MỤC LỤC
1
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
TCTD : Tổ chức tín dụng
NVHĐ : Nguồn vốn hoạt động
TCKT : Tổ chức kinh tế
CK : Cuối kỳ
BQ : Bình quân
TDN : Tổng dư nợ
TT : Tỷ trọng
ST : Số tiền
KH : Kế hoạch
TDH : Trung dài hạn
2
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 3 Tình hình hoạt động dịch vụ.
Bảng 4 Các chỉ tiêu cơ bản
3
3
LỜI NÓI ĐẦU
Sau quá trình học tập nghiên cứu ở trường, sinh viên đã được trang bị những
kiến thức cơ bản làm nền tảng cho công việc sau này của mình. Mỗi sinh viên tuỳ
theo năng lực sở thích đã chọn những ngành học khác nhau, phù hợp với mình.
Những kiến thức học ở trường mới chỉ là lý thuyết, điều quan trọng là phải biết vận
dụng nó như thế nào vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tập ở
các đơn vị đối với mỗi sinh viên là hết sức quan trọng, nhờ đó sinh viên có thể củng
cố, nâng cao kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đó vào thực tế gắn lý luận với
thực tế. Trong quá trình thực tập, sinh viên cũng có thể tập phân tích đánh giá các
hoạt động quản lý và kinh doanh tại cơ sở thông qua những kiến thức đã học, đồng
thời có thể đưa ra những phương hướng biện pháp tiếp tục đổi mới nâng cao hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Được sự giới thiệu của Khoa Tiếng Anh Thương Mại - Trường Đại học
Thương Mại và sự đồng ý hướng dẫn thực tập của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Tây đã tạo mọi điều kiện để em được tiếp xúc với
kiến thức thực tế. Đó là cơ sở để em có thể tìm hiểu và nắm được những thông tin
cơ bản cần thiết để phục vụ cho việc hoàn thành bài báo cáo thực tập.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là các cô
chú nhân viên phòng Kế hoạch tổng hợp tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Hà Tây đã giúp đỡ em tận tình và cho em có cơ hội tiếp xúc thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Tiếng anh, trường đại học
Thương Mại đã tận tình giảng dạy cho em trong suốt thời gian qua, đặt biệt em xin
cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Lê Thị Phương Mai – người đã trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành bản báo cáo.
Hà Nôi, ngày 14 tháng 02 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Phương Thảo
4
4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN CHI NHÁNH HÀ TÂY
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu khái quát về BIDV Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam;
Tên viết tắt BIDV
Biểu tượng
Trụ sở: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Tel : (844) 22205544
Website : www.bidv.com.vn
Ngân hang TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên gọi ban đầu là Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam – được thành lập theo quyết định số 117/TTg ngày
26/04/1957 trực thuộc bộ tài chính. Năm 1981, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Sau khi tách các ngân hàng chuyên doanh năm
1988, năm 1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- trực thuộc Ngân hàng nhà nước. BIDV đang
hoạt động với quy mô Tổng công ty nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày
07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ. Trải qua hơn 50 năm, Ngân hàng ngày càng
khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong công cuộc phát triển đất nước.
Trước năm 1995, BIDV thực hiện chức năng chính là cấp phát vốn ngân sách
và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo lãi suất ưu đãi. Sau năm 1995, phù hợp với
biến đổi trong nền kinh tế đất nước, ngân hàng đã thực hiện nhiều đổi mới trong
kinh doanh, với truyền thống, bản lĩnh, nghị lực và sức sáng tạo – đã đạt được
những kết quả khả quan về cơ cấu tổ chức, năng lực tài chính, lĩnh vực đầu tư;
5
5
mạng lưới hoạt động, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn lực và quan hệ đối
ngoại. Hiện nay, chiến lược của BIDV là kinh doanh đa năng tổng hợp trên cơ sở
giữ vững vị trí đứng đầu về lĩnh vực đầu tư - phát triển, sẵn sàng hội nhập quốc tế,
hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh.
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển chi nhánh Hà Tây
Trụ sở chi nhánh Hà Tây: 197, Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận
Hà Đông, Hà Nội. Tel: (84-4) 382 1137 (84-4) 382 1137
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Tây là đơn vị trực thuộc BIDV.
Tiền thân của BIDV Hà Tây là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành
lập vào ngày 1/6/1990. BIDV Hà Tây luôn theo sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng như những chính sách, quy định của
đảng, Nhà nước và của ngành, đồng thời đặt ra mục tiêu hiệu quả và an toàn trong
kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ
với chi phí thấp nhất từ đó phát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên.
Nhận thức đúng đắn được vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm
qua chi nhánh đã vượt qua được những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững
và đổi mới phát triển không ngừng – niềm tin và uy tín của BIDV Hà Tây ngày một
tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày càng được mở rộng, vốn
huy động luôn đáp ứng được nhu cầu hợp lý của các thành phần kinh tế trong sản
xuất kinh doanh, nhiều dự án công trình do chi nhánh Hà Tây đầu tư và cho vay vốn
đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Sự phát triển và đóng góp của BIDV Hà Tây, nhất là trong những năm gần
đây đã được ghi nhận bằng Huân chương lao động Hạng Ba (giai đoạn 1995-1999)
và Huân chương lao động Hạng Nhì (1999-2004) do Nhà nước trao tặng và nhiều
bằng khen của Đảng và nhà nước, các Bộ, Ngành, của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân
tỉnh Hà tây (cũ). Căn cứ kết quả thực hiện phấn đấu các năm liên tục, đặc biệt giai
đoạn 2006-2008, chi nhánh đã được các cấp và Liên bộ xét duyệt nâng hạng chi
nhánh lên Doanh nghiệp hạng I từ 01/01/2009.
6
6
1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
BIDV chi nhánh Hà Tây chỉ hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại,
trong đó bao gồm:
1.2.1 Huy động vốn
BIDV huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ và các công cụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật dưới
các hình thức sau:
a) Nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền
gửi khác;
b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có
giá khác để huy động vốn trong nước và nước ngoài;
c) Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt đông tại Việt Nam và
của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính nước ngoài;
d) Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn ;
e) Các hoạt động huy động vốn khác không trái quy định Pháp luật.
1.2.2 Hoạt động tín dụng
BIDV cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng
Việt Nam, ngoại tệ dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ
có giá trị khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức phù khác theo quy định
của pháp luật dưới các hình thức như sau:
a) Cho vay;
b) Bảo lãnh ngân hàng;
c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
d) Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế với các ngân hàng được phép
thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Phát hành thẻ tín dụng;
f) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.
1.2.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
a) Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác;
c) Mở tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp
luật về ngoại hối;
d) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng;
e) Cung ứng các phương tiện thanh toán;
f) Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng trừ thẻ tín dụng;
g) Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;
7
7
h) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác khi được
NHNN chấp thuân; và
i) Tổ chứ hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và
nước ngoài; tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN chấp thuận
1.2.4 Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thương mại khác
a) Tham gia thị trường tiền tệ; đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ
chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà
nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ;
b) Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hổi và sản phẩm sinh về tỉ giá, lãi
suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản chính khác sau khi được NHNN chấp thuận bằng
văn bản;
c) Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan
đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước;
d) Cung ứng dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch
vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
e) Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp
nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư;
f) Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp;
g) Cung cấp các dịch vụ môi giới tiền tệ;
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Với cơ cấu gọn nhẹ, hợp lí, hoạt động của BIDV Hà Tây đã tỏ ra có hiệu quả,
được chứng minh qua kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt và quy mô hoạt động
không ngừng được mở rộng của chi nhánh. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Hà
Tây được thể hiện qua sơ đồ sau: 1:
8
8
Ban Giám Đốc
Ban Giám Đốc
Phòng Quan hệ
khách hàng
Phòng Quan hệ
khách hàng
Phòng Quản lý
rủi ro
Phòng Quản lý
rủi ro
Phòng Quản trị
tín dụng
Phòng Quản trị
tín dụng
Phòng dịch vụ
khách hàng
Phòng dịch vụ
khách hàng
Phòng quản lý
và dịch vụ kho
quỹ
Phòng quản lý
và dịch vụ kho
quỹ
Phòng kế hoạch
tổng hợp
Phòng kế hoạch
tổng hợp
Phòng kế toán
tài chính
Phòng kế toán
tài chính
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng tổ chức
hành chính
Bảng 1: sơ đồ tổ chức
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban
Ban Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức
năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ nhân viên trong đơn vị và chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
Phòng quan hệ khách hàng: tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát
triển mối quan hệ với khách hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho
vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn với Ngân hàng.
Phòng Quản lý rủi ro:
Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng.
Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng
của Chi nhánh.
Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức,
cơ cấu giới hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo
của BIDV.
Phòng quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay,
bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của BIDV và Chi nhánh.
Phòng dịch vụ khách hàng: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách
hàng, đồng thời thực hiện các công tác thanh toán bao gồm thanh toán quốc tế.
9
9
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện
các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển trên đường đi. Đề xuất
mức tiền mặt tại Chi nhánh, làm nghiệp vụ thu tiền mặt và theo dõi tổng hợp lập
báo cáo tiền tệ.
Phòng Kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong
công tác điều hành nhằm đạt mục tiêu hiệu quả an toàn vốn trong kinh doanh, đồng
thời giúp ban giám đốc đề ra chiến lược tong kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.
Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời
mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, thực hiện chế độ tài chính kế toán và biện pháp
quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính.
Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực
của Chi nhánh, thực hiện công tác văn phòng, công tác quản trị hậu cần.
10
10
PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Các sản phẩm và dịch vụ
Các sản phẩm và dịch vụ của BIDV Hà Tây bao gồm:
2.1.1 Khách hàng cá nhân
Các sản phẩm và dịch vụ áp dụng đối với khách hàng cá nhân bao gồm:
Tiền gửi-tiết kiệm: tiền gửi có kỳ hạn, tích luỹ bảo an, tích luỹ kề hối, tiết
kiệm dành cho trẻ em, tiền gửi kinh doanh chứng khoán, tiền gửi rút dần, tiền gửi
tích luỹ hưu trí, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, trái phiếu bằng
VND/USD
Tín dụng cá nhân: cho vay du học, chiết khấu/ cho vay đảm bảo bằng giấy tờ
có giá/thẻ tiết kiệm, cho vay tiều dùng không có tài sản bảo đảm, vay mua nhà, cho
vay hoạt động sản xuất kinh doanh, vay mua ô tô…
Ngân hàng điện tử: BIDV Business Online, BIDV Online, BIDV Mobile,
BSMS
2.1.2 Khách hàng doanh nghiệp
Với các khách hàng là doanh nghiệp BIDV có các sản phẩm và dịch vụ sau:
Quản lý tiền tệ: thu hộ học phí, gói quản lý doanh thu Ưu việt – Revenue
Plus, thu hộ đa kênh, thu ngân sách nhà nước, điều chuyển vốn tự động, thu hộ theo
danh sách.
Tài trợ xuất nhập khẩu: bao gồm
Tải trợ xuất khẩu: bao thanh toán xuất khẩu, chiết khấu hối phiếu đòi nợ, tài
trợ thương mại ứng trước theo L/C trả chậm, cho vay hỗ trợ xuất khẩu
Tài trợ nhập khẩu: tài trợ nhập khẩu theo thư tín dụng trả chậm có điều khoản
cho phép thanh toán trả ngay (UPAS L/C), tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng
nhập khẩu, tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung, bao
thanh toán nhập khẩu
Tín dụng bảo lãnh: cho vay bước nhảy doanh thu, tài trợ doanh nghiệp ngành
dược, cho vay mua ô tô, tài trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, thấu chi doanh
nghiệp, cho vay trung dài hạn thông thường, cho vay đầu tư tài sản cố định, tài trợ
doanh nghiệp dệt may, tài trợ doanh nghiệp chế xuất, tài trợ doanh nghiệp vệ tinh,
cho vay ngắn hạn thông thường, bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu online
11
11
2.1.3 Định chế tài chính
Sản phẩm tiền gửi: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tích luỹ, tiền gửi quyền chọn,
giấy tờ có giá, tiền gửi vốn chuyên dùng,
Sản phẩm dịch vụ: thanh toán liên ngân hàng, thanh toán song phương BIDV,
E@syLink, BIDV@Securities, hợp tác thanh toán quốc tế…
Kinh doanh vốn và tiền tệ bao gồm các hoạt động kinh doanh vàng (mua bán
vàng miếng), thị trường tiền tệ (giao dịch đầu tư và nhận tiền trên liên ngân hàng),
thị trường vốn, ngoại hối (mua bán ngoại tệ, chuyển đổi ngoại tệ ), giấy tờ có giá
(trái phiếu…)…
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh
2.2.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2009-2012
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BIDV Hà Tây luôn bám sát mục tiêu
phát triển kinh tế của địa phương và các chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam để tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch được giao. Dưới đây là những
thành tựu mà ngân hàng đã đạt được trong những năm qua:
Thứ nhất, chi nhánh luôn tuân thủ những chỉ đạo của Hội Đồng Quản
Trị, Tổng giám đốc BIDV cũng như những quy định của NHNN
Từ năm 2009-2012, chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt một số hoạt động sau:
Trích lâp đầy đủ dự phòng rủi ro theo quyết định 493. Tỉ lệ nợ quá hạn luôn
được duy trì dưới 1% tỷ lệ nợ xấu theo điều 7 nghị quyết 493: năm 2009 là 0.85%;
năm 2010 tỉ lệ này chỉ còn 0.56%, năm 2011 chỉ còn 0.37% đến năm 2012 chỉ còn
0.29%.
Nghiêm túc chấp hành Nghị quyết số 216/NQ-HĐQT của Hội đồng quản trị
BIDV về chương trình hành động BIDV góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô trước những biến động của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam sau năm
2008.
Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết định số 131/QĐ-TTg ngày
23/01/2009, quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của thủ tướng chính phủ
và các văn bản hướng dẫn của ngành của BIDV về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ
chức, cá nhân vay vốn để sản xuất – kinh doanh, đảm bảo đúng đối tượng được hỗ
trợ lãi suất.
12
12
Kết quả:
+ Số lượng khách hàng được hỗ trợ lãi suất: 79 khách hàng
+ Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất : 1647 tỷ đồng
+ Doanh số thu nợ hỗ trợ lãi suất: 1049 tỷ đồng
+ Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suấ: 598 tỷ đồng
+ Số tiền lãi vay đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng: 21.9 tỷ đồng
Thứ hai, chi nhánh luôn chủ động ứng phó kịp thời với diến biến thị
trường, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững
Giai đoạn 2009-2012, đặc biệt là giai đoạn sau năm 2008, tình hình kinh tế
thế giới và trong nước biến động phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Tuy
nhiên, chi nhánh đã chủ động, tích cực ứng phó linh hoạt và kịp thời với những diễn
biến của thị trường để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Dựa trên lãi
suất cơ bản của NHNN, chi nhánh áp dụng linh hoạt lãi suất huy động theo lãi suất
huy động trên địa bàn.
Thứ ba, chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc mở
rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động
Trong giai đoạn 2009-2012, chi nhánh luôn hoàn thành vượt mức các chi tiêu
đề ra về tốc độ tăng trưởng. Việc thực hiện tốt các chính sách điều chỉnh của chính
phủ đối với hoạt động ngân hàng đã tăng sự an toàn trong kinh doanh cũng như chất
lượng các khoản tín dụng của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn được duy trì ở
mức thấp. Quy mô huy động vốn tăng qua các năm, cơ cấu vốn chuyển dịch theo
hướng an toàn hơn.
2.2.2 Đánh giá trên một số hoạt động cụ thể
2.2.2.1 Công tác tín dụng
Quy mô tín dụng của BIDV Hà Tây có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm.
Tốc độ tăng trưởng của chi nhánh trong 4 năm (2009-2012) đều ở mức cao. Cơ cấu
cho vay đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỉ
trọng cho vay trung hạn, dài hạn. Năm 2009, tỉ trọng cho vay trung dài hạn chiếm
39% thì đến năm 2011 tỉ lệ này giảm xuống còn 37%, và đến năm 2012 tỷ lệ này
chỉ còn 32.27%. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể từ 1.16% xuống còn 0.36%. Tỷ trọng
bán lẻ tăng đều qua các năm từ 11% (2009), lên 12% (2012).
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn.
Năm Năm Năm Năm
13
13
2009 2010 2011 2012
Chỉ tiêu quy mô
Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1749 2014 2377 3063
Huy động vốn cuối kỳ 2678 3008 3301 4332
Chỉ tiêu cơ cấu chất lượng
Tỷ trọng dư nợ TDH/TDN 39% 42% 37% 32.27%
Tỷ trọng bán lẻ TD bán lẻ/TDN 11% 12% 16% 17%
Tỷ lệ nợ xấu(Điều 7 – QĐ 493) 0.85% 0.56% 0.36% 0.29%
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2012)
2.2.2.2 Hoạt động dịch vụ
Bảng 3 Tình hình hoạt động dịch vụ.
(Đơn vị: tỉ đồng)
2009 2010 2011 2012
Thu dịch vụ ròng 21.5 28.8 34 39.2
Tỉ trọng
Dịch vụ bảo lãnh 58% 64% 72% 66%
Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại 27% 25% 29% 21%
Kinh doanh ngoại tệ 11% 3% 13% 5%
Dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác 4% 8% 10% 8%
(Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2012)
Hoạt động dịch vụ BIDV Hà Tây có những bước phát triển tốt. Tốc độ tăng
thu từ hoạt động dịch vụ luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Năm 2010, con số
này là 28,8 tỉ, tăng 34% so với năm 2009, năm 2011 là 34 tỉ, năm 2012 là 39,2 tỉ. Hoạt
động bảo lãnh và hoạt động thanh toán vẫn là 2 mảng dịch vụ thế mạnh của chi nhánh.
Tỉ trọng thu dịch vụ từ 2 hoạt động này chiếm phần lớn trong thu dịch vụ ròng.
2.2.2.3 Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh tăng lên nhanh chóng. Lợi nhuận trước
thuế tăng 113% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân 33%/năm.
2.3 Ưu điểm và hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.1 Ưu điểm
Với sự nỗ lực của tập thể Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể trong
thời gian qua, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều cơ bản được hoàn thành.
Doanh số cho vay và dư nợ tăng trưởng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ có khuynh hướng giảm và nằm trong giới hạn cho phép của Ngân hàng.
Ngân hàng luôn tổ chức cho cán bộ Ngân hàng được học hỏi thêm kiến thức
chuyên môn qua các khoá đào tạo của BIDV Việt Nam.
14
14
2.3.2 Nhược điểm
Thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung do vậy lãi suất huy động thường thấp
hơn các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Các dịch vụ khác như thánh toán, bảo lãnh, ngân quỹ không có gì đột phá
trong khi các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như BSMS, Direct-Banking…
chậm khai thác các tính năng tiện ích.
15
15
PHẦN 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH,
SỬ DỤNG TIẾNG ANH CỦA NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH HÀ TÂY
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động của BIDV Hà Tây
3.1.1 Công tác Marketing các dịch vụ ngân hàng chưa chuyên nghiệp,
chưa sâu rộng tới khách hàng
Công tác Marketing các dịch vụ ngân hàng chưa chuyên nghiệp, chưa sâu
rộng tới các đối tượng khách hàng. Ngân hàng chưa chú trọng quảng bá và xây
dựng hình ảnh của mình trên thị trường. Các hoạt động khuyến mại tuy được thực
hiện nhưng với quy mô nhỏ và thường chỉ khi khách hàng đến giao dịch tại ngân
hàng, hoặc thông qua trang web của hệ thống thì khách hàng mới được biết. Do đó,
các dịch vụ ngân hàng vẫn chưa được giới thiệu rộng rãi đến khách hàng.
Các dịch vụ chưa được đa dạng hoá, đổi mới theo chiều sâu, một số mảng
dịch vụ còn thiếu tính liên kết, gây khó khăn cho khách hàng. Phí dịch vụ của ngân
hàng còn cao. Công tác Marketing còn chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức.
Việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng chưa hoàn thiện mặc dù
ngân hàng đã thành lập được phòng Marketing, xây dựng được trang web của ngân
hàng nhưng việc duy trì các hoạt động này chưa được chú trọng.
3.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh
Mặc dù quy mô huy động đều có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ
tăng trưởng tín dụng còn chậm năm 2010 (11.95%), năm 2011 (9,7%), năm 2012
(31,2%), chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng.
Trong khi nguồn vốn ngắn hạn đạt tốc độ tăng trưởng cao, thì nguồn vốn
trung và dài hạn lại có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây, dẫn đến sự mất
cân đối về kỳ hạn huy động vốn tại ngân hàng. Năm 2010, 2011, 2012 quy mô vốn
dài hạn vẫn giảm mạnh không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn của ngân
hàng, đẩy tỉ trọng vốn dài hạn xuống rất thấp, chỉ khoảng 1/5 tổng NVHĐ.
Nhu cầu tín dụng dài hạn của các tổ chức, dân cư ngày càng tăng do nhu cầu
đầu tư theo chiều sâu của nền kinh tế. Nguồn tiến gửi tiết kiệm có xu hướng ngày
càng tăng, nhưng Ngân hàng chủ yêu tập trung vào các sản phẩm phục vụ cho tiền
gửi theo kỳ hạn. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc đa dạng hoá các sản
phẩm tín dụng truyền thống, nhằm phân tán rủi ro.
16
16
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng mới chỉ tập trung chủ yếu bằng đồng
nội tệ. trong khi tâm lý chung của dân chúng vẫn ưa chuộng cách giữ tiền bằng
vàng hoặc đôla thì nguồn vốn huy động qua kênh này của ngân hàng cũng chưa đạt
được hiệu quả tối đa so với nguồn lực.
Mạng lưới hoạt động đã được mở rộng nhưng vẫn còn mỏng, trong khi đó số
lượng các chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng nông nghiệp,
Vietcombank, ACB, các ngân hàng quân đội cũng đang được mở rộng và hầu hết
tập trung ở Hà Nội và khu vực phía Nam. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động huy động vốn của ngân hàng.
3.1.3 Hoạt động mở rộng, tìm kiếm khách hàng chưa đạt hiệu quả cao
Hoạt động mở rộng và tìm kiếm khách hàng chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt
là đối với khách hàng là đối tượng dân cư. Ngân hàng có số dư lớn vốn huy động
tập trung ở những doanh nghiệp đã có mối quan hệ lâu dài. Khi hoạt động kinh
doanh của những doanh nghiệp này không ổn định có thể ảnh hưởng đến chất lượng
vốn huy động của ngân hàng.
3.1.4 Việc sử dụng tiếng anh
Trong thị trường kinh doanh ngày nay nói chung, tiếng anh là ngôn ngữ phổ
biến trong hầu hết các công ty, các doanh nghiệp hay bất kì một tổ chức kinh tế nào.
Trong rất nhiều doanh nghiệp, tiếng anh trở thành ngôn ngữ chính và có các trung
tâm đào tạo tiếng anh chuyên môn dành riêng cho đội ngũ công nhân viên. BIDV
Việt Nam, một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất Việt Nam không phải là
ngoại lệ. BIDV Chi nhánh Hà Tây coi tiếng anh là yếu tố bắt buộc đối với các cán
bộ nhân viên. Toàn bộ các cán bộ nhân viên đều đạt chuẩn về trình độ tiếng anh và
đều trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt để đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh
giao tiếp nói chung và tiếng anh về lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Cán bộ nhân viên
BIDV Hà Tây đều có tiếng anh trình độ C hoặc tương đương trở lên. Trong quá
trình tuyển dụng ngoài những yêu cầu về nghiệp vụ cụ thể thì tiếng Anh cũng là
một yếu tố bắt buộc. BIDV yêu cầu ứng viên phải giao tiếp, làm việc tốt bằng tiếng
Anh, cũng như yêu cầu có chứng chỉ Tiếng Anh TOEIC 750; TOEFL IBT: 70;
IELTS 6.5 hoặc các chứng chỉ khác tương đương trở lên… đối với những vị trí
chuyên viên. Các cán bộ và nhân viên ngân hàng sử dụng tiếng anh trong các văn
17
17
bản, hợp đồng giao dịch với khách hàng, với các chi nhánh và với các đối tác trong
và ngoài nước.
Ngân hàng chủ yếu sử dụng tiếng anh trong bộ phận thanh toán quốc tế. Cán
bộ nhân viên trong bộ phận thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, bao gồm các
giao dịch liên quan tới thư tín dụng, nhờ thu cho chi nhánh/khách hàng / định chế
tài chính, nắm bắt và phân tích tình hình xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, các
quy định của ngân hàng BIDV, của Nhà nước về hoạt động thanh toán và tài trợ
xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, các tập quán thương mại quốc tế, đồng thời tư
vấn, hỗ trợ, hướng dẫn chi nhánh, khách hàng các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ tài
trợ thương mại.
Ngoài bộ phận thanh toán quốc tế thì việc sử dụng tiếng anh ở các bộ phận
khác tại BIDV chi nhánh Hà Tây vẫn còn nhiều hạn chế do khách hàng phần lớn là
người bản địa. Hầu hết việc sử dụng tiếng anh chỉ dừng lại ở ngôn ngữ viết, việc
giao tiếp bằng tiếng anh đối với nhân viên chi nhánh là không thường xuyên.
3.2 Phương hướng, kiến nghị và quan điểm cá nhân giải quyết vấn đề
3.2.1 Định hướng chung của BIDV Hà Tây trong năm 2013-2015
Phương hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới là: “tiếp tục phát
huy vai trò là một ngân hàng lớn trên địa bàn, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm
bảo tốc độ tăng trưởng bền vững về quy mô và chất lượng hoạt động.
Bám mục tiêu chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tưu và Phát triển Việt Nam để nỗ
lực phấn đấu phát triển cả về quy mô và chất lượng, hướng tới “ Mục tiêu hoạt
động vì lợi nhuận” đi đôi với an toàn, chất lượng và hiệu quả.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt tăng trưởng huy động vốn. Chuyển dịch cơ cấu
kỳ hạn theo hướng tập trung tăng trưởng huy động vốn trung dài hạn. tập trung mở
rộng gia tăng số lượng khách hàng huy động vốn, chuyển dịch cơ cấu nền khách
hàng huy động vốn để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, vững chắc của nền vốn huy
động, tránh tình trạng lệ thuộc vào một số ít khách hàng hay nhóm khách hàng dẫn
đến mất chủ động trong kế hoạch huy động vốn.
Lựa chọn, duy trì nền khách hàng cũ, mở rộng phát triển khách hàng mới,
phấn đấu tăng số lượng khách hàng, ưu tiên tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với
nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng dân cư. Giảm dần tỷ
18
18
trọng cho vay khách hàng lớn, đặc biệt là các khách hàng chỉ có quan hệ tiền vay
với BIDV.
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn thu chi nhánh: cải thiện cơ cấu thu nhập
theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu phi lãi. Tập trung tăng các nguồn thu từ
dịch vụ và huy động để bán vốn cho Hội sở chính.
Đổi mới cách thực quản lý, quản trị điều hành. Tập trung cho công tác đào
tạo và đào tạo lại cán bộ với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có đủ năng lực,
trình độ, vừa có tác phong làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu giai đoạn tới
khi BIDV tích cực chủ động hội nhập và triển khai cổ phần hoá.
Triển khai các biện pháp quyết liệt để kiểm soát được rủi ro trong hoạt động
ngân hàng.
Quyết liệt trong khai thác thị trường và bán chéo sản phẩm, có chính sách
khách hàng linh hoạt và hiệu quả nhằm tăng thu và nâng cao hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong hoạt động.
Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2013:
Bảng 4 Các chỉ tiêu cơ bản
Stt Chỉ tiêu
Thực hiện
2012
KH 2013
Tuyệt đối
% TT so
2011
I Các chỉ tiêu quy mô
1 Huy động vốn CK 4332 4940 31.2%
2 Huy động vốn BQ 2744 3470 27.6%
3 Dư nợ tín dụng CK 3063 3828 18.9%
Trong đó: dư nợ tín dụng bán
lẻ tối thiểu
392 570 45.4%
4 Dư nợ tín dụng BQ 2114 2560 21.1%
II Các chỉ tiêu hiệu quả
5 Lợi nhuận trước thuế 84.4
6 Thu ròng từ hoạt động dịch vụ
(không tính KDNT+Phát sinh)
39.2 53 35%
III Các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng
7 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 32.27% <=32.3%
8 Tỷ trọng TD bán lẻ/TDN 17% >=20%
9 Tỷ lệ nợ xấu 0.29% <=1%
10 Tỷ lệ dư nợ nhóm 2/TDN 7.7% <=7.7%
19
19
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng
đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Tây
3.2.2.1 Đa dạng hoá hình thức huy động
Hiện nay, nguồn vốn huy động tại BIDV Hà Tây vẫn tập trung chủ yếu ở
những sản phẩm truyền thống như gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán… để mở rộng
nguồn vốn bằng cách đa dạng hoá hình thức huy động sẵn sàng có nhằm đáp ứng tốt
hơn những lợi ích của khách hàng, hoặc phát triển những sản phẩm mới để thu hút
những đối tượng khách hàng mới đến với ngân hàng và đa dạng hoá lợi ích mà ngân
hàng mang lại cho khách hàng.
Đối với sản phẩm truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,
ngân hàng có thể nâng cao huy động thông qua việc đa dạng hoá kì hạn và lãi suất
huy động hoặc định hướng huy động vào những đối tượng khách hàng cụ thể.
3.2.2.2 Chính sách lãi suất linh hoạt
Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng đối với ngân hàng trong việc
điều chỉnh quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Khách hàng luôn quan tâm đến lợi ích đạt
được khi gửi tiền vào ngân hàng, có thể là sự an toàn, sự thuận tiện hay mức lãi suất
mà khách hàng được hưởng. Quy mô nguồn vốn sẽ tăng lên rất nhanh nếu ngân
hàng áp dụng mức lãi suất cao hơn so với thị trường.
3.2.2.3 Chính sách chăm sóc khách hàng có hiệu quả
Ngân hàng cần phải quan tâm đến khách hàng của mình từ nhu cầu, sở thích,
thu nhập, thói quen tiêu dùng… từ đó đưa ra được hình thức huy động phù hợp. Để
triển khai chính sách chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả, ngân hàng nên thành
lâp những tổ nghiên cứu khách hàng, cử nhân viên phát phiếu thăm dò đến các
doanh nghiệp, các cụm dân cư để tìm hiểu về nhu cầu của họ, từ đó phân nhóm
khách hàng và đưa ra giải pháp cụ thể cho từng nhóm. Bên cạnh việc quan tâm đến
lợi ích cụ thể của từng nhóm khách hàng, ngân hàng cần có những hình thức
khuyến khích khách hàng về vật chất và tinh thần. ngân hàng có thể tổ chức các hội
nghị khách hàng có sự tham gia của khách hàng lớn, khách hàng truyền thống,
khách hàng tiềm năng, tặng quà cho khách hàng vào những dịp lễ tết, gửi bưu thiếp
hay điện thoại chúc mừng với những khách hàng có quan hệ lâu năm.
20
20
3.2.2.4 Tăng cường marketing các dịch vụ ngân hàng
Xây dưng một chiến lược marketing hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong
việc tăng cường khả năng cạnh tranh. Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu
quả, ngân hàng phải tiến hành phân khúc thị trường và khách hàng nhằm xác định
thị trường mục tiêu, từ đó xác định chính sách lãi suất, chính sách phân phối sản
phẩm và các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất. Dưới
đây là một số biện pháp đề ra đối với hoạt động marketing của BIDV Hà Tây.
Thứ nhất, mở rộng hoạt động tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm
Để mở rộng hoạt động tuyên truyển quảng cáo, chi nhánh cần tiến hành các
biện pháp cụ thể sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ
của ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động của ngân hàng trên phương
tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí và mạng internet…
Hai là, thực hiện treo các băng rôn khẩu hiệu về các sản phẩm mới và các
hoạt động khuyến mại ngay tại ngân hàng để khách hàng đến giao dịch có thể dễ
dàng nhìn thấy, đặt sách báo, tạp chí, tờ rơi giới thiệu về thủ tục mở tài khoản, cách
sử dụng séc , thủ tục gửi, rút tiền tại ngân hàng ở vị trí giao dịch viên để khách
hàng đọc trong quá trình chờ đợi hoặc phát miễn phí cho khách hàng.
Thứ hai, mở rộng mạng lưới phân phối
Trong những năm qua, tốc độ mở rộng chi nhánh và phong giao dịch của
BIDV Hà Tây rất nhanh nhưng so với các ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt là
ngân hàng nông nghiệp, Vietcombank, hệ thống các phòng giao dịch, chi nhánh cấp
II của ngân hàng vẫn còn ít. BIDV Hà Tây phải mở rộng địa bàn hoạt động, xây
dựng các kế hoạch triển khai từng sản phẩm dịch vụ cụ thể một cách có hiệu quả,
phù hợp với từng khu vực, tới nhóm đối tượng khách hàng.
Thứ ba, nâng cao cạnh tranh của sản phẩm
Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm ra
điểm mạnh điểm yếu trong các sản phẩm và dịch vụ của họ để đưa ra các biện pháp
phát triển sản phẩm phù hợp. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển những sản phẩm có
thế mạnh thì ngân hàng phải thường xuyên cải tiến sản phẩm đã có, cung cấp những
sản phẩm mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
21
21
3.2.2.5 Hiện đại hoá quy trình, công nghệ ngân hàng
Để thu hút khách hàng mới, nâng cao phục vụ của ngân hàng và mang lại cho
ngân hàng những khoản tiền gửi mới thì ngân hàng cũng cần phát triển các dịch vụ
thanh toán mới dựa trên các công nghệ hiện đại như: E-Banking, Home Banking,
Mobile Banking…
3.2.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh, bởi con người không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động mà còn
sáng tạo ra công cụ sản xuất, xây dựng quy trình, kế hoạch làm việc và cải tiến nó.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của BIDV Hà Tây bao gồm:
Thứ nhất, chú trọng xây dựng một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn
cao, khả năng giao tiếp và thái độ phục vụ nhiệt tình đối với khách hàng
Thứ hai, thường xuyên xem xét lại cơ cấu tổ chức, đánh giá năng lực, hiệu
quả công việc của các nhân viên để phân bổ lại nguồn nhân sự, đảm bảo đúng
người, đúng việc.
Thứ ba, ngân hàng tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ, còn thiếu kinh nghiệm cơ
hội học tập và phát triển kiến thức về tin học, nâng cao kĩ năng làm việc như kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm… đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếng anh.
Ngân hàng phải khuyến khích nhân viên sử dụng tiếng anh nhiều hơn trong các văn
bản và cả trong giao tiếp hằng ngày, xây dựng một chính sách tuyển dụng chặt chẽ
trong đó coi tiếng anh là tiêu chí quan trọng, tổ chức các lớp đào tạo hoặc lớp dạy
tiếng anh nhằm nâng cao khả năng tiếng anh của cán bộ nhân viên ngân hàng. Đồng
thời các cán bộ nhân viên cũng cần tự trau dồi vốn tiếng anh đặc biệt là tiếng anh
chuyên ngành ngân hàng.
Thứ tư, xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Ngân hàng phải
đổi mới phong cách giao dịch, giao tiếp giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng.
Nhân viên ngân hàng phải lịch sự, nhiệt tình biết lắng nghe kiến đóng góp của
khách hàng, có phong cách phục vụ nhanh chóng, chính xác, tận tình, chu đáo.
22
22
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu và phân tích một cách căn bản các hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Tây em thấy được chi
nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả thể hiện qua lợi nhuận tăng lên hàng năm.
Trong thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo, giúp đỡ và đóng góp của Ngân
hàng cấp trên, và chính quyền địa phương, tín nhiệm của khách hàng và sự nỗ lực của
bản thân, BIDV Chi nhánh Hà Tây đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển và đạt được những
thành tựu to lớn . Sự phát triển đó đã đóng góp một phần vào sự lớn mạnh của hệ thống
ngân hàng và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Lê Thị
Phương Mai và ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Hà Tây đã tận
tình giúp đỡ trong thời gian thực tập và hoàn thành bản báo cáo. Em rất mong nhận
được sự giúp đỡ và đóng góp của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
23
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh
Hà Tây 2009-2012
2. Website của Ngân hàng:
3. Tạp chí ngân hàng
4. Các tài liệu khác
24
24