Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

phân tích tình hình đảm bảo tiền vay tại chi nhánh ngân hàng no&ptnt huyện trực ninh - nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.01 KB, 97 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO TIỀN VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Phạm Văn Thanh 1 Ngân hàng K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân hàng thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời
sống xã hội, là một sản phẩm đặc biệt của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của
NHTM đánh dấu một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển đi lên của nhân
loại. NHTM hiện nay là kết quả tất yếu của quá trình phát triển của nền kinh tế
tiền tệ. Hệ thống NHTM có một bước lịch sử hình thành và phát triển hết sức
riêng biệt với các ngành kinh doanh khác.Lịch sử hình thành và phát triển của
ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá: Các NHTM
xuất hiện trong nền kinh tế với tư cách là các nhà tổ chức trung gian, nhận tiền
gửi của các tổ chức kinh tế có dư thừa và trên cơ sở đó cấp tín dụng cho các đơn
vị kinh tế có nhu cầu, tức là luân chuyển vốn một cách gián tiếp. Hệ thống
NHTM có phạm vi hoạt động rộng rãi vì nó cung cấp các dịch vụ tài chính cho
tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và các tầng lớp dân cư. Tuỳ theo cách tiếp cận
mà có các quan điểm khác nhau về NHTM, điều đó còn phụ thuộc vào tính chất
và mục tiêu của nó trên thị trường tài chính của từng nước.
 Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại.
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp: Một doanh nghiệp
đặc biệt – hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.
 Theo quan điểm của các nhà kinh tế Hoa Kỳ.
Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ
tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
 Theo quan điểm của các nhà kinh tế Pháp.
Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường


xuyên nhận được của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các
Phạm Văn Thanh 2 Ngân hàng K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ
tài chính.
 Tại Việt Nam, theo quy định tại luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng
được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. ( Trích trong Khoản 3, điều 4
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
Như vậy thông qua một số khái niệm về Ngân hàng thương mại, ta có thể
hiểu Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu
và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế
tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ
cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra,
NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản
phẩm dịch vụ của xã hội.
Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ở nước ta các loại hình ngân
hàng thương mại được hoạt phép hoạt động theo luật tổ chức tín dụng bao gồm:
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng
chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác.

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.
1.1.2.1 Hoạt động nhận tiền gửi.
Tiền gửi của khách hàng (gồm cá nhân và tổ chức) là nguồn vốn quan
trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng.
Để huy động được nhiều tiền có chất lượng ổn định, các ngân hàng phải đưa ra

được nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ được mọi đối tượng và đa dạng hoá các
hình thức huy động vốn như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
Phạm Văn Thanh 3 Ngân hàng K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
tiết kiệm, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi
tiền theo thỏa thuận.
Là đối tượng phải dự trữ bắt buộc với NHNN, nên chi phí tiền gửi của
NHTM trả cho khách hàng cao hơn thực tế. Ngoài ra tiền gửi ngắn hạn hoặc
không kỳ hạn thường rất nhạy cảm với biến động của lãi suất và những yếu tố
kinh tế khác như lạm phát.
Ngoài tiền gửi của khách hàng, NHTM còn huy động vốn từ nguồn đi vay
của NHNN hay của các NHTM khác và quốc tế.Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn
vốn này thấp hơn nguồn tiền gửi.
1.1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng và đầu tư.
Hoạt động quan trọng của NHTM là tìm cách sử dụng nguồn vốn của
mình để thu lợi nhuận. Đây là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một
khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có
hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó
mang lại khoản thu nhập lớn và đáng kể cho NHTM. Trong nghiệp vụ này Ngân
hàng sẽ dùng nguồn vốn tự của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới
các hình thức như:
- Hùn vốn, mua cổ phần, cổ phiếu của các công ty, xí nghiệp, việc hùn
vốn mua cổ phần chỉ được thực hiện bằng vốn của Ngân hàng.
- Mua trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái
phiếu công ty…
Tất cả mọi hành động đầu tư vào chứng khoán đều nhằm mục đích mang
lại thu nhập. Nhưng mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt

động ngân hàng được phân tán.
1.1.2.3 Hoạt động cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Phạm Văn Thanh 4 Ngân hàng K11
Chuyờn tt nghip H Kinh t quc dõn H Ni
L vic cung ng phng tin thanh toỏn ; thc hin dch v, thanh toỏn
sộc, lnh chi, y nhim chi, nh thu, y nhim thu, th ngõn hng, th tớn dng
v cỏc dch v thanh toỏn khỏc cho khỏch hng thụng qua ti khon ca khỏch
hng
Nhng dch v ngõn hng ngy cng phỏt trin, iu ny va cho phộp h
tr ỏng k cho nghip khai thỏc ngun vn, m rng cỏc nghip v u t, va
to ra thu nhp cho Ngõn hng bng cỏc khon trờn hoa hng l phớv õy l
hot ng ngy cng cú v trớ xng ỏng trong cỏc hot ng ca cỏc NHTM
hin vay.
1.2. m bo tin vay ca ngõn hng thng mi.
1.2.1 Hot ng cho vay ca ngõn hng thng mi.
Hot ng cho vay l hot ng quan trng nht quyết định đến khả năng
tồn tại và phát triển của ngân hàng thơng mại, l nghiệp vụ sử dụng vốn quan
trọng nhất vỡ õy l hot ng sinh li ch yu ca ngõn hng. Cng vỡ vy m
hot ng cha nhiu ri ro nht.
trỏnh iu ú, vic qun lý tin cho vay c tin hnh rt cht ch,
c bit l mún vay ln, vi thi hn di. Chớnh vỡ th khi cho vay, t khõu thm
nh h s xin vay trong ú cú cụng tỏc m bo tin vay nhm trỏnh ri ro cho
ngõn hng c ht sc chỳ trng.
1.2.2 m bo tin vay ca ngõn hng thng mi.
1.2.2.1 Khỏi nim, nguyờn tc v c trng.
1.2.2.1.1 Khỏi nim.
Bo m tin vay hay cũn gi l bo m tớn dng l vic bo v quyn li
ca ngi cho vay da trờn c s th chp, cm c ti sn thuc s hu ca
ngi i vay hoc bo lónh ca bờn th ba.
Cỏc ngõn hng v cỏc nh ch ti chớnh khỏc coi bo m tớn dng l ngun

thu n th hai khi ngun thu n th nht khụng th thanh toỏn c n. Trong
Phm Vn Thanh 5 Ngõn hng K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
cho vay kinh doanh, nguồn thu nợ thứ nhất từ doanh thu thực tế đối với cho vay
ngắn hạn, từ khấu hao và lợi nhuận đối với cho vay trung và dài hạn. Trong cho
vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất từ thu nhập cá nhân như tiền lương, các
khoản thu nhập tài chính (lãi tiền gởi, cổ tức, trái tức) và các khoản thu nhập
khác. Các khoản thu nợ thứ nhất này thể hiện dưới hình thức lưu chuyển tiền tệ
của người đi vay.
Trong hoạt động kinh doanh có muôn ngàn lý do dẫn đến nguồn thu nợ thứ
nhất không thực hiện được, nếu không có một nguồn bổ sung tất yếu ngân hàng
sẽ gặp rủi ro tín dụng. Vì vậy để bảo vệ lợi ích của mình các ngân hàng thường
yêu cầu người đi vay phải có các bảo đảm cần thiết, ngoại trừ những khách hàng
hoạt động tốt và có quan hệ tín dụng thường xuyên.
1.2.2.1.2 Nguyên tắc.
Bảo đảm tiền vay có các nguyên tắc sau:

Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có tài sản
đảm bảo, cho vay không có tài sản đảm bảo theo quy định của các văn bản pháp
quy và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản
hoặc thu hồi nợ trước hạn nếu khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng
tín dụng.

Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định
của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiệp vụ trả nợ đã cam kết.
• Sau khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên
bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên

bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Phạm Văn Thanh 6 Ngân hàng K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
1.2.2.1.3 Đặc trưng.
• Giá trị bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
Bảo đảm tín dụng không chỉ là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng mà còn có
ý nghĩa nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm của người đi vay. Trong trường
hợp TSĐB có giá trị nhỏ hơn nghĩa vụ được đảm bảo, người đi vay có thể chấp
nhận mất tài sản để trốn nợ. Và ngược lại, người đi vay động lực trả nợ, vì nếu
không trả thì họ sẽ mất TSĐB với giá trị lớn hơn so với khoản họ vay ngân hàng.
Nghĩa vụ gồm vốn gốc, lãi vay, lãi gia hạn và các chi phí liên quan.
• Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng vay vốn
và được pháp luật cho phép giao dịch, đồng thời có đủ các cơ sở pháp lý để
ngân hàng được ưu tiên xử lý tài sản để thu nợ, đó là cơ sở để người vay có
quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
• Tài sản phải có thị trường tiêu thụ.
Mức độ thanh khoản của tài sản có mối quan hệ tỷ lệ thuận đến lợi ích của
ngân hàng cho vay. Mức độ thanh khoản thấp có nghĩa là tài sản khó bán có thể
ngân hàng gặp nhiều rủi ro, do vậy ngân hàng khó chấp nhận. Mức độ thanh
khoản trung bình thì ngân hàng có thể chấp nhận được nhưng phải tính đến chi
phí kéo dài thời gian xử lý.
1.2.2.2 Vai trò của đảm bảo tiền vay trong hoạt động cho vay của
ngân hàng.
1.2.2.2.1 Bảo đảm tiền vay vừa là nguồn thu nợ vừa có tác động đến
nghĩa vụ trả nợ.
Nếu cho vay lớn hơn giá trị tài sản đảm bảo, bên đi vay sẽ có động cơ không
trả nợ vì có lợi cho họ. Ngược lại, cho vay nhỏ hơn giá trị tài sản đảm bảo sẽ kích
thích nghĩa vụ trả nợ vì nếu họ vi phạm bất kỳ cam kết nào trong HĐTD thì tổ
chức tín dụng có quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Do đó, đảm bảo
tiền vay không chỉ là nguồn thu nợ nếu khách hàng không trả nợ mà còn có tác

động đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, ngăn chặn tình trạng lạm dụng và sử
dụng vốn thiếu tính toán.
Phạm Văn Thanh 7 Ngân hàng K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
1.2.2.2.2 Có tác dụng phòng ngừa rủi ro tín dụng, giảm nhẹ tổn thất cho
tổ chức tín dụng khi khách hàng không thanh toán nợ.
Đảm bảo tiền vay thiết lập thêm cho ngân hàng một nguồn thu nợ thứ hai
ngoài nguồn thu nợ thứ nhất. Khi đánh giá hoạt động của khách hàng nếu thấy
nguồn thu nợ thứ nhất chưa có cơ sở chắc chắn thì buộc ngân hàng phải thiết lập
các cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai trong điều kiện nên kinh tế có
nhiều biến động như hiện nay. Mọi dự đoán rủi ro của ngân hàng đều mang tính
chất tương đối. Vì vậy, đảm bảo tiền vay có tác dụng phòng ngừa rủi ro tín dụng,
giảm nhẹ tổn thất cho tổ chức tín dụng khi khách hàng không thanh toán nợ.
1.2.2.3 Các hình thức đảm bảo tiền vay
1.2.2.3.1 Cho vay có đảm bảo bằng tài sản
a. Khái niệm.
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản là việc cho vay vốn của ngân hàng mà theo
đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài
sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba,
bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
b. Các điều kiện tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo là bất kỳ loại động sản, bất động sản và thỏa mãn điều kiện
sau:
• Giá trị đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ đảm bảo
• Tài sản phải thuộc quyền hợp pháp của khách hàng vay vốn và được pháp
luật cho phép giao dịch
• Tài sản phải có thị trường giao dịch
c. Các hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản
• Hình thức thế chấp
Phạm Văn Thanh 8 Ngân hàng K11

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
- Khái niệm :
Là việc khách hàng vay dùng tài sản (phần lớn là bất động sản) thuộc sở
hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và trong trường hợp khách hàng không
thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền phát mãi
tài sản đó để thu hồi nợ. Ngân hàng là người nắm chứng từ sở hữu gốc.
- Điều kiện của tài sản thế chấp :

Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay.

Nếu tài sản thuộc về các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty liên doanh khi thế chấp phải có văn bản quyết định của Hội đồng
quản trị.

Nếu tài sản thuộc quyền sở hữu của TCKT, tập thể khi thế chấp phải có
nghị quyết cuộc họp của các thành viên.
Trên nguyên tắc tài sản là bất động sản thì khách hàng phải giao chứng thư
sở hữu gốc của cơ quan có thẩm quyền cấp cho ngân hàng quản lý. Nếu chưa có
chứng thư thì ngân hàng chỉ nhận thế chấp đối với các loại tài sản có đủ giấy tờ
gốc hợp lệ, có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật trong khi chờ đợi cấp
chứng thư sở hữu gốc và ngân hàng giữ các giấy tờ nói trên.
• Hình thức cầm cố
- Khái niệm :
Là việc bên vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản của mình hoặc các chứng từ
chứng nhận quyền sở hữu tài sản của mình cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện
việc trả nợ đúng thời hạn theo hợp đồng.
Phạm Văn Thanh 9 Ngân hàng K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
- Điều kiện của tài sản cầm cố :


Tài sản cầm cố là động sản phải thuộc quyền sở hữu của chính khách hàng
cầm cố.

Tài sản cầm cố phải được ngân hàng quản lý trong suốt thời hạn tín dụng
(dù tài sản đó được ngân hàng nắm giữ, bên đi vay giữ hay một bên thứ ba nào
đó giữ).
• Phải có hợp đồng hoặc giấy chứng thư cho việc cầm cố.
• Hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn
vay
Là khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với TCTD. Hình thức này được áp
dụng khi cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ

Hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên bảo lãnh
Bảo lãnh là việc một pháp nhân hay thể nhân đem tài sản tiền bạc của mình
để đảm bảo và cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người
đi vay nếu người đi vay không trả nợ được cho người cho vay khi đến hạn thanh
toán.
Sơ đồ khái quát của hình thức bảo lãnh
(2)
Phạm Văn Thanh 10 Ngân hàng
K11
Người đi vay
Ngân hàng
Người bảo lãnh
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
(3)
(1)
Trong đó:

(1) Người đi vay và người bảo lãnh thương lượng với nhau để đi đến sự
đồng ý nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh.
(2) Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay.
(3) Hợp đồng bảo lãnh được ký giữa ngân hàng và người bảo lãnh.
1.2.2.3.2 Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản
a. Khái niệm :
Là sự cam kết của một hay nhiều người về việc trả nợ thay cho khách hàng
vay vốn khi người này không trả được nợ
- Đảm bảo tiền vay không bằng tài sản được thực hiện dưới hình thức bảo
lãnh.
- Điều kiện đối với người bảo lãnh: phải có năng lực pháp lý, phải có năng lực
tài chính để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết và uy tín của người bảo lãnh.
b. Các hình thức
Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cho vay có đảm
bảo không bằng tài sản.
Phạm Văn Thanh 11 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
Cho vay có đảm bảo không bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ; của
NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc.
1.2.2.4 Điều kiện đối với tài sản đảm bảo
• Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc
bên bảo lãnh.

Thuộc loại tài sản được phép giao dịch.

Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng đảm bảo.
• Phải mua bảo hiểm nếu Pháp luật có qui định.
1.2.2.5 Một số qui định của NHNN về vấn đề đảm bảo tiền vay
Khi nghị định số163/2006/NĐ-CP được ban hành 29/12/2006 của Chính phủ

về giao dịch đảm bảotiền vay của các tổ chức tín dụng tuy đã góp phần vào sự ổn
định tiền tệ của Nhà nước và tạo hành lang pháp lý an toàn cho các tổ chức tín
dụng mở rộng hoạt động tín dụng nhưng cũng có những bất cập riêng của nó
trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Vì thế mà ngày
03/12/2007, trên cơ sở đề nghị của Thống đốc NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam
ban hành quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 163 nhằm góp phần hình thành khung pháp lý về bảo đảm
tiền vay của các tổ chức tín dụng.
1.2.2.5.1 Biện pháp/các hình thức đảm bảo tiền vay
Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định cho vay có đảm bảo hay
không đảm bảo bằng tài sản theo quy định của nghị định số 85 và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.
Căn cứ năng lực tài chính của khách hàng vay, tính khả thi và hiệu quả của
khoản vay và tình hình thực tế, ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một
số biện pháp đảm bảo tiền vay được nêu dưới đây :
Phạm Văn Thanh 12 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
a. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
- Bảo lãnh bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
• Đối với tài sản hình thành từ vốn vay trong tương lai thì:
- Trong trường hợp đảm bảo thực hiên nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong
tương lai thì khi bên đảm bảo có quyền sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản
đảm bảo, chi nhánh NHNo có các quyền đối với một phần hay toàn bộ tài sản đó.
Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo
đảm chưa đăng ký quyền sở hữu thì ngân hàng vẫn có quyền xử lý đối với tài sản
đó khi đến hạn xử lý.
- NHNo Việt Nam chỉ nhận tài sản đảm bảo khi xác định được quyền sở hữu,

quyền sử dụng, số lượng, giá trị của tài sản và tài sản đó được phép giao dịch trên
thị trường. Đối với hàng hóa thì chi nhánh phải có khả năng quản lý và giám sát.
Đối với tài sản phải mua bảo hiểm theo qui định thì khách hàng phải cam kết
mua bảo hiểm trước khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.
b. Các biện pháp đảm bảo tiền vay trong cho vay có bảo đảm không bằng
tài sản.
Theo luật các tổ chức tín dụng, tại bảo đảm tiền vay đã quy định rõ: Việc cho
vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng được thực hiện theo quy
định của Chính phủ căn cứ vào nghị định 163/2006/NĐ-CP. Theo quy định của
nghị định này thì một trong những điều kiện để doanh nghiệp được ngân hàng
cho vay vốn không có bảo đảm bằng tài sản là phải có kết quả sản xuất kinh
doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay.
Thực tế có rất ít doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện trên trong khi nhu cầu
vay vốn lại rất lớn nên nghị định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo được ban hành ngày
15/06/2010: kết quả kinh doanh có hiệu quả và có lãi, trường hợp lỗ (do mới
thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh hoặc lổ lũy kế) thì phải có tài liệu
Phạm Văn Thanh 13 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
chứng minh được phương án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đúng hạn
theo thời hạn cam kết, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vay theo hình thức
không có bảo đảm bằng tài sản.
Riêng đối với lĩnh vực kinh tế hộ và sản xuất nông nghiệp mới đây nhất,
Thống đốc NHNN có ban hành nghị định số 41/2010/NĐ-CP vào ngày
12/04/2010 và thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010 thì đối với hộ
nông dân, chủ trang trại sản xuất có dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi
sẽ được xem xét cho vay từ 50 đến 500 triệu đồng không phải áp dụng biện pháp
bảo đảm bằng tài sản, chỉ nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có giấy
xác nhận của UBND xã phường về đất không có tranh chấp.
1.2.2.5.2 Thủ tục thực hiện của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh


Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản có chứng nhận của công
chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền, nếu các bên có
thỏa thuận; trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng nhận hoặc chứng
thực thì các bên phải tuân theo.
UBND cấp có thẩm quyền chứng thực hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
là các cấp UBND mà pháp luật về công chứng quy định có quyền hạn chứng thực
các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản.

Trường hợp DNNN cầm cố, thế chấp tài sản là toàn bộ dây chuyền công
nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật, thì phải
có văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đó.

Đối với tài sản cầm cố là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất
kinh doanh, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh chỉ được bán trong trường hợp có
chấp thuận bằng văn bản của tổ chức tín dụng cầm cố. Đối với tài sản thế chấp là
nhà, công trình xây dựng để bán, để cho thuê thì khách hàng vay, bên bảo lãnh
Phạm Văn Thanh 14 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
chỉ được bán, cho thuê trong trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của tổ
chức tín dụng nhận thế chấp.
• Trường hợp cầm cố quyền tài sản (Quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đòi nợ, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp,…) thì
khách hàng vay, bên bảo lãnh phải giao cho tổ chức tín dụng bản chính giấy tờ
chứng minh về quyền tài sản đó và phải thông báo cho người thứ ba có nghĩa vụ
về việc cầm cố quyền tài sản đó.
1.2.2.5.3 Điều kiện đối với tài sản được nhận làm bảo đảm tiền vay.
Nghị định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 03/12/2007 ban hành đã
sửa đổi nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006

Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
vay vốn tại NHNo Việt Nam phải có đủ điều kiện sau đây:
a. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách
hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau đây:
- Đối với giá trị quyền sử dụng đất: phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng
vay, bên bảo lãnh và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Đối với tài sản của DNNN: thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh
nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để BĐTV theo quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản khác: thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên
bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu,
thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
b. Tài sản được phép giao dịch.
c. Tại thời điểm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản không có tranh chấp.
d. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải
mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Bên nhận thế chấp phải
Phạm Văn Thanh 15 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản đảm bảo đang được dùng để
thế chấp.
NHNo&PTNT Việt Nam kiểm tra điều kiện của tài sản đảm bảo tiền vay.
Khách hàng vay, bên bảo lãnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp
của tài sản đảm bảo tiền vay.
1.2.2.5.4 Xác định giá trị đảm bảo tiền vay
Theo nghị định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ban hành ngày 03/12/2007 về
“Quy định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam ” xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay:
a. Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ Luật Dân sự thì chi
nhánh NHNo và khách hàng vay có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ

hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm theo Điều 48
Quy định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
b. Tài sản đảm bảo tiền vay được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp
đồng bảo đảm; việc xác định giá trị tại thời điểm chỉ làm cơ sở xác định mức cho
vay của NHNo&PTNT Việt Nam; không áp dụng khi xử lý tài sản đảm bảo để
thu hồi nợ. Việc xác định giá trị tài sản đảm bảo tiền vay phải được lập thành văn
bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng tín dụng.
c. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay do chi nhánh NHNo, khách hàng vay, bên
bảo lãnh thỏa thuận trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm xác định, có tham
khảo giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế
toán và các yếu tố khác về giá, trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất nêu tại
khoản d Điều này.
d. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất:
- Giá trị sử dụng quyền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất thì được xác
Phạm Văn Thanh 16 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
định theo giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qui định,
không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng.
- Giá trị quyền sử dụng đất đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm
trên khoản d Điều này thì do chi nhánh NHNo và khách hàng vay thỏa thuận theo
giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp.
1.2.2.5.5 Xác định mức cho vay
• Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ngân hàng tự tín toán và quyết định mức cho
vay so với giá trị tài sản đảm bảo. Miễn là, kết quả tính toán cho thấy, trong
trường hợp có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể thu được nợ gốc, nợ lãi và các chi
phí khác từ việc xử lý tài sản đảm bảo.
• Nhằm đảm bảo thu nợ an toàn, trong từng thời kỳ, tổng giám đốc sẽ quyết
định mức cho vay tối đa so với tài sản bảo đảm. Hiện tại, mức cho vay tối đa so

với giá trị tài sản đảm bảo được quy định như sau:
Căn cứ theo nghị định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 về giao
dịch có TSBĐ bảo thì mức cho vay tối đa so với giá trị TSBĐTV là:
- Đối với tài sản cầm cố, thế chấp thì mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị
tài sản đảm bảo.
- Trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá: Mức cho vay
tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam theo
từng thời kỳ.
- Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn: Mức cho vay tối đa bằng
100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi phải trả trong thời gian vay
vốn.
1.2.2.5.6 Danh mục tài sản dùng để làm bảo đảm tiền vay
a. Các loại tài sản cầm cố
• Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác.
Phạm Văn Thanh 17 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
• Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.
• Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm,
thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền, cổ phiếu do tổ chức tín
dụng khác phát hành.
• Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát
sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác.
• Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
• Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo qui định của pháp luật.
• Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy

định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố.
• Tài sản được hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời
điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa
lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có
quyền nhận.
• Các tài sản khác theo qui định của pháp luật.
b. Các loại tài sản thế chấp
• Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền
với nhà ở, công trình xây dựng và các loại tài sản khác gắn liền với đất.
• Giá trị quyền sử dụng đất theo qui định tại Chương IV – Luật Đất đai:
• Điều kiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp trước ngày 01/11/2007
người sử dụng đất đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp
luật mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và
Phạm Văn Thanh 18 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy
định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì vẫn được thực hiện các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất thế
chấp góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Còn trong thời hạn sử dụng đất.
- Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải phù hợp
với quy định tại Điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004.
• Tổ chức kinh tế trong nước thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được
thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử

dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước thì được thế chấp
bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất sau ngày 01/07/2004 được thế
chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
- Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/07/2004 mà đã
trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều
năm mà thời gian thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 05 năm thì được thế
chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất
thuê.
- Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp thì được thế chấp bằng
tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê lại.
• Hộ gia đình, cá nhân thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
Phạm Văn Thanh 19 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được thế chấp bằng
quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê sau ngày 01/07/2004, được thế chấp
bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê trước ngày 01/07/2004 mà đã trả tiền
thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời
gian thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm thì được thế chấp bằng
quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê lại trong khu công nghiệp thì được
thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê lại.
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thế chấp bằng quyền sử dụng đất:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được thế chấp

bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư
tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại đất trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà phải trả tiền thuê đất hàng năm thì
được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất, đất thuê lại.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư
tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất hoặc thuê lại đất trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mà phải trả tiền thuê đất một lần cho cả
thời gian thuê thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở
hữu của mình gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất.
• Tàu biển theo qui định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo qui
định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp.
Phạm Văn Thanh 20 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
• Các tài sản khác theo qui định của pháp luật. Hoa lợi, lợi tức và các quyền
phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu chi nhánh và khách
hàng có thoả thuận hoặc pháp luật qui định; trường hợp tài sản thế chấp được bảo
hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
• Trường hợp thế chấp tất cả tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó cũng thuộc
tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ,
thì vật phụ đó chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có sự thoả thuận với khách hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo tiền vay của ngân hàng
thương mại.
1.3.1 Nhân tố chủ quan.
• Các nhân tố thuộc về ngân hàng
Để mang lại hiệu quả cho đồng vốn lưu chuyển, tức là cả vốn và lãi sẽ
quay lại ngân hàng cho vay sau một thời gian nhất định đòi hỏi ngân hàng cho
vay phỉ thực hiện tốt chất lượng thẩm định và quy trình cho vay.
Thẩm định ở đây chính là thẩm định dự án đầu tư, đánh giá năng lực tài

chính của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo để đánh giá khả năng trả nợ
của khoản vay. Làm tốt khâu thẩm định này sẽ làm tăng khả năng thu hồi vốn
gốc và lãi đẩy mạnh quá trình cho vay, hạn chế bất lợi xảy ra và đảm bảo độ an
toàn của vốn tín dụng.
• Các nhân tố thuộc về khách hàng
Khách hàng là một nhân tố chủ quan trọng đối với đảm bảo tiền vay. Nếu
như khi nhận vốn vay mà khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có năng lực
quản lý giỏi, khả năng kinh doanh tốt sẽ mang lại lợi nhuận cao thì dễ dàng
hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng làm tăng chất lượng hiệu quả cho vay.
Nhưng nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như vốn ngắn hạn dùng
đầu tư tài sản cố định thì khó thu hồi vốn kịp thời để hoàn trả nợ đúng hạn, hay
khả năng tài chính của doanh nghiệp không ổn định, khả năng sản suất kinh
Phạm Văn Thanh 21 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
doanh kém, làm ăn thua lỗ, làm cho chất lượng đảm bảo tiền vay không hiệu quả
gây khó khăn và rủi ro cho ngân hàng.
1.3.2 Nhân tố khách quan.
Các nhân tố khách quan là các nhân tố thuộc về môi trường, chính trị, xã
hội và kinh tế bao gồm cả các chiến lược, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước, do đó trong quá trình thực hiện nhà nước cần quan tâm
điều chỉnh các chính sách kinh tế phù hợp, tạo thuận lợi cho khách hàng cũng
như các tổ chức xã hội.
Bên cạnh đó, nhân tố môi trường cũng tác động không nhỏ tới hoạt động
đảm bảo tiền vay như thiên tai, hỏa hoạn
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM
BẢO TIỀN VAY TẠI CHI NHÁNH
Phạm Văn Thanh 22 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội

NGÂN HÀNG NO&PTNT HUYỆN
TRỰC NINH - NAM ĐỊNH
2.1. Khái quát về chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam
Định
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của chi nhánh.
Trực Ninh là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Nam Định, là vùng đất màu mỡ
do hàng năm được bồi đắp phù sa của hai con sông lớn là Sông Hồng và Sông
Ninh Cơ. Nơi đây có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và phát triển ngành nghề như vận tải, cơ khí đóng tàu, sản xuất vật
liệu, ươm tơ, dệt…
Trong những năm qua cùng với các cấp, ngành, các DN, tổ chức và cộng
đồng dân cư tại địa phương, đã và đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp nông thôn. Nhiều cụm công nghiệp được triển khai đi vào hoạt động
theo đúng quy hoạch, các làng nghề truyền thống được củng cố và phát triển,
nhiều ngành nghề mới được hình thành, đang hoạt động hiệu quả như; nghề Cơ
Phạm Văn Thanh 23 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
khí; Luyện thép; Chế biến gỗ; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như
thêu ren, mây tre đan…
Với diện tích đất tự nhiên là là 14.318,96 ha, dân số 188.189 người, trong đó
có 81.000 lao động, nằm trong 51.189 hộ gia đình và 1.015 DN, chủ yếu là
DNNVV chiếm 99,3% tổng số DN trên địa bàn, các DN hoạt động phong phú và
đa dạng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
Từ những đặc điểm và lợi thế như trên, Trực Ninh là địa phương có nhiều
thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và là thị trường đầy tiềm năng đối với
hoạt động của NHTM trong việc cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho
nền kinh tế.
Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh, được thành lập theo quyết
định số 100/QĐ- NHNo&PTNT Việt Nam ngày 20/03/1997. Là đơn vị trực

thuộc Chi nhánh ngân hàng No&PTNT tỉnh Nam Định, có nhiệm vụ chính là tổ
chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, mà hoạt động chủ yếu là nhận
tiền gửi của khách hàng và sử dụng số tiền đó để cho vay và cung cấp các dịch
vụ ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và dân cư.
Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại thị trấn Cổ Lễ - huyện Trực Ninh - tỉnh Nam
Định. Với mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động gồm; Trụ sở chính đặt tại
trung tâm huyện, ba Phòng giao dịch đặt tại ba địa điểm cách trung tâm từ 15 đến
20 km đó là: Phòng giao dịch Trực Cát; Phòng giao dịch Chợ Đền; Phòng giao
dịch Ninh Cường và nhiều điểm giao dịch khác được đặt lưu động tại các xã, thị
trấn trong toàn huyện.
Trải qua 14 năm hoạt động và trưởng thành, Chi nhánh ngân hàng No&PTNT
huyện Trực Ninh – Nam Định, đã tự khảng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần quan trọng để phát triển kinh tế tại địa phương.
Hiện tại Chi nhánh có 43 cán bộ viên chức, trong đó số cán bộ viên chức có
trình độ đại học là 34 người chiếm 80 %. Với phương châm hoạt động là: “Mang
phồn thịnh đến với khách hàng”, Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực
Ninh - Nam Định, không ngừng mở rộng màng lưới đổi mới trang thiết bị, nâng
cao chất lượng phục vụ, triển khai các chương trình tín dụng trọng điểm; như cho
Phạm Văn Thanh 24 Ngân hàng
K11
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
vay hộ nông dân theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ,
cho vay phát triển kinh tế làng nghề, ngành nghề nông thôn, cho vay chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cho vay đối với người đi lao động có thời hạn
ở nước ngoài…
Từ việc triển khai thực hiện các chương trình hoạt động của mình.Trong
những năm qua Chi nhánh đã mang lại nhiều lợi ích vượt lên trên cả sự mong đợi
của khách hàng, vì vậy đã tạo ra sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng và công
chúng. Đến ngày 31/12/2010 Chi nhánh có tổng nguồn vốn là 464,085 tỷ đồng và
tổng dư nợ cho vay là 331,234 tỷ đồng, với 9.352 khách hàng, thuộc mọi thành

phần kinh tế và dân cư.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh Nam - Định :

(Nguồn : Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định)
Phạm Văn Thanh 25 Ngân hàng
K11
Ban giám
đốc
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán
ngân quỹ
Phòng tín
dụng - Kế
hoạch
Bộ phận
kiểm soát
Phòng giao
dịch Chợ
Đền
Phòng giao
dịch Ninh
Cường
Phòng giao
dịch Trực
Cát

×