Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nâng cao hoạt động quản lý rủi ro tại Ngân hàng Navibank PGD Tây Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.75 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
3.1 Hoạt động huy động vốn: 12
3.2 Hoạt động đầu tư vốn tín dụng: 12
3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại 12
3.4 Các hoạt động kinh doanh khác 13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
DVKD : Dịch vụ kinh doanh
DPRR : Dự phòng rủi ro
PGD : Phòng giao dịch
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
DVKH : Dịch vụ khách hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
3.1 Hoạt động huy động vốn: 12
3.2 Hoạt động đầu tư vốn tín dụng: 12
3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại 12
3.4 Các hoạt động kinh doanh khác 13
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP
NAM VIỆT-PHÒNG GIAO DỊCH TÂY HỒ
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM
VIỆT
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt.
Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank.
Tên gọi tắt: NAVIBANK.
Hội sở: 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38 216 216


Fax: (08) 39 142 738
Website: www.navibank.com.vn
Email:
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt trước đây có tên gọi là Ngân hàng
TMCPNT Sông Kiên, là Ngân hàng Cổ phần được thành lập theo giấy phép số
00057/NH-GP ngày 18 tháng 9 năm 1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và
Giấy phép thành lập số 1217/GP-UB ngày 17 tháng 10 năm 1995 do Ủy ban Nhân
dân tỉnh Kiên Giang cấp. Ngân hàng hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh số 4103005193 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh (đăng ký lần đầu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 050046 ngày
02 tháng 11 năm 1995 của Ủy ban kế hoạch tỉnh Kiên Giang), giấy đăng ký kinh
doanh thay đổi lần thứ 5 ngày 03 tháng 12 năm 2010.
Ngày 02/11/1995:Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với trụ sở chính tại
Tỉnh Kiên Giang.
Ngày 18/05/2006:Ngân hàng đã được NHNN chấp thuận cho chuyển đổi mô
hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị ,đổi tên thành ngân hàng TMCP Nam
Việt (viết tất là Navibank) và sau đó được chuyển trụ sở chính về hoạt động tại TP
Hồ Chí Minh.
1
Ngân hàng nắm quyền kiểm soát toàn bộ Công ty con là Công ty TNHH Quản
lý nợ và Khai thác Tài sản Nam Việt Ngân hàng, được thành lập theo Quyết định số
2406/QĐ-NHNN ngày 19/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 4104000321 ngày 28/12/2006 do Sở kế hoạch và Đầu
tư cấp với mức vốn điều lệ là
50.000.000.000 đồng, hoạt động chủ yếu là tiếp nhận, quản lý các khoản nợ
tồn đọng của ngân hàng TMCP Nam Việt và tài sản đảm bảo nợ vay liên quan đến
các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất.
Trong hệ thống NHTM Việt Nam ,Navibank thuộc nhóm ngân hàng có quy
mô tài sản,vốn và mạng lưới hoạt động ở mức trung bình.

Bảng 1.Mạng lưới giao dịch của Ngân hàng tính đến 31/12/2011
STT Đơn vị
TH2011
Tổng
Hội sở Sở giao
dịnh
Chi
nhánh
PGD/Q
TK
1 TP.Hồ Chí Minh 1 1 25 27
2 Kiên Giang 1 5 6
3 Hà Nội 1 14 15
4 Hải Phòng 1 6 7
5 Đà Nẵng 1 6 7
6 Cần Thơ 1 1 2
7 Thừa Thiên Huế 1 2 3
8 Bình Dương 1 2 3
9 Tiền Giang 1 1 2
10 Bà Rịa-Vũng Tàu 1 1
11 Đồng Nai 1 1 2
12 Long An 1 1 2
13 Bắc Ninh 1 1 2
2
14 An Giang 1 1
15 Vĩnh Long 1 1 2
16 Bạc Liêu 1 1
17 Bắc Giang 1 1
18 Thái Nguyên 1 1
19 Cà Mau 1 1

20 Hưng Yên 1 1
21 Quảng Ninh 1 1 2
22 Thái Bình 1 1
23 Hậu Giang 1 1
24 Đồng Tháp 1 1
Tổng 1 1 19 70 91
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2011 Ngân hàng TMCP Nam
Việt.
Tính đến nay ngân hàng có 1 trụ sở chính 1 sở giao dịnh, 19 chi nhánh và 70
phòng giao dịch trong cả nước .Trong đó, mạng lưới hoạt động chủ yếu tập chung ở
hai khu vực miền bắc và miền nam, được đánh giá là khu vực nhiều tiềm năng và
cũng là nơi tập chung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Vì vậy Navibank
gặp phải sự canh tranh gay gắt giữa các ngân hàng , nhất là các ngân hàng mới và
các ngân hàng nước ngoài .Với định hướng tăng cường , mở rộng mạng lưới giao
dịch và đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm dịch vụ , Navibank đang từng bước
cải thiện thị phần của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam.
3
Bảng 2. Quá trình tăng vốn điều lệ
Ngày Vốn điều lệ(VNĐ)
18/09/1995 1.100.000.000
19/01/2001 2.600.000.000
10/10/2001 5.000.000.000
14/04/2004 50.000.000.000
26/05/2005 100.000.000.000
16/05/2006 250.000.000.000
13/06/2006 500.000.000.000
26/07/2007 1.000.000.000.000
23/06/2010 3.500.000.000.000
Nguồn: Website: www.navibank.com.vn
Cổ đông chiến lược:

Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn.
Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn.
Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Kinh Bắc.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Kinh Bắc.
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.
Công ty Cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển.
Công ty TNHH Khai thác DVKD VP và NX Tân Tạo.
Trải qua hơn 17 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK)
đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự
tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu
quả kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, NAVIBANK xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng
lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực
hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát
4
triển, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các
sản phẩm dịch vụ tài chính của Ngân hàng cũng được chúng tôi quan tâm một cách
đặc biệt. Đối với chúng tôi, sự phát triển ổn định và bền vững của một tổ chức chỉ
có thể có được nếu tổ chức đó tạo dựng được uy tín và lòng tin đối với công chúng.
Ý thức được điều này, toàn bộ các mảng hoạt động nghiệp vụ của NAVIBANK đều
được chuẩn hóa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế thông qua việc triển khai vận
dụng Hệ thống quản trị ngân hàng cốt lõi (core banking) Microbank. Với hệ thống
này, NAVIBANK sẵn sàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ chính
xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi, NAVIBANK, tự hào là điểm tựa
tài chính vững chắc để hỗ trợ quý khách hàng của mình đạt được những thành công
ngày càng rực rỡ hơn trong cuộc sống.
NAVIBANK – Điểm tựa tài chính, nâng bước thành công Là đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, NAVIBANK cam kết sự phát triển bền vững
nhằm đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người gửi tiền và các đối tác có liên quan. Là

một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, NAVIBANK cam kết tuân thủ tuyệt
đối các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của Chính phủ và các quy
định khác có liên quan. Là nhà cung cấp dịch vụ tài chính Ngân hàng, NAVIBANK
cam kết mang lại cho các khách hàng của mình những sản phẩm dịch vụ hòan hảo,
tiện ích và đa dạng. Là thành viên tích cực của cộng đồng, NAVIBANK cam kết
sẵn sàng tham gia các hoạt động mang tính xã hội, các chương trình từ thiện nhằm
xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ. Là một doanh nghiệp cổ phần,
NAVIBANK cam kết không ngừng nỗ lực mang kại lợi nhuận tối đa một cách
chính đáng cho các cổ đông và việc làm ổn định cho người lao động.
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC NAVIBANK định hướng trở thành một trong
những ngân hàng thương mại bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng với
sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, mạng lưới
Hoạt động chính của Ngân hàng: Huy động vốn, tiếp nhận vốn, ủy thác, vay
vốn, cho vay, chiết khấu các thương phiếu, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán
và các nghiệp vụ ngân hàng khác được phép thực hiện
5
2.Cơ cấu tổ chức và quản lý của ngân hàng:
II. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NAVIBANK TÂY HỒ
1.Quá trình hình thành phòng giao dịch Tây Hồ
Navibank là ngân hàng TMCP mới được chuyển đổi mô hình hoạt động từ
ngân hàng TMCP nông thôn lên mô hình ngân hàng TMCP đô thị vào năm 2006.
Kể từ khi thành lập tính về thời gian cũng là mới mẻ so với các ngân hàng khác
trong nước, xét về quy mô về vốn hay mạng lưới hoạt động vẫn còn nhỏ. Ngay sau
khi chuyển đổi mô hình hoạt động cùng với sự hội nhập kinh tế của đất nước, các
dịch vụ về ngân hàng ngày càng phát triển. Trong xu thế đó Navibank cũng không
ngừng mở rộng mạng lưới của mình, nhất là tại các trung tâm kinh lế năng động
như thủ đô Hà Nội. Năm 2008 phòng giao dịch Tây Hồ được thành lập trực thuộc
chi nhánh Navibank Hà Nội.
6
Navibank Tây Hồ có địa chỉ tại số 101-Đội Cấn-Ba Đình-Hà Nội. Phòng giao

dịch nằm trên một con phố ở khu trung tâm thành phố cạnh với khu hành chính Ba
Đình, là tuyến phố tập trung cư dân đông đúc, các hoạt động thương mại dịch vụ rất
phát triển nên rất thuận lợi cho việc kinh doanh của ngân hàng.
2.Cơ cấu tổ chức của Navibank Tây Hồ:
Trưởng phòng gioa dịch

Phòng Quan
hệ KHDN
Phòng Quan hệ
KHCN
Phòng DVKH Phòng thông
tin điện toán
Tín
dụng
DN
Thanh
toán
quốc tế
Bộ phận kế
toán&giao
dịch(teller)
Bộ
phận
kiểm
soát
Bộ
phận
kho
quỹ
Bộ

phận
kiểm
soát
sau
Bộ
phận
an
ninh
7
2.1 Giám đốc (Trưởng phòng giao dịch)
- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của chi nhánh Ngân hàng; chịu trách
nhiệm trước pháp luật, Tổng Giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp trên về các quyết
định của mình
- Đề nghị các vấn đề có liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền
lương và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám đốc chi nhánh cấp trên xem xét và quyết
định theo phân cấp ủy quyền của tổng Giám đốc
- Quy định chức năng nhiệm vụ đối với các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh; nội
quy lao động, lề lối làm việc cho chi nhánh
- Xây dựng và duy trì thường xuyên mối quan hệ với các cấp Ủy, Đảng, chính
quyền, cơ quan ban ngành địa phương.
- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt
động, báo cáo định kì, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh cấp trên
theo quy định
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh cấp trên giao
2.2 Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp
Tín dụng doanh nghiệp :
- Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho
từng nhóm sản phẩm.

- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng
dành cho khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp của Navibank. Phối hợp với các đơn
vị liên quan, đề nghị Navibank hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng
về những sản phẩm dịch vụ của Navibank dành cho khách hàng, những tiện ích và
những lợi ích mà khách hàng được hưởng.
- Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của
Navibank. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử
dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.
- Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối
ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ
chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
8
- Chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý khách hàng của PGD.
- Thực hiện các nghiệp vụ quản lý sau như: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột
xuất, thông qua các kênh thông tin khác nhau để giám sát tình hình sử dụng vốn của
khách hàng có đúng như cam kết hay không, đề ra các biện pháp xử lý các sai phạm
của khách hàng.
- Giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi quyền hạn
cho phép
- Duy trì, phát triển quan hệ giao dịch của khách hàng, thu hút khách hàng mới
Thanh toán quốc tế
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh toán L/C,
chuyển tiền quốc tế
- Phối hợp với bộ phận tín dụng để hoàn thành các công việc có liên quan
2.3 Phòng Kinh doanh(Quan hệ khách hàng cá nhân,bán lẻ)
- Triển khai các họat động bán hàng hàng ngày (Tìm kiếm, gặp gỡ, gọi điện
khách hàng tiềm năng; tư vấn đầy đủ, chính xác; cung cấp thông tin nhằm duy trì
khách hàng tiềm năng; thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của
Navibank)
- Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định sơ bộ hồ sơ khách hàng đảm bảo tính chính

xác, phù hợp với quy định của Navibank và pháp luật hiện hành.
- Giải đáp nhanh chóng, kịp thời và chính xác những thắc mắc của khách
hàng.
- Bảo vệ lợi ích của ngân hàng bằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
của Navibank và các pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.
2.4 Phòng Dịch vụ khách hàng
Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện những giao dịch của ngân hàng với
khách hàng thông qua quầy giao dịch của ngân hàng. Phòng dịch vụ khách hàng
gồm 4 bộ phận chính:- Bộ phận kế toán và giao dịch- Bộ phận kiểm soát- Bộ phận
kho quỹ- Bộ phận kiểm soát sau.
2.4.1 Bộ phận kế toán và giao dịch (teller)
Bộ phận giao dịch thực hiện việc giao dịch trực tiếp giữa khách hàng với ngân
hàng như những giao dịch gửi, rút tiền, lập và tất toán sổ tiết kiệm … Giao dịch
9
viên cũng nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của khách hàng và giới thiện cho khách hàng
những dịch vụ sẵn có của ngân hàng phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Bộ
phận giao dịch có tất cả 8 quầy giao dịch. Khách hàng đến thực hiện giao dịch được
rút phiếu thứ tự và gọi số thứ tự bằng hệ thống tự động Các nhân viên giao dịch
đồng thời thực hiện hạch toán các giao dịch của khách hàng với ngân hàng, đảm
bảo các giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng.
2.4.2 Bộ phận kiểm soát
Bộ phận kiểm soát đặt phía sau quầy giao dịch thực hiện công việc giám sát
hoạt động của các teller trên các cơ sở sau:
- Kiểm tra, giám sát về mặt nghiệp vụ của giao dịch viên, đảm bảo cácgiao
dịch được hạch toán đúng, đủ.
- Kiểm tra, giám sát về thái độ phục vụ của giao dịch viên. Công tác này được
trợ giúp bằng máy chấm điểm được đặt trước mỗi quầy giao dịch. Khi kết thúc giao
dịch, khách hàng có thể bấm nút để xếp hạng thái độ phục vụ của giao dịch viên
theo các mức: Tốt, khá, bình thường, kém.
- Giải đáp các thắc mác của khách hàng mà giao dịch viên chưa giải đáp được.

2.4.3 Bộ phận kho quỹ
Bộ phận kho quỹ được đặt gần với bộ phận giao dịch, kế toán và kiểm soát,
thực hiện những công việc sau:
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ, vận
chuyển tiền cho các phòng giao dịch khi có nhu cầu tiếp quỹ, điều chuyển tiền đi Ngân
Hàng Nhà Nước, các Ngân hàng đối tác và ngược lại theo quy trình đảm bảo an toàn.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để về lượng tiền mặt giao dịch trong
ngày, từ đó đề xuất định mức tiền tồn quỹ hợp lý để đảm bảo tiết kiệm vốn,sử dụng vốn
có hiệu quả, hạn chế tình trạng thừa vốn đồng thời nâng cao an toàn kho quỹ.
- Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về các biện
pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ.
- Theo dõi, tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
2.4.4 Kiểm soát sau
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp.
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh.
10
- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Giúp việc GĐ quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của PGD.
-Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.
- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của PGD
đồng thời quản lý, giám sát tài chính.
- Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế
độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, quản lý tài chính,
tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ, quy trình trong công tác kế toán, luân
chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của PGD.
- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực
của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ảnh đúng hoạt động
kinh doanh của PGD theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà nước và

của Navibank.
2.4.5 Bộ phận an ninh
Bộ phận an ninh gồm một tổ an ninh, thực hiện chức năng chủ yếu là đảm bảo
an ninh cho phòng cũng có nhiệm vụ trợ giúp những bộ phận khác (như bộ phận
giao dịch, bộ phận giao dịch trong các giao dịch hàng ngày cũng như những giao
dịchchuyển tiền giữa phòng giao dịch và sở giao dịch. Bộ phận này tổng hợp) trong
những côngviệc hàng ngày như vận chuyển trang thiết bị, vận chuyển hồ sơ giấy tờ
v.v.
2.5 Phòng thông tin điện toán:
Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông
tin điện toán tại chi nhánh, bảo dưỡng các thiết bị thông tin điện toán của chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng là cập nhật các phiên bản phần mềm mới về công nghệ ngân
hàng do ngân hàng Navibank triển khai và hướng dẫn các phòng ban khác trong chi
nhánh.Ngoài ra, phòng thông tin và điện toán còn thực hiện lập và gửi báo cáo các
file theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, quản lý việc đóng mở giao
dịch hàng ngày…
11
3. Hoạt động chính của Phòng giao dịch Tây Hồ:
3.1 Hoạt động huy động vốn:
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác
trong nước và ngoài nước dưới các hình thức như tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có
kì hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ;
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
- Huy động vốn theo các hình thức khác theo quy định của Navibank Tây Hồ
- Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công
cụ khác theo quy định của Navibank Tây Hồ.
3.2 Hoạt động đầu tư vốn tín dụng:
Bao gồm các hoạt động:
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức

kinh tế xã hội.
- Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn với những dự án có nhu cầu vốn lớn và thời
gian thu hồi vốn dài.
- Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh
đối ứng và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho tổ chức, cá nhân trong nước
theo quy định.
- Các chương trình cho vay vốn ưu đãi.
3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại.
- Thanh toán quốc tế: các nghiệp vụ phát hành, thông báo, xác nhận, thanh
toán, chiết khấu L/C, các nghiệp vụ nhờ thu trả ngay D/P và nhờ thu trả chậm D/A,
nhận và phát hành các loại bảo lãnh với nước ngoài, chuyển tiền bằng điện, nhận và
chi trả kiều hối.
- Thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch,
- Dịch vụ mua bán ngoại hối: nghiệp vụ mua bán giao ngay, mua bán các hợp
đồng ngoại hối kỳ hạn, hợp đồng ngoại hối tương lai.
12
3.4 Các hoạt động kinh doanh khác
Dịch vụ kho quỹ
- Nhận thu và kiểm đếm tiền mặt tại các điểm giao dịch của chi nhánh và tại
trụ sở của khách hàng
- Nhận giữ tiền, giấy tờ và các tài sản quan trọng của khách hàng.
Công tác Kế toán - Tài chính:
Công tác hạch toán kế toán: Hạch toán kế toán luôn đảm bảo chính xác, đầy
đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán cho vay và bảo lãnh: Thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ các
khoản vay và trả nợ của khách hàng. Trong thanh toán có sự phối hợp nhịp nhàng
giữa thanh toán viên và cán bộ tín dụng từ khâu giao nhận hợp đồng tín dụng đến
việc giải ngân, quản lý thu hồi gốc, lãi, phí theo đúng chế độ, nhất là khi thực hiện

quản lý tín dụng trên hệ thống máy tính, sự kết hợp giữa hai bộ phận này càng có
hiệu quả.
Kế toán tài sản: Bộ phận kế toán tài chính đã kết hợp chặt chẽ với phòng hành
chính xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sửa chữa nhà làm việc và
xây dựng trụ sở mới theo đúng tiến độ.
Kế toán thu chi tài chính: Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi bảo đảm theo
đúng quy chế, chế độ tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo hoạt
động kinh doanh, tính toán đầy đủ kịp thời các khoản thuế, lợi nhuận. Thực hiện chi
trả tiền lương, nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trích dự phòng rủi ro, bảo hiểm
tiền gửi đúng chế độ.
Công tác thanh toán điện tử :
Ngân hàng cung cấp tất cả các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thư tín dụng, séc…cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu
một cách nhanh chóng.
13
PHẦN II
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
CỦA NAVIBANK TÂY HỒ
Năm 2011 họt động tiền tệ được điều hành theo hướng thắt chặt và thận trọng
nhằm hỗ trợ cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo đó, Ngân
hàng nhà nước đã thực hiện mạnh mẽ các biện pháp nhằm kiểm soát tốc độ tăng
trưởng tín dụng dưới 20%, điều chỉnh cơ cấu tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất
để đảm bảo tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực này không vượt quá 16% tổng dư nợ
tín dụng tại thời điểm 31/12/2011, quy định trần lãi suất huy động đối với các tổ
chức tín dụng ,… Dưới tác động của những chính sách này , năm tài chính 2011
được ghi nhận với mức tăng trưởng GDP cả nước chỉ tăng 5.89% nhưng lạm phát
cả năm vẫn duy trì ở mức cao trên 18%, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13% (mức
thấp nhất trong lịch sử ngân hàng), nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh so với năm
2010 và hiện duy trì ở mức 3.40% trên tổng dư nợ ,khủng hoảng thanh khoản trong
hệ thống ngân hàng thương mại vẫn chưa được giải quyết triệt để , Trong bối cảnh

đó, bằng những bước đi hết sức cẩn trọng và linh hoạt , Ngân hàng nói chung và
Navibank Tây Hồ nói riêng đã vượt qua những khó khăn do môi trường vĩ mô đem
lại bằng việc tiếp tục duy trì được sự ổn định và tính hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh.
I.Hoạt động huy động vốn:
Phòng giao dịch Navibank Tây Hồ tuy mới đi vào hoạt động được 3 năm
nhưng luôn tự hào là một trong những phòng giao dịch huy động vốn tốt, phát huy
tốt thế mạnh nội bộ, gặt hái nhiều thành công. Có được kết quả này là nhờ có một
đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, kỷ luật, chuyên nghiệp, kiến thức nghiệp
vụ vững vàng, ham học hỏi, chăm sóc khách hàng tốt và đặc biệt là có tinh thần
trách nhiệm, đoàn kết, tập thể cao.
14
Bảng 3. Giá trị và tỷ trọng huy động vốn của Navibank Tây Hồ từ năm
2009-2011
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Triệu
đồng
(%)
Triệu
đồng
(%)
Triệu
đồng
(%)
Nguồn vốn huy động 218122 100 238844 100 265254 100
- Tổ chức tài
chính,tín dụng
73071 33.5 75832.97 31.75 49655.54 18.72
- Tổ chức kinh tế và

dân cư
145051 66.5 163011.03 68.25 215598.46 81.28
+ Tổ chức kinh tế 30939.38 21.33 33987.80 20.85 34754.47 16.12
+ Dân cư 114111.62 78.67 129024 79.15 180843.99 83.88
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Navibank
Tây Hồ (2009 – 2011)
Tăng trưởng huy động vốn.
- Tổng nguồn vốn huy động năm 2009 là 218122 triệu đồng năm 2010 là
238844 triệu đồng tăng 9.5% so với năm 2009, vốn huy động năm 2011 tuy là năm
khó khăn nhưng nguồn vốn huy động lại tăng trưởng khá hơn 2010 là 265254(tr)
tăng 11.05% so với năm 2010.
- Trong đó nguông vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế chiếm đa số
trong tổng nguồn vốn huy động năm 2009 là 145051(tr) chiếm 66.5% vốn huy động
của các tổ chức tài chính ,tín dụng là 73071 chiếm 33.5%. Vốn huy động từ các tổ
chức kinh tế là 30939.38 (tr) chiếm 21.33% còn vốn huy động từ dân cư chiếm đa
số là 114111.62 (tr) chiếm 78.67%.
- Năm 2010 vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế là 163011.03 (tr) tăng
12.38% so với năn 2009 và chiếm 68.25% , trong đó vốn huy động từ dân cư là
129024 (tr) chiếm 79.15% còn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là 33987.80 (tr)
15
chiếm 20.85 % .Vốn huy động từ các tổ chức tài chính, tín dung là 75832.97 (tr)
tăng 3.7% so với năm 2009 và chiếm 31.75 % .
- Năm 2011 vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư là 215598.46 (tr) tăng
32.26 % so với năm 2010 tăng khá cao và chiếm 81,28 % ,trong đó vốn huy động từ
dân cư là 180843.99 (tr) tăng 40.16 % so với năm 2010 chiếm tỷ trọng 83.88% còn
vốn huy động từ tổ chức kinh tế là 34754.47 (tr) tăng 2.25 % so với 2010 và chiếm
16.12 % . Vốn huy động từ các tổ chức tài chính ,tín dụng năm 2011 là 49655.54
(tr) giảm 35.6 % so với năm 2010 và chỉ chiếm có 18.72 % trong tổng nguồn vốn
huy động.
Tóm lại là nguồn vốn huy động chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cư

trong đó thì huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng nhiều nhất và tăng trưởng cũng
nhiều nhất.
II.Hoạt động tín dụng.
Bảng 4. Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Navibank Tây Hồ từ năm 2009-2011
Chỉ tiêu
Năm2009 Năm 2010 Năm 2011
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
1.Cho vay
ngắn hạn
84257.9 60.26 90638.5 58.93% 109682 59.45%
2.Cho vay
trung và dài
hạn
55566.1 39.74 63168.5 41.07% 74813 40.55%
Tổng 139824 100 153807 100 184495 100
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Navibank
Tây Hồ (2009 – 2011)
Dư nợ tín dụng của PGD tính đến hết năm 2011 đạt 184495 (tr) tăng 30688
(tr) (19.95%) so với 2010. Dư nợ tín dụng trong năm tăng chủ yếu từ đối tượng
khách hàng tổ chức kinh tế ( tăng 36629.89 triệu đồng ) và tăng từ cho vay ngắn hạn
( tăng 19043.5 triệu đồng ).
Năm 2010 tổng dư nợ tín dụng là 153807 triệu đồng tăng 13983 triệu đồng
( 10 % ) so với năm 2009 .
Bảng 5. Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2011.
16
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Tiêu chí Số dư Tỷ trọng
I Dư nợ tín dụng 184495 100 %
1 Cá nhân 48817.38 26.46%
2 Tổ chức kinh tế 135677.62 73.54%

3 Tổ chức tín dụng 0 0%
II Theo thời hạn 184495 100%
1 Ngắn hạn 109682 59.45%
2 Trung và dài hạn 74813 40.55%
III Theo loại tiền tệ 184495 100%
1 VND 157208.19 85.21%
2 Ngoại tệ 26825.57 14.54%
3 XAU 461.24 0.25%
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Navibank
Tây Hồ năm 2011
Dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 59.45 % tổng dư nợ và tập chung chủ yếu ở
đối tượng tổ chức kinh tế chiếm 73.54 % . Và dư nợ chủ yếu bằng đồng Việt Nam
Chất lượng tín dụng.Năm 2011 Navibank thực hiện hàng loạt các biện pháp
mạnh, kiên quyết và liên tục nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, trong đó, các biện
pháp đôn đốc thu nợ đến hạn, tập chung xử lý các khoản nợ xấu phát sinh, tái đánh
giá chất lượng các khoản vay,…được Navibank Tây Hồ đặc biệt quan tâm. Với
những nỗ lực đó:
- nợ xấu tính đến thời điểm 31/12/2011, số dư nợ xấu ( nợ phân loại các nhóm
3,4 và 5 theo quy định của NHNN ) la 5380.5 triệu đồng, chiếm 2.92 % tổng dư nợ.
Đầu tư tiền gửi thị trường liên ngân hàng .
- tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số dư tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ
chức tín dụng khác đạt 23086.2 triệu đồng, chiếm 7.11 % tổng tài sản.
17
III.Hoạt động dịch vụ:
1. Dịch vụ .
Doanh thu hoạt động dịch vụ tính đến 31/12/2011 đạt 495.22 triệu đồng
chiếm 0.88 % tổng doanh thu.
2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh
toán quốc tế và kinh doanh của khách hàng :Tổng doanh số mua ,bám trong năm đạt

hơn 8 triệu USD và 1857 lượng vàng.Trạng thái ngoại tệ tương đương đạt khoảng
350000 USD .
3. Thẻ.
Thẻ là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử
dụng rộng rãi trong xã hội hiện đại . Ý thức được vai trò của loại hình dịch vụ này,
Navibank dần hướng đến hoàn thiện các chức năng và tiện ích của thẻ Navicard.
Với việc dành nhiều ưu đãi cho chủ thẻ Navicard như miễn phí phát hành năm đầu
tiên, được giảm giá tại các khu mua sắm hay ăn uống khi thanh toán bằng thẻ
Navicard,… số lượng thẻ gia tăng đáng kể trong năm 2011
- Trong năm 2011, phát hành thêm được trên 500 thẻ Navicard. Doanh thu
hoạt động dịch vụ thẻ đạt hơn 60 triệu đồng.
IV. Kết quả hoạt động năm 2010-2011.
Các mục tiêu giải pháp ngay từ đầu đã được xác định thường xuyên, đúng
định hướng của ngành cũng như chiến lược trong cạnh tranh của Ngân hàng.
Nguồn vốn và dư nợ có mức tăng trưởng tích cực. Cơ cấu nguồn vốn được đặc
biệt quan tâm chú ý, nhất là nguồn vốn ổ định. Thường xuyên đảm bảo cân đối giữa
nguồn vốn và sử dụng vốn.
Sử dụng vốn có nhiều chuyển biến tích cực. Tích cực mở rộng thị trường, thị
phần. Có chiến lược khai thác khách hàng trong huy động vốn và cho vay vốn.
Trong năm 2011,phòng giao dịch đã phát triển thêm nhiều khách hàng mới có quan
hệ tiền gửi, tiền vay thường xuyên với số dư lớn. Duy trì tốt mối quan hệ với các
khách hàng cũ. Phát triển thêm được nhiều khách hàng mới có triển vọng cả về tiền
gửi lẫn tiền vay.
Quan tâm đến việc nâng cao năng lực tài chính, thực hiện theo đúng quy chế
tài chính của Ngân hàng . Để đạt chênh lệch lãi suất hợp lý, phòng giao dịch đã cố
18
gắng trong việc huy động nguồn vốn rẻ, tích cực thu nợ gốc và lãi đúng hạn. Phòng
ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích.
Hình ảnh của phòng giao dịch ngày càng được khẳng định, tạo niềm tin đối
với khách hàng trên địa bàn.

Bảng 6. Bảng Kết quả hoạt động năm (2010-2011)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011
1 Thu từ lãi 29472.84 52078.41
Thu ngoài lãi 2600.57 4130.08
2 Chi từ lãi 22374.34 41441.94
Chi ngoài lãi 6122.37 10344.36
Chi dự phòng rủi ro 598.84 992.62
3 Số dư quỹ DPRR 1823.12 2292.78
4 Lợi nhuận trước thuế 2977.87 3429.58
ROA (%) 1.27 1.07
ROE (%) 18.20 8.22
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Navibank
Tây Hồ (2010 – 2011)
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ≥ 16.94 %
- Tỷ lệ khả năng chi trả ≥17.87 %
- Tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn ≤ 21.58 %
PHẦN III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NAVIBANK TÂY HỒ
TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ ĐỀ SUẤT
I. định hướng phát triển.
19
Với nhiều biến động bất thường, môi trường vĩ mô năm 2011 đã ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính nói riêng.
Với mục tiêu ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, chính phủ và ngân hàng nhà nước
đã triển khai đồng loạt các công cụ kiểm soát thị trường như giám sát tỷ lệ tăng
trưởng tín dụng , điều chỉnh cơ cấu tín dụng đối với lĩnh vực phi sản suất, quy định
trần lãi suất huy động,… trước bối cảnh đó, việc phải cân bằng thời cả 03 nục tiêu
an toàn, lợi nhuận và tăng trưởng dường như là nhiệm vụ khó khăn đối với phần lớn
các ngân hàng thương mại . Tuy nhiên, với nỗ lực và quyết tâm cao đọ của hội đồng

quản trị , ban điều hành cùng toàn thể cán bộ cong nhân viên , Navibank vẫn giữ
được tăng trưởng ổn định ,đảm bảo khả năng thanh khoản và mức sinh lời hợp lý.
Theo dự kiến ,trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi
chính sách thắt chặt tiền tệ kiểm soát lạm phát trên cơ sở tổng phương tiện thanh
toán tăng khoảng 14 %-16% , tăng trưởng tín dụng 15% -17 %, chuyển đổi cơ cấu
tín dụng theo hướng tập chung vốn phục vụ lĩnh vực sản xuất , lãi suất và tỷ giá
được điều chỉnh ở mức phù hợp trên cơ sở đảm bảo lợi ích của người gửi tiền –
Ngân hàng – người đi vay . Những chính sách ngày , theo dự báo , sẽ tiếp tục tạo áp
lực rất lớn lên vấn đề lãi suất và thanh khoản ,lợi nhuận và tăng trưởng của các ngân
hàng thương mại trong năm 2012. Với những dự báo về định hướng điều hành
chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước , mục tiêu của ngân hàng thương mại cổ
phần Nam Việt trong năm 2012 là đảm bảo an toàn thanh khoản , tăng trưởng ổn
định và đảm bảo mức sinh lời hợp lý
1. Đối với các chỉ tiêu tài chính.
1.1Huy động vốn :
Nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vốn để phục vụ cho
hoạt động tín dụng, trong năm 2012, Phòng giao dịch sẽ tập chung đẩy mạnh tăng
trưởng huy động trên thị trường 1 để duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy
động ở mức hợp lý là 85 % . Các giải pháp cụ thể cho công tác huy động vốn như
sau :
- Thực hiện đồng thời chiến lược “pull” và “puhs” bằng việc triển khai song
song các chương trình khuyến mại huy động vốn kết hợp với các chương trình thi
đua huy động vốn nội bộ.
- Khảo sát, đánh giá tiềm năng nguồn vốn huy động ở từng thị trường, từng
nhóm khách hàng; thực hiện việc phân loại khách hàng để có những chính sách
20
riêng đối với những nhóm khách hàng; triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp
sản phẩm chọn gói cho khách hàng
1.2 Tín dụng:
Tùy theo diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và các chính sách điều hành của

chính phủ, Phòng giao dịch sẽ có chính sách tăng trưởng tín dụng hợp lý và thận
trọng. Các giải pháp cụ thể cho công tác tín dụng như sau:
- Hoàn thiện danh mục sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp phục vụ
các mục đích vay sản xuất kinh doanh, đặc biệt là gói sản phẩm phục vụ các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
- Hoàn thiện các quy trình, quy định về thẩm định, trái thẩm định tín dụng,
thẩm định tài sản đảm bảo, nguyên tắc xác định hạn mức tín dụng cấp cho khách
hàng,… Ngay trong quý I để làm cư sở cho việc tăng trưởng tín dụng trong những
quý tiếp theo đồng thời kiểm soát được chất lượng tín dụng khi giải ngân cho vay
đối với khách hàng.
2. Lợi nhuận:
Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận, Phòng giao dịch sẽ phấn
đấu hoàn thành sớm càng tốt kế hoạch tăng trưởng nguồn huy động và dư nợ tín
dụng đã đề ra kết hợp với việc kiểm sót chặt chẽ chất lượng tín dụng và tập chung
khai thác nguồn thu phí tín dụng từ nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân
hàng. Song song đó, các biện pháp tiết giảm chi phí cũng sẽ được phòng giao dịch
tập chung thực hiện.
- Thực hiện việc bán kèm các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khi cấp tín
dụng cho khách hàng ; tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp nhằm khi thác tối
đa lợi thế trong hoạt động dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác của Ngân hàng
hư: thnah toán tiền điện, nước, phí truyền hình cáp, phí bảo hiểm,…;đẩy mạnh việc
phát triển khách hàng trên cơ sở nhóm khách hàng có giao dịch liên quan như:
nhóm khách hàng tiền vay , nhóm khách hàng tiền gửi để tang doanh thu hoạt động
dịch vụ.
- Rà soát, phân tích chi phí hoạt động của phòng giao dịch để có chính sách
chi tiêu phù hợp, tăng năng suất lao động, tránh lãng phí .
3. Định hướng khách hàng.
Với định hướng ngân hàng bán lẻ, khách hàng mục tiêu của ngân hàng là
nhóm khách hàng cá nhân đối với hoạt động huy động vốn và khách hàng doanh
21

nghiệp vừa và nhỏ đối với hợp đồng tín dụng. Để phục vụ nhóm khách hàng mục
tiêu này , chính sách của Ngân hàng sẽ bao gồm các nội dung cụ thể sau :
- Triển khai thực hiện công tác nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của nhóm khách
hàng mục tiêu thông qua các cuộc khảo sát, từ đó thiết kế các sản phẩm, dịch vụ
phù hợp với nhu cầu.
- Xây dựng chính sách giá cạnh tranh, linh hoạt, phù hợp với các diễn biến thị
trường cũng như đặc điểm của từng nhóm khách hàng mục tiêu.
- Nâng cao chất lượng phục vụ của Ngân hàng : Rà soát bộ tiêu chuẩn giao
dịch viên nhằm mục đích thống nhất các quy tắc ứng sử cũng như tác phong làm
việc của giao dịch viên.
II. Một số đề xuất:
Sau một thời gian tìm hiểu thực tế hoạt động của Navibank Tây Hồ, trực tiếp
thấy được những kết quả cũng như những khó khăn tồn tại và phương hướng phát
triển của ngân hàng, Em xin đưa ra một số đề xuất để phát triển Chi nhánh.
Với tình hình kinh tế thế giới và trong nước hiện nay, dựa vào tình hình kinh
doanh của ngan hàng nói chung và Phòng giao dịch Tây Hồ nói riêng. Bên cạnh
những giải pháp cần thiết như:
- Nâng cao khả năng huy động vốn
+ Xây dựng, nghiên cứu và đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích
khách hàng gửi lớn như các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn
+ Nâng cao các hoạt động tiếp thị, quảng cáo đặc biệt là tới hộ gia đình.
+ Mở rộng các loại dịch vụ nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm với
nhiều thời hạn khác nhau, nhiều loại hình lãi suất khác nhau.
+ Chú trọng đến hình thức phát hành trái phiếu.
22

×