Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải pháp phát triển xúc tiến thương mại hàng hóa ở Sơn La từ nay đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.2 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất đến Th.S
Đinh Lê Hải Hà, người đã tận tình giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc khó
khăn, hưỡng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường đại học Kinh Tế Quốc
Dân, các thầy cô trong khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế đã dạy bảo và
truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức trong thời gian học tập tại trường.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú, các anh chị ở
các phòng ban của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La, đặc biệt tôi xin cảm
ơn các anh chị trong phòng Tổng hợp đã tạo điều kiện cho tôi về thực tập,
nhiệt tình giúp tôi tìm kiếm số liệu, tài liệu để viêt chuyên đề.
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài chuyên đề này là công trình nghiên cứu thực sự
của riêng cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở kiến thức của bản thân dưới
sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Đinh Lê Hải Hà.
Bài chuyên đề của tôi không sao chép từ bất kỳ tài liệu hay công trình
nào khác, các số liệu và các kết quả là trung thực, do tôi tìm kiếm và được
cung cấp trong thời gian tôi thực tập tại phòng Tổng hợp của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Sơn La Các tài liệu tham khảo, các số liệu được tôi tham khảo và
sử dụng đều có dẫn nguồn cụ thể trong bài.
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.6 KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA
3.1 THỰC TRẠNG HÀNG HÓA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1.3.2 MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ SIÊU THỊ
3.3.1 NHỮNG ĐIỂM MẠNH
3.3.2 NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA ĐẾN
NĂM 2015
4.3: GIẢI PHÁP VỀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
4.4: GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ MẶT HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU
4.6 GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.6 KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA
3.1 THỰC TRẠNG HÀNG HÓA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1.3.2 MẠNG LƯỚI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ SIÊU THỊ
3.3.1 NHỮNG ĐIỂM MẠNH
3.3.2 NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA ĐẾN
NĂM 2015
4.3: GIẢI PHÁP VỀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
4.4: GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ MẶT HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU
4.6 GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BIỂU
Biểu đồ 1: GDP của tỉnh Sơn La từ năm 2008 - 2011 Error: Reference source
not found
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
Biểu đồ 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa phân theo thành phần kinh tế Error:
Reference source not found
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sơn La là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, điều kiện phát triển
kinh tế không thuận lợi, GDP bình quân đầu người thấp ( khoảng 4,2 triêu
đồng năm 2005, năm 2009 khoảng hơn 10,6 triệu đồng ). Sơn La có vị trí xa
thủ đô và các trung tâm kinh tế cùng với địa hình phức tạp phần lớn là đồi núi
có độ dốc lớn, giao thông khó khăn nên việc giao lưu, thông thương hàng hóa
gặp nhiều trở ngại. Kinh tế phát triển chưa cao, nhiều khu vực kinh tế còn
mang tính tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng thương mại thiếu thốn và kém phát
triển, ngành công nghiệp và dịch vụ mới bước đầu nổi lên song chủ yếu kinh
tế vẫn dựa vào nông, lâm nghiệp là chính. Ở Sơn La, loại hình thương mại
phát triển nhất là thương mại hàng hóa nhất là thương mại bán lẻ. Thương mại
hàng hóa có vai trò quan trọng và đóng góp lớn trong doanh thu của toàn
ngành thương mại của tỉnh, nghiên cứu tìm hiểu về “ thực trạng và giải pháp
phát triển thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2015 “ là công
việc rất cần thiết có ý nghĩa thiết thực trong định hướng và phát triển thương
mại hàng hóa của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện được mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2015 GDP bình quân đầu
người đạt khoảng 2100 USD và tốc độ tăng GDP khoảng 17% – 19%/năm
1.2 MỤC TIÊU
Nghiên cứu thực trạng thương mại hàng hóa ở địa bàn tỉnh Sơn la, tìm
hiểu rõ những hạn chế và thành công trong phát triển thương mại hàng hóa,
các điều kiện tài nguyên khí hậu, sự phát triển của thương mại hàng hóa trong
tỉnh giúp có được cái nhìn tổng quát về thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La,
từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp để phát triển thương mại
hàng hóa của tỉnh
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
1
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng: Đề tài nghiên cứu về thương mại hàng hóa, các điều kiện và
cơ sở để phát triển thương mại hàng hóa, nghiên cứu tìm hiểu các đặc điểm
về kinh tế, sản xuất thương mại, các yếu tố về tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng
và tác động đến thương mại hàng hóa.
Phạm vi: đề tài nghiên cứu về thương mại hàng hóa trên phạm vi địa bàn
tỉnh Sơn La, một trong những tỉnh nghèo và kém phát triển của cả nước. Đề
tài cũng nghiên cứu các đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn
hóa, xã hội của tỉnh giúp tìm hiểu và nghiên cứu rõ hơn về nền thương mại
hàng hóa của tỉnh Sơn La
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để có cái
nhìn tổng quan về các đặc điểm kinh Kinh tế - Xã hội của tỉnh Sơn La ảnh
hưởng tới sự phát triển của thương mại hàng hóa, và phân tích làm rõ về thực
trạng phát triển thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La.
Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các chỉ tiêu về phát
triển kinh tế, xã hội, các giao dịch thương mại hàng hóa
Phươngng pháp phân tích và tổng hợp được dùng để phân tích về mặt số
lượng cũng như chất lượng của các chỉ tiêu, các kết quả của hoạt động mua
bán sản xuất hàng hóa và phát triển kinh tế thương mại, nhờ đó giúp so sánh,
đưa ra được những đánh giá và giải pháp nhằm khăc phục nhũng điểm yếu và
tồn tại đề ra những giải pháp để phát triển hợp lý và hiệu quả trong tương lai
1.5 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THƯƠNG
MẠI HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch và phát triển thương mại tỉnh Sơn La đến
năm 2020 : Báo cáo trình bày chung về tình hình phát triển kinh tế, thương
mại của tỉnh Sơn La đến năm 2010, nếu lên những tồn tại, khó khăn thiếu sót
và hoạch định chương trình, đưa ra quy hoạch phát triến Thương mại của tỉnh
đến năm 2020
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A

2
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
- Báo cáo tình hình kinh tế thương mại hàng hóa tỉnh Sơn La các năm
2009 – 2011: Báo cáo tổng kết về kểt quả và tình hình ngành thương mại
hàng hóa của tỉnh Sơn La trong các năm 2009, 2010, 2011, trong báo cáo
cũng phân tích các đặc điểm, điều kiện phát triển của tỉnh Sơn La
- Các bài viết, tạp chí kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La
1.6 KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
Gồm 4 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La
Chương 3: Thực trạng thương mại hàng hóa của tỉnh Sơn La
Chương 4: Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Sơn La đến năm
2015
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
3
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ
XÃ HỘI CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA
2.1 KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA
TỈNH SƠN LA
2.1.1 Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên
1.417.444 ha, có tọa độ địa lý 20
0

39’ – 22
0
02 độ vĩ Bắc và 103
0
02’ – 105
0
11’
độ kinh Đông, giáp các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu về phía Bắc, Phú
Thọ, Hòa bình vè phía Đông, Điện Biên về phía Tây, giáp Thanh Hóa về phía
Nam và có 250 km đường biên giới chung với nước CHDCND Lào. Sơn La
cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc. Các đường giao thông quan
trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội:
đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279. Ngoài ra, còn có đường
không và đường sông như sân bay Nà Sản và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn
Yên. Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông
Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh. Sông Ðà chảy
qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95
km.
2.1.2 Địa hình
Ðịa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, vùng núi chiếm trên 85%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Sơn La có độ cao trung bình 600 – 700 m so với
mực nước biển, điểm cao nhất là 2.879 m, điểm thấp nhất là 70 m so với mặt
biển. Địa hình của tỉnh Sơn La được chia thành 3 vùng sinh thái: vùng trục
quốc lộ 6, vùng hồ Sông Đà và vùng cao biên giới. Trên 87% diện tích tự
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
4
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
nhiên có độ dốc từ 25

0
trở lên. Do có nhiều dãy núi nhỏ chạy theo hướng gần
vuông góc với ba dãy núi chính theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nên tạo ra
sự chia cắt địa hình sâu và mạnh, do đó việc phát triển giao thông, thông
thương mua bán hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Sơn La có hai cao nguyên
lớn là Mộc Châu và Nà Sản với những điều kiện sinh thái và khí hậu đặc
trưng thuận lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế.
Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước
biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận
lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa.
Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất
đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…
Địa hình Sơn La có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, địa
hình núi phức tạp cũng gây nhiều trở ngại cho các hoạt động sản xuất và đời
sống, đặc biệt đối với ngành giao thông vận tải.
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1 Tài nguyên đất
Tỉnh Sơn La có 1.405.500 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích
đất nông nghiệp là 190.070 ha, chiếm 13,52%; diện tích đất lâm nghiệp có
rừng là 331.120 ha, chiếm 23,55%; diện tích đất chuyên dùng là 22.327 ha,
chiếm 1,53%; diện tích đất ở là 5.756 ha, chiếm 0,39%; diện tích đất chưa sử
dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm 59,02%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 161.266 ha,
chiếm 84,48%, trong đó lúa 2 vụ chiếm 0,8% diện tích; diện tích đất trồng cây
lâu năm là 16.426 ha, chiếm 8,64%
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 734.018 ha; đất bằng
chưa sử dụng là 380 ha; đất có mặt nước chưa được khai thác sử dụng là 59
ha; đất sông suối là 9.793 ha; đất núi đá không có cây là 64.376 ha; đất chưa
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A

5
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
sử dụng khác là 47.601 ha.
Diện tích đất sử dụng không ngừng tăng do tăng nhanh diện tích đât
nông lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và phát triển rừng sản xuất. Khi
công trình thủy điện Sơn La hoàn thành sẽ làm thay đổi nhiều cơ cấu và diện
tích đất của toàn tỉnh.
2.1.3.2 Tài nguyên nước
Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35 suối lớn; 2
sông lớn là sông Đà dài 280 km với 32 phụ lưu và sông Mã dài 90 km với 17
phụ lưu; 7.900 ha mặt nước hồ Hoà Bình và 1.400 ha mặt nước ao hồ.
Mật độ sông suối 1,8 km/km
2
nhưng phân bố không đều, sông suối có độ
dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến
đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn
Mạng lưới sông suối trên địa bàn tỉnh khá dày đặc. Do hệ thống sông
suối có đặc điểm chung là độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, trắc diện hẹp nên tạo
tiềm năng thủy điện phong phú cho Sơn La với nhiều điểm có khả năng xây
dựng thủy điện. Với tốc độ khảo sát và xây dựng như hiện nay, tương lai Sơn
La có khả năng xuất khẩu điện
Chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm. Nguồn nước dồi dào và sạch
giúp cho ngành nuôi thủy sản ở sông nước và ao hồ phát triển, tuy nhiên quy
mô nuôi còn chưa lớn và năng suất chưa cao, chưa hình thành các khu nuôi
thủy sản tập trung.
Năm 2012 thủy điện Sơn La hình thành đã tạo nên vùng hồ thủy điện là
một điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, giao thông nối các vùng ven
hồ thủy điện
2.1.3.3 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của tỉnh Sơn La rất lớn, với diện tích đất rừng
577.638,09 ha chiếm 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, diện tích rừng khoảng
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
6
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
310.135 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 22,1. Trong đó rừng tự nhiên là 287.161
ha, rừng trồng là 22.974 ha. Riêng rừng phòng hộ chiếm 208.420 ha chiếm
trên 67,2 % diện tích rừng toàn tỉnh có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu
nguồn cho các công trình thủy điện lớn của quốc gia.
Về trữ lượng, toàn tỉnh có khoảng 87,053 triệu m
3
gỗ và 554,9 triệu cây
tre, nứa, phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên; rừng trồng chỉ có khoảng 154
nghìn m
3
gỗ và khoảng 221 nghìn cây tre, nứa. Đây là nguồn tài nguyên quý
giá, là một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Tính đến năm 2002, tỉnh Sơn La có Sơn La có 4 rừng đặc dụng bảo tồn
thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc Châu) rộng 38.000 ha, Sốp Cốp (Sông Mã)
rộng 27.700 ha, Côpia (Thuận Châu) rộng 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) rộng
16.000 ha.
Rừng Sơn La có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Các khu rừng đặc
dụng có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương
lai
2.1.3.4 Tài nguyên khoáng sản
Sơn La có 2 nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và sét với
trữ lượng khá lớn phân bố tương đối rộng trên địa bàn toàn tỉnh, hiện đang
được khai thác mạnh để sản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây

dựng trong tỉnh và công trình thuỷ điện Sơn La; mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16
triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn . Ngoài ra Sơn
La còn có một số mỏ khoáng sản nhưng trữ lượng không lớn như niken đồng
có 8 điểm quặng và mỏ, đáng kể là mỏ bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng
hàng triệu tấn quặng với hàng lượng 3,55% ni ken; 1,3 % đồng; vàng có 4 sa
khoáng và 3 điểm vàng gốc, trong đó có triển vọng là sa khoáng Pi Toong
huyện Mường La, Mu Nu huyện Mai Sơn; Bột Tan: Mỏ than Tà Phù huyện
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
7
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
Mộc Châu trữ lượng 23 vạn tấn; Than đá có ở các mỏ than Quỳnh Nhai trữ
lượng 578 ngàn tấn; mỏ than Mường Lựm, trữ lượng trên 80 ngàn tấn.
Nhìn chung các điểm quặng của Sơn La có trự lượng thấp, phân bố rải
rác, cộng với địa hình phức tạp nên gây khó khăn cho việc khai thác theo quy
mô lớn và chuyên sâu.
2.1.4 Khí hậu, thời tiết
Đặc trưng cận ôn đới chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưa tập trung vào các tháng
7 và 8 (không có bão), thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượng . Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 21,4
0
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27
0
C,
trung bình thấp nhất 16
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm la 1.200 –
1.600mm. Độ ẩm không khí trung bình là 81%. Hai cao nguyên Mộc Châu và

Nà Sản có khí hậu mát mẻ trong lành, thuận lợi cho cả nông lâm nghiệp và du
lịch
Vào mùa đông, Sơn La thường có các đợt khô hạn, do vậy khó tăng diện
tích canh tác, cộng với gió Lào, sương muối thường xuyên cũng gây bất lợi
cho sản xuất nông nghiệp
2.1.5 Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
Phong cảnh thiên nhiên hữu tình đã tạo điều kiện cho Sơn La phát triển
du lịch với các sản phẩm đa dạng, phong phú, hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước. Những vùng núi cao, những khu rừng nguyên sinh có hệ động
thực vật phong phú, nhiều suối, nhiều ghềnh thác. Hai cao nguyên Mộc Châu
và Nà Sản thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái trên các
tuyến đường rừng và dã ngoại bằng thuyền trên sông. Những phong cảnh khá
nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử và điểm tham quan du lịch như nhà ngục
Sơn La, hang văn bia Lê Thái Tông, hồ Tiền Phong, cảng Tà Hộc, hang nước
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
8
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
thẳm Tát Tòng, thủy điện Sơn La…
Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay có hồ thủy điện Sơn La cùng với 4
vườn quốc gia: khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha – Mộc Châu, khu bảo tồn
thiên nhiên Sốp Cộp, khu bảo tồn thiên nhiên Co Mạ - Thuận Châu, Tà Xùa –
Bắc Yên là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
2.2 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA T ỈNH
SƠN LA
2.2.1 Trình độ phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa, dịch vụ
Kinh tế Sơn La chủ yếu là Nông – Lâm nghiệp, thị trường tiêu thụ nhỏ
hẹp, không thuân lợi cho việc phát triển, giao lưu hàng hóa, thương nghiệp
chủ yếu là bán lẻ, sản xuât hàng hóa chưa phát triển. Kinh tế ở nhiều vùng

còn mang tính tự cung, tự cấp, thương mại hàng hóa chưa phát triển. Toàn
tỉnh chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất, đầu tư nước ngoài rất ít, chỉ có
vài dự án về trồng cây Nông – Lâm nghiệp.
Ngành Nông, Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng sản
phẩm, năm 2006 ngành Nông, Lâm nghiệp chiếm tới 50,07 % cơ cấu tổng sản
phẩm, còn lại là công nghiệp và dịch vụ, song cơ cấu này biến đổi dần qua các
năm theo xu hướng tỷ trọng Dịch vụ tăng mạnh nhất, Công nghiệp tăng và
Nông Lâm nghiệp nghiệp giảm dần
GDP bình quân đầu người còn thấp ( năm 2010 khoảng hơn 13 triệu
đồng). Chi ngân sách chủ yếu do trung ương cấp ( thu ngân sách trên địa bàn
mới đảm bảo 15 – 20 % chi thường xuyên ). Việc tích lũy đầu tư mở rộng còn
nhỏ hẹp.
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
9
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
Biểu đồ 1: GDP của tỉnh Sơn La từ năm 2008 - 2011
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2010
Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm khoảng 19 %, xong tốc độ này
đang có xu hướng giảm. Năm 2009 tăng 23% so với năm 2008 xong đến năm
2010 chỉ tăng 19% so với 2009, năm 20011 tốc độ tăng giảm xuống còn 13%.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển chưa cao, kim nganh xuất
khẩu, nhập khẩu còn thấp, song tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu vào
loại cao cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang có xu hướng phát
triển tốt. Tỉnh Sơn La xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông, lâm sản như cà
phê, ngô, sắn, chè… và nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất như máy thi
công, Phuong tiện vận tải hàng hóa, máy phát điện, dây chuyền phục vụ chế
SV: Vương Cao Sơn

Lớp: Thương mại 50A
10
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
biến. Sơn La có đường biên giới dài với Lào, hoạt động xuất khẩu qua đường
biên giới với Lào có nhiều chuyển biến tích cực đánh dấu bước phát triển mới
trong thương mại và quan hệ mậu dịch, tuy nhiên kim ngạch còn nhỏ bé, giá
trị hàng hóa xuất khẩu chưa cao
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ trọng nông lâm nghiệp
Bảng 1: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sơn La
ĐVT: %
Ngành kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011
Công nghiệp & xây dựng 14,27 19,49 17,33 19,78 20,73
Nông & lâm nghiệp 50,67 45,49 45,06 41,00 39,02
Thương mại & dịch vụ 35,06 35,02 37,31 39,22 40,25
Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Sơn La
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
11
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
Bảng 2: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Sơn La phân theo khu vực
kinh tế
(Theo giá hiện hành)
ĐVT: triệu đồng
Ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011
Tổng số 9.373.736 11.624.561 13.889.835 15.736.270
Nông lâm nghiệp & thủy sản 5.513.193 6.768.446 8.058.469 8.449.680
Công nghiệp & xây dựng 2.365.124 2.736.476 2.937.607 3.851.032

Các ngành dịch vụ 1.495.419 2.119.639 2.894.299 3.435.558
Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Sơn La
Ngành dịch vụ của Sơn La chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng sản
phẩm, song tỷ trọng này tăng dần qua các năm ( năm 2008 chiếm 16% đến
năm 2011 tăng lên 21% ), lực lượng lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng
cao. Điều này cho thấy ngành dịch vụ ở Sơn La đang có xu hướng phát triển
dần.
Nông lâm nghiệp và thủy sản vốn là ngành kinh tế truyền thống của tỉnh,
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, xong tỷ lệ này giảm dần ( năm
2008 chiếm 58,8% đến năm 2011 giảm còn 53% ) khi công nghiệp xây dựng
và dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh.
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, khoa học công nghệ chưa được ứng
dụng nhiều, hạ tầng thương mại còn chưa phát triển và có chất lượng thấp. Hệ
thống chợ, trung tâm thương mại còn kém phát triển và phân bố chưa đồng
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
12
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
đều.Môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn. Hệ thống pháp luật và hiệu lực
quản lý nhà nước còn chưa cao.
2.2.2 Dân số, lực lượng lao động
Sơn La có quy mô dân số năm 2009 là 1.083.761 người, trong đó nam
chiếm 49,92% và nữ chiếm 50,08%. Mật độ dân số bình quân là 76 người/
km2. Tốc độ tăng dân số của Sơn La hiện nay còn cao, bình quân khoảng
1,85% năm ( giai đoan 201 -205 ) cao hơn mức bình quân tăng dân số của
vùng Tây Bắc ( 1,60 % ) và mức tăng trung bình của cả nước ( 1,38% )
Sơn La gồm 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố, 10 huyện, 6
phường, 9 thị trấn và 188 xã
Bảng 3 Dân số tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2009

Đơn vị: nghìn người
Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng số 1067231 1083761 1092745 1103548
Nam 529685 540980 549143 552638
Nữ 537546 542781 543602 550910
Thành thị 145078 150675 153892 158558
Nông thôn 922153 933086 938853 944990

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2009
Trên địa bàn tỉnh Sơn La có 12 dân tộc sinh sống, trong đó 54% là dân
tộc Thái, 18% là dân tộc Kinh, 12% dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường va
gần 8% là các dân tộc Dao, Khơ Mú, La Ha…
Về chất lượng dân số: do phần lơn dân cư trong tỉnh là người dân tộc,
sống rải rác ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, còn nhiều tập tục, điều kiện
đầu tư cho giáo dục còn khó khăn…nên trình độ về dân trí, học vấn nhìn
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
13
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
chung còn thấp
Về phân bố dân cư: sự phân bố dân cư không đông đều giữa các vùng,
các khu vực, cao nhất là thành phố Sơn La với 262 người/km2 và thấp nhất là
huyện Sốp Cộp với 26 người/km2. Hầu hết dân cư sống ở địa bàn nông thôn
chiếm 86,10%, dân cư thành thị chỉ chiểm 13,90% dân số của toàn tỉnh, thấp
hơn mức trung bình của cả nước ( khoảng 26% ). Điều đó cho thấy mức độ đô
thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Sơn La những năm qua vẫn còn
tở mức thấp.
Chất lượng lao động của tỉnh Sơn La những năm gân đây đã có sự cải
thiện nhiều về trình độ văn hóa của lực lượng lao đông. Tuy nhiên, tỷ lệ lao

đông đã qua đào tạo của toàn tỉnh đến năm 2009 chỉ chiếm chưa đến 20%
tổng số lao động và phần lớn là cán bộ, công chức trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước, các sự nghiệp đoàn thể…tập trung ở thành phố Sơn La và các trung
tâm thị trấn. Lao động có trình độ và kỹ thuật ở các khu vực khác hầu như
không đáng kể
Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh
năm 2009 đạt khoảng 584.940 người, chiếm 53,97% tổng dân số, đây là con
số cao nhưng chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 85% tổng số lao
động. Từ năm 2000 đến nay tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp trong tổng
lao động xã hội đã giảm 12,61%, tỷ trọng lao đông trọng ngành công nghiệp
xây dựng thì tăng mạnh gần 85,88% và dịch vụ tăng đến 144%
Như vậy có thể thấy Sơn La là một tỉnh có số dân không lớn, mật độ
dân số thấp và không đồng đều giữa các huyện, song dân số trẻ và tỷ lệ tham
gia lao động khá cao, điều này thuận lợi cho phát triển sản xuất thương mại.
Tuy nhiên, lao đông nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, trình độ chất
lượng lao động còn thấp, lao động qua đào tạo và có trình độ chuyên môn ít
ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu công nghệ tiến tiến trong sản xuất hàng hóa
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
14
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
cũng như phân phối hàng hóa
2.2.3 Giao thông vận tải
Sơn La cũng ngày càng chú trọng phát triển ngành giao thông vận tải.
Trước đây, mạng lưới giao thông của tỉnh còn nhiều yếu kém nhưng đến nay,
các đường giao thông đã được mở rộng và phát triển, nâng cấp nhằm phục vụ
mạng lưới giao thông của tỉnh được xuyên suốt, đáp ứng nhu cầu lưu thông
hàng hoá đến các tỉnh lân cận.
Sơn La có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh và đầy đủ cả về đường

bộ, đường hàng không và đường biển.
Đường bộ
Hiện tại, toàn tỉnh có 4.494 km, đường ô tô đi được 3.481,3 km, mật độ
đường ô tô đạt 0,25 km/km
2
(không kể đường xã và ngõ xóm). Nếu chỉ tính
riêng đường quốc lộ và tỉnh lộ thì mật độ là 0,07 km/km
2
.
Phần lớn các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn được xây dựng với
tiêu chuẩn thấp, chủ yếu đạt cấp IV; V; VI trừ một số đoạn qua thành phố.
Mặt đường cấp cao chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu mặt đường quá độ và chạy trực
tiếp trên nền đất.
Đường thủy
Tổng chiều dài mạng lưới đường sông khoảng 300 km gồm hai tuyến
chính là sông Đà và sông Mã.
Các suối trên địa bàn khả năng khai thác vận tải thủy là rất nhỏ, chỉ phục
vụ nhu cầu đi lại bằng phương tiện thô sơ, hiệu quả thấp. Hơn nữa, cơ sở hạ
tầng và phương tiện vận tải đường sông còn nhiều yếu kém.
Đường hàng không
Sơn La hiện có sân bay Nà Sản là sân bay loại nhỏ cách thành phốSơn
La 20 km về phía Hà Nội. Sân có đường hạ cánh dài 2400m x 35m (cấp 3D),
năng lực 20.000 HK/năm (năm 2001 vận chuyển được 13.000 HK), đã phát
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
15
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
huy có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của
nhân dân.

2.3 ĐÁNH GIÁ
Vị trí xa thủ đô, giao thông đi lại khó khăn, địa hình phức tạp… gây
nhiều cản trở cho hoạt động phát triển thương mại hàng hóa, thu hút đầu tư,
giao lưu thương mại
Sơn La có đường biên giới với Lào góp phần mở cơ hội giao lưu trao đổi
hàng hóa.
Có nhiều tiềm năng về du lịch, nhiều phong cảnh thiên nhiên và di tích
lịch sử góp phần phát triển kinh tế
Tài nguyên rừng, đất thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, cung cấp
nguyên liệu phong phú và dồi dào cho sản xuất hàng hóa
Hệ thống sông ngòi nhiều độ dốc lớn là ưu thế phát triển thủy điện, cùng
với diện tích mặt nước lớn tạo cho Sơn La tiềm năng cao về nuôi thủy sản
Kinh tế còn kém phát triển, GDP đầu người thấp, cơ sở hạ tầng thương
mại còn thiếu thốn, nguồn nhân lực dồi dào tuy nhiên trình độ thấp là những
khó khăn đối với việc phát triển kinh tế, thương mại của tỉnh Sơn La
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
16
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
CỦA TỈNH SƠN LA
3.1 THỰC TRẠNG HÀNG HÓA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
3.1.1 Tổng mức bán lẻ và giá trị tăng thêm của hàng hóa
Giai đoạn 2005 – 2009 tổng mức bán lẻ hàng hóa của ngành thương mại
toàn tỉnh có mức tăng trưởng khá. Năm 2009 tổng mức bản lẻ hàng hóa ước đạt
6.314,54 tỷ đồng, tăng 24,48 % so với năm 2008, nhịp độ tăng tổng mức bán lẻ
hàng hóa thương mại giai đoạn 2005 – 2009 bình quân đạt 29,74 % năm
Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội bình quân của tỉnh Sơn La năm 2009
là 4,66 triệu đồng/ người, cao hơn Tây Bắc ( 3,80 triệu đông/ người ) song chỉ

bằng 40,71 % so với cả nước ( 11,41 triệu đồng/ người ). Tuy nhiên, chỉ tiêu
này của tỉnh Sơn La năm 2009 tăng 2,09 lần so với năm 2005 cao hơn mức
bình quan của cả nước ( khoảng 2 lân ) và của cả khu Tây Bắc ( khoảng 2,05
lần ). Như vậy, sức mua của dân cư trên địa bàn gần đây ngày càng tăng.
Biểu đồ 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2010
Thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng qua
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
17
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
các năm. Năm 2008 kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng 74,1% đến năm 2011
chiếm 78,6% tăng 4,5%. Kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng
giảm dần trong cơ cấu tổng mức bán lẻ ( 25,9% năm 2008 giảm còn 21,4%
năm 2011 )
Tính chung giai đoạn 2001- 2009 thì ngành thương mại hàng hóa có
mức tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm của ngành năm 2009 là 242,546 triệu
đồng chiếm 56,2 % giá trị toàn ngành thương mại của tỉnh, tăng thêm 19,35
% so với năm 2008 và tốc độ tăng bình quân 16,71 %/ năm giai đoạn 2005
-2009 cao hơn tốc độ tăng của ngành thương mại dịch vụ của tỉnh ( 15,30 %/
năm ) và của cả nước ( 8,48 %/ năm ). Tốc độ tăng trưởng như vậy thấp hơn
tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp của tỉnh ( 18,01 %/ năm ) nhưng
cao hơn so với nông lâm ngư nghiệp và thủy sản ( 4,21 %/ năm ) và cao hơn
tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh ( 14,62% /năm )
3.1.2 Cơ cấu bán lẻ hàng hóa xã hội
Cơ cấu bản lẻ hàng hóa xã hội của kinh tế nhà nước tăng đều, từ 17,11 %
năm 2000, năm 2009 tỷ trọng này là 23,6 % đến năm 2011 thì giảm chiếm
còn 22,1% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội

Cơ cấu của thành phần ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
mức bán lẻ hàng hóa thương mại, năm 2000 chiếm khoảng 82,89 %, năm
2005 chiểm khoản 86, 48 %, năm 2009 giảm một chút còn 76,4%, đến năm
2011 tăng 77,9% . Điều này cho thấy vai trò quan trọng của khối ngành ngoài
nhà nước dần được khẳng định. Sự tham gia mạnh của các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh vào lĩnh vực bán lẻ hàng hóa xã hội vừa là một yếu tố tích
cực trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân nhưng cũng là yếu tố làm
hạn chế quá trình tổ chức hoạt động thương mại, tổ chức thị trường trên địa
bàn theo hướng hỗ trợ cho sản xuất quy mô lớn phát triển hơn. Trong đó, tỷ
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
18
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
trọng kinh tế tập thể có xu hướng tăng giảm không đều, kinh tế tư nhân và cá
thể có xu hướng tăng mạnh
Cơ cấu bán lẻ hàng hóa thương mại năm 2009
Kinh tế nhà nước 846,4 tỷ đồng chiếm 23,2 %
Kinh tế ngoài quốc doanh 2804,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 76,8 %
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa xuất hiện trong lĩnh vực
bán lẻ hàng hóa thương mại của tỉnh
So sánh với cả nước tỷ trọng kinh tế nhà nước trong bán lẻ hàng hóa
của tỉnh Sơn La cao hơn
Bảng 4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh Sơn La so với cả nước
Đơn vị: %
2008 2009 2010 2011
Tổng số 100 100 100 100
kinh tế nhà nước 25,9 23,6 23,4 22,1
Kinh tế ngoài nhà nước 74,1 76,4 76,6 77,9
Trong đó

+ Kinh tế tập thể 0,05 0,05 0,05 0,05
+ Kinh tế cá thể 75,33 76,24 76,58 76,02
+ Kinh tế tư nhân 24,62 23,71 23,37 23,93
Khu vực có vốn ĐTNN 0 0 0 0
Cả nươc 100 100 100 100
Kinh tế nhà nước 8,9 8,4 8,6 8,5
Kinh tế ngoài nhà nước 86,8 86,6 86,2 86,9
Khu vực có vốn ĐTNN 3,4 5 5,2 4,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La 2009
Niên giám thống kê Viêt Nam 2009
3.1.3 Mạng lưới thương mại hàng hóa
3.1.3.1 Mạng lưới chợ
Theo số liệu khảo sát thực tế và thống kê cho thấy, tổng số chợ trên địa bàn
tỉnh Sơn La hiện nay là 98 chợ, trong đó có 6 chợ loại 2, có 75 chợ loại 3 và 17
chợ không thể xếp loại; 21 chợ được xây dựng kiên cố, 37 chợ được xây dựng
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
19
Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S Đinh Lê Hải Hà
bán kiên cố, còn lại là chợ tạm, liều lán và đất trống. Nhìn chung cơ sở vật chất
kĩ thuật chợ còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa
Với tổng số 96 chợ trên 206 xã, phường, thị trấn, Sơn La la tỉnh có mật
độ chợ thấp so với cả nước, chỉ có 0,49 chợ/ xã, phường, thị trấn, trong khi
bình quân cả nước là 0,76 chợ/ xã, phường nhưng cao hơn so với cả vùng Tây
Bắc 0,41 chợ/ xã, phường
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Sơn La là 1.417.444ha, như vậy cứ bình
quân 142,6 km
2

thì có một chợ và bán kính phục vụ của một chợ là 6,74 km.
Khoảng cách này là lớn nếu so về bán kích phục vụ trung bình của một chợ xã
( chợ loại 3 là 1,2 km ). Lực lượng tham gia buôn bán, kinh doanh chủ yếu
trên chợ đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh bán buôn, bán lẻ
và người sản xuất nhỏ trực tiếp bán sản phẩm. Thành phần thương nghiệp nhà
nước và hợp tác xã hầu như không tham gia mua bán trực tiếp trên chợ.
Mạng lưới chợ như vậy tạm thời đáp ứng được nhu cầu trao đổi mua bán
hàng hóa của các đối tượng tham gia, tuy nhiên các chợ trên địa bàn tỉnh Sơn La
phân bố vẫn còn chưa phù hợp, mật độ còn thấp, cơ sở vật chất của chợ còn kém
gây cản trở, hạn chế nhiều về khai thác các lợi thế về thương mại của tỉnh
3.1.3.2 Mạng lưới trung tâm thương mại và siêu thị
Trên địa bàn tỉnh bắt đầu hình thành những loại hình tổ chức thương mại
hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn, song quy mô
còn nhỏ và thực chất chỉ là các cửa hàng kinh doanh tổng hợp ở mặt phố.Hiện
tỉnh Sơn La vẫn đang tiến hành xây dựng trung tâm thương mại ở trung tâm
Thành phố. Hiện tại trên địa bàn tỉnh mới có 1 siêu thị tổng hợp Hapro và
chuyên doanh về nội thất, đồ điện tử ở trung tâm thành phố
3.1.3.3 Các cửa hàng và đường phố thương mại
Các của hàng lớn và chuyên biệt cũng như các phố thương mại chưa phát
triển, chủ yếu là của hàng tổng hợp, các cửa hàng với quy mô nhỏ
Hệ thống của hàng thương mại của các doanh nghiệp và các hộ kinh
SV: Vương Cao Sơn
Lớp: Thương mại 50A
20

×