Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

báo cáo thực tâp tổng hợp khoa kinh doanh thương mại tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Giao thông 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.24 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại

trico 5
trico 5
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại

  
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6
Sơ đồ 2.1 Quy trình điều hành hoạt động Logistics của Công ty 14
Bảng 1.1 Cơ cấu tài chính của công ty 9
Bảng 1.2 Tóm tắt thực trạng tài sản cố định 9
Bảng 1.3 Khấu hao tài sản cố định 10
Bảng 1.4 Tình hình sản xuất của Công ty 10
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
 
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường cùng với sự trau dồi chuyên môn của
mình kết hợp với thời gian thực tập sơ bộ 4 tuần tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương
mại và Xây dựng Giao thông 1. Được sự giúp đỡ của các bác, các chú, các cô, các anh
chị trong Công ty và sự giúp đỡ của cô giáo Đỗ Thị Ngọc, dưới đây là báo cáo tổng hợp
thể hiện sơ bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương
mại và Xây dựng Giao thông 1.
Bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty
Phần II: Phân tích và đánh giá những tồn tại chính cần giải quyết trong một số lĩnh
vực quản trị chủ yếu của Công ty
Phần III: Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2


3
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
! "#$%$&'()#'*+,
/012341563507890:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
• Tên Công ty:
Tên tiếng Việt:Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Giao thông 1
Tên tiếng Anh: TRANSPORT CONSTRUCTION AND INVESTMENT
TRADING JOINT STOCK COMPANY NO 1
Tên giao dịch: TRICO
Tên viết tắt: TRICO
Biểu tượng (Logo):
• Trụ sở đăng ký của Công ty là :
;584 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội
_Điện thoại: 043.6522903 - 043.8271538
_Fax: 043.6552910 - 043.8274908
_ Email: ;
_Website: Trico.com.vn
• Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 1982 để phục vụ thi công cầu Chương Dương và cung ứng vật tư, thiết bị
cho các công trình thi công ở khu vực phía bắc, Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
trico
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
số 2179QĐTC/CB ngày 28 tháng 12 năm 1982 thành lập "Xí nghiệp Cung ứng vật tư
thiết bị I" thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông khu vực I.

Năm 1989 đổi tên Xí nghiệp Cung ứng vật tư thiết bị I đổi tên thành : Xí nghiệp
sản xuất và dịch vụ vật tư kỹ thuật I (quyết định số 1034QĐ/TCCB-LĐ ngày 13 tháng 6
năm 1989).
Năm 1993 thành lập Công ty Nhà nước: Công ty Vật tư Thiết bị giao thông I
thuộc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (quyết định số 922/QĐ/TCCB-
LĐ ngày 14 tháng 5 năm 1993).
Quyết định 3429/QĐ - BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2004 phê duyệt phương án
chuyển Công ty Vật tư Thiết bị giao thông 1 thành Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại
và Xây dựng giao thông 1. Tên viết tắt là: TRICO.
Ra đời trong giai đoạn xây dựng cầu Chương Dương lịch sử (1982), Công ty đã
từng bước phát triển về các mặt: kỹ thuật, công nghệ, quản lý, đầu tư, dịch vụ thương
mại và đã dành được uy tín trên thị trường đưa vị thế của Công ty đứng vào hàng ngũ
các đơn vị xây dựng cơ bản giao thông hàng đầu, luôn đạt được các mục tiêu về tiến độ,
chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Giao thông 1 là một Công ty có
tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và
được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản
xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập Công ty.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực
hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn
hàng trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng
như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường
trong và ngoài nước.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại

- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền
theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao
động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền
vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công ty áp dụng cũng như những
quy định có liên quan tới hoạt động của Công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, Công ty có quyền hạn sau:
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh
doanh. Tổng Giám đốc Công ty là người đại diện cho Công ty về quyền lợi, nghĩa vụ sản
xuất kinh doanh của Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách
pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty:
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
Biểu đồ 1.1. <=>0?@1A@@B90:
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): quyết định những vấn đề được luật pháp và
điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng
năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.
Hội đồng quản trị (HĐQT): HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều
hành và những người quản lý khác.
Ban kiểm soát (BKS): Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên
quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các phó tổng giám đốc là người
giúp việc cho Tổng giám đốc, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng giám

SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và điều lệ của
Công ty.
5@C1DE12C7F"Các phòng,ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và
giúp việc cho Ban tổng giám đốc.
- !1D0?@1A@GH=IJ1K1@1L1MNO: Có chức năng xây dựng
phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác
hành chính quản trị.
- !1D4P1HQ@101R0STM#JO: Có chức năng trong việc xác định mục
tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
- !1D4P0H5J0K@1L1M#NO: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử
dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức
công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính
của Nhà nước.
- =U30SVW:XYMZO: Tìm các dự án cho Công ty và thực hiên dự án
- !1D41XH1JV3[01\C41]3M#NZ#O: Xây dựng chiến lược kinh
doanh hàng năm và lâu dài, thương thảo các hợp đồng kinh tế trong công tác mua và bán.
- !1D^5:01P0ERM5:NO: theo dõi các mã hàng hóa vật tư , làm các thủ
tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho hàng của Công ty…
- <7R01@9 : Đơn vị xây dựng, thực hiện việc thi công các công trình.
- ZS_`a@1b: Chịu trách nhiệm sản xuất và sửa chữa sản phẩm
- I01@9@</"Tại các đơn vị thi công trực thuộc đều có các văn phòng
thực hiện quản lý các công nhân tại đơn vị. Những văn phòng này thực hiện việc tính
năng xuất, lương, thưởng, bảo hiểm, ốm đau…
c.d11d141XH1@B90:
1.2.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước (bao gồm: cầu, đường,

sân bay, cầu tầu, bến cảng).
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng.
Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế và
các dịch vụ phục vụ khác và kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh bất động sản.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
1.2.2. Thị trường, khách hàng chính
Thị trường: Thị trường xây dựng các công trình giao thông và thị trường xây dựng
dân dụng (chủ yếu là thị trường khu vực miền bắc và miền trung). Với đặc điểm thị
trường vừa bao gồm cả tiêu dùng sản xuất, vì vậy để có nguồn hàng luôn cung cấp sẵn
sàng và ổn định nên Công ty không chỉ thiết lập mối quan hệ lâu dài mà còn phải gây dựng
được uy tín nhằm tạo chỗ đứng vững chắc với các nhà cung cấp và khách hàng.
Nhóm khách hàng chính: nhóm khách hàng công nghiệp (các chủ đầu tư, ban quản
lý, ban điều hành, các đơn vị thi công công trình, các đơn vị sản xuất công nghiệp). Việc
tiếp xúc để có được một khách hàng công nghiệp cần chi phí rất lớn vì vậy Công ty cần
chú trọng đến chất lượng, dịch vụ bán hàng.
1.2.3. Các yếu tố nguồn lực chủ yếu của Công ty
1WGY@:
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ sư có năng lực được đào tạo chính
quy, lực lượng công nhân có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây
dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Trình độ nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao
tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty có khả năng phát triển xa hơn trong dài hạn.
Số lượng lao động tại thời điểm 31/05/2012: 445 người.
Trong đó:
-Kỹ sư, cử nhân: 145 người .
-Trung cấp các loại: 38 người .
-Công nhân các loại: 264 người.

K@1L1"Công ty có nguồn vốn ổn định, trong đó vốn chủ sở hữu luôn tăng
mạnh vì vậy mà tình hình tài chính luôn dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
Bảng 1.1.<@[30K@1L1@B90:
Đơn vị: đồng (đ)
 #1He^F@ f^cg-g f^cg f^cg-c
 hC1e0e iji.icj.k-g.lmc inc.nio.ocj.co- imc.jnk.g-n.ngo
1 Nợ ngắn hạn 319.594.191.895 307.364.291.529 273.158.362.583
2 Nợ dài hạn 73.735.618.847 55.271.237.772 69.809.654.022
 p@1B`_1b3 mk.oig.kg l-c jn.io lnj.on- -mc.noc.ngo.mmn
 ?3>7p m kng.n-c.mom mok.jkl.cjk.k-c mko.ncg.ncc.go-
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2010 và 2012.
Số liệu bảng trên cho thấy: Tổổng nguồn vốn của Công ty trong các năm liên tục
gia tăng. Kết cấu nguồn vốn thay đổi rất lớn và ngày càng có dấu hiện tốt hơn.
Bảng 1.2:q^0r001Y@0Q0K`e@p=R1MO
Đơn vị: đồng (đ)
 st cg-g cg cg-c
1 TSCĐ hữu hình 52.833.813.803 59.365.321.864 63.599.253.902
2 TSCĐ thuê tài chính 0 0 0
3 TSCĐ vô hình 116.207.607 113.237.425 103.729.932
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2010 và 2012.
Tài sản cố định hữu hình (được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên
thời gian hữu dụng ước tính) với thời gian khấu hao được tính theo bảng dưới đây:
Bảng 1.3:#1[31H0K`e@p=R1
K`e@p=R1 pf^
Nhà cửa và vật kiến trúc 20 - 25
Máy móc và thiết bị 5 - 10

Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn 6 -7
Thiết bị văn phòng 5
Nguồn: Báo cáo số liệu năm 2012.
Tài sản cố định vô hình của Công ty là giá trị của phần mềm kế toán và giá trị quyền
sử dụng đất. Phần mềm máy tính được khấu hao trong 3 năm. Quyền sử dụng đất là tiền thuê
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
đất Công ty trả một lần cho nhiều năm và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyền sử dụng đất được khấu hao theo thời hạn thuê đất còn lại kể từ thời điểm được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 40 năm.
1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
Bảng 1.4:d11d1`eV3[0@B90:
 f^
50R`eGSh
M0u=>O
H1013
M0u=>O
h13\
M0u=>O
131\%
@BGH=I
M=vSTv015O
11w
1.
2010 564.699 589.699 18.238 4.306.000
2.
2011 636.664 652.544 17.653 5.421.000
3.

2012 592.200 620.235 21.383 5.500.000
Nguồn:Báo cáo tóm tắt của Hội đồng quản trị Công ty về sản xuất kinh doanh và đầu tư.
Nhìn vào bảng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm có thể thấy
rõ được rằng: tất cả các chỉ tiêu như giá trị sản lương, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân
sách nhà nước và cả thu nhập bình quân của lao động đều có sự ra tăng rất rõ. Duy chỉ có
lợi nhuận năm 2011 có giảm nhẹ so với năm 2010 vào khoảng 585 triệu VNĐ do một số
khách hàng chậm trong việc thanh toán.
Năm 2012 sản lượng giảm so với năm 2011 tuy nhiên lợi nhuận vẫn gia tăng.
Nhìn chung tình nhìn sản xuất kinh doanh của Công ty là rất tốt, làm ăn có lãi và
đã đóng góp một phần thu nhập vào ngân sách Nnhà nước là không nhỏ.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
! "!xy$$z(y
(+,
c 905@63e0R@1PGSh@@B90:
2.1.1. Môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh
• Môi trường kinh doanh:
Tình hình chính trị ổn định, pháp luật ngày càng hoàn chỉnh: Việt Nam là một
trong quốc gia được đánh giá có tình hình chính tri tương đối ổn định, Nhà nước luôn tạo
điều kiện về mặt chính sách, để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng. Nhà nước đang quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy kinh tế phát triển
nên trong thời gian tới ngành công nghiệp xây dựng vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Sự phát triển của công nghệ xây dựng trên thế giới. Ngày càng có nhiều thiết bị
hiện đại ra đời phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển trong giai đoạn hiện
đại hóa.
Lao động lành nghề và được đào tạo bài bản, không ngừng được học tập và trau dồi
chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng sự thay đổi của công nghệ, sự phát triển của xã hội.
Sự lựa chọn các nhà cung ứng vật tư, thiết bị dễ dàng, ngày càng có nhiều doanh
nghiệp tham gia vào lĩnh vực xây dựng cùng với việc chất lượng luôn được đặt lên hàng

đầu trong lĩnh vực này nên giữa các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh về chất lượng và
giá cả.
Thách thức: Có rất nhiều doanh nghiệp tham gia ngành: đây vừa là thuân lợi vừa
là thách thức đòi hỏi Công ty phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Thủ tục trong xây dựng cơ bản còn rườm rà, vốn thanh toán còn chậm, phần nào
đó ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn cũng như đầu tư vào sản xuấất.
Nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng chuyên môn và thực tế cao còn khan hiếm
nên việc tuyển chọn và sử dụng lực lượng này là rất khó.
Việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ gặp nhiều rủi ro vì máy móc có thể trở
nên lạc hậu do đổi mới công nghệ hơn nữa chi phí bỏ ra cũng khá lớn.
• Chiến lược kinh doanh: Tập trung cải thiện vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Đa dạng hóa để khai thác các nguồn lực hiện có của Công ty.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
TRICO cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao
nhất, giá thành hợp lý nhất và phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế.
2.1.2. Lợi thế và năng lực cạnh tranh
Điểm mạnh: Với cơ sở hạ tầng tương đối ổn định, mối quan hệ tốt với các chủ
đầu tư, uy tín và thương hiệu lâu năm trong lĩnh vực xây dựng. Khả năng liên doanh liên
kết tốt, nhất là với Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1.
Tình hình tài chính ổn định, tạo thuận lợi cho việc thực thi dự án và sự tin tưởng
từ phía khách hàng.
Chất lượng sẩn phẩm luôn ổn định và không ngừng hoàn thiện tốt hơn, tiến độ
công việc luôn đảm bảo và đúng hẹn với khách hàng, thiết bị công nghệ luôn được cải
tiến và đổi mới, sản phẩm uy tín và giá cả hợp lý.
Có đội ngũ nhân viên lành nghề, số lượng cử nhân và kỹ sư chiếm gần 1/3, công
nhân luôn được học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Điểm yếu: Thu thập thông tin về thị trường còn hạn chế, chưa chủ động trong

việc tìm kiếm thông tin và những thay đổi về thị trường.
Trong công tác quản lý, việc phân quyền chưa cao gây ra áp lực cho người đứng
đầu và sự thụ động cho các phần còn lại.
Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa tốt, chưa chuẩn hoá các nguyên tắc
và thủ tục dẫn đến việc chồng chéo trong công tác lãnh đạo.
c.c.905@63e0R05@12C@B90:
2.2.1. Quản trị marketing
Công ty vẫn chưa có phòng marketing riêng, tất cả công việc của phòng marketing
đều do phòng kinh doanh kiêm nhiệm. Với quy mô như hiện nay cùng với sự phát triển
ngày càng lớn mạnh của Công ty thì việc lập một phòng marketing chuyên trách là điều
hiện thực cần thiết.
Do chưa có bộ phận chuyên về marketing nên hoạt động này chủ yếu do lãnh đạo
và các trưởng phòng thực hiện. Bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa đề ra chiến lược, chính sách
marketing một cách cụ thể mà chủ yếu xây dựng dựa vào kinh nghiệm lâu năm, các mối
quan hệ rộng rãi và uy tín của Công ty. Hiện nay Công ty đang có mối quan hệ với chủ đầu
tư, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án những công trình mà
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
Công ty thi công để qua đó thu thập thông tin và dự báo xu hướng, nhu cầu xây dựng để
có những kế hoạch cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính sách sản phẩm: Công ty tập trung đáp ứng các sản phẩm sắt thép và bê tông
đúc sẵn. Do Công ty chủ yếu phục vụ khách hàng là Công ty, xí nghiệp xây dựng là
chính và đặc điểm của đoạn thị trường này là số lượng ít nhưng mua với khối lượng lớn
vì vậy Công ty rất quan tâm đến dịch vụ khách hàng.
Chính sách giá: để giữ được khách hàng cũng như thâm nhập vào những phân
khúc thị trường mới, Công ty thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng đối tượng
khách hàng và khả năng tín dụng của họ.
Chính sách phân phối: Công ty đang thực hiện chủ yếu theo kênh trực tiếp thông
qua phòng kinh doanh.

Chính sách xúc tiến bán: Chưa được chú trọng xây dựng, hoạt động truyền thông
ít được thục hiện chủ yếu qua báo và quan hệ công chúng, marketing trực tiếp chưa được
đầu tư làm hạn chế khả năng tiếp cận với khách hàng.
2.2.2. Quản trị thương hiệu
Mặc dù được thành lập khá lâu nhưng Công ty vẫn chưa ý thức rõ ràng về tầm
quan trọng trong vấn đề quản trị thương hiệu. Công ty chưa xây dựng một chiến lược
thương hiệu tổng thể hoàn thiện. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu do Ban lãnh
đạo và phòng kinh doanh tự thiết kế và triển khai vì vậy mà không theo một chiến lược
cụ thể nào mà chỉ mang tính ngắn hạn, nhất thời và không đồng bộ.
Công ty đã đầu tư xây dựng các yếu tố hệ thống nhận diện thương hiệu như: tên
hay logo song vẫn còn sơ sài và thiếu nhiều yếu tố cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện
như slogan, tính nhất quán đồng bộ trong thể hiện yếu tố nhận diện.
Tên TRICO là tên viết tắt đồng thời cũng là tên giao dịch của Công ty. Logo bao
gồm tên của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 (CIENCO1) và TRICO.
Công ty sử dụng logo tổng thể là biểu tượng của Tổng Công ty xây dựng công
trình giao thông 1 và cụm từ TRICO – tên thương mại của Công ty. Logo có hai màu chủ
đạo là xanh dương và đỏ. Biểu tượng CIENCO1 thống nhất với biểu tượng của Công ty
mẹ đặt trong hình elip thể hiện sự chuyển động không ngừng và các hướng chuyển động
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
khác nhau nhưng vẫn thống nhất với mục tiêu của Công ty. TRICO được mang màu đỏ
biểu trưng cho lòng nhiệt huyết, quyết tâm xây dựng Công ty lớn mạnh.
Các hoạt động marketing và truyền thông chưa được chú trọng do các hoạt động
này đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà chưa có phòng marketing riêng. Với đặc
trưng về lĩnh vực kinh doanh, đa số nhân viên trong Công ty đều có chuyên môn kỹ thuật
khá tốt tuy nhiên lại thiếu kiến thức về truyền thông và marketing. Hiện tại, ngay cả
trang web chính thức vẫn trong giai đoạn hoàn thiện và còn khá sơ sài. Với khách hàng
và các đối tượng công chúng, website chính là cầu nối để kết nối với Công ty. Một website
được thiết kế ấn tượng và khoa học sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng.

Bên cạnh đó, TRICO cũng đã tâp trung vào việc xây dựng văn hoá Công ty, tuyên
truyền vận động cán bộ công nhân viên tích cực tham gia các phong trào xanh sạch đẹp,
sản xuất phải đi đôi với trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái là ưu tiên hàng đầu.
Đa dạng hóa nghành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mức tối đa, coi
trọng lợi ích của khách hàng và đối tác, tất cả những tiêu chí đó đã tạo nên một thương
hiệu TRICO.
2.2.3. Quản trị Logistics
Dưới đây là quy trình điều hành hoạt động Logistics của Công ty:
Sơ đồ 2.1.%3:0d1=831K11HQ0=I@B90:
Công ty luôn luôn cố gắng cung ứng vật tư, vật liệu kịp thời, đúng với thời gian
đặt ra của các công trình tránh việc sản xuất bị ngưng trệ vì phải chờ đợi vật tư.
Sử dụng vật tư đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng. Mỗi khi nhập vật tư đều
đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định, đối chiếu với các hợp đồng đã ký để đánh giá vật
tư cung cấp đã đúng chất lượng quy định hay chưa.
Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu bằng cách xác định đúng nhu cầu nguyên vật
liệu cần cho sản xuất, dự trữ vật tư đủ để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra một
cách liên tục.
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
16
Thu thập thông
tin nhà cung
ứng và đơn đặt
hàng từ khách.
Triển khai hoạt
động sản xuất
và phân phối
Theo dõi tiến
trình, xử lí
phát sinh
Thực hiện

chế độ báo
cáo
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
Thường xuyên đánh giá, kiểm kê vật liệu tồn kho, xác định mức độ thừa thiếu
nguyên vật liệu từ đó lên kế hoạch thu mua để lựa chọn thời điểm giá rẻ, địa điểm thuận
lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ thấp giá thành.
Công ty lựa chọn khách hàng có khả năng cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên,
đảm bảo về mặt chất lượng tránh tình trạng bấp bênh, gián đoạn.
Công ty luôn xử lý kịp thời những vật tư thành phẩm kém và mất phẩm chất để
giải thoát số vốn ứ đọng. Nếu những vật tư hàng hoá kém, mất phẩm chất có thể đưa vào
tái chế mà vẫn đảm bảo chất lượng thì đưa ngay vào sản xuất.
Hạn chế: Công tác vận chuyển thường do khách hàng đảm nhiệm Công ty cần mở
rộng đầu tư cho hoạt động này để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
2.2.4. Quản trị chất lượng
Công tác quản trị chất lượng: Mặc dù được cấp chứng nhận ISO 9001: 2000
nhưng công tác quản trị chất lượng còn nhiều hạn chế Công ty mới chỉ ban hành quy chế
cho chất lượng sản phẩm. Trước đây đều dựa trên chính sách và mục tiêu chất lượng của
Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 vì vậy hệ thống quản trị chất lượng của
riêng Công ty đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Tổ chức thực hiện: Công ty không hình thành một phòng quản trị chất lượng cụ
thể mà mỗi bộ phận đều tự thực hiện theo dõi đánh giá tiến trình hoạt động công việc của
mình. Công ty chủ yếu tập trung vào quản trị chất lượng sản phẩm chưa có quy chuẩn
quy chế cho hoạt động của các phòng ban mà chỉ có những quy định về quyền hạn và
trách nhiệm đối với công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng: Việc kiểm tra chỉ có tác dụng đảm bảo chất lượng theo tiêu
chuẩn (các sản phẩm thép theo tiêu chuẩn 20.TCN 170 – 89) chưa có quá trình cụ thể rõ
ràng và hoạt động theo chỉ thị từ Ban giám đốc.
Cải tiến, đổi mới: Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng để
mọi hoạt động tác nghiệp trở nên rõ ràng và hiệu quả.
c.i.905@63e0R1WGY@@B90:

Công ty có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý là các kỹ sư, cử nhân và công
nhân lành nghề bậc cao được đào tạo trong nước và nước ngoài, đủ sức quản lý các dự
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
17
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
án đầu tư, làm chủ các công nghệ mới và tổ chức quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000.
Công tác phân tích công việc và bố trí nhân lực: Ban quản lý các xưởng sản xuất
chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm mô tả công việc và đưa ra bản tiêu chuẩn công việc,
trên cơ sở đó kết hợp cùng lãnh đạo Công ty đưa ra tiêu chuẩn cuối cùng. Thông thường
bản mô tả có những nội dung: nhận diện công việc, tóm tắt công việc, mối quan hệ, chức
năng trách nhiệm, quyền hành của người thực hiện, điều kiện làm việc.
- Về tiền lương: Công ty xây dựng quy chế lương riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc
thù hoạt động của Công ty phù hợp quy định của pháp luật. Chính sách lương, thưởng
đảm bảo khuyến khích sự đóng góp của người lao động vào hiệu quả hoạt động của toàn
Công ty. Công ty đang cố gắng tạo công ăn việc làm, duy trì mức lương và liên tục cố
tăng mức lương cho người lao động từ mức 4.306.000 đ/người/tháng (năm 2010) lên
mức 5.500.000 đ/người/ tháng (năm 2012).
- Về công tác đào tạo nghề: Giáo trình đào tạo được chuyển từ đào tạo toàn diện,
dài ngày sang đào tạo ngắn hạn, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với thực hành nên đã giải
quyết kịp thời việc thiếu lao động trong Công ty và tạo ra năng suất cho học sinh sau khi
đào tạo. Ngoài việc tổ chức đào tạo cho công nhân phổ thông, Công ty còn tổ chức lớp
đào tạo cho cán bộ viên chức để nâng cao trình độ quản lý.
Mọi cá nhân khi đã trở thành thành viên chính thức của Công ty đều được tham dự
các khoá đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, khả năng của mình, giúp hoàn thành tốt
công việc hiện tại và tương lai, đáp ứng mục tiêu nghề nghiệp của cá nhân và mục tiêu của
Công ty. Công tác đào tạo có thể là đào tạo bên ngoài (cử đi các trung tâm, trường trong
nước và nước ngoài) hoặc đào tạo nội bộ (tự xây dựng giáo án, tự đứng thuyết trình, xây
dựng chương trình tổ chức khóa học).
- Về chế độ làm việc: Công ty thực hiện đúng chế độ lao động theo Luật Lao động

và các quy định của pháp luật. Chế độ làm việc 8 giờ/ngày và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Thời
gian nghỉ phép, lễ tết, ốm, thai sản tuân thủ theo đúng quy định của Luật lao động. Công ty
trang bị cơ sở vật chất, văn phòng làm việc, nhà xưởng hiện đại, thoáng mát, đầy đủ trang
thiết bị đảm bảo phục vụ tốt công việc, khoa học và hiệu quả. Lực lượng lao động trực tiếp
được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, nguyên tắc an toàn lao
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
động được tuân thủ nghiêm ngặt.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế: Chưa thực hiện tốt công tác khen thưởng công
minh cũng như kỷ luật nhắm khuyến khích lao động làm việc có hiệu quả.
Công tác trả lương trả thưởng vẫn mang tính bình quân, chưa phản ánh đúng chất
lượng lao động cũng như kết quả công việc của từng người.
! "&Z{|}&#~•
Trên cơ sở phân tích thực tiễn tại Công ty, em xin đề xuất hai đề tài sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng nhằm định vị thương hiệu của
Công ty.
Đề tài 2: Hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Công ty.
Trên đây là báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của Công ty cổ phần đầu tư
thương mại và xây dựng giao thông 1 mà em đã tìm hiểu trong thời gian 4 tuần thực tập
từ ngày 6 tháng 1 năm 2014 đến ngày 14 tháng 2 năm 2014. TRICO không ngừng khẳng
định vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực xây dựng. Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế
trong công tác quản trị của Công ty cần khắc phục để TRICO có thể định vị hình ảnh
thương hiệu của Công ty.
Trong quá trình nghiên cứu tổng quát về tình hình thực tế tại Công ty để hoàn
thành báo cáo em nhận được sự tận tình giúp đỡ của PGS. TS Đỗ Thị Ngọc – cô giáo
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
19
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Kinh doanh thương mại
hướng dẫn em trong đợt thực tập này cùng các bác, các chú, các cô và anh chị trong các

phòng ban của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Giao thông 1. Kết
hợp với kiến thức học hỏi ở trường và sự nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian và trình
độ chuyên môn còn hạn chế, nên báo cáo tổng hợp của em không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được những nhận xét từ phía mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Phạm Thị Thanh Trang Lớp: K46T2
20

×