Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến. Hãy nêu quan điểm cá nhân về hiện tượng này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.83 KB, 12 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng “nam nữ chung sống như vợ chồng” không đăng ký kết hôn là một hiện
tượng đã và đang tồn tại trong xã hội ta như một hiện tượng khách quan và có xu
hướng ngày càng phổ biến. Hiện tượng này phát sinh và tồn tại chịu sự tác động bởi
nhiều yếu tố như là ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, của lối sống phương Tây,
của trình độ dân trí và ý thức pháp luật trong một bộ phận nhân dân. Theo quy định của
pháp luật, nam nữ chung sống như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn thì khơng
được cơng nhận là vợ chồng. Trên thực tế, việc “kết hôn” không đăng ký sẽ làm nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp như sau một thời gian chung sống, các bên có con chung,
tài sản chung thì giữa họ nảy sinh mâu thuẫn và u cầu ly hơn; lại có trường hợp sau
khi chung sống, một trong hai bên lại đăng ký kết hơn với người khác. Để tìm hiểu về
vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề tài: “Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn ngày càng phổ biến. Hãy nêu quan điểm cá nhân về hiện
tượng này” cho bài tập học kỳ của mình.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về tình trạng nam nữ sống chung như vợ chồng.
1. Khái niệm.
Trong xã hội hiện nay, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về “nam nữ chung sống
như vợ chồng”. Theo quy định tại điểm d mục 2 Thơng tư liên tịch của Tịa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp số 01/2001/TTLT - TANDTC VKSNDTC – BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 thì “Được coi nam và nữ chung sống
với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hơn theo quy định của Luật hơn
nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
1


- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng
gia đình.”
Dưới góc độ pháp lý thì “nam nữ chung sống như vợ chồng” là trường hợp nam


nữ có đủ điều kiện kết hơn theo quy định của pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn.
Về nguyên tắc pháp luật không công nhận trường hợp này là vợ chồng. Tuy nhiên, trên
thực tế, các bên nam nữ vẫn chung sống với nhau như vợ chồng và thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội.
Về bản chất: đây là quan hệ vợ chồng mà quan hệ đố không được xác lập theo thủ
tục và trình tự pháp lý nhất định nhưng lại đã và đang tồn tại trên thực tế. Hai bên
chung sống với nhau như vợ chồng, thực sự coi nhau là vợ chồng và thực hiện đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, với gia đình và với xã hội. Vì vậy,
trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng và hôn nhân có đăng ký kết hơn về bản
chất là giống nhau.
Nam nữ chung sống như vợ chồng có các đặc điểm:
Thứ nhất: nam nữ có điều kiện kết hơn nhưng chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn. Điều 9 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 đã có quy định về các
điều kiện để kết hơn. Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên nam
nữ có đủ điều kiện kết hơn nhưng xuất phát từ một vài lý do mà các bên không tiến
hành đăng ký kết hơn. Ví dụ như ở các tỉnh miền núi, do phong tục tập quán, kết hôn
chỉ cần sự chứng kiến của già làng nên việc đăng ký kết hôn khi lấy vợ, lấy chồng vẫn
chưa được người dân biết đến và quan tâm. Hoặc ở thành phố với lối sống “nhà nào
biết nhà đấy” và do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng tự do cá nhân đã tạo điều
kiện cho việc nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn diễn ra phổ
biến. Đây chính là một đặc điểm cơ bản để phân biệt với trường hợp nam nữ không đủ
điều kiện kết hôn hay trường hợp kết hôn trái pháp luật. Đối với các trường hợp nam
nữ không đủ điều kiện kết hôn hoặc kết hôn trái pháp luật, các bên nam nữ đều không
2


đủ điều kiện kết hơn có thể là về độ tuổi, về ý chí tự nguyện hoặc vi phạm điều cấm
của xã hội không thể đăng ký kết hôn hoặc mặc dù có đăng ký kết hơn nhưng cũng
khơng được cơng nhận là vợ chồng. Cịn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ
chồng, hai bên không hề vi phạm những điều kiện về kết hôn theo quy định của pháp

luật. Về nội dung giữa hôn nhân hợp pháp và nam nữ chung sống như vợ chồng khơng
có sự khác biệt. Chính vì vậy, hành vi chung sống như vợ chồng của hai bên hồn tồn
khơng vi phạm pháp luật. Về mặt hình thức, nam nữ chung sống như vợ chồng là
trường hợp nam nữ chung sống nhưng giữa họ khơng có Giấy chứng nhận đăng ký kết
hơn do cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn cấp. Điều đó có nghĩa là giữa họ trong
quan hệ hơn nhân khơng có chứng cứ về mặt pháp lý để khẳng định họ là vợ chồng.
Theo quy định của pháp luật, nam nữ chung sống như vợ chồng không được công nhận
là vợ chồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hơn nhân có đăng ký và trường hợp
nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Thứ hai: trong thời gian chung sống như vợ chồng, hai người thực sự coi nhau là vợ
chồng. Đây là điểm có thể giúp ta phân biệt với trường hợp nam nữ sống chung tạm
bợ. Việc đánh giá việc hai người có coi nhau là vợ chồng thực sự là vấn đề phức tạp.
Bởi lẽ đây thuộc về ý thức chủ quan của con người, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và
thời điểm khác nhau.
Thứ ba: khi bắt đầu chung sống, hai người muốn chung sống lâu dài và ổn điịnh. Đây
là đặc điểm để phân biệt với khái niệm “hôn nhân thử nghiệm”. Đối với “hôn nhân thử
nghiệm”, trước khi chung sống, các bên thỏa thuận sẽ “thử” chung sống với nhau như
vợ chồng, “thử” thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng. Nếu sau một
thời gian chung sống, các bên thấy phù hợp thì sẽ lúc này sẽ tiến hành đăng ký kết hơn,
cịn trường hợp khơng thấy phù hợp với nhau nữa thì các bên sẽ “đường ai nấy đi”.
Cịn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên mong muốn xây
dựng một gia đình hạnh phúc nên từ khi bắt đầu chung sống, họ đã có ý định gắn bó
lâu dài với nhau.
3


2. Sơ lược lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nam nữ sống
chung như vợ chồng.
Luật hơn nhân và gia đình năm 1959. Về nguyên tắc không thừa nhận trường hợp
nam nữ chung sống như vợ chồng là vợ chồng. Điều 11 có quy định: “Việc kết hơn

phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên
người con gái công nhân và ghi vào sổ kết hơn. Mọi hình thức kết hơn khác đều khơng
có giá trị về mặt pháp luật". Tuy nhiên, xuất phát từ hồn cảnh đất nước mà việc đăng
ký kết hơn nhiều khi gặp khó khăn. Hơn nữa, do trình độ nhận thức của người dân nói
chung và trình độ hiểu biết pháp luật nói riêng cịn thấp nên thực tế xảy ra nhiều
trường hợp nam nữ lấy nhau không đăng ký kết hôn. Để bảo vệ quyền lợi của các bên,
pháp luật công nhận quan hệ giữa họ là vợ chồng. Tại thơng tư số 112/NCPL ngày
119/08/1972 của Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Nếu các điều kiện khác đều
được thỏa mãn nhưng chỉ riêng hôn nhân chưa được đăng ký thì tịa án nhân dân coi đó
là hơn nhân thực tế”.
Luật hơn nhân và gia đình năm 1986. Luật cũng chỉ cơng nhận những trường hợp
nam nữ có đăng ký kết hôn là vợ chồng hợp pháp. Để giải quyết các trường hợp chung
sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, Nghị quyết số 01-NQ/HĐTP ngày
20/01/1988 có hướng dẫn cụ thể tại mục 2: “Trong thực tế vẫn có khơng ít trường hợp
kết hơn khơng có đăng ký. Việc này tuy có vi phạm về thủ tục kết hôn nhưng không coi là
việc kết hôn trái pháp luật, nếu việc kết hôn không trái với các điều 5, 6, 7. Trong những
trường hợp này, nếu có một hoặc hai bên xin ly hơn, Tồ án khơng huỷ việc kết hôn theo
Điều 9 mà xử như việc xin ly hôn theo Điều 40”. Mặt khác tại Kết luận của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cáo tại Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tịa án năm 1995: để
đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự nhất là đối với phụ nữ, Tòa án nhân dân tối
cao tiếp tục thừa nhận “hôn nhân thực tế” đối với những cặp chung sống với nhau
không đăng ký kết hơn đã chung sống với nhau hàng chục năm có tài sản chung hoặc
có con chung.
4


Luật hơn nhân và gia đình năm 2000. Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội ngày
càng phát triển, trình độ nhận thức và cơng tác tun truyền pháp luật ngày càng được
nâng cao, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện một thái độ dứt khoát đối
với trường hợp “nam nữ chung sống như vợ chồng”, cụ thể tại khoản 1 Điều 11 có quy

định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì khơng
được pháp luật công nhận là vợ chồng”.
3. Pháp luât hiện hành về vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng.
Khoản 1 Điều 11 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 có quy định: “Việc kết hơn
phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng
ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức
kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều khơng có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì khơng được
pháp luật cơng nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng
phải đăng ký kết hôn”. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng có những trường hợp quan
hệ hôn nhân được xác lập từ trước ngày Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu
lực pháp luật bởi vậy vấn đề tồn tại trước đó là một điểm hết sức cần thiết. Với tinh
thần này, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành
Luật hơn nhân và gia đình, Nghị quyết số 77/2001/NĐ – CP ngày 22/10/2001 của
Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10
ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hơn nhân và gia đình và Thơng tư
liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp số
01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001 đã có hướng dẫn cụ
thể về việc giải quyết về mặt pháp luật đối với những trường hợp vi phạm việc đăng ký
kết hôn trước ngày 01/01/2001. Theo đó:
- Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 vi phạm
thủ tục đăng ký kết hôn sẽ không bị buộc phải đăng ký kết hơn thì trường hợp này
được trường hợp này được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho việc việc đăng
5


ký kết hơn. Điều đó cũng có thể hiểu là chúng ta chấp nhận quan hệ “hôn nhân thực tế”
đối với những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987.
- Kể từ ngày 03/01/1987, các bên nam nữ chung sống như vợ chồng mà vi phạm thủ
tục đăng ký kết hơn thì buộc phải “đăng ký kết hôn” và đăng ký “trong thời hạn hai

năm kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003”. Trong thời hạn các bên có nghĩa vụ
đăng ký kết hơn, chúng ta vẫn thừa nhận quan hệ “hôn nhân thực tế” cho các trường
hợp chưa đăng ký kết hôn. Hết thời hạn quy định trên mà họ khơng đăng ký kết hơn thì
pháp luật không công nhận họ là vợ chồng
- Đối với những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng kể từ ngày
01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận là
vợ chồng.
Như vậy, từ ngày 01/01/2001 nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn hoặc những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng sau ngày
01/01/1987 đến ngày Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực mà khơng đăng
ký kết hơn thì quan hệ hơn nhân của họ khơng có giá trị pháp lý. Nếu có u cầu giải
quyết vấn đề ly hơn tịa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành và giải
quyết. Cụ thể: theo quy định của khoản c mục 3 Nghị quyết 35 của Quốc hội, nếu
trong trường hợp các bên xảy ra mâu thuẫn, “có u cầu ly hơn thì tịa án thị lý và tun
bố khơng cơng nhận quan hệ vợ chồng; nếu có u cầu về con và tài sản thì Tịa án áp
dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 để giải
quyết”. Như vậy, về vấn đề tài sản và con cái thì giải quyết:
Về chia tài sản. Nếu các bên yêu cầu chia tài sản, Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 17
Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết: “Tài sản được giải quyết theo
nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung
được chia theo thoả thuận của các bên; nếu khơng thoả thuận được thì u cầu Tồ án
giải quyết, có tính đến cơng sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính
đáng của phụ nữ và con”. Về nguyên tắc, khi Tòa án không công nhận là vợ chồng, tài
6


sản riêng của ai thuộc về người đó. Tuy nhiên, người có tài sản riêng phải chứng minh
tài sản đó là của riêng. Nếu khơng chứng minh được thì tài sản đó sẽ được coi là tài
sản chung và đem chia. Đối với tài sản chung, do họ không được công nhận là vợ
chồng nên trong thời gian sống chung nếu họ tạo ra tài sản thì tài sản đó không được

coi là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng mà tài sản chung theo phần. Vì vậy, khi Tịa
án khơng cơng nhận là họ là vợ chồng, tài sản chung được chia theo căn cứ cơng sức
đóng góp của mỗi bên. Đồng thời trên cơ sở bảo vệ quyền người phụ nữ, khi chia tài
sản sẽ “ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con”. Tuy nhiên, ưu tiên và
bảo vệ như thế nào thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể.
Đối với con chung, Tòa án sẽ áp dụng khoản 2 Điều 17 Luật hơn nhân và gia đình
năm 2000 để giải quyết. Cụ thể: “Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp
cha mẹ ly hôn”.
II. Thực trạng nam, nữ sống chung như vợ chồng.
1. Đánh giá chung về tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng.
Hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
đang diễn ra ngày càng phổ biến. Trên thực tế, hiện tượng này thường được diễn ra ở
các đối tượng như sinh viên, học sinh thuộc các trường Đại học, Trung học chuyên
nghiệp và các trường dạy nghề; cũng có thể xảy ra trong các trường một trong hai bên
đã qua một lần kết hơn, sau đó hơn nhân của họ chấm dứt do ly hôn hoặc do vợ chồng
chết, khi tuổi đã cao mới “kết bạn” để nương tựa nhau. Cũng có thể là một trong hai
bên là người “quá lứa lỡ thì” chung sống với người khác trong hoàn cảnh “rổ rá cạp
lại” nên họ ngại không muốn thực hiện thủ tục của việc kết hôn. Tại các vùng nơng
thơn, quan niệm về hơn nhân cịn rất hà khắc và dư luận xã hội dẫn đến việc họ e dè
khơng dám sống như vợ chồng. Cịn ở thành phố lớn “nhà nào biết nhà đấy” nên đây là
cơ hội cho hiện tượng này xảy ra phổ biến.
Mặt khác trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và sự đề
cao chủ nghĩa tự do cá nhân trong các quan hệ xã hội thì quyền kết hơn cịn được hiểu
7


dưới góc độ tiêu cực là quyền khơng kết hơn. Quyền khơng kết hơn đươc thể hiện dưới
hai hình thức: sống độc thân và chỉ nam nữ chung sống như vợ chồng với người có
điều kiện phù hợp kết hơn nhưng lại không đăng ký kết hôn.
Với suy nghĩ: Tờ giấy đăng ký kết hôn chỉ là một tờ giấy. Nếu một trong hai người

không thật tâm muốn vĩnh viễn chung sống, thì có hay khơng đăng ký kết hơn cũng
chẳng ăn nhằm gì. Họ cho rằng, nền tảng của hơn nhân là tình u thực sự giữa hai cá
nhân. Nếu có tình u bền vững, họ sẽ chung sống lâu dài và thương yêu nhau, còn
hơn những cặp vợ chồng đã đăng ký kết hôn được công nhận là cặp vợ chồng hợp
pháp, nhưng chỉ sau một thời gian, họ lại mang nhau ra tịa ly dị vì lý do nào đó, lại
phải tốn tiền cho án phí, luật sư... Hơn nữa nếu họ cảm thấy khơng thể hịa hợp được
nữa thì cũng dễ dàng chia tay, khơng bị nhức đầu vì những thủ tục cũng như chi phí
pháp lý,… các bên đã không tiến hành việc đăng ký kết hơn.
Hiện nay có thể thấy hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không tiến
hành các thủ tục pháp lý cần thiết nhằm xác định quan hệ vợ chồng trước pháp luật đã
trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng. Thực trạng đó đã và đang gây ra những hậu quả khác nhau trên cả khía cạnh
pháp luật và xã hội.
2. Những vấn đề có thể nảy sinh trong những cặp nam nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn.
Hiện tượng đa thê. Khoản 2 Điều 9 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 có quy
định: “Việc kết hơn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc,
lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Điều đó cũng có nghĩa là theo
quy định của pháp luật, việc nam nữ có đủ điều kiện kết hôn mà chung sống với nhau
như vợ chồng không đăng ký kết hôn không phải là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên,
trong thực tế lại xảy ra trường hợp khơng ít người đàn ơng lợi dụng để chung sống như
vợ chồng với nhiều người phụ nữ khác nhau. Đây phải chăng là hình thức biến tướng
của hiện tượng đa thê. Tình trạng này khơng thể coi là vi phạm hôn nhân một vợ một
8


chồng theo nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật hơn nhân và gia đình năm
2000 và Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999. Bởi trong cả hai điều luật này, người bị
coi là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng phải là người đang có quan hệ hơn
nhân hợp pháp với người khác lại chung sống như vợ chồng với người khác hoặc

người có quan hệ chung sống như vợ chồng với một người đang có quan hệ hơn nhân
hợp pháp với người khác. Chung sống như vợ chồng với nhiều người rõ ràng là hành
vi trái với đạo đức một cách nghiêm trọng. Theo quy định của pháp luật hiện hành phải
chăng đây chính là kẽ hở để tình trạng “đa thê” diễn ra.
Đối với vấn đề hưởng di sản thừa kế. Việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà
không đăng ký kết hơn thì khơng được cơng nhận là vợ chồng, những người này không
được xác định là “chồng”, “vợ” thuộc hàng thừa kế thứ nhất được quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005. Do đó, họ khơng được quyền thừa kế tài
sản của nhau trừ trường hợp người chết có để lại di chúc và đồng thời họ không được
pháp luật bảo vệ tại Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2005 như trong trường hợp vợ chồng
hợp pháp.
Về vấn đề bạo lực gia đình. Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng
mà khơng đăng ký kết hơn thì có được coi là gia đình hay khơng? Nếu có trường hợp
bạo lực gia đình xảy ra thì nạn nhân có được bảo vệ theo như quy định tại Luật phịng
chống bạo lực gia đình năm 2007 hay khơng?
Đối với trẻ em. Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà có con
chung thì các con được hưởng đầy đủ quyền như những đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân
hợp pháp. Tuy nhiên, nếu nam nữ chung sống như vợ chồng mà khơng đăng ký kết hơn
thì khi hai người có con chung, đứa con này sẽ bị xác định là con ngoài giá thú và thủ
tục đăng ký khai sinh gặp khó khăn. Cụ thể: theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị
định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
thì: “Trong trường hợp khai sinh cho con ngồi giá thú, nếu khơng xác định được người
cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
9


Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết
hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”. Như vậy, trong trường hợp này
muốn ghi tên người cha vào Giấy khai sinh thì phải làm thủ tục đăng ký nhận cha con.
Hoặc giả như khi người mẹ đang mang thai mà người cha gặp tai nạn qua đời, thì sau

khi sinh ra, việc xác định cha cho con để hưởng thừa kế và đảm bảo các quyền lợi khác
gặp nhiều khó khăn.
C. KẾT LUẬN
Việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ngày càng trở
nên phổ biến. Trong trường hợp này họ không được công nhận là vợ chồng, quyền lợi
của họ không được đảm bảo. Trong nhiều trường hợp khi họ bị xâm phạm đến quyền
lợi thì pháp luật khơng bảo vệ được họ.Vì vậy, cần phải tun truyền và khuyến khích
nam nữ có đủ đăng ký kết hơn và muốn chung sống với nhau như vợ chồng đi đăng ký
kết hôn. Đồng thời, cần có những quy định của pháp luật mềm dẻo hơn nhằm bảo vệ
một số quyền lợi cho họ trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật hơn nhân và gia đình năm 1959, năm 1986, năm 2000.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Bộ luật hình sự năm 1999.
10


4. Luật phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
5. Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành
Luật hơn nhân và gia đình.
6. Nghị quyết số 77/2001/NĐ – CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi
tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc
hội về việc thi hành Luật hơn nhân và gia đình
7. Thơng tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ tư pháp số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001
hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về
việc thi hành Luật hơn nhân và gia đình.
8. Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản

lý hộ tịch.
9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hơn nhân và gia đình Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
10. Lê Thị Thu Trang, “Vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng dưới góc độ bảo
vệ phụ nữ và trẻ em”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2010.

11



×