Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại Công ty Cổ phần vận tải Ô tô Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.75 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUT
BÁO CÁO THỰC TP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần vận tải Ô tô Ninh Bình
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập
- Họ và tên: Ngô Ngân Hà - Họ và tên: Bùi Thế Anh
- Bộ môn: Kinh tế Thương mại - Lớp: K46F3
Xã hội càng phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng giữ vai trò quan
trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công tác nghiên cứu, phân tích
và đánh giá các mặt của hoạt động sản xuất và kinh doanh vì thế mà ngày càng được
quan tâm trong các doanh nghiệp sản xuất. Thông qua phân tích các hoạt động kinh
doanh một các toàn diện sẽ giúp cho Công ty đánh giá đầy đủ và sâu sắc các hoạt động
kinh tế của mình, tìm ra các mặt mạnh yếu trong công tác quản lý của Công ty. Mặt
khác phân tích kinh doanh sẽ giúp cho các Công ty tìm ra các biện pháp tăng cường các
hoạt động kinh tế và quản lý Công ty nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao
động, đất đai, của Công ty vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Với những kiến thức đã học được tại trường Đại học Thương mại cùng với sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh, chị tại Công ty Cổ phần vận tải Ô tô Ninh Bình,
tôi đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 6 phần:
1. Giới thiệu về Công ty cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình
2. Cơ chế, chính sách quản lý của doanh nghiệp.
3. Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của doanh nghiệp
4. Tác động của các công cụ, chính sách kinh tế, thương mại hiện hành.
5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
6. Đề xuất đề tài khoá luận.
1. Giới thiệu về Công ty cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Khái quát về doanh nghiệp :
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ NINH BÌNH
- Tên giao dịch : NINH BINH AUTOMOBILE TRANSPORTATION JOIN STOCK


COMPANY
- Lĩnh vực kinh doanh : Cung ứng dịch vụ vận tải hành khách và dịch vụ sửa chữa ô tô.
- Địa chỉ : Đường Đinh Tiên Hoàng , phường Thanh Bình , Thành phố Ninh Bình , tỉnh
Ninh Bình.
- Số điện thoại : (030) 3871711
- Fax : (030) 3871711
Công ty Cổ phần Vận tải Ô tô Ninh Bình có tiền thân là Công ty Vận tải Ô tô Ninh
Bình - một doanh nghiệp nhà nước thành lập vào năm 1960. Kể từ khi chuyển sang hoạt
động theo mô hình công ty cổ phẩn (năm 2000) đến nay, công ty đã chủ động đầu tư
phát triển, mở rộng luồng tuyến, do đó doanh thu bình quân hàng năm từ 7 - 9%. Hoạt
động vận tải hành khách của công ty hiện nay chủ yếu trong khu vực nội tỉnh và một số
tỉnh phía Bắc.
Công ty đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đảm bảo việc làm và không
ngừng nâng cao đời sống người lao động.Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao ,
nộp nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước,cổ tức của cổ đông được đảm bảo và có chiều hướng
tăng.Cơ sở vật chất của công ty được xây dựng khang trang sạch đẹp.
1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần vận tải Ô tô Ninh Bình hoạt động kinh doanh với hoạt động chính là
cung ứng dịch vụ vận tải trong nước với các chức năng và nhiệm vụ sau :
- Chức năng :
+ Cung cấp dịch vụ vận tải chở khách nội tỉnh : các tuyến xe bus nội tỉnh và vận tải chở
khách liên tỉnh,chủ yếu là khu vực miền Bắc.
+ Cung cấp dịch vụ sửa chữa , bảo dưỡng các phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh.
+ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ:
* Hoạt động quản lý bãi đỗ xe ô tô hoặc gara ô tô.
* Hoạt động liên quan đến vận tải hành khách.
- Nhiệm vụ :
+ Tự tạo vốn kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn được cấp.
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào phúc lợi xã hội.
+ Giúp người dân thuận tiện hơn trong việc di chuyển.

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy :
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần với
số cán bộ công nhân viên là 182 người. Chi tiết như sau :
( Nguồn : Phòng nhân sự Công ty Cổ phần vận tải Ô tô Ninh Bình)
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông của Công ty, là cơ quan có thẩm quyền
quyết định cao nhất của Công ty có quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội Đồng quản trị
Giám đốc
Phòng
Điều
hành
Bus
Xưởng
sửa
chữa
ô tô
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Hành
chính
Phòng
Nhân
sự
Phòng
Kế

toán
Phó Giám đốc
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng
cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông. Các thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra sẽ họp bỏ phiếu
bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện pháp luật của Công ty. Hội đồng quản
trị có quyền bổ nhiệm hoặc cách chức Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của
Công ty
Ban kiểm soát là những người thay mặt cho các cổ đông kiểm soát toàn bộ các hoạt
động của Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của
Công ty.
Trực tiếp điều hành là Giám đốc chịu toàn bộ trách nhiệm điều hành hoạt động của
công ty. Tiếp theo là Phó Giám đốc và các phòng ban gồm: Phòng Kế toán, Phòng
Nhân sự, Phòng Hành chính, Phòng Kinh doanh, phòng Điều hành Bus và Xưởng sửa
chữa ô tô.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Trụ sở của Công ty đã được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng hiện đại phục vụ
công việc, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho tất cả các nhân viên.
+ Các phòng đều có máy điều hòa, máy in, máy fax, điện thoại…
+ Mỗi nhân viên được trang bị máy tính làm việc riêng.
+ Có phòng họp riêng và phòng ăn cho các nhân viên.
- Công ty hiện có 106 đầu xe trong đó có 30 xe bus, 72 xe khách và 3 xe con phục vụ
cán bộ công nhân viên trong công việc.
- Hệ thống sân bãi ô tô rộng rãi với quy mô trên 1 hecta cùng hệ thống chiếu sáng và
đảm bảo an ninh được đầu tư tốt, 2 khu nhà điều hành lưu thông xe ngay trong bến
khang trang .
- Ngoài ra công ty còn có 1 xưởng sửa chữa và bảo dưỡng xe khách rộng 2 hecta với
hàng chục lượt xe ra vào kiểm tra hàng ngày.

2. Cơ chế, chính sách quản lý của doanh nghiệp
2.1. Chính sách nhân sự, chế độ đãi ngộ
- Phương pháp quản lý :
Công ty soạn thảo và ban hành các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của CBCNV đối
với Công ty, triển khai các khóa huấn luyện, đào tạo định hướng, truyền đạt qua các
phương tiện thông tin như mạng nội bộ , trang web , bản tin , họp nhóm ở các phòng
ban , hướng dẫn CBCNV tính trung thực , thanh liêm , tinh thần trách nhiệm , đạo đức
và lương tâm nghề nghiệp.
Tuân thủ Pháp luật Lao động Việt Nam về lao động và các quy định của Pháp luật
khác đang áp dụng , tôn trọng các công ước Quốc tế được nêu trong phần II của Tiêu
chuẩn SA 8000 : 2001 và những giải thích của các công ước đó.
Thường xuyên cải tiến điều kiện làm việc cho CBCNV và bảo vệ môi trường cho
cộng đồng ngày càng tốt hơn.
- Chính sách lương thưởng
Công ty có chính sách thưởng phạt thỏa đáng , công bằng và phân minh để khuyến
khích sự nỗ lực và gắn bó của CBCNV đối với công ty cũng như xây dựng một môi
trường làm việc trong sạch và lành mạnh. Có nhiều khen thưởng định kỳ ( vào các dịp
lễ tết , thưởng kết quả thực hiện công việc định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm ) và khen thưởng
đột xuất ( cho các tập thể và các nhân , khen thưởng hoàn thành vượt mức ) nhằm động
viên đối với các nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động , tạo động lực
thăng tiến cho nhân viên góp phần thúc đẩy việc thực hiện tốt công việc.
Các chính sách đoàn thể như hoạt động ngoại khóa : bóng đá , văn nghệ , dã ngoại ,
luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của CBCNV.
2.2. Chính sách kinh doanh
Hiện công ty đang kinh doanh các loại hình dịch vụ là dịch vụ vận tải hành khách và
dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô tô
- Chính sách phát triển thị trường của công ty
Công ty cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình luôn thực hiện phương châm “lấy thị trường
làm trung tâm và hướng theo khách hàng - khách hàng là chìa khóa để tạo khả năng
sinh ra lợi nhuận”. Quan điểm trên đồng nghĩa với việc khẳng định “ chìa khóa để đạt

được mục tiêu của công ty là xác định được những nhu cầu, mong muốn của thị trường
mục tiêu và đảm bảo mức độ thỏa mãn bằng những chất lượng dịch vụ và hiệu quả khác
biệt hơn trên thị trường”.
Đối với dịch vụ vận tải hành khách công ty mở thêm nhiều tuyến xe tới các tỉnh phía
Bắc, đặc biệt chú trọng tuyến Ninh Bình – Hà Nội có lưu lượng giao thông lớn,dần
nâng cao chất lượng dịch vụ để thõa mãn nhu cầu của khách hàng
Về dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng ô tô, hiện đại hóa cơ sở vật chất được đặt lên hàng
đầu để thu hút không chỉ xe nội tỉnh mà cả xe ngoại tỉnh đến sửa chữa.
- Chính sách tiêu thụ sản phẩm :
Để có thể tiêu thụ tốt các sản phẩm dịch vụ của mình, Công ty quan tâm chặt chẽ đến
chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng và vượt cao hơn yêu cầu và mong đợi của khách hàng
bằng cách :
+ Xây dựng hệ thống qui trình điều hành sản xuất kinh doanh, đảm bảo giảm thiểu
những trục trặc bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, không làm ảnh
hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của các khách hàng.
+ Xây dựng chính sách giá hợp lý đảm bảo hiệu quả cũng như lợi ích kinh doanh của
Công ty và khách hàng.
Với quan điểm này, Công ty đưa ra một mô hình kinh doanh mới với mức độ quan
trọng từ trên xuống và định hướng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên hướng theo cùng
thực hiện.
2.3. Chính sách quản lý kinh tế - tài chính
Tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và minh bạch là một trong những điều
kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra 1 cách nhịp nhàng
đồng bộ đạt hiệu quả cao. Sự ổn định đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào
khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng đó mà
công ty Cổ phần Vận tải Ô tô Ninh Bình luôn quan tâm chỉ đạo công tác quản lý tài
chính- kế toán chặt chẽ tiến hành phân tích và đưa ra cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu
cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một
cách hợp lý đối với doanh nghiệp vừa đảm bảo lợi ích doanh nghiệp vừa đảm bảo lợi
ích hợp pháp cho người lao động, từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phŠp

doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư kinh doanh sản phẩm mới đồng thời
kiểm soát việc sử dụng các tài sản trong doanh nghiệp tránh tình trạng sử dụng lãng phí
sai mục đích tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
Doanh nghiệp đã thực hiện tốt các công tác như:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, cơ cấu hàng hóa dịch vụ đưa ra những quyết định
đúng đắn đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, tuân thủ đầy đủ các chính sách
pháp luật.
3. Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của doanh nghiệp.
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2012.
Trong giai đoạn 2010 - 2012, khủng hoảng kinh tế đang diễn ra tại Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới, giá cả nhiên liêu, vật tư, phụ tùng và xe mới đều tăng cao. Chủ
trương thắt chặt tiền tệ nhằm chống lạm phát , ngân hàng đã siết chặt cho vay hoặc cho
vay với lãi suất cao. Phương tiện chở khách của các thành phần trong xã hội làm ăn
theo kiểu chụp giật ngày càng nhiều đã tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải, sản
xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn.
Để giữ được luông tuyến vận tải, đảm bảo việc làm ổn định, CBCNV Công ty đã
đoàn kết, người lao động đã cùng với tập thể Công ty góp vốn đầu tư đổi mới phương
tiện, không ngừng nâng cao phong cách phục vụ, do đó đã sản xuất ổn định, đáp ứng tốt
nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Với sự nỗ lực của toàn thể công ty, tình hình kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 đã đạt
được nhiều kết quả khả quan :
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 :
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Kế Hoạch
Thực
Hiện
Kế Hoạch

Thực
Hiện
Kế hoạch
Thực
Hiện
Tổng
Doanh Thu
29.865 28.072 30.886 30.862 35.362 32.851
Tổng chi
phí
20.032 21.354 24.792
Lợi nhuận
trước thuế
8.040 9.508 8059
Thuế và các
khoản nộp
ngân sách
1.116 1.175 1.805
( Nguồn : Phòng kế toán )
Năm 2010 công ty đã hoàn thành tương đối tốt chỉ tiêu đặt ra. Doanh thu thực hiện so
với doanh thu kế hoach năm 2010 đạt 93,99%. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty là 140,14%. Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong năm 2010 đạt mức 28,64%.
Đến năm 2011, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đã đạt gần 100%. Năm 2011, hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty là 144,52%. Tổng doanh thu của công ty năm 2011 cũng
tăng 9.94% so với năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận của công ty đạt 30,81%.
Sang năm 2012, lợi nhuận của công ty đã sụt giảm nghiêm trọng,chỉ còn là 8,059 tỷ
đồng so với 9,508 tỷ đồng lợi nhuận năm 2011. Mặc dù doanh thu của công ty trong
năm là 32.851 tỷ đồng cao hơn so với mức 30,862 tỷ đồng năm 2011 nhưng hiệu quả
kinh doanh đã giảm đáng kể ( 132,51% năm 2012 so với 144,52% năm 2011). Tỷ suất
lợi nhuận của công ty năm 2012 là 24,53%.

Có thể nói khủng hoảng kinh tế khiến việc kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn
tuy nhiên HĐQT, ban giám đốc cùng cán bộ quản lý Công ty đã chủ động trong công
tác quản lý, điều hành , luôn bám sát mọi diễn biến trên thị trường vận tải, đưa ra các
nghị quyết sát, đúng, phù hợp trong từng thời điểm cụ thể nên giúp công ty 3 năm liên
tục làm ăn có lãi, ổn định việc làm cho CBCNV của công ty.
3.2. Thực trạng thị trường của công ty giai đoạn 2010 -2012
Trong giai đoạn 2010 – 2012 Công ty cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình cung cấp ra thị
trường 3 loại hình dịch vụ là dịch vụ xe bus, dịch vụ xe khách và dịch vụ sửa chữa bảo
dưỡng ô tô
Biểu đồ: Tỉ trọng các loại hình dịch vụ công ty cung cấp năm 2010
( Nguồn : Phòng kế toán )
Năm 2010, dịch vụ xe khách của công ty chiếm 45,3% tổng doanh thu, là nguồn thu
chính của công ty. Dịch vụ sửa chữa và dịch vụ xe bus chiếm lần lượt là 34,2% và
20,5% tổng doanh thu.
Biểu đồ: Tỉ trọng các loại hình dịch vụ công ty cung cấp năm 2012
( Nguồn : Phòng kế toán )
Năm 2011, dịch vụ xe khách của công ty chiếm 42,2% tổng doanh thu, vẫn tiếp tục là
nguồn thu chính của công ty. Dịch vụ sửa chữa và dịch vụ xe bus chiếm lần lượt là
36,5% và 21,3% tổng doanh thu.
Biểu đồ: Tỉ trọng các loại hình dịch vụ công ty cung cấp năm 2012
( Nguồn : Phòng kế toán )
Cơ cấu các loại hình dịch vụ của công ty năm 2012 không có gì thay đổi tuy nhiên có
sự thay đổi rõ rệt về tỷ trọng trong giai đoạn 2010 – 2012. Tỷ trọng dịch vụ xe khách và
dịch vụ sửa chữa giảm: từ 45,3% năm 2010 xuống 40,9% năm 2012 ( đối với dịch vụ xe
khách) và giảm nhẹ từ 34,2% năm 2010 xuống 31,9% năm 2012 ( đối với dịch vụ sửa
chữa và bảo dưỡng), trong đó khi đó tỷ trọng dịch vụ xe bus tăng mạnh, từ 20,5% năm
2010 lên 27,2% năm 2012. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các hãng xe tư nhân
và các hãng xe ngoại tỉnh dẫn tới tình trạng cung vượt cầu, kinh doanh vận tải hành
khách liên tỉnh trở nên cạnh khắc nghiệt hơn, vì thế thay vì tập trung phát triển thị
trường vận tải hành khách liên tỉnh thì công ty đã có quyết định tập trung vào thị trường

khách nội tỉnh, nơi công ty đã có lượng xe bus đông đảo và chất lượng. Một số tuyến
bus như Ninh Bình - Nho Quan hay Kim Sơn - Ninh Bình luôn đóng vai trò chủ đạo
trong sản xuất vận tải của công ty.
Bảng giá trị doanh thu theo thị trường của công ty giai đoạn 2010 – 2012 :
Đơn vị : triệu đồng
2010 2011 2012
Tổng doanh thu 28072 (100%) 30862 (100%) 32851 (100%)
Doanh thu từ thị
trường liên tỉnh
12716,616 (45,3%) 13023,764 (42,2%) 13436,059 (40,9%)
Doanh thu từ thị 15355,384 (54,7%) 17838,236 (57,8%) 19414,941 (59,1%)
trường nội tỉnh
( Nguồn : Phòng kế toán )
Dựa vào trị doanh thu theo thị trường của công ty giai đoạn 2010 – 2012 , ta có biểu
đồ cơ cấu thị trường theo doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012 :
Biểu đồ cơ cấu thị trường theo doanh thu của công ty giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị : Triệu đồng
Cơ cấu doanh thu theo thị trường có sự biến động đáng kể. Thị trường nội tỉnh đóng
vai trò chủ đạo, doanh thu lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của công ty.
Năm 2010 doanh thu trên thị trường nội tỉnh Ninh Bình chiếm 54,7% tổng doanh thu.
Đến năm 2012 con số này đã tăng nhẹ lên 59,1% do công ty gặp khó khăn trong việc
cạnh tranh với các hãng xe khác trong dịch vụ vận tải liên tỉnh, Ban giám đốc đã giảm
bớt lượng xe chạy các tuyến đường liên tỉnh và đầu tư cho các tuyến nội tỉnh nhằm khai
thác tốt hơn thị trường tiềm năng này.
4. Tác động của các công cụ, chính sách kinh tế, thương mại hiện hành.
4.1. Chính sách tiền tệ
Tháng 2/2011 chính phủ Việt Nam đã có Nghị Quyết số 11 tập trung “ưu tiên kiềm
chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô,đảm bảo an sinh xã hội với 6 gói các biện pháp bao
gồm:”thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt
thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế

mang tính chất thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã
hội;nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”.Với nội dung quản lý thị
trường tiền tệ, thắt chặt đầu tư công, tăng cường quản lý thị trường hàng hóa tại Nghị
quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã có những tác động không nhỏ đến các ngân hàng và
doanh nghiệp, điển hình là việc các ngân hàng sẽ khó khăn trong việc cho vay còn các
doanh nghiệp sẽ phải chịu áp lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục
tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn
cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều
được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức
32,4% và M2 tăng 33,3%).
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế việc thắt chặt tiền tệ gây ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế và doanh nghiệp. Cụ thể là theo thống kế 6 tháng đầu năm 2011 mức tăng
trưởng kinh tế chậm hơn so với năm 2010.
Hệ quả của các chính sách mới ban hành đã làm cho các doanh nghiệp phải gánh chịu
chi phí lãi suất quá cao (khoảng 20-30%), thậm chí có ngành lên tới 25% dẫn tới việc
hiệu quả kinh tế bị suy giảm.
Việc phải lãnh chịu lãi suất cao khiến cho Chi nhánh Công ty cổ phần Vận tải Ô tô
Ninh Bình gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn để quay vòng, thêm đó làm tăng chi
phí sản xuất của công ty, giảm hiệ-u quả kinh doanh.
4.2 Chính sách thuế
Vào ngày 30/7/2012 Chính phủ đã bạn hành Nghị định số 60 quy định chi tiết thi
hành Nghị quyết số 29 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho
tổ chức và cá nhân. Theo đó, tại Nghị định này, Chính phủ chính thức giảm 30% số
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
( DNNVV). Tuy nhiên không phải DNNVV nào cũng được hưởng ưu đãi này.
Cụ thê chính sách này không áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
sổ xố, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1,hạng đặc biệt
thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Trường họp DNNVV có hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực thì số thuế thu
nhập doanh nghiệp được giảm không bao gồm thuế tính trên phần thu nhập từ các hoạt
động trên.
Số thuế TNDN được giảm là số thuế tính trên thu nhập của hoạt động sản xuất, gia
công, chế biến và từ hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội và là số
thuế tạm nộp hàng quý và số thuế còn phải nộp theo quyết toán thuế năm 2012.
Trong cùng một thời gian nếu doanh nghiệp được hưởng các mức ưu đãi thuế khác
nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có
lợi nhất.
Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn là động thái tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh. Căn cứ khoản 1,
Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, qui định đối với
các doanh nghiệp thuộc khu vực thương mại dịch vụ có tổng số vốn từ trên 10 tỷ đồng
đến 50 tỷ đồng là doanh nghiệp có quy mô vừa, Công ty cổ phần Vận tải Ô tô Ninh
Bình với tổng số vốn năm 2011 là 20,5 tỷ đồng cũng là một trong những doanh nghiệp
được hưởng ưu đãi từ chính sách giảm thuế của Chính phủ, nhờ đó mà doanh nghiệp có
thêm nguồn lực tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời làm giảm giá
thành, chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần khắc phục khó khăn và nâng cao năng lực
cạnh tranh, thu hút được vốn đầu tư. Trong năm 2012 công ty đã nâng cấp mở rộng mặt
bằng khu vực bến bãi, diện tích bến xe khách được mở rộng khoảng 1.200m2, nâng
diện tích sử dụng của bến lên trên 11.400m2. Ngoài việc mở rộng bến bãi, Ban điều
hành Bến xe còn đầu tư nâng cấp trải nhựa mặt bằng bến xe, xây dựng hệ thống thoát
nước, đèn chiếu sáng, khu vệ sinh công cộng… cho bến xe. Công trình nâng cấp mở
rộng Bến xe khách của công ty Cổ phần Vận tải ô tô Ninh Bình hoàn thành đưa vào sử
dụng trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ, không chỉ cải thiện tình trạng quá tải bến bãi, đảm
bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho hành khách mà
còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động vận tải hành khách tại bến.
4.3. Chính sách giá xăng dầu
Đối với các doanh nghiệp vận tải thì giá xăng dầu luôn đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2012, xăng đã 6 lần tăng giá với tổng cộng 6,050 đồng/lít và cũng tương
ứng có 6 lần giảm giá với mức giảm chung thấp hơn nhiều, chỉ 3,700 đồng/lít. Như vậy,
bình quân khi giá xăng tăng 1.6 đồng thì sau đó chỉ giảm được khoảng 1 đồng.
Tính chung trong năm 2012, giá xăng A92 đã tăng 2,350 đồng/lít từ mức 20,800
đồng/lít lên mức 23,150 đồng/lít, tương ứng với 11%. Trong bối cảnh nền kinh tế khó
khăn như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp vận tải đang tận dụng mọi nguồn thu để
giảm chi, tăng thu bù đắp cho chi phí nhiên liệu đầu vào bằng mọi cách, thì việc giá
xăng dầu tăng cao như hiện nay khiến chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng theo,
dẫn tới việc doanh nghiệp phải tăng giá cước vận vận tải, đặc biệt việc điều chỉnh giá
xăng dầu liên tục trong năm 2012 gây nhiều tốn kŠm trong việc ra thông báo điều chỉnh
giá cước tới khách hàng, chi phí nhân công, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của công
ty.
5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Vấn đề chính của công ty đó là doanh thu chính của Công ty đến từ tuyến Ninh Bình –
Hà Nội và hiện gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp vận tải phía Nam
( Các xe khách từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ). Việc mở rộng thị trường vận tải về
phía Nam cũng rất khó khăn do Công ty không có nhiều lái xe có kinh nghiệm chạy các
tuyến đường dài Bắc – Nam cũng như nhu cầu của người dân đối với tuyến đường này
còn thấp.
- Một số vấn đề khác
+ Việc đeo thẻ và mặc đồng phục khi làm việc của người lái xe, phụ xe là vừa nâng cao
tư thế của mình khi làm việc, vừa tạo niềm tin để thu hút khách đi xe nhưng vẫn còn
nhiều người chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc này. Đối với tuyến xe bus Ninh
Bình - Kim Sơn - Lai Thành còn nhiều lái, phụ xe nếu ngơi kiểm tra, giám sát là không
thực hiện việc mặc đồng phục và đeo thẻ khi làm việc.
+ Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ chưa cao, đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, làm thiệt hại đến kinh tế của cá nhân và tập thể
Công ty.
+ Công tác đoàn thể quần chúng : Do đặc thù hoạt động của doanh nghiệp là phân tán,
địa bàn rộng, mỗi công nhân phải trực tiếp quản lý và điều khiển phương tiện theo biểu

đồ vận hành hàng ngày cho nên việc tổ chức sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn,
không đảm bảo đều đặn và đầy đủ, dẫn đến tinh thần tập thể của công nhân chưa cao.
+ Có sự chồng chŠo trọng việc phân công giữa các phòng ban gây khó khăn trong thực
hiện.
+ Cơ sở vật chất của Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô cũ kỹ, lạc hậu. Cán bộ công
nhân viên làm việc tại xưởng vẫn còn tư tưởng làm ăn manh mún, chậm trong việc đổi
mới, chưa có ý thức phát triển công ty
6. Đề xuất hướng đề tài khóa luận.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại Công ty cổ phần Vận tải Ô tô Ninh Bình em xin đề
xuất hướng đề tài khoá luận như sau :
STT Tên đề tài Bộ môn
1
Nâng cao sức cạnh dịch vụ vận tải xe khách của
Công ty cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình trong
giai đoạn hiện hiện nay
Kinh tế thương mại

×