 21h. Mỗi tổ mối có thể sản sinh ra hàng vạn cá
thể mối cánh trong một năm. Một tổ mối có thể có nhiều đợt bay giao hoan phân đàn. Hàng
năm mối cánh Coptotermes formosanus thường bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 7. Sau khi

8


bay giao hoan, mối cánh cặp đôi rồi dẫn nhau đi tìm nơi làm tổ. Sau 2 – 3 ngày chúng bắt đầu
đẻ trứng. Sau khoảng 28 ngày trong tổ bắt đầu có con non, khoảng 90 ngày sau chúng bắt đầu

đi kiếm ăn.
3.2.5. Loài Coptotermes travian Haviland, 1898
Sinh hoc, sinh thái học:
Cấu trúc tổ cũng là khối xốp màu nâu hoặc nâu đen như các loài thuộc giống
Coptotermes khác. Tổ thường làm trong thân cây gỗ, một số ít thì làm tổ trong ụ đất. Đường
mui thường là đường liên tục trên bề mặt thân cây, dưới lớp vỏ cây. Từ các tổ trong cây ở gần
công trình kiến trúc chúng hay tấn công các cấu kiện gỗ trong công trình.
Coptotermes travian thường ăn hết phần gỗ chết của các cây sống, gỗ khúc ở kho bãi
và đục rỗng ruột các cây cổ thụ. Nó cũng gây hại công trình kiến trúc nhưng không phổ biến
bằng các loài khác. Mối cánh bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
3.2.6. Loài Cryptotermes domesticus Haviland, 1898
Sinh học, sinh thái học:
Loài này thường chỉ tấn công các loại gỗ mềm. Ban đầu chúng tấn công phần bên
ngoài, sau tấn công vào phần gỗ bên trong. Nhiều nơi khảo sát chúng tôi thấy những thanh xà
gỗ có kích thước 400 x 300mm đã bị loài này ăn rỗng gần như hoàn toàn. Loài này không làm
tổ trong các loại gỗ tương đối cứng như dổi, chò chỉ… Gỗ giác của các loại gỗ cứng như lim
hay gỗ xoan ngâm đã sử dụng lâu năm cũng bị loài này tấn công.
những hạt phân hình hạt cải cứng do chúng luôn đùn ra ngoài. Ở nơi có đống phân của
loài mối này, chắc chắn bên trên sẽ có tổ mối ở trong gỗ. Khi hết thức ăn chúng bỏ đi cũng là
khi gỗ đã bị ăn rỗng, nếu dùng tay bóp nhẹ có thể bóc lớp gỗ mỏng lộ lõi gỗ bên trong. Nhẹ
thì chúng làm mất mĩ quan công trình, nặng thì chúng làm mất khả năng chịu lực của cấu kiện
gỗ mềm.
Mối cánh của loài này bay giao hoan phân đàn vào khoảng tháng 4 đến tháng 9 hàng
năm. Thời gian bay giao hoan thường vào lúc chiều tối, khoảng 17h. Những ngày trời âm u,
mối cánh có thể bay sớm hơn. Sau khi kết đôi khoảng 7 – 10 ngày, mối cái bắt đầu đẻ trứng.
Thời gian đầu mối chỉ đẻ 5 – 20 trứng. Một đàn mối chỉ có khoảng 100 cá thể. Tuy số lượng
cá thể của 1 đàn nhỏ nhưng trong một cấu kiện gỗ có thể có nhiều đàn mối nên tác hại của
chúng đối với gỗ cũng đáng kể.
3.2.7. Loài Microtermes pakistanicus Ahmad
Sinh học, sinh thái học

Tổ của các loài thuộc giống mối Microtermes này thường làm chìm trong đất. Tổ có

9


cấu trúc nhiều khoang phân tán, đường kính khoang tổ chỉ vài cm đến 10cm. Vườn nấm có
màu trắng đến xám đen, kích thước vườn nấm và lỗ vườn nấm nhỏ. Hoàng cung là khe hẹp
trong đất, khoang bên trong cũng có dạng thấu kính, trong một hoàng cung có 1 hoặc nhiều
chúa. Trong diện tích 1m2 có thể có 4 hoàng cung đều có vua chúa, đây có thể là 4 tổ khác
nhau.
Thức ăn của loài mối này có thể là lá cây, phân súc vật, cấu kiện gỗ, lớp biểu bì chết
trên thân cây.
3.3. Phạm vi hoạt động của mối Coptotermes
Từ bảng 3.3 chúng tôi thấy, mối nhử được, đánh dấu, thả ra ở nhà N1 không bắt lại được ở các bẫy đặt tại nhà N2, N3, N4 và N5. Tương tự như vậy, mối nhử được ở nhà N4,
đánh dấu, thả ra không bắt lại được ở nhà N1, N2, N3 và N5. Điều này cho thấy quần thể mối
ở nhà N1, N3 và nhà N4 là các quần thể độc lập, không liên hệ với quần thể mối ở các khu
nhà khác. Nhưng mối nhử được ở khu nhà N2, đánh dấu, thả ra bắt lại được ở khu nhà N5 và
ngược lại, chứng tỏ mối ở hai khu nhà này có liên hệ với nhau và là cùng một quần thể. Như
vậy trong khu vực nghiên cứu này có 4 quần thể mối C. formosanus, đó là các quần thể ở nhà
N1, phân bố trên diện tích 270m2, quần thể ở nhà N3 diện tích 100 m2, quần thể ở nhà N4,
diện tích 150m2 và quần thể ở nhà N(2+5), diện tích 530m2.
Như vậy, trong một khu vực xây dựng có thể có một số tổ mối C. formosanus và một
tổ loài này lại có thể có phạm vi hoạt động ở một số công trình khác nhau. Đó là nguyên nhân
mối C. formosanus thường hoạt động trở lại sau khi sử dụng hoá chất để xử lý trực tiếp và cục
bộ cho một bộ phận nằm trong vùng phân bố của một quần thể.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy rõ hơn về tập tính kiếm ăn cũng như phạm vi hoạt
động kiếm ăn rất rộng và phức tạp của mối Coptotermes formosanus. Tập tính của loài C.
formosanus cho thấy một trong các cơ sở khoa học của phương pháp lây nhiễm và đặc biệt là
phương pháp bả độc, đang được quan tâm nghiên cứu áp dụng hiện nay. Kết quả này cũng
giúp nhận biết và phán đoán khả năng xâm hại của mối vào trong công trình.

3.4. Mức độ gây hại của các loài mối
Căn cứ vào bảng 3.4 chúng tôi thấy mức độ gây hại của từng loài mối trong khu phố
cổ Hội An không giống nhau. Trong đó loài gây hại nghiêm trọng là Coptotermes
formosanus, loài gây hại nặng là Coptotermes ceylonicus và Coptotermes havilandi, loài gây
hại vừa là Coptotermes emersoni, Coptotermes travian và Cryptotermes domesticus. Ngoài ra
còn các loài gây hại nhẹ là: Coptotermes sp, Cryptotermes sp và Microtermes pakistanicus.
Ở khu phố cổ Hội An mối chủ yếu gây hại cấu kiện gỗ ở mái nhà hoặc sàn gỗ của tầng

10


2. Hàng năm vào mùa lũ, nước sông Hội An dâng cao (do lũng sụng đó bị bồi lấp nhiều) tràn
vào các phố làm ẩm các chân cột tạo điều kiện cho mối xâm nhập và phát triển dần lên phía
trên. Việc xử lý mối không triệt để cũng làm cho mối lây lan rộng rãi hơn. Mối gây hại cho
nhiều loại công trình di tích bao gồm các di tích (đình, đền, chùa, miếu, hội quán, nhà thờ
tộc...); các công trình nhà cổ; các công trình nhà ở xây dựng theo kiến trúc hiện đại, các cơ
quan, trường học, công trình dân sinh, dân dụng. Một số công trình bị mối gây hại nặng nề, có
nguy cơ sụp đổ, hoặc hư hỏng nặng, một số công trình phải thay thế sàn gỗ. Các loài mối
thuộc giống Coptotermes thường phá hại ngầm bên trong các cấu kiện gỗ trong các công trình
kiến trúc và chỉ để lại lớp gỗ mỏng và phần gỗ không phù hợp với chúng. Do đó, khi phát
hiện mối ăn hại gỗ thì cũng là khi mối đã phá hủy nặng các cấu kiện gỗ. Ngoài ra việc mối
đắp đường mui lên các cấu kiện gỗ cũng làm mất mỹ quan của công trình.
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy mức độ gây hại của các loài mối thường tỷ lệ thuận với
mức độ bắt gặp của chúng. Như vậy các loài mối thuộc giống Coptotermes vẫn là các loài có
mức độ gây hại mạnh nhất trong khu phố cổ Hội An, trong đó các loài gây hại chính gồm:
Coptotermes formosanus; Coptotermes ceylonicus; Coptotermes havilandi. Do đó, chúng tôi
tập trung nghiên cứu biện pháp phòng trừ thích hợp đối với các loài mối kể trên.
3.4. Hiện trạng công tác phòng trừ mối tại khu phố cổ Hội An và đề xuất biện pháp
phòng trừ các loài gây hại chính
3.4.1 Hiện trạng công tác phòng trừ mối tại khu phố cổ Hội An

Theo Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An thì hiện trạng mối tấn công và phá
hại khu di tích phố cổ đã có từ nhiều năm nay. Trước tình trạng đó người dân ở đây chỉ diệt
mối bằng phương pháp đơn giản, thủ công nên hiệu quả rất thấp và làm cho mối lây lan sang
các khu vực khác. Trong thời gian vừa qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An ký
hợp đồng với một vài đơn vị chống mối của địa phương tiến hành xử lý mối nhưng cũng vẫn
là xử lý cục bộ và không đem lại kết quả như ý. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có năng
lực chuyên môn kỹ thuật, thiết bị chuyên dụng. Cho đến nay chưa có một giải pháp nào cho
việc xử lý phòng trừ mối triệt để bảo vệ khu di tích này. Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã
tiến hành thăm dò ý kiến người dân thì tất cả các hộ gia đình có nhà đang bị mối tấn công đều
coi mối là hiểm hoạ và rất mong muốn được các cấp quan tâm, giúp đỡ tổ chức phòng trừ mối
triệt để, đồng bộ bảo đảm an toàn lâu dài cho khu di tích.
3.4.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ các loài gây hại chính
+ Đặc điểm hình thái của bả: Bả rắn, dạng thanh, mảnh (kích thước: 5,0x1,0x0,1mm),
mầu nâu đất.

11


+ Thành phần chính: bột xellulose (bột gỗ hoặc bột bã mía, tốt nhất là bột xellulose
tinh khiết) và hoạt chất Hexaflumuron (0,75%)
+ Cách tiến hành như sau:
- Khảo sát lựa chọn công trình bị mối gây hại.
- Chuẩn bị hộp nhử: là các hộp bìa cotton kích thước: 25x15x15cm có chứa khoảng 10
đến 12 mảnh gỗ thông trắng.
- Đặt hộp nhử mối tập trung vào một số vị trí mối đang ăn hại trong công trình. Mỗi
công trình khoảng từ 15 đến 20 hộp (khoảng 0,2 hộp/m2). Các hộp được đặt chồng lên nhau
hoặc xếp sít cạnh nhau.
- Sau từ 1 đến 2 tuần, kiểm tra, ước lượng tỷ lệ mối nhử được bằng mắt thường. Khi
thấy ít nhất 50% số hộp đã được mối đắp kín các khe kẽ của hộp, trong đó 20% số hộp có
nhiều mối thì đặt bả vào trong các hộp có nhiều mối.

- Đặt mồi bả gồm các bước sau:
+ Mở nắp hộp nhử
+ Cài bả vào khe các hộp nhử hoặc thay thế một thanh gỗ trong hộp nhử bằng bả.
+ Đậy nắp hộp nhử và đặt mảnh gỗ vừa được thay thế trên nắp hộp nhử (nếu có thay
thế). Yêu cầu các thao tác phải nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của mối.
- Sau mỗi tuần lại kiểm tra mức độ khai thác bả, bổ sung bả khi hết bả hoặc thay thế
bả khi bả bị mốc.
- Theo dõi xác định thời gian không còn thấy mối xuất hiện tại các hộp nhử.
3.5. Kết quả thử nghiệm diệt mối bằng bả BDM 10
Kết quả diệt mối bằng bả BDM 10 cho thấy 10/11 công trình (chiếm 90,9%) chưa
thấy mối xuất hiện trở lại sau hơn 14 tháng thử nghiệm; 1/11 (chiếm 9,1%) công trình mối
xuất hiện trở lại sau 12 tháng và chúng tôi đã xử lý mối lần 2, kết quả sau 3 tháng chưa thấy
mối xuất hiện. Số lượng bả sử dụng cho các công trình từ 80g đến 300g tùy vào từng công
trình. Trong quá trình thử nghiệm chúng tôi thấy mối rất thích khai thác bả BDM 10. Một số
công trình như Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Đông chúng tôi bổ sung bả 2 đến 3 lần.

CHƢƠNG 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận sau.
1. Thành phần loài mối khu vực phố cổ Hội An: gồm 9 loài thuộc 3 giống, 3 họ đã được phát
hiện. Trong đó giống Coptotermes có số loài nhiều nhất (6 loài, chiếm 66,7% tổng số loài,

12


tiếp đến là Crytotems có số loài ít hơn (2 loài, chiếm 22,2%, giống còn lại là Microtermes chỉ
có 1 loài, chiếm 11,1%.
2. Cấu trúc thành phần loài và mức độ phổ biến của loài ở các sinh cảnh khác nhau là khác
nhau. Công trình kiến trúc có độ đa dạng loài cao hơn cây trồng. Giống mối chiếm ưu thế ở
công trình kiến trúc và cây trồng là Coptotermes. Các loài Coptotermes formosanus là loài có

tỷ lệ bắt gặp cao nhất ở cả hai sinh cảnh.
3. Các loài thuộc giống Coptotermes chiếm tỷ lệ cao nhất (84,1%) trên tổng số mẫu thu được,
các giống Cryptoterme và Microtermes chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,4% và 2,5% tổng số mẫu.
4. Xác định được ba loài mối gây hại chính trong khu phố cổ Hội An là Coptotermes
formosanus; Coptotermes ceylonicus và Coptotermes havilandi.
5. Phương pháp diệt mối bằng bả độc là phù hợp nhất để áp dụng cho các loài gây hại chính
tại khu phố cổ. Kết quả ứng dụng bả BDM 10 do Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình nghiên
cứu, thử nghiệm đối với các loài mối thuộc giống Coptotermes gây hại ở Hội An cho kết quả
10/11 công trình (chiếm 90,9%) sau khi xử lý hơn 14 tháng không có mối xuất hiện trở lại;
1/11 công trình (chiếm 9,1%) sau khi xử lý lần 2 chưa có mối xuất hiện trở lại.
4.2 Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài gây hại
chính tại khu phố cổ Hội An và mở rộng qui mô thử nghiệm sử dụng bả BDM 10 để có được
số liệu đánh giá kết quả chính xác của loại bả này.
References
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bộ Thuỷ lợi (1994), Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 88-93: Thành phần, khối lượng khảo sát
và xử lý mối gây hại đập đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bùi Công Hiển, Nguyễn Văn Quảng, Ngô Trường Sơn, Lê Văn triển, và Trịnh Văn
Hạnh (2000), “Thành phần loài mối hại đê vùng Hà Nội và một số đặc điểm cấu trúc tổ của
loài Odototermes hainanensis (Isoptera: Termitidae)”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản
trong Sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 367 – 371.
3. Bùi Công Hiển, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thị My (2003), “Kết quả điều tra thành
phần loài mối (Isoptera) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Tây”, Tạp chí Sinh học, tập 25 (2A):
42 – 50.
4. Cao Đạo Dung (1994), Phương pháp dùng bả độc để diệt mối, Tuyển tập luận văn về
mối ở Trung Quốc, tr. 446 – 449 (Tài liệu dịch).

13



5. Chu Văn Mẫn (2001), Ứng dụng tin học trong sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Trọng Sơn (1995), Khu hệ mối (Isoptera) ở Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ khoa
học Sinh học, trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.
7. Lê Văn Triển, Chu Bích Quế, Ngô Trường Sơn (1998), Thành phần loài và phân bố của
mối ở Lâm Đồng, Tạp chí Sinh học, 20 (2), tr.28-32.
8. Lý Thuỷ Mỹ (1958), Phòng chống mối, Côn trùng trí thức, Bắc Kinh, (Bản dịch), 25 tr.
9. Lý Thuỷ Mỹ (1961), “Phương pháp phòng trị mối”, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội,
(Bản dịch), tr. 1-31.
10. Ngô trường Sơn (2005), Thành phần loài mối (Isoptera) ở đê sông Hồng, Hội thảo
quốc gia về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr.205-209.
11. Nguyễn Chí Thanh (1996), Nghiên cứu phương pháp diệt và phòng mối không phải tìm
tổ cho công trình xây dựng, Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, 166 tr.
12. Nguyễn Đức Khảm (1971), Bước đầu nghiên cứu về mối “Côn trùng bộ Isoptera
Brullé 1832” ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Nghiên cứu
Lâm Nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Khảm (1976), Mối ở miền Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
14. Nguyễn Đức Khảm, Vũ Văn Tuyển (1985), Mối và kỹ thuật phòng chống mối, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Khảm, Trịnh Văn Hạnh, Lê Văn Triển, Nguyễn Tân Vương, Vũ Văn
Nghiên, Ngô Trường Sơn, Võ Thu Hiền, Nguyễn Thuý Hiền và Nguyễn Văn Quảng
(2002), “Thành phần loài của khu hệ mối Việt Nam”, Báo cáo Hôi nghị côn trùng toàn
quốc lần thứ IV (4/2002). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 225 – 228.
16. Nguyễn Ngọc Kiểng (1987), Phòng và chống mối, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh.
17. Nguyễn Hoàng Hanh (2003), Bước đầu nghiên cứu về mối (Isoptera) ở Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.


14


18. Nguyễn Quốc Huy (2005), Thành phần loài, phân bố của mối tại các đập ở một số tỉnh
Đông Nam Bộ và đề xuất biện pháp phòng trừ”. Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
19. Nguyễn Quốc Huy (2010), Mối vùng Tây Nguyên và đề xuất biện pháp xử lý,
Luận án Tiến sĩ Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Nguyễn Tân Vương (1996), “Một loài mối thuộc giống Macrotermes Holmgren
(Isoptera, Termitidae)”, Tạp chí Sinh học, 18 (3), tr.5-8.
21. Nguyễn Tân Vương (1997), Mối Macrotermes (Termitidae, Isoptera) ở miền nam Việt
Nam và biện pháp phòng trừ, Luận án Phó Tiến sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà
Nội.
22. Nguyễn Tân Vương và nnk (2007), Thành phần loài mối hại khu phố cổ Hà Nội, Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 108+109, tr. 154-156.
23. Nguyễn Tân Vương và nnk (2005), Nghiên cứu mối hại khu phố cổ Hà Nội và đề xuất
biện pháp xử lý, Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài. Trung tâm Nghiên cứu phòng
trừ mối
24. Nguyễn Thế Viễn (1964), Phòng chống mối cho công trình xây dựng, Tập san Nông
nghiệp, số 5 và 6.
25. Nguyễn Văn Quảng (2003), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối
Macrotermes Holmgren (Termitidae, Isoptera) ở miền Bắc Việt Nam nhằm nâng cao hiệu
quả phòng chống chúng, Luận án Tiến sĩ Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà
Nội.
26. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thị My (2004), Dẫn liệu điều tra về thành phần loài mối
vùng Phong Nha - Kẻ bàng, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 200-203.
27. Nguyễn Văn Quảng (2005), Kết quả điều tra về đa dạng sinh học mối (Isoptera) tại
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa
học sự sống, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 256-259.

28. Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Thị My (2004), “Một số dẫn liệu điều tra về đa dạng sinh
học mối (Isoptera) tại A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Báo cáo hội nghị côn trùng học toàn
quốc lần thứ 5 (Hà Nội, 11-12 tháng 4 năm 2005), Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 674 –
679.

15


29. Thái Bàng Hoa và Trần Ninh Sinh (1964), Côn trùng kinh tế Trung Quốc, tập 8, tài liệu
dịch.
30. Trịnh Văn Hạnh (2002), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc sử dụng vi nấm
Metarhizium trong phòng chống mối, Luận văn thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Hà Nội.
31. Trịnh Văn Hạnh (2005), “Kết quả thử nghiệm chế phẩm Metarhizium để diệt mối
Odototermes hainanensis trên đê”, Báo cáo hội nghị sinh học ngày 3/11/2005. Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật, tr. 924-927.
32. Lê Thông, (2002). Địa lý các tỉnh và thành phố Việt nam, tập một. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà nội, tr 3 - 306.
33. Lê Thông, (2002). Địa lý các tỉnh và thành phố Việt nam, tập hai. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà nội, tr 3 - 380.
34. Nguyễn Chí Thanh (1971), Phòng trừ mối cho các công trình xây dựng và kho tàng,
Nhà Xuất bản Nông thôn, Hà Nội.
35. Vũ Văn Tuyển (1982), Mối hại đập hồ chứa nước Việt Nam và biện pháp phòng trừ,
Luận án Phó tiến sĩ Sinh học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
36. Vũ Văn Tuyển (1991), Nguồn gốc của mối trong đập, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật
xây dựng, 16, tr.25-27.
37. Vũ Văn Tuyển và các cộng tác viên (1991), Đặc điểm về mối hại đập hồ chứa nước ở
Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật xây dựng, 16, tr.18-21.
38. Vũ Văn Tuyển, Nguyễn Tân Vương (1993), Về tình hình mối hại đập ở Dầu Tiếng, Tạp
chí Sinh học, 15 (4), tr.61-65.

39. Vũ Văn Tuyển và nnk (1993), Công tác diệt mối bảo vệ Di tích của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh, Tạp chí sinh học, tập 15(4), tr. 39 - 42.
40. Viện Khoa học Thuỷ lợi (2004), Điều tra cơ bản các ẩn hoạ do mối gây ra, thành phần
loài mối gây hại hệ thống đập đất, đê ở miền núi, đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ và có định
hướng giải pháp xử lý, Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện dự án từ năm 1999 đến 2004, Hà
Nội.

16


II. Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài
41. Abe, T. (1987), Evolution of life Types in termites, Evolution and Coadaptation in
Biotic Communities, (Eds. Shoichi Kawano, Joseph H. Connell and Toshitaka Hidaka),
University of Tokyo Press, pp.125-147.
42. Abo-Khatwa, N. (1977), Natural products from the tropical termite Macrotermes
subhyalinus: chemical composition and function of fungus-gardens. Scr. Varia Pontif.
Acad. Sci., 41, pp. 447-467.
43. Ahmad, M. (1950), The phylogeny of termite genera based on image- worker
mandibles, Bull. Amer. Mus. Nat. Hist., 95, pp.37-96.
44. Ahmad, M.(1958), Key to Indo-Malayan termites – Part I, Biologia, 4 (1), pp. 33-118.
45. Ahmad, M.(1965), Termites(Isotera) of Thailand, Bull. Amer. Mus. Nat. Hist., 131,
pp.84-104.
46. Akhta, M.S. (1974), Zoogeography of termites of Pakistan, Pakistan J.Zoo., 6, pp. 84104.
47. Batra, L. R., and Batra, S.W.T. (1979), Termite-fungus mutualism, Insect fungus
Symbiosis (Ed. by L. R. Batra), New York Chishester Brisbane Toronto, pp. 117-163.
48. Berker G. (1969), Rearing of termites and testing methods used in the laboratory,
Biology of termites (Edited by Krishna K. and Weesner F. M.), Academic Press New
York and London, Vol. 1, pp. 253 – 258.
49. Boue S.M. and Raina A. (2003), Effects of plant flavonoids on fecundity, survival, and
feeding of the Formosan subterranean termite, Journal of Chemical Ecology, 29 (11), pp.

2575-2584.
50. Cornelius M. L., Grace J.K (1997), Effect of Termite soldiers on te foraging behavior
of Coptotermes formosanus (Isoptera: Rhinotermitidae) in the presence of predatory Ants,
Sociobiology, 29, pp. 247-253.
51. Culliney T.W., and Grace J.K. (2000), Prospects for the biological control of
subterranean termites (Isoptera: Rhinotermitidae), with special reference to Coptotermes
formosanus, Review article of University of Hawaii, Bulletin of Entomological Research,
90, pp. 9-219.

17


52. Davis, S. D., Heywood, V.H. , Hamilton, A. C. eds. (1995). Centres of plant diversity:
a guide and strategy for their conservation. Campridge, U. K.: WWF and IUCN.
53. Darlington J.P.E.C. (1984), A method for sampling the populations of large termite
nests, Ann. Appl. Biol., 104, pp. 427-436.
54. Delate K.M., Grace J.K. and Tome C.H.M. (1995), Potential use of pathogenic fungi in
baits to control the Formosan Subterranean termite (Insopt., Rhinotermitidae), Journal of
Applied Entomology, 119, pp. 429-433.
55. Evans T.A., lenz M., and Gleeson P.V. (1999), Estimating population size and forager
movement in a tropical subterranean termite (Isoptera: Rhinotermitidae), J. Environ.
Entomol., 28 (5), pp. 823-830.
56. Harris,W.V. (1968), Isoptera from Vietnam, Cambodia and Thailand, Opuscula
Entomol., pp. 143-154.
57. Huang Fusheng et al. (2000), Fauna sinica (insecta, Vol.17, isoptera).
Henderson G. and Fei H. X. (2000), Comparison of native subterranean termite and
formosanus subterranean termite, Insect Soc. 50 (2000), pp. 226-233.
58. Ibrahim, S. A., Henderson G., Zhu B.C.R., Fei H. and R.A. Laine. (2004), Toxicity and
behavioral effects of nootkatone, 1,10-dihydronootkatone, nad tetrahydronootkatone to the
formosan subterranean termite (Isoptera: Rhinotermitidae), Journal of Economic

Entomology, 97 (1), pp. 102-111.
59. Liu Yuanzhi, Jiang Yong, Su Xiangyun, Pen Xinfu, Wei Hanjun, Shi Wenpeng, Tang
Guoqing. (1989), Biology of Coptotermes fomosaus Shiraki, Publishing House of Chengdu
Science and Techology University, pp. 77-93.
60. Lai P.Y., Tamashiro M., Fujii J.K, Yates J.R. and Su N.Y. 1983), Sudan Red 7B, a dye
marker for Coptotermes formosanus, Proc. Hawaiian Entomol. Soc., 24(2,3), pp. 277-282.
61. Maistrello, L., Henderson G. and laine R.A. (2001), Effects of nootkatone anf a borate
compound on formosan sbterranean termite (Isoptera: Rhinotermitidae) and its symbiont
protozoa, Journal of Entomological Science, 36 (3), pp. 229-236.
62. Roonwal, M. L. (1969), “Measurement of termites (Isoptera) for taxonomic purpose”,
J. Zool. Soc. Idian, 21 (1) pp. 9 – 66.

18


63. Shelton T. G., and Grace J.K. (2003), Effects of exposure duration on transfer of
nonrepellent termiticides among workers of Coptotermes formosanus Shiraki (Isoptera:
Rhinotermitidae), Journal of Economic Entomology, 96 (2), pp. 456-460.
64. Su, N. Y. and Scheffrahn, R.H. (1988), Foraging population and territory of the
Formosan Subterranean termite (Isoptera: Rhinotermitidae) in an urban environment,
Sociobiology (14), pp. 353-359.
65. Su, N.Y., Ban P.M. and Scheffrahn R.H. (1991), Evaluation of twelve dye markers for
population studies of the eastern and Formosan subterranean termites (Isoptera:
Rhinotermitidae), Journal of Economic Entomoligy, 96(5), pp. 1526-1529.
66. Su, N.Y., Ban P.M. and Scheffrahn R.H. (2004), Polyethylene barrier impregnated with
lambda-cyhalothrin for exclusion of subterranean termites (Isoptera: Rhinotermitidae) from
structures, Journal of Economic Entomoligy, 97(2), pp. 570-574.
67. Snyder T. E. (1949), Catalog of the termite of the new world, Washington Press,
Washington.
68. Sornnuwat Yupaporn, Charunee Vongkaluang and Yoko Takematsu (2004), “A

Systermatic Key to Temites of Thailand”, Kasetsart J. of Science 38(3), pp. 349-368.
69. Sen - Sarma P. K., (1974), Ecology and Biogeography of the termite of India, pp. 421472, B. V. Publishers, La Hague.
70. Thapa R. S. (1981), “Termites of Sabah (East Malaysia)”, Sabah Forest Rec. (12), pp.
1-374.
71. Thakur M.L. and Sen-Sarma P.K. (1979), “Revision of termite genus Heterotermes
Frogatt (Isoptera: Rhinotermitidae; Heterotermitinae) from the Idian region”, Indian Forest
Records, Entomology (13), pp. 1-18.
72. Thakur M. L., (1980), “Current status of termites as pests of forest nurseries and
plantations in India”. Jounal of Indian Academy of wood science 11(2), pp. 7-15.

19



×