Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực thi quyền hạn của HĐND các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.2 KB, 12 trang )

1
N02- TL4- Nhóm 2
MỤC LỤC
I- LỜI MỞ ĐẦU.
II- NỘI DUNG.
1. Quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
1.1. Cơ sở pháp lí.
1.2. Quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN
2. Thực trạng thực thi quyền hạn của HĐND các cấp trong lĩnh vực NSNN.
2.1.Những mặt đạt được trong việc thực thi quyền hạn của HĐND các cấp trong
lĩnh vực NSNN.
2.2 Những hạn chế trong việc thực thi quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên.
3. Đề xuất pháp lý của nhóm:
III - KẾT LUẬN.
IV - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Bài tập nhóm tháng 1- Luật tài chính
1
N02- TL4- Nhóm 2
I- LỜI MỞ ĐẦU.
Ngân sách của một quốc gia là văn kiện tài chính quan trọng nhất, trong đó
những cơ quan có thẩm quyền tìm cách dự trù, tiên liệu các khoản thu và các
khoản chi của quốc gia trong thời hạn nhất định. Hội đồng nhân dân ( HĐND) các
cấp là cơ quan quyền lực nhà nước, có quyền hạn quan trọng trong việc tổ chức
thực thi và quyết định ngân sách nhà nước ( NSNN) . Luật ngân sách nhà nước
( NSNN) 2002 ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lí để HĐND các cấp thực hiện chức
năng, quyền hạn của mình trong lĩnh vực NSNN. Vậy, trong quá trình thực thi
quyền hạn của mình, HĐND các cấp đã đạt được những thành tích nào, và bên
cạnh đó còn những hạn chế, bất cập nào trong việc thực thi? Giải pháp cho những
bất cập đó là gì? Trên cơ sở Luật NSNN 2002 và thực tế thực thi quyền hạn, chúng


ta cùng tìm hiểu để làm rõ Thực thi quyền hạn của HĐNDcác cấp trong lĩnh vực
NSNN- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.
II- NỘI DUNG.
2. Quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
2.1. Cơ sở pháp lí.
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Theo Hiến
pháp 1992, bộ máy hoạt động của HĐND tổ chức thành một hệ thống chuyên trách,
thể hiện ở ba cấp hoạt động : HĐND cấp Tỉnh –HĐND cấp huyện –HĐND cấp xã
Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND các cấp trong lĩnh
vực kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực NSNN có thẩm quyền: quyết định dự toán thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ
dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; các chủ
trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự
toán ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện
ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.
Dựa trên quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND năm
2003, Luật NSNN 2002 đã cụ thể quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
2.2. Quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
Quyền hạn của HĐND các cấp được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật
NSNN. Theo đó, HĐND các cấp có quyền như sau:
Trong quá trình lập dự toán NSNN : Quyền hạn của HĐND các cấp được
quy định tại điểm a;b;c thuộc khoản 1, khoản 2 điều 25 Luật NSNN 2002 .
Thứ nhất, căn cứ vào nhiệm vụ thu chi ngân sách được cấp trên giao và tình
hình thực tế tại địa phương , HĐND các cấp quyết định :
“ a) Dự toán thu NSNN trên địa bàn, bao gồm thu từ nội địa, thu từ hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
b) Dự toán thu NSĐP, bao gồm các khoản thu NSĐP hưởng 100%, phần
NSĐP được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%), thu bổ sung từ ngân

sách cấp trên;
Bài tập nhóm tháng 1- Luật tài chính
1
N02- TL4- Nhóm 2
c) Chi NSĐP, bao gồm cả chi ngân sách cấp mình và chi NSĐP cấp dưới,
chi tiết theo lĩnh vực chi đầu tư phát triển,chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung
quỹ dự trữ tài chính , dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên có mức chi cụ thể trong từng lĩnh vực giáo dục và đào tạo , khoa học và công
nghệ.”
Thứ hai, HĐND có quyền quyết định phân bổ dự toán cấp mình ( khoản 2
Điều 25), bao gồm :
“ a) Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
b) Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng
lĩnh vực;
c) Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân
đối bổ sung có mục tiêu.”
Ngoài ra HĐND các cấp còn có thẩm quyền quyết định các chủ trương biện
pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương (khoản 4 Điều 25) , quyết định
điều chỉnh dự toán địa phương trong trường hợp cần thiết(khoản 5 Điều 25) .
Để giúp cho HĐND các cấp có đủ cơ sở, căn cứ khi xem xét, thảo luận và
quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách ở địa phương thì các
báo cáo của UBND trước khi trình HĐND quyết định phải được ban chuyên môn
( ban kinh tế và ngân sách của HĐND tỉnh, ban kinh tế - xã hội của HĐND huyện,
chủ tịch, phó chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn ) và ban khác của HĐND thẩm
định cho ý kiến. UBND nghiên cứu, tiếp thu ý kiếm thẩm tra của các ban
thuộcHĐND , hoàn chỉnh các báo cáo để trình thường trựcHĐND.
Ban kinh tế và ngân sách, ban kinh tế - xã hội tổng hợp các ý kiến của các
ban khác có liên quan lập báo cáo thẩm tra để trình thường trực HĐND. Trường
hợp còn có ý kiến khác nhau thì ban kinh tế và ngân sách, ban kinh tế - xã hội và
các UBND trao đổi, làm rõ những nội dung còn khác nhau đó để trình thường trực

HĐND xem xét, cho ý kiến trước khi trình HĐND quyết định.
Đối với cấp xã, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND thẩm tra, cho ý kiến đối với
các báo cáo củaUBND. Căn cứ ý kiến của chủ tịch, phó chủ tịchHĐND, UBND
báo cáo những vấn đề tiếp thu, những vấn đề giải trình để làm rõ và hoàn chỉnh các
báo cáo, trình HĐND. Chủ tịch HĐND chủ trì có sự phối hợp của UBND hoàn
chỉnh báo cáo thẩm tra, trình hộiHĐND. Báo cáo của UBND trình HĐND và báo
cáo thẩm tra của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND được gửi đến đại biểu HĐND theo
quy chế hoạt động của HĐND các cấp.
Trong quá trình chấp hành và quyết toán NSNN
HĐND tham gia vào hoạt động chấp hành ngân sách thông qua các nội dung
như điều chỉnh các chỉ tiêu NSNN trong trường hợp cần thiết, giám sát hoạt động
chấp hành ngân sách của UBND cùng cấp. Theo khoản 7 Điều 25, HĐND có quyền
“ bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính ngân sách của UBND cùng
cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên.”
Bài tập nhóm tháng 1- Luật tài chính
1
N02- TL4- Nhóm 2
Trong hoạt động quyết toán NSNN, HĐND các cấp chịu trách nhiệm về việc
đáp ứng các yêu cầu của quyết toán ngân sách cấp mình và của ngân sách cấp dưới,
phê chuẩn quyết toán NSĐP( khoản 3 Điều 25).
HĐND các cấp còn có vai trò qua trọng trong việc kiểm soát đối với hoạt
động chấp hành và quyết toán NSNN. Theo khoản 6 Điều 25 Luật NSNN, HĐND
các cấp có trách nhiệm “ giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết
định.”. Theo đó, nhiệm vụ giám sát hoạt động chấp hành ngân sách của HĐND các
cấp thực hiện nội dung chủ yếu sau:
Giám sát hoạt động chấp hành các khoản thu NSNN tại địa phương. Đối với
hoạt động chấp hành thu ngân sách, việc giám sát tính hợp pháp của các khoản thu
ngân sách ở địa phương cần được chú trọng.

Giám sát hoạt động chấp hành chi NSNN tại địa phương. Hoạt động chi ngân
sách luôn đặt ra yêu cầu đúng pháp luật, có hiệu quả và tiết kiệm. Đối với hoạt
động chi có nguồn gốc từ đóng góp của công chúng, HĐND cần phối hợp với các
tổ chức xã hội tại địa phương để hoạt động giám sát có hiệu quả.
Có thể nhận thấy, luật NSNN 2002 đã tạo quyền năng thực sự cho HĐND
các cấp trong việc quyết định ngân sách cấp mình; điều đó cũng đồng nghĩa với yêu
cầu nâng cao trách nhiệm của cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là HĐND
tỉnh. Chính vì vậy, HĐND tỉnh ngoài thẩm quyền chung theo quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 điều 25 thì Luật NSNN còn quy định quyền hạn riêng của
HĐND tỉnh khoản 8 Điều 25:
“ a) Quyết định việc phân cấp nguồn thu , nhiệm vụ , chỉ cho từng cấp ngân sách
ở địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 4 của Luật này.
b) Quyết định tỷ lệ phần trăm(%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền
địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy
định tại khoản 2 điều 30 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp
ngân sách ở địa phương
c) Quyết định thu phí ,lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của
pháp luật ;
d) Quyết định cụ thể số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức
theo quy định của Chính phủ;
đ) Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này.”
2. Thực trạng thực thi quyền hạn của HĐND trong lĩnh vực NSNN.
2.1.Những mặt đạt được trong việc thực thi quyền hạn của HĐND các cấp trong
lĩnh vực NSNN.
Theo luật NSNN 2002, quyền hạn trong lĩnh vực NSNN của HĐND được
nâng lên đáng kể, từ đó tạo ra hành lang pháp lí để HĐND thực hiện chức năng,
quyền hạn của mình trong lĩnh vực NSNN. Việc thực thi quyền hạn của HĐND đã
đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ở đây, nhóm chỉ xin đề cập tới việc thực thi hai
thẩm quyền của HĐND trên cơ sở Luật NSNN đã được những kết quả tốt.
Thứ nhất, HĐND tỉnh được tăng cường thẩm quyền về ngân sách, chủ động hơn

trong quyết định NSĐP.
Bài tập nhóm tháng 1- Luật tài chính
1
N02- TL4- Nhóm 2
Theo khoản 8 Điều 25 Luật NSNN, HDDND tỉnh ngòi những thẩm quyền
chung đã được quy định trong Điều 25, còn có những quyền hạn riêng.
Mỗi địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, mức sống
của người dân trong từng địa phương vì thế cũng có sự khác nhau. Căn cứ vào khả
năng của nhân dân địa phương, HĐND cấp tỉnh tự mình quyết định một số khoản
thu dựa trên tình hình thực tế đã huy động được tối đa sức mạnh vật chất trong dân
để phát triển các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương, đầu
tư cơ sở hạ tầng góp phần phát triển địa phương một cách chủ động.
Ngoài ra HĐND cấp tỉnh còn quyết định việc huy động vốn trong nước cho
đầu tư trong trường hợp cấp tỉnh có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng vượt quá khả năng cân đối của địa phương (khoản 3 Điều 8 Luật ngân sách
nhà nước 2002). Ở Việt Nam hiện nay, xây dựng mới và nâng cấp các công trình
kết cấu hạ tầng là một nhu cầu lớn và bức thiết, nó là động lực phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương. Với quyền hạn này, cấp tỉnh sẽ phát huy được tiềm năng để
tăng nguồn thu cho chi đầu tư phát triển.
Thứ hai, vai trò giám sát của HĐND về việc thực hiện ngân sách đã được HĐND
quyết định ngày càng được nâng cao.
Thực hiện quyền giám sát của HĐND trong công tác KH&NS. Trong những
năm qua, nhất là từ năm 2004 thực hiện Luật NSNN 2002 đến nay, vai trò giám sát
của HĐND đã được nâng cao từng bước khẳng định vị thế là người đại biểu của
nhân dân giám sát các cơ quan hành pháp tổ chức thực hiện KH&NS. Cụ thể:Các
Ban chuyên môn của HĐND và UBND có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu đầu
của quá trình xây dựng KH&NS. Việc quyết định KH&NS được tuân thủ theo đúng
các quy định hiện hành. Hàng năm, HĐND thường tổ chức họp hai kỳ (Thông
thường vào tháng 7 và tháng 12). Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp
cuối năm là phê duyệt KH&NS năm sau. Các Ban chuyên môn của HĐND đã tích

cực, chủ động hơn trong công việc giám sát KH&NS với nhiều hình thức đa dạng
và qui trình giám sát ngày càng được chuẩn hóa. Trước đây, hoạt động các Ban
thường phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của thường trực HĐND. Gần đây, Ban KTNS
và các ban khác đã chủ động hơn trong việc lập và thực hiện kế hoạch giám sát tại
cơ sở. Trước khi lên kế hoạch giám sát, các chuyên viên đã tổ chức đi thực địa,
xuống cơ sở nắm bắt tình hình. Sau quá trình giám sát, các đoàn giám sát đều có
báo cáo kết luận về vấn đề giám sát và gửi tới UBNS các cấp yêu cầu xử lý.
Giám sát việc chấp hành ngân sách, hội đồng nhân dân phát huy vai trò quan
trọng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh việc thu chi. Chẳng hạn: trong việc giám sát
về lĩnh vực XDCB; giám sát tình hình chuyển đổi và quy hoạch sử dụng đất; giám
sát tình hình thu, chi ngân sách ở một số địa phương và đơn vị; kết quả thực hiện
các dự án đầu tư cho giao thông nông thôn từ nguồn vốn vay, tiến độ và kết quả
thực hiện các dự án trọng điểm; kết quả thực hiện công tác bồi thường, tái định cư.
Trong quá trình giám sát, các Đoàn giám sát đã phát hiện được những tồn tại,
vướng mắc trong quá trình thực hiện của các cấp, các ngành, nêu lên những ý kiến
Bài tập nhóm tháng 1- Luật tài chính

×