Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH phát triển giải pháp CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.7 KB, 43 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH
VÀ QUẢN LÝ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1 Lịch sử hình thành công ty TNHH phát triển giải pháp CNTT (Daisy).
Khởi điểm năm 1995, được biết đến như một nhóm phát triển bộ gõ Tiếng
Việt trên môi trường hệ điều hành DOS của Microsoft®, bộ gõ Tiếng Việt đầu tiên
trên môi trường Windows® và bộ phông Daisy theo TCVN3, nhóm phát triển phần
mềm Daisy đã nhanh chóng nhận thấy tiềm năng phát triển của các giải pháp ứng
dụng trong các lĩnh vực khác.
Năm 2001, công ty Daisy chính thức được thành lập trên nền tảng của nhóm
Daisy từ năm 1995. Kể từ đó tới nay, Daisy được khách hàng biết đến như một nhà
cung cấp giải pháp quản lý ứng dụng công nghệ mã số mã vạch có uy tín tại thị
trường Việt nam. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển các sản phẩm phần mềm,
Daisy còn được biết đến như một đơn vị phân phối thiết bị mã vạch, thiết bị cho
ngành bán lẻ, máy in sổ cho nhiều doanh nghiệp toàn quốc. Daisy đã nhanh chóng
trở thành đối tác tin tưởng của các nhà sản xuất thiết bị, các công ty cung cấp giải
pháp CNTT trong và ngoài nước. Các sản phẩm giải pháp của Daisy được phát triển
kết hợp với các sản phẩm của các hãng: Microsoft, Olivetti, Metrologic, SATO,
Firich, Teklynx, LABAU, Wincor-Nixdorf, Unisen, Motex Các sản phẩm của
Daisy được áp dụng thành công trong các lĩnh vực như Hệ thống chuỗi siêu thị và
Đại Siêu thị, hệ thống phân phối hàng hóa, Nhà sách, hệ thống quản lý kho hàng,
quản lý sản xuất, quản lý giao nhận hàng hóa (forwarder), hệ thống kiểm soát vào ra
- nhân sự - chấm công - tính lương, quản lý nhà hàng, xuất khẩu lao động, kế toán
doanh nghiệp, quản lý khách sạn và căn hộ cho thuê, quản trị ngân hàng (Core
Banking) và các dịch vụ ngân hàng điện tử …
Một số khách hàng tiêu biểu:


- Đại siêu thị Mê Linh - Melinh Hypermarket, thuộc Melinh Plaza.
- Hệ thống chuỗi siêu thị Intimex toàn quốc.
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi HaproMart toàn quốc.
- Hệ thống chuỗi cửa hàng, thuộc công ty Bách hóa hà nội.
- Hệ thống chuỗi siêu thị Marko.
- Hệ thống chuỗi cửa hàng Essential, trong các siêu thị BigC trên toàn quốc.
- Hệ thống chuỗi siêu thị Hà nội tại TP HCM.
- Hệ thống bán lẻ trong Sân bay quốc tế Nội Bài.
- Hệ thống chuỗi cửa hàng đồng giá HachiHachi - TP HCM.
- Hệ thống quản lý kho, Siêu thị thuộc tập đoàn Prime.
- Hệ thống phân phối các sản phẩm Unilever - Công ty Mạnh Tùng.
- Công ty phân phối Nhung Như, TPHCM.
- Công ty phân phối Tân Ngọc lan, Hà nội.
- Siêu thị Unimart (Seiyu).
- Công ty Sách và thiết bị trường học Hà nội.
- Hệ thống của hàng đồng giá Nhật Bản - Hachihachi tại TP HCM
- Hàng trăm siêu thị, cửa hàng, nhà sách trên toàn quốc.
-
1.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
phát triển giải pháp CNTT
1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH phát triển giải pháp
CNTT
1.2.1.1 Chức năng kinh doanh.
Kinh doanh , lắp đặt , bảo trì máy móc và các thiết bị CNTT
1.2.1.2 Nhiệm vụ của công ty.
Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên cơ sở tự chủ và tuân thủ pháp luật trong
nước và quốc tế hiện hành.

-Tuân thủ pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý tình hình xuất-
nhập khẩu.
-Quản lý sản phẩm nguồn vốn, đầu tư mở rộng đổi mới trang thiết bị, đảm bảo
sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
+Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các
mặt hàng do công ty kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
+Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm xây dựng và củng
cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chuyên môn.
+Quan tâm chăm lo đến đời sống của công nhân cả về mặt vật chất cũng như
tinh thần.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH phát
triển giải pháp CNTT
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông của các hãng
IBM, Compaq, HP, EPSON, DELL, TOSHIBA, CASIO, MICROSOFT,
EXCHANGE…
Phát triển và cung cấp phần mềm tin học cung cấp giải pháp và tích hợp hệ
thống cho các cửa hàng và siêu thị trên toàn quốc
Dịch vụ lắp đặt bảo hành và bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị công nghệ thông tin.
1.2.2.2 Mặt hàng kinh doanh
Công ty hoạt động chủ yếu trong ngành CNTT với việc kinh doanh và lắp đặt
máy tính,máy in,máy quét mã vạch.
1.2.2.3 Đặc điểm thị trường đầu vào và đầu ra
* Thị trường là nơi gặp gỡ và diễn ra các hoạt động mua và bán hàng hoá giữa
người bán và người mua.Mỗi một doanh nghiệp hay công ty khi bắt đầu có quyết
định thành lập đều phải tìm hiểu rõ về thị trường mà mình định tham gia để tìm

kiếm, lựa chọn cho mình những điều kiện đầu tư phù hợp.Điều đó lại đặc biệt quan
trọng đối với một công ty trách nhiệm hữu hạn như Công ty TNHH phát triển giải
pháp CNTT. Công ty đã quan tâm tìm hiểu và đưa ra quyết định về lựa chọn nhà
cung cấp và khách hàng.
* Nhà cung cấp:Trong nền kinh tế thị trường, quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố
đầu vào cơ bản như: vật tư, nguyên liệu, lao động, vốn, thông tin, công nghệ…Số
lượng và chất lượng các nguồn cung ứng các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh tối ưu. Do đó, nhà cung ứng là
một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và
đối với Công ty nói riêng. Nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty: chủ yếu là ở
nước ngoài.Nhập khẩu: từ các công ty Metrologic,Birch,Argox… và một số nhà
cung cấp khác…Vì chủ yếu nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty là nhập khẩu
từ nước ngoài nên gặp nhiều khó khăn trong đàm phán về giá cả và cả khó khăn về
khâu vận chuyển.
* Khách hàng hiện tại: Khách hàng là một nhân tố tác động rất lớn đến doanh
nghiệp. Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ
cấu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
chiến lược kinh doanh.Khách hàng hiện tại của công ty chủ yếu là các đơn vị ở Việt
Nam:Bộ công thương,Mobifone…
1.2.2.4. Khó khăn và thuận lợi
* Khó khăn:Nước ta vừa trải qua giai đoạn có tỷ lệ lạm phát cao. Để kìm chế
lạm phát chính phủ thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất ngân hàng tăng
cao trong thời gian qua, đã gây khó khăn rất lớn cho Công ty trong việc vay vốn để
đầu tư sản xuất.Khủng hoảng kinh tế làm cho tất cả các công ty đền có xu hướng
thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động của Công ty.Các nhà cung cấp nguyên cho công ty chủ yếu là các công ty

nước ngoài nên chi phí giá thành đầu vào khá cao gây không ít khó khăn cho công
ty. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao và thời gian lâu gây khó khăn khi có đơn
hàng mà hàng hóa chậm về kho.Công ty đang cố gắng tìm nhà cung cấp trong nước
nhưng những nguồn hàng trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công
ty (Số đáp ứng được yêu cầu là rất ít, chủ yếu là các công ty nước ngoài sản xuất tại
Việt Nam, còn các sản phẩm của Việt Nam thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
công ty).
* Thuận lợi:
- Chính sách thuế ngày càng hoàn chỉnh hơn, mục đích của các sắc thuế rõ
ràng hơn, đối tượng chịu thuế được mở rộng, thuế suất áp dụng theo hướng thống
nhất cho các đối tượng và đơn giản hoá, giảm cả về số lượng và mức thuế suất có
nhiều ưu đãi thuế cho các cơ sở kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
- Chính sách thương mại: Viện quốc hội thông qua luật thương mại (04/97) đã
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nói chung. Chính
sách xuất nhập khẩu đã có nhiều thay đổi thuận lợi hơn. Chính sách thương mại
được đổi mới trên các mặt: tự do hoá thương mại, đổi mới chính sách xuất nhập
khẩu, đổi mới hệ thống thuế quan, giảm bớt các quy định về hạn ngạch.
- Nước ta là một nước có tỷ lệ lao động lớn chí phí nhân công lại thấp so với
các nước khác cùng khu vực nên đây là một thuận lợi rất lớn của công ty. Cộng
thêm chính sách về lao động và đào tạo nguồn nhân lực để người lao động và người
đi thuê có thể căn cứ vào và đưa ra những điều kiện phù hợp trong hợp đồng thuê
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
bảo vệ lợi ích của người lao động nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu
tư. Các chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền huy động và sử dụng lao động không
hạn chế về số lượng theo điều kiện sử dụng lao động và an toàn lao động theo luật
định. Quy định về mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo quyền lợi tối thiểu cho người
lao động. Hoàn thiện và hỗ trợ cho hệ thống giáo dục và đào tạo nghề. Khuyến

khích các doanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Đào tạo nâng cao
trình độ quản lý cho chủ doanh nghiệp.
- Chính sách khoa học – công nghệ: Trong thời gian qua, Nhà nước đã có
nhiều nỗ lực trong việc đổi mới chính sách khoa học – công nghệ tiên tiến, khuyến
khích đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, khuyến khích và hỗ trợ các hoạt
động đào tạo kỹ năng và xây dựng kết cấu hạ tầng khoa học – công nghệ, tạo môi
trường thị trường và thông tin khoa học – công nghệ thuận lợi, tạo môi trường
pháp lý cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, đổi mới công nghệ.Ngoài những thuận
lợi do yếu tố bên ngoài đem lại cũng có những thuận lợi được tạo ra bởi chính nội
tại Công ty.
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ. Các quyết định được giám đốc đưa ra bàn bạc do
đó rất khách quan.Phòng ban tổ chức có sự phối hợp tương đối nhịp nhàng, ăn
khớp. Nhờ đó mà các kế hoạch và chiến lược phát triển của Công ty luôn được mọi
người trong thực hiện ăn khớp với nhau. Khi có sự cố hoặc các vấn đề khó khăn đều
được các phòng ban bàn bạc kỹ lưỡng và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng.
- Đặc biệt là sự đoàn kết giữa các cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo
ra được bầu không khí làm việc năng động và hiệu quả.Công ty đề ra nhiều chính
sách ưu đãi, đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên để khích lệ tinh thần làm việc
hăng say, tăng năng suất lao động, làm việc có hiệu quả.Lao động khi vào làm việc
ở Công ty được đào tạo bài bản, và có cơ hội được bồi dưỡng thêm trình độ và kiến
thức phục vụ cho quá trình phát triển Công ty.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức quản lý ở công ty.
1.3.1 Sơ đồ tổ chức tổ chức bộ máy công ty.
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
5
Giám đốc
TCKT Bảo hành Kỹ Thuật Kinh doanh
P.Giám Đốc
Kho vận
Báo cáo thực tập tổng hợp

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các phòng ban.
1.3.2.1. Giám đốc công ty : Ông Hoàng Quốc Thành.
Giám đốc là người quyết định chiến lược phát triển của công ty
Quyết định các phương án đầu tư
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua
các hợp đồng mua bán của công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức phó giám đốc công ty và các cán bộ quan
trọng khác trong công ty, quyết định mức lương, lợi ích khác của các cán bộ quản lý
trong công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức,quyết định thành lập công ty,chi nhánh các quyết
định quan trọng khác của công ty.
Giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm
của công ty trước pháp luật.
Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
Tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh, đầu tư dự án của công ty
Quyết định các biện pháp quảng cáo, tiếp thị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Quyết định bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng,kỷ luật các chức danh quan trọng
như: Phó giám đốc,kế toán trưởng, trưởng các phòng ban…
Quyết định lương, thưởng của nhân viên trong công ty.
1.3.2.2. Phó giám đốc : Ông Nguyễn Sơn Hà.
Tham gia điều hành hoạt động của công ty
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định, tham mưu cho giám đốc về bảo
toàn tài chính và phương án kinh doanh của công ty
Cấp các báo cáo cho giám đốc.
Ủy quyền vắng mặt cho các trưởng phòng ban liên quan.

1.3.2.3. Phòng triển khai:
a: Chức năng
Tham gia vào các dự án triển khai phần mềm cho các cửa hàng và siêu thị trên
toàn quốc
Tư vấn cho khách hàng cách thức hoạt động tốt nhất
b: Nhiệm vụ
Hỗ trợ khách hàng sau khi triển khai
Nhận các yêu cầu từ phó giám đốc để chuẩn bị triển khai
1.3.2.4. Phòng tài chính kế toán.
a: Chức năng.
Tham mưu với giám đốc trong quá trình quản lý và điều hành quá trình sử
dụng vốn của công ty.
Theo dõi và báo cáo giám đốc công ty tình hình sử dụng vốn của công ty.
Cung cấp kịp thời và chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động SXKD
của công ty. Tham mưu với ban giám đốc sử lý kịp thời trong quá trình quản lý.
b: Nhiệm vụ.
Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi phát sinh thu, chi trong
quá trình SXKD.
Hướng dẫn kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty theo đúng
chế độ chính sách.
Theo dõi tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ nhà nước.
Phân chia lợi nhuận thực hiện theo điều lệ của công ty.
Đề xuất với giám đốc công ty quy chế tính lương thưởng phụ cấp của cán bộ
công nhân viên theo quy chế hiện hành của công ty.
Kết hợp với bộ phận khác lập kế hoạch SXKD của công ty.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3.2.5. Phòng kinh doanh:

a: Chức năng
Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài dạn và ngắn hạn.
Khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng.
Quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường.
Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh
Xây dựng chiến lược thúc đẩy tăng doanh số.
b: Nhiệm vụ.
Kiểm tra hàng tồn kho, hàng quá hạn, hàng có chất lượng kém để xuất trả.
Lên đơn đặt hàng.
Liên hệ với nhà cung cấp để dặt hàng.
Ký kết các hợp đồng kinh tế.
1.3.2.6. Phòng Bảo hành:
a: Chức năng.
Thực hiện bảo trì lắp đặt ,sửa chữa thiết bị của công ty.
Quản trị hệ thống mạng nội bộ.
Sửa chữa, bảo trì, bảo hành máy móc thiết bị ,dịch vụ của khách hàng do công
ty cung cấp.
b: Nhiệm vụ.
Bảo trì lắp đặt thiết bị của công ty
Chăm sóc khách hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của ban giám đốc giao.
1.3.2.7. Phòng kho vận:
a:Chức năng
Quản lý hàng hóa trong công ty
Trông coi việc ra vào hàng hóa của công ty
Làm giấy tờ để cho việc xuất nhập hàng hóa được thong suốt
b:Nhiệm vụ
Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa trong công ty
Thực hiện yêu cầu xuất hàng của phòng kinh doanh cũng như của giám đốc
1.4. Kết quả kinh doanh của công ty

SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU.
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. doanh thu BH,DV 93.924.327.431 137.394.139.766 179.356.798.578
2. Doanh thu thuần về BH,DV 93.924.327.431 137.394.139.766 179.356.798.578
3. Giá vốn hàng bán 83.921.213.574 119.762.496.326 156.698.546.217
4. lợi nhuận gộp về BH,DV 10.003.113.856 17.631.643.440 22.657.242.361
5. Doanh thu hoạt động tài chính 75.650.939 336.720.585 517.690.767
6. Chi phí tài chính 362.918.102 357.568.208 700.467.590
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 9.012.857.065 16.558.944.076 21.567.890.529
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 702.989.628 1.021.851.741 1.272.128.655
9. Thu nhập khác 103.370.622 190.476.000 307.908.409
10. Chi phí khác. 320.644.744 420.438.876
11. Lợi nhuận khác 103.370.622 -130.168.744 -112.530.467
12. Tổng lợi nhuận trước thuế 806.360.250 891.682.997 1.159.598.188
13. Chi phi thuế TN hiện hành 225.780.870 249.671.239,2 289.899.547
14. Chi phí thuế TN hoãn lại
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 580.579.380 642.011.757,8 869.698.641
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2: Bảng so sánh các chỉ tiêu của công ty.
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm liên tục 2007, 2008,
2009.
Chỉ tiêu doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 46,28% tương ứng với
43.469.812.335 VND. Doanh thu của năm 2009 so năm 2008 tăng 31,27% tương
ứng với 42.962.658.812 VND. Doanh thu năm 2009 so với năm 2007 tăng 92,02%
tương ứng với 86.432.471.147 VND.

Ta thấy doanh thu của công ty trong 3 năm liên tục tăng với trị số cao cho thấy
được khả năng phát triển lớn của công ty.
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng liên tục.
Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 10,58% tương ứng với 61.432.377,8 VNĐ
Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 35,46% tương ứng với 227.686.883,2
VNĐ
Năm 2009 tăng so với năm 2007 là 49,8% tương ứng với 289119261 VNĐ.
Trong vòng 2 năm lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2009 tăng gần gấp 1,5 lần so
với năm 2007.
Nhìn tỷ lệ so sánh giữa năm 2009 với 2008, 2009 với năm 2007, 2008 với năm
2007 ta thấy tỷ lệ tăng trưởng của công ty trong 3 năm gần đây là rất lớn.
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIẢI PHÁP CNTT
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH phát triển giải pháp
CNTT
2.1.1 Mô hình tổ chức
Hình thức tổ chức công tác kế toán trong Công ty là hình thức kế toán tập
trung, phòng kế toán có 4 người trong đó có 1 kế toán tổng hợp và 3 trợ lý kế toán.
Toàn công ty chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm ở văn phòng công ty.
Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp, chịu trách nhiệm
thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh
tế, tài chính của doanh nghiệp. Phòng kế toán lưu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ, tài
liệu kế toán của doanh nghiệp.
Phòng kế toán có các trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Theo dõi quản lý tài chính của công ty, tổ chức toàn bộ công tác kế toán,
thống kê của công ty.

- Tư vấn về pháp lý cho Giám Đốc Công ty, cùng Giám Đốc chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc chấp hành các quy định của Nhà nước về kế toán thống kê
và tuân thủ luật trong kinh doanh đặc biệt là các nghĩa vụ tài chính đối với nhà
nước.
- Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán
- Tổ chức triển khai các biện pháp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán,
thanh quyết toán
- Tổ chức triển khai các công tác hạch toán kế toán chung cho toàn Công ty theo
đúng yêu cầu cảu luật kế toán, thống kê và yêu cầu Quản trị doanh nghiệp
- Kiểm tra các khoản chi phí và thanh toán của tất cả các bộ phận trong công ty
- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước Giám đốc Công ty về các đề xuất,
quyết định của phòng kế toán
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tự chủ và chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan tìm mọi biện pháp
kỹ thuật, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở tôn trọng lợi ích
của Công ty.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tổng hợp và các trợ lý kế toán
* Quyền hạn trách, nhiệm của kế toán tổng hợp:
- Lập phiếu thu, chi và theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt. Lập sổ quỹ tiền mặt
và kiểm kê quỹ tiền mặt cuối tháng, đối chiếu lượng tồn tiền mặt với thủ quỹ
- Theo dõi số lượng và chủng loại TSCĐ mua trong kỳ. Căn cứ vào các chứng
từ mua bán, lập sổ theo dõi và phân loại TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ
- Tiến hành tính lương cho toàn bộ công nhân viên và giám đốc công ty sau
khi nhận được bảng chấm công từ phòng hành chính nhân sự
- Quản lý và kiểm tra các khoản phải thu, phải trả trong kỳ, kiểm soát các
khoản nợ quá hạn, theo dõi các khoản trả trước cho nhà cung cấp và các khoản chi

phí trích trước
- Theo dõi và quản lý toàn bộ các khoản thu chi bằng tiền mặt, chuyển khoản
trong kỳ (thanh toán nước ngoài, thanh toán trong nước, thanh toán lương, các
khoản tạm ứng…)
- Kiểm soát giá mua các thiết bị
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
12
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
( Nguyễn Thị Nga)
TRỢ LÝ KẾ TOÁN
(GỒM 3 NGƯỜI)
Nguyễn Huyền
Trang
Nguyễn Lan Phương Phạm Thị Hòa
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Lập báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý, báo cáo quyết toán thuế
nhà cung cấp
- Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN cuối năm
- Kiểm soát toàn bộ các công văn, báo cáo từ phòng kế toán gửi tới các phòng
ban, các cơ quan chức năng
- Kiểm tra toàn bộ các chứng từ liên quan đến việc lập BCTC trong kỳ và nhập
số liệu vào phần mềm kế toán
- Lập báo cáo tài chính tháng và năm ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ,
báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
- Trợ giúp việc kiểm toán BCTC cuối năm
- Cập nhật các quy định mới về chế độ kế toán, tài chính
- Đào tạo, hướng dẫn và phân công công việc cho nhân viên phòng kế toán
* Quyền hạn, trách nhiệm từng trợ lý kế toán:
1) Nguyễn Huyền Trang
- Hàng ngày, kiểm soát tình hình xuất, nhập, tồn kho NVL, thành phẩm, công

cụ, dụng cụ. Theo dõi phiếu nhập, xuất kho và cập nhật dữ liệu vào máy tính.
- Cuối tháng lập báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn kho NVL, thành phẩm,
công cụ, dụng cụ (Đối chiếu số liệu với bộ phận kho, bộ phận bảo dưỡng và đối
chiếu kết quả kiểm kê cuối tháng với bộ phận nguyên vật liệu)
- Từ bản định mức sản phẩm của bộ phận sản xuất => tiến hành tính giá thành
NVL cho các sản phẩm trong tháng.
2) Nguyễn Lan Phương
- Hàng ngày thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản, lập phiếu thu, chi tiền
ngân hàng.
- Lập sổ quỹ ngân hàng cuối tháng, đối chiếu sổ quỹ với ngân hàng.
- Thu, chi tiền mặt hàng ngày và kiểm kê quỹ tiền mặt cuối tháng (với vị trí
thủ quỹ).
- Theo dõi công nợ phải thu, phải trả các nhà cung cấp nước ngoài.
3) Phạm Thị Hòa
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Lập hóa đơn GTGT cho giá trị hàng bán ra trong tháng
- Lập báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp cho người Việt Nam và người nước
ngoài, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế GTGT hàng tháng.
- Chịu trách nhiệm nộp các báo cáo thuế đúng hạn
* Quyền hạn, trách nhiệm chung của các trợ lý kế toán:
- Lập các báo cáo tháng và năm gửi tới các cơ quan hữu quan: HIZA, cục
thống kê.
- Khi phát sinh TSCĐ mới, từ sổ TSCĐ => tiến hành lập, in, dán thẻ cho các
TSCĐ mới
- Chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của công việc được giao
- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên phòng kế toán khi có yêu cầu
- Một số công việc khác khi được phân công
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty TNHH phát triển giải pháp

CNTT
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định
số 15/2006/ QĐ- BTC.
Đồng tiền sử dụng trong hạch toán: Tùy thuộc vào loại chứng từ kế toán,
Công ty sử dụng 2 loại đồng tiền để hạch toán: VNĐ, USD. Đồng tiền dùng để lập
các báo cáo tài chính là đồng VNĐ.
Năm tài chính: Năm tài chính của Công ty từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31
tháng 12.
Kỳ kế toán: từ 1 đến 30, 31 hàng tháng.
Phương pháp tính thuế GTGT: là theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Để hoàn thiện cho việc theo dõi
nhập, xuất, tồn hàng hóa, Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo
nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Khi tài sản được bán hay không thể sử
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
dụng được nữa, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài
khoản và lãi, lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.
Nguyên giá : Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình bao gồm giá
mua của tài sản, thuế nhập khẩu, các khoản thuế không được hoàn lại và các chi phí
liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng. Các
chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã được đưa vào sử dụng như chi
phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu, được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong năm phát sinh chi phí. Trong trường hợp có thể chứng minh rõ
ràng là các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế tương lai ước tính thu được từ việc
sử dụng tài sản cố định hữu hình so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó,

thì các chi phí này được vốn hóa làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.
Giá trị hao mòn: Giá trị hao mòn được trích lập theo phương pháp khấu hao
đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính như sau:
Năm
Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 25
Máy móc thiết bị 5 - 12
Thiết bị và đồ dùng văn phòng 5 - 7
Thời gian sử dụng và phương pháp khấu hao được xem xét định kỳ để đảm
bảo rằng phương pháp khấu hao và kỳ khấu hao là nhất quán với lợi ích kinh tế ước
tính thu được từ tài sản cố định hữu hình.
Phương pháp kế toán ngoại tệ: Các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác
USD phát sinh trong năm được quy đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái tương ứng tại
ngày giao dịch. Các khoản mục tài sản và công nợ có gốc bằng các đơn vị tiền tệ
khác với USD được quy đổi sang USD theo tỷ giá hối đoái của ngày kết thúc niên
độ kế toán.
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chưa thực hiện đều
được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán áp dụng trong Công ty được thực hiện theo đúng nội dung,
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số
129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có
liên quan đến chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán là các chứng từ kế toán ban hành theo
Chế độ kế toán doanh nghiệp, gồm 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho
+ Chỉ tiêu bán hàng

+ Chỉ tiêu tiền tệ
+ Chỉ tiêu TSCĐ
Tổ chức lập chứng từ kế toán:Khi có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều tổ chức lập chứng từ kế toán. Chứng
từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Chứng từ kế toán được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy
định trên mẫu. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tấy xóa, không viết tắt.
Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với
những chứng từ lập nhiều liên được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một
nội dung viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng
không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải
đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
Tổ chức ký chứng từ kế toán:Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo
chức danh quy định trên chứng từ. Chỉ ký tên khi đã ghi đầy đủ tất cả các thông tin
cần thiết trên chứng từ kế toán. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải
đăng ký bằng bút bi hoặc bút nước, không ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký
trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ
kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo
quy định.Chữ ký của Giám đốc, kế toán tổng hợp và dấu đóng trên chứng từ phải
hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán tổng hợp.
Công ty mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế
toán, Giám Đốc. Sổ đăng ký mẫu chữ ký được đánh số trang, đóng dấu giáp lai do
Thủ trưởng đơn vị quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ mẫu
trong sổ đăng ký.
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán:

Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển
đến đều phải được tập trung vào bộ phận kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những
chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ
thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
-Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán
-Kế toán viên, kế toán tổng hợp kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Giám Đốc Công ty ký duyệt
-Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán
-Lưu giữ, bảo quản chứng từ kế toán
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán
-Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép
trên chứng từ kế toán
-Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên
chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách,
chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, Phải từ chối thực
hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho…) đồng thời báo ngay cho Giám Đốc
biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Dịch chứng từ kế toán ra Tiếng Việt:Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng
nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán ở Việt Nam phải được dịch ra Tiếng Việt.
Những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng có nội dung không
giống nhau thì phải dịch toàn bộ nội dung chứng từ kế toán. Những chứng từ phát
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì ban đầu phải dịch toàn bộ, từ bản thứ hai
trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân
lập, tên đơn vị và các cá nhân nhận, nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của
người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về

nội dung dịch ra Tiếng Việt. Bản chứng từ dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản
chính bằng tiếng nước ngoài.
Sử dụng, quản lý, phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán:Phải sử dụng thống
nhât mẫu chứng từ kế toán đã được quy định. Trong quá trình thực hiện không được
sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
Chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục
nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Chế độ tài khoản Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản kế toán theo
Quyết định số 15/2006/ QĐ- BTC.
*Cách thức mở tài khoản chi tiết:
Đối với hàng tồn kho:
- Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường;
- Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu;
- Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;
- Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Đối với doanh thu
- Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính;
- Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại;
- Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán;
Đối với chi phí
Chi phí sản xuất sản phẩm
- Tài khoản 621 – Chi phí NVL trực tiếp;
- Tài khoản 622 – Chí phí nhân công trực tiếp;
- Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung;
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
+Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
+Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

+Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác
Chi phí tiêu thụ
- Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán;
- Tài khoản 635 – Chí phí tài chính;
- Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng;
+Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên
+Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
+Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác
- Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp;
+Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên quản lý
+Tài khoản 6412 – Chi phí nhân vật liệu quản lý
+Tài khoản 6413 – Chi phí đồ dùng văn phòng
+Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
+Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác
Chi phí khác
- Tài khoản 811 – Chi phí khác;
- Tài khoản 821 – Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
+Tài khoản 8211 – Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành;
+Tài khoản 6411 – Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại;
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức sổ kế toán Công ty đang dùng là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng
hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
19
Báo cáo thực tập tổng hợp

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng
Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Trình tự ghi sổ kế toán:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổn hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng
để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát
sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào
sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau
và bằng Tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sở. Tổng số dư Nợ và
Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bẳng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và
số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài
khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán
chứng từ ghi sổ
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Kỳ lập báo cáo tài chính năm: Các báo cáo tài chính phải được lập theo kỳ kế
toán năm là năm dương lịch
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính
Nơi gửi báo cáo tài chính là: Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống
kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, công ty mẹ.
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
21
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trách nhiệm lập báo cáo:
Các loại báo cáo tài chính gồm có:
-Bảng cân đối kế toán
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
-Bản thuyết minh báo cáo tài chính
2.3 Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể
2.3.1 Tổ chức hạch toán phần hành nguyên vật liệu
Các chứng từ đơn vị sử dụng:
+Hoá đơn giá trị gia tăng
+Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT) + Biên bản kiểm kê vật tư,hàng hoá
(MOS-VT)
+Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
+Bảng phân bổ vật liệu
Các tài khoản sử dụng:
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- Tk 331: Phải trả người bán
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Sổ kế toán chi tiết đơn vị sử dụng:
+Thẻ kho
+Sổ kế toán chi tiết vật liệu
+Bảng phân bổ vật liệu nhập xuất
+Chứng từ ghi sổ
+Sổ cái
Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Ở kho: Mở sổ theo dõi về mặt số lượng
Ở phòng kế toán : Ghi chép cả số lượng giá trị từng thứ vật liệu
Trình tự ghi chép:
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
-Ở kho: Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ nhập, xuất ghi số lượng
vật liệu thực nhập, thực xuất theo thẻ kho.
-Ở phòng kế toán mở sổ chi tiết vật liệu cho đúng với thẻ kho của kho để

theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập,
xuất kế toán gửi kiểm tra chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền phân loại
chứng từ sau đó ghi vào sổ chi tiết. Mặt khác kế toán còn phải tổng hợp số
liệu đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.
Sơ đồ 2.3: Thẻ song song
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Các phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu
Phương pháp kế toán nhập vật liệu
*Nhập vật liệu cho mua ngoài:
-Trường hợp vật liệu nhập kho khi có hoá đơn cùng về.
Đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
NợTK152:
Nợ TK133:
Có TK111, 112, 311:
Có TK331:
Khi hàng về kiểm kê phát hiện thiếu so với hoá đơn
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
23
Chứng từ gốc
Phiếu nhập
Phiếu xuất
Thẻ kho
Sổ chi tiết
vật liệu
Bảng tổng
hợp nhập
xuất tồn
Sổ cái

TK 152
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nợ TK152:
Nợ TK138:
Nợ TK133:
Có TK111, 112, 141, 311, 331:
Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu
Nợ TK152:
Nợ TK133:
Có TK111, 112, 141, 331:
-Trường hợp nhập kho nhưng chưa có hoá đơn.
Trong trường hợp này kế toán vẫn làm thủ tục nhập kho bình thường nhưng
chưa ghi ngày vào sổ mà kế toán lưu phiếu nhập kho vaò tập hồ sơ hàng về chưa có
hoá đơn.
Nếu đến cuối tháng mà hoá đơn vẫn chưa về thì kế toán dùng giá tạm tính để
ghi sổ.
Nợ TK152:
Có TK331:
Sang tháng khi hoá đơn về kế toán căn cứ vào giá hoá đơn, phiếu nhập kho để điều
chỉnh sổ kế toán cho phù hợp với giá hoá đơn theo các cách sau đây.
* Dùng bút toán đỏ xoá giá tạm tính.
Xoá giá tạm tính
Nợ TK152: Giá tạm tính
Có TK331:
Ghi theo hoá đơn:
Nợ TK152:
Nợ TK133:
Có TK111, 112, 141:
Điều chỉnh giá tạm tính theo hoá đơn: khi giá tạm tính lớn hơn giá hoá đơn.
Nợ TK152:

Nợ TK133:
SV: Lê Thuỳ Dương Lớp: KT3 - K40
24

×