MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế thị trường và trình độ công nghệ phát triển , khi mà
nhiều doanh nghiệp cùng tham gia khai thác kinh doanh trong cùng lĩnh vực ngành
nghề thì để cạnh tranh đạt hiêu quả thì một sản phẩm tốt vẫn là chưa đủ thêm vào đó
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một thương hiệu tốt trong tâm trí người tiêu
dùng cũng như khiến họ có cảm tình ưa chuộng sản phẩm của mình hơn đối thủ
cạnh tranh.Đặc biệt Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngày càng nhiều các công
ty được thành lập trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng nhiều.
Lạng sơn được biết đến là một tỉnh thuộc vùng núi phía Đông bắc nước Việt
Nam, có lợi thế trong việc giao lưu buôn bán với các tỉnh lân cận, dễ dàng xuất
khẩu sang các tỉnh, các nước lân cận. Với khí hậu đặc biệt nơi đây rất thích hợp
trồng các loại cây nông lâm sản như: hồi, quế, vải thiểu…. Mà rất ít vùng có thể
trồng và cho ra năng suất như vậy. Với những điều kiện đặc biệt đấy, hiện nay trên
địa bàn Lạng Sơn có rất nhiều công ty được hình thành, trong số đó có Công ty
TNHH chế biến và xuất khẩu nông lâm sản Lạng Sơn hiện nay đang hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản xuất chế biến tinh dầu
hồi. Mặc dù mới thành lập được 3 năm nhưng hiện nay công ty đã đi vào kinh
doanh ổn định và đang trên đà phát triển.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông lâm sản
Lạng Sơn, trên cơ sở thực tiễn hoạt động của công ty và vận dụng những kiến thức
trong trường em đã có cái nhìn tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
từ hoạt động quản trị thương hiệu nói riêng của Công ty.
Trong thời gian thực tập, em xin gửi lời cảm ơn tới anh chị trong Ban Giám
Đốc và phòng Marketing của Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông lâm sản
Lạng Sơn, cũng như các phòng ban khác đã giúp em hoán thành kỳ thực tập.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Văn Minh giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Ký hiệu viết tắt
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 CP Cổ phần
3 KD Kinh doanh
4 DN Doanh nghiệp
5 UBND Ủy ban nhân dân
6 KH&CN Khoa học và công nghệ
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của Công ty (Năm 2013)
Bảng 1.2: Báo cáo thực hiện một số chỉ tiêu tài chính 2011- 2013
Bảng1.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ nhân sự của công ty
4
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU NÔNG LÂM SẢN LẠNG
SƠN (viết tắt là AFOREX) là công ty hàng đầu Việt Nam trong chế biến và xuất
khẩu nhiều loại nông lâm sản đặc biệt là Hoa Hồi. AFOREX được đặt tại tỉnh Lạng
Sơn và là công ty duy nhất được UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Khoa Học và Công
Nghệ cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý mang thương hiệu “Hoa hồi Lạng Sơn” đã
được bảo hộ thương hiệu độc quyền trong nước và quốc tế.
Công ty được thành lập theo đăng ký kinh doanh số 4900639036 do Sở kế
hoạch Đầu tư Tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 03 tháng 03 năm 2011.
- Tên công ty : CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU NÔNG LÂM SẢN
LẠNG SƠN
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: LANG SON AGRO- FORESTRY
PRODUCT PROCESSING AND EXPORT COMPANY LIMITED
- Tên công ty viết tắt: AFOREX CO.,LTD
- Địa chỉ trụ sở chính: Lạng Giai A, Xã Nhân Lý, Huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn,
Việt Nam
- Điện thoại: 0988 888 036, 025.6 531458
- Email:
- Website: />Ngành nghề đăng ký chính: bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre,
nứa) và động vật sống; trông cây thuốc lào; trồng cây hàng năm; nhân giống và
chăm sóc cây giống nông nghiệp…
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Doanh nghiệp
Hiện nay toàn tỉnh Lạng Sơn có 32.500 ha rừng hồi, , chiếm khoảng 71% tổng
diện tích Hồi toàn quốc, lớn nhất cả nước, cho thu hoạch trung bình 5.000 - 10.000
tấn hoa hồi khô mỗi năm. Cây hồi cho 2 vụ thu hoạch mỗi năm. Vụ chính từ tháng 7
tới tháng 9 và vụ sau là từ tháng 11 tới tháng 2. và trở thành vùng sản xuất, thu
hoạch lớn nhất trong cả nước
Hoa hồi là một sản vật đặc biệt, có nhiều ở vùng núi Lạng Sơn, từ lâu đã biết
đến là vị thuốc quý. Tại Lạng Sơn quả chín tháng 10 – 12(vụ chiêm, còn gọi là Hồi
tứ quý có quả nhỏ hơn vụ mùa nhưng lại cho chất lượng dầu rất cao) và tháng 5 – 7
(vụ mùa, quả to mọng nước cho số lượng nhiều). Tuy nhiên, thông thường chỉ thu
hái quả vào vụ đông, sau tiết sương giáng. Thu hái quả khi quả chuyển sang mầu
vàng nhạt, hạt bên trong mầu nâu đậm, bóng, nội nhũ bên trong trắng và cứng.
5
Được triết xuất trên giây chuyền công nghệ hiện đại, vùng nguyên liệu.Hồi tập
trung chủ yếu ở khu vực vùng núi phía Bắc nước ta, tinh dầu Hồi Việt Nam được
đánh giá có chất lượng, hàm lượng, thành phần hóa học vào loại tốt nhất thế giới,
tinh dầu Hồi Việt Nam rất được thị trường quốc tế ưa chuộng, tinh dầu Hồi của
nước ta được Mỹ xếp loại tiêu chuẩn có ký hiệu: “GRAS 2096”.
Theo giấy phép kinh doanh, hiện nay doanh nghiệp đã và đang thu mua chủ
yếu là hồi với sản lượng lớn từ các hộ gia đình, đại lý thu mua trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn. Từ đây Công ty tổ chức xử lý, chế biến sau đó bán ra thị trường trong
nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia,
Thái Lan, Anh, Hàn Quốc, …
Sau 3 năm hoạt động, hiện nay công ty đã ổn định kinh doanh, đảm bảo kinh
doanh có lãi, nộp ngân sách đúng theo quy định. Công ty đã và đang góp phần giải
quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người dân tại Lạng Sơn thông qua việc tuyển
dụng lao động trực tiếp tại công ty và lao động của vùng trồng hồi.
AFOREX đã chứng tỏ là một đối tác đáng tin cậy của khách hàng. Tuy nhiên,
với nguồn nguyên liệu dồi dào và chất lượng cao, Công ty đang tìm kiếm thêm
khách hàng để mở rộng kinh doanh, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường hợp
tác trong việc kinh doanh, quảng bá hình ảnh Công ty cũng như đưa các sản phẩm
nông lâm sản của Việt Nam nói chung và các sản phẩm từ hoa hồi Lạng Sơn đến
các đối tác có nhu cầu ở mọi nơi trên thế giới.
AFOREX – đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có thể đáp ứng các
khách hàng khó tính
AFOREX – tìm kiếm một đối tác kinh doanh cho một mối quan hệ dài lâu
AFOREX – tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp, để
đáp ứng như cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Nhiệm vụ của AFOREX là mang nông lâm sản chất lượng cao của Việt Nam
ra toàn thế giới.
6
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám Đốc
Phòng Hành Chính
Phòng Kế Toán
Phòng Kinh Doanh
Phòng KỹThuật
Xưởng Chế Biến
Phó Giám Đốc Kinh Doanh
Phó Giám Đốc Sản Xuất
7
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn:Công ty AFOREX cung cấp)
- Ban giám đốc (BGĐ) là một phần quan trọng trong hệ thống quản trị nội bộ của
công ty. Trong BGĐ gồm có: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc ( 1 Phó giám đốc kinh
doanh và 1 Phó giám đốc sản xuất). Giám Đốc là người chịu trách nhiệm điều hành
mọi hoạt động trong công ty, phân công và ủy quyền phụ trách từng lĩnh vực do
giám đốc quy định và thông báo cụ thể cho các phòng ban và toàn thể nhân viên.
Phó giám đốc kinh doanh với nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chịu
trách nhiệm về các hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh của công ty, trực tiếp
phụ trách phòng kinh doanh và các đơn vị trực thuộc. Phó giám đốc sản xuất với
nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chịu trách nhiệm về các hoạt động
quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất của công ty, trực tiếp phụ trách phòng kỹ
thuật và xưởng chế biến.
- Phòng hành chính với nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho BGĐ của công ty và tổ
chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực,
bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ
quân sự theo luật và quy chế công ty. Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty
thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty. Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông
tin của giám đốc công ty.
- Phòng kinh doanh giúp lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện. Thiết
lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối. Thực hiện
hoạt động mua và bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh
nghiệp. Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất, phân phối
nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
- Phòng kế toán là nơi trực tiếp thực hiện thanh toán cho khách hàng, tổng hợp thu
chi, hạch toán doanh thu lợi nhuận của công ty. Thực hiện nộp các khoản nghĩa vụ
của công ty bao gồm: thuế, bảo hiểm các loại, trả lương và thu nhập của người lao
động…
- Phòng kỹ thuật: tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc sản xuất tổ chức thực
hiện kiểm soát, quản lý các lĩnh vực liên quan đến yếu tố kỹ thuật như như kiểm
soát chất lượng sản phẩm hàng hóa, quản lý thiết bị, vật tư,…
- Xưởng chế biến là nơi tiếp nhận sản phẩm thu mua từ các tổ chức, cá nhân trực tiếp
sản xuất, thu gom tập kết về kho sau đó tổ chức sơ chế, phân loại, chế biến tạo nên
sản phẩm cuối cùng để đóng gói trước khi xuất cho khách hàng.
2. Tình hình kinh doanh của Công ty
2.1. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
- Trồng cây thuốc lá, thuốc lào
8
- Trồng cây hàng năm khác
- Trồng cây gia vị, cây dược liệu
- Trồng cây lâu năm khác
- Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp
- Trồng rừng và chăm sóc rừng
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Khai khoáng khác và chưa được phân vào đâu
2.2. Thị trường khách hàng
- Thị trường trong nước:
Tại Việt Nam, cây hồi,tinh dầu hồi là sản phẩm cây công nghiệp được trồng
và khai thác nhiều nhất ở Lạng Sơn. Các sản phẩm từ hồi và quế của công ty được
phân phối rộng rãi khắp trên các tỉnh thành trên cả nước.
Với các công dụng đặc biệt của hồi, quế; hiện nay các sản phẩm của công ty
đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng làm hương liệu cho các sản phẩm mỹ phẩm,
thực phẩm, chúng đem lại những tác dụng đặc biệt trong y học, và là một trong
nhưng hương vị đặc biệt tạo lên nét đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Trong y
học hồi là thành phần chính trong thuốc Tamiflu là thuốc điều trị bệnh cúm gà,
ngoài ra tinh dầu hồi với tác dụng như chữa khó tiêu, trị ho, trị đờm, nôn mửa, diệt
khuẩn trong không khí mạnh, tăng sức đề kháng…
Với những công dụng đặc biệt từ hồi, hiện nay rất nhiều công ty hóa mỹ
phẩm trong nước đã và đang ký kết hợp đồng dài hạn với các sản phẩm của công ty
như: Công ty cổ phần tinh dầu Việt Nam, Công ty CP hợp tác Việt Mỹ BBW, các
thẩm mỹ viện spa….
- Thị trường nước ngoài:
Các sản phẩm của công ty, đặc biệt là các sản phẩm tinh dầu hồi, tinh dầu quế
không chỉ được phân phối trong nước mà đi kèm với chất lượng, hàm lượng tinh
dầu cao, hoa hồi Lạng Sơn đã được khách hàng các nước Trung Đông, Trung Quốc
lựa chọn. Sản phẩm hiện nay đã và đang được xuất khẩu sang nhiều nước trên Thế
Giới như: Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Anh, Hàn Quốc, và đặc biệt thị trường tiêu
thụ chính là Ấn Độ.
2.3. Các yếu tố nguồn lưc chủ yếu của doanh nghiệp
Nguồn lực là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp, các nguồn lực bao gồm
nguồn nhân lực, nguồn nguyên nhiên vật liệu và nguồn tài chínhcần được bảo vệ và
phối hợp sử dụng hợp lý.
- Nguồn nhân lực
Đội ngũ nhân lực AFOREX với 70% là người có độ tuổi từ 25-35 tuổi. Đội
ngũ nhân công của AFOREX là những người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn, năng
động, sáng tạo trong công việc, có ý thức trách nhiệm cao, điều này tác động trực
9
tiếp đến năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm, là yếu tố tác động mạnh
mẽ tới sức cạnh tranh của sản phẩm.
Với đội ngũ nhân viên trẻ nhưng đầy sự nhiệt tình, phần lớn tốt từ các trường
đại học, cao đẳng như: Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học nông lâm Thái
Nguyên… được phân bổ vào các phòng ban phù hợp với khả năng của mình.
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của Công ty (Năm 2013)
TRÌNH ĐỘ SỐ NGƯỜI CHIẾM TỈ LỆ (%)
Tổng 37 100
Đại học 12 32,4
Cao đẳng 4 10,8
Trung cấp 6 16,2
Công nhân 15 40,6
(Nguồn: Phòng hành chính)
- Nguồn tài chính:
Nguồn lực tài chính được hiểu là quy mô tài chính và tình hình hoạt động của
doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng phản ánh năng lực, vị thế cạnh tranh của một
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng và nguồn lực về tài chính tốt sẽ có
nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, dễ
dàng tận dụng được những cơ hội thời cơ kinh doanh trên thị trường, đồng thời cho
phép doanh nghiệp triển khai tố các hoạt động nghiên cứu thị trường, cải tiến sản
phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị và một mạng lưới bán hàng trên toàn quốc cùng
các mối quan hệ kinh doanh bền vững, AFOREX đã và đang chứng tỏ là một đối tác
đáng tin cậy của khách hàng. Công ty đã đầu tư xưởng sản xuất rộng rãi, vừa là nơi
thu mua, vừa là sân phơi, là nơi chế biến các nguyên liệu
Nguồn lực tài chính của Công ty được thể hiện qua các năm (2011-2013):
Bảng 1.2: Báo cáo thực hiện một số chỉ tiêu tài chính 2011- 2013
Đơn vị tính: Đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
1. Tài sản cố định
- 9.126.819 11.648.279
2. Vốn kinh doanh
2.090.874.077 1.126.499.085 2.378.956.932
3. Nguồn vốn đầu tư
1.000.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000
4. Tổng giá trị hàng tồn kho
674.588.129 1.354.357.041 665.153.917
10
5. Tổng nợ phải trả
1.767.873.165 4.799.879.163 1.150.000.000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua điều tra ta thấy tổng tài sản của công ty tăng qua các năm 2011- 2013.
Tính đến năm 2013 tài sản cố định là 11.648.279 đồng. Vốn kinh doanh cũng được
đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, máy móc cho công ty.Tuy nhiên hàng tồn kho
năm 2012 khá nhiều 1.354.357.041 đồng, đến năm 2013 đã giảm đáng kể còn
665.153.917 đồng. Chúng ta có thể rút ra nhận xét rằng công ty đang trong thời kỳ
phát triển, tổng tài sản của công ty tăng đều qua các năm thể hiện sự vững mạnh của
công ty trên thị trường hiện nay.
- Nguồn nguyên liệu
Nguyên nhiên vật liệu được trồng và khai thác tại Lạng Sơn với 32.500 ha
rừng hồi, chiếm khoảng 71% tổng diện tích Hồi toàn quốc, lớn nhất cả nước, cho
thu hoạch trung bình 5.000 - 10.000 tấn hoa hồi khô mỗi năm và trở thành vùng sản
xuất, thu hoạch lớn nhất trong cả nước. Công ty chủ yếu thu mua nguyên liệu hồi
đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, công ty đã thuận lợi trong việc thu mua hồi tận gốc,
hợp lý về giá cả, tạo điều kiện tốt cho bà con nông dân.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua (2011-
2013)
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Từ khi đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đến nay sản phẩm chủ yếu của
công ty là mặt hàng tinh dầu hồi, tinh dầu quế được sản xuất theo dây chuyền công
nghệ hiện đại, nguyên nhiên vật liệu được trồng và khai thác tại Lạng Sơn. Với lợi
thế Lạng Sơn là vùng nguyên liệu hồi đầy tiềm năng và đạt tiêu chuẩn chất lượng
tốt, công ty đã rất thuận lợi trong việc thu mua hồi tận gốc, hợp lý về giá cả tạo điều
kiện tốt cho đầu ra ổn định cho bà con nông dân.
" Cây hồi Lạng Sơn" mới được xác lập là một trong top 10 đặc sản thiên
nhiên nổi tiếng của Việt Nam và sản phẩm " Hoa hồi Lạng Sơn" đã được bảo hộ
nhãn hiệu độc quyền trong nước cũng như trên toàn cầu, đã được tôn vinh nằm
trong Top 10 đăc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị
đặc sản Việt Nam. Việc đưa đặc sản thiên nhiên Hồi này vào thị trường là còn rất
mới, vì vậy lúc đầu mới đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh công ty gặp phải rất
nhiều khó khăn về thị trường người tiêu dung dẫn đến công suất và doanh thu chưa
cao. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty được thể hiện cụ thể
như sau:
Bảng1.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013
11
1 Tổng doanh thu 8.093.977.640 9.993.155.107 15.447.872.847
2 Doanh thu thuần 8.093.977.640 9.988.655.107 15.440.749.287
3 Giá vốn hàng bán 7.656.524.871 8.827.699.830 10.275.566.495
4 Lợi nhuận gộp 437.452.769 1.165.455.277 5.165.182.792
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 166.694.107 296.594.791 2.375.700.234
6 Lợi nhuận từ hoạt động KD 5.244.549 22.374.142 2.610.156.018
7 Lợi nhuận hoạt động tài chính 2.275.750 574.710 7.123.560
8 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.709.549 22.374.434 2.610.156.318
9 Thuế thu nhập DN phải nộp - 4.762.229 652.539.080
10 Lợi nhuận sau thuế 4.709.549 17.612.205 1.957.617.239
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-
2013 có 1 số biến động như sau:
- Nhìn chung năm 2013 doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, có thể nói năm 2013 công ty
đi vào hoạt động ổn định, doanh thu bán hàng tăng, lợi nhuận tăng mạnh.
Doanh thu tăng dần qua các năm cụ thể năm 2012 tăng 1.894.677.467 đồng so
với năm 2011; năm 2013 tăng 5.452.094.180 đồng so với năm 2012. Doanh thu
tăng dần qua các năm đặc biệt trong năm 2013 tăng 1,6 lần so với năm 2012.
- Do đây là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại nên chi phí chịu tác động rất
lớn từ môi trường kinh doanh, thị trường cũng như tùy vào từng thời vụ, cụ thể: chi
phí tài chính năm 2012 tăng 129.900.684 đồng so với năm 2011; năm 2013 chi phí
tăng cao lên đến 2.079.105.443 đồng.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 mới có 5.244.549 đồng đến năm 2012
đã tăng lên 17.129.593 đồng, năm 2013 tăng lên con số đáng kể 2.610.156.018
đồng.
12
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN
GIẢI QUYẾT TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
DOANH NGHIỆP
1. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
1.1. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh của công ty là một môi trường mở và nhiều tiềm năng.
Nhưng cũng vì thế mà tạo ra nhiều thách thức và cạnh tranh quyết liệt, nhất là sau
khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.
• Môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế: Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, khi nước ta đang
trong quá trình hội nhập và phát triển. Năm 2013, tuy còn nhiều khó khăn và thách
thức, nhưng vẫn có nhiều cơ hội để tái cơ cấu DN, lành mạnh hóa thị trường hướng đến
mục tiêu phát triển dài hạn . nền kinh tế Việt Nam đan xen cả thách thức và cơ hội ở cả
tầm vĩ mô và vi mô. Các khó khăn như sức mua giảm; hàng tồn kho, DN thiếu vốn sẽ
được cải thiện. Đây cũng là thời kỳ mở ra những cơ hội cho các DN nắm bắt để tái cơ
cấu và phát triển bển vững. Đây là cơ hội để DN phát triển nguồn nhân lực; thu hút đào
tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Môi trường công nghệ: ngày nay công nghệ hóa hiện đại hóa, công nghệ máy móc
ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người. Với việc mở rộng
thị trường, giao lưu công nghệ với thế giới, Việt Nam hiện nay đã và đang cập nhật
những công nghệ máy móc hiện đại từ các nước công nghệ trên thế giới như Nhật
Bản, Mỹ….
- Môi trường chính trị: Môi trường chính trị và xã hội Việt Nam từng bước được phát
triển theo hướng cởi mở và tạo điều kiện cho người dân phát huy vai trò tham gia
tích cực hơn. Vai trò kiểm tra giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ ngày càng
được nâng cao. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn cần đảy mạnh và phát huy hơn nữa
quyền làm chủ được mục tiêu trở thành một quốc gia công nghiệp hóa theo hướng
hiện đại
- Môi trường luật pháp: Năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Gia nhập WTO, Việt
Nam phải thực hiện những cam kết, những thỏa thuận đã ký trong những hiệp định
thương mại song phương, đa phương, cũng như các quy chế của WTO. Trong khi
đó, cơ chế, chính sách về kinh tế - xã hội của Việt Nam đang trong quá trình hoàn
thiện, chưa đồng bộ cũng là khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình hội
nhập. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, nên không ít DN Việt Nam chưa đủ khả
năng nhận biết và tránh né các rào cản, đồng thời còn lúng túng trong việc tìm biện
pháp xử lý, tháo gỡ. Việc mở cửa thị trường trong nước chưa được tiến hành song
song với việc thiết lập hàng rào kỹ thuật hiệu quả để ngăn chặn những bất lợi, rủi ro
13
từ bên ngoài. Đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện nghĩa vụ thành viên theo
đúng các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành mạnh mẽ cải cách chính
sách kinh tế - thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa. Việc cải cách thể
hiện ở các cam kết về pháp luật và thể chế hành chính, mở cửa thị trường nội địa.
Cộng đồng quốc tế thừa nhận Việt Nam là thành viên mới năng động, nhiều triển
vọng. Trong số các cam kết cần thực hiện ngay khi Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của WTO có những cam kết về quyền sở hữu trí tuệ. Thực hiện các cam
kết về quyền sở hữu trí tuệ trong WTO đối với Việt Nam chính là việc thực hiện
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và
những cam kết của Việt Nam trong Báo cáo của Ban công tác về việc gia nhập
WTO của Việt Nam.
• Môi trường vi mô:
Môi trường bên trong:
- Nhân sự: Đội ngũ nhân lực của AFOREX là những người trẻ tuổi, có trình độ
chuyên môn, năng động, sáng tạo trong công việc, có ý thức trách nhiệm cao, điều
này tác động trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm, là yếu tố
tác động mạnh mẽ tới sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Điều kiện cơ sở vật chất: Với trang thiết bị khá hiện đại cũng như mặt bằng kinh
doanh rộng, đắc địa luôn đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.
- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính của công ty luôn đảm bảo tính thông suốt
trong trình kinh doanh của công ty.
Môi trường bên ngoài:
- Khách hàng mục tiêu: là những cá nhân (người tiêu dùng trực tiếp), tổ chức (cửa
hàng thực phẩm, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, các văn phòng xí nghiệp ). Họ có
nhu cầu sử dụng hương liệu cho các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm hay trong y
học.Trong đó sản phẩm được tiêu thụ bởi người tiêu dùng trực tiếp chiếm 30% tổng
doanh thu tiêu thụ của cửa hàng giới thiệu sản phẩm, còn lại là 70% được tiêu thụ
bởi các cửa hàng thực phẩm, khách sạn, nhà hàng, các văn phòng xí nghiệp…
- Nhà cung cấp: nguồn cung cấp nguyên liệu chính của công ty là từ các hộ gia đình
trồng hồi, đại lý thu mua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Đối thủ cạnh tranh: mặc dù AFOREX là công ty mới thành lập nhưng đây là công ty
đầu tiên phát triển trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông lâm sản đặc biệt là tinh dầu
hồi, là một trong những lĩnh vực mới nên đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này
không nhiều chủ yếu là các hộ gia đình, buôn bán nhỏ lẻ. Vì vậy để nâng cao sức
cạnh tranh của mình với các đối thủ cạnh tranh khác, khẳng định được vị thế của
mình trong và ngoài nước AFOREX cần phải nỗ lực hơn nữa, cả về nâng cao chất
lượng sản phẩm và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, nhưng 1 điều quan
14
trọng hơn cả, đó là AFOREX cần phải quảng bá mạnh hơn nữa thương hiệu của
mình, cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình,
- Các cơ quan hữu quan: Công ty luôn tuân thủ và chấp hành mọi điều luật, luật
pháp mà cơ quan nhà nước ban hành. Thực hiện nộp các khoản nghĩa vụ của công
ty bao gồm: thuế, bảo hiểm các loại….
1.2. Hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển thị
trường
- Chiến lược kinh doanh của công ty
Định hướng phát triển các sản phẩm Hồi và giải pháp thực hiện trong giai
đoạn tới của AFOREX với chính sách kết hợp 4 nhà: nhà nước, nhà kinh doanh, nhà
khoa học, hộ gia đình trồng hồi (nhà nông), để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài
cho công ty, tiếp tục tổ chức rà soát lại diện tích hồi hiện có.Thiết lập kênh thông
tin, thường xuyên thu thập và tổng hợp các nguồn thông tin về giá cả, sản phẩm,
nhu cầu khách hàng, lượng cung cầu toàn thị trường quốc tế ảnh hưởng đến các yếu
tố tiêu thụ hồi. Từ đó đề ra các biện pháp để xây dựng kế hoạch phát triển, điều
chỉnh.
Sản xuất cho phù hợp nhu cầu thị trường, dành thế chủ động trước thị trường
tiêu thụ luôn biến động, không bị phụ thuộc, chủ động các kế hoạch sản xuất và
phát triển nội địa.Xây dựng chiến lược phát triển hồi bền vững dựa trên các thông
tin nghiên cứu thị trường và các biện pháp triển khai đồng bộ kết hợp giữa nhiều
lĩnh vực hoat động, nhiều cơ quan ban ngành.
Nghiên cứu chính sách giá cả hợp lý, tìm hiểu các loại chi phí thu mua, bảo
quản sản xuất, loại bỏ các chi phí không hợp lý làm đội giá thành, không ngừng
nghiên cứu giảm chi phí giá thành không hợp lý để tạo giá có lợi thế cạnh tranh tốt
nhất trên thương trường.
- Chiến lược phát triển thị trường
Đối với thị trường trong nước, công ty cần nỗ lực, đẩy mạnh các biện pháp
quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm, tham gia Hội chợ, hội thảo để nhiều người biết
đến hơn. Bên cạnh đó, xây dựng hình ảnh thương hiệu đã và đang được rất nhiều
doanh nghiệp quan tâm. Để có thể xây dựng thương hiệu của mình, chất lượng sản
phẩm phải được đặt lên hàng đầu, là bước quan trọng đầu tiên khi doanh nghiệp
mới xây dựng hình ảnh công ty, giữ uy tín của mình.
Đối với thị trường nước ngoài, công ty tiếp tục xây dựng và giữ thương hiệu
hoa Hồi Lạng Sơn trên thị trường nước ngoài. Tiếp tục tạo mối quan hệ, có chính
sách ưu đãi để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường mới. Có chính sách hỗ trợ tìm
kiếm thị trường ổn định để tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích sản xuất phát triển.
1.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh
15
- Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 832.378,38 ha.
Trong đó đất có rừng 372.500,8 ha, diện tích rừng Hồi 33.503 ha, chiếm 70% so
với diện tích rừng Hồi cả nước. Hồi phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố của
Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia. Diện tích trồng
Hồi của 2 huyện này chiếm tới 55,9% diện tích trồng Hồi toàn quốc. Với diện tích
rừng Hồi nói trên, trong vài năm tới đây cây Hồi đến thời điểm cho thu hoạch thì
đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các dân tộc tỉnh
Lạng Sơn. Với nguồn năng lực sẵn có, công ty đã và đang tiếp tục đầu tư và có
những chiến lược bảo tồn giống Hồi có năng suất cao và chất lượng tốt bằng cách
cải thiện giống và xây dựng rừng giống, vườn giống với những dòng vô tính đã
được khảo nghiệm trên cơ sở chọn lọc những cây trội có năng suất hạt cao, ổn định
và chất lượng tinh dầu tốt. Hệ thống các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng phù
hợp cho từng đối tượng: đối với rừng Hồi có năng suất thấp cần nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh trong môi trường, phục tráng, cải tạo rừng Hồi. Đối với rừng
Hồi trồng mới cần nghiên cứu các vấn đề như: Kỹ thuật tạo cây con, kỹ thuật thâm
canh rừng trồng.
- Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong
phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, Lạng Sơn
trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong
cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu. Nhất là trong
điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các
khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh
tế
- AFOREX là công ty duy nhất được UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Khoa Học và Công
Nghệ cấp phép sử dụng chỉ dẫn địa lý mang thương hiệu “Hoa hồi Lạng Sơn” đã
được bảo hộ thương hiệu độc quyền trong nước và quốc tế. Với lợi thế cạnh tranh
này, công ty dễ dàng có được sự tin tưởng từ phía khách hàng của mình hơn.
2. Công tác quản trị tác nghiệp doanh nghiệp
2.1. Hoạt động quản trị Marketing
Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông lâm sản Lạng Sơn (AFOREX )
vận dụng nhiều công cụ xúc tiến khác nhau:
Bán hàng trực tiếp: Hiện tại công ty cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các cửa
hàng hóa mỹ phẩm, . Ngoài ra trong những đợt hội chợ hay những chương trình mà
công ty tổ chức AFOREX có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng như hội
chợ xuân hàng năm …Hiện tại AFOREX đang tiến hành chương trình cho dùng thử
kèm bán sản phẩm trực tiếp tại showroom trên địa bàn tỉnh.
Quảng cáo: Do đặc điểm của sản phẩm là sản phẩm hó mỹ phẩm công ty liên
tục lập kế hoạch và triển khai các chương trình dùng thử tại showroom, cửa hàng
16
nhỏ, tại các phòng trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp, tại các hội chợ, hội thảo
và triển lãm Quốc Tế về chỉ dẫn địa lý…. Bên cạnh việc tiến hành cho dùng thử
doanh nghiệp tiến hành cho phát tờ rơi quảng cáo, quảng cáo qua bandrool,…
PR( Public Relations): Là các hoạt động tổ chức sự kiện nhằm đưa hình ảnh
của công ty tới người tiêu dùng, làm tăng sự nhận biết của khách hàng đối với công
ty, sản phẩm. Từ khi thành lập tới nay AFOREX đã nhận biết được vai trò quan
trọng của các hoạt động truyền thông gần đây thì các hoạt động truyền thông mới
thực sự được quan tâm một cách đúng mức.
2.2. Các hoạt động về thương hiệu sản phẩm
Vấn đề thương hiệu hiện nay đang là vấn đề bức thiết được rất nhiều doanh
nghiệp quan tâm. Để phát triển doanh nghiệp ngày một tốt hơn, thì doanh nghiệp
không những nâng cao chất lượng sản phẩm, công nghệ máy móc mà ngày với thời
đại công nghệ hóa hiện đại hóa đất nước. Việc nâng cao giá trị thương hiệu, giúp
nhiều người biết đến sản phẩm, doanh nghiệp mình hơn. Và khi nhắc đến Lạng Sơn
người ta sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu “Hồi Lạng Sơn”. Để đạt được những giá trị
đó, bước đầu tiên Công ty đã đề nghị và được UBND Tỉnh Lạnh Sơn, Sở Khoa học
và Công nghệ để được sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ chỉ dẫn điạ lý “Lạng Sơn”
cho sản phẩm Hồi.
Lãnh đạo Sở KH&CN cho biết, hiện diện tích rừng hồi trên toàn địa bàn vào
khoảng trên 33.000ha, trong đó trên 10.000 ha đang cho thu hoạch, sản lượng hồi
khô hàng năm của Lạng Sơn đạt từ 6.000 - 7.000 tấn. Lạng Sơn được coi là trung
tâm hồi của cả nước, tuy nhiên trong những năm qua có một thực tế đáng buồn là
thị trường tiêu thụ “chập chờn”, giá hồi lên xuống thất thường làm cho người trồng
hồi không quan tâm chăm sóc, điều này khiến chất lượng và sản lượng hồi có xu
hướng đi xuống. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã giao Sở KH&CN xây dựng và
đăng ký bảo hộ tên gọi và xuất xứ của sản phẩm hoa hồi. Sau quá trình xây dựng dự
án, đến ngày 28/5/2007, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã công bố Quyết định đăng
bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn (nay là chỉ dẫn địa
lý cho sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn), từ đó chỉ dẫn địa lý sản phẩm hoa hồi Lạng
Sơn là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ. Đây
là cơ sở quan trọng để cây hồi Lạng Sơn phát triển có quy hoạch, tập trung đầu tư
khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường tránh tình trạng sản
xuất bấp bênh, chất lượng không đảm bảo và trôi nổi trên thị trường như nhiều năm
vừa qua. Không chỉ xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoa hồi Lạng
Sơn, thông qua hợp tác quốc tế về lĩnh vực khoa học, thời gian qua, Sở KH&CN đã
phối hợp với đối tác phía Trung Quốc cùng “cải tạo rừng hồi năng suất thấp và ứng
dụng kỹ thuật vào chế biến sản phẩm hồi”. Việc ứng dụng kỹ thuật mới vào trồng,
chăm sóc và chế biến sản phẩm hồi đã mang lại rất nhiều lợi ích, dễ nhận ra nhất là
17
từ đó cho đến nay, giá trị của sản phẩm hồi Lạng Sơn đã tăng gấp 2,5 đến 3 lần. Đặc
biệt, việc xây dựng được thường hiệu cho sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn đã khiến rất
nhiều nước trên thế giới biết đến cây hồi của Lạng Sơn. Từ khi hồi Lạng Sơn được
đăng ký bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa, các hội viên của hội đã được hưởng lợi rất
nhiều. Hơn 300 hội viên của hội đã liên kết thành một vòng khép kín từ khâu trồng,
chăm sóc, thu hoạch đến khâu chế biến và bán sản phẩm. Các hội viên không những
được hỗ trợ về kỹ thuật, về thông tin thị trường, việc được bảo hộ tên gọi xuất xứ
hàng hóa đã giúp giá hồi ổn định, hiện giá hồi khô luôn giữ ở mức 30- 35 nghìn
đồng/kg. Trong năm, các hội viên cũng đã xuất khẩu được hơn 500 tấn hồi và
khoảng 1000 lít tinh dầu hồi.
Để phát triển thương hiệu, tạo được những giá trị riêng cho sản phẩm.
AFOREX đã cho xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của mình. Với màu chủ
đạo là màu nâu, màu đỏ tượng trưng cho sản phẩm nông lâm nghiệp: hồi, quế… Từ
nhãn vỏ tinh dầu, đến tờ rơi, card biển hiệu phòng trưng bày sản phẩm đều đồng
nhất . Bên cạnh đó, hiện nay với công nghệ thông tin hiện đại hóa, lượng khách
hàng trên Internet lớn. AFOREX cũng đã xây dựng riêng cho mình một Website
riêng với các thông tin cần thiết về sản phẩm của mình để có thể dễ dàng đưa thông
tin của mình phát triển ra toàn Thế giới.không chỉh riêng Website mà công ty cũng
lập riêng cho mình một Fanpage trên mạng xã hội Facebook để có thể dễ dàng giải
đáp những thông tin cần thiết cho khách hàng của mình.
2.3. Các hoạt động về quản trị chất lượng sản phẩm
Chất lượng hồi của Lạng Sơn không chỉ được đánh giá là tốt nhất ở Việt
Nam, mà trên phạm vi thế giới, sản phẩm hồi của xứ Lạng vẫn đứng đầu về chất
lượng. Tuy Việt Nam chưa phải là nước đứng đầu về sản lượng hồi xuất khẩu,
nhưng sản phẩm của chúng ta luôn được các nước ở châu Âu, châu Á tin dùng. Các
doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên gọi điện đặt hàng, số lượng bao nhiêu họ
cũng mua hết. Tuy nhiên, do sản phẩm hoa hồi của Lạng Sơn chủ yếu vẫn là sơ chế,
điều này khiến sản lượng đạt tiêu chuẩn về chất lượng để xuất khẩu chưa cao, do đó
sản lượng xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năm 2012, công ty đã
xuất khẩu được hơn 500 tấn hoa hồi khô, 90% số lượng này được nước Ấn Độ
nhập. Theo ông Phi, sản lượng xuất khẩu sản phẩm hoa hồi khô của Lạng Sơn sẽ
lớn hơn nếu như chất lượng hồi của bà con đảm bảo theo tiêu chuẩn mà các nước
quy định. Cụ thể, theo đơn đặt hàng thì năm 2013, công ty có thể sẽ xuất khẩu được
ít nhất là 800 tấn hoa hồi khô, số lượng này sẽ tăng nếu chất lượng hoa hồi được
bảo đảm ngay từ khâu thu hoạch. Hiện công ty TNHH chế biến và xuất khẩu nông
lâm sản Lạng Sơn đã được Sở KH&CN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý cho sản phẩm hoa hồi của Lạng Sơn. Điều này đã giúp rất nhiều cho công
ty trong việc khẳng định vị thế và thương hiệu của hồi Lạng Sơn trên thị trường
18
quốc tế. Không chỉ các công ty kinh doanh xuất khẩu hồi được lợi mà bà con trồng
hồi cũng hưởng lợi từ việc tỉnh ta đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.
Với nhiều năm kinh nghiệm chế biến nông lâm sản , AFOREX chăm sóc đặc
biệt của các sản phẩm trong khi lưu trữ và đóng gói để bảo đảm an toàn cho đến khi
hàng hóa chưa sử dụng theo tùy chọn của khách hàng.
Hàng hóa của AFOREX được kiểm tra và chứng nhận bởi các tổ chức uy tín
như Cafecontrol , Vinacontrol , SGS Việt Nam . Các chứng chỉ của các tổ chức này
có giá trị quốc tế cho đặc điểm kỹ thuật và an toàn thực phẩm .Sản phẩm chất lượng
cao đã được niềm tự hào của AFOREX trong nhiều năm. AFOREX cam kết cung
cấp các sản phẩm tốt nhất giá cả hợp lý cho khách hàng dù lớn hay số lượng nhỏ mà
họ yêu cầu.
2.4. Hoạt động logistic của công ty
Xuyên suốt quá trình, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến lúc đưa ra thị trường,
AFOREX luôn cố gắng đưa ra những biện pháp tối giảm hóa chi phí, tối đa hóa lợi
nhuận một cách phù hợp nhất để đưa đến cho khách hàng chất lượng tuyệt vời nhất.
Với lợi thế Lạng Sơn là vùng nguyên liệu hồi đầy tiềm năng và đạt tiêu chuẩn
chất lượng tốt, công ty đã rất thuận lợi trong việc thu mua hồi tận gốc, hợp lý về giá
cả tạo điều kiện tốt cho đầu ra ổn định cho bà con nông dân. Hoa hồi nguyên liệu
sau khi thu hoạch được chọn lọc, phân loại với dây truyền sản xuất công nghệ cao
để tạo ra sản phẩm hoa hồi cánh và tinh dầu hồi nguyên chất, đảm bảo hợp vệ sinh,
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Sau khi được sản xuất, công ty phân phối tới các khách hàng của mình đảm
bảo được về mặt số lượng, chất lượng, thời gian cũng luôn cố gắng đáp ứng đúng
yêu cầu của khách.
3. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều rất cần thiết nhưng nhiều
doanh nghiệp nhiều khi e ngại sự tốn kém và còn thiếu niềm tin vào việc cộng tác
lâu dài của người lao động nên chưa mạnh dạn đầu tư. Nguồn nhân lực cần phải đủ
và đáp ứng với các chức năng hoạt động của các bộ phận trong cấu trúc doanh
nghiệp thì hoạt động của doanh nghiệp mới đạt hiệu quả. Hệ thống quản lý của
doanh nghiệp cần phải đảm bảo có một cấu trúc và nguồn lực phù hợp với hoạt
động và các mục tiêu, định hướng của mình thì doanh nghiệp mới hoạt động ổn
định và tiến tới phát triển bền vững.
19
Bảng 2.1: Cơ cấu trình độ nhân sự của công ty
Đơn vị: Người
Trình độ
Số người Chiếm tỉ lệ (%)
Tổng 37 100
Đại học 12 32,4
Cao đẳng 4 10,8
Trung cấp 6 16,2
Công nhân 15 40,6
Nhân viên công ty phần lớn tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng như:
Đại học nông nghiệp Hà Nội, Đại học nông lâm Thái Nguyên… được phân bổ vào
các phòng ban phù hợp với khả năng của mình. Đội ngũ nhân viên còn trẻ, nên đôi
lúc doanh nghiệp vẫn còn gặp một số những vấn nại và chưa có kinh nghiệm thực tế
nhiều. Tuy nhiên để bù lại sự hơi thiếu kinh nghiệm đó, với sự nhiệt tình của tuổi
trẻ, đội ngũ nhân viên vẫn đang cố gắng học tập, trau dồi thêm kiến thức để nâng
cao trình độ cũng như kinh nghiệm của mình, luôn cố gắng tìm tòi học hỏi, nâng
cao trình độ nhận biết, các kỹ năng cần thiết khi làm. Bên cạnh đó công ty còn tổ
chức cho nhân viên đi học thêm các khóa đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng chuyên
môn để cùng nhau xây dựng và phát triển công ty ngày một phát triển, đưa công ty
lên tầng cao mới được nhiều người biết đến cũng như sử dụng sản phẩm ngày càng
nhiều.Bên cạnh đó không thể thiếu nguồn lực chính công ty là lao động phổ thông,
trung cấp nghề phụ trách khâu thu mua, phơi, trưng cất tạo ra sản phẩm tinh dầu
cuối cùng.
20
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại doanh nghiệp AFOREX, em nhận thấy
đây là một doanh nghiệp đang phát triển trên thị trường với các nguồn lực và nhân
tố thuận lợi. Các sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao có tiềm năng lớn về
kinh tế.
Tuy nhiên vẫn còn một số mặt còn tồn tại như sau:
Mặc dù đã được đăng ký bảo hộ nhưng hiện nay thương hiệu Hồi Lạng Sơn
vẫn còn ít người biết đến. Vậy nên cần đẩy mạnh các chương trình truyền thông,
PR, tổ chức sự kiện hơn để đẩy mạnh thương hiệu. Nên e xin đề xuất đề tài:
Đề tài 1: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao hình ảnh của Công ty AFOREX
trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm Hồi mang chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn.
Bên cạnh đó hệ thống nhận diện đã được đầu tư nhưng chưa thể hiện rõ ràng
thông qua bao bì sản phẩm, showroom cửa hàng, văn phòng đại diện…Cần có giải
pháp để hoàn thiện hơn về hệ thống nhân diện của công ty. Nên em xin đề xuất đề tài:
Đề tài 2: Đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty TNHH chế
biến và xuất khẩu nông lâm sản Lạng Sơn. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn
thiện hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty.
21