Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

báo cáo thực tâp tổng hợp khoa khách sạn du lịch tại CÔNG TY TNHH NHÀ HÀNG gia viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.86 KB, 16 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
MỤC LỤC
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ HÀNG
GIA VIÊN
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhà hàng
Gia Viên
1.1.1. Thông tin chung về công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Loại hình: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Địa chỉ: 228 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: (04) 3978 5586/ 3978 0866
Fax: (04) 3978 0899
Website: www.giavien.vn
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên có chủ đầu tư là công ty TNHH Triều
Nhật, chủ sở hữu những thương hiệu nhà hàng độc đáo như Long Đình , Triều Nhật
Asahi Sushi. Gia Viên chuyên phục vụ các món ăn theo phong cách ẩm thực Việt
Nam đương đại.
Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên là một doanh nghiệp 100% vốn tư nhân, được
thành lập vào ngày 19/5/2010 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/9/2010.
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu riêng theo thể chế quy định
của nhà nước.
Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên được xây dựng nằm giữa khu phố sầm uất
nhất Hà Nội – số 228, Bà Triệu. Với việc đầu tư mới cơ sở vật chất 100%, Gia Viên
được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm: Kinh doanh ăn uống
tạo doanh thu, thu lợi nhuận; phục vụ nhu cầu ăn uống cho thực khách; giúp khách


hàng tận hưởng hương vị món ăn Việt từ truyền thống đến hiện đại; ngoài ra tạo
công ăn việc làm cho người lao động.
Từ khi thành lập đến nay, Gia Viên luôn nhận được sự ưu ái của khách hàng
và từng bước giành vị thế trên thị trường. Công ty luôn xác định sự cần thiết phải
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đó là: Lập ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh lâu
dài cho Gia Viên, chế biến món ăn ngon cung cấp cho khách hàng, thực hiện đúng
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, có trách
nhiệm đối với người lao động.
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
1.2. Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Để có được kết quả tốt Công ty giao nhiệm vụ cho các trưởng bộ phận chịu
trách nhiệm giám sát, chỉ đạo nhân viên dưới quyền của mình. Bộ máy tổ chức của
công ty được bố trí theo sơ đồ 1:
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
(Nguồn: Bộ phận nhân sự công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên)
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
Giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận lễ
tân
Bộ phận lễ
tân
Bộ phận bàn
Bộ phận bàn

Bộ phận nhân
sự
Bộ phận nhân
sự
Bộ phận bếp
Bộ phận bếp
Bộ phận bảo
vệ và tạp vụ
Bộ phận bảo
vệ và tạp vụ
Kế
toán
Kế
toán
Trưởng
phòng
nhân sự
Trưởng
phòng
nhân sự
Bếp
trưởng
Bếp
trưởng
Giám
sát
Giám
sát
NV
Trực

điện
thoại
NV
Trực
điện
thoại
NV
Bàn
NV
Bàn
NV
Bar
NV
Bar
NV
dẫn
khách
NV
dẫn
khách
Các
nhân
viên
Các
nhân
viên
Các
nhân
viên
Các

nhân
viên
NV
Bảo
vệ
NV
Bảo
vệ
NV
Tạp
vụ
NV
Tạp
vụ
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận trong bộ máy tổ chức công ty
TNHH Nhà hàng Gia Viên
Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng khá gọn nhẹ, mỗi bộ phận, phòng
ban có các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, và có mối quan hệ hữu cơ và bổ sung
cho nhau tạo thành một bộ máy hoạt động một cách hiệu quả.
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có chức năng cao nhất về quản lý điều
hành, có quyền quyết định, bao quát chung cho mọi hoạt động của công ty. Giám
đốc thường xuyên phối hợp với phó giám đốc kiểm tra, đôn đốc, vạch ra kế hoạch
công tác, các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, tổ chức hoạt động quản lý, đề ra các
quy định, điều lệ hoạt động của công ty, thường xuyên theo dõi sự biến động của thị
trường để bắt kịp với cơ chế thị trường. Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi kết quả
hoạt động kinh doanh với chủ đầu tư và trước toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
công ty và trước pháp luật.

Phó giám đốc: có trách nhiệm phối hợp với giám đốc trong việc đề ra quy
định, kế hoạch cho các bộ phận. Thường xuyên kiểm tra việc đề ra các quy định, kế
hoạch cho các bộ phận. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc chỉ đạo các bộ phận thực
hiện tốt công việc được giao. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của nhân viên
cấp dưới trước giám đốc.
Bộ phận lễ tân: Gồm 5 nhân viên, họ thay phiên nhau dẫn khách và trực điện
thoại. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ nghe điện thoại, nhận đặt, giữ chỗ cho khách
hàng khi khách hàng gọi điện thoại đến đặt trước, sau đó nhìn vào sơ đồ phòng để
xếp đặt vị trí cho khách đặt, thông báo cho bộ phận bàn cụ thể là nhân viên phụ
trách phòng ăn đó chuẩn bị trước, đợi khách đến thì dẫn đến đúng vị trí đã xếp đặt
sau khi đã hỏi khách hàng về một số thông tin liên quan đến việc đặt chỗ. Ngoài ra
bộ phận này còn nhận đơn đặt đồ ăn của khách hàng sau đó chuyển yêu cầu cho bộ
phận bếp.
Bộ phận bàn: Bao gồm 43 người trong đó có 8 nhân viên Bar và 35 nhân viên
Bàn. Các nhân viên Bar có nhiệm vụ tổ chức quầy bar, lên kế hoạch thường xuyên
thay đổi các loại cooktail, sinh tố, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kết hợp với
các nhân viên bàn và bộ phận lễ tân để cung ứng đồ uống cho khách một cách chính
xác, nhanh chóng và kịp thời. Các nhân viên Bàn có chức năng đón tiếp và phục vụ
khách các món ăn đảm bảo chất lượng, tạo hiệu quả kinh doanh. Họ có nhiệm vụ
kiểm tra vệ sinh nơi phòng ăn, chuẩn bị các dụng cụ cho khách như đĩa, bát, cốc,
chén, kê, xếp bàn ghế, bưng bê đồ ăn, đồ uống đúng vị trí, kịp thời và chính xác
cho khách hàng.
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
Giám sát bộ phận bàn: thực hiện công tác kiểm tra từ việc chuẩn bị của nhân
viên đến việc phục vụ khách, tham gia ghi order cùng nhân viên để tránh nhầm lẫn.
Bộ phận nhân sự: Bao gồm 4 nhân viên, trong đó có 2 nhân viên kế toán và 2
nhân viên hành chính – nhân sự. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ tuyển nhân viên,

quản lý hồ sơ nhân viên, ra quyết định cho nhân viên tiếp tục làm hoặc nghỉ việc.
Ngoài ra còn có nhiệm vụ đào tạo cho nhân viên mới làm quen với công việc.
Bộ phận bếp: Bao gồm 12 người có nhiệm vụ định ra tiêu chuẩn thực phẩm
chính và phụ được sử dụng, nhận nguyên liệu và kiểm tra nguyên liệu trước khi chế
biến, chế biến món ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm để cung
cấp cho khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Bộ phận tạp vụ và bảo vệ: Gồm 4 nhân viên tạp vụ và 6 nhân viên bảo vệ.
Nhân viên tạp vụ có nhiệm vụ tưới cây, tổng vệ sinh sàn, cầu, giúp đỡ cho tổ bếp
thu dọn và rửa bát khi đông khách. Các nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm về an
ninh cho công ty và nhân viên, bảo vệ tài sản, chống thất thoát tài sanr của khách và
công ty. Phối hợp xử lý các hiện tượng vi phạm trong công ty. Trông giữ xe cho
nhân viên và khách hàng.
1.2.3. Nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên có quy mô vừa với 76 nhân viên. Nhìn
vào sơ đồ Nhìn vào sơ đồ 1.1, có thể nhận thấy mô hình quản trị của công ty TNHH
Nhà hàng Gia Viên là mô hình quản trị theo chức năng. Mô hình không quá cồng
kềnh, được xây dựng khá gọn nhẹ, phù hợp với quy mô, có sự phân chia rõ ràng,
chuyên môn hóa cao trong chức năng, nhiệm vụ, do đó phù hợp với năng lực của
từng thành viên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lí nhân sự cho ban lãnh đạo
của công ty cũng như đối với hiệu quả kinh doanh. Với mô hình này, ban lãnh đạo
công ty có thể trực tiếp theo dõi, quản lý toàn bộ hoạt động của nhân viên tại các
phòng ban, đồng thời nhân viên công ty cũng có thể dễ dàng phản hồi các thông tin
lên cấp trên một cách nhanh chóng. Từ đó, có thể đưa ra những quyết định quản lý
thích hợp và kịp thời.
Tuy nhiên, với mô hình quản trị này, công ty cũng còn một số tồn tại như: tầm
nhìn của các nhà lãnh đạo cấp trung và cơ sở bị hạn chế, giữa các bộ phận chức
năng trong công ty phối hợp chưa thực sự hiệu quả, tính hệ thống bị suy giảm. Để
có thể quản lý công ty một cách hiệu quả hơn, các nhà lãnh đạo công ty cần quan
tâm, giải quyết triệt để các tồn tại này.
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên

Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên luôn luôn định rõ lĩnh vực kinh doanh
của mình là kinh doanh ăn uống và luôn xác định Gia Viên là nơi cung cấp các món
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
ăn Việt truyền thống và hiện đại, đồng thời cũng cung cấp không gian để thực
khách có thể tận hưởng và thư giãn với nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của
người Việt.
Với hoạt động kinh doanh ăn uống: Công ty chịu trách nhiệm tìm hiểu, chế
biến, quảng bá và cung cấp các món ăn Việt cho thực khách là khách du lịch nước
ngoài, khách du lịch trong nước và những người dân địa phương có nhu cầu. Các
hình thức phục vụ ăn uống của Gia Viên khá đa dạng và phong phú với 3 hình thức
chính: phục vụ tiệc, phục vụ ăn thường và phục vụ các dịp lễ, tết.
Với hình thức phục vụ tiệc, công ty Gia Viển luôn sẵn sàng làm hài lòng
khách hàng ở tất cả các loại tiệc: tiệc cưới, tiệc sinh nhật, tiệc hội nghị, hội thảo hay
tiệc chiêu đãi,tiệc liên hoan công ty Tiêu chí mà Gia Viên đặt ra là: bất cứ khách
hàng nào đến với Gia Viên là khách hàng đó sẽ được quan tâm, phục vụ nhiệt tình
bất kể lượng khách đông hay vắng, là ai, làm gì. Chị Quy (27 tuổi-HN) lựa
chọn Gia Viên là nhà hàng để tổ chức tiệc cưới thân mật với khoảng 200 khách mời
đã chia sẻ: “Với nhu cầu tổ chức tiệc lại mặt thân mật, ấm cúng mình đã đi tìm hiểu
rất nhiều nhà hàng, khách sạn tổ chức cưới hỏi nhưng đều không ưng ý vì nơi thì
không nhận số lượng khách nhỏ, nơi thì chi phí quá đắt đỏ. Khi được bạn bè giới
thiệu Gia Viên có nhận tổ chức tiệc cưới và được tư vấn, thì mình rất hài lòng khi tổ
chức tiệc ở Gia Viên bởi không chỉ có nhiều món Việt Nam hợp khẩu vị, giá hợp lí,
phục vụ tận tình mà còn được hưởng nhiều dịch vụ đi kèm như làm phông cưới,
trang trí tiệc cưới rất đẹp và chuyên nghiệp.”
Với hình thức phục vụ ăn thường, Gia Viên cung cấp cho khách hàng những
món ăn ngon, khung cảnh đẹp, không khí đầm ấm bên gia đình, bạn bè với phòng
cách phục vụ và sự đón tiếp thân thiện, chu đáo của toàn thể nhân viên nhà hàng.

Trong các dịp lễ, tết đặc biệt, công ty Gia Viên cũng thường xuyên phục vụ
khách hàng những sản phẩm đặc biệt, cùng với đó là các chương trình tri ân khách
hàng: trong dịp tết trung thu 2014, Gia Viên đã đưa đến cho khách hàng những món
ăn và chương trình đậm chất Trung thu – theo đó, khách hàng đến với Gia Viên sẽ
đưuọc thưởng thức các màn múa lân, múa rồng, các e nhỏ được tặng bánh trung thu
Long Đình, phá cỗ cùng Gia Viên và tham gia chương trình bốc thăm trúng
thưởng,
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH NHÀ HÀNG GIA VIÊN
2.1. Sản phẩm, thị trường khách của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Ngay từ khi mới thành lập, công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên đã luôn xác
định được cho mình những sản phẩm kinh doanh chủ yếu và các thị trường khách
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
mục tiêu nhất định, từ đó tập trung xây dựng, phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho công ty.
2.1.1. Sản phẩm của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Với những nỗ lực của mình, công ty đã đưa ra bộ thực đơn phong phú với hơn
200 món ăn ngon Việt Nam được bếp trưởng chọn lọc và sáng tạo thành các món ăn
độc đáo mang hương vị ẩm thực Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng và phong
phú của khách hàng, được phân thành các mảng chính sau:
 Thực đơn chính với các món:
• Các món ăn khai vị: đa dạng và phong phú với 66 món đặc sắc, như Gỏi
cuốn tôm thịt, Salad sứa biển, chả mực Hạ Long, nem rán Hà Nội, soup gà đen tần
nhân sâm, chân gà hấp muối,
• Các món thịt: Với 42 món ăn khác nhau, có thể kể đến như: ếch xào ớt
khô, chim câu quay da giòn, gà sốt cà ri, gà hấp táo đỏ, gà xào xả ớt, bò cuộn nấm
kim châm, sườn chiên ngũ vị,

• Các món hải sản: ới 53 món đặc sắc như: hải sản sốt dừa xiêm, mực tươi
xào nấm ruốc, cá trình hấp đậu, tôm sú hấp dùa xiêm, gỏi các hồi, cua rang muối,
• Các món rau: với 32 món riêng biệt: rau xanh om nấm sốt dầu, ngọn xu xu
xào, mướp đắng trộn ruốc, dua cà tổng hợp,
• Các món Phở - bún - miến: 11 món đa dạng như: mì xào hải sản, bún gạo
xào thịt lợn, miến xào lươn nồi, mì bò xào giòn,
• Các món cơm: 6 món cơm đặc sắc và hấp dẫn: cơm rang sò điệp, cơm
rang hải sản, cơm hải sản hấp dừa, cơm rang dưa bò, cơm rang lạp sườn, cơm rang
thịt gà cá mặn.
• Các món cháo: với 5 món là: cháo tôm lột nồi đất, cháo thịt lợn rừng, cháo
ếch sốt dầu hào, cháo ngao nồi đất, cháo thịt lợn trứng.
• Các món canh và lẩu: với 18 món hấp dẫn: lẩu ếch măng cay, ốc nấu
chuối đậu, canh cua, canh chua cá lăng kèm bún, lẩu Gia Viên đặc biệt,
 Đồ uống và nước giải khát: 47 loại khác nhau thuộc các nhóm: bia, trà, đồ uống
có ga, Sinh tố - kem, cà phê.
 Thực đơn BBQ đặc biệt với 6 món ăn chính: cơm đĩa gà quay, cơm đĩa vịt
quay, cơm đĩa gà ủ muối, cơm đĩa thăn lợn quay, cơm đĩa vịt quay và gà ủ muối,
cơm đĩa vịt quay và thăn lợn quay.
 Trà Gia Viên: đặc biệt với 16 loại khác nhau.
2.1.2. Thị trường khách của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Công ty cung cấp các món ăn truyền thống và hiện đại của Việt Nam, đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của các thực khách. Công ty phục vụ cho nhiều đối tượng
khách từ khách lẻ đến khách tổ chức các buổi sinh nhật, họp mặt, Đối tượng khách
chủ yếu của công ty là khách du lịch và người dân địa phương. Khách tới công ty
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
thuộc nhiều các lứa tuổi khác nhau. Lượng khách đến công ty thường là khách đi
theo nhóm trong đó có các gia đình, nhóm bạn bè chiếm phần lớn. Bên cạnh đó còn

có một lượng không nhỏ khách đến công ty để gặp gỡ đối tác làm ăn, tuy lượng
khách không nhiều hơn so với các đối tượng khác nhưng đây là những khách hàng
tiềm năng.
2.2. Tình hình lao động trong công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Hiện nay, số lao động của toàn công ty là 76 người. Tình hình lao động ở
công ty Gia Viên được thể hiện trong bảng 1.
Do đặc điểm của ngành đòi hỏi người lao động phải có tính kiên trì, chịu khó
đặc biệt là nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách phải có tính kiềm chế cao, giao
tiếp phải nhẹ nhàng, khéo léo, tính chất công việc này rất phù hợp cho nữ do vậy
nhân viên trực tiếp của nhà hàng da phần là nữ.
Yêu cầu đối với nhân viên tại nhà hàng phải có trình độ chuyên môn, có khả
năng giao tiếp tốt ngoại ngữ, có ngoại hình khá vì học trực tiêp tiếp xúc với khách,
tạo ấn tượng tốt hay xấu nhờ sự phục vụ của họ. Nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu lao
động của công ty chưa cân xứng và thỏa đáng:
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên năm 2013
STT Bộ phận
Tổng
số
Trình độ chuyên
môn
Trình độ ngoại
ngữ
Thâm niên công tác Giới tính
ĐH

& TC

LĐP
T
A B C
Dưới 1
năm
Từ 1–
3 năm
Trên 3
năm
Nam Nữ
1 Ban giám đốc
2
2 2 1 1 1 1
2 Bộ phận lễ tân
5
1 4 4 1 2 3 5
3 Bộ phận bàn
43
4 15 24 15 27 1 24 16 3 11 32
4 Bộ phận nhân sự
4
4 1 2 1 3 1 4
5 Bộ phận bếp
12
2 7 3 6 5 1 2 6 4 8 4
6 Bộ phận tạp vụ
và bảo vệ
10
3 7 7 3 6 2 2 6 4
Tổng số

76
17 29 34 29 41 6 34 31 11 26 40
(Nguồn: Bộ phận nhân sự công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên)
Ban giám đốc công ty có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cao và tỷ lệ
giới tính cân bằng với công việc, thâm niên công tác cũng khá lâu so với nhân viên
các bộ phận trong công ty.
Bộ phận bàn có 32 nữ và 11 nam. Họ đảm nhiệm những công việc có liên
quan đến nghiệp vụ bàn và bar, là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, có vai
trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng với khách hàng, tạo dựng hình ảnh công ty
thông qua cách ứng xử và việc phục vụ của họ. Thâm niên công tác của nhân viên
thuộc bộ phận này còn khá ít vì công việc của bộ phận này đòi hỏi tính chất nhanh
nhẹn và sức khỏe, trình độ chuyên môn không cân xứng với nhiệm vụ của bộ phận
bàn nói riêng và của ngành nói chung. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn hạn
chế
Bộ phận lễ tân gồm 5 nhân viên nữ. Đây là công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp
tốt, biết ngoại ngữ. Nhìn vào bảng ta thấy, chỉ có một nhân viên có trình độ đại học,
còn 4 nhân vien ở trình độ cao đẳng và trung cấp, 1 nhân vien ở trình độ c ngoại
ngữ và 4 nhân viên ở trình độ B ngoại ngữ; 2 nhân viên có thâm niên dưới 1 năm và
3 nhân viên có thâm niên từ 1 đến 3 năm. Như vậy, có thể thấy trình độ chuyên môn
và trình độ ngoại ngữ của nhân viên bộ phận lễ tân công ty Gia Viên là khá phù
hợp, về thâm niên công tác của các nhân viên trong bộ phận này còn hơi ít do vậy
có thể ảnh hưởng đến việc linh hoạt trong việc xử lý tình huống và giải quyết vấn đề
trong quá trình làm việc. Giowis tính có sự chênh lệch rõ rệt, điều này là do đặc
trưng của công việc.
Bộ phận nhân sự gồm 4 nhân viên nữ, và cả 4 nhân viên đều có trình độ
chuyên môn đại học, thâm niên công tác khá lâu (3 nhân viên có thâm niên làm việc
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
8
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch

từ 1 đến 3 năm, và 1 nhân viên có thâm niên trên 3 năm, không nhân viên nào dưới
một năm) tuy nhiên trình độ ngoại ngữ của nhân viên bộ phận này còn chưa thực sự
phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra.
Bộ phận bếp gồm 12 người, 8 nam và 4 nữ. Trong đó, 2 lao động có trình độ
chuyên môn đại học, 7 lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp và 3 nhân viên có
trình độ phổ thông, 1 nhân viên có trình độ ngoại ngữ C, 5 nhân viên trình độ ngoại
ngữ loại B và 6 nhân viên trình độ loại A. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn
và trình độ ngoại ngữ của nhân viên bộ phận bếp của công ty còn chưa đảm bảo với
yêu cầu công việc. Bộ phận bếp của công ty đưuọc chia thành 2 tổ, tổ sơ chế và tổ
bếp. Nhờ sự phân chia trên mà công việc mang tính chuyên môn, không có sự
chồng chéo, tạo hiệu quả tích cực trong công việc.
Bộ phận tạp vụ và bảo vệ có 10 người, trong đó 4 nhân viên nữ và 6 nhân viên
nam. Các nhân viên nam chủ yếu thuộc nhóm bảo về và các nhân viên nữ thuộc
nhóm tạp vụ. Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và thâm niên công tác của
nhân viên bộ phận này có thể phù hợp với tính chất công việc bởi mặc dù hầu hết họ
chỉ có trình độ chuyên môn phổ thông, trình độ ngoại ngữ loại A và thâm niên công
tác dưới 1 năm nhwung do tính chất công việc của bộ phận không đòi hỏi nhiều về
kỹ năng giao tiếp, phục vụ, trình độ ngoại ngữ nên không ảnh hưởng nhiều đến việc
tiếp xúc với khách hàng.
Như vậy, có thể kết luận rằng: cơ cấu lao động cảu nhà hàng chưa thực sự cân
xứng với hoạt động và quy mô kinh doanh của nhà hàng. Trình độ nhân viên cảu
công ty là không đồng đều giữa các bộ phận. Các nhân viên có trình độ đại học cao
đẳng chủ yếu ở ban giám đốc và bộ phận nhân sự. Việc nâng cao trình độ cho nhân
viên trong công ty chủ yếu là do nhân viên tự thấy có nhu cầu học nên tự đi học,
công ty hầu như không có hỗ trợ về kinh phí cho nhân viên mà mới chỉ tạo điều
kiện về thời gian cho nhân viên. Thâm niên công tác của nhân viên trong công ty
còng khá hạn chế, tỷ lệ nam nữ còn chưa đồng đều ở các bộ phận. Trình độ ngoại
ngữ của nhân viên nói chung chưa thực sự đảm bảo để có thể giao tiếp với khách
hàng tốt.
2.3. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty

Với số vốn ban đầu 12.000.000.000 ( Mười hai tỷ đồng) của chủ đầu tư là
công ty TNHH Triều Nhật. Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên đã đầu tư xây dựng
hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo chất lượng, tạo một hệ
thống không gian ẩm thực độc đáo với sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện
đại. Công ty cũng đã từng bước tạo lập được vị thế của mình trên thị trường trong
giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt, tài chính của công ty luôn được ổn định,
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
9
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra theo đúng kế hoạch và đạt các chỉ tiêu đề ra.
Nguồn vốn cố định của công ty có sự tăng nhẹ trong các năm, nguyên nhân là trong
thời gian này, công ty đã có nhiều đầu tư vào các dự án mua mới nâng cấp trang
thiết bị của nhà hàng, tăng các khoản chi phí nghiên cứu phát triển, quyền sử dụng
đất, Nguồn vốn lưu động của công ty cũng tăng theo các năm, tuy nhiên, mức tăng
của nguồn vốn này có tỷ lệ rất thích ứng với vồn tự có. Điều này chứng tỏ, công ty
vẫn tiếp tục tăng nguồn vốn vay mà chủ yếu là vay ngắn hạn để mở rộng kinh
doanh, điều này cũng thể hiện sự chủ động về tài chính của công ty. Đây là một
trong những nhân tố quyết định đến sự thành công và tồn tại cảu một daonh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh.
2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Việc quan tâm sát sao tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là một
công việc quan trọng giúp cho các nhà quản trị nắm rõ được tình hình công ty và đề
ra được phương hướng và chiến lược trong tương lai. Trong hai năm 2012 và 2013
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên được thể
hiện chi tiết ở bảng 2:
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2012 - 2013
STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013
So Sánh
+_ %
I Doanh thu Triệu đồng 7842 8928 1086 113,8
1
Doanh thu hàng chuyển bán Triệu đồng 2156,7 2560 403,3 118,7
Tỷ trọng % 27,5 28,68 1,18 -
2
Doanh thu hàng tự chế Triệu đồng 5685,3 6368 682,7 112
Tỷ trọng % 72,5 71,32 (1,18) -
II Chi phí Triệu đồng 5703,2 6782 1078,8 118,9
1
Chi phí quản lý Triệu đồng 2089 2665,7 576,7 127,6
Tỷ trọng % 36,63 39,3 2,67 -
2
Chi phí sản xuất Triệu đồng 3614,2 4116,3 502,1 113,9
Tỷ trọng % 63,37 60,69 (2,68) -
III
LNKD trước thuế
Triệu đồng
2138,8 2146 7,2 100,3
Tỷ suất lợi nhuận % 27,27 24,03 (3,24) -
Thuế DN phải nộp Triệu đồng 598,864 600,88 2,016 100,3
Tỷ suất thuế % 7,6 6,73 (0,87) -
LNKD sau thuế Triệu đồng 1539,936 1545,12 5,184 100,3
Tỷ suất LNKD sau thuế % 19,64 17,3 (2,34) -
IV
Số LĐ bình quân
Người

74 76 2 102,7
NSLĐ bình quân
Triệu
đồng /người
105,97 117,47 11,5 -
Số lao động trực tiếp Người 70 72 2 102,8
NSLĐ trực tiếp
Triệu
đồng/người 112 124 2 -
V
Tổng quỹ lương Triệu đồng 374 470,52 96,52 125,8
Tỷ suất tiền lương % 4,76 5,3 0,54 -
Tiền lương bình quân của
nhân viên
Triệu đồng/
người 5,05 6,19 1,14 122,5
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Gia Viên)
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
Qua bảng tổng kết tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 2 năm
vừa qua từ 2012 đến 2013 cho thấy:
Thứ nhất, về doanh thu: Tổng doanh thu của năm 2013 tăng so với năm 2012
là 1086 triệu đồng, tương đương với 13,8%. Trong đó doanh thu từ hàng tự chế là
chủ yếu ( chiếm 71,32%), doanh thu hàng chuyển bán chiếm phàn nhỏ trong tổng
daonh thu.điều này cho thấy doanh thu của công ty thu được chủ yếu từ hàng tự
chế. Tuy nhiên, bảng số liệu cũng cho thấy rằng, doanh thu từ hàng chuyển bán của
công ty có dấu hiệu tăng mạnh hơn vào năm 2013 so với hàng tự chế.
Thứ hai: về tình hình chi phí của công ty, ta có: Tổng chi phí của năm 2013

tăng 18,9% so với năm 2012 tương ứng 1078,8 triệu VNĐ. Trong đó: chi phí quản
lý năm 2013 tăng so với năm 2012 là 27,6% tương ứng 576,6 triệu đồng. Tỷ trọng
chi phí quản lý tăng 2,67%. Chi phí sản xuất năm 2013 tăng 13,9%, tương ứng
502,1 triệu đồng, tỷ trọng giảm 2,68%.
Như vậy do chi phí quản lý và chi phí sản xuất đều tăng nên tổng chi phí năm
2013 tăng nhanh so với tổng chi phí năm 2012 của công ty. Từ bảng số liệu cũng
cho thấy rằng tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu
nên tỷ trọng chi phí năm 2013 cũng tăng hơn so với năm 2012.
Thứ ba về tình hình thuế mà công ty phải nộp: ta có thuế của năm 2013 tăng
0,3% so với năm 2012 tương đương với 2,916 triệu đồng, tốc độ tăng của thuế ít
hơn tốc độ tăng của doanh thu nên tỷ suất thuế giảm 0,87% so với năm 2012.
Thứ tư, về tình hình lợi nhuận kinh doanh của công ty: Nhìn vào bảng số liệu
ta thấy: Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2013 tăng 0,3% so với năm 2012
tương ứng với 7,2 triệu đồng và tốc độ tăng của nó chậm hơn rất nhiều so với tốc độ
tăng của doanh thu nên tỷ suất lợi nhuận trước thuế giảm 3,24%. Lợi nhuận sau
thuế của công ty năm 2013 tăng 0,3 % so với năm 2012 tương ứng 5,184 triệu đồng
và tốc độ tăng này cũng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu nên tỷ suất
lợi nhuận sau thuế cảu công ty năm 2013 giảm 2,34% so với năm 2012.
Thứ năm, về tình hình lao động và tiền lương: so sánh 2 năm 2013 và 2012, số
lao động tăng không đáng kể từ 74 người năm 2012 lên 76 người năm 2013, trong
đó lao động trực tiếp dao động từ 70 đến 74 người.Tuy nhiên số lao động chưa đáp
ứng được nhu cầu phục vụ khách hàng. Công ty luôn phải tiến hành tuyển dụng và
làm mới đội ngũ lao động của mình. Hiện nay tình hình biến động tiền lương có xu
hướng tăng lên đó là điều đáng mừng đối với nhân viên công ty. Năng suất lao động
bình quân của người lao động tăng 11,5 triệu đồng/ người và năng suất lao động
bình quân trực tiếp cũng tăng 2 triệu đồng/ người, tạo điều kiện cho công ty tăng
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch

doanh thu và lợi nhuận. Tiền lương trung bình của người lao động năm 2013 cũng
tăng 22,5% so với năm 2012, tương ứng với 1,14 triệu.
Như vậy, từ những phân tích ở trên có thể thấy tình hình kinh doanh của nhà
hàng chưa thực sự tốt vì tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn so với tốc độ tăng của
doanh thu, tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh
thu và chi phí của công ty. Sở dĩ tình trạng kinh doanh của công ty Gia Viên chưa
thực sự ddwucj như mong đợi là do nhiều yếu tố khác nhau đến từ môi tường bên
trong và bên ngoài, như: tình hình cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, yêu
cầu công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng, quảng bá hình ảnh đến khách
hàng, đổi mới không ngừng sản phẩm của mình, từ đó dẫn tới chi phí quản lý, sản
xuất tăng cao, vượt mức tăng của doanh thu và lợi nhuận; thu nhập và đời sống của
người dân ngày càng được cải thiện, nhận thức của khách hàng về sản phẩm dịch vụ
cũng ngày càng cao dẫn đến sự đòi hỏi khắt khe về sản phẩm mà công ty cung ứng;
do đặc điểm kinh doanh ăn uống của Công ty phụ thuộc vào yếu tố khí hậu, thời tiết
nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng mang tính thời điểm, thời vụ cao dẫn
đến những khó khăn trong việc đảm bảo phục vụ khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến
doanh thu cảu công ty,
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du
lịch
PHẦN 3: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ
HÀNG GIA VIÊN VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
3.1. Vấn đề phát hiện từ thực tế tại công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên, em nhận thấy
công ty đã nỗ lực rất nhiều và đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên vì một
số nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà công ty vẫn còn những tồn tại nhất
định.
3.1.1. Những thành công chủ yếu của công ty
Sau khi đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cảu công ty Gia Viên, có

thể nhận thấy những thành công chủ yếu mà công ty đã đạt được:
Thứ nhất, xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu cơ
bản của khách. Tính tới thời điểm này, cơ sở vật chất của công ty đảm bảo tính mới
và hiện đại, đáp ứng được tốt những nhu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Thứ hai, đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình. Với đội ngũ nhân viên
có tuổi nghề còn rất trẻ đã tạo cho công ty một không khí làm việc thoải mái,
năng động.
Thứ ba, sản phẩm dịch vụ phong phú. Xây dựng cho mình hệ thống sản phẩm
phong phú đã giúp cho khách hàng khi đến với công ty có được nhiều sự lựa chọn
hơn, hấp dẫn nhiều đối tượng khách hàng cũng như thỏa mãn nhiều hơn các nhu cầu
dịch vụ khác.
Thứ tư, giá cả cạnh tranh. Nhìn chung mức giá mà công ty đưa ra đối với các
sản phẩm dịch vụ của mình là khá cạnh tranh so với các công ty khác có cùng mức
chất lượng. Do trong tập khách hàng của công ty, co9s cả khách du lịch và khách
địa phương nên mức giá đề ra khá phong phú và phù hợp với mức chi tiêu và thu
nhập của khách hàng.
Thứ năm, tạo lập được uy tín với khách hàng. Trong hành trình phát triển của
mình, Gia Viên đã tạo lập chỗ đứng cũng như uy tín của mình trên thị trường.
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại
Thứ nhất, về chất lượng sản phẩm dịch vụ ăn uống: Mặc dù có menu thực đơn
đa dạng, phong phú nhưng công ty còn một số hạn chế về chất lượng sản phẩm và
tính kịp thời trong quá trình phục vụ, phát triển sản phẩm mới. Mặc dù có ý tưởng
và tiến hành phát triển sản phẩm mới nhưng tốc độ phát triển về số lượng món ăn,
đồ uống, sự đổi mới trong chế biến còn hạn chế. So sánh số lượng món ăn của từng
nhóm sản phẩm qua các năm 2012 và 2013 đã nói lên điều này vì sau 2 năm, công
ty chỉ cho ra đời 7 loại sản phẩm mới, do đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đang
thay đổi ngày một nhanh chóng của khách hàng. Hệ thống các nhà cung cấp chưa
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Khoa: Khách sạn – Du

lịch
được xây dựng hoàn chỉnh nên lượng thực phẩm cung cấp cho công ty chưa ổn định
về mặt chất lượng. Phần lớn nhân viên công ty là những người trẻ tuổi, tuy có sức
khỏe, và nhận thức mới, nhưng kinh nghiệm không nhiều, thêm vào đó thời gian
làm việc của nhân viên không thuận lợi cho việc nâng cao tay nghề, trình độ ngoại
ngữ và những kỹ năng khác nên dẫn đến tình trạng chung trong công ty là nhân việc
phục vụ khách hàng còn chưa thực sự tốt, trở ngại trong việc thực hiện các hoạt
động kinh doanh cũng như nắm bắt tâm lý khách hàng. Điều đó dẫn đến nhân viên
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng còn có những thái độ, kỹ năng nắm bắt tâm lý
khách hàng chưa tốt, chưa làm hài lòng tối đa nhu cầu của khách.
Thứ hai, Công tác đãi ngộ nhân viên của công ty vẫn còn tồn tại một số vấn
đề: Tại Gia Viên thì chế độ lương thưởng còn thấp, đăc biệt là nhân viên các bộ
phận bàn, bảo vệ, tạp vụ, sự chênh lệch giữa các bộ phận còn cao, khiến cho nhân
viên không thoải mái và thiếu động lực khi làm việc. Điều này dẫn đến những nhân
viên có nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm có xu hướng rời bỏ công ty để tìm cơ
hội mới cho bản thân.
Thứ ba, về công tác quản lý: Chi phí cho các hoạt động kinh doanh lớn: chi
phí cho giá nguyên liệu đầu vào, chi phí cho quá trình chế biến, chi phí lãi vay, tiền
điện, tiền nước, Chi phí tăng làm cho giá sản phẩm tăng khiến cho chất lượng sản
phẩm bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, hiệu quả của các hoạt động marketing của công
ty còn hạn chế, chưa tương xứng với mức chi phí bỏ ra. Do đó làm giảm sức cạnh
tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
3.2. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu
Qua các vấn đề phát hiện từ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH Nhà hàng Gia Viên nêu trên, em xin đề xuất 3 hướng đề tài cần nghiên cứu
đó là:
Hướng đề tài 1: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại công ty
TNHH Nhà hàng Gia Viên.
Hướng đề tài 2: Giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự tại Công ty
TNHH Nhà hàng Gia Viên

Hướng đề tài 3: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty TNHH Nhà hàng Gia Viên
SVTH: Bùi Văn Thành Lớp: K46B5
15

×